Vi khuẩn flexibacter sp gây bệnh thối đuôi mòn vây ở cá chẽm (Lates Calcarifer) nuôi ở Khánh Hòa

TÓM TẮT

Cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi ở Vũng Ngán, Khánh Hòa đã bị chết vớ i dấ u hiệ u chí nh là cá c vế t loé t trên thân và

cá c vây đuôi, vây lưng, miệ ng bị mò n cụ t. Mộ t số lượ ng lớ n vi khuẩ n dạ ng sợ i dà i, mả nh, gram âm đã đượ c quan sá t thấ y

ở lớ p cơ nằ m dướ i cá c vế t thương tổ n. Đặ c điể m về hì nh dạ ng và sinh hó a củ a chủ ng vi khuẩ n đã đượ c tì m thấ y ở 100% số

mẫ u cá đưa và o nghiên cứ u (n=33) đã đượ c xá c đị nh và cho rằ ng tương tự như loà i Flexibacter sp (Holt, 1994). Chủ ng

vi khuẩ n nà y đã đượ c cả m nhiễ m và o cơ thể cá chẽ m khỏ e bằ ng cá ch tiế p xú c trự c tiế p và đã tạ o ra đượ c nhữ ng con cá bị

bệ nh vớ i dấ u hiệ u tương tự như cá bị bệ nh ngoà i tự nhiên. Kiể m tra độ nhạ y khá ng sinh đã chỉ ra rằ ng, chủ ng vi khuẩ n

gây bệ nh ở cá chẽ m đã nhạ y cả m vớ i gentamycin, cefalexin, erythromycin and norfl oxacin, nhưng lạ i khá ng vớ i nalidixic

acid, doxycylin and amoxicylin.

pdf 5 trang phuongnguyen 1740
Bạn đang xem tài liệu "Vi khuẩn flexibacter sp gây bệnh thối đuôi mòn vây ở cá chẽm (Lates Calcarifer) nuôi ở Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vi khuẩn flexibacter sp gây bệnh thối đuôi mòn vây ở cá chẽm (Lates Calcarifer) nuôi ở Khánh Hòa

Vi khuẩn flexibacter sp gây bệnh thối đuôi mòn vây ở cá chẽm (Lates Calcarifer) nuôi ở Khánh Hòa
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2012
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG  3
VI KHUẨN FLEXIBACTER SP GÂY BỆNH THỐI ĐUÔI MÒN VÂY 
Ở CÁ CHẼM (Lates Calcarifer) NUÔI Ở KHÁNH HÒA
FLEXIBACTER SP CAUSED FIN/TAIL DISEASE IN CULTURED SEABASS
(Lates Calcarifer) IN KHÁ NH HÒ A PROVINCE
KS. Nguyễn Thị Thùy Giang1, CN. Vương Thị Thoa2
TÓM TẮT
Cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi ở Vũng Ngán, Khánh Hòa đã bị chết vớ i dấ u hiệ u chí nh là cá c vế t loé t trên thân và 
cá c vây đuôi, vây lưng, miệ ng bị mò n cụ t. Mộ t số lượ ng lớ n vi khuẩ n dạ ng sợ i dà i, mả nh, gram âm đã đượ c quan sá t thấ y 
ở lớ p cơ nằ m dướ i cá c vế t thương tổ n. Đặ c điể m về hì nh dạ ng và sinh hó a củ a chủ ng vi khuẩ n đã đượ c tì m thấ y ở 100% số 
mẫ u cá đưa và o nghiên cứ u (n=33) đã đượ c xá c đị nh và cho rằ ng tương tự như loà i Flexibacter sp (Holt, 1994). Chủ ng 
vi khuẩ n nà y đã đượ c cả m nhiễ m và o cơ thể cá chẽ m khỏ e bằ ng cá ch tiế p xú c trự c tiế p và đã tạ o ra đượ c nhữ ng con cá bị 
bệ nh vớ i dấ u hiệ u tương tự như cá bị bệ nh ngoà i tự nhiên. Kiể m tra độ nhạ y khá ng sinh đã chỉ ra rằ ng, chủ ng vi khuẩ n 
gây bệ nh ở cá chẽ m đã nhạ y cả m vớ i gentamycin, cefalexin, erythromycin and norfl oxacin, nhưng lạ i khá ng vớ i nalidixic 
acid, doxycylin and amoxicylin.
ABSTRACTS
Sea- caged sea bass (Lates calcarifer) juverniles in Vung Ngan, Khanh Hoa had been reported severe mortalites 
with erosive lesions of external surfaces being the most prominent clinical sign. Affected fi sh had eroded mouths, frayed 
fi ns and tail rot. In the lesions, large numbers of long, slender bacterial rods were observed. Microscopic features and
biochemical characteristics of a found bacterial strain in all samples (n = 33) was as the same as Flexibacter sp (Holt, 
1994). Experimental induced disease of sea bass was similar to natural infection. The lesions showed severe dermal
erosions with bacterial invasion into the tissue. Moreover, the antibiotic tests indicated that the Flexibacter like bacterium 
was resistant to nalidixic acid, doxycylin and amoxicylin, and susceptible to gentamycin, cefalexin, erythromycin and 
norfl oxacin.
1 Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản – Trường Đại học Nha Trang
2 Cựu SV khoá 47, Ngành Bệnh học Thuỷ sản - Trường Đại học Nha Trang
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá chẽm (Lates calcarifer) là đối tượng cá biển 
đang được phát triển nuôi rộng rãi ở Việt nam. Chất 
lượng thịt thơm ngon cùng với giá trị dinh dưỡng cao 
mang lại giá trị kinh tế cao đã đưa cá chẽm trở thành 
một đối tượng nuôi trồng thủy sản chính ở nhiều địa 
phương ven biển. Tuy nhiên, bệnh và dịch bệnh vẫn 
luôn là vấn đề nghiêm trọng, có thể gây ra những thiệt 
hại lớn cho người nuôi cá chẽm thương phẩm. Các 
bệnh nhiễm khuẩn đã luôn là nỗi lo thường trực của 
những người nuôi cá biển ở Việt Nam do điều kiện 
nhiệt độ nước ấm ấp, mật độ nuôi cao và lượng thức 
ăn sử dụng. (Tendencia (2002), Creeper (2006) và 
Đỗ Thị Hòa (2007b). Ngoài ra, hiện tượng bội nhiễm 
nhiều loại vi khuẩn trên một cơ thể cá nuôi bị bệnh đã 
là nguyên nhân gây ra khó khăn cho công tác chẩn 
đoán và phòng trị bệnh (Whitman, 2004) 
Cuối năm 2008, cá chẽm ương nuôi tại
Vũng Ngán - Khánh Hòa, đã xuất hiện bệnh mòn cụt 
và thối rữa phần cơ đuôi, bệnh này có mức độ lây 
lan cao làm cá bệnh chết nhanh sau thời gian ngắn 
kể từ khi xuất hiện bệnh lý đầu tiên, tỷ lệ chết tích lũy 
của đàn cá đã lên tới 100% ở một số lồng nuôi. Xác 
định tác nhân gây bệnh làm cơ sở để có biện pháp 
phòng trị là yêu cầu từ thực tiễn. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thu mẫu cá bệnh 
Mẫu cá chẽm bị bệnh và mẫu cá khỏe có kích 
thước từ 5-10cm đã được thu từ các lồng nuôi 
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2012
4  TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG
thực nghiệm của bộ môn Hải sản, Khoa Nuôi trồng
Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã được
áp dụng 
2.1. Phương pháp phân lập vi khuẩn 
Phương pháp phân lập vi khuẩn ở cá xương 
được giới thiệu bởi Whitman (2004) đã được sử 
dụng cho nghiên cứu này. Bệnh phẩm thu từ mô ở 
vùng bị hoại tử, từ gan, thận, lách của cá bệnh được 
quan sát dưới các tiêu bản mô ép rồ i nhuộm gram và 
được đưa vào nuôi cấy phân lập vi khuẩn. Các loại 
môi trường dinh dưỡng tổng hợp như Cytophaga 
agar (CA), Trypticase soy agar (TSA) và môi trường 
chọn lọc cho vi khuẩn Vibrio (Thiosulphate citrate 
bilesalt sucrose agar -TCBS) đã được sử dụng. 
Ngoài kit API 20, một số môi trường sinh hó a khác 
như : O/F, decacboxylase, oxydase, catalase cũng 
đã được sử dụng để kiểm tra các đặc điểm sinh vật, 
hóa học của các chủng vi khuẩn đã phân lập được. 
Hệ thống phân loại của Bergey (Holt, 1994) đã được 
sử dụng để định danh vi khuẩn. 
2.2. Thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn lên cá khỏe
Theo Đỗ Thị Hòa (2007a), khi nghiên cứu về 
bệnh thối đuôi, mòn vây ở cá mú (Epinephelus spp) 
đã có nhận xét rằng, với loại bệnh có biể u hiệ n 
tương tự thì cảm nhiễm bằng cách bôi vi khuẩn lên 
các vết thương tổn sẽ cho kết quả thành công cao 
hơn so với các phương pháp cho vi khuẩn vào nước 
hay tiêm vào cơ. Do vậy, với cá chẽm, phương pháp 
dùng khúm vi khuẩn nghi ngờ là tác nhân gây bệnh 
để bôi lên vết thương tổn đã tạo ra ở vùng đuôi của 
cá thí nghiệm đã được sử dụng trong thí nghiệm 
cảm nhiễm. Mô hình thí nghiệm đã thực hiện như 
sau: cá chẽm khỏe (5-7cm) được thuần hóa 3 ngày 
ở trại thực nghiệm trước khi bắt đầu thí nghiệm, 
10 con cá/xô 5 lít nước biển, sục khí 24h/ngày. Cá 
ở nghiệm thức thí nghiệm và đối chứng đều được 
gây thương tổn nhẹ ở vùng đuôi. Một khúm vi khuẩn 
nghi ngờ là tác nhân đã được đặt lên vùng thương 
tổn ở mỗi con cá trong nghiệm thức thí nghiệm. 
Theo dõi sự xuất hiện của bệnh, thu những con 
cá bị bệnh hấp hối đưa vào kiểm tra và phân lậ p 
lạ i. Thí nghiệm được lặp lại 2 lần ở điều kiện môi 
trường: 30 - 320C, 30 ppt.
2.3. Phương pháp thử độ nhạy của kháng sinh
Phương pháp đĩa kháng sinh đã được sử 
dụng để thử độ nhạy của các loại kháng sinh khác 
nhau với vi khuẩn là tác nhân gây bệnh (Whitman,
2004). Có 7 loại kháng sinh đã được sử dụng 
trong thí nghiệm này, đó là: AMX (Amocixyllin), DO
(Doxycylin), NOR (Norfl oxacin), GM (Gentamycin), 
CN (Cefl alexin), E (Erythromycin) và NA (Nalidixic
acid). Huyền phù của loài vi khuẩn gây bệnh 
được pha với nước muối sinh lý (0,85%) để tạo ra 
huyền dịch tương ứng với độ đục tiêu chuẩn của
McFarland 0.5 (1-2 x 108 CFU/ml). 0,1ml dịch 
huyền phù này được trang đều trên mặt môi trường
Mueller-Hinton agar (pha trong 2% NaCl), chờ 5-10 
phút cho khô mặt thạch, các đĩa kháng sinh được 
đặt lên mặt đĩa thạch và được ủ ở 280C. Đường 
kình vòng vô khuẩn được đo bằng thước chia vạch 
có độ chính xác đến 1mm sau 48 giờ. Đường kính 
vòng vô khuẩn chuẩn của các loại kháng đã được 
xác định theo Brock & CS (1991). 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Dấu hiệu chính của bệnh 
Từ 33 mẫu cá bệnh, các dấu hiệu bệnh lý bộ c lộ 
khá đồng nhất: vây đuôi mòn cụt, có những trường 
hợp sự hoại tử ăn sâu vào tới 1/3 cơ thể. Vây lưng 
bị xơ và mòn cụt. Cá bệnh có mùi rất khó chịu do 
các mô bị hoại tử. Các vết loét nông, lan rộng, có 
màu trắng xám đã được quan sát thấy trên thân 
cá, dọc hai bên của vây lưng, quanh dưới miệng. 
Giải phẫu cá cho thấy đã không có sự biến đổi bất 
thường về hình dạng, kích thước, màu sắc của các 
nội quan như gan, thận, láchở hầu hết các con cá 
bị bệnh đã được kiểm tra. Cá bệnh thường bỏ ăn, 
bơi lờ đờ rồi chết nhanh chóng. Tuy vậy, ở một ít 
số mẫu (4/33 mẫu) có kèm theo hiện tượng mắt lồi, 
xuất huyết, nội tạng có biến đổi khác thường: thận, 
gan bị sung huyết, lách và mật bị sưng.
Hình 1. Dấu hiệu bệnh lý của cá bệnh
1. Vết loét nông hoặ c đã ăn sâu vào cơ, vây đuôi đã bị cụt, vây lưng xơ, mòn; 
2. Cá bị thương tổn nặng ở bên ngoài nhưng nội quan lạ i thể hiện bình thường
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2012
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG  5
2. Kết quả phân lập vi khuẩn từ cá bệnh 
2.1. Kết quả đọc được từ các tiêu bản phết mô tươi 
và nhuộm Gram
Ở tất cả các mẫu cá bị bệnh thối đuôi (n=33), 
đề u tồ n tạ i 1 dạng vi khuẩn dài (7-20 µm), cong, 
Gram âm trong các tiêu bản mô phết từ cơ dướ i 
vù ng hoạ i tử. Ở một số tiêu bản, vi khuẩn này tồn tại 
thành từng bó, chiếm chỗ ở các vùng cơ nằm dưới 
các vùng bị loét và hoại tử. Ở 4 mẫu cá có dấu hiệu 
mòn cụt nhưng kèm theo xuất huyết, lồi mắt, sưng 
thận và gan thì lại quan sát được các trực khuẩn 
ngắn, 1-2 µm, hơi cong, Gram âm trên các tiêu bản 
phết mô từ gan, lách và thận củ a cá bệ nh.
2.2. Kết quả nuôi cấy, phân lập và định danh vi 
khuẩn
Bệnh phẩm lấy từ lớp cơ nằm phía dưới vùng mô 
bị hoại tử của 33 con cá bị bệnh thối đuôi mòn vây, 
nuôi cấy trên môi trường TSA, ở nhiệt độ 300C sau 
24-48h đã thu được khá đồng nhất một loại khuẩn lạc 
mầu trắng đục, mọc lan trên mặt thạch, có bờ răng 
cưa. Loại vi khuẩn này không mọc trên môi trường 
TCBS, nhưng có thể mọc chậm trên môi trường 
Cytophaga agar (CA) đượ c pha chế trong nướ c biể n 
vô trù ng, tạo nên các khuẩn lạc màu vàng nhạt sau 
48 h nuôi cấy ở nhiệ t độ 300C vớ i tần suất gặp ở 
các mẫu cá bệnh là 100% (với n=33). Đặ c điể m củ a 
chủ ng vi khuẩ n đượ c mô tả như sau: có dạng que 
mảnh, Gram âm, kích thước không đồng nhất, có thể 
từ vài đến 20 µm, kích thước của vi khuẩn nà y có thể 
ngắn dần lại tùy theo thời gian nuôi cấy.
Một số đặc điểm sinh hóa chính của chủng vi 
khuẩn này đã được thực hiện: Gram (-), oxidase (+), 
catalase (+), có khả năng phân giải gelatine, không 
chứa sắc tố fl exirubin, không sinh H2S, có khả năng 
sử dụng nitrơ trong môi trường. Chủng vi khuẩn này 
đã được đặt tên là F1. (hình 2) 
Hình 2. Hình ảnh khuẩn lạc và tế bào
của chủng vi khuẩn F1
1. Khuẩn lạc của F1 đã phân lập được trên môi trường 
Cytophaga Agar 
2. Trực khuẩn dạng sợi, mảnh, dài, Gram âm có mặt 
trên các tiêu bản phết mô từ cá bệnh
Cá c đặc điểm sinh hó a của chủng vi khuẩn 
F1 phân lập từ cá chẽm nuôi bị bệnh thối đuôi đã 
cho thấ y chủng vi khuẩn này có nhiều đặc điểm 
của giống Flexibacter như: tế bào có dạng sợi, dài, 
mảnh, mềm mại, không có vách ngang, kích thước 
tế bào có thể dài tới vài chục µm, kích thước biến 
đổi nhiều khi nuôi cấy dài ngày, gram (-), hiếu khí, 
mọc chậm trên môi trường CA pha với 50% nước 
biển, có thể sử dụng nguồn aminoacid từ môi 
trường (phản ứng Lysin dương tính). Hơn nữa, cá c 
đặc điểm sinh hó a củ a chủ ng nà y cũng bộc lộ nhiều 
điểm tương đồng với loài Flexibacter maritimus củ a 
Bergey (Holt, 1994) thường gây bệnh trên cá biển 
như: oxidase (+), caltalase (+), không chứa sắc tố 
fl exirubin, có khả năng phân giải gelatin, phản ứng 
nitrat dương tính, có thể phát triển ở độ mặn cao 
3-4%. Tuy vậy, có một điểm khác là chủng F1 có 
khả năng lên men đường glucose, manose. Do vậy, 
chủng F1 phân lập từ cá chẽm nuôi bị bệ nh lở loé t 
và thố i đuôi ở Nha Trang đã đượ c định danh là loài 
Flexibacter sp.
 Một loại khuẩn lạc màu vàng, tròn, lồi, 
bóng, kích thước 1-2mm đã xuất hiện trên môi 
trườ ng TCBS khi nuôi cấ y bệ nh phẩ m từ nộ i tạ ng 
củ a 04 mẫ u cá bị bệ nh thố i đuôi nhưng lạ i kè m theo 
dấ u hiệ u xuấ t huyế t. Tế bà o củ a chủ ng vi khuẩ n nà y 
có dạ ng hì nh que, Gram âm, kí ch thướ c 1-2 µm và 
cá c đặ c điể m sinh hó a truyề n thố ng đã cho thấ y 
sự trù ng hợ p với loài Vibrio alginolyticus theo hệ 
thống phân loại của Bergey (Ho1t, 1994), là loài vi 
khuẩn thường gây bệnh ở động vật biển ở vùng ước 
ấm. (hình 3) 
 Hình 3. Hình ảnh khuẩn lạc và các tế bào của 
chủng vi khuẩn Vibrio alginolyticus
1. Khuẩn lạc của vi khuẩn Vibrio alginolyticus trên 
TCBS; 
2. Hình dạng của tế bào chủng vi khuẩn Vibrio
alginolyticus sau khi nhuộm Gram ở độ phóng đại 400 
lần
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2012
6  TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG
Kết quả của 2 lần thí nghiệm đã cho thấy, khi 
cảm nhiễm bằ ng cách cho vi khuẩn tiếp xúc với 
vùng mô bị thương tổn của cá khỏe, chủng vi khuẩn 
Flexibacter sp đã gây ra tỷ lệ chết 100% cá ở cả 
2 lần thí nghiệm sau 50 h kể từ khi bị cảm nhiễm. 
Cá bệnh sau cảm nhiễm đã bộc lộ những dấu hiệu 
giống như cá bệnh ở ngoài tự nhiên: xuất hiện 
những đám hoại tử lớn ở cùng cơ đuôi, nhưng nội 
tạng của cá hầu như không bị biến đổi. Phân lập vi 
khuẩn và các tiêu bản phết mô đã được thực hiện từ 
bệnh phẩm thu ở các con cá thí nghiệm và chủng vi 
khuẩn dù ng cho cảm nhiễm đã đượ c tì m thấ y trong 
mô cá bệ nh và cũ ng đã phân lậ p đượ c chủ ng vi 
khuẩ n nà y trên môi trườ ng CA (vớ i nướ c biể n vô 
trù ng). Ở nghiệ m thứ c đối chứng, cá vẫn sống với 
tỷ lệ cao (90%) sau 10 ngày, các vết thương tổn ở 
đuôi được tạo ra khi bắt đầu thí nghiệm đã dần trở 
lại bình thường, có 2 con cá bị chết (chiếm tỷ lệ 
10%) nhưng không bị mòn cụt và hoại tử như cá ở 
nghiệm thức có tiếp xúc với vi khuẩn. Từ kết quả 
này, chúng tôi có thể xác định rằng, chủng vi khuẩn 
Flexibacter sp là tác nhân gây bệnh thối cụt đuôi ở 
cá chẽm nuôi tạ i Nha Trang.
2.4. Kiểm tra độ nhạy của kháng sinh với vi khuẩn 
Flexibacter sp
Để làm cơ sở cho biện pháp phòng và trị bệnh 
trong thực tiễn sản xuất, một số kháng sinh đã được 
dùng để kiểm tra độ nhạy với chủng vi khuẩn gây 
bệnh thối đuôi mòn vây ở cá chẽm. Kết quả thu đã 
được so sánh với bảng quy định độ nhạy kháng 
sinh của Brock & CS (1991) và có kết luận rằng, 
chủng vi khuẩn Flexibacter sp gây bệnh thối đuôi 
ở cá chẽm đã nhạy cảm với gentamycin, cefalexin, 
erythromycin, norfl oxacin nhưng kháng với nalidixic 
acid, doxycyclin và amoxicylin. 
3. Thảo luận
Nhóm vi khuẩn dạng sợi mảnh, dài đã được 
biết như là một tác nhân gây nhiều loại bệnh khác 
nhau ở động vật thủy sản. Loài Flavobacterium
columnare (Flexibacter columnaris) đã được 
thông báo gây bệnh mất nhớt, xơ, mòn cụt vây 
ở nhiều loài cá nước ngọt phân bố ở vùng nước 
ấm (Figueiredo, 2005). Loài Flexibacter maritimus 
đã được thông báo gây bệnh thối đuôi, mòn vây ở 
nhiều loài cá biển trên thế giới (Wakabayashi, 1986 
và Bernardet, 1990). Đỗ Thị Hòa, 2007a, cũng đã 
có báo cáo về chủng vi khuẩn có đặc điểm gần 
giống với Flexibacter maritimus gây bệnh thối đuôi 
và mòn cụt vây ở cá mú (Epinephelus spp) nuôi 
tại Việt Nam. Gần đây, một nhóm tác giả người 
Columbia đã công bố khả năng gây ra tỷ lệ chết 
cao tới 92,5% ở hậu ấu trùng của tôm he chân 
trắng (Lipopenaeus vannamei) khi bị cảm nhiễm vi 
khuẩn Flexibacter maritimus trong điều kiện nhân 
tạo (Mourino & CS, 2008). Dấu hiệu bệnh lý ở trên 
các loà i cá nà y đều thể hiện các vết ăn mòn trên 
da và mang, sự mòn cụt phần cơ đuôi, xơ mòn vây 
lưng nhưng hầu như không gây các bệ nh lý ở các 
cơ quan nội tạng. 
Hiện tượng chết nhanh chóng trong vòng 48h 
sau cảm nhiễm vi khuẩn cũng đã được ghi nhận 
ở nhóm nghiên cứu của Jinu & CS (2004) về bệnh 
columnaris ở cá da trơn của Mỹ. Tuy vậy, bệnh 
nhiễm vi khuẩn ở động vật thủy sản thường không 
Hình 4. Mẫu cá bệnh thu được từ các nghiệm thức bị cảm nhiễm chủng Flexibacter sp 
1. Cá yếu và chết với vùng đuôi bị hoại tử do tiếp xúc với vi khuẩn (mũi tên đỏ) sau 50 h cảm nhiễm;
2. Cá ở nghiệ m thứ c đối chứng với vết thương ở đuôi đang dần trở lại bình thường (mũi tên xanh) 
2.3. Xác định tác nhân gây bệnh thối đuôi mòn vây ở cá chẽm
Như đã trình bày ở trên, đã có 2 chủng vi khuẩn được phân lập từ các mẫu cá chẽm bị bệnh thối đuôi mòn 
vây và bị nghi ngờ là tá c nhân gây ra bệ nh nà y. Tuy vậy, tần xuất gặp của chủng Flexibacter sp rất cao, gặp 
ở 100% cá c mẫu cá bệnh, trong khi đó chủng Vibrio alginolyticus lại chỉ gặp ở 4 trong số 33 mẫu cá bị bệnh 
(12,1%). Do vậy, chủng Flexibacter sp đã được chọn để cảm nhiễm thực nghiệm lên cá chẽm khỏe. 
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2012
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG  7
đơn giản, hiện tượng bội nhiễm thêm các loà i vi 
khuẩn khác là rất thường gặp, đôi khi làm việc chẩn 
đoá n và chữa trị khó khăn hơn. Trong nghiên cứu 
của chúng tôi, ngoài chủng vi khuẩn Flexibacter sp 
đã được phân lập với tần xuất 100% ở các con cá bị 
bệnh thối đuôi thì vi khuẩn V. alginolyticus cũng đã 
được phân lậ p từ nội tạng của 4 trong 33 mẫu cá 
chẽm bị thối đuôi, kèm theo hiện tượng xuất huyết 
và biến đổi trong nội tạng. Do vậy, khi cảm nhiễm 
thành công chủng vi khuẩn Flexibacter sp lên cá 
khỏe để tạo ra các mẫu cá chẽm bị bệnh thối đuôi 
trong điều kiện nhân tạo, thì chủ ng V. alginolyticus 
chỉ đượ c coi là tác nhân bội nhiễm vào cơ thể cá 
đã bị thương tổn để tạo thêm một số dấu hiệu khác 
biệt so với những con cá bệnh chỉ bị cảm nhiễm
Flexibater sp. Mặc khác, vai trò gây bệnh xuất huyết 
và nhiễm trùng toàn thân của vi khuẩn V. alginolyticus
ở cá biển cũng đã được thông báo bởi Nguyễn Thị 
Thanh Thùy (2005).
Kết quả nghiên cứu nà y đã xác định vi khuẩn 
Flexibacter sp là tác nhân gây bệnh thối đuôi ở cá 
chẽm nuôi ở Nha Trang. Mặc dù vậy, cần sử dụng 
thêm các kỹ thuật định danh có độ chính xác cao 
hơn như PCR hoặc kỹ thuật lai DNA để xác định 
đến loài chủng vi khuẩn này. 
IV. KẾT LUẬN
Cá chẽm Lates calcarifer, kích cỡ 5 - 10cm nuôi 
bằng lồng trên biển Nha Trang đã nhiễm bệnh thối 
đuôi, mòn vây với các dấu hiệu chính như sau : vây 
đuôi và lưng bị xơ và mòn cụt; cơ đuôi bị thối rữa, có 
trường hợp sự hoại tử ăn sâu vào tới 1/3 cơ thể và 
có mùi rất khó chịu. Có hoặc không có sự xuất hiện 
của các vết loét trên thân, dọc hai bên của vây lưng 
và sự tổn thương ăn mòn vùng miệng dưới. 
Chủng vi khuẩn Flexibacter sp có dạng sợi, 
kích thước thay đổi nhiều từ 1-20 µm, gram âm, 
dương tính với các phản ứng oxydase, catalase,
nitrate, gellatin, có khuẩn lạc dẹt, mọc lan, mầu vàng 
nhạt trên môi trường Cytophaga agar (CA), không 
chứa sắc tố fl exirubin và phát triển tốt ở môi trường 
có độ mặn từ 1- 4% đã được xác định là tác nhân 
gây bệnh thối đuôi và mòn cụt vây ở cá chẽm (Lates 
calcarier). Một số kháng sinh có độ nhạy cao với vi 
khuẩn này đã được xác định: gentamycin, cefalexin, 
erythromycin, norfl oxacin. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Thị Hòa, Nguyễn Thị Nguyệt Huệ, Nguyễn Thị Thùy Giang (2007a). Nghiên cứu bệnh mòn cụt vây đuôi ở cá mú 
Epinephelus spp nuôi ở Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học – Công nghệ thủy sản – số 01/2008, 6-13.
2. Đỗ Thị Hòa, Trần Vỹ Hích, Nguyễn Thị Thùy Giang, Phan Văn Út và Nguyễn Thị Nguyệt Huệ (2007b). Các loại bệnh thường 
gặp trên cá biển nuôi ở Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học – Công nghệ thủy sản – số 02/2008, 16-24.
3. Nguyễn Thị Thanh Thùy (2005). Tìm hiểu bệnh lở loét ở cá mú (Seranidae) nuôi ở Khánh Hòa. Luận văn thạc sỹ.
4. Bernardet, J.A., A.C. Campbell, J. A. Buswell (1990). Flexibacter maritimus is the agent of ‘black patch necrosis in Dover 
sole in Scotland. Disease of aquatic Organisms, 8, 233-237.
5. Creeper J.H., N.B. Buller (2006). An outbreak of Streptococcus iniae in barramundi (Lates calcarifer) in freshwater culture 
cages. Aust Vet , 84: 408-411.
6. Tendencia, E.A. (2002). Vibrio harveyi isolated from cage-cultured seabass Lates calcarifer Bloch in the Philipines. 
Aquaculture research, 33, 455-458.
7. Figueiredo, H. C. P., P. H. Klesius, C. R. Arias, J. Evans, C. A. Shoemaker, D. J. Pereira and M. T. D. Peixoto (2005). Isolation 
and characterization of strains of Flavobacterium columnare from Brazil. Journal of Fish Diseases, 28, 199–204.
8. Holt, J. G., N. R. Krieg, P. H. A. Sneath, J. T. Staley and S. T. Williams (1994). Bergey’s manual of determinative 
bacteriology, 9th edition. 71-174.
9. Jinu, T. S. and A. E. Goodwin (2004). Acute columnaris infection in channel catfi sh, Ictalurus punctatus: effi cacy of practical 
treatments for warm water aquaculture ponds. Journal of Fish Diseases, 27, 23–28.
10. Mouriño, J.L.P., L. Vinatea, C. Buglione-Neto, C.T. Ramirez, F.N.Vieira, F. Pedrotti, M. L. Martins, R.B. Derner, M.A. 
Aguilar and E. Beltrame (2008). Characterization and experimental infection of Flexibacter maritimus (Wakabayashi et al. 
1986) in hatcheries of post-larvae of Litopenaeus vannamei Boone, 1931. Braz. J. Biol., 68(1): 173-177.
11. Wakabayashi H., M. Hikida & K. Masumura (1986). Flexibacter maritimus sp. nov., a pathogen of marine fi shes. 
International journal of systematic bacteriology, 36, 3, 396-398.
12. Whitman, K.A. (2004). Finfi sh and shellfi sh bacteriology manual: techniques and procedures. Lowa State Press, a Blackwell 
Publishing Conpany, 257p.

File đính kèm:

  • pdfvi_khuan_flexibacter_sp_gay_benh_thoi_duoi_mon_vay_o_ca_chem.pdf