Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành tài chính-ngân hàng trong tiến trình hội nhập kinh tê quốc tế ở thành phố hồ chí minh

TÓM TẮT

Trong bối cảnh thế giới chuyển biến mạnh

mẽ, cuộc cách mạng 4.0 diễn ra trên phạm vi

toàn cầu, đây là một cơ hội và cũng là thách

thức rất lớn để nền kinh tế Việt Nam nói chung

và hệ thống tài chính Việt Nam nói riêng phải

tận dụng được đòn bẩy về công nghệ lớn lao

này. Trong đó, hệ thống tài chính có vai trò

huyết mạch, chủ chốt trong tổng vốn đầu tư

toàn xã hội. Muốn vậy, việc tái cấu trúc lại một

thị trường tài chính hiện đại giữa thị trường

tài chính tiền tệ và thị trường vốn càng trở nên

quan trọng. Để làm được điều đó ngoài yếu tố

về máy móc thì yếu tố về nguồn nhân lực trong

ngành tài chính ngân hàng là điều quan trọng

nhất, quyết định việc hạn chế và giải quyết các

khoản nợ xấu, xử lý các ngân hàng yếu kém,

có thể bắt kịp và thu hẹp khoảng cách với các

* ThS. Công Ty Dịch Vụ Mobifone khu vực 2. NCS. Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.

Email: nam.ntp@mobifone.vn

nước trong khu vực sẵn sàng tiến kịp các nước

Châu Á. Trước những biến động quá lớn của

thế giới thì tình hình tăng trưởng kinh tế của

Việt Nam chiếm 6,21% chủ yếu do sự đóng

góp của các ngành như khai khoáng và nông

nghiệp thì hệ thống tài chính Việt Nam vẫn

chưa đóng vai trò động lực thúc đẩy các lĩnh

vực kinh tế xã phát triển. Bên cạnh đò, các yếu

tố đe dọa ổn định vĩ mô trong nước (thâm hụt

ngân sách, nợ công, nợ xấu, quá trình tái cơ

cấu kinh tế) vẫn là một lực cản kìm hãm tốc

độ tăng trưởng và bứt phá của nền kinh tế Việt

Nam. Do đó, để nắm lấy cơ hội và vượt qua

khó khăn thì vốn con người, công nghệ, hiệu

quả quản lý là điều mà hệ thống tài chính Việt

Nam cần phải tái cơ cấu để phát

pdf 7 trang phuongnguyen 7540
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành tài chính-ngân hàng trong tiến trình hội nhập kinh tê quốc tế ở thành phố hồ chí minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành tài chính-ngân hàng trong tiến trình hội nhập kinh tê quốc tế ở thành phố hồ chí minh

Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành tài chính-ngân hàng trong tiến trình hội nhập kinh tê quốc tế ở thành phố hồ chí minh
40
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO 
NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TRONG TIẾN TRÌNH 
HỘI NHẬP KINH TÊ QUỐC TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Phương Nam*
TÓM TẮT
Trong bối cảnh thế giới chuyển biến mạnh 
mẽ, cuộc cách mạng 4.0 diễn ra trên phạm vi 
toàn cầu, đây là một cơ hội và cũng là thách 
thức rất lớn để nền kinh tế Việt Nam nói chung 
và hệ thống tài chính Việt Nam nói riêng phải 
tận dụng được đòn bẩy về công nghệ lớn lao 
này. Trong đó, hệ thống tài chính có vai trò 
huyết mạch, chủ chốt trong tổng vốn đầu tư 
toàn xã hội. Muốn vậy, việc tái cấu trúc lại một 
thị trường tài chính hiện đại giữa thị trường 
tài chính tiền tệ và thị trường vốn càng trở nên 
quan trọng. Để làm được điều đó ngoài yếu tố 
về máy móc thì yếu tố về nguồn nhân lực trong 
ngành tài chính ngân hàng là điều quan trọng 
nhất, quyết định việc hạn chế và giải quyết các 
khoản nợ xấu, xử lý các ngân hàng yếu kém, 
có thể bắt kịp và thu hẹp khoảng cách với các 
* ThS. Công Ty Dịch Vụ Mobifone khu vực 2. NCS. Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. 
 Email: nam.ntp@mobifone.vn
nước trong khu vực sẵn sàng tiến kịp các nước 
Châu Á. Trước những biến động quá lớn của 
thế giới thì tình hình tăng trưởng kinh tế của 
Việt Nam chiếm 6,21% chủ yếu do sự đóng 
góp của các ngành như khai khoáng và nông 
nghiệp thì hệ thống tài chính Việt Nam vẫn 
chưa đóng vai trò động lực thúc đẩy các lĩnh 
vực kinh tế xã phát triển. Bên cạnh đò, các yếu 
tố đe dọa ổn định vĩ mô trong nước (thâm hụt 
ngân sách, nợ công, nợ xấu, quá trình tái cơ 
cấu kinh tế) vẫn là một lực cản kìm hãm tốc 
độ tăng trưởng và bứt phá của nền kinh tế Việt 
Nam. Do đó, để nắm lấy cơ hội và vượt qua 
khó khăn thì vốn con người, công nghệ, hiệu 
quả quản lý là điều mà hệ thống tài chính Việt 
Nam cần phải tái cơ cấu để phát.
Từ khóa: nguồn nhân lực, giáo dục – đào 
tạo, phát triển, hội nhập quốc tế
THE ROLE OF HIGH QUALITY FINANCIAL RESOURCE - BANK 
IN THE INTERNATIONAL BILATERAL INTEGRATION PROCESS 
IN HOCHIMINH CITY
ABSTRACT
In the context of a rapidly changing 
world, the 4.0 revolution is taking place on 
a global scale. This is an opportunity and a 
great challenge for the Vietnamese economy 
in general and for the Vietnamese financial 
system. We have to make the leverage of 
this great technology. In particular, the 
financial system plays a vital role in the total 
investment of the whole society. To do so, the 
restructuring of a modern financial market 
41
between the financial and monetary markets 
becomes even more important. To do that, 
apart from mechanical factors, the factor of 
human resources in the banking and finance 
industry is the most important, deciding 
the restriction and resolution of bad debts, 
dealing with weak banks. , can catch up and 
narrow the gap with countries in the region 
ready to catch up with Asian countries. In 
spite of the great fluctuations of the world, 
Vietnam’s economic growth rate is 6.21% 
mainly due to the contribution of industries 
such as mining and agriculture, the financial 
system of Vietnam has not played a role. The 
dynamics of promoting the commune economic 
development. Beside, the threat to domestic 
macroeconomic stability (budget deficit, public 
debt, bad debt, economic restructuring) is still 
an obstacle to the growth and development of 
the economy. Vietnam economy. Therefore, 
in order to seize opportunities and overcome 
difficulties, human capital, technology and 
management efficiency are what Vietnam’s 
financial system needs to restructure.
Keywords: human resources, education - 
training, development, international integration
1. ĐẶT VẤN ĐÊ
Trong quá trình đổi mới toàn diện của 
đất nước, ngành tài chính – ngân hàng đã có 
bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ, trình 
độ quản lý, năng lực tài chính và nguồn nhân 
lực, qua đó từng bước đáp ứng yêu cầu hội 
nhập kinh tế quốc tế. Song khách quan mà nói, 
trong khi nguồn nhân lực được đào tạo từ các 
trường đại học là rất lớn nhưng đang thiếu đi 
nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong 
một số lĩnh vực như quản lý, quản trị rủi ro, 
đầu tư quốc tế, hoạch định chiến lược... Do đó, 
tìm ra một giải pháp căn cơ, lâu dài nhằm nâng 
cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu 
cầu cho ngành tài chính - ngân hàng vẫn là bài 
toán nan giải đối với hệ thống tài chính - ngân 
hàng ở Việt Nam hiện nay.
Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện 
tích và 8,34% dân số của cả nước, nằm trong 
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung 
tâm kinh tế năng động và đi đầu trong cả nước 
về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nên nhiều năm 
qua, TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vai trò quan 
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của 
cả nước, chiếm 1/3 tổng sản phẩm quốc nội 
(GDP); 1/3 giá trị sản lượng công nghiệp, 30% 
tổng thu ngân sách quốc gia, hơn 30% tổng 
kim ngạch xuất nhập khẩu, thu hút một phần 
ba tổng số dự án FDI. Riêng lĩnh vực tài chính 
- ngân hàng, TP. Hồ Chí Minh chiếm 30% 
tổng dư nợ cho vay và vốn huy động của các 
ngân hàng cả nước. Nếu cộng thêm thị trường 
chứng khoán và số vốn huy động của thị trường 
bảo hiểm thì tổng tài sản tài chính chiếm 
gần 50% tổng tài sản tài chính của cả nước.
Thành phố còn tập trung đông đảo đội ngũ 
trí thức và hệ thống các trường cao đẳng, đại 
học, viện nghiên cứu... để trở thành một trung 
tâm công nghiệp, khoa học công nghệ, giáo 
dục - đào tạo, y tế và tài chính - ngân hàng lớn 
trong khu vực. Nằm giữa miền Ðông và Tây 
Nam Bộ, Thành phố có đường hàng không, 
cảng biển, hệ thống đường bộ thuận tiện kết 
nối trực tiếp với các nước trong khu vực và 
thế giới. Là địa phương dẫn đầu về số lượng 
ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các công ty, 
tập đoàn tài chính, với hệ thống mạng lưới 
kết nối dày đặc.
Với những lợi thế và điều kiện thuận lợi 
như trên, Thành phố Hồ Chí Minh được mệnh 
danh là “thủ đô” và trung tâm tài chính ngân 
hàng lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, quá trình hội 
nhập quốc tế ngành tài chính-ngân hàng Việt 
Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính – Ngân hàng ...
42
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng 
vẫn chưa bắt kịp sự phát triển của ngành tài 
chính-ngân hàng trên thế giới, do thiếu nguồn 
nhân lực tài chính – ngân hàng chất lượng cao 
như thiếu kiến thức chuyên môn ở tầm quốc 
tế, đội ngũ quản trị điều hành (cán bộ quản lý, 
lãnh đạo) có trình độ chuyên môn, khả năng 
phân tích, tổng hợp, am hiểu luật pháp và linh 
hoạt, độc lập xử lý các vấn đề của thực tế và 
thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn cao về quản 
trị ngân hàng hiện đại, phân tích tài chính, 
kiểm soát, kiểm toán nội bộ, phân tích và thẩm 
định dự án đầu tư, quản trị rủi ro 
 Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng 
Cộng sản Việt Nam cũng xác định mục tiêu, 
nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm, giai đoạn 
2016-2020 là: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, 
chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân 
lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng 
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Do đó. 
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói 
chung và nguồn nhân lực chất lượng cao cho 
ngành tài chính - ngân hàng nói riêng là nhân 
tố quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội 
đối với thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Tại Hội thảo “Chất lượng nguồn nhân lực 
tài chính ngân hàng trong quá trình hội nhập” 
do Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học 
quốc gia TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức, nhiều ý 
kiến đánh giá: ngành (TCNH) tài chính - ngân 
hàng lâu nay vẫn tồn tại tình trạng nguồn nhân 
lực vừa thừa lại vừa thiếu, cụ thể thiếu nguồn 
nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực 
chuyên sâu như xây dựng chiến lược phát 
triển, quản trị rủi ro, thanh toán quốc tế, đầu 
tư quốc tế...
Theo dự báo của Ngân hàng Nhà nước 
Việt Nam, nhu cầu nhân lực chất lượng cao 
ngành tài chính ngân hàng vào năm 2020 là 
120.900 người, tăng gấp hai lần so với năm 
2016 (61.000 người)1. Nếu các cơ sở đào 
tạo không thay đổi chiến lược đào tạo nguồn 
lực, thì đến năm 2020 lực lượng lao động 
chất lượng cao trong ngành sẽ thiếu hụt trầm 
trọng. Tuy nhiên, theo tiến sỹ Lê Huyền Ngọc, 
nguyên Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương 
Việt Nam chi nhánh Đông Sài Gòn, thực tế 
nhân lực trong ngành “vừa thừa, vừa thiếu” 
khi nhân lực có trình độ đại học thừa, nhưng 
lại thiếu kỹ năng, yếu kiến thức, khó thích 
nghi với sự thay đổi; thậm chí cả đạo đức nghề 
nghiệp khi nhiều nhân viên ngân hàng đã trục 
lợi, lừa đảo người gửi tiền để rút tiền rồi bỏ 
trốn, gây thất thoát và thiệt hại cho người dân 
và cả các ngân hàng, công ty tài chính hàng 
ngàn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, theo Quy hoạch phát triển 
nhân lực ngành tài chính - ngân hàng giai đoạn 
2011-2020: Về cơ cấu, nhân lực trong ngành 
tài chính - ngân hàng có độ tuổi từ 30-50 chiếm 
35,05%; độ tuổi trên 50 trở lên chiếm tỷ lệ 
4,26% 2. Chất lượng nhân lực vẫn còn nhiều 
hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển 
của ngành và nền kinh tế, chưa thể đảm bảo 
cho sự phát triển ổn định, vững chắc trong quá 
trình hội nhập quốc tế về lĩnh vực tài chính-
ngân hàng; tính chuyên nghiệp của nhân lực 
tại một số vị trí công việc ở nhiều ngân hàng 
chưa cao; kiến thức về kinh tế, chuyên môn 
ngân hàng và kiến thức bổ trợ của một bộ phận 
không nhỏ cần phải đào tạo. Ngân hàng Nhà 
nước thiếu đội ngũ chuyên gia kinh tế, quản 
1Thông tấn xã Việt Nam (2016) Ngành tài chính ngân hàng khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao. 
https://bnews.vn/nganh-tai-chinh-ngan-hang-khan-hiem-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao/27481.html.
2 Quyết định 219/QĐ-NHNN Của Thống Đốc Về Việc Phê Duyệt Quy Hoạch Phát Triển Nhân Lực Ngành 
Ngân Hàng Giai Đoạn 2011 – 2020. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Quyet-
dinh-219-QD-NHNN-nam-2012-phe-duyet-Quy-hoach-phat-trien-nhan-luc-nganh-Ng-134669.aspx
43
lý vĩ mô với yêu cầu sở hữu năng lực nghiên 
cứu, dự báo, xây dựng chiến lược, định hướng 
phát triển hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu ngân 
hàng, xây dựng chính sách vĩ mô về tiền tệ 
ngân hàng, thanh tra giám sát an toàn hệ thống 
và thanh toán. Các tổ chức tín dụng thiếu.
Theo đánh giá gần đây của Ngân hàng 
Thế giới - World Bank (WB) cho biết: chất 
lượng nguồn nhân lực tài chính – ngân hàng 
ở Việt Nam hiện chỉ đạt 3,39 trên thang điểm 
10. Trong khi đó, Hàn Quốc là 6,91 điểm, 
Ấn Độ là 5,76 điểm, Malaysia là 5,59 điểm 
và Thái Lan là 4,94 điểm. Theo TS. Vũ Văn 
Thực (Agribank, chi nhánh Tân Bình) thì, số 
liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt 
Nam (NHNN) cho thấy nguồn nhân lực 
ngành tài chính - ngân hàng đã có bước phát 
triển nhanh chóng trong giai đoạn vừa qua, cụ 
thể: năm 2000, tổng số cán bộ công nhân viên 
làm việc trong ngành tài chính - ngân hàng là 
67.558 người, tuy nhiên đến năm 2012 con số 
này đã là 180.000 người, trong đó: số nhân 
sự làm việc tại hệ thống NHNN là hơn 6.000 
người, số còn lại làm việc trong các ngân hàng 
thương mại (NHTM). Số liệu thống kê cho 
thấy tỷ lệ cán bộ được đào tạo trong tài chính 
- ngành ngân hàng cao hơn các ngành kinh 
tế khác, tuy nhiên tỷ lệ được đào tạo chuyên 
ngành lại thấp hơn các ngành khác, cụ thể: 
nguồn nhân lực có trình độ đại học chuyên 
ngành tài chính - ngân hàng là 30,06%, trình 
độ đại học các ngành khác là 34,9%; cao học 
ngành tài chính - ngân hàng 1,35%, cao học 
các ngành khác là 1,75%. 
Ngày 22/12/2017, Thủ tướng Chính phủ 
đã phê duyệt Quyết định số 2076/QĐ-TTg 
Theo Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng 
TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn 
đến năm 2050 và Quốc hội thông qua cơ 
chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, 
TP.HCM sẽ triển khai dự án xây dựng Trung 
tâm tài chính TP.HCM ở Khu đô thị mới Thủ 
Thiêm, Quận 2. Đây là điều kiện thuận lợi để 
TP. HCM trở thành một vùng đô thị lớn phát 
triển năng động và bền vững và trung tâm tài 
chính – ngân hàng trong khu vực Đông Nam 
Á và hướng tới quốc tế. 
Thời gian tới, theo các chuyên gia kinh 
tế, việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao 
ngành TCNH là rất lớn, chủ yếu tập trung ở 
các vị trí chuyên gia quản lý rủi ro, quản lý cấp 
trung và chuyên gia tài chính đầu tư. Vì thế, 
sự thiếu hụt nhân lực các nhân viên tại công 
ty tài chính, ngân hàng hiện nay phần lớn là 
nhân lực quản trị ngân hàng, có chuyên môn 
cao với khả năng phân tích và dự báo, am hiểu 
về pháp luật cũng như linh hoạt xử lý các vấn 
đề thực tế.
Thực tế cho thấy nguồn nhân lực đã 
qua đào tạo cơ bản đáp ứng được yêu cầu 
của ngành TCNH, song khách quan mà nói, 
chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo còn 
thấp, không ít sinh viên sau khi ra trường còn 
“hổng” về kiến thức cả về kỹ năng cứng và 
kỹ năng mềm. Do đó, hầu như sau khi tuyển 
dụng, các ngân hàng đều phải mất thời gian 
đào tạo lại mới có thể đáp ứng được yêu cầu 
công việc. Thành phố Hồ Chí Minh, một địa 
phương có hệ thống TCNH hoạt động sôi 
động nhất trong cả nước, theo dự báo thì nhu 
cầu nhân lực nhóm ngành TCNH đến 2020 
chiếm tỷ trọng 4% tổng số chỗ làm việc cần 
tuyển hàng năm khoảng 11.000 lao động trong 
đó trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ trên 
50% nhu cầu tuyển dụng1. Đặc biệt, ở một số 
lĩnh vực chuyên sâu, nhu cầu tuyển dụng là 
rất lớn và hiện nay nhiều NHTM phải bỏ ra 
chi phí rất nhiều để thuê các chuyên gia nước 
ngoài vào làm việc ở một số bộ phận như: 
1Phát triển & hội nhập Số 26 (36) - Tháng 01 - 02/2016 Giáo Dục & Đào Tạo 112
Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính – Ngân hàng ...
44
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
quản trị điều hành, chiến lược phát triển mạng 
lưới, quản trị rủi ro, đầu tư quốc tế... Nguyên 
nhân hạn chế: Chưa xây dựng được chiến lược 
đào tạo nguồn nhân lực ngành TCNH; chiến 
lược phát triển của ngành TCNH chưa thực sự 
phù hợp với chiến lược phát triển nguồn nhân 
lực của chính các nhóm ngành này; Nguồn 
nhân lực được đào tạo còn thiếu kỹ năng mềm: 
Khả năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ 
năng làm việc theo nhóm, kỹ năng lắng nghe, 
kỹ năng ứng xử...của nguồn nhân lực ngành 
TCNH còn nhiều yếu kém, đặc biệt là sinh 
viên mới ra trường; Còn có lỗ hổng nhất định 
về kiến thức trong đào tạo: Thực tế cho thấy 
nguồn nhân lực vẫn còn có những lỗ hổng về 
kiến thức chuyên ngành, quản trị, quản lý và 
đầu tư; bên cạnh đó, khối kiến thức bổ trợ như 
ngoại ngữ, tin học, giao tiếp đối với khách 
hàng vẫn còn yếu kém. Chương trình đào tạo 
còn mang nặng tính hàn lâm, chưa mang tính 
ứng dụng cao cho nên sinh viên khi ra trường 
còn phải đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu công 
việc thực tế; thiếu tính hiện đại, liên thông 
quốc tế, kiến thức vẫn còn những môn học của 
thời kỳ bao cấp.
Để xây dựng được đội ngũ nhân lực chất 
lượng cao ngành TCNH có đủ số lượng, đảm 
bảo chất lượng thực hiện tốt mục tiêu của 
ngành, trên cơ sở thực trạng nhân lực và thực 
trạng công tác đào tạo, căn cứ kết quả dự báo 
nhân lực và công tác quy hoạch phát triển 
nhân lực có thể nhận thấy, ngành ngân hàng 
không bị sức ép lớn về việc tăng quy mô nhân 
lực, tăng quy mô đào tạo của các cơ sở đào 
tạo ngành ngân hàng hiện có, hoặc phải mở 
thêm trường đào tạo nhân lực cho ngành ngân 
hàng. Các giải pháp đề ra theo tinh thần Quyết 
định 219/QĐ-NHNN 1, những giải pháp sẽ 
tập trung vào mục tiêu nâng cao chất lượng 
đội ngũ nhân lực trong ngành, nâng cao chất 
lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo ngành tài 
chính - ngân hàng.
Thứ nhất, cần nâng cao năng lực và chất 
lượng đào tạo bồi dưỡng của cơ sở đào tạo 
trong ngành. Bao gồm cả các cơ sở đào tạo 
thuộc ngành trong hệ thống giáo dục quốc dân, 
các trường bồi dưỡng, trung tâm đào tạo của 
các ngân hàng - nơi đào tạo nguồn tuyển dụng 
mới, đào tạo sau đại học, đào tạo bồi dưỡng, 
cập nhật kiến thức cho nhân lực trong ngành. 
Giải pháp này bao gồm 3 nội dung sau:
- Với các trường trong hệ thống giáo dục 
quốc dân: Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất 
phục vụ giảng dạy và học tập (phòng học, trang 
thiết bị, thư viện, phòng mô phỏng, hệ thống 
thông tin) đạt chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào 
tạo quy định. Với các trường bồi dưỡng, trung 
tâm đào tạo đảm bảo có đủ cơ sở vật chất để 
học viên có điều kiện học tập, giao lưu, tạo 
dựng các mối quan hệ công tác tốt.
- Xây dựng được đội ngũ giảng viên cơ 
hữu, giảng viên kiêm chức tham gia giảng 
dạy và nghiên cứu đủ về số lượng, có trình 
độ chuyên môn cao và phương pháp giảng 
dạy tốt. Điều chỉnh chính sách liên quan đến 
hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên như 
ưu đãi trong việc cử đi đào tạo ở nước ngoài, 
được tham dự các hội thảo khoa học có liên 
quan đến nội dung giảng dạy, được gửi tài 
liệu và các ấn phẩm nghiên cứu khoa học của 
ngành, có chế độ về tài chính hợp lý khi tham 
gia giảng dạy và nghiên cứu, và các quyền lợi 
khác đối với đội ngũ giảng viên.
1 Quyết định 219/QĐ-NHNN Của Thống Đốc Về Việc Phê Duyệt Quy Hoạch Phát Triển Nhân 
Lực Ngành Ngân Hàng Giai Đoạn 2011 – 2020. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-
hang/Quyet-dinh-219-QD-NHNN-nam-2012-phe-duyet-Quy-hoach-phat-trien-nhan-luc-nganh-
Ng-134669.aspx
45
- Xây dựng hệ thống chương trình đào 
tạo phù hợp với nhu cầu của các đơn vị tuyển 
dụng theo tiêu chí mở, cập nhật và linh hoạt, 
trong xu thế hội nhập và chuẩn hóa theo thông 
lệ quốc tế phù hợp nhất. Ứng dụng công nghệ 
thông tin và truyền thông, mở rộng các hình 
thức học tập, đáp ứng nhu cầu đa dạng của học 
viên, giúp người học hoàn thiện nhân cách, 
đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết pháp lý, yêu 
cầu công việc và nâng cao chất lượng cuộc 
sống. Chương trình đào tạo bồi dưỡng phải sát 
với nhu cầu thực tiễn mà cụ thể là nội dung 
đào tạo theo chức danh nghề nghiệp, cán bộ 
chuyên môn về các mảng nghiệp vụ; thanh tra 
giám sát, hoạch định chính sách tiền tệ, nghiên 
cứu phát triển dịch vụ ngân hàng, quản lý quan 
hệ khách hàng, quản lý rủi ro, công nghệ thông 
tin ngân hàng, kinh doanh vốn, tín dụng
Thứ hai, thực hiện đổi mới công tác quản 
lý, đào tạo phát triển để nâng cao năng lực 
thực hiện công việc của đội ngũ nhân lực 
trong ngành.
- Thực hiện tốt, khoa học công tác quy 
hoạch và kế hoạch phát triển nhân lực và định 
hướng phát triển của từng tổ chức ngân hàng, 
làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, 
kế hoạch triển khai thực hiện và kế hoạch bố 
trí, sử dụng nhân lực hợp lý sau khi đào tạo.
- Xây dựng tiêu chuẩn chức danh các công 
việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân 
hàng, tương đương với tiêu chuẩn của các 
nước tiên tiến trong khu vực. Trong đó, đặc 
biệt lưu ý các yêu cầu về kiến thức chuyên 
môn và kỹ năng cần có để thực hiện công việc 
làm cơ sở quản lý và sử dụng nhân lực theo vị 
trí việc làm. Đây là một công cụ quan trọng 
không thể thiếu trong quản lý và nâng cao chất 
lượng nhân lực.
- Xây dựng các chính sách hợp lý: chính 
sách về tuyển dụng, chính sách sử dụng nhân 
sự, chính sách trả lương theo vị trí việc làm, 
làm cơ sở khuyến khích tốt nhất năng lực thực 
hiện công việc của đội ngũ nhân lực, gắn đào 
tạo với sử dụng, với nghiên cứu khoa học và 
chuyển giao công nghệ.
Thứ ba, mở rộng và nâng cao hiệu quả 
hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực.
- Mở rộng hợp tác với các tổ chức tài 
chính - tiền tệ quốc tế, các cơ sở đào tạo nước 
ngoài về đào tạo nhân lực trong ngành, trên cơ 
sở đa dạng hóa đối tượng hợp tác và hình thức 
hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, 
chương trình, nội dung đào tạo, giảng viên và 
phương pháp giảng dạy.
- Khuyến khích các cơ sở đào tạo trong 
ngành hợp tác với các cơ sở giáo dục nước 
ngoài để nâng cao năng lực quản lý, đào tạo, 
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, 
đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
- Tăng nguồn ngân sách dành cho đào tạo, 
bồi dưỡng ở nước ngoài: tăng xuất học bổng 
đào tạo sau đại học, tăng số lượng cán bộ tham 
dự các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn 
sâu, kiến thức mới mà các cơ sở đào tạo trong 
nước không đào tạo được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ về phê duyệt “Quy 
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TP Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”
[2]. Quyết định số 2123/QĐ-BTC ngày 27/08/2012 của Bộ Tài Chính phê duyệt “Quy hoạch phát triển 
nguồn nhân lực Tài chính giai đoạn 2011-2020”
Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính – Ngân hàng ...
46
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
[3]. Quyết định số 219/QĐ-NHNN ngày 09/02/2012 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước phê 
duyệt “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2020”
[4]. “Phát triển nguồn lực chất lượng cao cho ngành ngân hàng Việt Nam” PGS.TS Nguyễn Thị Mùi.
[5]. “Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng” Th.S Nguyễn Thuần Vân.
[6]. Nguyễn Đức Khiêm (2016), Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Nguồn Nhân Lực Cho Sự Phát 
Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Nước Ta Hiện Nay” 
tac/cac-nhan-to-anh-huong-den-nguon-nhan-luc-cho-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-o-nuoc-ta-hien-
nay-209/
[7]. “Biến động nhân lực ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”Th.s 
Nguyễn Tuấn Anh và Th.S Nguyễn Văn Thọ.
[8]. “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với việc thực hiện chiến lược tái cơ cấu Ngân hàng 
Việt Nam”PGS.TS.Nguyễn Đăng Bằng.
[9]. “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010-
2020” NGƯT,PGS,TS.Tô Ngọc Hưng; Th.S Nguyễn Đức Trung.
[10]. Kỷ yếu hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực ngân hàng tài chính phối hợp với nhân lực quốc tế 
tổ chức ngày 10/10/2010 tại Hà Nội.
[11]. Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (2018), Top 10 
ngành nghề có nhu cầu nhân lực nhiều nhất ở Việt Nam trong tương lai.
[12]. 
chinh/c/22647819.epi
[13]. 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_nguon_nhan_luc_chat_luong_cao_nganh_tai_chinh_ng.pdf