Vai trò của chi nhánh ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang tác động đến nhiều mặt kinh tế, xã

hội của tất cả các quốc gia trên toàn cầu, trong đó, ngành ngân hàng (NH) được

xem là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Mặc dù chi nhánh NH

có vai trò quan trọng đối với khách hàng, đối với NH và đối với cả nền kinh tế,

nhưng dưới tác động của CMCN 4.0, số lượng các chi nhánh tại các nước phát triển

đang giảm dần. Bài viết tập trung nghiên cứu vai trò của 21 ngân hàng thương mại

(NHTM) có quy mô vốn trên 5.000 tỷ đồng tại Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2019

đến hiệu quả kinh doanh của NH. Vai trò của chi nhánh được thể hiện ở số lượng

chi nhánh, tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng nợ,

tỷ lệ thị phần của 4 NH lớn nhất và tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản; hiệu quả kinh

doanh NH được thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận.

pdf 12 trang phuongnguyen 40
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của chi nhánh ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của chi nhánh ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Vai trò của chi nhánh ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
1
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 220- Tháng 9. 2020
Vai trò của chi nhánh ngân hàng trong cuộc cách mạng 
công nghệ 4.0 - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
Phạm Thu Thuỷ
Khoa Ngân hàng- Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 07/05/2020 
Ngày nhận bản sửa: 07/06/2020 
Ngày duyệt đăng: 22/06/2020
Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang tác động đến nhiều mặt kinh tế, xã 
hội của tất cả các quốc gia trên toàn cầu, trong đó, ngành ngân hàng (NH) được 
xem là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Mặc dù chi nhánh NH 
có vai trò quan trọng đối với khách hàng, đối với NH và đối với cả nền kinh tế, 
nhưng dưới tác động của CMCN 4.0, số lượng các chi nhánh tại các nước phát triển 
đang giảm dần. Bài viết tập trung nghiên cứu vai trò của 21 ngân hàng thương mại 
(NHTM) có quy mô vốn trên 5.000 tỷ đồng tại Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2019 
đến hiệu quả kinh doanh của NH. Vai trò của chi nhánh được thể hiện ở số lượng 
chi nhánh, tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng nợ, 
tỷ lệ thị phần của 4 NH lớn nhất và tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản; hiệu quả kinh 
doanh NH được thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận. Nghiên cứu sử dụng phương pháp 
thống kê mô tả kết hợp với phương pháp hồi quy đa biến với dữ liệu bảng. kết quả 
phân tích định lượng cho thấy: Số lượng chi nhánh và tỷ lệ cho vay khách hàng trên 
tổng tài sản có tác động thuận chiều đến chỉ tiêu lợi nhuận; trong khi đó, tỷ lệ tiền 
The role of bank branch in the 4th industrial revolution, experiment research in Vietnam
Abstract: The 4th industrial revolution has influenced many social and economic aspects of many 
coutries in the world, in which, banking is one of the most influenced industry. Bank branches are 
very important with the customers, the banks and the economy, however, they are decreasing in the 
role and number. This research focus on the branch network trend of 21 Vietnamese commercial 
banks, which capital excess VND 5 billion, in the period of 2012- 2019, and the impact of bank branch 
networks on the banks’ profit. Results show that, contrary to the developed countries, Vietnamese 
banks is still expanding their branch network. Bank branches, on average, have increasing fund 
mobilizing, lending and profit. The quantitative analysis shows that branches is positively impact the 
bank’s profit with a 5% significant level. The research also suggests some implications to optimize the 
branch network in the 4.0 industrial revolution.
Keywords: Branch network, bank branching, distribution, 4.0 industrial revolution
Thuy Thu Pham
Email: thuypt@hvnh.edu.vn
Associate Dean of Banking Faculty, Banking Academy of Vietnam
Anh Thi Ngoc Nguyen
Email: nguyenngocanh98.hvnh@gmail.com
Student of K 19 CLC B, Banking Faculty, Banking Academy of Vietnam
Nguyễn Thị Ngọc Anh
K19 CLC-NHB, Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng
Vai trò của chi nhánh ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 - 
Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 2020
gửi trên tổng nợ, tỷ lệ thị phần của 4 NH lớn nhất lại có tác động ngược chiều; và 
tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản không có ý nghĩa thống kê.
Từ khoá: Chi nhánh, phòng giao dịch, mạng lưới phân phối NHTM, CMCN 4.0
1. Giới thiệu 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, 
hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp 
(CMCN) 4.0 với đặc trưng là sử dụng 
công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn 
và internet của vạn vật vào các hoạt động 
của sản xuất, kinh doanh và đời sống xã 
hội (theo Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, 
2016), đang tác động đến nhiều mặt kinh tế, 
xã hội của tất cả các quốc gia trên toàn cầu, 
trong đó, ngành NH được xem là một trong 
những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất. 
CMCN 4.0 có thể tác động đến mô hình 
tổ chức, quản trị tại các NHTM, làm thay 
đổi các sản phẩm dịch vụ, và đặc biệt tác 
động mạnh mẽ đến cách thức phân phối sản 
phẩm của NH. Nhiều nghiên cứu đã khẳng 
định cùng với sự phát triển của công nghệ 
số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và internet 
vạn vật, các chi nhánh NH sẽ không còn 
vai trò quan trọng như trước và sẽ dần bị 
thay thế bởi các loại hình NH điện tử. Các 
số liệu thực nghiệm cũng đã cho thấy sự sụt 
giảm của số lượng chi nhánh ngân hàng tại 
các nước phát triển. Tuy nhiên, tại một thị 
trường đang phát triển như Việt Nam, xu 
hướng phát triển của mạng lưới chi nhánh 
NHTM liệu có thống nhất với các nền kinh 
tế phát triển?, và sự mở rộng (hay thu hẹp) 
mạng lưới chi nhánh có tác động như thế 
nào đối với lợi nhuận của các NHTM? Dựa 
vào phương pháp thống kê mô tả kết hợp 
với phương pháp hồi quy đa biến với dữ 
liệu bảng, bài viết tập trung nghiên cứu xu 
hướng phát triển của mạng lưới chi nhánh 
(CN) của các NHTM Việt Nam; tác động 
của số lượng chi nhánh và một số chỉ tiêu 
kinh doanh đến lợi nhuận của NHTM trong 
giai đoạn 2012- 2019, qua đó đưa ra một 
số khuyến nghị trong tối ưu hoá mạng lưới 
CN của NHTM trong cuộc CMCN 4.0.
2. Tổng quan nghiên cứu và phương 
pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết
Chi nhánh và vai trò của mạng lưới chi 
nhánh ngân hàng
Xu hướng phát triển và chuyển đổi của các 
chi nhánh NH trong thời kỳ CMCN 4.0 
là chủ đề được bàn luận khá nhiều. Các 
nghiên cứu đều nhất trí rằng các chi nhánh 
truyền thống, gắn với những địa điểm vật 
lý cố định, vốn là biểu tượng bền vững của 
ngành NH. Công ty Bảo hiểm tiền gửi Mỹ 
(FDIC, 2015) đã phân loại các chi nhánh 
NH thành 3 loại chính: các chi nhánh lớn 
(stand-in office); các chi nhánh nhỏ (in-
store office) và các chi nhánh cung ứng hạn 
chế dịch vụ.
Hầu hết các nghiên cứu đều thừa nhận vai 
trò quan trọng của các chi nhánh NHTM. 
Đối với khách hàng
- Chi nhánh là kênh phân phối chủ yếu 
cung cấp các sản phẩm đa dạng nhằm đáp 
ứng mọi nhu cầu của khách hàng cá nhân 
và doanh nghiệp. Nhận định của NH TSB 
(một trong những ngân hàng bán lẻ uy tín 
nhất nước Anh) khẳng định rằng mặc dù 
rất nhiều dịch vụ khách hàng có thể tự thực 
hiện qua các kênh giao dịch điện tử, nhưng 
khách hàng vẫn thích sự giao dịch trực tiếp 
PHẠM THU THUỶ - NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
3Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
(face to face) đối với hầu hết các sản phẩm 
quan trọng. Khảo sát của Capgemini (2012) 
cho thấy khách hàng đề cao chi nhánh bởi 
có thể đáp ứng tất cả các giao dịch, các sản 
phẩm, trong khi các kênh phân phối điện tử 
chỉ giới hạn ở một số giao dịch nhất định.
- Chi nhánh là kênh giao dịch tiện lợi, an 
toàn và tiết kiệm chi phí: khách hàng thích 
giao dịch ở chi nhánh bởi sự tiện lợi và an 
toàn (Berger và cộng sự, 1997). Ngoài ra, 
giao dịch ở các chi nhánh thường không 
mất phí như đối với ATM hay mobile 
banking (Dick, 2003).
Đối với các ngân hàng
- Chi nhánh là kênh bán hàng mang lại doanh 
thu chủ yếu. Nghiên cứu của Orlow và cộng 
sự (1996), Blazheski (2006) cho thấy có sự 
tương quan thuận giữa mạng lưới chi nhánh 
và doanh số huy động vốn, dư nợ và doanh 
số dịch vụ của các NHTM. Các tác giả 
Hanman và Prager (2004a, 2004b,) Park và 
Pennacchi (2004) nhấn mạnh các chi nhánh 
lớn thường thu hút được các nguồn vốn 
“bán buôn” chi phí thấp. Berger và cộng sự 
(2005) nhấn mạnh các NH nhỏ với số lượng 
chi nhánh ít, đạt được lợi nhuận thấp hơn 
so với nhóm các NH lớn với số lượng chi 
nhánh nhiều hơn. Berger và cộng sự (1997) 
cũng nhận định mặc dù các chi nhánh lớn 
không hiệu quả trên phương diện tiết kiệm 
chi phí, nhưng lại rất hiệu quả trên phương 
diện tạo ra doanh thu. 
- Chi nhánh góp phần đáng kể tăng nhận 
diện thương hiệu của khách hàng và là yếu 
tố quan trọng để thu hút khách hàng. Rất 
nhiều nghiên cứu đều thống nhất rằng sự 
thuận tiện (chi nhánh gần nhà hoặc nơi làm 
việc) là yếu tố đáng kể tác động đến việc 
lựa chọn NH của khách hàng. (Brevoort & 
Wolken, 2008; Spieker, 2004).
- Mạng lưới chi nhánh thể hiện sức mạnh 
tài chính của NH. Các nghiên cứu của 
Grzelonska, (2005), Ho & Ishii (2010) cho 
thấy quy mô mạng lưới và mật độ chi nhánh 
là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của NHTM, 
bất chấp sự phát triển của NH điện tử. 
Đối với nền kinh tế
- Đối với nền kinh tế, mạng lưới chi nhánh, 
cùng với mật độ chi nhánh (số chi nhánh 
NH/ 1.000 km2 và số chi nhánh NH/ 
100.000 dân) là một trong những tiêu chí 
thể hiện mức độ tiếp cận tài chính của dân 
cư, đặc biệt của dân cư có thu nhập trung 
bình hoặc thấp, qua đó thể hiện mức độ 
cạnh tranh của thị trường tài chính và độ 
ổn định tài chính của mỗi quốc gia (NCRC, 
2017). Nghiên cứu của Edmonds (2018) 
cũng nhấn mạnh việc giảm các chi nhánh 
dẫn đến giảm sự tiếp cận tài chính, giảm 
mức tiêu dùng và thanh toán của dân cư, 
thậm chí ảnh hưởng đến môi trường do sử 
dụng xe cộ nhiều hơn để đến các chi nhánh.
Xu hướng phát triển của các chi nhánh 
trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
Hầu hết các nghiên cứu về xu hướng phát 
triển của các chi nhánh NH trong khoảng 
những năm 2000 trở lại đây cho rằng các 
kênh giao dịch điện tử giờ đây có thể thực 
hiện được vai trò của các chi nhánh, và số 
lượng các chi nhánh NH đang dần bị thay 
thế bởi các kênh giao dịch hiện đại. 
Tác giả Spiegel và cộng sự (1996) đã dự 
đoán các chi nhánh NH sẽ giảm đi đáng kể 
do sự bùng nổ của ATM, điện thoại, máy 
tính và dịch vụ tiền gửi trực tiếp. Các tác 
giả chỉ ra rằng “chi phí duy trì hoạt động 
của chi nhánh đang tăng lên trong khi tầm 
quan trọng của nó đối với khách hàng giảm 
xuống”. Cũng với quan điểm tương tự như 
Vai trò của chi nhánh ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 - 
Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 2020
vậy, Công ty tư vấn Roland Beger (2015) 
đưa ra nhận định “Chi nhánh là quan trọng, 
nhưng không phải với bất kỳ giá nào”. Tác 
giả Kempson và Jones (2000) đã phân tích 
khả năng khách hàng có thể thỏa mãn được 
các nhu cầu tài chính của họ mà không cần 
chi nhánh. King (2012) cũng khẳng định 
vai trò mờ nhạt của các chi nhánh khi: 
“trong tương lai, NH là một việc phải làm, 
chứ không phải nơi phải đến”.
Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy 
có sự giảm sút của số lượng chi nhánh NH 
tại các quốc gia phát triển. Nghiên cứu 
của NCRC (2017) về các chi nhánh NH 
tại Mỹ đã thống kê rằng trong giai đoạn 
2008- 2016, có 6.008 chi nhánh trong tổng 
số 95.018 chi nhánh đã bị đóng cửa, tương 
ứng với 6% số chi nhánh trên toàn quốc. 
Trong các chi nhánh đóng cửa, 82% các chi 
nhánh là ở thành phố và 18% ở nông thôn. 
Đặc biệt, việc đóng cửa các chi nhánh đã 
hình thành nên các «sa mạc chi nhánh» mới 
tại một số khu vực và gây ảnh hưởng khá 
trầm trọng, đặc biệt đối với các gia đình có 
thu nhập trung bình và thấp tại nông thôn. 
Tại Anh, theo nghiên cứu của Edmonds 
(2018), giai đoạn 1997- 2014 cũng chứng 
kiến sự sụt giảm đáng kể số lượng chi 
nhánh. Ở nhóm 6 NH lớn (Barclays, HBOS, 
HSBC, Lloyds, Lloyds TSB, Natwest và 
Santander), số chi nhánh giảm từ 11.240 
chi nhánh (năm 1997) xuống còn 7.022 chi 
nhánh (năm 2014). Nhóm các NH còn lại 
giảm từ 2.109 chi nhánh xuống 1.349 chi 
nhánh. Sự sụt giảm này cũng được phân 
tích do ảnh hưởng của khủng hoảng tài 
chính và sự phát triển của công nghệ. Tác 
giả cùng quan điểm với Kempson và Jones 
(2000) về khả năng giao dịch NH không 
cần chi nhánh trong tương lai.
Tác động của mạng lưới chi nhánh đến 
kết quả tài chính của NHTM
Nhiều nghiên cứu chỉ ra tác động của số 
lượng chi nhánh đến các kết quả tài chính 
của NHTM, điển hình như nghiên cứu của 
Kazumine (2017) đã sử dụng mô hình tác 
động cố định để lượng hoá tác động của số 
lượng chi nhánh đến quy mô dư nợ, vốn 
huy động, các tỷ lệ sinh lời ROA, ROE của 
các NHTM Nhật Bản. Kết quả cho thấy số 
lượng chi nhánh ngân hàng tỷ lệ thuận với 
quy mô dư nợ và vốn huy động, nhưng lại 
tỷ lệ nghịch với tỷ lệ ROA và ROE của NH. 
Tác giả kết luận mạng lưới chi nhánh lớn sẽ 
có tác động tiêu cực tới hoạt động của NH.
Nayatika (2017) đã sử dụng mô hình tác 
động cố định để lượng hoá sự mở rộng 
mạng lưới chi nhánh đến kết quả tài chính 
cuả các NH ở Kenya và cho thấy mạng lưới 
chi nhánh có ý nghĩa thống kê ở mức 5% 
đến lợi nhuận của NH.
Nghiên cứu của Hirtle (2005) về các NH của 
Mỹ cho thấy các có quy mô mạng lưới chi 
nhánh cỡ trung có số tiền gửi trung bình và 
dư nợ trung bình trên một chi nhánh thấp 
hơn, nhưng cũng có chi phí thấp hơn. Nghiên 
cứu chỉ ra không có mối quan hệ giữa mạng 
luói chi nhánh và lợi nhuận của NH.
Antonio (2013) khi nghiên cứu về các yếu 
tố tác động đến lợi nhuận của các NH ở Tây 
Ban Nha đã sử dụng ROA là biến phụ thuộc, 
số lượng chi nhánh như là biến đại diện cho 
quy mô của các NH, cùng với nhiều biến độc 
lập khác. Kết quả chứng minh quan hệ thuận 
chiều của số lượng chi nhánh đến lợi nhuận 
của NH tại Tây Ban Nha.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp 
nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu
PHẠM THU THUỶ - NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
5Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Từ các nghiên cứu có liên quan đến chủ 
đề, có thể nhận thấy mặc dù các nghiên 
cứu đều đồng tình với vai trò quan trọng 
của chi nhánh trong lịch sử của ngành NH, 
nhưng dưới tác động của công nghệ số, tầm 
quan trọng của chi nhánh và số lượng chi 
nhánh tại các quốc gia phát triển đang giảm 
dần. Nghiên cứu này đặt ra những câu hỏi 
nghiên cứu như sau:
- Sự phát triển của mạng lưới chi nhánh NH 
tại một thị trường đang phát triển như Việt 
Nam thời gian qua (2012- 2019) đang đi 
theo xu hướng hay ngược chiều xu hướng 
của các nước phát triển?
- Các quyết định mở rộng (thu hẹp) số lượng 
chi nhánh của các NH Việt Nam thời gian 
qua có tác động đến lợi nhuận của NHTM?
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 21 trên 23 
NHTM có vốn chủ sở hữu trên 5.000 tỷ 
đồng, là nhóm NH chiếm 90% quy mô vốn 
điều lệ của cả hệ thống NHTM Việt Nam 
(nghiên cứu loại bỏ NH Đông Á và NH Bưu 
Điện Liên Việt do không có số liệu và số 
liệu không tương thích). Mẫu nghiên cứu 
được chia làm 3 nhóm theo quy mô vốn chủ 
sở hữu tại thời điểm 31/12/2015- thời điểm 
chính giữa của giai đoạn nghiên cứu: Nhóm 
NHTM có quy mô lớn (bao gồm 4 NHTM 
có quy mô vốn điều lệ trên 30.000 tỷ đồng); 
nhóm các NHTM quy mô vừa (bao gồm 9 
NHTMCP có quy mô vốn điều lệ từ 10.000 
đến dưới 30.000 tỷ đồng); và nhóm các 
NHTM quy mô nhỏ (bao gồm 8 NHTM có 
quy mô vốn điều lệ từ 5.000 đến dưới 10.000 
tỷ đồng). Nguồn số liệu được thu thập từ 
báo cáo thường niên và website của các NH 
này trong giai đoạn 2012- 2019, kết hợp với 
các nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê 
và Ngân hàng Thế giới (Worldbank- WB). 
Nghiên cứu không phân biệt các chi nhánh 
(CN) và các Phòng giao dịch (PGD) của các 
NH bởi tại Việt Nam, các PGD đều cung 
ứng các sản phẩm đáp ứng đầy đủ các nhu 
cầu cơ bản của khách hàng. 
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê 
mô tả kết hợp với phương pháp hồi quy đa 
biến với dữ liệu bảng. Biến phụ thuộc được 
lựa chọn là lợi nhuận của các NHTM năm 
sau, đư ... đoạn thời 
gian (năm). Để kiểm định mô hình phù 
hợp nhất, nghiên cứu sử dụng kiểm định 
Hausman. Mô hình sau khi được lựa chọn 
sẽ được kiểm định các giả thuyết, bao gồm 
kiểm định VIF (kiểm định đa cộng tuyến), 
kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian 
(kiểm định phương sai thay đổi), kiểm định 
Wooldridge (kiểm định tự tương quan) 
và khắc phục các lỗi của mô hình bằng 
mô hình phương sai chuẩn vững (Robust 
standard error).
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Thống kê mô tả kết quả nghiên cứu
Vai trò của chi nhánh ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 - 
Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
6 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 2020
Quy mô và tốc độ tăng trưởng của mạng 
lưới chi nhánh, phòng giao dịch
Giai đoạn 2012- 2019, số lượng các chi 
nhánh, phòng giao dịch (CN, PGD) của 
các NHTM Việt Nam tăng trưởng đều đặn. 
Nếu như năm 2012, số CN, PGD của các 
NH là 7.366 CN, PGD thì đến năm 2019 
đã đạt 9.069 CN, PGD. Tính đến thời điểm 
31/12/2019, số lượng CN, PGD của nhóm 
các NHTM quy mô lớn đang áp đảo, chiếm 
55,8%, tiếp đến là nhóm các NHTM quy mô 
vừa, chiếm 30,6%, rồi đến nhóm NHTM 
quy mô nhỏ, chiếm 13,6% trong tổng số 
CN, PGD của 3 nhóm NHTM nghiên cứu.
Tốc độ tăng trưởng CN, PGD trung bình 
của các NH trong giai đoạn 2012- 2019 là 
3,03%/ năm. Tốc độ tăng trưởng CN, PGD 
đạt đỉnh vào năm 2015 (6,35%), sau đó 
chậm dần, đạt 2,26% năm 2018 và 1,75% 
năm 2019. Trong 3 nhóm NH, tốc độ tăng 
trưởng CN, PGD của nhóm NHTM quy mô 
lớn là thấp nhất (trung bình 2,32%/năm). 
Nhóm NHTM quy mô vừa có tốc độ tăng 
trưởng CN, PGD trung bình 2,95%/ năm, 
gần bằng mức trung bình của thị trường 
(3,03%/năm). Nhóm NHTM quy mô nhỏ 
có tốc độ tăng trưởng CN, PGD ấn tượng 
nhất với mức trung bình 6,85%/năm, 
trong đó, TPbank tăng trưởng bình quân 
14,44%/ năm, HDBank tăng trưởng bình 
quân 11,75%/ năm. Năm 2013 tốc độ tăng 
trưởng CN, PGD của nhóm NH nhỏ tăng 
vọt do sự sáp nhập của Công ty tài chính 
PVFC vào NHTMCP Phương Tây thành 
NHTMCP PVcombank.
Hiệu quả hoạt động của mạng lưới chi 
nhánh, phòng giao dịch 
Xét về hiệu quả hoạt động của các CN, 
PGD, thể hiện qua doanh số huy động tiền 
gửi, dư nợ và lợi nhuận trung bình của 1 
CN, PGD, tất cả các nhóm NH đều có hiệu 
quả hoạt động tăng lên trong giai đoạn 
2012- 2019. Trong đó, hiệu quả huy động 
vốn tốt nhất ở nhóm các NH quy mô vừa, 
kém hơn một chút là nhóm NH quy mô lớn, 
rồi đến nhóm NH quy mô nhỏ. Ngược lại, 
hiệu quả cho vay lại tốt nhất ở nhóm các 
NH quy mô lớn, tiếp đến là nhóm NH quy 
mô vừa, cuối cùng là nhóm NH quy mô 
nhỏ. Lợi nhuận sau thuế bình quân trên một 
Bảng 1. Các biến trong mô hình nghiên cứu
Tên biến (loại 
biến) Ý nghĩa Các nghiên cứu tham khảo
LAGPROFIT
(Biến phụ thuộc)
Lợi nhuận của NH, tính theo logarit tự 
nhiên và độ trễ 1 năm (năm t) Kazumine (2017), Antonio. (2013).
LnBRANCH (Biến 
độc lập)
Số lượng chi nhánh, tính theo logarit 
tự nhiên năm t-1
Kazumine (2017), Nyatika (2017), 
Hirtle (2007)
DEPT (Biến độc 
lập) Tỷ lệ tiền gửi trên tổng nợ năm t-1 Kazumine (2017), Antonio. (2013).
LOAN (Biến độc 
lập) Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản năm t-1 Hirtle (2007), Antonio. (2013).
EQUITY (Biến độc 
lập)
Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản 
năm t-1
Kazumine (2017), Nyatika (2017), 
Hirtle (2007), Antonio. (2013).
CR4_Asset
(Biến kiểm soát)
Tỷ lệ thị phần tổng tài sản của 4 NHTM 
lớn nhất năm t
Kazumine (2017), Hirtle (2007), 
Antonio. (2013).
GDP (Biến kiểm 
soát) Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm t
Kazumine (2017), Hirtle (2007), 
Antonio. (2013).
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu
PHẠM THU THUỶ - NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
7Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
CN, PGD NH tăng qua các năm ở tất cả các 
nhóm ngân hàng, trong đó nhóm NH quy 
mô vừa thường có lợi nhuận trung bình trên 
1 CN, PGD cao nhất. Giai đoạn từ 2017 trở 
về trước, các NHTMCP quy mô lớn có lợi 
nhuận trung bình trên 1 CN, PGD cao hơn 
các NHTMCP quy mô nhỏ, tuy nhiên, năm 
2018 và 2019, các NHTMCP quy mô nhỏ 
có sự bứt phá về lợi nhuận trung bình trên 
1 CN, PGD, vượt qua các NHTMCP quy 
mô lớn.
Mật độ của mạng lưới CN, PGD
Xét về mật độ chi nhánh, số CN, PGD trên 
1.000km2 của Việt Nam tăng khá nhanh, từ 
25 CN, PGD năm 2012 lên 30 CN, PGD 
trên 1.000 km2 năm 2019. Số CN, PGD trên 
Hình 1a. Số lượng CN, PGD (trục phải) và tốc độ tăng trưởng CN, PGD (trục trái) của các 
NHTM Việt Nam
Hình 1b. Tốc độ tăng trưởng mạng lưới của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012- 2019
Nguồn:Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên số liệu từ Báo cáo thường niên năm 2012-2019 của các 
NHTM
Vai trò của chi nhánh ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 - 
Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
8 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 2020
100.000 dân cũng tăng với mức tăng chậm 
hơn, từ 9,2 CN, PGD lên 10,5 CN, PGD 
trên 100.000 người. Điều này thể hiện mức 
độ tiếp cận sản phẩm NH của người dân 
Việt Nam tăng lên trong thời gian qua.
3.2. Kết quả hồi quy tác động của chi 
nhánh đến lợi nhuận của ngân hàng 
thương mại
Kết quả ước lượng lợi nhuận của NH 
Hình 2a. 
Vốn tiền gửi và dự nợ trung bình (tỷ VND) của 1 CN, PGD của các NHTM Việt Nam
Hình 2b. Lợi nhuận sau thuế trung bình/CN, PGD (tỷ VND) của các NHTM Việt Nam
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên số liệu từ Báo cáo thường niên năm 2012-2019 của các 
NHTM
PHẠM THU THUỶ - NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
9Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
năm t (LAGPROFIT) theo 
số lượng chi nhánh năm t-1 
(LnBRANCH), tỷ lệ tiền 
gửi trên tổng nợ năm t-1 
(DEPOSIT), tỷ lệ cho vay 
khách hàng trên tổng tài sản 
năm t-1 (LOAN), tỷ lệ vốn 
chủ sở hữu trên tổng tài sản 
năm t-1 (EQUITY), tỷ lệ thị 
phần của 4 NH lớn nhất năm 
t (CR4Asset) và tỷ lệ tăng 
trưởng GDP năm t (GDP) theo 
3 mô hình Pooled OLS (1), mô 
hình tác động cố định- Fixed 
effect (2) và mô hình tác động 
ngẫu nhiên- Random effect (3) 
được thể hiện như sau:
Để kiểm định mô hình phù 
hợp nhất nghiên cứu sử dụng 
kiểm định Hausman. Kết quả 
cho thấy mô hình REM là 
mô hình phù hợp nhất (hệ số 
Hình 3. Mật độ CN, PGD của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012- 2019
Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu 
Bảng 2. Kết quả hồi quy theo mô hình Pooled OLS (1), 
Fixed effect (2) và Random effect (REM) (3)
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Stata
Vai trò của chi nhánh ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 - 
Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
10 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 2020
Prob > chi2 = 0.9075). Mô hình sau đó sẽ 
được kiểm định các giả thuyết, bao gồm 
kiểm định VIF (kiểm định đa cộng tuyến), 
kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian 
(kiểm định phương sai thay đổi), kiểm định 
Wooldridge (kiểm định tự tương quan). 
Kết quả cho thấy tất cả các biến đều có hệ 
số VIF <2, cho thấy mô hình không bị hiện 
tượng đa cộng tuyến
Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian 
cho thấy hệ số Prob > chibar2 = 0.0000 (< 
0.05) nên mô hình có hiện tượng phương 
sai thay đổi. Kiểm định Wooldridge cho 
thấy hệ số Prob > F = 0.001 (< 0.05), nên 
mô hình có hiện tượng tự tương quan. Để 
khắc phục hai lỗi này, mô hình sẽ sử dụng 
mô hình hồi quy sai số chuẩn vững (Robust 
Standard errors) theo gợi ý của White 
(1980), kết quả được thể hiện qua Bảng 4.
Kết quả cho thấy hệ số R2 tổng thể bằng 
0,4721, tức mô hình giải thích được 47,21% 
các thay đổi trong lợi nhuận của NH. Các 
biến có tác động thuận chiều đến lợi nhuận 
Bảng 3. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Stata
Bảng 4. Kết quả hồi quy theo mô hình sai số chuẩn vững 
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Stata
PHẠM THU THUỶ - NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
11Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
của NH năm tiếp theo là: số lượng chi 
nhánh (có ý nghĩa ở mức 5%); tỷ lệ cho vay 
khách hàng trên tổng tài sản (có ý nghĩa 
ở mức 1%), tỷ lệ tăng trưởng GDP (có ý 
nghĩa ở mức 1%). Các biến tác động ngược 
chiều đến lợi nhuận của NH gồm: tỷ lệ tiền 
gửi trên tổng nợ (có ý nghĩa ở mức 5%); tỷ 
lệ thị phần của 4 NH lớn nhất (có ý nghĩa ở 
mức 5%). Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản 
không có ý nghĩa thống kê.
4. Thảo luận và kết luận
Từ các phân tích định lượng và định tính, 
có thể rút ra một số kết luận sau:
- Mặc dù Việt Nam được đánh giá là một 
trong những quốc gia có mức độ sử dụng 
internet cao trên thế giới và các giao dịch 
NH điện tử đang gia tăng rất nhanh, tuy 
nhiên, hệ thống NHTM vẫn phát triển mạng 
lưới đều đặn trong giai đoạn 2012- 2019. 
Các NHTM quy mô nhỏ có tốc độ tăng 
trưởng mạng lưới nhanh hơn các NHTM 
lớn. Điều này cho thấy xu hướng phát triển 
của hệ thống chi nhánh NH tại Việt Nam 
đang ngược chiều so với các nước phát 
triển (NCRC, 2017; Edmonds, 2018).
- Mức huy động vốn, dư nợ và lợi nhuận 
trung bình của các CN, PGD ở tất cả các 
nhóm NHTM Việt Nam liên tục tăng qua 
các năm trong giai đoạn 2012- 2019. Điều 
này thống nhất với các kết quả nghiên cứu 
trên thế giới về vai trò của chi nhánh (Orlow 
và cộng sự, 1996; Blazheski, 2006). Ngoài 
ra, tại Việt Nam, các NHTM lớn và vừa có 
hiệu quả kinh doanh trung bình trên 1 CN, 
PGD tốt hơn nhờ lợi thế kinh tế nhờ quy 
mô.
- Mô hình hồi quy sai số chuẩn vững cho 
thấy số lượng chi nhánh có tác động thuận 
chiều đến lợi nhuận của NHTM năm tiếp 
theo với mức ý nghĩa cao (5%). Điều này 
một lần nữa khẳng định quy mô mạng lưới 
của các NHTM Việt Nam chưa bão hòa, và 
việc mở rộng mạng lưới vẫn mang lại lợi 
nhuận tăng thêm cho các NHTM.
Từ các kết quả nghiên cứu, có thể khẳng 
định ở thị trường Việt Nam, việc mở rộng 
mạng lưới chi nhánh vẫn mang lại lợi 
nhuận tăng thêm cho các NHTM, tiếp tục 
mở rộng mạng lưới chi nhánh có thể là xu 
hướng để cạnh tranh của các NHTM trong 
thời gian trước mắt. Tuy nhiên, xét về lâu 
dài, Việt Nam khó có thể đi ngược chiều 
xu hướng của các nước phát triển. Để phát 
triể chi nhánh hiệu quả, các NH cần tối ưu 
hoá mạng lưới chi nhánh. Điều này cần có 
các nghiên cứu sâu hơn về thị trường và 
các giải pháp liên quan đến tối ưu hiệu quả 
hoạt động của chi nhánh như địa điểm; chất 
lượng dịch vụ, tiếp cận khách hàng...
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, 
vai trò của chi nhánh có thể suy giảm do sự 
phát triển của các kênh phân phối NH điện 
tử, tuy nhiên, chi nhánh vẫn là kênh phân 
phối không thể thiếu của các NHTM. Tại 
Việt Nam, quy mô mạng lưới CN, PGD của 
các NHTM Việt Nam liên tục tăng trong 
giai đoạn 2012- 2019 và vẫn chứng minh 
được tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên, với 
các thay đổi trong nhu cầu của KH trước 
kỷ nguyên công nghệ số, các NH cần có 
các nghiên cứu nhằm đổi mới mô hình chi 
nhánh truyền thống, hướng tới việc xây 
dựng các chi nhánh truyền thống tích hợp 
các kênh phân phối hiện đại và chú trọng 
xây dựng trải nghiệm vượt trội cho khách 
hàng tại chi nhánh. 
Kết quả nghiên cứu còn hạn chế (mô hình 
giải thích được 47,21% các thay đổi trong 
lợi nhuận của NH) do số biến chưa tối ưu, 
mối quan hệ giữa số lượng chi nhánh và lợi 
Vai trò của chi nhánh ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 - 
Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
12 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 2020
nhuận của ngân hàng có thể là mối quan hệ 
hai chiều thay vì quan hệ nhân quả. Nghiên 
cứu này hi vọng sẽ là một trong những 
nghiên cứu nền tảng cho các nghiên cứu 
sâu hơn về cùng chủ đề tại Việt Nam ■
Tài liệu tham khảo
1. Antonio. (2013). “What determines the profitability of banks? Evidence from Spain”. Accounting & Finance. 53. 
561-586. 
2. Berger, A. N., John H. L., và John J. M. (1997). “The Efficiency of Bank Branches.” Journalof Monetary 
Economics. Vol 40. pp. 141-162.
3. Berger, A. N., Astric A. D., Lawrence G. G., và Lawrence J. W. 2005. “The Effects of Competition from Large, 
Multimarket Firms on the Performance of Small, Single
4. Market Firms:Evidence from the Banking Industry.” Board of Governors of the Federal Reserve System Finance 
and Economics Discussion Series 2005-15.
5. Blaheski F. (2006) “The Future of branches, BBVA Research” US Economic Watch.
6. Brevoort, K. & Wolken, J. (2008). Does Distance Matter in Banking access 19/4/2020 at 
7. Capgemini, 2012. Retail banking voice of customer survey, 
8. Dick, A. A., 2003. “Demand Estimation and Consumer Welfare in the Banking Industry.” Board of Governors of 
the Federal Reserve System Finance and Economics Discussion Series 2003 – 14.
9. Edmonds T. (2018). Bank Branch Closures. Briefing Paper, No 385.
10. Kempson , E., and Jones, T. (2000) “Banking without branches: a study of how people conduct their banking 
business without a local branch”, University of Bristol; 
11. FDIC quaterly (2015). Brick and Mortar Banking Remains Prevalent in an increasingly virtual world. Volume 9, 
No.1
12. Grzelonska, P. (2005). “Benefits from Branch Networks: Theory and Evidence from the Summary of Deposits 
Data” University of Minnesota.
13. Hannan, T. H. and R. A. Prager. 2004a. “The Competitive Implications of Multimarket Bank Branching.” Journal 
of Banking and Finance. 28: pp. 1889-1914.
14. Hannan, T. H. and R. A. Prager. 2004b. “Multimarket Bank Pricing: An Empirical Investigation of Deposit Interest 
Rates.” Board of Governors of the Federal Reserve System Finance and Economics Discussion Series 2004-38.
15. Hirtle B., Metli C. (2005). The evolution of US bank branch Networks: Growth, Consolidation and Strategy. FDIC 
current issues in economics and finance
16. Hirtle (2007), “The impact of network size on bank branch performance”, Journal of banking and finance 31 
(2007) 3782-3805
17. Ho, K. & Ishii J. (2010). Location and Competition in Retail Banking. access 19/4/2020 at 
18. King, B. (2012). Bank 4.0. Future of Banking in Digitalization
19. Kazunime, K. (2017), “Does branch network size influence positively the management performance of Japanese 
regional banks?” MPRA Paper.
20. Nyatika (2017) “Spread in branch network and financial performance of commercial banks in Kenya”, research 
project, university of Nairobi.
21. NCRC Research Memo (2017). Bank Branch closures from 2008- 2016: Unequal impact in America’s Heartland.
22. Orlow, D. K., Lawrence J. R., and Wenninger. J., (1996). “Ongoing Restructuring of Retail Banking.” Federal 
Reserve Bank of New York Research Paper #9634.
23. Park, K. and Pennacchi G. (2004). “Harming Depositors and Helping Borrowers: The Disparate Impact of Bank 
Consolidation.” Manuscript. University of Illinois.
24. Roland Berger (2015). Digital Revolution in retail banking. Chances in the new multi-channel wordl form a 
customer perspective.
25. Spieker R. L. (2004). Bank Branch Growth Has Been Steady- Will it Continue? FDIC Future of Banking Study.
26. Spiegel, J., Gart, S., Gart, A., (1996). “Banking Redefined: How Superregional Powerhouses Are Reshaping 
Financial Services”. Irwin Professional Publishing ISBN-10: 0786309598
27. WEF, 2016, Forth Industrial Revolution- World Economic Forum.

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_chi_nhanh_ngan_hang_trong_cuoc_cach_mang_cong_ng.pdf