Ước lượng mức sẵn lòng chi trả của người dân thành thị ở tỉnh Kiên Giang cho việc bảo tồn hệ sinh thái rừng u minh

TÓM TẮT

Bài viết sử dụng phương pháp đánh giá giá trị ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method -

CVM) để ước lượng mức sẵn lòng chi trả của người dân thành thị cho dự án bảo tồn hệ sinh thái của

rừng U Minh. Số liệu sơ cấp trong bài viết được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 150 người dân

sinh sống ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Kết quả phân tích cho thấy có 59% đáp viên sẵn

lòng chi trả cho việc bảo tồn hệ sinh thái rừng và mức sẵn lòng trả thêm 96.000 đồng vào hóa đơn tiền

nước mỗi tháng, gần bằng 0,7% thu nhập trung bình của hộ. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu đáp viên là

công chức Nhà nước thì khả năng đóng góp vào chương trình bảo tồn nhiều hơn hoặc nếu đáp viên

biết người xung quanh tham gia vào dự án thì họ sẽ có xu hướng tham gia và đóng góp cho dự án.

Từ khóa: Phương pháp định giá ngẫu nhiên, Mức sẵn lòng chi trả, Bảo tồn hệ sinh thái rừng, Hàm

logit

pdf 11 trang phuongnguyen 1140
Bạn đang xem tài liệu "Ước lượng mức sẵn lòng chi trả của người dân thành thị ở tỉnh Kiên Giang cho việc bảo tồn hệ sinh thái rừng u minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ước lượng mức sẵn lòng chi trả của người dân thành thị ở tỉnh Kiên Giang cho việc bảo tồn hệ sinh thái rừng u minh

Ước lượng mức sẵn lòng chi trả của người dân thành thị ở tỉnh Kiên Giang cho việc bảo tồn hệ sinh thái rừng u minh
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(1)-2020:1647-1657 
1647 
ƯỚC LƯỢNG MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH THỊ Ở TỈNH 
KIÊN GIANG CHO VIỆC BẢO TỒN HỆ SINH THÁI RỪNG U MINH 
Huỳnh Việt Khải*, Huỳnh Thị Đan Xuân, Nguyễn Hồ Như Thủy 
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ 
*Tác giả liên hệ: hvkhai@ctu.edu.vn 
Nhận bài: 20/09/2019 Hoàn thành phản biện: 03/12/2019 Chấp nhận bài: 08/12/2019 
TÓM TẮT 
Bài viết sử dụng phương pháp đánh giá giá trị ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method - 
CVM) để ước lượng mức sẵn lòng chi trả của người dân thành thị cho dự án bảo tồn hệ sinh thái của 
rừng U Minh. Số liệu sơ cấp trong bài viết được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 150 người dân 
sinh sống ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Kết quả phân tích cho thấy có 59% đáp viên sẵn 
lòng chi trả cho việc bảo tồn hệ sinh thái rừng và mức sẵn lòng trả thêm 96.000 đồng vào hóa đơn tiền 
nước mỗi tháng, gần bằng 0,7% thu nhập trung bình của hộ. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu đáp viên là 
công chức Nhà nước thì khả năng đóng góp vào chương trình bảo tồn nhiều hơn hoặc nếu đáp viên 
biết người xung quanh tham gia vào dự án thì họ sẽ có xu hướng tham gia và đóng góp cho dự án. 
Từ khóa: Phương pháp định giá ngẫu nhiên, Mức sẵn lòng chi trả, Bảo tồn hệ sinh thái rừng, Hàm 
logit 
ESTIMATING KIEN GIANG URBAN RESIDENTS’ WILLINGNESS TO PAY FOR 
THE U MINH CONSERVATION PROJECT 
Huynh Viet Khai, Huynh Thi Dan Xuan, Nguyen Ho Nhu Thuy 
College of Economics, Can Tho University 
ABSTRACT 
The paper used the approach of Contingent Valuation Model (CVM) to estimate the urban 
residents’ willingness to pay for the ecosystem conservation project in U Minh forest. The primary 
data was collected by 150 residents in Rach Gia city, Kien Giang province who were directly 
interviewed. The results showed that about 59% of respondents was willing to pay for forest 
ecosystem conservation and their willingness to pay was about 96,000 VND per month. The study 
showed that respondents who have been working as officers were more likely to contribute to the 
conservation program. In addition, if respondents knew that their neighbors participated in the 
conservation project, they could be more likely to engage in. 
Keywords: Contingent valuation method, Willingness to pay, Forest ecosystem conservation, Logit 
function 
1. MỞ ĐẦU 
Rừng U Minh được xem là một dạng 
rừng rất đặc thù, được xếp hạng độc đáo, 
quý hiếm trên thế giới và được coi là nơi 
có giá trị đa dạng sinh học cao. Rừng U 
Minh gồm có U Minh Thượng và U Minh 
Hạ được chia cắt bởi dòng sông Trẹm, 
trong đó U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên 
Giang và U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau. 
Rừng U Minh là khu rừng đầm lầy lớn 
nhất Việt Nam, được xem là khu sinh 
quyển và cũng là lá phổi xanh của Đồng 
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 1(1)-2020:1647-1657 
1648 
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với hệ sinh 
thái vô cùng đa dạng và phong phú. 
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và 
Môi trường tỉnh Kiên Giang (2017), rừng 
U Minh là khu bảo vệ cần thiết đảm bảo 
cho sự phục hồi các loài đặc hữu của hệ 
sinh thái rừng ngập mặn với nhiều loài 
được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và 
thế giới. Rừng U Minh là khu bảo tồn mẫu 
chuẩn hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên 
đất than bùn. Trong đó, vùng lõi của U 
Minh được xem là nơi lưu giữ một diện 
tích rừng trên đất than bùn lớn còn sót lại ở 
Việt Nam và được công nhận là một trong 
những khu đất ngập nước có mức độ ưu 
tiên bảo tồn cao nhất tại khu vực ĐBSCL, 
góp phần quan trọng cân bằng sinh thái, 
đảm bảo an ninh môi trường và sự phát 
triển bền vững của ĐBSCL, đồng thời phát 
huy giá trị của hệ sinh thái rừng tràm là 
điều tiết lũ, hạn hán, bảo tồn nguồn nước 
mặt, nước ngầm, duy trì tính ổn định và 
màu mỡ của đất, phục vụ nghiên cứu khoa 
học, tham quan, du lịch sinh thái (Việt 
Nam Forest, 2019). 
Rừng U Minh với mức đa dạng sinh 
học cao nhưng tỷ lệ bảo tồn còn thấp và 
chưa được quan tâm, bảo vệ đúng mức (Bộ 
Tài Nguyên và Môi Trường, 2017). Theo 
kết quả nghiên cứu của Viện Điều tra và 
Quy hoạch rừng, nguyên nhân chính khiến 
rừng bị suy giảm diện tích là do việc 
chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và 
khai thác quá mức lâm sản. Bên cạnh đó, 
trải qua nhiều sự cố, nhất là những vụ cháy 
lớn, trong đó vụ cháy ở rừng U Minh 
Thượng vào năm 2002 đã khiến hơn 3.000 
ha rừng nguyên sinh quý hiếm tại đây bị 
thiêu rụi, hệ sinh thái rừng tràm trên cả 
nước chỉ còn duy nhất tại rừng U Minh Hạ 
(khoảng 3.000 ha) là chưa bị tác động. 
Mặc dù là vùng sinh thái đất ngập nước 
nhưng rừng U Minh lại dễ bị cháy vào mùa 
khô. Theo thông tấn xã Việt Nam, từ năm 
2000 đến nay đã xảy ra hàng trăm vụ cháy 
lớn nhỏ gây thiệt hại hơn 4.600 ha rừng 
tràm. Hiện nay, nguy cơ xảy ra cháy rừng 
ở rừng U Minh là rất cao. Từ những lợi ích 
vô giá mà rừng mang lại và những mối đe 
dọa mà rừng U Minh đang đối mặt có thể 
thấy việc bảo tồn rừng là nhiệm vụ hàng 
đầu của quốc gia. 
Theo Khai và Yabe (2014), việc tính 
toán chi phí của chương trình bảo tồn đa 
dạng sinh học là tương đối dễ dàng, nhưng 
khó ước tính lợi ích. Do vậy, việc nghiên 
cứu triển khai thực hiện đánh giá nhận 
thức về lợi ích cũng như mức độ đóng góp 
của người dân cho một dự án bảo vệ rừng 
là một yêu cầu bức thiết. Nhận thức được 
tầm quan trọng của vấn đề trên và với mục 
tiêu cung cấp thông tin và những gợi ý 
chính sách khả thi cho các dự án bảo tồn 
rừng U Minh, nghiên cứu được thực hiện 
nhằm tìm hiểu về nhận thức, thái độ cũng 
như mức sẵn lòng chi trả của người dân 
thành thị tại tỉnh Kiên Giang đối với dự án 
bảo tồn rừng. Nghiên cứu có thể cung cấp 
một phần cho các nhà hoạch định chính 
sách và những người quan tâm thêm thông 
tin về thái độ của người dân đối với môi 
trường và tài nguyên thiên nhiên cũng như 
lợi ích của việc bảo tồn hệ sinh thái. 
Nghiên cứu này sử dụng phương 
pháp đánh giá giá trị ngẫu nhiên 
(Contingent Valuation Method - CVM) để 
ước tính mức sẵn lòng chi trả của người 
dân đối với dự án bảo tồn rừng U Minh. 
Robert (1963) sử dụng phương pháp CVM 
đầu tiên vào đầu những năm 1960 để ước 
lượng lợi ích vui chơi giải trí ngoài trời ở 
rừng Maine. Sau đó, Ridker (1971) áp 
dụng phương pháp CVM cho các vấn đề ô 
nhiễm không khí. Từ năm 1970 đến nay, 
phương pháp này được áp dụng rộng rãi 
bởi nhiều nhà kinh tế để đo lường lợi ích 
của các hàng hóa môi trường như: giải trí, 
săn bắn, chất lượng nước, giảm nguy cơ tử 
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(1)-2020:1647-1657 
1649 
vong do tai nạn nhà máy điện hạt nhân và 
các bãi chất thải độc hại (Wattage, 2002). 
Tại Việt Nam, có một số bài nghiên 
cứu trước sử dụng phương pháp CVM để 
ước lượng giá trị của rừng một cách trực 
tiếp thông qua việc đóng góp dự án bảo tồn 
hoặc gián tiếp thông qua việc bảo tồn 
những loài động vật quý hiếm. Tống Yên 
Đan và Trần Thị Thu Duyên (2010) đã 
thực hiện đánh giá nhận thức của cộng 
đồng về bảo tồn Sếu đầu đỏ bằng cách sử 
dụng phương pháp CVM. Nghiên cứu đã 
khảo sát 410 hộ gia đình ở thành phố Cần 
Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ 
lệ đáp viên sẵn lòng chi trả để ủng hộ cho 
chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ dưới 
50%. Sự sẵn lòng chi trả trung bình được 
ước lượng khoảng 12.222 VND/ hộ để bảo 
tồn Sếu đầu đỏ (mặc dù việc ủng hộ tiền để 
bảo tồn động vật bị đe dọa là việc khá mới 
mẻ ở Việt Nam). Khai và Yabe (2014) 
cũng sử dụng phương pháp CVM để đánh 
giá sự sẵn lòng chi trả cho việc bảo tồn đa 
dạng sinh học ở Rừng ngập nước đối với 
người dân thành thị và sự sẵn lòng trả của 
họ để bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn 
quốc gia U Minh Thượng. Nghiên cứu ước 
tính rằng mức sẵn lòng chi trả (Willingness 
To Pay - WTP) trung bình của người dân 
thành thị ở ĐBSCL là khoảng 16.510 đồng 
cho mỗi hộ gia đình trên một tháng. 
Nghiên cứu cũng ước lượng được tổng số 
tiền mà người dân thành thị ở ĐBSCL 
muốn đóng góp hàng năm khoảng 
10.970.00 USD cho các dự án bảo tồn da 
dạng sinh học. 
Phan Đình Khôi và Tăng Thị Ngân 
(2014) cũng áp dụng phương pháp CVM 
để đo lường mức sẵn lòng trả của người 
dân cho chương trình bảo tồn đa dạng sinh 
học tại vườn chim Bạc Liêu. Số liệu 
nghiên cứu được thu thập bằng phương 
pháp gởi bảng câu hỏi thăm dò ý kiến đến 
550 hộ gia đình tại ba địa bàn ở thành phố 
Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu, tỷ lệ 
phiếu điều tra thu lại là 86,7%. Mức sẵn 
lòng trả trung bình của hộ từ 9.917 
VNĐ/tháng đến 20.218 VNĐ/tháng. Kết 
quả nghiên cứu còn cho thấy người dân ở 
khu vực thành thị ở ĐBSCL có khả năng 
đóng góp khoảng 9,5 tỷ VNĐ mỗi năm cho 
chương trình bảo tồn đa dạng sinh học tại 
vườn chim Bạc Liêu, nếu chương trình 
được thực hiện. 
Nhìn chung, tuy có một số ít nghiên 
cứu trước đây đã sử dụng phương pháp 
CVM để ước lượng giá trị của dự án bảo 
tồn rừng, nhưng với mục tiêu cập nhật 
thêm số liệu làm cơ sở vững chắc hơn cho 
hình thành chính sách lên quan đến bảo tồn 
rừng hiện nay, nghiên cứu này được thực 
hiện để cung cấp và đóng góp thêm những 
thông tin về nhận thức và thị hiếu hiện nay 
của người dân đối với các dự án bảo tồn, 
đồng thời, bài báo này cũng góp phần vào 
giá trị trích dẫn về lượng giá hàng hóa môi 
trường ở Việt Nam bằng phương pháp ước 
lượng CVM. 
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
2.1. Kịch bản dự án, thiết kế bản câu hỏi 
và khảo sát số liệu 
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng 
cách phỏng vấn trực tiếp 150 hộ sinh sống 
ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang 
thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn bằng 
phương pháp CVM. Các câu hỏi nhằm 
đánh giá nhận thức, thái độ và hiểu biết 
của đáp viên đối với vấn đề bảo vệ rừng và 
đưa ra một tình huống giả định cho việc 
bảo tồn hệ sinh thái rừng U Minh. 
Cuộc điều tra được chia thành hai 
giai đoạn chính. Giai đoạn đầu tiên được 
gọi như là một thí điểm khảo sát (khảo sát 
thử) đó là yếu tố cần thiết trong bất kỳ 
nghiên cứu đánh giá ngẫu nhiên (Bateman 
và cs., 1995). Mục đích của cuộc phỏng 
vấn này là để điều chỉnh lại bảng câu hỏi, 
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 1(1)-2020:1647-1657 
1650 
mức giá khởi đầu rõ ràng và chính xác 
hơn, và cũng giúp người phỏng vấn hiểu rõ 
nội dung của câu hỏi. Có khoảng 30 hộ gia 
đình được phỏng vấn trong giai đoạn này. 
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn sau khi 
phỏng vấn thử, các câu hỏi và các mức giá 
được sửa đổi để phù hợp trong giai đoạn 
thứ hai và tổng số 150 đáp viên được thu 
thập. 
Bảng câu hỏi bao gồm 4 phần chính. 
Phần đầu tiên nêu lên những ý kiến và 
thông tin về bảo tồn rừng và rừng, đặc biệt 
là rừng U Minh. Những người được hỏi sẽ 
bày tỏ thái độ và nhận thức của họ về 
những ý kiến này bằng cách chọn một 
trong năm cấp độ theo thang đo Likert. 
Trong phần thứ hai, 5 câu hỏi liên quan 
đến rừng U Minh được giới thiệu. Chẳng 
hạn như 2 khu vực rừng U Minh, đa dạng 
sinh học của vườn quốc gia U Minh 
Thượng và U Minh Hạ và các mối đe dọa 
của rừng U Minh. Người được hỏi trả lời 
bằng cách chọn một trong ba lựa chọn: “tôi 
không biết”,” tôi biết ít” và “tôi biết 
nhiều”. Phần thứ ba là mô tả về kịch bản 
giả định và các câu hỏi chính. Khi kết thúc 
câu hỏi, thông tin kinh tế xã hội của người 
trả lời, bao gồm tuổi tác, học vấn, thu 
nhập, số thành viên trong gia đình sẽ được 
thu thập. 
Kịch bản giả định như sau: “Giả sử 
Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang và Ủy 
ban Nhân dân tỉnh Cà Mau sẽ thành lập 
quỹ bảo tồn hệ sinh thái U Minh (UMECF) 
với sự đóng góp của người dân. Sau đó, 
quỹ sẽ nhận được hỗ trợ bổ sung từ các tổ 
chức quốc tế và Chính phủ với số tiền bằng 
hoặc cao hơn mức đóng góp của người 
dân. Việc quyên góp sẽ kéo dài trong 3 
năm dưới dạng số tiền được thêm vào hóa 
đơn nước mỗi tháng. Sự đóng góp này là 
cố định và không thay đổi theo mét khối sử 
dụng nước. Số tiền này chỉ được sử dụng 
cho UMECF để: (1) Lập kế hoạch phát 
triển rừng, hệ thống cây xanh trong khu 
vực để tăng độ che phủ, bảo vệ đất khỏi bị 
xói mòn, sạt lở và rửa trôi; (2) Thúc đẩy 
đầu tư nâng cấp đường lên rừng U Minh để 
tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch 
đến thăm; (3) Hợp tác với các cơ quan, tổ 
chức trong và ngoài nước để bảo tồn đa 
dạng sinh học để cải thiện bảo tồn; (4) 
Tăng cường quản lý rừng và bảo tồn đa 
dạng sinh học thông qua các chương trình 
bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng, nâng 
cao năng lực thực thi luật pháp và các quy 
định của nhà nước về bảo vệ và phát triển 
rừng; (5) Thực hiện các dự án sinh kế để 
cải thiện dần cuộc sống của người dân 
quanh rừng U Minh.” 
Theo sau kịch bản này là câu hỏi sẵn 
lòng chi trả (WTP) và một số câu hỏi tiếp 
theo ngắn gọn về sự chắc chắn của câu trả 
lời của người trả lời và lý do tại sao họ sẵn 
sàng hoặc không muốn chi trả. Năm giá trị 
khác nhau là 20.000 đồng, 50.000 đồng, 
80.000 đồng, 110.000 đồng và 130.000 
đồng được chọn để nghiên cứu. Mỗi hộ gia 
đình được phỏng vấn ngẫu nhiên liệu họ có 
sẵn sàng đóng góp một trong những giá trị 
mức giá này hay không. Câu hỏi CVM có 
dạng như sau “Ông/ bà có sẵn lòng trả  
đồng mỗi tháng cho Quỹ bảo tồn rừng để 
bảo tồn hệ sinh thái U Minh trong 3 năm 
hay không?” Ứng với các câu trả lời “có” 
hoặc “không”, đáp viên đều được hỏi lý 
do. Bên cạnh đó, nếu đáp viên trả lời 
không, họ sẽ được hỏi là có đề nghị một 
mức giá nào thấp hơn mức giá ở trong 
bảng câu hỏi hay không. 
2.2. Phương pháp phân tích số liệu 
Các lý thuyết cơ bản của cách tiếp 
cận phương pháp CVM được đề xuất bởi 
Hanemann (1998). Phương pháp này yêu 
cầu trả lời câu hỏi khép kín, cụ thể là liệu 
đáp viên có chấp nhận trả một số tiền nhất 
định để có được một sự thay đổi nhất định 
cho hiện trạng của họ. Giả sử rằng đáp 
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(1)-2020:1647-1657 
1651 
viên được yêu cầu xem xét sự thay đổi từ 
Q0 sang Q1 (Q1 đề cập đến giá trị của hàng 
hóa môi trường, và có thể sự lựa chọn sau 
được ưa thích hơn sự lựa chọn trước). Điều 
này được mô tả bởi hàm hữu dụng của đáp 
viên như sau V = V(P, Q, M, Z, ε), với P là 
giá của tất cả các hàng hóa tồn tại trên thị 
trường, M là thu nhập của đáp viên, Z là 
đặc điểm kính tế xã hội của đáp viên, và  
là thành phần ngẫu nhiên không quan sát 
được của hàm hữu dụng. Sau đó nếu đáp 
viên được hỏi có sẵn lòng chi trả một 
lượng tiền t để được giá trị Q1 hay không, 
câu trả lời của họ là “ có” với điều kiện 
sau: 
 Pr(có) = Pr{V(P, Q1, M – t, Z) +ε1> V(P, Q0, M – 0, Z) +ε0} (1) 
 = Pr{V(P, Q1, M – t, Z) - V(P, Q0, M – 0, Z) +ε1-ε0>0} 
Trong đó, εo và ε1 là thành phần 
không quan sát được của hàm hữu dụng, 
có giá trị kỳ vọng bằng không và có phân 
phối được xác định (i.i.d). Nếu chúng ta 
gọi ΔV = V(P, Q1, M – t, Z) - V(P, Q0, M – 
0, Z) và γ = ε1 - ε0, phương trình (1) trở 
thành: 
 Pr(có) = Pr(γ> -ΔV) = 1 – Fγ(-ΔV) = Fγ(ΔV) (2) 
Với Fγ(ΔV) là hàm mật độ xác suất 
tích lũy (cdf) của mức sẵn lòng chi trả 
lớn nhất của đáp viên. 
Phương phá ... ức giá khác mức giá trong bảng câu hỏi 
 Số đáp viên Tỷ lệ (%) 
Hoàn toàn không sẵn lòng chi trả 10 16,13 
Chi trả ở mức khác mức trong bảng câu hỏi 52 83,87 
 Dưới 20.000 đồng 13 20,97 
 20.000 đồng – 80.000 đồng 38 61,29 
 Trên 80.000 đồng 1 1,61 
Tổng 62 100,00 
Nguồn: Số liệu điều tra (2018) 
Bảng 3 cho thấy trong số 62 đáp 
viên không sẵn lòng chi trả cho khoản 
đóng góp được đưa ra trong bảng câu hỏi 
thì chỉ có 10 đáp viên không sẵn lòng chi 
trả thêm bất kì mức nào, chiếm 16,13%. 
Bên cạnh đó, có tới 52/62 đáp viên (chiếm 
83,87%) đồng ý trả khoản tiền thấp hơn 
khoản tiền đưa ra trong bảng câu hỏi. Cụ 
thể có 20,97% số đáp viên đồng ý trả dưới 
mức 20.000 đồng, cao nhất là ở mức 
20.000 đồng-80.000 đồng có 38/62 (chiếm 
57,3%) số đáp viên đồng ý chi trả và ở 
mức trên 80.000 đồng có 1 đáp viên sẵn 
sàng chi trả, chiếm 1,61. Lý do không sẵn 
lòng chi trả được trình bày trong Bảng 4. 
Bảng 4. Lý do không sẵn lòng chi trả cho dự án bảo tồn hệ sinh thái rừng U Minh (số đáp viên: 62) 
Lý do Tần số Tỷ lệ (%) 
1. Tôi không có đủ khả năng chi trả và đóng góp 36 58,06 
2. Tôi nghĩ bảo vệ hệ sinh thái ở rừng U Minh là không quan trọng 8 12,90 
3. Tôi không tin việc đóng góp của tôi sẽ giải quyết được vấn đề 29 46,77 
4. Tôi nghĩ rằng việc bảo tồn sẽ được thực hiện mà không cần sự đóng góp 
của tôi 
24 38,71 
5. Tôi không tin tưởng tiền đóng góp của tôi sẽ sử dụng cho việc bảo tồn hệ 
sinh thái 
28 45,16 
6. Tôi không có được lợi ích cho việc đóng góp này 12 19,35 
7. Khác 3 4,84 
Nguồn: Số liệu điều tra (2018) 
Bảng 4 cho thấy những đáp viên 
không sẵn lòng chi trả cho dự án bảo tồn 
hệ sinh thái rừng U Minh với lý do chiếm 
tỉ lệ cao nhất là 58,06%, 36/62 đáp viên 
cho rằng không đủ khả năng để chi trả một 
khoảng tiền cộng vào hóa đơn tiền nước để 
bảo tồn hệ sinh thái rừng, họ cảm thấy số 
tiền được đưa ra trong bản câu hỏi là quá 
cao so với nguồn tài chính của họ, đa số 
đáp viên được hỏi cho biết là trong gia 
đình đã có nhiều khoản phí phải chi tiêu và 
thu nhập của họ chỉ đủ trang trải những 
nhu cầu hàng ngày của gia đình. Lý do thứ 
hai là “Tôi không tin việc đóng góp của tôi 
sẽ giải quyết được vấn đề” (chiếm 
46,77%), đa số các đáp viên cho rằng việc 
đóng góp cho nguồn quỹ này không thể 
giải quyết được tình trạng ngày một suy 
thoái của rừng hiện nay. Tiếp theo là có 
hơn 45% chọn lý do “Tôi không tin tưởng 
tiền đóng góp của tôi sẽ sử dụng cho việc 
bảo tồn hệ sinh thái”. Bên cạnh đó, có 3 
đáp viên đưa ra một số lý do không đồng ý 
khác là mặc dù họ có khả năng chi trả 
nhưng họ cảm thấy số tiền này không phù 
hợp để đóng góp, tiền nước mỗi tháng họ 
đóng đã quá nhiều nên họ không đồng ý 
quyên góp. 
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 1(1)-2020:1647-1657 
1654 
Bảng 5. Thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy Logit 
Tên biến Diễn giải Trung bình Độ lệch chuẩn 
Y 
Sẵn lòng chi trả cho quỹ bảo tồn hệ sinh thái rừng U 
Minh (1= có, 0= không) 
0,587 0,494 
Bid Mức giá đề nghị (1.000 đồng) 78,000 39,832 
Kienthuc* Nhận giá trị từ 0 đến 5 2,213 1,225 
CongchucNN 
Biến giả bằng 1 cho công chức Nhà nước và 0 cho 
các công việc khác 
0,200 0,401 
Tuoi Tuổi tính đến thời điểm nghiên cứu 37,033 9,309 
Tdhv Nhận các giá trị từ 1 đến 18 năm 12,353 3,560 
Gioitinh Biến giả bằng 1 cho Nam và 0 cho đáp viên là Nữ 0,620 0,487 
Thunhap Thu nhập hộ gia đình hàng tháng (triệu đồng) 13,747 6,370 
Honnhan Biến giả bằng 1 cho có gia đình và 0 độc thân 0,827 0,380 
Stv Tổng số thành viên trong gia đình (người) 4,253 1,623 
Tiennuoc 
Số tiền trung bình trả cho hóa đơn tiền điện trên 1 
tháng (1.000 đồng) 
140,653 132,481 
Xuhuong 
Biến giả bằng 1 khi đáp viên trả lời có xu hướng chi 
trả theo người khác và 0 khi không có xu hướng 
0,813 0,391 
*Đáp viên sẽ được hỏi 5 câu hỏi thông tin và kiến thức về U Minh, nếu câu trả lời là “tôi biết nhiều” 
cho 1 điểm, nếu là “tôi biết ít” cho 0,5 điểm và “tôi không biết” là 0 điểm. 
Nguồn: Số liệu điều tra (2018) 
Bảng 5 trình bày thông tin về thống 
kê mô tả của các biến được đưa vào mô 
hình Logit. Đáp viên có độ tuổi trung bình 
khoảng 37 tuổi và số năm đi học khoảng 
12 năm, nghĩa là hầu hết các đáp viên đã 
học hết phổ thông trung học. Nghiên cứu 
khảo sát cho thấy kiến thức về rừng U 
Minh đạt trung bình khoảng 2,2 điểm. Có 
khoảng 81,3% đáp viên trả lời rằng sẵn 
sàng đóng góp vào quỹ bảo tồn rừng nếu 
biết người xung quanh cũng đồng ý tham 
gia. 
Bảng 6. Kết quả mô hình hồi quy Logit về mức sẵn lòng trả cho dự án bảo tồn 
Biến 
Mô hình 1 Mô hình 2 
Hệ số Sai số chuẩn Hệ số 
Sai số 
chuẩn 
dy/dx 
Bid -0,0216* 0,0049 -0,0478* 0,0102 -0,0048* 
Kienthuc 0,6084** 0,2433 0,0612** 
CongchucNN 2,5298** 1,0631 0,2545** 
Tuoi -0,0884** 0,0391 -0,0089** 
Tdhv 0,3035* 0,1144 0,0305* 
Gioitinh 0,6290 0,5410 0,0633 
Thunhap -0,0043 0,0516 -0,0004 
Honnhan 1,7530** 0,7798 0,1764** 
Stv -0,3442*** 0,1763 -0,0346*** 
Tiennuoc -0,0054** 0,0027 -0,0005** 
Xuhuong 3,0539* 0,8606 0,3072* 
Hệ số chặn 2,0995* 0,4480 0,2023 2,1778 
Giá trị Log Likelihood -90,3070 -47,7484 
Pseudo R2 0,1121 0,5305 
Phần trăm dự báo đúng (%) 65,33 90,67 
Giá trị trung bình WTP 
(95% CI) 
97.410 đồng 
(80.630 -120.590 đồng) 
95.480 đồng 
(83.940-109.940 đồng) 
95% CI: Khoảng tin cậy 95% được ước tính bằng phương pháp Krinsky và Robb (1986); ***, ** và * 
tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. 
Nguồn: số liệu điều tra (2018) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(1)-2020:1647-1657 
1655 
Bảng 6 trình bày kết quả hồi qui 
Logit cho 2 mô hình, cụ thể mô hình 1 ước 
tính biến đồng ý chi trả với duy nhất một 
biến độc lập là số tiền đóng góp mà chương 
trình đưa ra (Bid), mô hình 2 ước tính biến 
đồng ý mức sẵn lòng chi trả với các biến 
độc lập bao gồm các đặc điểm của đáp viên 
và các biến quan trọng khác ảnh hưởng đến 
khả năng chi trả của đáp viên cho việc bảo 
vệ rừng. 
Trước khi thực hiện hồi quy, vấn đề 
đa cộng tuyến đã được kiểm tra. Kết quả 
cho thấy rằng các mô hình không có hiện 
tượng đa cộng tuyến, bởi vì hệ số tương 
quan giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 
0,7 (Khai và Yabe, 2014). Hệ số Pseudo R2 
ở mô hình 1 và 2 lần lượt là 0,11 và 0,53 
tương đối đủ lớn có thể chấp nhận được 
đối với các nghiên cứu sử dụng phương 
pháp CVM. Tuy nhiên, hệ số Pseudo-R2 
trong mô hình này không hoàn toàn giải 
thích cho sự phù hợp của mô hình, do đó 
cần xem xét thêm mức độ giải thích chính 
xác của mô hình (phần trăm dự báo đúng 
của mô hình). Kết quả phân tích cho thấy 
phần trăm dự báo đúng của mô hình 1 là 
65,33% và mô hình 2 là 90,67% nên có thể 
đánh giá rằng khả năng dự báo đúng của 
hai mô hình là tương đối phù hợp và chấp 
nhận được. 
Hệ số của biến Bid mô hình 1 và mô 
hình 2 có tác động ngược chiều với mức 
sẵn lòng chi trả và có ý nghĩa thống kê ở 
mức 1%, cho thấy nếu số tiền đóng góp 
càng cao thì tỷ lệ đáp viên trả lời đồng ý 
càng giảm ở cả 2 mô hình nên phù hợp với 
lý thuyết của đường cầu. Công thức (6) 
được sử dụng để ước lượng mức sẵn đóng 
góp trung bình của người dân cho dự án 
bảo tồn rừng. Kết quả ước lượng cho thấy 
mức sẵn lòng đóng góp cho việc bảo vệ 
rừng ở mô hình 1 và mô hình 2 lần lượt là 
97.410 đồng và 95.480 đồng mỗi tháng, 
chứng tỏ dự án được người dân chấp nhận 
đúng như kỳ vọng trong bài viết nếu nguồn 
quỹ bảo vệ rừng được thành lập. 
Bảng 6 cho thấy các hệ số của 9 biến 
số có ý nghĩa thống kê trong mô hình 2. 
Trong đó các biến có quan hệ ngược chiều 
với sự sẵn lòng chi trả bao gồm: mức chi 
trả (Bid), tuổi của đáp viên (Tuoi), số thành 
viên trong gia đình (stv), tiền nước 
(Tiennuoc), xu hướng chi trả (Xuhuong), 
những biến có quan hệ cùng chiều là kiến 
thức của đáp viên về rừng U Minh 
(Kienthuc), công chức Nhà nước 
(CongchucNN), trình độ học vấn của đáp 
viên (Tdhv), tình trạng hôn nhân 
(Honnhan). 
Giống như kết quả nghiên cứu của 
Khai và Yabe (2014), biến thông tin và 
kiến thức về về U Minh (Kienthuc) có 
quan hệ cùng chiều với mức sẵn lòng chi 
trả WTP nên phù hợp với kỳ vọng mà mô 
hình đã đưa ra, nghĩa là những đáp viên 
hiểu biết nhiều về U Minh thì họ cũng 
quan tâm nhiều hơn và khả năng đóng góp 
cao hơn cho dự án bảo tồn. Hệ số của biến 
công chức Nhà nước (CongchucNN) có ý 
nghĩa thống kê ở mức 5%, chứng tỏ rằng 
khi đáp viên là công chức Nhà nước thì 
khả năng sẵn lòng chi trả cho dự án sẽ tăng 
25,45% trong điều kiện các yếu tố khác 
không đổi. 
Bên cạnh đó, biến xu hướng chi trả 
(Xuhuong) có quan hệ cùng chiều với mức 
sẵn lòng chi trả WTP. Lý giải cho điều này 
là vì các đáp viên được hỏi cho biết rằng 
nếu mọi người xung quanh đều đồng ý chi 
trả hết thì họ cũng sẽ chi trả theo vì “hiệu 
ứng đám đông” và một số đáp viên cho 
rằng, nếu có nhiều người dân xung quanh 
đã đồng ý thì chính sách hoặc dự án đó sẽ 
hiệu quả, do đó họ sẵn lòng chi trả theo số 
đông. Như vậy, khi các yếu tố khác không 
thay đổi, với mức ý nghĩa 1% nếu đáp viên 
biết có càng nhiều người tham gia chi trả 
cho dự án thì mức sẵn lòng chi trả của họ 
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 1(1)-2020:1647-1657 
1656 
sẽ tăng lên 30,72%. Tương tự như kết quả 
nghiên cứu của Tống Yên Đan và Trần Thị 
Thu Duyên (2010) và Phan Đình Khôi và 
Tăng Thị Ngân (2014), hệ số của biến trình 
độ học vấn (Tdhv) tác động cùng chiều ở 
mức ý nghĩa 10% cho thấy nếu số năm đi 
học của đáp viên được tăng lên, xác suất 
sẵn lòng chi trả của họ cũng tăng. Các biến 
còn lại trong mô hình không có ý nghĩa 
thống kê là biến giới tính (Gioitinh) và thu 
nhập (Thunhap) cho thấy rằng sự chấp 
nhận đóng góp cho dự án không phụ thuộc 
nhiều vào giới tính và mức thu nhập của hộ 
gia đình. 
4. KẾT LUẬN 
Bài viết sử dụng phương pháp CVM 
để ước lượng mức sẵn lòng chi trả của 
người dân thành thị tỉnh Kiên Giang đối 
với dự án bảo tồn rừng U Minh. Kết quả 
khảo sát cho thấy tỷ lệ đáp viên sẵn lòng 
chi trả cho dự án bảo tồn rừng khá cao với 
khoảng 59% và mức giá trung bình sẵn 
lòng chi trả cho dự án khoảng 96.000 
đồng/hộ/tháng, chiếm khoảng 0,7% so với 
tổng thu nhập trung bình của hộ. Bài viết 
còn phát hiện xu hướng tham gia của mọi 
người xung quanh có tác động mạnh mẽ 
đến sự sẵn lòng chi trả cho dự án của 
người dân, nếu đáp viên biết càng nhiều 
người tham gia vào dự án thì họ sẽ có xu 
hướng tham gia theo và mức sẵn lòng chi 
trả của họ tăng khoảng 31%. Bên cạnh đó, 
nếu đáp viên là công chức Nhà nước khả 
năng chi trả của họ cho dự án cũng tăng 
khoảng 26%. Ngoài ra, nghiên cứu không 
đủ bằng chứng thể hiện tính ảnh hưởng của 
các yếu tố như giới tính và thu nhập đến 
khả năng chi trả của người dân thành thị 
tỉnh Kiên Giang. 
Thông qua kết quả khảo sát thực tế, 
tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng 
cao ý thức bảo vệ rừng và khả năng chi trả 
cho dự án bảo tồn hệ sinh thái rừng U 
Minh như sau: 
- Chính quyền địa phương cần phải 
thường xuyên cập nhật các thông tin về 
rừng U Minh, về đa dạng sinh học của 
rừng, tình trạng hiện tại của rừng U Minh 
cũng như những đe dọa mà rừng đang phải 
đối mặt trên các phương tiện thông tin đại 
chúng để người dân nắm rõ nhằm nâng cao 
sự hiểu biết về rừng U Minh, từ đó hình 
thành ý thức bảo vệ rừng U Minh trong 
quần chúng nhân dân. 
- Ban quản lý dự án cần phải công 
khai minh bạch thu, chi, công bố mục đích 
dự án, những hoạt động sẽ được triển khai 
khi có dự án, cho thấy những lợi ích mà 
người dân được hưởng khi dự án được 
thực hiện, kết quả đạt được sau khi có dự 
án để tạo lòng tin cho người dân khi đóng 
góp vào dự án vì đa số người dân không tin 
việc đóng góp của họ sẽ giải quyết được 
vấn đề và số tiền đóng góp của họ được sử 
dụng đúng mục đích. Ví dụ, sau năm thứ 
nhất Ban quản lý dự án phải báo cáo tiến 
trình từng giai đoạn thực hiện, kết quả đạt 
được, công khai tài chính của Quỹ bảo tồn 
trên phương tiện thông tin đại chúng cho 
người dân được biết, khuyến khích người 
dân tiếp tục tham gia thực hiện dự án. 
- Đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến 
về dự án bảo tồn hệ sinh thái rừng U Minh, 
các giá trị mà hệ sinh thái rừng mang lại 
cho cộng đồng trong hiện tại và tương lai 
khi dự án được thực hiện. Qua đó, vận động 
và thu hút được nhiều người dân quan tâm, 
tham gia vào dự án bảo tồn rừng khi đó tạo 
được “hiệu ứng đám đông”, khi người dân 
thấy có nhiều người xung quanh tham gia 
đóng góp họ sẽ có xu hướng tham gia vào 
dự án khi đó dự án sẽ có nhiều người tham 
gia vào hơn. 
Tuy nhiên, do số quan sát của bài viết 
còn khá nhỏ so với tổng số dân thành thị 
tỉnh Kiên Giang nên cần có một nghiên cứu 
sâu và chi tiết với số quan sát nhiều hơn để 
thể hiện rõ nét thái độ cũng như mức sẵn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(1)-2020:1647-1657 
1657 
lòng chi trả của người dân thành thị ở tỉnh 
Kiên Giang đối với dự án bảo tồn này. 
LỜI CẢM ƠN 
Đề tài này được tài trợ bởi Dự án 
Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ VN14-
P6 bằng nguồn vốn vay ODA từ Chính phủ 
Nhật Bản. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tài liệu tiếng Việt 
Phan Đình Khôi và Tăng Thị Ngân. (2014). 
Mức sẵn lòng đóng góp của người dân 
ĐBSCL cho chương trình bảo tồn đa dạng 
sinh học tại vườn chim Bạc Liêu. Tạp chí 
Khoa Học và Phát Triển, (208), 17-26. 
Tống Yên Đan và Trần Thị Thu Duyên. (2010). 
Đánh giá nhận thức của cộng đồng về bảo 
tồn Sếu đầu đỏ. Tạp chí khoa học Đại học 
Cần Thơ, (16b), 32-41. 
Việt Nam Forest. (12/10/2019). Rừng U Minh 
là một khu rừng được xếp vào loại quý 
hiếm trên thế giới. Khai thác từ 
https://vietnamforestry.org.vn/rung-u-minh/ 
2. Tài liệu tiếng nước ngoài 
Bateman, I. J., Langford, I. H., Turner, R. K., 
Willis, K. G., & Garrod, G. D. (1995). 
Elicitation and Truncation Effects in 
Contingent Valuation Studies. Ecological 
economics, 12(2), 161-179. 
Hanemann, W. M., & Kanninen, B. (1998). 
The Statistical analysis of discrete-response 
data. Working paper No.798, Department 
of Agricultural and Resource Economics 
and Policy, University of California, 
Berkeley. 
Khai, H. V. & Yabe, M. (2014), The demand of 
urban residents for the biodiversity 
conservation in U Minh Thuong National 
Park, Vietnam. Agricultural and Food 
Economics, 2(1), 10. 
Khai, H. V. (2015). Assessing Consumer 
Preferences for Organic Vegetables: A Case 
Study in the Mekong Delta, Vietnam. 
Information Management and Business 
Review, 7(1), 41-47. 
Krinsky, I., & Robb, A. (1986). On 
Approximating the Statistical Properties of 
Elasticities. The Review of Economics and 
Statistics, 68(4), 715 - 719. 
Ridker, R. G. (1971). Economic Costs of Air 
Pollution Studies. The USA: Praeger 
Publishers. 
Robert, K. D. (1963). The Value of Outdoor 
Recreation: An Economic Study of the 
Maine Woods. PhD dissertation, Harvard 
University. 
Wattage, P. (2002). Effective Management 
Biodiversity Conservation in Sri Lankan 
Coastal Wetlands: CVM1 - Literature 
Review. The UK: University of Portsmouth 
Cemare. 

File đính kèm:

  • pdfuoc_luong_muc_san_long_chi_tra_cua_nguoi_dan_thanh_thi_o_tin.pdf