Vấn đề mở rộng nguồn của pháp luật hình sự Việt Nam

Tóm tắt: Mở rộng nguồn của pháp luật hình sự là một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu khoa

học pháp lý ở Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, việc nghiên cứu các quy định và kinh

nghiệm của Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như việc phân tích các quy định của pháp luật hình sự

Việt Nam sẽ cung cấp thêm một số vấn đề cơ bản để hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam.

pdf 8 trang phuongnguyen 7300
Bạn đang xem tài liệu "Vấn đề mở rộng nguồn của pháp luật hình sự Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề mở rộng nguồn của pháp luật hình sự Việt Nam

Vấn đề mở rộng nguồn của pháp luật hình sự Việt Nam
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 4 (2013) 44-51 
 44 
Vấn đề mở rộng nguồn của pháp luật hình sự Việt Nam 
Nguyễn Thị Lan* 
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 15 tháng 10 năm 2013 
Chỉnh sửa ngày 20 tháng 11 năm 2013; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 12 năm 2013 
Tóm tắt: Mở rộng nguồn của pháp luật hình sự là một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu khoa 
học pháp lý ở Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, việc nghiên cứu các quy định và kinh 
nghiệm của Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như việc phân tích các quy định của pháp luật hình sự 
Việt Nam sẽ cung cấp thêm một số vấn đề cơ bản để hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam. 
Từ khóa: Nguồn của Luật hình sự, nguồn của Luật hình sự Việt Nam, nguồn luật hình sự mở, mở 
rộng nguồn luật hình sự, hoàn thiện Bộ luật hình sự năm 1999. 
Đặt vấn đề* 
Bộ luật hình sự năm 1999 sau hơn mười 
năm thi hành đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế 
cần phải được khắc phục do tình hình đất nước 
có những thay đổi nhanh chóng về mọi mặt, 
đặc biệt là những biến chuyển lớn về kinh tế, 
xã hội và tốc độ hội nhập quốc tế. Một trong 
những bất cập được rút ra qua thực tiễn thi 
hành Bộ luật hình sự chính là sự bất cập về 
phạm vi nguồn của pháp luật hình sự. Điều 2 
Bộ luật này khẳng định: “Chỉ người nào phạm 
một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới 
phải chịu trách nhiệm hình sự” - có nghĩa rằng, 
Bộ luật hình sự chính là nguồn trực tiếp và duy 
nhất của pháp luật hình sự Việt Nam. Bởi vậy, 
các luật khác khi đề cập đến hành vi vi phạm 
cần xử lý hình sự thì đều dẫn chiếu đến Bộ luật 
hình sự một cách rất chung chung: “thì bị xử lý 
theo quy định của Bộ luật hình sự” nhưng 
_______ 
*
 ĐT: 84-4-37547512 
 E-mail: nxiaolan@yahoo.com 
không rõ là về tội gì, theo điều khoản cụ thể 
nào của Bộ luật hình sự. Điều này gây nhiều 
lúng túng cho các cơ quan chức năng trong 
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. 
Ngoài ra, trong quá trình phát triển và hội 
nhập, nhiều lĩnh vực kinh tế-văn hóa-xã hội 
đều có sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ. Bộ 
luật hình sự nếu không được cập nhật kịp thời 
sẽ không đủ mạnh để đáp ứng đòi hỏi của thực 
tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Song 
trái lại, nếu Bộ luật hình sự - văn bản duy nhất 
chứa đựng các quy định về tội phạm và hình 
phạt - mà liên tục phải sửa đổi, bổ sung thì lại 
không bảo đảm được tính ổn định cần phải có 
đối với một văn bản có tính pháp điển hóa rất 
cao với tính chất là một văn bản quy phạm 
pháp luật trọng yếu, giữ vai trò xương sống 
trong hệ thống pháp luật quốc gia. Thực tế cho 
thấy, công tác pháp điển hóa luôn đòi hỏi phải 
trải qua một quá trình rất công phu, tốn kém cả 
về thời gian, tiền bạc cũng như trí tuệ, chất xám 
của toàn xã hội. Điều này gây áp lực rất lớn cho 
N.T. Lan / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 4 (2013) 44-51 45
nhà nước trước mỗi lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật 
hình sự. Bởi vậy, khi pháp điển hóa, các nhà 
làm luật đều rất chú trọng đến tính ổn định 
tương đối của Bộ luật này. 
Xuất phát từ lý do phân tích trên đây, tác 
giả cho rằng giải pháp quy định nguồn của 
pháp luật hình sự là nguồn mở, tức là không bó 
hẹp chỉ trong Bộ luật hình sự, là một giải pháp 
tương đối hiệu quả khắc phục những bất cập 
của các quy định trong Bộ luật này, đồng thời 
đáp ứng được yêu cầu đấu tranh với tội phạm 
trong thời kỳ đổi mới đất nước. Tác giả đồng 
tình với những quan điểm cho rằng việc xây 
dựng dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi) cần phải 
đạt được mục tiêu: Bộ luật hình sự mới phải 
thực sự trở thành công cụ pháp lý hữu hiệu để 
đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình 
hình mới; cần phải đổi mới tư duy về chính 
sách hình sự, hoàn thiện kỹ thuật lập pháp, bảo 
đảm tính thống nhất của các quy định trong Bộ 
luật hình sự, bảo đảm sự phù hợp giữa Bộ luật 
hình sự với các Luật khác có liên quan; tăng 
tính minh bạch, khả thi và tính dự báo, góp 
phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc 
trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội 
phạm; đồng thời sửa đổi Bộ luật hình sự theo 
hướng mở rộng nguồn của pháp luật hình sự, 
nghĩa là tội phạm và hình phạt không chỉ được 
quy định trong Bộ luật hình sự mà còn có thể 
được quy định trong các đạo luật chuyên 
ngành [1]. 
Để lý giải về việc đồng tình với định 
hướng mở rộng nguồn của pháp luật hình sự 
như đã trình bày trên đây, tác giả xin được nêu 
và phân tích những khó khăn, vướng mắc trong 
thực tiễn áp dụng pháp luật khi mà nguồn của 
pháp luật hình sự đang bị bó hẹp như quy định 
của Điều 2 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện 
hành; đặc biệt là việc tham khảo kinh nghiệm 
của Trung Quốc và Nhật Bản về quy định 
nguồn của pháp luật hình sự; và phương hướng 
hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong 
việc mở rộng nguồn. 
Cần được nói thêm, trong khoa học, khái 
niệm “nguồn của pháp luật” nói chung và 
“nguồn của pháp luật hình sự” nói riêng hiện 
nay còn nhiều quan điểm chưa thống nhất. Tuy 
nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của bài viết 
này, tác giả không đi sâu phân tích hay xây 
dựng một khái niệm “nguồn của pháp luật hình 
sự”, mà chỉ tiếp cận thuật ngữ “nguồn của 
pháp luật hình sự” trên cơ sở quy định của 
Điều 2 Bộ luật hình Việt Nam sự hiện hành, 
với tư cách là dạng thức tồn tại trực tiếp và 
chính thức của các quy phạm pháp luật về tội 
phạm và hình phạt. 
1. Một số vướng mắc trong thực tiễn áp 
dụng pháp luật do sự bó hẹp về nguồn của 
pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành 
Thực tiễn thi hành Bộ luật hình sự cho thấy 
các quy định của Bộ luật này đang ngày càng 
có nhiều bất cập, trong đó có những bất cập 
thuộc về các quy định liên quan đến nguồn của 
pháp luật hình sự, làm giảm hiệu quả của công 
tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, thể hiện 
dưới hai khía cạnh sau đây. 
a) Việc dẫn chiếu áp dụng Bộ luật hình sự 
chỉ là hình thức và có tính chất tùy tiện 
Đúng vậy, vướng mắc đầu tiên phải kể đến 
là việc các luật, pháp lệnh hiện nay đang “phó 
mặc” cho Bộ luật hình sự trong việc làm căn 
cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một 
người đã thực hiện hành vi được xem là nguy 
hiểm cho xã hội một cách rất lửng lơ và có tính 
chất bỏ ngỏ. Nguyên nhân xuất phát từ Điều 2, 
Bộ luật hình sự đã quy định rất rõ rằng: “Chỉ 
người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình 
sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình 
sự”. Điều đó có nghĩa là, tội phạm không thể 
được quy định trong một văn bản luật nào khác 
N.T. Lan / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 4 (2013) 44-51 
46
ngoài Bộ luật hình sự; người nào đó thực hiện 
bất kỳ hành vi nào nếu hành vi đó không bị Bộ 
luật hình sự cấm thì không thể bị truy cứu 
trách nhiệm hình sự. Vì vậy, để phù hợp với 
quy định này, các pháp lệnh hoặc các đạo luật 
chuyên ngành khác khi đề cập đến hành vi vi 
phạm cần xử lý hình sự thì đều quy định một 
cách rất chung chung: “thì bị truy cứu trách 
nhiệm hình sự” nhưng không rõ là về tội gì, 
theo điều khoản cụ thể nào của Bộ luật hình 
sự, bởi lẽ chỉ có Bộ luật hình sự mới ghi nhận 
đâu là tội phạm. 
Chẳng hạn, trong Pháp lệnh phòng, chống 
mại dâm năm 2003 có quy định tại Điều 24 về 
Xử lý đối với người có hành vi liên quan đến 
mại dâm như sau: “1. Người bảo kê mại dâm, 
góp vốn để sử dụng vào mục đích hoạt động 
mại dâm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi 
phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu 
trách nhiệm hình sự. 2. Người môi giới mại 
dâm, chứa mại dâm, cưỡng bức bán dâm, tổ 
chức mại dâm, mua bán phụ nữ, trẻ em để 
phục vụ hoạt động mại dâm thì bị truy cứu 
trách nhiệm hình sự”. Cũng theo quy định của 
Pháp lệnh này, hành vi bảo kê mại dâm là hành 
vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín hoặc 
dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực để bảo vệ, 
duy trì hoạt động mại dâm. Như vậy, việc lợi 
dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín hoặc dùng vũ 
lực, đe doạ dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt 
động mại dâm giả sử là trong trường hợp rất 
nghiêm trọng (có thể là bị xử lý hành chính 
nhiều lần nhưng vẫn tái vi phạm và sự tái vi 
phạm cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, với biểu hiện 
ngang nhiên, coi thường luật pháp) thì theo 
dẫn chiếu chung chung của Pháp lệnh sẽ bị 
truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trong 
Bộ luật hình sự lại chỉ có tội chứa mại dâm 
(bao gồm cả cưỡng bức mại dâm) và tội môi 
giới mại dâm chứ không có tội danh nào cho 
hành vi bảo kê mại dâm. Giả thiết này dẫn đến 
hai khả năng: một là cơ quan tiến hành tố tụng 
né tránh không xử lý hình sự vì không có cấu 
thành tội phạm phù hợp, hai là khiên cưỡng 
khép vào những tội danh gần giống để xử lý. Ở 
khả năng thứ nhất cho thấy pháp luật hành 
chính đã không còn đủ mạnh để đấu tranh với 
vi phạm, trong khi đó thì pháp luật hình sự lại 
không thể can thiệp vì không có căn cứ pháp 
lý. Hậu quả là vi phạm tràn lan mà không thể 
xử lý triệt để, người vi phạm càng trở nên hống 
hách và có thái độ coi thường pháp luật. Còn ở 
khả năng thứ hai, hành vi bảo kê mại dâm nếu 
với thủ đoạn dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ 
lực thì tùy từng trường hợp cụ thể có thể bị xử 
lý bằng các quy định về tội cố ý gây thương 
tích, hoặc cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản 
hoặc cũng có thể xử lý về đồng phạm tội chứa 
mại dâm hoặc môi giới mại dâm; nếu với thủ 
đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì có thể lại 
áp dụng các quy định về các tội phạm liên 
quan đến chức vụ để xử lý một cách khiên 
cưỡng. Khả năng thứ hai cho thấy, cho dù xử 
lý theo hướng nào thì cũng vẫn không hoàn 
toàn phản ánh đúng khách thể bị hành vi vi 
phạm xâm hại và không phản ánh đúng tính 
chất của hành vi khách quan. Việc áp dụng luật 
hình sự như vậy quả là rất gò ép, không thuyết 
phục và không bảo đảm nguyên tắc pháp chế. 
b) Các quy định của Bộ luật hình sự trở 
nên vô hiệu trước những quan hệ mới phát sinh 
trong xã hội phát triển 
Vướng mắc nữa trong thực tiễn áp dụng 
pháp luật đó là các quy định của Bộ luật hình sự 
trở nên lạc hậu trong một số trường hợp đã phát 
sinh trên thực tế. Đó là những tình huống mà 
biết rõ hành vi có tính nguy hiểm cao nhưng lại 
không thể truy cứu trách nhiệm hình sự do Bộ 
luật này chưa có các quy định tương ứng. 
Ví dụ có những vụ án xâm hại tình dục 
nhưng nạn nhân không được pháp luật hình sự 
bảo vệ do người xâm hại hoặc nạn nhân là 
người chuyển giới, mà theo quy định của Bộ 
luật hình sự (mặc dù mới được sửa đổi, bổ sung 
năm 2009) thì các tội xâm phạm tình dục như 
tội hiếp dâm hay giao cấu với trẻ em đều đòi hỏi 
người xâm hại và nạn nhân phải một bên là nam 
và bên kia là nữ. Sự bó buộc này được thể hiện 
thông qua thuật ngữ “giao cấu” mà Bộ luật đã 
quy định. Bởi thế đã có câu chuyện mới xảy ra 
N.T. Lan / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 4 (2013) 44-51 47
vào tháng 8/2013 rằng, một thanh niên tên là 
Ngọc Tê mặc dù bị phát hiện và thú nhận nhiều 
lần “quan hệ” với một cô gái tên là Tư chưa đủ 
16 tuổi trong một khách sạn ở quận Ninh Kiều, 
Cần Thơ nhưng lại không bị truy cứu trách 
nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em. Lý do 
là Ngọc Tê - 28 tuổi, Việt kiều ở Australia là 
người phẫu thuật chuyển giới, mặc dù giấy tờ 
tùy thân đều ghi rõ người này có giới tính nam 
(việc Ngọc Tê phẫu thuật chuyển giới đã được 
Australia cho phép và thừa nhận giới tính nam, 
sau đó anh này mới sang Việt Nam), nhưng bộ 
phận sinh dục của anh này lại được làm bằng 
silicon và theo kết luận của Trung tâm pháp y 
thành phố Cần Thơ thì: “Ngọc Tê là nữ giới đã 
phẫu thuật chuyển giới tính nhưng bộ phận sinh 
dục vẫn là nữ nên không thể quan hệ tình dục 
với nữ được” [2]. Trường hợp trên nếu xử lý 
hình sự chỉ có thể căn cứ vào các quy định của 
tội dâm ô với trẻ em kèm theo điều kiện phải có 
yêu cầu của người bị hại (theo quy định của Bộ 
luật tố tụng hình sự). Thực tế là cô gái trong câu 
chuyện kể trên đã không có ý định tố cáo hành 
vi của bạn trai, vì việc hai người quan hệ là trên 
cơ sở đồng thuận. Như vậy, Bộ luật hình sự đã 
không hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ quyền được 
bảo vệ về sức khỏe của trẻ em trong tình huống 
đặc biệt này. 
Bên cạnh trường hợp người có hành vi 
xâm hại tình dục là người chuyển giới thì còn 
có trường hợp nạn nhân bị xâm hại tình dục là 
người chuyển giới và pháp luật hình sự cũng 
không có quy định tương ứng. Đó là vụ việc 
xảy ra từ tháng 4/2010 ở Đồng Hới, Quảng 
Bình, có một cô gái uất ức đi tố cáo Nguyễn 
Văn Tình và đồng bọn đã thay phiên nhau hãm 
hiếp cô. Mặc dù Tình và đồng bọn đã thú nhận 
toàn bộ hành vi của chúng, nhưng nạn nhân lại 
là nam giới đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính 
nên về mặt pháp lý thì nạn nhân vẫn là nam giới 
và không thể bị người nam giới khác hiếp dâm. 
Vụ việc này gây lúng túng cho các cơ quan tiến 
hành tố tụng và gây nhiều tranh cãi trong dư 
luận. Tuy nhiên kết quả vẫn là chưa thể xử lý về 
hình sự đối với vụ việc nêu trên [3]. 
Việc phẫu thuật chuyển giới, cặp đôi yêu 
đương đồng tính ở Việt Nam hiện nay đang 
xuất hiện ngày càng nhiều và công khai. Xã 
hội cũng dần thân thiện, thông cảm và có xu 
hướng đồng tình với nhóm người dễ bị tổn 
thương này. Đồng nghĩa rằng những tình 
huống tưởng chừng hi hữu và đặc biệt trên đây 
sẽ rất dễ lặp lại trong thực tiễn. Điều đó đòi hỏi 
pháp luật hình sự cần phải được áp dụng một 
cách linh hoạt hơn để có thể bảo đảm chức 
năng bảo vệ của ngành luật này. Ngoài những 
vụ án liên quan đến tội phạm tình dục còn có 
những vụ án liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm 
như gian lận bảo hiểm, nợ đọng bảo hiểm xã 
hội, trục lợi bảo hiểm y tế... cũng là những vụ 
án đã xảy ra trên thực tế nhưng thật khó xử lý 
về hình sự vì Bộ luật chưa có quy định cụ thể. 
Chưa kể những hành vi nguy hiểm khác trong 
các lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh và 
mạnh như lĩnh vực công nghệ thông tin, lĩnh 
vực chứng khoán 
Thực tế đã cho thấy các quy định của Bộ 
luật hình sự hoàn toàn có thể trở nên lạc hậu 
một cách nhanh chóng so với sự phát triển của 
nền kinh tế-xã hộiDo đó tại lần xây dụng Dự 
án Bộ luật hình sự(sửa đổi) này, việc nghiên 
cứu đề xuất mở rộng nguồn của pháp luật hình 
sự sao cho tội phạm, hình phạt có thể được ghi 
nhận ở những văn bản luật khác là hoàn toàn 
phù hợp, giải pháp này có thể giải thích cho 
các quy định của luật hình sự thích ứng kịp 
thời với những đòi hỏi của thực tiễn. 
2. Vài nét về kinh nghiệm của Trung Quốc 
và Nhật Bản trong việc quy định nguồn của 
pháp luật hình sự 
Một số nước trên thế giới trong đó có 
Trung Quốc và Nhật Bản đã quy định rất rõ 
trong Bộ luật hình sự về việc tội phạm không 
phải chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự. 
N.T. Lan / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 4 (2013) 44-51 
48
Đó là cách quy định về nguồn mở của pháp 
luật hình sự mà Việt Nam có thể tham khảo 
trong quá trình xây dựng Dự án Bộ luật (sửa 
đổi) lần này. 
Ở Trung Quốc, việc giới hạn phạm vi áp 
dụng các quy định về tội phạm và hình phạt 
không phải chỉ trong Bộ luật hình sự. Điều 3 
Bộ luật hình sự nước này [4] quy định: “Chỉ 
những hành vi nào mà pháp luật quy định rõ là 
hành vi phạm tội thì người có hành vi đó mới 
bị kết án hoặc bị xử phạt; còn những hành vi 
nào mà pháp luật không quy định rõ là hành vi 
phạm tội thì người đó không bị kết án hoặc xử 
phạt”. Ngoài Bộ luật hình sự, hành vi bị coi là 
tội phạm có thể được quy định ở các văn bản 
luật khác. Nguồn của pháp luật hình sự Trung 
Quốc ngoài Bộ luật hình sự còn có các đạo luật 
hình sự riêng lẻ và luật hình sự phụ [5]. Đạo 
luật hình sự riêng lẻ của Trung Quốc được ban 
hành khi đã có Bộ luật, cụ thể: Mặc dù Bộ luật 
hình sự có hiệu lực năm 1979, sau đó Trung 
Quốc đã phải ban hành thêm 20 đạo luật hình 
sự riêng lẻ để có thể theo kịp sự phát triển về 
kinh tế-xã hội của đất nước. Năm 1997, Bộ 
luật này đã được sửa đổi, bổ sung và sau khi có 
hiệu lực thì Trung Quốc vẫn tiếp tục ban hành 
thêm 01 đạo luật hình sự riêng lẻ nữa quy định 
về tội phạm phá hoại chế độ ngoại hối. Sau đó, 
Bộ luật đã được sửa đổi vào các năm 1999, 
2001, 2002, 2005, 2006, 2007,2009, 2011 [5] 
và đã khắc phục được việc áp dụng đạo luật 
hình sự riêng lẻ [6]. Như vậy, bên cạnh các đạo 
luật hình sự riêng lẻ, nguồn của pháp luật hình 
sự Trung Quốc còn cần phải kể đến luật hình 
sự phụ. Luật hình sự phụ là những văn bản 
pháp luật phi hình sự có quy định về tội phạm 
và trách nhiệm hình sự mà thường là các văn 
bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý 
hành chính, thương mại dân sự, trật tự kinh tế, 
quy tắc kinh tế[6]. Có thể thấy, Trung Quốc 
là một đất nước có tốc độ phát triển kinh tế đến 
chóng mặt, nếu không bằng cách quy định về 
nguồn luật hình sự mở như vậy, chắc chắn 
quốc gia này càng gặp nhiều khó khăn hơn nữa 
trong việc xây dựng những căn cứ pháp lý để 
xử lý những hành vi nguy hiểm mới phát sinh 
nói riêng và trong công tác đấu tranh phòng, 
chống tội phạm trong tình hình mới nói chung. 
Việc các văn bản phi hình sự dẫn chiếu đến 
Bộ luật hình sự thì Việt Nam cũng thường áp 
dụng. Tuy nhiên, các văn bản này của Việt 
Nam, như đã trình bày ở Mục 1 thì chỉ dẫn 
chiếu một cách chung chung, và tuyệt đối 
không quy định thêm hành vi nào là tội phạm. 
Tất cả các tội phạm chỉ có thể được quy định ở 
trong Bộ luật hình sự. Còn ở Trung Quốc, các 
văn bản phi hình sự dẫn chiếu đến Bộ luật hình 
sự nhưng cũng có thể đồng thời quy định hành 
vi nào đó là tội phạm. Chẳng hạn, theo Điều 
51 Luật Thể dục thể thao năm 1995 quy định: 
“Trong các hoạt động thi đấu thể thao, các 
hành vi hối lộ, lừa gạt, tổ chức đánh bạc cấu 
thành tội phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự 
theo pháp luật” 
Chiểu theo Điều 385 Bộ luật hình sự Trung 
Quốc thì chủ thể của tội nhận hối lộ phải là 
nhân viên nhà nước: “Nhân viên nhà nước lợi 
dụng chức quyền đòi tiền hoặc nhận tiền một 
cách phi pháp của người khác để làm lợi cho 
họ là phạm tội nhận hối lộ” [4]. Tuy nhiên, kết 
hợp giữa quy định của Điều 3 Bộ luật hình sự 
Trung Quốc với quy định của Điều 51 Luật 
Thể dục thể thao năm 1995 thì phạm vi chủ thể 
của tội nhận hối lộ (theo Bộ luật hình sự) đã 
được nới rộng, theo đó người phạm tội nhận 
hối lộ không chỉ có thể là nhân viên nhà nước 
mà còn có thể bao gồm cả vận động viên, huấn 
luyện viên, trọng tài khi tham gia hoạt động thi 
đấu thể thao. Vận động viên, huấn luyện viên, 
trọng tài khi tham gia hoạt động thi đấu thể thao 
mà có hành vi đòi tiền hoặc nhận tiền một cách 
phi pháp của ai đó để làm lợi cho họ cũng bị 
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ. 
N.T. Lan / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 4 (2013) 44-51 49
Tương tự như vậy, Điều 389 Bộ luật hình 
sự Trung Quốc quy định “người nào để mưu 
cầu lợi ích bất chính đã cho nhân viên nhà 
nước tiền, của là phạm tội hối lộ”. Chủ thể của 
tội hối lộ cũng phải là người đã cho nhân viên 
nhà nước tiền, của để mưu cầu lợi ích bất 
chính, còn nếu cũng mục đích đó mà lại cho 
tiền một người không phải là nhân viên nhà 
nước thì không phải là hối lộ. Tuy nhiên, trên 
cơ sở Điều 3 của Bộ luật hình sự của quốc gia 
này, kết hợp với quy định của Điều 51 Luật 
Thể dục thể thao năm 1995 thì việc cho tiền 
vận động viên, huấn luyện viên hoặc trọng tài 
để mưu cầu lợi ích bất chính trong thi đấu thể 
thao cũng có thể bị xử lý về tội hối lộ. 
Từ ví dụ trên cho thấy, đạo luật chuyên 
ngành, mà cụ thể với trường hợp này là Luật 
Thể dục thể thao có vai trò hỗ trợ rất tích cực 
cho Bộ luật hình sự trong việc cung cấp căn cứ 
pháp lý để nhà nước Trung Quốc đấu tranh 
phòng, chống các hành vi đưa và nhận hối lộ 
nói chung và đặc biệt là những hành vi nhận và 
đưa hối lộ để gian lận trong thể thao nói riêng. 
Ngoài ra, khi tham khảo pháp luật của 
Nhật Bản, một lần nữa chúng ra lại thấy nguồn 
của pháp luật hình sự được quy định khá rộng 
ở ngay trong Bộ luật hình sự của quốc gia này. 
Điều 8 Bộ luật hình sự Nhật Bản [7] quy định: 
“Đối với tội phạm theo quy định của văn bản 
luật khác cũng được áp dụng tại các quy định 
của phần này. Tuy nhiên, không hạn chế trong 
trường hợp văn bản đó có quy định đặc biệt”. 
Bằng những quy định tại Điều 8 này, Bộ luật 
hình sự Nhật Bản thừa nhận các tội danh được 
quy định trong các văn bản luật khác, các tội 
danh này cũng được áp dụng cùng với các quy 
định chung trong Bộ luật hình sự, thậm chí nếu 
văn bản luật khác có quy định đặc biệt khác 
với những quy định chung trong Bộ luật hình 
sự thì cũng vẫn có thể có hiệu lực. Với những 
quy định như vậy, Nhật Bản có thể ban hành 
những đạo luật mới quy định về những tội 
phạm mới phát sinh do sự thay đổi của xã hội 
để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội 
phạm trong thời kỳ mới và quy định hình phạt 
tương ứng với tội phạm ấy, đồng thời Bộ luật 
hình sự vẫn được giữ nguyên vì về cơ bản 
các quy định của Bộ luật này vẫn còn phù 
hợp và không nhất thiết phải tốn kém thời 
gian, sức lực và tiền bạc cho việc rà soát, sửa 
đổi, bổ sung. 
Nhìn chung, qua tham khảo kinh nghiệm 
lập pháp của Trung Quốc và Nhật Bản, chúng 
ta phải thừa nhận một bài học rằng việc mở 
rộng nguồn của pháp luật hình sự giúp cho 
việc áp dụng các quy định về tội phạm và hình 
phạt trên thực tiễn trở nên linh hoạt hơn và dễ 
thích ứng với sự thay đổi của đời sống xã hội. 
Đạo luật hình sự riêng lẻ và những quy phạm 
pháp luật hình sự nằm trong các văn bản luật 
phi hình sự sẽ hỗ trợ cho Bộ luật hình sự trong 
việc trở thành công cụ sắc bén và hữu hiệu 
trong việc bảo vệ các quan hệ xã hội quan 
trọng cần thiết cho sự ổn định và phát triển của 
xã hội trước sự xâm hại của tội phạm. 
3. Vấn đề tiếp thu kinh nghiệm lập pháp 
quốc tế trong việc mở rộng nguồn của pháp 
luật hình sự 
Trước những vướng mắc trong thực tiễn áp 
dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 
1999 và những bài học từ kinh nghiệm lập 
pháp của Trung Quốc và Nhật Bản, chúng ta 
cần có sự đổi mới tư duy về chính sách hình 
sự, đặc biệt là việc chú trọng mở rộng nguồn 
của pháp luật hình sự. Quan niệm nguồn của 
pháp luật hình sự chỉ là Bộ luật hình sự (theo 
nghĩa hẹp) là quan niệm không còn phù hợp 
với xu thế và điều kiện hiện nay [8]. 
Tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của các 
nước đã nghiên cứu, phương án mở rộng 
nguồn của pháp luật hình sự Việt Nam một 
N.T. Lan / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 4 (2013) 44-51 
50
mặt nên cho phép có đạo luật hình sự riêng lẻ 
quy định nhóm tội phạm hoặc tội phạm cụ thể 
cùng hình phạt tương ứng, mặt khác cho phép 
các văn bản luật phi hình sự có điều luật quy 
định các tội phạm và hình phạt cụ thể. 
Các đạo luật về phòng, chống tội phạm 
như Luật phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa 
đổi, bổ sung năm 2008); Luật phòng chống 
tham nhũng năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ 
sung năm 2007 và 2012); Luật phòng chống 
mua bán người năm 2011; Luật phòng, chống 
khủng bố năm 2013 nếu có cả những điều 
luật quy định trực tiếp về tội phạm và hình 
phạt trong lĩnh vực tương ứng thì dám chắc 
pháp luật hình sự sẽ được trang bị một tấm 
lưới với những mắt lưới mau hơn, có tác dụng 
sàng lọc tội phạm một cách hiệu quả hơn so 
với tấm lưới mắt thưa của một Bộ luật hình sự 
đơn độc. 
Bên cạnh đó, các đạo luật phi hình sự như 
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 
2004; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; 
Luật Đất đai năm 2013; Luật Bảo vệ môi 
trường năm 2005; Luật chứng khoán năm 2006 
(sửa đổi, bổ sung năm 2010); Luật Công nghệ 
thông tin năm 2006 nên có những điều luật 
quy định về tội phạm cụ thể trong từng lĩnh 
vực bằng cách viện dẫn cụ thể đến điều, khoản 
nhất định của Bộ luật hình sự. Có như vậy mới 
khắc phục được nhược điểm của việc dẫn 
chiếu đến Bộ luật này một cách chung chung 
và “bỏ ngỏ” như trước đây, mặt khác cũng là 
để bảo đảm tính thống nhất giữa Bộ luật hình 
sự với các đạo luật này. 
Nhìn chung, một khi tội phạm và hình phạt 
được quy định trong cả các đạo luật chuyên 
ngành, nhất là các đạo luật về phòng, chống tội 
phạm thì các nhà làm luật sẽ có điều kiện quy 
định cụ thể các hành vi phạm tội trong từng 
lĩnh vực và việc cập nhật hành vi phạm tội mới 
nhanh chóng hơn mà vẫn bảo đảm tính ổn định 
của Bộ luật hình sự, đồng thời tăng cường 
được hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm 
trong các giai đoạn phát triển của đất nước. 
Để mở rộng nguồn của pháp luật hình sự 
theo hướng trên thì cần phải có sự rà soát kỹ 
lưỡng các quy định thuộc Phần chung và Phần 
các tội phạm của Bộ luật hình sự mà trước hết 
là các quy định liên quan đến cơ sở của trách 
nhiệm hình sự; hiệu lực của Bộ luật hình sự; 
khái niệm tội phạm; khái niệm hình phạt; các 
hình phạt cụ thể; quyết định hình phạt; thời 
hiệu thi hành bản án; xóa án tích. Về cơ bản 
những cụm từ có tính thu hẹp phạm vi nguồn 
của pháp luật hình sự như “Bộ luật hình sự quy 
định”, “Bộ luật này quy định” nên được thay 
bằng cụm từ “pháp luật quy định” để cho phép 
áp dụng các quy định liên quan đến tới tội 
phạm và hình phạt ở cả những văn bản luật 
khác ngoài Bộ luật hình sự. Chẳng hạn, cụm từ 
“phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy 
định” ở Điều 2 có thể sửa thành “thực hiện 
hành vi mà pháp luật quy định là tội phạm”; 
hoặc cụm từ “được quy định trong Bộ luật hình 
sự” có thể bổ sung thêm thành “được quy định 
trong Bộ luật hình sự và những văn bản pháp 
luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành” 
Việc mở rộng nguồn của pháp luật hình sự 
là một ý tưởng mang tính chất đột phá đòi hỏi 
cần phải có sự đổi mới hoàn toàn về mặt tư 
duy của những người làm công tác lập pháp, 
hành pháp, tư pháp cũng như trong nghiên cứu 
khoa học, giảng dạy, đào tạo luật và thậm chí 
là sự nhận thức của nhân dân về pháp luật hình 
sự. Quy trình làm luật cần phải được chuyên 
nghiệp hóa, thận trọng và thống nhất, bởi tội 
phạm và hình phạt là những quy định có tính 
chất đặc biệt quan trọng liên quan đến việc bảo 
vệ tính mạng con người và sự tồn vong của 
một quốc gia. Nếu thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, 
việc quy định tội phạm và hình phạt trong các 
N.T. Lan / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 4 (2013) 44-51 51
đạo luật chuyên ngành rất dễ bị lạm dụng và 
dẫn đến chồng chéo. 
Mục đích của việc xây dựng Dự án Bộ luật 
hình sự (sửa đổi) lần này là nhằm tạo ra một 
Bộ luật hình sự của thời kỳ mới, một công cụ 
pháp lý sắc bén, hữu hiệu nhằm bảo vệ chế độ, 
bảo vệ các quyền con người, quyền cơ bản của 
công dân, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, 
trật tự an toàn xã hội, bảo vệ và thúc đẩy sự 
phát triển của nền kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước 
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đồng thời đáp 
ứng có hiệu quả những yêu cầu của quá trình 
hội nhập quốc tế. Thiết nghĩ, việc mở rộng 
nguồn của pháp luật hình sự là một ý tưởng tuy 
chưa thể hiện thực hóa ngay được nhưng cũng 
cần có sự tiếp nhận và quan tâm nghiên cứu 
một cách sâu sắc nhằm hướng tới mục tiêu 
cuối cùng là đề cao và bảo vệ tốt hơn nữa các 
quyền của con người, quyền cơ bản của công 
dân; bảo đảm rằng Bộ luật hình sự chắc chắn 
trở thành công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ 
và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của nền 
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ 
nghĩa; nhằm tạo ra một khung pháp lý an toàn 
để bảo vệ một môi trường sống an lành cho 
người dân, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc 
chủ động và tăng cường hợp tác quốc tế trong 
phòng, chống tội phạm; và bảo đảm tính thống 
nhất trong Bộ luật hình sự và giữa Bộ luật hình 
sự với các Luật khác. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ Tư pháp. Những định hướng cơ bản xây dựng 
Dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bản Dự thảo 
ngày 15/11/2013. 
[2] 
dam-o-vi-cua-quy-la-do-gia-2893467.html 
[3] 
cuu-trao-doi.aspx?ItemID=5923 
[4] Đinh Bích Hà. Bộ luật hình sự của nước Cộng 
hòa nhân dân Trung Hoa. NXB Tư pháp, Hà Nội, 
2007. 
[5]  
[6] GS.TS. Hạ Dũng. Luật hình sự phụ của Trung 
Quốc. Tạp chí Luật học, số 1(152) tháng 1/2013. 
[7] Trần Thị Hiển. Bộ luật hình sự Nhật Bản. NXB 
Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2011. 
[8] 
ly-Viet-Trung-ban-ve-han-che-hinh-phat-tu-
hinh/270897.gd 
The Issue of Expanding the Sources 
of Vietnamese Criminal Law 
Nguyễn Thị Lan 
VNU School of Law, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hanoi, Vietnam 
Abstract: Expanding sources of the Criminal Law is one of important issues in legal research in 
Vietnam. In order to meet the needs of reality, studying provisions and experience of Japan and China, 
as well as analyzing Vietnamese criminal law provisions, will provide some more fundamental issues 
so as to perfect the Criminal Code of Vietnam. 
Keywords: Sources of criminal law, sources of Vietnamese criminal law, criminal law open 
source, perfecting the 1999 Penal code. 

File đính kèm:

  • pdfvan_de_mo_rong_nguon_cua_phap_luat_hinh_su_viet_nam.pdf