Vai trò của định lượng transferrin huyết thanh trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Transferrin huyết thanh (HT) là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng hữu ích với độ

nhạy cao do có thời gian bán hủy ngắn. Tuy nhiên, vai trò chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng của định lượng

transferrin HT có thể trở nên kém tin cậy dưới tác động của các yếu tố ngoài dinh dưỡng như tình trạng

thừa hoặc thiếu chất sắt, liệu pháp erythropoietin (EPO) trong điều trị thiếu máu ở bệnh nhân bệnh thận

mạn (BTM). Việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng này ở bệnh nhân BTM chưa điều trị thay thế thận hiện nay

chưa được nghiên cứu tại Việt Nam.

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dữ trữ chất sắt và chiến lược điều trị thiếu máu ở bệnh nhân BTM chưa

điều trị thay thế thận, đồng thời khảo sát vai trò đánh giá tình trạng dinh dưỡng của định lượng transferrin HT

ở đối tượng bệnh nhân này

pdf 9 trang phuongnguyen 10580
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của định lượng transferrin huyết thanh trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của định lượng transferrin huyết thanh trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận

Vai trò của định lượng transferrin huyết thanh trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  174
VAI TRÒ CỦA ĐỊNH LƯỢNG TRANSFERRIN HUYẾT THANH  
TRONG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG  
Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN CHƯA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ THẬN 
Trần Văn Vũ*, Trần Thị Bích Hương**, Đặng Vạn Phước*** 
TÓM TẮT 
Đặt vấn  đề: Transferrin huyết  thanh  (HT)  là chỉ số đánh giá  tình  trạng dinh dưỡng hữu  ích với độ 
nhạy cao do có thời gian bán hủy ngắn. Tuy nhiên, vai trò chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng của định lượng 
transferrin HT có thể trở nên kém tin cậy dưới tác động của các yếu tố ngoài dinh dưỡng như tình trạng 
thừa hoặc thiếu chất sắt,  liệu pháp erythropoietin (EPO) trong điều trị thiếu máu ở bệnh nhân bệnh thận 
mạn (BTM). Việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng này ở bệnh nhân BTM chưa điều trị thay thế thận hiện nay 
chưa được nghiên cứu tại Việt Nam. 
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dữ trữ chất sắt và chiến lược điều trị thiếu máu ở bệnh nhân BTM chưa 
điều trị thay thế thận, đồng thời khảo sát vai trò đánh giá tình trạng dinh dưỡng của định lượng transferrin HT 
ở đối tượng bệnh nhân này. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu và mô tả cắt ngang được thực hiện trên 467 bệnh nhân 
BTM chưa điều trị thay thế thận tại khoa Thận bệnh viện Chợ Rẫy trong năm 2011. Tình trạng dinh dưỡng của 
bệnh nhân được đánh giá bằng định lượng albumin HT và định lượng transferrin HT. 
Kết quả: Trong số 467 bệnh nhân BTM chưa điều trị thay thế thận, có 230 bệnh nhân nữ (49,3%) và 237 
bệnh nhân nam (50,7%), tỷ lệ nam: nữ = 1,03:1, tuổi trung vị và khoảng tứ vị là 46 (32 – 60). Transferrin HT 
tương quan mạnh với albumin HT với hệ số tương quan r = 0,571, r2 = 0,326 (p < 0,001). Ngoài ra, transferrin 
HT còn tương quan nghịch với ferritin HT với hệ số tương quan r = ‐0,401, r2 = 0,160 (p < 0,001). Tình trạng 
tăng ferritin HT rất phổ biến với 227 bệnh nhân chiếm 48,6% dân số nghiên cứu, trong đó có 34,9% bệnh nhân 
được bổ sung EPO. Đây là các yếu tố ngoài dinh dưỡng có thể ảnh hưởng làm giảm độ đặc hiệu của định lượng 
transferrin HT  trong  chấn  đoán  SDD  ở  đối  tượng  bệnh nhân này. Tỷ  lệ SDD  xác  định  bằng  định  lượng 
transferrin HT là 52,9%. Tỷ lệ SDD thay đổi theo tiến triển BTM, dao động trong khoảng từ 11,7% đến 34,4%. 
Kết luận: Tỷ lệ SDD xác định bằng định lượng transferrin HT gia tăng có ý nghĩa từ BTM giai đoạn 4 gợi 
ý nguy cơ SDD gia tăng khi eGFR < 30 ml/phút/1,73 m2da. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò đánh giá tình 
trạng dinh dưỡng của transferrin HT là tình trạng tăng dự trữ sắt, liệu pháp bổ sung EPO được chúng tôi ghi 
nhận là khá phổ biến ở bệnh nhân BTM chưa điều trị thay thế thận. Vì vậy, chúng tôi đề nghị cần cân nhắc khi 
sử dụng định lượng transferrin HT như là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng đơn độc trên đối tượng bệnh 
nhân này. 
Từ khóa: suy dinh dưỡng, bệnh thận mạn, albumin, transferrin 
ABSTRACT 
THE ROLE OF SERUM TRANSFERRIN LEVEL AS THE NUTRITIONAL INDICATOR IN NON‐ 
DIALYSIS CHRONIC RENAL DISEASE PATIENTS 
Tran Van Vu, Tran Thi Bich Huong, Dang Van Phuoc  
 * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 174 ‐ 182 
Background: Quantification of serum transferrin is a useful tool in nutritional status assessment with high 
* Khoa Thận, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh;  ** Bộ môn Nội, Đại học Y dược, TP Hồ Chí Minh. 
*** Đại học Quốc Gia, TP Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: Th.BS Trần Văn Vũ,   ĐT: 0918151010, Email: drvutran@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  175
sensitivity due to the short half‐life. However, the role of serum transferrin level as the nutritional indicator in 
non‐dialysis  chronic  kidney  disease  patients  are  limited  because  of  non‐nutritional  factors  affecting  serum 
transferrin levels such as iron deficiency, iron overload, EPO therapy 
Objective: To overall the prevalence of high serum ferritin levels and the treatment strategies for anemia of 
non‐dialysis chronic kidney disease (CKD) patients. To assess the role of serum transferrin level as the nutritional 
marker in this population. 
Methods: This  is a cross‐sectional study undertaken at Nephrology Department of Cho Ray Hospital  in 
2011, 467 non‐dialysis dependent CKD patients were enrolled in this study. The prevalence of malnutrition in 
these patients was assessed by serum albumin, serum transferrin. 
Results: Of  the  467  non‐dialysis  dependent  CKD  patients,  230 were  females  (49.3%)  and  237 males 
(50.7%),  giving  a male  to  female  ratio  of  1.03:1, median  age:  46  (30  –  60).  Serum  transferrin  statistically 
significant  correlated with  serum  albumin  (r = 0.571,  r2 = 0.326, p < 0.001).  In  addition,  serum  transferrin 
showed significant correlated with serum  ferritin (r =  ‐0.401, r2 = 0.160, p < 0.001). High serum  ferritin  level 
was common observation  in non‐dialysis CKD patients, accounted  for 48.6% of patients.  In addition,  there  is 
34.9% of patients received EPO therapy. These are non‐nutritional factor that directly affected serum transferrin 
levels. The prevalence  of malnutrition determined  by  serum  transferrin  level was 52.9% which varied  across 
stage of CKD, ranged from 11.7% to 34.4% according to stage 1 to stage 5. 
Conclusion: Prevalence of malnutrition increased significant in stage 4 suggested there are increased risk of 
malnutrition when  eGFR  falls  below 30 ml/min/1.73 m2. Condition  of  evaluate  serum  ferritin  that  is highly 
prevalent, affected the levels of serum transferrin. Hence, we suggested that serum transferrin might be unreliable 
if used as a single nutritional assessment in nondialysis dependent CKD population. 
Keywords: Malnutrion, CKD (Chronic Kidney Disease), albumin, transferrin. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Suy dinh dưỡng là vấn đề thường gặp và là 
nguy cơ tử vong ở bệnh nhân BTM. Việc điều trị 
SDD  chỉ  có hiệu quả nếu phát hiện  sớm  trước 
khi bệnh nhân bước vào giai  đoạn  SDD nặng. 
Theo Fouque D  (2007) SDD nặng  có  liên quan 
đến sự gia tăng nguy cơ tử vong gấp 5 lần trong 
vòng  6  tháng  theo  dõi,  vì  vậy  cần  phải  ngăn 
chặn và hạn chế tối đa các trường hợp tiến triển 
đến SDD mức độ nặng(6). Vấn đề đặt  ra  là  làm 
sao  có  thể  chẩn  đoán  sớm  SDD  ở  bệnh  nhân 
BTM trong khi chỉ số thường xuyên được dùng 
để đánh giá SDD  là albumin HT,  chỉ giảm khi 
bệnh nhân đã vào SDD nặng. Transferrin là một 
glycoprotein có vai trò vận chuyển sắt trong cơ 
thể, transferrin được tổng hợp tại gan và có thời 
gian  bán  hủy  ngắn  khoảng  8  ngày  (so  với 
albumin  là  20  ngày)  và  vì  vậy  transferin  HT 
được kỳ vọng như là chỉ số đánh giá tình trạng 
dinh dưỡng  nhạy  hơn  albumin HT(13). Khuyến 
cáo của KDOQI 2000 cho thấy transferrin HT có 
độ  đặc  hiệu  thấp  trong  chẩn  đoán  tình  trạng 
dinh dưỡng  ở  cộng  đồng dân  số  lọc  thận  hay 
thẩm phân phúc mạc,  tuy nhiên  transferrin HT 
có  thể  hữu  ích  hơn  ở  những  bệnh  nhân  BTM 
chưa lọc thận và không được điều trị EPO hoặc 
không được điều  trị bổ sung chất sắt(9). Nghiên 
cứu của chúng tôi được thực hiện trên đối tượng 
bệnh  nhân BTM  chưa  lọc  thận,  thỏa mãn một 
trong  các  điều  kiện  thích  hợp  để  sử  dụng 
transferrin HT  trong  đánh  giá  tình  trạng  dinh 
dưỡng. Tại Việt Nam hiện nay chưa có  tác giả 
nào đề cập cũng như nghiên cứu về vai trò của 
transferrin HT  trong  đánh  giá  tình  trạng  dinh 
dưỡng ở bệnh nhân BTM chưa lọc thận. Do vậy, 
chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu: 1/ 
đánh giá tỷ lệ SDD ở bệnh nhân BTM chưa điều 
trị thay thế thận bằng albumin HT và transferrin 
HT;  2/ khảo  sát  tỷ  lệ  thiếu máu  và  chiến  lược 
điều trị thiếu máu trong cộng đồng dân số này; 
3/  khảo  sát  sự  hiện diện  của  các  yếu  tố  ngoài 
dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến vai trò đánh 
giá tình trạng dinh dưỡng của transferrin HT. 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  176
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang. 
Đối tượng nghiên cứu 
Tiêu chí chọn bệnh 
Gồm  những  bệnh  nhân  được  chẩn  đoán 
BTM ở cả 5 giai đoạn theo phân loại của KDOQI 
(2001),  chưa  điều  trị  thay  thế  thận  và  đồng  ý 
tham  gia  nghiên  cứu  tại  khoa Nội  Thận  bệnh 
viện Chợ Rẫy. 
Tiêu chí loại trừ 
Tiểu đạm 24 giờ >3g, C reactive Protein (CRP 
huyết thanh) > 10 mg/L; Bệnh nhân đang dùng 
các thuốc amiodarone, oestrogens và thuốc ngừa 
thai  đường  uống,  corticosteroid,  androgens, 
kháng  viêm  non‐steroid  liều  cao,  cường  tuyến 
thượng  thận, bệnh Hodgkin, bệnh  cường giáp, 
bệnh gan nặng; Bệnh nhân và gia  đình không 
đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thu thập số liệu 
Dân số nghiên cứu được tiến hành đánh giá 
tình trạng dinh dưỡng lần lượt bằng các phương 
pháp  sinh  hóa  được  thực  hiện  tại  phòng  xét 
nghiệm bệnh viện Chợ Rẫy. 
Albumin  HT:  Kỹ  thuật  xét  nghiệm  định 
lượng albumin HT bằng phương pháp  so màu 
với chất thử là brommocresol green, giá trị bình 
thường của albumin HT quy định trong khoảng: 
3,5  –  5,5 g/dL. Chẩn  đoán  SDD  theo  albumine 
khi định lượng albumin HT < 3,5g/dL; SDD nhẹ, 
trung bình khi albumin HT từ 2,8 đến < 3,5g/dL; 
SDD nặng khi albumin HT < 2,8g/dL. 
Transferrin  HT:  kỹ  thuật  xét  nghiệm  định 
lượng transferrin HT bằng phương pháp đo độ 
đục thông qua phản ứng miễn dịch, giá trị bình 
thường  của  transferrin  HT  quy  định  trong 
khoảng: 200 – 360 mg/dL. Chẩn đoán SDD theo 
transferrin  khi  định  lượng  transferrin  HT  < 
200mg/dl;  SDD  nhẹ  ‐  trung  bình:  100  ‐  199 
mg/dL; SDD nặng: < 100 mg/dL. 
Ferritin HT: kỹ thuật xét nghiệm định lượng 
ferritin HT  bằng  phương  pháp  so màu  thông 
qua  phản  ứng men  – miễn  dịch. Giá  trị  bình 
thường  ferritin  HT  được  quy  định  như  sau: 
Nam  =  20  –  400  ng/mL;  Nữ  =  6  –  180 
ng/mL.Chẩn  đoán  tăng  ferritin khi  định  lượng 
ferritin  HT  ở  nam  >  400  ng/mL,  ở  nữ  >  180 
ng/mL. 
Đánh giá phân  loại BTM: Theo KDOQI  năm 
2002, BTM  được phân  ra  làm  5  giai  đoạn dựa 
vào độ thanh lọc créatinine ước đoán (eClcr) tính 
bằng  công  thức Cockcroft Gault  có  hiệu  chỉnh 
theo  1,73 m2 da:  BTM  giai  đoạn  1  (eClcr  ≥  90 
ml/phút/1,73m2 da); BTM giai đoạn 2 (eClcr = 60 
– 89 ml/phút/1,73m2 da); BTM giai đoạn 3 (eClcr 
= 30 – 59 ml/phút/1,73m2 da); BTM giai  đoạn 4 
(eClcr  =  15  –  29 ml/phút/1,73m2 da);  BTM  giai 
đoạn 5 (eClcr < 15 ml/phút/1,73m2 da). 
Chẩn đoán thiếu máu: Theo WHO, thiếu máu 
được định nghĩa  là khi Hb < 13 g/dL ở nam và 
Hb < 12 g/dL ở nữ. 
Các  định  nghĩa  khác  dùng  trong  nghiên  cứu: 
Bệnh cầu thận bao gồm viêm cầu thận mạn, hội 
chứng thận hư, viêm thận do lupus đỏ hệ thống. 
Tổng kết xử lý số liệu 
Số liệu nghiên cứu được thu thập và xử lý 
thống  kê  bằng  phần  mềm  SPSS  16.0  gồm: 
Dùng  phép  kiểm  Kolmogorov  ‐  Smirnov  để 
khảo sát xem phân phối chuẩn hay không. Các 
biến định lượng có phân phối không chuẩn sẽ 
được trình bày dưới dạng trung vị và khoảng 
tứ vị. Các biến định  tính được  trình bày dưới 
dạng  tần  số  và  tỷ  lệ  phần  trăm.  Để  so  sánh 
giữa hai biến định  lượng có phân phối không 
chuẩn dùng phép kiểm Kruskal Wallis. Để so 
sánh  sự  khác  biệt  giữa  các  biến  định  tính, 
chúng  tôi dùng  phép  kiểm  chi  bình  phương. 
Để khảo sát mối  tương quan giữa các biến số 
định lượng không có phân phối chuẩn, chúng 
tôi dùng hệ số tương quan Spearman, p < 0,05 
được xem là có ý nghĩa thống kê. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  177
KẾT QUẢ 
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 
Dân số nghiên cứu bao gồm 467 bệnh nhân 
BTM  chưa  điều  trị  thay  thế  thận. Trong  đó  có 
230  bệnh  nhân  nữ  (49,3%)  và  237  bệnh  nhân 
nam (50,7%), tỉ số nam: nữ là 1,03:1, tuổi trung vị 
và khoảng tứ vị là 46 (30 – 60). Dùng phép kiểm 
Kolmogorov – Smirnov để khảo sát  tính chuẩn 
của các biến số cho  thấy  tất cả các biến số đều 
không có phân phối chuẩn được trình bày dưới 
dạng trung vị và khoảng tứ phân vị. 
Bệnh căn nguyên 
Nguyên nhân gây BTM ghi nhận qua nghiên 
cứu nhiều nhất là bệnh cầu thận (40%) kế đến là 
tăng  huyết  áp  (18,6%),  đái  tháo  đường  type  2 
(13,5%), những nguyên nhân khác (sỏi thận, lao 
thận,  suy  tim...)  chiếm 7,7%, ngoài  ra  có 20,1% 
bệnh nhân không rõ nguyên nhân. 
Phân loại bệnh thận mạn 
Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  của  nồng  độ 
creatinine  huyết  thanh  giữa  nam  và  nữ  (p  = 
0,001)  nhưng  độ  lọc  cầu  thận  ước  đoán  theo 
công  thức Cockroft Gault  thì không có sự khác 
biệt có ý nghĩa giữa 2 giới (p = 0,993). Bệnh nhân 
được phân bố đều  ở  cả 5 giai  đoạn BTM: Giai 
đoạn 1  có  89 bệnh nhân  (44 nam,  45 nữ); Giai 
đoạn 2  có  96 bệnh nhân  (49 nam,  47 nữ); Giai 
đoạn 3  có  94 bệnh nhân  (49 nam,  45 nữ); Giai 
đoạn 4  có  93 bệnh nhân  (46 nam,  47 nữ); Giai 
đoạn 5 có 95 bệnh nhân (49 nam, 46 nữ). 
Albumin huyết thanh 
Albumin HT  là  chỉ  số  đánh  giá  tình  trạng 
dinh dưỡng được chúng tôi sử dụng làm chỉ số 
tiêu  chuẩn  để  so  sánh  và  đánh  giá  chỉ  số 
transferrin HT trong nghiên cứu (bảng 1). 
Bảng 1: Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu. 
 Chung (n = 467) Nam (n = 237) Nữ (n = 230) p 
Tuổi 46 (32 - 60) 47 (32 - 59) 45 (32 - 61) 0,959 
Định lượng CRP HT (mg/dL) 1 (1,0 - 2,7) 1 (1,0 - 3,0) 1 (0,8- 2,2) 0,542 
Đạm niệu 24 giờ (g/24 giờ) 0,25 (0 - 1,3) 0,28 (0 - 1,4) 0,23 (0- 1,2) 0,594 
Định lượng albumin HT (g/dl) 4,4 (3,8- 4,6) 4,4 (3,9- 4,7) 4,3(3,8- 4,6) 0,043 
Định lượng transferrin HT (mg/dL) 197 (162 - 231) 195 (162 - 227,5) 198 (162,5 - 234) 0,497 
Nồng độ transferrin HT tương ứng với từng mức độ ferritin HT: 
Ferritin HT < 500 ng/mL 212,5 (184,3 - 245,8) 207,5 (174,8 - 241,3) 216,5 (190,5 - 252) 0,095 
Ferritin HT > 500 ng/mL 178,0 (146,0 - 211,0) 179,0 (143,0 - 212,0) 173 (146,8 -210,8) 0,852 
Nhận xét: Nồng độ Hb, ferritin và albumin HT thấp hơn có ý nghĩa ở nữ so với nam  trong khi 
nồng độ transferrin HT không có sự khác biệt giữa 2 giới. 
Đặc  điểm  của  định  lượng  transferrin HT 
theo giai đoạn BTM 
Chúng tôi nhận thấy định  lượng transferrin 
HT suy giảm theo tiến triển BTM và sự suy giảm 
này có ý nghĩa bắt đầu từ giai đoạn 4 của BTM 
(biểu đồ 1). 
Biểu đồ 1. Định lượng transferrin HT theo giai đoạn 
bệnh thận mạn. 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  178
Bảng 2. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo định lượng transferrin huyết thanh. 
 Chung (n = 467) Nam (n = 237) Nữ (n = 230) p 
Số trường hợp albumin HT < 3,5 g/dL (n,%) 58 (12,4) 27 (11,4) 31 (13,5) 0,494 
Số trường hợp transferrin HT < 200 mg/dL (n,%) 247 (52,9) 129 (54,4) 118 (51,3) 0,499 
Số trường hợp transferin HT < 200 mg/dL theo từng giai đoạn BTM (n,%) *: 
BTM giai đoạ ... như  với  albumin)  là 
tình  trạng viêm, bệnh  lý suy ganthì nồng độ 
transferrin HT  còn  bị  ảnh  hưởng  nặng  nề  bởi 
tình trạng chất sắt có trong huyết thanh, bởi vốn 
dĩ vai trò chủ yếu của transferrin là vận chuyển 
chất  sắt  nên  tình  trạng  thiếu  sắt  sẽ  làm  tăng 
nồng độ transferrin(11) và ngược lại tình trạng dư 
thừa chất sắt (do dùng thuốc bổ sung sắt) có thể 
làm giảm nồng độ transferin HT(8). 
Có nhiều nghiên cứu về vai trò đánh giá tình 
trạng dinh dưỡng của định lượng transferrin HT 
được  thực  hiện  trên  các  đối  tượng  bệnh  nhân 
khác nhau cho thấy: Nghiên cứu của Thean K và 
cộng  sự  (1988)(19)  trên  đối  tượng bệnh nhân  có 
khối u ác tính đường tiêu hóa ghi nhận trong 10 
chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chỉ duy 
nhất nồng độ transferrin HT có giá trị tiên đoán 
kết  quả  hậu  phẫu.  Giá  trị  trung  bình  của 
transferrin  HT  cho  bệnh  nhân  có  biến  chứng 
nặng là 162 mg/dl so với 221,2 mg/dl cho những 
người có hoặc không có biến chứng nhẹ. Bệnh 
nhân có mức độ transferrin HT < 200 mg/dl tăng 
nguy cơ biến chứng và tử vong. 
Cân bằng Nitơ được xem là tiêu chuẩn vàng 
trong việc đánh giá sự cung cấp đầy đủ protein 
cho  cơ  thể.  Trong  nghiên  cứu  của  Fletcher  JP 
(1989) thực hiện trên đối tượng bệnh nhân được 
hỗ  trợ dinh dưỡng  qua  đường  tĩnh mạch. Kết 
quả  nghiên  cứu  cho  thấy  chỉ  số  transferin HT 
tương quan tốt với cân bằng nito hơn cả chỉ số 
prealbumin HT. Ngoài ra, những cá nhân có chỉ 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  180
số  transferin HT  thấp  có  sự  gia  tăng  nguy  cơ 
bệnh tật và tử vong(5). 
Nghiên cứu của Asensio A và cộng sự (2004) 
2) trên đối tượng bệnh nhân lão khoa nhập viện 
cho  thấy  tỷ  lệ SDD  là  57,1%. Ngoài  ra,  sự  suy 
giảm mỗi  1g/L  nồng  độ  transferrin HT  tương 
ứng với sự gia  tăng nguy cơ  tử vong OR = 8,3 
(khoảng tin cậy 95%: 3,4 – 20,0). 
Nghiên  cứu  của  Guerra  LT  và  cộng  sự 
(2009)(12) trên đối tượng bệnh nhân ung thư thực 
quản cho thấy độ nhạy tốt và sự hữu dụng của 
transferrin HT trong việc theo dõi hiệu quả của 
liệu pháp hỗ trợ dinh dưỡng. 
Tóm lại, trong cộng đồng dân số không bệnh 
thận,  định  lượng  transferin  HT  được  chứng 
minh  là chỉ số đánh giá  tình  trạng dinh dưỡng 
có độ nhạy  tốt đồng  thời có  thể  tiên  lượng kết 
quả  trên  lâm  sàng nên  được  đề  nghị  sử dụng 
như  là công cụ  tiên  lượng và  là chỉ số  theo dõi 
hiệu quả hỗ trợ dinh dưỡng. 
Vai trò đánh giá tình trạng dinh dưỡng của 
định  lượng  transferin  huyết  thanh  trong 
cộng đồng dân số bệnh thận mạn 
Nhiều nghiên cứu đánh giá  tình  trạng dinh 
dưỡng  bằng  định  lượng  transferin  HT  ở  đối 
tượng bệnh nhân BTM chưa lọc thận (không có 
dấu hiệu  của  tình  trạng viêm, nhiễm  trùng và 
với tình trạng sắt ổn định) nhận thấy có sự suy 
giảm định  lượng  transferrin HT  tương ứng với 
sự  suy giảm GFR(7,10,16). Kết quả  từ nghiên  cứu 
của chúng  tôi  tương  tự như của  tác giả kể  trên 
với  định  lượng  transferrin  HT  giảm  mạnh  ở 
những  bệnh  nhân  BTM  giai  đoạn  4  và  giá  trị 
trung bình của định  lượng  transferrin HT  thấp 
nhất ở những bệnh nhân BTM giai đoạn 5 (biểu 
đồ 1). Điều này góp phần củng cố quan điểm về 
sự  gia  tăng  nguy  cơ  SDD  theo  tiến  triển  của 
BTM, đặc biệt là suy thận mạn giai đoạn cuối. 
Bảng 5. Đánh giá mối liên hệ giữa transferrin HT và 
chức năng thận. 
Định lượng transferin HT được kỳ vọng như 
là chỉ số đánh giá  tình  trạng dinh dưỡng nhạy 
hơn định lượng albumin HT do có thời gian bán 
hủy  ngắn  (khoảng  8  ngày)(13). Nghiên  cứu  của 
Neyra NR và cộng sự (2000)(15) thực hiện trên đối 
tượng bệnh nhân  lọc thận cho thấy sự thay đổi 
100mg  định  lượng  transferrin  HT  có  thể  dự 
đoán  sự  thay  đổi  theo  cùng hướng  của 120mg 
định lượng albumin HT (p < 0,0001). Kết luận từ 
nghiên cứu này cho thấy sự thay đổi định lượng 
albumin HT có thể dự đoán một cách chắc chắn 
bởi  những  thay  đổi  trước  đó  của  định  lượng 
transferrin HT. 
Tuy nhiên, ở đối tượng bệnh nhân BTM việc 
sử dụng  transferin HT  để  đánh  giá  tình  trạng 
dinh  dưỡng  vấp  phải  trở  ngại  lớn  đó  là  tình 
trạng thiếu máu và liệu pháp erythropoietin kết 
hợp  bổ  sung  chất  sắt  gần  như  bắt  buộc  thực 
hiện, dẫn đến những rối  loạn tình trạng dự trữ 
sắt hiện diện phổ biến  trong công đồng dân số 
này.  Đây  được  cho  là  các  yếu  tố  ngoài  dinh 
dưỡng  có  thể  ảnh  hưởng  đến  định  lượng 
transferrin HT và làm giảm độ đặc hiệu của chỉ 
số  này  trong  việc  đánh  giá  tình  trạng  dinh 
dưỡng(8,11). 
Nhiều nghiên cứu thực hiện  trên đối  tượng 
bệnh nhân  lọc  thận hay bệnh nhân  thẩm phân 
phúc mạc cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu kém 
của  transferrin HT  trong  việc  chẩn  đoán  dinh 
dưỡng: Nghiên cứu của Sombolos K và cộng sự 
(1986)(18)  thực  hiện  trên  đối  tượng  bệnh  nhân 
thẩm phân phúc mạc cho thấy chỉ có 10% bệnh 
nhân SDD được chẩn đoán bằng chỉ số nitơ có 
sụt giảm định lượng transferrin HT. Nghiên cứu 
Nghiên cứu 
(năm) 
Số bệnh 
nhân 
Đối tượng 
bệnh nhân 
Kết quả 
Ikizler (1995) 
(16) 
90 Bệnh nhân 
BTM chưa 
lọc thận 
Transferrin HT giảm 
16,7 ± 4,1 mg/dl tương 
ứng với tình trạng giảm 
mỗi 10ml/phút của 
eClcre 
Park GS 
(1997) (7) 
64 Bệnh nhân 
BTM trước 
lọc thận 
Giảm transferin HT ở 
bệnh nhân BTM so với 
người bình thường 
Kopple JD 
(2000) (10) 
1785 Bệnh nhân 
BTM có 
eGFR = 
39,8 ± 21,1 
Giảm transferin HT 
giảm ở bệnh nhân có 
GFR thấp 
Nghiên cứu 
chúng tôi 
467 Bệnh nhân 
BTM chưa 
lọc thận 
Transferin HT bắt đầu 
giảm có ý nghĩa khi 
eClcre < 30 
ml/phút/1,73m2 da 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  181
của Miller DG và cộng sự (1983)(14) thực hiện trên 
đối  tượng  bệnh  nhân  lọc  thận  và  thẩm  phân 
phúc mạc cho  thấy có đến 88% bệnh nhân suy 
giảm nồng  độ  transferrin HT. Và  trong nghiên 
cứu này, định lượng transferrin HT chỉ cho thấy 
mối quan hệ tương quan nghịch với ferritin HT 
mà  không  thể  hiện  tương  quan  với  các  chỉ  số 
đánh giá khác như trọng lượng và albumin HT. 
Dựa theo khuyến cáo của KDOQI (2000) cho 
thấy  không  có  đủ  bằng  chứng  để  kết  luận 
transferrin HT  là  thông  số  đánh giá  tình  trạng 
SDD nhạy hơn chỉ số albumin HT ở những bệnh 
nhân  lọc  thận. Ngoài  ra,  độ  đặc hiệu  thấp  của 
thông  số  này  giới  hạn  tính  hữu  dụng  của  nó 
trong  thực hành  lâm sàng  trên dân số  lọc  thận 
hay thẩm phân phúc mạc. Transferrin HT có thể 
hữu ích hơn ở những bệnh nhân BTM chưa lọc 
thận và không được điều trị erythropoietin hoặc 
không được điều trị bổ sung chất sắt(3,9). 
Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  được  thực  hiện 
trên  đối  tượng bệnh nhân BTM  chưa  lọc  thận, 
thỏa mãn một trong các điều kiện thích hợp để 
sử  dụng  transferrin  HT  trong  đánh  giá  tình 
trạng  dinh  dưỡng.  Tuy  nhiên,  việc  sử  dụng 
erythropoietin và  thuốc bổ  sung  sắt  trong  điều 
trị  thiếu  máu  ở  bệnh  nhân  BTM  có  thể  ảnh 
hưởng  đến  vai  trò  đánh  giá  tình  trạng 
transferrin HT là vấn đề chúng tôi đặc biệt quan 
tâm. Kết quả của nghiên cứu chúng tôi cho thấy 
các chỉ số Hemoglobine và ferritin máu ở người 
nữ thấp hơn nam điều này phù hợp với sinh lý 
bình  thường  (bảng  4). Ngoài  ra,  chúng  tôi  ghi 
nhận số lượng bệnh nhân thiếu máu chiếm tỷ lệ 
lớn  là 61,5%, bệnh nhân nữ có  tỷ  lệ  thiếu máu 
cao hơn bệnh nhân nam. Đồng  thời,  tỷ  lệ bệnh 
nhân thiếu máu gia tăng theo tiến triển của BTM 
(p < 0,008) (biểu đồ 2). Kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi tương tự kết quả của nghiên cứu của 
Bibek  Poudel  (2013)  (bảng  6),  tuy  nhiên  tỷ  lệ 
bệnh nhân  thiếu máu  trong nghiên  cứu  chúng 
tôi cao hơn tỷ lệ ghi nhận được ở các nghiên cứu 
trên đặc biệt ở các bệnh nhân BTM giai đoạn 5. 
Bảng 6. So sánh tỷ lệ thiếu máu theo giới và từng giai đoạn bệnh thận mạn. 
Giai đoạn BTM Nghiên cứu của chúng tôi Nghiên cứu Bibek Poudel năm 2013 (4) 
Nam (%) Nữ (%) Tổng cộng (%) Nam (%) Nữ (%) Tổng cộng (%) 
BTM giai đoạn 1 6,7 19,1 25,8 11,1 25 17,6 
BTM giai đoạn 2 17,7 16,7 34,4 20,0 37,5 27,8 
BTM giai đoạn 3 24,5 35,1 59,6 44,4 53,8 43,4 
BTM giai đoạn 4 40,9 45,2 86,0 61,1 85,7 74,2 
BTM giai đoạn 5 51,6 48,4 100 77,8 83,3 80 
Tổng hợp 5 giai đoạn 56,1 66,9 61,5 42,4 54,3 47,9 
Trong 287 bệnh nhân thiếu máu có 210 bệnh 
nhân  (44,9%)  được  cho uống bổ  sung  chất  sắt, 
163  bệnh  nhân  (34,9%)  được  chích  bổ  sung 
erythropoietin. Việc  bổ  sung  sắt  hoặc  bổ  sung 
EPO được xem  là các yếu tố ngoài dinh dưỡng 
ảnh  hưởng  đến  định  lượng  transferrin  HT. 
Trong đó, việc bổ sung chất sắt sẽ góp phần làm 
tăng  dự  trữ  chất  sắt  biểu  hiện  qua  tình  trạng 
tăng ferritin, đã được chúng  tôi ghi nhận ở 227 
bệnh  nhân  chiếm  48,6%  dân  số  nghiên  cứu, 
trong đó có 111 nam (23,8%) và 116 nữ (24,8%). 
Mặc dù, định lượng transferrin HT có tương 
quan mức độ mạnh với chỉ số albumin HT (r = 
0,571, p < 0,0001) (bảng 3) với độ nhạy = 82,76%, 
độ  đặc  hiệu  =  76,53%.  Tuy  nhiên  định  lượng 
transefrrin HT  cũng  cho  thấy mối  tương  quan 
với định lượng ferritin HT với hệ số tương quan 
r =  ‐0,401,  r2 = 0,160  (p < 0,001). Tỷ  lệ SDD xác 
định  bằng  định  lượng  transferrin HT  là  52,9% 
(bảng 2) cao hơn so với tỷ lệ SDD xác định bằng 
định  lượng  albumin HT  là  12,4%. Khi kết hợp 
với kết quả phân tích từ ferritin HT cho thấy tình 
trạng gia tăng dự trữ chất sắt chiếm tỷ lệ lớn là 
48,6% dân số bệnh nhân, tỷ  lệ bệnh nhân được 
điều trị bằng erythropoietin chiếm 34,9% dân số. 
Vấn đề đặt ra  là chúng tôi không thể phân biệt 
được  tình  trạng  giảm  transferrin  HT  ở  52,9% 
bệnh nhân  là do SDD hay do nguyên nhân  từ 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  182
tình trạng gia tăng dự trữ chất sắt, ngoài ra còn 
có những  ảnh hưởng không  thể  tính  được  của 
việc  sử dụng  liệu pháp bổ  sung erythropoietin 
một cách khá phổ biến trong dân số nghiên cứu. 
Tất  cả  những  yếu  tố  ảnh  hưởng  kể  trên  góp 
phần  làm  giảm  độ  đặc  hiệu  trong  chẩn  đoán 
SDD của transferrin HT. Tóm lại, transferrin HT 
tỏ  ra  kém  tin  cậy  trong  việc  đánh  giá  dinh 
dưỡng cho bệnh nhân BTM chưa lọc thận tham 
gia  trong  nghiên  cứu  này. Kết  luận  này  cũng 
phù hợp với khuyến cáo  tương  tự của KDOQI 
(2000) dành cho đối  tượng bệnh nhân BTM  lọc 
thận hay thẩm phân phúc mạc. 
KẾT LUẬN 
Tỷ  lệ  SDD  xác  định  bằng  định  lượng 
albumin  HT  rất  khác  biệt  so  với  định  lượng 
transferrin  HT  tương  ứng  là  12,4%  và  52,9%. 
Định  lượng  transferrin HT  suy  giảm  theo  tiến 
triển của BTM tương ứng với tỷ lệ SDD gia tăng 
có ý nghĩa bắt đầu từ giai đoạn 4 của BTM gợi ý 
nguy  cơ  SDD  gia  tăng  khi  eGFR  <  30 
ml/phút/1,73m2 da. Tỷ  lệ bệnh nhân  thiếu máu 
chiếm 61,5% dân số nghiên cứu với chiến  lược 
điều trị thiếu máu được ghi nhận như sau: 44,9% 
bệnh nhân  được  điều  trị bổ  sung  sắt và 34,9% 
bệnh nhân được điều trị bổ sung erythropoietin. 
Các yếu tố ngoài dinh dưỡng ảnh hưởng đến vai 
trò  đánh  giá  tình  trạng  dinh  dưỡng  của 
transferrin HT  được  xác  định  là  tình  trạng gia 
tăng dự trữ chất sắt chiếm 48,6% dân số nghiên 
cứu và chiến lược điều trị thiếu máu bằng cách 
bổ  sung  erythropoietin  chiếm  34,9%  dân  số 
nghiên cứu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Acchiardo SR, Moore LW, Latour PA  (1983), Malnutrition as 
the main  factor  in morbidity  and mortality  of  hemodialysis 
patients, Kidney Int, 24, pp.199‐203. 
2. Asensio  A, Ramos  A  et  al  (2004),  Prognostic  factors  for 
mortality  related  to  nutritional  status  in  the  hospitalized 
elderly, Med Clin (Barc), 123(10), pp. 370 ‐ 373. 
3. Barosi  G, Merlo  C, Palestra  P  et  al  (1993),  Variations  in 
erythropoiesis  and  serum  ferritin  during  EPO  therapy  for 
anaemia of end‐stage renal disease, Acta Haematol, 90(1), pp. 
13 ‐ 18. 
4. Bibek Poudel, Binod Kumar Yadav et al (2013), Prevalence and 
association  of  anemia  with  CKD:  A  hospistal  based 
crosssectional study from Nepal, Biomedical Research, 24 (1), 
pp. 99 ‐ 103. 
5. Fletcher  JP, Mudie  JM  (1989),  A  2  year  experience  of  a 
nutritional  support  service:  prospective  study  of  229  non‐
intensive care patients receiving parenteral nutrition, Aust N Z 
J Surg, 59(3), pp. 223 ‐ 228. 
6. Fouque D, Guebre‐Egziabher F (2007), An update on nutrition 
in chronic kidney disease, Int Urol Nephrol, 39, pp.239–246. 
7. Ikizler TA, Greene JH et al (1995), Spontaneous dietary protein 
intake during progression of  chronic  renal  failure, J Am  Soc 
Nephrol, 6, pp. 1386 ‐ 1391. 
8. Jontofsohn R et al  (1974), Serumtransferrin, eiweibernahrung 
und  eisenstoffwechsel  bei  chrornsch  hemodialysierten 
patienten, Kim Wochschr, 52, pp. 398.  
9. K/DOQI, National Kidney Foundation (2000), Clinical practice 
guidelines for nutrition  in chronic renal failure, Am J Kidney 
Dis, 35, pp. 1‐ 140.  
10. Kopple  JD,  Greene  T  et  al  (2000),  Relationship  between 
nutritional  status  and  the  glomerular  filtration  rate:  Results 
from the MDRD study, Kidney Int, 57, pp. 1688 ‐ 1703. 
11. Lane RS (1966), Changes in plasma transferrin levels following 
administration of iron, Brit J Haematol, 12, pp. 249. 
12. LT  Guerra,  A.  R.  Rosa,  R.  F.  Romani  et  al  (2009),  Serum 
transferrin and serum prealbumin as markers of  response  to 
nutritional  support  in patients with  esophageal  cancer, Nutr 
Hosp, 24(2), pp. 239 ‐ 242. 
13. McFarlane HK, J ADCock et al (1969), Biochemical assessment 
of protein‐calorie malnutrition, Lancet, 2, pp. 392. 
14. Miller DG, Levine S et al (1983), Diagnosis of Protein Calorie 
Malnutrition  in  Diabetic  Patients  on  Hemodialysis  and 
Peritoneal Dialysis, Nephron, 33, pp. 127 ‐132.  
15. Neyra  NR, Hakim  RM  et  al  (2000),  Serum  transferrin  and 
serum prealbumin  are  early predictors of  serum  albumin  in 
chronic hemodialysis patients, J Ren Nutr, 10(4), pp. 184 ‐ 190. 
16. Park JS, Jung HH et al (1997), Protein intake and the nutritional 
status  in  patients with  pre‐dialysis  chronic  renal  failure  on 
unrestricted diet, Korean J Intern Med, 12, pp. 115 ‐ 121. 
17. Sharma RK, Sahu KM  (2001), Nutrition  in dialysis patients,  J 
Indian Med Assoc, 99, pp.206‐213. 
18. Sombolos  K,  Berkelhammer  C  et  al  (1986),  Nutritional 
assessment  and  skeletal  muscle  function  in  patients  on 
continuous  ambulatory  peritoneal  dialysis,  Peritoneal  Dial 
Bull, 6, pp. 53 ‐ 58. 
19. Thean K, Yo SL et al (1988), The use of serum transferrin in the 
evaluation  of protein‐calorie malnutrition  in  cancer patients, 
Ann Acad Med Singapore, 17(1), pp. 124 ‐ 128. 
Ngày nhận bài báo      02‐05‐2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo:  28‐05‐2013 
Ngày bài báo được đăng:     15–07‐2013 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_dinh_luong_transferrin_huyet_thanh_trong_danh_gi.pdf