Ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp: những vấn đề đặt ra

Sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp có tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế.

Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, trong

đó có chính sách ưu đãi thuế. Bài viết góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách ưu đãi

thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, đánh giá thực trạng ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp

khởi nghiệp ở Việt Nam và trao đổi những ý tưởng hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế đối với các

doanh nghiệp này.

pdf 4 trang phuongnguyen 260
Bạn đang xem tài liệu "Ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp: những vấn đề đặt ra", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp: những vấn đề đặt ra

Ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp: những vấn đề đặt ra
TÀI CHÍNH - Tháng 4/2018
13
khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh 
doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh. 
Mandela Schumacher-Hodge (2015) cho rằng, đối 
với một DN khởi nghiệp thì tính đột phá là điều bắt 
buộc. DN khởi nghiệp có thể tạo ra những thứ chưa 
hề có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn 
so với những thứ đang có sẵn. Công nghệ thường 
là đặc tính tiêu biểu của sản phẩm từ một DN khởi 
nghiệp. Mặc dù, ngay cả khi sản phẩm không dựa 
nhiều vào công nghệ, thì DN khởi nghiệp cũng 
cần áp dụng công nghệ để đạt được mục tiêu kinh 
doanh và tham vọng tăng trưởng.
Từ “khởi” trong tiếng Việt có nghĩa là bắt đầu, mở 
đầu một việc gì đó. Xét về nghĩa gốc, khởi nghiệp 
được hiểu là sự bắt đầu xây dựng sự nghiệp của 
một cá nhân, một tổ chức. Trong thực tiễn hiện nay, 
khi đề cập tới DN khởi nghiệp, có người hiểu là DN 
mới thành lập, có người hiểu là “start-up” với đúng 
nghĩa trong tiếng Anh như đã phân tích trên. Ở góc 
độ pháp lý, cho đến nay, Việt Nam chưa có định 
nghĩa DN khởi nghiệp mà mới có định nghĩa “DN 
nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo”. Theo Luật Hỗ trợ 
DN nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12/6/2017 thì 
“DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là DN nhỏ 
và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ 
sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh 
doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”. 
Tóm lại, từ những phân tích trên cho thấy, khi 
nói DN khởi nghiệp thường là cách nói tắt, hàm ý là 
DN khởi nghiệp sáng tạo, chứ không phải nói đến 
DN mới thành lập trong giai đoạn đầu của quá trình 
hoạt động sản xuất, kinh doanh. 
Tại sao cần hỗ trợ DN khởi nghiệp?
DN khởi nghiệp cần được hỗ trợ vì những lợi ích 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về ưu đãi thuế 
đối với doanh nghiệp khởi nghiệp
Khái quát về doanh nghiệp khởi nghiệp
Để bàn về chính sách ưu đãi thuế đối với doanh 
nghiệp (DN) khởi nghiệp, trước hết phải làm rõ thế 
nào là DN khởi nghiệp, bởi lẽ phải hiểu rõ thì mới có 
thể thiết kế chính sách thuế phù hợp và mới có thể 
ban hành quy định pháp luật có tính khả thi để thực 
hiện chính sách. Trong tiếng Anh, thuật ngữ “start-
up” có hai nghĩa. Tính từ “start-up” phản ánh một 
trạng thái bắt đầu của một công việc kinh doanh 
hoặc một dự án. Danh từ “start-up” có nghĩa là một 
DN được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở 
Ưu ĐÃI THuẾ ĐốI VớI 
CáC DOANH NGHIệP KHởI NGHIệP: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT rA
PGs.,Ts. lê XuâN TrƯờNG - Học viện Tài chính *
Sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp có tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế. 
Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, trong 
đó có chính sách ưu đãi thuế. Bài viết góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách ưu đãi 
thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, đánh giá thực trạng ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp 
khởi nghiệp ở Việt Nam và trao đổi những ý tưởng hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế đối với các 
doanh nghiệp này.
Từ khóa: Doanh nghiệp khởi nghiệp, ưu đãi thuế, chính sách thuế, doanh nghiệp
The development of business startups has 
a significant impact on economic growth. 
Therefore, the countries have made variety of 
support policies towards them including tax 
incentive. This paper clarifies the theoretical 
issues of tax incentive towards business startups, 
evaluates the practical tax incentive for startups 
in Vietnam and exchanges the ideas to improve 
the tax incentive for these enterprises.
Keywords: Business startups, tax incentive, tax policy, 
enterprises
Ngày nhận bài: 14/3/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 28/3/2018 
Ngày duyệt đăng: 4/4/2018
*Email: lexuantruong@gmail.com
14
chính sách tài chính với doanh nghiệp khởi nghiệp ở việt nam
mà DN khởi nghiệp mang lại cho nền kinh tế và vì 
những đặc điểm vốn có của DN khởi nghiệp. Cụ 
thể như sau:
- Đặc điểm nổi bật của DN khởi nghiệp là tính 
sáng tạo trong mô hình kinh doanh. Nhờ tính sáng 
tạo, DN khởi nghiệp tạo ra những giá trị mới cho xã 
hội, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho xã hội, có khả 
năng tăng trưởng nhanh và mở ra một mô hình kinh 
doanh mới cho nền kinh tế. John R. Dearie (2017) đã 
chỉ ra rằng, nhờ tính sáng tạo, các DN khởi nghiệp 
đã có đóng góp rất lớn đến sự tăng trưởng kinh tế 
Mỹ những năm 1950. Tính sáng tạo này rất cần được 
khuyến khích để mở ra những hướng phát triển mới 
cho nền kinh tế.
- Như đã phân tích, DN khởi nghiệp luôn gắn 
với công nghệ, hoặc là sản phẩm công nghệ, hoặc 
là sử dụng phổ biến công nghệ trong hoạt động sản 
xuất, kinh doanh. Trong bối cảnh xã hội loài người 
đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần 
thứ tư, việc thúc đẩy phát triển những DN gắn với 
công nghệ là một đòi hỏi tất yếu.
- Mặc dù có tiềm năng đóng góp lớn cho sự phát 
triển kinh tế, song lại có những trở ngại lớn cho sự 
phát triển của các DN khởi nghiệp. Trở ngại đầu tiên, 
cũng giống như mọi sự bắt đầu khác, là vốn đầu tư. 
Trong mọi hoạt động kinh doanh, đều cần đến vốn 
đầu tư, song DN khởi nghiệp cần một lượng vốn 
lớn do đặc điểm kinh doanh gắn với công nghệ hoặc 
mô hình kinh doanh mới. Trở ngại thứ hai là, DN 
khởi nghiệp được thành lập từ một ý tưởng kinh 
doanh sáng tạo – một ý tưởng mới chưa từng có 
tiền lệ – bởi vậy, nó mới ở dạng tiềm năng, cần đầu 
tư thêm nhiều chất xám và công sức để hoàn thiện 
và hiện thực hóa ý tưởng đó. Tiếp đó, cũng do tính 
mới, tính sáng tạo nên DN khởi nghiệp thường đối 
mặt với những rủi ro tiềm ẩn, cần có sự hỗ trợ để 
vượt qua những rủi ro này.
Các hình thức ưu đãi thuế 
đối với doanh nghiệp khởi nghiệp
Từ những phân tích về sự cần thiết hỗ trợ DN 
khởi nghiệp cho thấy, điều đầu tiên DN khởi nghiệp 
cần là sự hỗ trợ về vốn đầu tư. Nhu cầu thứ hai của 
DN khởi nghiệp là sự hỗ trợ về công nghệ và quản 
lý. Như vậy, có thể thấy, ưu đãi thuế không phải là 
công cụ quan trọng hàng đầu trong hỗ trợ trực tiếp 
cho DN khởi nghiệp. Tuy vậy, nếu lựa chọn hình 
thức ưu đãi thuế phù hợp thì cũng có tác động quan 
trọng hỗ trợ DN khởi nghiệp. Cụ thể là:
Thứ nhất, ưu đãi thuế trực tiếp cho DN khởi 
nghiệp. Chính sách ưu đãi thuế trực tiếp cho DN 
khởi nghiệp thường tập trung vào thuế thu nhập 
DN. Theo đó, DN khởi nghiệp được áp dụng thuế 
suất ưu đãi và được miễn, giảm thuế trong thời 
gian đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Miễn 
thuế, giảm thuế thu nhập DN có thời hạn trong thời 
gian mới thành lập thường không đem lại nhiều lợi 
ích cho DN khởi nghiệp, do đa phần các DN khởi 
nghiệp không có lợi nhuận trong giai đoạn đầu hoạt 
động. Tuy vậy, nếu thời gian miễn thuế được kéo 
dài ở mức thích hợp hoặc áp dụng thuế suất ưu 
đãi cho DN khởi nghiệp thì cũng tạo điều kiện để 
những DN này mở rộng hoạt động sản xuất, kinh 
doanh. Trên thế giới có khá nhiều quốc gia lựa chọn 
hình thức ưu đãi này. Theo Lê Minh Hương (2017) 
tại Ấn Độ, những DN khởi nghiệp thông qua đổi 
mới sáng tạo, đáp ứng các điều kiện là DN khởi 
nghiệp trong Chương trình hành động của Ấn Độ sẽ 
được miễn thuế thu nhập DN trong vòng 3 năm; Tại 
Singapore, trong 3 năm đầu, các DN khởi nghiệp có 
doanh thu dưới 100.000 đô la Singapore được miễn 
thuế thu nhập DN; doanh thu từ 100.000 - 300.000 
đôla Singapore áp dụng mức thuế suất thuế thu 
nhập DN là 8,5%. 
Thứ hai, hỗ trợ gián tiếp cho DN khởi nghiệp 
thông qua ưu đãi thuế thu nhập DN hoặc thu nhập 
cá nhân cho nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào DN 
khởi nghiệp và ưu đãi thuế cho các quỹ đầu tư mạo 
hiểm, các cơ sở ươm tạo DN. Ưu đãi về thuế thu 
nhập cá nhân được thực hiện bằng cách miễn thuế 
thu nhập từ đầu tư vốn vào DN khởi nghiệp. Đối 
với nhà đầu tư là tổ chức thì hình thức ưu đãi được 
thực hiện là giảm thuế đối với thu nhập từ đầu tư 
vào DN khởi nghiệp hoặc cho bù trừ lỗ của khoản 
đầu tư vào DN khởi nghiệp với các hoạt động kinh 
doanh khác. Thuế suất ưu đãi và miễn, giảm thuế 
thu nhập DN có thời hạn cũng được một số quốc gia 
áp dụng đối với quỹ đầu tư mạo hiểm và cơ sở ươm 
tạo DN. Chẳng hạn như, Thái Lan không đánh thuế 
thuế thu nhập cá nhân trong vòng 10 năm đối với 
nhà đầu tư khi đầu tư vào 10 lĩnh vực công nghiệp 
chủ chốt về công nghệ và sáng tạo gồm: Ô tô thế hệ 
kế tiếp, điện tử thông minh, du lịch trải nghiệm đa 
dạng phong phú và du lịch chăm sóc sức khỏe, nông 
nghiệp và công nghệ sinh học, thực phẩm, rô-bốt 
công nghiệp, vận chuyển và hàng không, chất đốt 
sinh học... Ngoài ra, các công ty đầu tư mạo hiểm 
cũng được miễn thuế thu nhập DN trong vòng 5 
năm đầu (Lê Minh Hương, 2017). 
Chính sách ưu đãi thuế 
đối với doanh nghiệp khởi nghiệp của việt nam
DN khởi nghiệp và chính sách hỗ trợ DN khởi 
nghiệp còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Dấu mốc đầu 
TÀI CHÍNH - Tháng 4/2018
15
tiên đánh dấu chính sách hỗ trợ DN khởi nghiệp 
ở Việt Nam là Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 
18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê 
duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi 
mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. 
Mục tiêu của Đề án này là tạo lập môi trường 
thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành 
và phát triển loại hình DN có khả năng tăng 
trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, 
công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Đề án này có 
nhiều hoạt động hỗ trợ DN khởi nghiệp như: Xây 
dựng cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng 
tạo quốc gia; Xây dựng khu tập trung dịch vụ hỗ 
trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Phát triển hoạt 
động đào tạo, nâng cao năng lực và dịch vụ cho 
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Phát triển cơ sở vật 
chất hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; nghiên 
cứu ban hành mới, sửa đổi, bổ sung văn bản pháp 
luật cần thiết để thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới 
sáng tạo. Trong đó, có một nội dung về chính sách 
thuế, đó là: nghiên cứu ban hành mới, sửa đổi, 
bổ sung văn bản pháp luật về “Cơ chế thuế, tài 
chính đặc thù đối với tổ chức và cá nhân có hoạt 
động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc đầu tư 
cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được áp dụng 
chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế đối với DN 
khoa học và công nghệ”. Như vậy, quyết định này 
của Thủ tướng Chính phủ mới tạo nền tảng chuẩn 
bị cho sự ra đời của chính sách ưu đãi thuế cho 
DN khởi nghiệp chứ chưa chính thức ban hành 
chính sách ưu đãi thuế đối với DN khởi nghiệp.
Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 
ngày 12/6/2017 tạo ra hành lang pháp lý toàn diện 
cho hỗ trợ DN nhỏ và vừa, trong đó có những 
nội dung liên quan đến hỗ trợ DN khởi nghiệp. 
Luật này đưa ra khái niệm DN nhỏ và vừa khởi 
nghiệp sáng tạo và quy định một số ưu đãi thuế 
có liên quan đến DN nhỏ và vừa khởi nghiệp. Cụ 
thể như sau:
- Bổ sung vào lĩnh vực ưu đãi đầu tư đối với đầu 
tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm cho DN 
nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ 
trợ DN nhỏ và vừa; cơ sở ươm tạo DN nhỏ và vừa; 
đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ DN 
nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Căn cứ vào quy 
định pháp luật thuế hiện hành thì lĩnh vực này được 
miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu 
để tạo tài sản cố định và được giảm 50% thuế sử 
dụng đất phi nông nghiệp.
- DN nhỏ và vừa được áp dụng thuế suất thuế 
thu nhập DN thấp hơn mức thuế suất thông thường 
áp dụng cho DN theo quy định của pháp luật về 
thuế thu nhập DN. Như vậy, ưu đãi này áp dụng 
cho DN nhỏ và vừa nói chung chứ không riêng DN 
nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Đồng thời, quy 
định này hiện nay chưa đi vào thực tiễn vì Luật 
Thuế thu nhập DN hiện hành không có ưu đãi này.
- Cơ sở ươm tạo DN nhỏ và vừa, cơ sở kỹ thuật 
và khu làm việc chung hỗ trợ DN nhỏ và vừa được 
miễn, giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông 
nghiệp theo quy định của pháp luật; miễn, giảm 
thuế thu nhập DN có thời hạn theo quy định của 
pháp luật. Đối với ưu đãi về tiền thuê đất và thuế 
sử dụng đất phi nông nghiệp thì có thể áp dụng 
ngay theo quy định pháp luật thuế hiện hành. Riêng 
miễn, giảm thuế thu nhập DN có thời hạn hiện chỉ 
áp dụng đối với cơ sở ươm tạo DN công nghệ cao 
chứ chưa áp dụng đối với cơ sở ươm tạo DN nhỏ và 
vừa cũng như cơ sở kỹ thuật và khu làm việc chung 
hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Muốn quy định này đi vào 
thực tiễn, cần sửa đổi quy định pháp luật về thuế 
thu nhập DN.
- Nhà đầu tư cho DN nhỏ và vừa khởi nghiệp 
sáng tạo được miễn giảm thuế thu nhập DN có thời 
hạn đối với khoản đầu tư vào DN nhỏ và vừa khởi 
nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về thuế 
thu nhập DN. Trong khi đó, quy định miễn, giảm 
thuế thu nhập DN có thời hạn hiện hành không có 
đối tượng là khoản đầu tư vào DN nhỏ và vừa khởi 
nghiệp sáng tạo. Điều này có nghĩa là, quy định này 
hiện chưa có hiệu lực thi hành.
Từ những phân tích trên có thể rút ra một số 
nhận xét về chính sách ưu đãi thuế đối với DN khởi 
nghiệp của Việt Nam như sau:
Thứ nhất, nằm trong bối cảnh chung của chính 
sách hỗ trợ DN khởi nghiệp, chính sách ưu đãi thuế 
đối với DN khởi nghiệp của Việt Nam đang trong 
giai đoạn hình thành và mới từng bước áp dụng 
trong thực tiễn thông qua việc ban hành mới và sửa 
đổi, bổ sung các quy định pháp luật và tổ chức thực 
hiện các quy định pháp luật đó. Điều này có nghĩa 
là cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật 
để hoàn thiện chính sách hỗ trợ DN khởi nghiệp nói 
dấu mốc đầu tiên đánh dấu chính sách hỗ trợ 
dn khởi nghiệp ở việt nam là quyết định số 844/
qđ-ttg ngày 18/5/2016 của thủ tướng Chính 
phủ về việc phê duyệt đề án “hỗ trợ hệ sinh thái 
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 
2025”. đề án này có nhiều hoạt động hỗ trợ dn 
khởi nghiệp như: Xây dựng cổng thông tin khởi 
nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; Xây dựng khu 
tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp.
16
chính sách tài chính với doanh nghiệp khởi nghiệp ở việt nam
chung và chính sách ưu đãi thuế đối với DN khởi 
nghiệp nói riêng.
Thứ hai, Việt Nam không ưu đãi thuế cho tất cả 
DN khởi nghiệp mà chỉ ưu đãi thuế cho DN nhỏ 
và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Điều này có 2 hàm 
ý chính sách: (i) Việt Nam không ưu đãi thuế cho 
DN thành lập mới mà ưu đãi thuế cho DN thành 
lập mới đáp ứng điều kiện là DN khởi nghiệp 
sáng tạo; (ii) Việt Nam chỉ ưu đãi thuế cho DN 
nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo chứ không ưu 
đãi thuế cho DN lớn khởi nghiệp sáng tạo. Như 
vậy, quy định ưu đãi thuế đối với DN khởi nghiệp 
của Việt Nam hiện nay khá tương đồng với các 
nước trên thế giới. 
Ở một số nước khác, tuy không công bố rõ là hỗ 
trợ DN nhỏ và vừa khởi nghiệp nhưng khi đưa ra 
các tiêu chí để được hỗ trợ lại hàm ý hỗ trợ DN nhỏ 
và vừa khởi nghiệp. Theo Nishith Desai Associates 
(2016), ở Ấn Độ DN khởi nghiệp được hỗ trợ phải 
thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau: (1) Được thành 
lập trước đó không quá 5 năm; (2) Doanh thu của 
năm tài chính bất kỳ từ ngày thành lập đến ngày xét 
hỗ trợ không quá 250.000.000 Rupee, tương đương 
3.687.810 USD; (3) DN hoạt động trong lĩnh vực đổi 
mới, phát triển, triển khai hoặc thương mại hóa sản 
phẩm mới, sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ dựa trên 
công nghệ thông tin hoặc tài sản trí tuệ. Singapore 
cũng chỉ hỗ trợ DN khởi nghiệp có doanh thu từ 
300.000 đô la Singapore trở xuống. Italia quy định 
hỗ trợ DN khởi nghiệp với điều kiện doanh thu năm 
không quá 5 triệu Euro.
Thứ ba, trước khi hình thành chính sách ưu đãi 
thuế đối với DN khởi nghiệp sáng tạo, Việt Nam 
đã có nhiều chính sách ưu đãi thuế đối với DN và 
những chính sách này đã có những phần liên quan 
đến DN khởi nghiệp. Cụ thể như sau:
- Thuế suất thuế thu nhập DN ưu đãi 10% trong 
thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm thuế 
thu nhập DN 9 năm áp dụng đối với thu nhập từ 
dự án đầu tư mới trong một số lĩnh vực công nghệ 
cao, công nghiệp hỗ trợ Nghĩa là, ngay cả khi 
chưa ban hành chính sách ưu đãi thuế riêng cho 
DN khởi nghiệp thì một DN khởi nghiệp có dự án 
đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ 
trợ cũng đã được hưởng thuế suất ưu đãi và miễn, 
giảm thuế có thời hạn. Công nghệ là đặc điểm hàng 
đầu của DN khởi nghiệp nên khả năng một DN 
khởi nghiệp được hưởng hình thức ưu đãi thuế 
hiện nay là khá cao.
- Thuế suất thuế thu nhập DN ưu đãi 17% trong 
thời hạn 10 năm, miễn thuế 2 năm và giảm thuế thu 
nhập DN 4 năm áp dụng đối với thu nhập từ dự án 
đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất thép cao cấp; sản 
xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất thiết 
bị tưới tiêu; sản xuất sản phẩm truyền thống Như 
vậy, một DN bất kỳ trong đó có DN khởi nghiệp 
nếu có dự án đầu tư vào những lĩnh vực trên thì 
được hưởng ưu đãi thuế. 
đề xuất khuyến nghị
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn chính 
sách ưu đãi thuế cho DN khởi nghiệp và thực trạng 
chính sách ưu đãi thuế đối với DN khởi nghiệp cho 
thấy, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế 
đối với DN khởi nghiệp trên các phương diện sau:
- Hoàn thiện quy định về điều kiện và thủ tục xác 
định DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Luật Hỗ 
trợ DN nhỏ và vừa và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP 
ngày 11/3/2018 quy định chi tiết về tiêu chí và thủ 
tục xác định DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa. Nghị 
định số 39/2018/NĐ-CP cũng quy định các phương 
thức và điều kiện để DN nhỏ và vừa khởi nghiệp 
sáng tạo được lựa chọn để tham gia Đề án hỗ trợ 
DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định 
về điều kiện để DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 
được hưởng các ưu đãi về thuế. Có thể vận dụng các 
phương thức, điều kiện và thủ tục lựa chọn DN nhỏ 
và vừa khởi nghiệp sáng tạo tham gia Đề án hỗ trợ 
DN nhỏ và vừa để áp dụng cho ưu đãi thuế.
- Cần sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về ưu 
đãi thuế thu nhập DN. Cụ thể như: (1) Bổ sung quy 
định về áp dụng thuế suất ưu đãi đối với DN nhỏ và 
vừa ở mức thuế suất 15%; (2) Bổ sung quy định về 
miễn thuế, giảm thuế thu nhập DN có thời hạn đối 
với cơ sở ươm tạo DN nhỏ và vừa, cơ sở kỹ thuật, 
khu làm việc chung hỗ trợ DN nhỏ và vừa và nhà 
đầu tư cho DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2017), Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa số 04/2017/QH14; 
2. Chính phủ (2018), Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 về phê 
duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 
đến năm 2025”;
3. Chính phủ (2018), Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định 
chi tiết thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa;
4. Lê Minh Hương (2017), “Chính sách tài chính hỗ trợ DN khởi nghiệp: Kinh 
nghiệm một số nước và gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Ngân quỹ quốc gia, số 
176, 2/2017;
5. Italian Ministry of Economic Development (2017), The Italian legislation in 
support of innovative startups; 
6. Nishith Desai Associates (2016), Start-ups: What you need to know;
7. John R. Dearie (2017), The Start-ups Slump: Can Tax Reform Help Revive 
Entrepreneurship?

File đính kèm:

  • pdfuu_dai_thue_doi_voi_cac_doanh_nghiep_khoi_nghiep_nhung_van_d.pdf