Vai trò và đặc điểm chức năng quản lý kinh tế của nhà nước việt nam giai đoạn hội nhập quốc tế

Tóm tắt: Chức năng quản lý kinh tế là chức năng rất quan trọng trong hệ thống

các chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bởi lẽ, đây là chức

năng có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến hầu hết các hoạt động của Nhà nước và đồng

thời ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Bài viết

nghiên cứu về vai trò và đặc điểm của chức năng quản lý kinh tế, từ đó, đề xuất một số kiến

nghị nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng quan trọng này.

pdf 8 trang phuongnguyen 7580
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò và đặc điểm chức năng quản lý kinh tế của nhà nước việt nam giai đoạn hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò và đặc điểm chức năng quản lý kinh tế của nhà nước việt nam giai đoạn hội nhập quốc tế

Vai trò và đặc điểm chức năng quản lý kinh tế của nhà nước việt nam giai đoạn hội nhập quốc tế
Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 52 (02/2019) 37-44 37 
VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG QUẢN LÝ KINH 
TẾ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP 
QUỐC TẾ 
Nguyễn Vinh Hưng* 
* 
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 3/8/2018 
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/2/2019 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 25/2/2019 
Tóm tắt: Chức năng quản lý kinh tế là chức năng rất quan trọng trong hệ thống 
các chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bởi lẽ, đây là chức 
năng có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến hầu hết các hoạt động của Nhà nước và đồng 
thời ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Bài viết 
nghiên cứu về vai trò và đặc điểm của chức năng quản lý kinh tế, từ đó, đề xuất một số kiến 
nghị nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng quan trọng này. 
Từ khóa: pháp luật, kinh tế, quản lý kinh tế, chức năng kinh tế, hội nhập quốc tế. 
1. Đặt vấn đề 
Hiện nay, “nền kinh tế thế giới 
hiện đại ngày càng gắn kết chặt chẽ các 
quốc gia với nhau”.1†Hòa cùng dòng chảy 
của kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang 
là thành viên của các tổ chức và diễn đàn 
kinh tế lớn như: ASEAN, APEC, ASEM, 
WTO... Mặt khác, nền kinh tế thị trường 
của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn 
hình thành và phát triển, nên vì thế luôn 
đòi hỏi sự điều chỉnh kịp thời, linh hoạt 
từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, nghiên cứu 
cho thấy, khác với thời kỳ kinh tế tập 
trung chỉ huy trước đây, vai trò và đặc 
* Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội 
1 Phạm Quang Vinh (2011), Giáo trình Kinh tế học Vĩ mô, Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà 
Nội, tr. 135. 
điểm của chức năng quản lý kinh tế 
(QLKT) trong giai đoạn hội nhập quốc tế 
đã có sự thay đổi rất lớn. Từ đó, bài viết 
nghiên cứu về vai trò và đặc điểm của 
chức năng QLKT trong giai đoạn hội 
nhập quốc tế nhằm đề xuất một số kiến 
nghị để chức năng QLKT phù hợp hơn 
với yêu cầu và hoàn cảnh hiện nay. 
2. Vai trò của chức năng quản lý 
kinh tế 
Vai trò của chức năng QLKT thể 
hiện ở các nội dung quan trọng như: “giải 
phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng 
sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và 
38 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng và 
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất 
lượng và sức cạnh tranh, hình thành đồng 
bộ và hoàn thiện các loại thị trường và thể 
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội 
chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của Việt 
Nam”.2*Tuy nhiên, khác với thời kỳ trước 
đây, hiện nay, do chịu tác động từ hội 
nhập kinh tế quốc tế nên vai trò của chức 
năng QLKT đã mở rộng thêm các nội 
dung: “chủ động và tích cực hội nhập 
kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại 
gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ 
của nền kinh tế”.3†Đây là sự đổi mới, sáng 
tạo trong tư duy làm kinh tế và QLKT của 
Việt Nam và điều này mang lại rất nhiều 
cơ hội và thuận lợi cho nền kinh tế. 
Có thể khẳng định, chức năng 
QLKT “là chức năng có tầm quan trọng 
đặc biệt của Nhà nước”.4‡Sở dĩ như vậy là 
vì chức năng QLKT trực tiếp tác động, 
ảnh hưởng đến hầu hết các chủ thể trong 
xã hội và cả Nhà nước. Đối với người 
dân, kinh tế là vấn đề quan trọng và luôn 
là mục tiêu phấn đầu, sự mong muốn của 
mỗi người. Với các doanh nghiệp, hầu hết 
các loại hình doanh nghiệp đều hoạt động 
với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Còn đối 
với Nhà nước, việc điều tiết thu chi, quản 
2 Nguyễn Văn Động (chủ biên 2010), Giáo 
trình Lý luận chung về nhà nước và pháp 
luật, Nhà xuất bản tư pháp, tr. 115. 
3 Nguyễn Văn Động (chủ biên 2010), Giáo 
trình Lý luận chung về nhà nước và pháp 
luật, sđd, tr. 116. 
4 Nguyễn Minh Đoan (2010), Giáo trình lý 
luận về nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản 
chính trị quốc gia, tr. 181. 
lý và sử dụng nguồn quỹ ngân sách nhà 
nước suy cho cùng đều liên quan đến 
các hoạt động kinh tế. Vì vậy, việc Nhà 
nước tác động, can thiệp đến chức năng 
QLKT cũng đồng nghĩa đã ảnh hưởng 
đến hầu hết các hoạt động kinh tế của mọi 
chủ thể trong xã hội. 
Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu 
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, không 
quốc gia nào có thể phát triển mà không 
cần có sự hợp tác, giao lưu về kinh tế với 
các quốc gia khác. Để nền kinh tế tăng 
trưởng và phát triển ổn định, bền vững thì 
Nhà nước phải sử dụng chức năng QLKT 
để định hướng, điều tiết nền kinh tế. Cụ 
thể, Nhà nước sẽ “thông qua các công cụ, 
đường lối chiến lược, các chính sách, 
phương pháp, tạo điều kiện, môi trường 
lành mạnh cho các chủ thể, thành phần 
kinh tế phát triển”.5§Từ đó cho thấy, chức 
năng QLKT giữ vai trò đặc biệt quan 
trọng. Bởi lẽ, “kết quả thực hiện chức 
năng QLKT của Nhà nước tác động một 
cách trực tiếp tới tất cả các mặt của đời 
sống xã hội”.6** 
3. Đặc điểm chức năng quản lý 
kinh tế 
Thứ nhất, chức năng QLKT trong 
giai đoạn hội nhập quốc tế do cả bộ máy 
5 Phan Huy Đường (2012), Quản lý nhà nước 
về kinh tế, Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Nhà 
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 17. 
6 Nguyễn Minh Đoan (2014), Hướng dẫn 
môn học Lý luận nhà nước và pháp luật, Nhà 
xuất bản tư pháp, tr. 93. 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 39 
nhà nước thực hiện trên cơ sở sự phân 
công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ 
quan nhà nước từ trung ương xuống địa 
phương: về cơ bản, quá trình xây dựng 
các chính sách về QLKT được tiến hành 
từ việc Quốc hội ban hành Hiến pháp, 
luật và các nghị quyết liên quan đến 
kinh tế. Đồng thời, Quốc hội quyết định 
những vấn đề quan trọng nhất về kinh tế 
và cũng chính Quốc hội sẽ thực hành 
quyền giám sát tối cao các hoạt động 
của Nhà nước và các chủ thể trong xã 
hội. 
Còn tại địa phương, Hội đồng 
nhân dân các cấp sẽ thực hiện nhiệm vụ 
ban hành các Nghị quyết về QLKT tại 
địa phương và đồng thời sẽ giám sát 
việc thực hiện của các cơ quan nhà 
nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội 
và mọi công dân liên quan đến hoạt 
động kinh tế ở địa phương mình. Ngoài 
ra, các cơ quan như Chính phủ, Bộ Tài 
Chính, Bộ Công thương, Ngân hàng nhà 
nước hay Ủy ban nhân dân các cấp đều 
là những cơ quan quản lý hành chính đối 
với lĩnh vực kinh tế. Đối với các cơ quan 
tư pháp như Tòa án nhân dân và Viện 
kiểm sát nhân dân, trong phạm vi và 
quyền hạn, các cơ quan này cũng góp 
phần quan trọng vào việc kiểm tra và xét 
xử các vi phạm liên quan đến việc các 
chủ thể chịu trách nhiệm tổ chức, thực 
hiện chức năng QLKT. 
7 Nguyễn Vinh Hưng (2015), Thực hiện chức 
năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, 
Thứ hai, chức năng QLKT trong 
giai đoạn hội nhập quốc tế có nội dung 
do pháp luật quy định: Chức năng QLKT 
là những hoạt động của Nhà nước liên 
quan đến việc tổ chức và quản lý nền kinh 
tế. Như vậy, xét về bản chất, chức năng 
QLKT cũng giống như các chức năng 
quản lý khác của nhà nước và vì thế, nội 
dung của chức năng QLKT phải do pháp 
luật quy định và điều chỉnh. Nghiên cứu 
cho thấy, “nội dung của pháp luật về tổ 
chức và QLKT gồm hai bộ phận là pháp 
luật nội dung và pháp luật hình thức”.7* 
Cụ thể, pháp luật nội dung sẽ quy định các 
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể hoạt 
động kinh tế. Còn pháp luật hình thức lại 
quy định về trình tự, thủ tục để các chủ 
thể tham gia có thể thực hiện quyền và 
nghĩa vụ của họ. 
So với các giai đoạn trước đây, hệ 
thống pháp luật liên quan đến QLKT hiện 
nay khá đa dạng, phong phú và thường 
xuyên có sự điều chỉnh. Ngoài ra, việc mở 
cửa thị trường để các nhà đầu tư từ khắp 
nơi trên thế giới đến làm ăn, kinh doanh 
tại Việt Nam cũng góp phần làm cho hệ 
thống pháp luật Đầu tư, luật Doanh 
nghiệp, luật Thương mại phải thường 
xuyên có sự điều chỉnh để đáp ứng, phù 
hợp với tình hình. 
Thứ ba, chức năng QLKT trong 
giai đoạn hội nhập quốc tế có mục tiêu 
cụ thể là điều tiết mọi hoạt động kinh tế 
theo pháp luật nhằm đạt được những 
Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học 
Kinh tế - ĐHQGHN, tr. 12. 
40 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
mục tiêu tổng quát của kinh tế: Về mục 
tiêu của quản lý nhà nước đối với nền 
kinh tế được phân chia thành: mục tiêu 
tổng quát và mục tiêu cụ thể. Theo đó, 
mục tiêu tổng quát được xác định căn cứ 
vào các tiêu chí chung của nền kinh tế 
Việt Nam. Mục tiêu cụ thể được xác 
định căn cứ vào mục tiêu chung của 
quản lý nhà nước đối với nền kinh tế là 
xây dựng, phát triển nền kinh tế tiên 
tiến, hiện đại, giàu mạnh và hội nhập 
kinh tế quốc tế. 
Thứ tư, chức năng QLKT trong 
giai đoạn hội nhập quốc tế được tiến hành 
theo những nguyên tắc do pháp luật quy 
định: Hoạt động quản lý nhà nước về kinh 
tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế 
hiện nay, được tiến hành bởi tất cả các cơ 
quan nhà nước từ trung ương xuống địa 
phương dựa trên các nguyên tắc chính trị - 
xã hội và các nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật. 
Trong đó, các nguyên tắc chính trị gồm: 
Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong 
QLKT, bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân 
tộc trong QLKT, tập trung dân chủ.8*Các 
nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật gồm: “kết hợp 
quản lý theo ngành, chức năng với quản lý 
theo địa phương; quản lý theo ngành kết 
hợp với quản lý theo chức năng và phối hợp 
quản lý liên ngành”.9† 
Thứ năm, chức năng QLKT trong 
giai đoạn hội nhập quốc tế tiếp nối chức 
8 Điều 4, Điều 5 và Điều 6 của Hiến pháp 
năm 2013. 
9 Nguyễn Vinh Hưng (2011), Chức năng văn 
hóa - giáo dục của Nhà nước Cộng hòa xã 
hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, Luận văn 
năng QLKT của Nhà nước Việt Nam từ 
các giai đoạn phát triển trước đây: Từ khi 
ra đời (năm 1945), Nhà nước Việt Nam 
dân chủ cộng hòa đã đảm nhiệm chức 
năng QLKT và kéo dài cho tới năm 1976, 
khi Quốc hội chung của cả nước họp 
quyết định đổi tên nước và chức năng 
QLKT chính thức được chuyển thành 
chức năng QLKT của Nhà nước Cộng 
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 
Trong suốt giai đoạn này và kéo dài cho 
đến trước Đại hội Đảng VI (12/1986), 
chức năng QLKT được Nhà nước định 
hướng phát triển kinh tế tập trung chỉ huy 
(kinh tế quan liêu bao cấp). Kể từ Đại hội 
Đảng VI, nhận thức được các khó khăn 
của nền kinh tế và trước xu thế phát triển 
mới, Đảng và Nhà nước chủ trương thay 
đổi cơ chế QLKT từ kinh tế tập trung chỉ 
huy sang thành kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa. Sau này, tổng kết 
sau 30 năm đổi mới đã chứng minh cho 
sự thay đổi đúng đắn và hợp lý của Đảng, 
Nhà nước: “trong hơn 30 năm qua (1986 
- 2017), tốc độ tăng trưởng kinh tế nước 
ta, tuy có sự dao động nhất định, song vẫn 
ở mức cao hơn trung bình khu vực và thế 
giới với mức tăng bình quân cả thời kỳ 
gần 7%/năm. Nếu như giai đoạn 1986 - 
1990, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta 
chỉ đạt 4,4%/năm, thì đến năm 2016 là 
6,21% và năm 2017 là 6,81%”.10‡ 
thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà 
Nội, tr. 11. 
10 Báo điện tử Tạp chí công thương (2019), 
Thành tựu hơn 30 năm đổi mới tư duy kinh 
tế của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 41 
Những năm gần đây, cùng với 
việc Việt Nam ra nhập hàng loạt sân chơi 
kinh tế lớn của khu vực và thế giới, chức 
năng QLKT hiện nay vẫn đang từng bước 
được điều chỉnh đề phù hợp với yêu cầu, 
hoàn cảnh và tình hình mới. Tuy nhiên, 
có thể thấy rằng, chức năng QLKT hiện 
nay vẫn đang được kế thừa và phát triển 
từ những nền tảng ban đầu. Đồng thời với 
đó, hiện nay, Nhà nước đã có một hệ 
thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh về 
QLKT và vẫn không ngừng hoàn thiện, 
bổ sung bằng những quy định mới, để phù 
hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt 
Nam giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. 
Thứ sáu, chức năng quản lý kinh 
tế trong giai đoạn hội nhập quốc tế có 
đối tượng tác động là các quan hệ kinh 
tế cơ bản và quan trọng nhất liên quan 
tới kinh tế: Những lĩnh vực quan hệ kinh 
tế chủ yếu mà Nhà nước tác động thông 
qua việc thực hiện chức năng QLKT rất 
đa dạng, phong phú và phức tạp. Tuy 
nhiên, trước sức ép từ hội nhập kinh tế 
quốc tế thì các lĩnh vực kinh tế trọng yếu 
như ngoại thương, xuất nhập khẩu, đầu 
tư, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, 
bất động sản được quan tâm, chú ý 
hơn cả. 
Thứ bảy, chức năng quản lý kinh 
tế trong giai đoạn hội nhập quốc tế 
được thực hiện dưới những hình thức và 
bằng các phương pháp nhất định: Hình 
trường, nguồn truy cập: 
tuu-hon-30-nam-doi-moi-tu-duy-kinh-te-
thức thực hiện chức năng QLKT là biểu 
hiện bên ngoài hoạt động của Nhà nước 
trong lĩnh vực kinh tế. Thông thường, 
Nhà nước thực hiện chức năng QLKT 
dưới các hình thức pháp lý và các hình 
thức không mang tính pháp lý. Các hình 
thức pháp lý được pháp luật quy định cụ 
thể về nội dung, thủ tục, trình tự tiến 
hành (ví dụ: các hoạt động ban hành văn 
bản quy phạm pháp luật (QPPL) về lĩnh 
vực kinh tế, ban hành văn bản áp dụng 
QPPL về kinh tế, kiểm tra và giám sát 
việc thực hiện pháp luật về kinh tế, văn 
bản áp dụng QPPL về kinh tế). Về các 
hình thức không mang tính pháp lý, 
pháp luật quy định thủ tục, trình tự 
chung để tiến hành như thủ tục, trình tự 
tiến hành hội nghị tổng kết công tác 
QLKT, hội nghị, hội thảo khoa học về 
quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh 
tế, hội nghị phổ biến kinh nghiệm quản 
lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế 
Phương pháp quản lý nhà nước 
đối với lĩnh vực kinh tế được hiểu là 
cách thức tác động của chủ thể QLKT 
tới đối tượng QLKT nhằm đạt được mục 
tiêu. Ở cấp độ chung, có các phương 
pháp thuyết phục, cưỡng chế, hành 
chính và kinh tế. Ở cấp độ cụ thể, 
phương pháp quản lý nhà nước đối với 
kinh tế là cách thức mà các cơ quan 
quản lý nhà nước đối với kinh tế sử 
dụng trong khi thực hiện những nhiệm 
cua-dang-ve-xay-dung-nen-kinh-te-thi-
truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-
58999.htm , ngày 01/3/2019. 
42 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
vụ, chức năng cụ thể của mình, đặc biệt 
trong việc giải quyết những vấn đề cụ 
thể phát sinh trong quá trình QLKT. 
Theo nghĩa này, có các phương pháp cụ 
thể mang tính tổ chức, kỹ thuật, nghiệp 
vụ như phối kết hợp hoạt động giữa các 
cán bộ quản lý ở những vị trí khác nhau, 
đảm nhận các công việc khác nhau 
nhưng đều hướng tới thực hiện nhiệm 
vụ chung và nhằm đạt mục tiêu chung. 
Thứ tám, chức năng quản lý kinh 
tế trong giai đoạn hội nhập quốc tế 
thường xuyên biến đổi về nội dung, hình 
thức và phương pháp thực hiện: Cùng với 
xu hướng phát triển chung của thời đại và 
quốc tế, nền kinh tế Việt Nam luôn luôn 
biến đổi. Mặt khác, nhu cầu, đòi hỏi của 
xã hội đối với kinh tế ngày càng lớn hơn 
trước. Vì thế, chức năng QLKT vẫn 
thường xuyên đổi mới, cải tiến cả về nội 
dung, hình thức, phương pháp cho phù 
hợp. 
Thứ chín, chức năng quản lý kinh 
tế trong giai đoạn hội nhập quốc tế được 
thực hiện trên cơ sở đường lối, chính sách 
của Đảng, pháp luật của Nhà nước về 
lĩnh vực kinh tế: Hiến pháp năm 2013 
khẳng định Đảng “là lực lượng lãnh đạo 
Nhà nước và xã hội”.11*Vì vậy, các quan 
điểm của Đảng về lĩnh vực kinh tế là cơ 
sở để Nhà nước thể chế hoá thành pháp 
11 Khoản 1, Điều 4 của Hiến pháp năm 
2013. 
12 Nguyễn Vinh Hưng (2018), Nguyên tắc, 
hình thức và phương pháp thực hiện chức 
năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam 
luật, tức là thành những quy tắc xử sự 
chung và được bảo đảm thực hiện bằng 
sự cưỡng chế nhà nước. Khi đã có pháp 
luật đòi hỏi Nhà nước phải điều chỉnh 
chức năng QLKT theo nội dung của 
pháp luật thì mới đạt được các mục tiêu 
của kinh tế. 
4. Kiến nghị 
Hiện nay, “hội nhập kinh tế quốc 
tế và toàn cầu hóa đang là xu hướng phát 
triển tất yếu của mọi quốc gia”.12†Khi 
Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế thì 
yếu tố hội nhập đầu tiên và chịu tác động 
mạnh nhất luôn là kinh tế. Vì thế, chức 
năng QLKT trong giai đoạn hội nhập 
quốc tế luôn đối mặt với các khó khăn, 
thách thức. Chính vì vậy, để chức năng 
QLKT hoạt động hiệu quả hơn thì cần 
thiết xem xét giải pháp sau: 
Việt Nam tiến hành xây dựng nền 
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ 
nghĩa trên một nền tảng hạ tầng kinh tế 
thiếu thốn, khó khăn vì phải trải qua các 
cuộc chiến tranh kéo dài. Hơn nữa, “Việt 
Nam xưa nay là một xứ nông nghiệp 
một xã hội chỉ chuyên sản xuất về nông 
nghiệp”.13‡ Suốt thời kỳ phong kiến, “nền 
kinh tế Việt Nam kéo dài trong tình trạng 
tự nhiên, tự cấp, tự túc. Ở đó, nông nghiệp 
là nền tảng kinh tế, công thương nghiệp 
phát triển phụ thuộc vào nông nghiệp và 
giai đoạn hội nhập quốc tế, Tạp chí Dân chủ 
và pháp luật, số 04, tr. 3. 
13 Lê Tài Triển, Nguyện Vạng Thọ, Nguyễn 
Tân (1972), Luật Thương mại Việt Nam dẫn 
giải, Nhà xuất bản Sài Gòn Kim lai ấn quán, 
Quyển I, tr. 3. 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 43 
là hoạt động kinh tế phụ trợ cho nông 
nghiệp. Tầng lớp công thương chuyên 
nghiệp còn quá ít so với dân cư cả 
nước”.14*Với “hạ tầng cơ sở” là nền kinh 
tế phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông 
nghiệp nên “thượng tầng kiến trúc” của 
xã hội suốt “thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳ 
các triều đại phong kiến, các tư tưởng 
pháp luật thống trị ở Việt Nam là tư tưởng 
pháp luật phong kiến, phản ánh tồn tại xã 
hội của xã hội phong kiến với nền sản 
xuất nông nghiệp lạc hậu, phân tán, manh 
mún”.15†Chính vì thế, suốt một thời gian 
dài, Việt Nam chỉ quan tâm phát triển 
nông nghiệp và xác định kinh tế nông 
nghiệp là lĩnh vực chủ đạo của nền kinh 
tế. 
Tuy nhiên, đến khi tham gia hội 
nhập kinh tế quốc tế thì các yếu tố của hội 
nhập đã tác động rất lớn đến cơ cấu, thành 
phần kinh tế. Cho đến nay, thực tiễn đã 
chứng minh, kinh tế nông nghiệp không 
còn phù hợp để dẫn dắt nền kinh tế phát 
triển. Vì thế, chúng tôi cho rằng, trước 
hết, cần thiết phải đổi mới tư duy làm 
kinh tế và QLKT. Nói cách khác, chúng 
ta cần phát triển các lĩnh vực kinh tế mới 
như kinh tế tri thức hay kinh tế số. Bởi 
đây là các lĩnh vực thu hút nguồn vốn tư 
bản mạnh mẽ và rất nhiều quốc gia có nền 
kinh tế tiên tiến, hiện đại đều đang áp 
dụng triển khai. Mặt khác, trước thành 
tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 
14 Nguyễn Trí Dĩnh, Phạm Thị Quý (2007), 
Giáo trình lịch sử kinh tế, Trường Đại học 
Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Đại học Kinh 
tế Quốc dân, tr. 285. 
mang lại, việc giao lưu, buôn bán, hợp tác 
với các quốc gia khác ngày càng nhanh 
chóng, đơn giản. Vì vậy, chúng ta cần 
thiết có chủ trương cụ thể để khai thác, áp 
dụng các thành tựu của khoa học công 
nghệ để từng bước phát triển nền kinh tế 
số tại Việt Nam. Còn đối với nền kinh tế 
nông nghiệp truyền thống thì chỉ nên duy 
trì trong phạm vi tại các địa bàn, khu vực 
vốn có nhiều lợi thế sản xuất. Thiết nghĩ, 
có như vậy, chúng ta mới có thể đưa nền 
kinh tế Việt Nam từng bước ổn định và 
hội nhập quốc tế./. 
Tài liệu tham khảo: 
1. Báo điện tử Tạp chí công thương 
(2019), Thành tựu hơn 30 năm đổi mới tư 
duy kinh tế của Đảng về xây dựng nền kinh 
tế thị trường, nguồn truy cập: 
tuu-hon-30-nam-doi-moi-tu-duy-kinh-te-
cua-dang-ve-xay-dung-nen-kinh-te-thi-
truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-
58999.htm , ngày 01/3/2019. 
2. Nguyễn Trí Dĩnh và Phạm Thị Quý 
(2007), Giáo trình lịch sử kinh tế, Đại học 
Kinh tế Quốc dân, Nxb Đại học Kinh tế Quốc 
dân. 
3. Nguyễn Văn Động chủ biên 
(2010), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước 
và pháp luật, Nxb Tư pháp. 
4. Nguyễn Minh Đoan (2010), Giáo 
trình lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxb 
Chính trị quốc gia. 
15 Nguyễn Minh Đoan (2011), Ý thức pháp 
luật, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr. 52 - 
53. 
44 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
5. Nguyễn Minh Đoan (2011), Ý thức 
pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia. 
6. Nguyễn Minh Đoan (2014), 
Hướng dẫn môn học Lý luận nhà nước và 
pháp luật, Nxb Tư pháp. 
7. Phan Huy Đường (2012), Quản lý 
nhà nước về kinh tế, Đại học Kinh tế - 
ĐHQGHN, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
8. Nguyễn Vinh Hưng (2011), Chức 
năng văn hóa - giáo dục của Nhà nước Cộng 
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, 
Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học 
Luật Hà Nội. 
9. Nguyễn Vinh Hưng (2015), Thực 
hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước 
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường 
Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. 
10. Nguyễn Vinh Hưng (2018), 
Nguyên tắc, hình thức và phương pháp thực 
hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước 
Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế, Dân 
chủ và pháp luật, số 04. 
11. Quốc hội, Hiến pháp năm 2013. 
12. Lê Tài Triển, Nguyện Vạng Thọ 
và Nguyễn Tân (1972), Luật Thương mại Việt 
Nam dẫn giải, Nxb Sài Gòn Kim lai ấn quán, 
Quyển I 
13. Phạm Quang Vinh (2011), Giáo 
trình Kinh tế học Vĩ mô, Đại học kinh tế - Đại 
học Quốc gia Hà Nội. 
Địa chỉ tác giả: Khoa Luật - Đại học Quốc 
Gia Hà Nội 
Email: nguyenvinhhung85@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_va_dac_diem_chuc_nang_quan_ly_kinh_te_cua_nha_nuoc_v.pdf