Việt Nam trong cục diện kinh tế thế giới

Tóm tắt: Những biến động của cục diện kinh tế thế giới đang và sẽ tác động mạnh mẽ tới tình hình

phát triển kinh tế ở Việt Nam. Bài viết phân tích những khó khăn và đưa ra giải pháp cho Việt Nam

trong điều kiện nền kinh tế - xã hội Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Nhưng, Việt

Nam muốn phát triển, muốn bứt phá thì không thể không thực hiện những giải pháp tổng thể, toàn

diện với nhiều đột phá, bởi thực tiễn thế giới đã chứng minh, không có một nước nào đạt được phát

triển mà không phải trải qua con đường đầy chông gai này

pdf 11 trang phuongnguyen 8360
Bạn đang xem tài liệu "Việt Nam trong cục diện kinh tế thế giới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Việt Nam trong cục diện kinh tế thế giới

Việt Nam trong cục diện kinh tế thế giới
 3 
Việt Nam trong cục diện kinh tế thế giới 
Võ Đại Lược1, Phạm Văn Nghĩa2 
1
 Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương. 
Email: vodailuoc@gmail.com 
2
 Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 
Email: phamnghia2008@gmail.com 
Nhận ngày 15 tháng 2 năm 2018. Chấp nhận đăng ngày 14 tháng 2 năm 2019. 
Tóm tắt: Những biến động của cục diện kinh tế thế giới đang và sẽ tác động mạnh mẽ tới tình hình 
phát triển kinh tế ở Việt Nam. Bài viết phân tích những khó khăn và đưa ra giải pháp cho Việt Nam 
trong điều kiện nền kinh tế - xã hội Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Nhưng, Việt 
Nam muốn phát triển, muốn bứt phá thì không thể không thực hiện những giải pháp tổng thể, toàn 
diện với nhiều đột phá, bởi thực tiễn thế giới đã chứng minh, không có một nước nào đạt được phát 
triển mà không phải trải qua con đường đầy chông gai này. 
Từ khóa: Cục diện kinh tế thế giới, phát triển kinh tế, Việt Nam. 
Phân loại ngành: Kinh tế học 
Abstract: The fluctuations of the world economy are making and will continue to make strong 
impacts on the economic development in Vietnam. The paper analyses difficulties and offers 
solutions for the country in the context that its economy and society have been facing various 
challenges. But, if Vietnam wants to leapfrog, it cannot but implement holistic and comprehensive 
solutions with many breakthroughs, because what happened in the world has proven that no 
countries have achieved development without taking the thorny path. 
Keywords: World economic situation, economic development, Vietnam. 
Subject classification: Economics 
1. Mở đầu 
Cục diện kinh tế thế giới trong thời gian tới 
sẽ diễn biến phức tạp, rất khó dự báo. Cuộc 
Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh 
mẽ đã làm thay đổi hoàn toàn phương thức 
quản trị kinh doanh, quản trị quốc gia; chủ 
nghĩa dân tuý, dân tộc ngày càng nở rộ; 
toàn cầu hoá và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, 
trật tự kinh tế quốc tế cũng đang trong thời 
kỳ biến động đã, đang và sẽ tác động tới 
kinh tế các khu vực và quốc gia trên thế 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 - 2019 
4 
giới, trong đó có Việt Nam. Bài viết phân 
tích cục diện kinh tế thế giới và định hướng 
phát triển của Việt Nam. 
2. Cục diện kinh tế thế giới 
Dựa trên việc phân tích toàn diện những 
biến số của cuộc Cách mạng công nghiệp 
4.0, toàn cầu hóa và chủ nghĩa bảo hộ... cục 
diện kinh tế thế giới sẽ diễn ra theo một 
trong ba kịch bản sau đây. 
Kịch bản thứ nhất, trong giai đoạn 2015-
2018, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 
(GDP) của kinh tế thế giới chỉ dao động 
bình quân khoảng 3%/năm, nghĩa là nền 
kinh tế thế giới vẫn hồi phục chậm chạp. 
Kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng trì trệ, bình 
quân trên 2%/năm, kinh tế Nhật Bản tăng 
trưởng bình quân trên 0,5%/năm, kinh tế 
khu vực đồng euro tăng trưởng bình quân 
dưới 2%/năm, còn kinh tế Trung Quốc, 
động lực chính của kinh tế thế giới tiếp tục 
suy giảm, chỉ đạt bình quân khoảng 
6,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng thương mại 
toàn cầu bình quân chỉ đạt 1,7-1,8%/năm, 
thấp nhất kể từ năm 2008. Dòng vốn đầu tư 
trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu giảm 
bình quân khoảng 10%-15%/năm. Trong 
những năm tới, tình hình tăng trưởng kinh 
tế toàn cầu trì trệ trên đây có thể vẫn tiếp 
tục, nếu có điều chỉnh nào đó cũng khó có 
thể đạt được mức cao hơn rõ rệt. 
Trật tự kinh tế quốc tế cũng đang ở thời 
kỳ biến động. Hệ thống kinh tế thế giới tuy 
vẫn do Mỹ chi phối thông qua các tổ chức 
quốc tế, như: IMF, G7 nhưng đã xuất 
hiện những lực lượng mới nổi như Trung 
Quốc, Ấn Độ, nhóm nước G20. Nhưng có 
thể nói là, toàn cầu hóa tiến triển đã làm 
cho trật tự kinh tế quốc tế hiện nay trở nên 
bất cập xét về mặt quản trị toàn cầu, quản 
trị quốc gia và cả ở cấp quản trị doanh 
nghiệp. Sự phát triển trì trệ của nền kinh tế 
thế giới hiện nay là biểu hiện rõ rệt sự bất 
cập đó. 
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cho ra 
đời khái niệm về sản xuất thông minh dựa 
trên những thành tựu trong lĩnh vực công 
nghệ thông tin, sinh học và công nghệ số, 
như: điện toán đám mây, thiết bị di động 
thông minh, trí tuệ nhân tạo (AL) và vạn 
vật kết nối Internet (IOT). Trí tuệ nhân tạo 
có khả năng tự động hóa một số kỹ năng 
như lập luận, khả năng ngôn ngữ, những 
khối dữ liệu lớn, xử lý ngôn ngữ và hình 
ảnh, dịch văn bản tự động, dịch thuật qua 
giọng nói... Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo chưa 
thể thay thế bộ óc con người trong lĩnh vực 
sáng tạo. 
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ dẫn 
đến những hệ quả xã hội nghiêm trọng. Ngân 
hàng Thế giới (WB) ước tính cuộc Cách 
mạng công nghiệp 4.0 sẽ đe dọa 5,7% việc 
làm của 35 nước thuộc Tổ chức Hợp tác và 
Phát triển kinh tế (OECD), Mỹ và Trung 
Quốc tương ứng sẽ là 47% và 77%. Một ước 
tính khác cho rằng, 65% trẻ em tiểu học hiện 
nay sẽ phải chuẩn bị hành trang cho công việc 
trong những lĩnh vực chưa từng tồn tại. Do 
vậy, khả năng ứng biến linh hoạt là vô cùng 
quan trọng trong kỷ nguyên cuộc Cách mạng 
công nghiệp 4.0. 
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác 
động tiêu cực tới nhóm lao động tay nghề 
thấp, thì ngược lại nhóm những người giầu 
có sẽ càng giầu có hơn. Những quốc gia có 
khả năng linh hoạt hơn, sáng tạo cao hơn sẽ 
được hưởng lợi nhiều hơn. Cuộc Cách 
mạng công nghiệp 4.0 này chắc chắn sẽ có 
tác động nhiều mặt tới cục diện kinh tế thế 
giới trong thời gian tới. 
Kịch bản thứ hai, cục diện kinh tế thế 
giới có thể có đặc trưng là kinh tế thế giới 
sẽ có những chuyển biến tích cực cả về tốc 
độ tăng trưởng và các xu thế phát triển. 
Tốc độ tăng trưởng GDP thế giới có thể 
đạt 3,5% trở lên, tốc độ tăng trưởng thương 
Võ Đại Lược, Phạm Văn Nghĩa 
5 
mại thế giới sẽ đạt mức xấp xỉ mức tăng 
trưởng GDP, dòng vốn FDI toàn cầu sẽ 
chấm dứt thời kỳ tăng trưởng âm. 
Các xu hướng phát triển chủ yếu của thế 
giới sẽ theo hướng tích cực: các cuộc chiến 
tranh và xung đột sẽ được chấm dứt, xu thế 
hoà bình, phát triển và hợp tác sẽ chi phối 
thế giới; trào lưu chống toàn cầu hóa bảo hộ 
mậu dịch sẽ lùi vào dĩ vãng, các cuộc đàm 
phán của Tổ chức Thương mại Thế giới 
(WTO) sẽ đạt các kết quả thiết thực, trật tự 
thế giới đa cực, không có đối đầu sẽ chiếm 
ưu thế 
Kịch bản thứ ba, cục diện kinh tế thế 
giới sẽ sa vào một cuộc khủng hoảng 
nghiêm trọng hơn; tốc độ tăng trưởng kinh 
tế thế giới sẽ giảm sâu cả về GDP, kim 
ngạch thương mại và dòng vốn đầu tư. 
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tiến triển 
chậm chạp, các cuộc chiến tranh và xung 
đột sắc tộc tiếp tục bùng phát, đặc biệt là 
xung đột Trung - Mỹ có thể bùng phát 
thành chiến tranh thế giới. Phong trào 
chống toàn cầu hóa lan rộng, chủ nghĩa dân 
túy, các biện pháp bảo hộ mậu dịch phát 
triển, WTO sẽ rơi vào trạng thái tê liệt, các 
tổ chức như IMF, WB cũng không còn hoạt 
động hữu hiệu Đây là kịch bản xấu nhất 
không ai mong đợi, nhưng không thể không 
dự báo, vì đây sẽ là cuộc khủng hoảng kinh 
tế thế giới không chỉ theo chu kỳ 8-10 năm, 
mà theo chu kỳ dài hàng chục năm mới có 
một lần. Theo David Baverez (2017), ngòi 
nổ của cuộc khủng hoảng mới này sẽ bắt 
đầu từ Trung Quốc, do nền tài chính nợ của 
quốc gia này đã tăng quá nhanh trong 10 
năm qua, tăng nhanh nhất thế giới, đặc biệt 
là từ năm 2008 [9]. 
3. Định hướng phát triển của Việt Nam 
Thứ nhất, đổi mới tư duy phát triển. Cục 
diện kinh tế thế giới trong những thập kỷ 
qua và trong các thập kỷ tới đã, đang và sẽ 
thay đổi một cách nhanh chóng, có đặc 
trưng của một thời kỳ đại biến động. Tuy 
nhiên, tư duy của con người đã không thay 
đổi kịp, tạo ra một độ trễ, thậm chí tụt hậu. 
Do vậy, các chiến lược, chính sách, thể chế 
của các quốc gia đã không thay đổi kịp. 
Đây là một nguyên nhân cơ bản làm cho 
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thế giới 
cũng như các quốc gia hiện đang xấu đi. 
Thực tiễn ở Việt Nam cũng tương tự. 
Trong hơn 30 năm qua, công cuộc đổi mới 
đã trải qua một chặng đường quan trọng, 
mang lại những kết quả to lớn, nhưng từ 
cuối những năm 2000 đến nay, Việt Nam 
đã biến đổi vượt quá tư duy và quan điểm 
phát triển được hình thành vào thời kỳ đầu 
đổi mới. Vì thế, việc đổi mới tư duy phát 
triển ở Việt Nam đang là vấn đề cấp bách 
hiện nay và cũng là điều kiện để thực hiện 
các giải pháp. 
Thứ hai, đẩy mạnh tiến trình hội nhập 
quốc tế. Bối cảnh cơ cấu lại nền kinh tế thế 
giới là cơ hội cho Việt Nam nhìn nhận lại tư 
duy phát triển trong quá trình hội nhập ngày 
càng sâu rộng, trong đó có nhận thức mới 
về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, về mô 
hình tăng trưởng và phát triển kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù 
hợp với quy luật và xu thế chung, từ đó đẩy 
mạnh cải cách, điều chỉnh để vượt qua 
những cản trở đối với sự phát triển nhanh 
và bền vững. 
Hội nhập kinh tế theo chiều sâu cũng có 
nghĩa là tạo một sự chuyển biến căn bản 
trong cơ cấu và thể chế kinh tế, nói đúng 
hơn là phải làm cho nền kinh tế Việt Nam 
trở thành một mắt xích quan trọng trong 
nền kinh tế thế giới và khu vực, phát huy 
mạnh mẽ lợi thế cạnh tranh của Việt Nam 
trong những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam 
có lợi thế. Việt Nam cần coi trọng hội nhập 
đồng thời cả trên ba cấp độ toàn cầu, khu 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 - 2019 
6 
vực và song phương nhưng cần xác định 
đối tác chiến lược là quyết định. 
Kinh nghiệm thành công của các nền 
kinh tế Châu Á trong nhiều thập kỷ qua cho 
thấy, khu vực doanh nghiệp có vai trò đặc 
biệt quan trọng, nhất là trong kinh tế đối 
ngoại. Nhiều chuyên gia quốc tế cũng đã 
khuyến cáo, Việt Nam cần phát triển khu 
vực kinh tế tư nhân, đặc biệt hỗ trợ sự hình 
thành các doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn 
có khả năng thực hiện nghiên cứu triển khai 
áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, 
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, có khả 
năng hoạt động xuyên quốc gia. 
Trong 10 năm tới, do theo đuổi các mục 
tiêu về năng lượng và tài nguyên biển, xung 
đột và tranh chấp trong ASEAN, cũng như 
giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, 
nhất là tranh chấp trên biển Đông sẽ gia 
tăng mạnh, thậm chí rất “nóng”. Tình hình 
chính trị bất ổn, các xung đột tôn giáo, sắc 
tộc ở nhiều nước ASEAN vẫn có thể diễn 
ra, thậm chí có thể lan sang các nước láng 
giềng. Vì thế, chắc chắn chúng ta sẽ luôn 
phải đối mặt với các cú sốc, mưu toan, sức 
ép đến từ bên ngoài. 
Tại khu vực, Trung Quốc sẽ muốn mở 
rộng vành đai an ninh lãnh thổ của mình ở 
khu vực Đông Nam Á và sẽ có nhiều đòi 
hỏi đối với chủ quyền trên biển Đông. Song 
điều cốt yếu là, Việt Nam cần có chiến lược 
và sách lược hợp lý để tận dụng sức mạnh 
tập thể, luật pháp quốc tế và sự ủng hộ từ 
phía cộng đồng quốc tế trong việc giải 
quyết tranh chấp trên biển Đông một cách 
hòa bình và có lợi cho đất nước ta. Đồng 
thời, khu vực cũng đang đẩy nhanh xu 
hướng tăng cường hội nhập kinh tế, coi đây 
là giải pháp hữu hiệu bảo đảm an ninh và 
phát triển. Điều này đặt ra thách thức cần 
theo dõi sát các chuyển dịch địa chính trị, 
địa kinh tế của khu vực, đầu tư thích đáng 
cho nghiên cứu chiến lược, đề xuất các sáng 
kiến phối hợp chủ quyền thông qua hội 
nhập khu vực, giải quyết tranh chấp chủ 
quyền trên đất liền và trên biển. 
Thứ ba, đổi mới thể thế. Đổi mới hệ 
thống thể chế của Việt Nam hiện nay phải 
hướng tới hiện đại và hội nhập quốc tế, 
nghĩa là phải lấy tiêu chí của những thể chế 
hiện đại tiên tiến nhất để hướng tới. Thể chế 
hành chính và kinh tế sẽ được nhìn nhận ở 
đây ít nhất từ ba lĩnh vực: luật pháp, bộ 
máy điều hành và phương thức điều hành. 
Đối với hệ thống luật pháp: 1) phát triển 
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ 
nghĩa và hội nhập quốc tế là một định 
hướng chung nhất cho sự đổi mới hệ thống 
luật pháp Việt Nam. 2) hàng năm, cần thẩm 
định thường xuyên hệ thống luật pháp Việt 
Nam theo hướng: loại bỏ những điều luật 
đã lạc hậu, ban hành các luật mới chưa có, 
sửa đổi và hoàn thiện những điều luật còn 
khiếm khuyết. Cần thành lập các tổ chuyên 
gia liên ngành với sự hỗ trợ của các tổ chức 
quốc tế và chuyên gia nước ngoài, xây dựng 
một hệ quan điểm làm cơ sở cho việc soạn 
thảo các nhóm luật cơ bản có quan hệ với 
nhau như: nhóm luật về tài chính tiền tệ, về 
bất động sản, về thương mại, nhóm luật về 
hành chính. 3) cần có những tổ chức phản 
biện độc lập đối với tất cả các dự án luật 
trước khi trình ra Quốc hội. Các tổ chức 
này nên là các hội khoa học, hội ngành 
nghề, các chuyên gia độc lập. 
Đổi mới bộ máy và phương thức điều 
hành. Cần kiện toàn lại các cơ quan tư vấn 
theo hướng: xây dựng các cơ quan tư vấn 
chiến lược trực thuộc các cấp lãnh đạo 
Đảng và Nhà nước, gia tăng các chuyên gia 
và học giả kể cả các học giả nước ngoài 
trong các hội đồng tư vấn chuyên ngành, 
kiện toàn các viện nghiên cứu trong nước 
theo hướng chuyên sâu mang tầm chiến 
lược, quy tụ các chương trình nghiên cứu 
trọng điểm cấp nhà nước theo hướng phục 
vụ các mục tiêu chiến lược, thiết lập mối 
quan hệ trực tiếp giữa lãnh đạo cấp cao với 
Võ Đại Lược, Phạm Văn Nghĩa 
7 
các chuyên gia đầu ngành, các cơ quan tư 
vấn cấp cao. 
Cơ cấu lại chức năng điều hành của Nhà 
nước theo hướng: gia tăng chức năng hoạch 
định chiến lược, chính sách, luật pháp, gia 
tăng vai trò kiểm tra, giám sát, thưởng phạt, 
xử lý các vụ việc sai trái, gia tăng các chức 
năng ổn định kinh tế vĩ mô, xây dựng kết 
cấu hạ tầng, kiểm soát độc quyền, bảo vệ 
môi trường, đảm bảo an sinh xã hội, thực thi 
các dịch vụ công giảm bớt cơ chế “xin - 
cho”, loại bỏ các hoạt động kinh doanh, hạn 
chế các biện pháp hành chính. 
Cần cơ cấu lại theo hướng phân quyền 
cho các đô thị lớn hơn các tỉnh. Quyền của 
các địa phương lớn đến đâu tùy thuộc chủ 
yếu vào trình độ phát triển của các địa 
phương, vào tính đặc thù của các địa 
phương, chứ không phải vào quy mô dân số. 
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa: 1) cần đảm 
bảo các tín hiệu của thị trường luôn phản 
ánh nhanh nhạy các biến động của thị 
trường và phát huy được vai trò điều tiết 
của nó. Sửa đổi Luật Cạnh tranh theo 
hướng hiện đại để có thể kiểm soát, ngăn 
chặn hữu hiệu mọi hành vi độc quyền. Cần 
có những chế tài ngăn cấm các hành động 
độc quyền. Thực hiện nền kinh tế thị trường 
có sự điều tiết của Nhà nước, đồng tiền Việt 
Nam được chuyển đổi tự do. 2) hoàn thiện 
và phát triển đồng bộ các loại thị trường, 
trong đó có hai thị trường rất cơ bản và 
quan trọng là thị trường tài chính và thị 
trường bất động sản. Hai thị trường này 
phát triển lành mạnh thì kinh tế phát triển 
lành mạnh và ngược lại. 
Nhà nước phải đổi mới theo hướng hiện 
đại với các tiêu chí: liêm chính, trí tuệ, kiến 
tạo và phát triển. 
Thứ tư, đổi mới hệ thống doanh nghiệp, 
phát triển kinh tế nhà nước và các thành 
phần kinh tế. Cổ phần hóa doanh nghiệp 
nhà nước (DNNN) theo hướng giảm tỷ 
trọng DNNN giữ cổ phần chi phối xuống 
mức trung bình khu vực khoảng 10-15% 
GDP. Ưu tiên cho các doanh nghiệp tư 
nhân (DNTN) Việt Nam tham gia cổ phần 
hóa các DNNN. Chỉ những DNNN không 
có DNTN Việt Nam nào muốn tham gia cổ 
phần thì mới mời doanh nghiệp FDI. Đây 
c ... ơ cấu ngành và vùng 
kinh tế Việt Nam. 
Đối với nhóm ngành công nghiệp phát 
triển theo hướng hiện đại, cần hướng tới đổi 
mới cơ cấu ngành và vùng kinh tế vào các 
ngành sau: 
a) Ngành công nghiệp luyện kim, sắt 
thép, hóa dầu, xi măng là những ngành sử 
dụng tài nguyên không tái tạo, gây ô nhiễm 
môi trường... do vậy, chỉ nên phát triển theo 
hướng phục vụ nhu cầu nội địa và phải dựa 
trên những tính toán về hiệu quả kinh tế 
một cách cụ thể, kết hợp với hợp tác quốc 
tế theo hướng hiện đại hóa. Việt Nam 
không nên thực thi chính sách tự cung tự 
cấp trong những ngành trên, mà cần dành 
một phần thị trường cho các sản phẩm nhập 
Võ Đại Lược, Phạm Văn Nghĩa 
9 
khẩu, tạo sức ép cạnh trạnh, hình thành một 
thị trường cạnh tranh thực sự trong chính 
những ngành này. 
b) Ngành công nghiệp chế biến: cơ khí, 
dệt may, da giày, chế biến nông thủy sản... 
có thể phát triển theo hướng phục vụ nhu 
cầu nội địa và xuất khẩu. 
c) Ngành công nghiệp phụ trợ cần được 
chú trọng phát triển theo định hướng xuất 
khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, cũng 
phải xem việc thu hút FDI là một định 
hướng quyết định sự phát triển của các 
ngành công nghiệp phụ trợ. 
d) Ngành công nghiệp công nghệ cao 
không thuộc sở trường của các doanh 
nghiệp Việt Nam, do vậy những ngành này 
phải có các chính sách thu hút các doanh 
nghiệp nước ngoài vào đầu tư là chính với 
các chính sách, thể chế phù hợp. Tuy nhiên, 
Việt Nam vẫn phải xây dựng các lực lượng 
nắm giữ một số lĩnh vực công nghệ cao, 
thực hiện mạnh mẽ chính sách nhập khẩu 
bằng phát minh sáng chế, cải tiến ứng dụng 
vào Việt Nam và khuyến khích các doanh 
nghiệp FDI chuyển giao công nghệ cao cho 
Việt Nam. 
đ) Ngành kinh tế quốc phòng có lợi thế ở 
Việt Nam cần có chính sách đặc biệt, những 
ngành này có thể là: dịch vụ tàu biển quốc 
phòng, lắp ráp đóng các loại tàu chiến, sản 
xuất các loại quân nhu, sản xuất và lắp ráp 
các loại vũ khí phục vụ nhu cầu trong nước 
và xuất khẩu... 
e) Ngành khai thác tài nguyên: khi khai 
thác và sử dụng đều vấp phải các vấn đề từ 
môi trường đến an ninh, xã hội. Do vậy, 
chính sách đối với các tài nguyên này nên 
theo hướng khai thác sử dụng cho nhu cầu 
trong nước là chính, cắt giảm và đi tới chấm 
dứt xuất khẩu tài nguyên thô càng sớm càng 
tốt, nếu thu hút đầu tư nước ngoài cũng 
phải theo hướng ưu tiên khai thác, chế biến 
phục vụ nhu cầu trong nước. 
f) Ngành bất động sản bao gồm việc xây 
dựng các đô thị, các thị trấn, thị xã, các khu 
thương mại, các khu công nghiệp, các khu 
kinh tế... là lĩnh vực ngày càng chiếm một 
giá trị tài sản to lớn và quan trọng trong nền 
kinh tế đất nước, do vậy cần được quy 
hoạch hiện đại, cần có những thể chế thông 
thoáng phù hợp với thông lệ quốc tế để có 
thể không chỉ thu hút vốn của khu vực tư 
nhân và đầu tư nước ngoài, mà còn mở rộng 
cầu của cả trong và nước ngoài đối với sản 
phẩm của các ngành này. 
g) Ngành dịch vụ bao gồm các lĩnh vực 
thương mại, ngân hàng, tài chính, hậu cần, 
giáo dục, y tế, dịch vụ tư vấn thiết kế... cần 
được đặc biệt chú ý ưu tiên phát triển. 
h) Ngành bảo vệ môi trường là những 
ngành mới ở Việt Nam cần được phát triển, 
từ nghiên cứu nhập khẩu công nghệ mới, 
đến xử lý ô nhiễm môi trường, lựa chọn 
những ngành ít gây ô nhiễm môi trường và 
cấm những ngành gây ô nhiễm... 
i) Ngành kết cấu hạ tầng gồm giao thông 
vận tải, liên lạc, viễn thông, điện, cung cấp 
và tiêu thải nước... là những ngành tốn 
nhiều vốn, nhiều đất đai, sử dụng nhiều lao 
động, phục vụ nhu cầu trong nước là chủ 
yếu, nhưng lại là tiền đề phát triển cho mọi 
ngành kinh tế, mức lợi nhuận lại không cao. 
Do vậy, cần có các chính sách phù hợp để 
thu hút được mọi nguồn vốn xã hội; cần có 
những quy hoạch thích hợp để có thể sớm 
phát huy hiệu quả của các công trình đã 
được xây dựng, định hướng các công trình 
này vào những vùng kinh tế trọng điểm 
hướng ra các cảng biển; cần có các thể chế 
xây dựng phù hợp để có thể giảm chi phí và 
rút ngắn thời hạn xây dựng các công trình 
này... Cho đến nay, đây là nút thắt nghiêm 
trọng nhất cần được tháo gỡ để phát triển 
kinh tế Việt Nam, mà trước tiên phải tháo 
gỡ về thể chế và sự điều hành. 
Đối với nhóm ngành nông, lâm, thủy sản. 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 - 2019 
10 
a) Những ngành này phải phát triển theo 
hướng mở rộng các trang trại, các công ty 
kinh doanh, các xí nghiệp chế biến với công 
nghệ mới đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ 
sinh an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu 
trong và ngoài nước. Cần có chính sách thu 
hút đầu tư nước ngoài vào phát triển các 
ngành công nghiệp chế biến nông hải sản 
xuất khẩu. 
b) Các ngành lâm sản có vai trò quan 
trọng không chỉ về kinh tế - xã hội, mà đặc 
biệt về môi trường. Cần có chính sách đầu 
tư hấp dẫn đủ sức khuyến khích nông dân 
trồng, chăm sóc, và bảo vệ rừng, đảm bảo 
phủ xanh đất rừng trên toàn quốc. Chú 
trọng nhập các giống cây có giá trị. 
c) Các vùng kinh tế trọng điểm của Việt 
Nam hiện tập trung quanh khu vực Hà Nội, 
Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ. 
Hiện nay và tương lai, Việt Nam ngày càng 
hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế và những 
lợi thế địa kinh tế của Việt Nam, các vùng 
kinh tế trọng điểm phải có sự điều chỉnh; 
cần có quy hoạch dài hạn cho sự phát triển 
của các vùng kinh tế trọng điểm, trước hết 
là về kết cấu hạ tầng, về các ngành nghề, về 
mở cửa thị trường và cơ chế hợp tác; 
chuyển mạnh các vùng kinh tế trọng điểm 
hướng ra biển, các ngành công nghiệp chế 
biến hướng ra các cảng biển để giảm chi phí 
vận tải, bốc dỡ, đồng thời lập ra các cụm 
công ngiệp liên hoàn (cluster) về ngành 
nghề gắn với đô thị để hỗ trợ bổ sung cho 
nhau trên cơ sở quy hoạch lại các khu hiện 
có theo hướng các cụm ngành công nghiệp, 
chứ không phải các khu công nghiệp ô hợp 
nhiều ngành công nghiệp không liên quan 
với nhau như hiện nay; các ngành công 
nghệ cao và dịch vụ có thể sẽ tập trung ở 
Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và 
vùng ven biển; phát triển mạnh các loại 
hình, các khu kinh tế tự do, các đô thị quốc 
tế chủ yếu nhằm thu hút tầng lớp thượng 
lưu nước ngoài Âu, Mỹ ở vùng ven biển và 
là cửa ngõ lớn nhất cho cả vùng; phát triển 
các tuyến giao thông hiện đại từ các cảng 
biển nối với các khu công nghiệp, các đô 
thị, các khu kinh tế; xây dựng cơ chế hợp 
tác theo hướng: Hội nghị cấp cao các tỉnh, 
thành phố trong vùng, các hội chợ vùng, 
các cơ quan tham mưu, bộ phận thư ký 
thường trực; chiến lược kinh tế Việt Nam 
trong hàng chục năm tới phải hướng ra biển 
để phát triển, lấy lợi thế của biển bù đắp trợ 
giúp vùng sâu vùng xa. Lý do đơn giản là 
một đồng vốn bỏ vào vùng ven biển, sẽ sinh 
lợi lớn hơn các vùng khác. 
Thứ bảy, phát triển kết cấu hạ tầng. Phát 
triển hệ thống giao thông liên hoàn giữa 
đường biển, đường sông, đường pha sông 
biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng 
không, đường ống, lấy vận tải container làm 
hình thức chính; ưu tiên phát triển trước hệ 
thống vận tải Đông - Tây, trước hết ở hai 
tuyến phát triển quan trọng, đó là: Hà Nội - 
Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh- Bà Rịa-Vũng 
Tàu, nối các cảng biển với các trung tâm 
kinh tế, phát triển hệ thống vận tải ven biển, 
vận tải pha sông biển; hiện đại hóa hệ thống 
vận tải, trước hết là xây dựng hệ thống 
đường thủy nội địa hiện đại, các đường sắt 
hiện đại, hệ thống bốc dỡ hiện đại tại các 
cảng, các phương tiện liên lạc hiện đại; mở 
rộng hội nhập quốc tế, trước hết là mở cửa 
bầu trời đối với vận tải hàng hóa tại một số 
sân bay quốc tế, thuê nước ngoài quản lý 
điều hành tại một số cảng quan trọng; xã 
hội hóa đầu tư phát triển hệ thống giao 
thông vận tài, xóa bỏ tình trạng độc quyền 
kinh doanh của một số doanh nghiệp nhà 
nước, nhưng cần kiểm soát chặt chẽ các dự 
án BOT để giảm chi phí vận tải. 
Ưu tiên đầu tư phát triển mạnh vận tải 
thủy nội địa trong thời gian tới. Đầu tư xây 
dựng và cải tạo các cảng biển, cảng đường 
sông, các tuyến đường sông trên các sông 
lớn và vừa ở khắp đất nước. Trước hết, 
khâu quy hoạch các cảng đường sông và 
Võ Đại Lược, Phạm Văn Nghĩa 
11 
các tuyến đường sông, pha sông biển cần 
phải được thực hiện sớm; có chính sách 
khuyến khích về thuế, phí và tín dụng vốn 
đầu tư cho việc phát triển các đơn vị vận tải 
đường biển, đường sông và pha sông biển, 
đặc biệt là phương thức vận tải container; 
phát triển đa dạng ngành cơ khí đóng tàu 
biển, tàu sông và tàu pha sông biển phù hợp 
với các tuyến đường biển, đường sông, 
sông pha biển cụ thể với các miền đất nước; 
gấp rút quy hoạch và xây dựng các cảng 
cạn (ICD) phục vụ phát triển vận tải đường 
thủy, pha sông biển; trong điều kiện kinh tế 
thế giới suy giảm hiện nay, nhu cầu vận tải 
biển suy giảm chính là cơ hội để Việt Nam 
phát triển vận tải biển phục vụ nhu cầu phát 
triển đất nước. 
Đổi mới chính sách xây dựng và kinh 
doanh cảng biển. Phải thành lập một cơ 
quan quản lý chuyên trách, thay vì hiện 
đang có quá nhiều bộ đứng ra phê duyệt 
đầu tư và hợp đồng. Việc lập quy hoạch cần 
đổi mới theo hướng thuê nước ngoài quy 
hoạch những cảng trung chuyển lớn. 
Cần nghiên cứu ban hành một đạo luật 
về quản lý cảng biển từ quy hoạch, thiết kế, 
điều hành, kinh doanh không gian mặt nước 
và mặt đất thuộc cảng... Đạo luật này phải 
ngang tầm quốc tế, đồng thời phải sửa đổi 
luật hàng hải sao cho phù hợp. 
Thứ tám, xây dựng đô thị hiện đại. Quy 
hoạch đô thị theo hướng hiện đại. Các đô thị 
lớn phát triển theo hướng chuyên ngành liên 
kết sẽ phải ngày càng trở nên phổ biến. Một 
thành phố lớn có thể có một chuỗi đô thị 
chuyên ngành như: đô thị tài chính, đô thị 
mua sắm, đô thị truyền thống, đô thị đại học, 
đô thị vui chơi giải trí, đô thị công nghiệp 
điện tử, đô thị công nghiệp dệt may; chuỗi 
đô thị liên kết với đô thị lớn và các đô thị 
nhỏ xung quanh, hay theo tuyến, liên kết với 
các đô thị lớn; các loại đô thị nhỏ ở nông 
thôn, phát triển dịch vụ, công nghiệp phục 
vụ nông thôn và liên kết với các đô thị lớn. 
Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư xây 
dựng các đô thị và mở cửa thị trường nhà 
đất. Đảm bảo hài hòa các lợi ích theo 
hướng: Nhà nước đầu tư quy hoạch kết cấu 
hạ tầng ngoài vùng đô thị, nhà đầu tư xây 
dựng trong khu vực đô thị, người tiều dùng 
tham gia đầu tư một phần vốn xây dựng; 
chuyển từ chế độ “xin-cho” sang chế độ đấu 
thầu công khai đất đô thị theo “nguyên tắc 
của thị trường”; mở cửa thị trường nhà ở 
cao cấp cho người nước ngoài. 
Hiện đại hóa chế độ quản lý đô thị theo 
hướng trao quyền tự quản cao hơn cho các 
đô thị lớn, vì ở đây dân cư tập trung đông, 
trình độ phát triển cao hơn, thu ngân sách 
nhà nước lớn hơn; giảm thiểu các đầu mối 
quản lý. Ở Quảng Châu (Trung Quốc) chỉ 
có trên 30 sở, ban, ngành, trong khi các tỉnh 
thành khác của Trung Quốc là trên 60; hiện 
đại hóa các dịch vụ đô thị từ cung cấp điện, 
nước, giao thông liên lạc đến y tế, giáo 
dục... tạo ra những tụ điểm dân cư đô thị 
hiện đại có sức phát triển lan tỏa, xây dựng 
các đô thị thông minh theo tiêu chí quốc tế; 
bãi bỏ chế độ quản lý hộ khẩu, chuyển sang 
chế độ đăng ký cư trú, bãi bỏ phân biệt đối 
xử giữa người thường trú và người nhập cư. 
Thứ chín, hiện đại hóa nông thôn. Thể 
chế đa sở hữu đất đai là thể chế cơ bản cho 
sự phát triển nông nghiệp, nông thôn của 
mọi quốc gia phát triển và phải là một định 
hướng phát triển cho nông thôn Việt Nam. 
Hình thức kinh doanh phổ biến cho mọi nền 
nông nghiệp hiện đại hóa phải là các công 
ty, các hợp tác xã cổ phần, các trang trại. 
Quốc sách của các nước phát triển hiện đại 
là nhà nước phải hỗ trợ cho nông nghiệp, 
nông thôn và nông dân. Thực hiện chính 
sách “ly nông, bất ly hương” tạo việc làm 
cho nông dân, nhưng họ vẫn ở nông thôn 
hoặc các đô thị nông thôn. 
Thứ mười, trọng dụng nhân tài vào các 
cơ quan công quyền quốc gia. Đảng ta đã 
nêu ra ba giải pháp đột phá: đổi mới thể 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 - 2019 
12 
chế, xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển 
nguồn nhân lực. Do vậy, cần thực hiện một 
số giải pháp sau: 
a) Đánh giá và đề bạt cán bộ phải dựa 
trên thành tích cụ thể, nếu là học sinh phải 
là học sinh giỏi, nếu là cán bộ thì phải có 
thành tích xuất sắc chứ không phải chỉ căn 
cứ vào bằng cấp, cần xem lại chương trình 
đào tạo tiến sĩ, nên chỉ tập trung đào tạo 
tiến sĩ cho các trường đại học và viện 
nghiên cứu. 
b) Phải có cơ chế tuyển chọn công chức 
một cách công bằng, công khai, minh bạch 
để chọn được người tài ngay từ đầu vào. Mỗi 
bộ cần lập một hội đồng tuyển dụng công 
chức. Bộ trưởng phải là Chủ tịch Hội đồng 
(trước đây ở nước ta các đời vua đã trực tiếp 
tổ chức thi tuyển chọn quan lại cấp cao). 
c) Sau 2 năm thực tập, các cán bộ không 
đạt được thành tích xuất sắc dứt khoát không 
được tiếp nhận vào cơ quan công quyền. 
d) Cần có chính sách sử dụng các tri 
thức Việt kiều và người nước ngoài xuất 
sắc, đủ sức hấp dẫn họ về Việt Nam làm 
việc cả về lương bổng, điều kiện ăn ở và 
làm việc. 
e) Cần mạnh dạn cử họ giữ các cương vị 
quản lý quan trọng như: tổng giám đốc các 
công ty quốc doanh, giám đốc các cơ quan 
hải quan, trưởng các đặc khu kinh tế, các 
khu công nghệ cao, chủ nhiệm các khoa, 
viện trưởng viện nghiên cứu ở các trường 
đại học Ông Lý Quang Diệu đã từng mời 
người nước ngoài làm bộ trưởng với mức 
lương khá cao. 
g) Xây dựng hai trung tâm giáo dục toàn 
cầu ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với 
chương trình mời các đại học hàng đầu thế 
giới vào Việt Nam. Các trường này nếu họ 
được mở ở Việt Nam, thì học sinh Việt 
Nam không phải đi du học nước ngoài, hơn 
nữa còn thu hút được các học sinh giỏi 
nước ngoài vào học. Thủ tướng Việt Nam 
nên đích thân đi mời các trường đại học này 
và dành cho họ những ưu đãi. 
h) Các công chức Việt Nam phải được 
đánh giá công khai minh bạch 2 năm một 
lần bằng một hội đồng đánh giá độc lập cấp 
bộ với các chuyên gia trong và ngoài bộ. 
Nếu không đạt thành tích xuất sắc thì phải 
thay thế. 
4. Kết luận 
Những phân tích trên đây cho thấy rõ, cục 
diện kinh tế thế giới hiện nay có nhiều thay 
đổi, biến động, phức tạp, khó lường, tác 
động không nhỏ đến sự ổn định, phát triển 
của Việt Nam hiện tại cũng như tương lai. 
Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải theo dõi, 
nắm chắc tình hình, chủ động các giải pháp 
ứng phó linh hoạt để đưa đất nước phát triển. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn 
phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 
[2] Võ Đại Lược (Chủ biên) (2011), Những vấn đề 
phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020, 
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[3] Võ Đại Lược (2018), “Phát triển kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt 
Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt 
Nam, số 9. 
[4] IMF (2018), Regional Economic Outlook, 
November. 
[5] IMF (2019), World Economic Outlook Update, 
January. 
[6] https://www.adb.org/publications/economic-
indicators-eastern-asia-input-output-tables 
[7]  
[8]  
rade_monitoring_e.htm 
[9] 
toan-cau-2018/c/24447906.epi 
Võ Đại Lược, Phạm Văn Nghĩa 
13 

File đính kèm:

  • pdfviet_nam_trong_cuc_dien_kinh_te_the_gioi.pdf