Ứng dụng trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy học Toán lớp 3

1.2 Mục đích nghiên cứu

Dạy học toán nói chung và sử dụng trò chơi nói riêng, thì mục đích trước hết là nhằm đổi mới phương pháp, góp phần gây hứng thú học tập. Giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, giờ học sôi nổi hơn. Từ đó, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành vào thực tiễn. Ngoài ra, dạy học toán còn xác định cơ sở cho việc dạy học toán ở tiểu học. Do vậy, “ Sử dụng trò chơi trong dạy học toán 3”, trên cơ sở nắm vững kiến thức một cách chủ động, sáng tạo.

Nhiệm vụ nghiên cứu dựa trên các tiêu chí chính như sau.

1. Tìm hiểu vấn đề đổi mới phương pháp dạy học toán ở tiểu học.

2. Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học.

3. Nghiên cứu thực tiễn dạy học toán ở tiểu học.

4. Xây dựng các nguyên tắc để sưu tầm và thiết kế trò chơi học tập.

5. Sưu tầm thiết kế một số trò chơi học tập theo các mạch kiến thức ở bậc tiểu học.

6. Thực nghiệm tổ chức một số trò chơi học tập.

7. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp TLSP nhằm nâng cao hứng thú học môn Toán cho HS. Từ đó đề xuất những kiến nghị sư phạm cần thiết.

 

doc 12 trang phuongnguyen 8080
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy học Toán lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy học Toán lớp 3

Ứng dụng trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy học Toán lớp 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DUY TIÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỌI SƠN
ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TOÁN LỚP 3 
NĂM HỌC 2016-2017
 Cấp học: Tiểu học
Lĩnh vực: Chuyên môn
Môn học: Toán
Người thực hiện: Nguyễn Tiến Lâm
Chức vụ: Giáo viên
	 Đọi Sơn, tháng 3 năm 2017
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
 Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học  khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện.Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ khoa học khác.
 Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người Giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách Giáo Khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Yêu cầu của giáo dục hiện nay là đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi giáo viên đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày càng nâng cao.
 Thế nhưng, trò chơi đảm bảo được yêu cầu bài dạy, trò chơi đảm bảo “chơi mà học, học mà chơi” luôn làm “đau đầu” giáo viên, nhất là ở bộ môn toán.
Rất nhiều giáo viên cho rằng môn toán khó thể tổ chức trò chơi nhằm phục vụ cho kiến thức cần truyền đạt, nhưng khó thể chứ không phải là không thể. Nếu cố gắng suy nghĩ đầu tư, chúng ta có thể sáng tạo rất nhiều trò chơi nho nhỏ đủ làm HS vui và thích thú học toán. Chẳng hạn, với bài hát có đoạn: “Nào các bạn cùng giơ tay ta đếm cho thật đều. Một với một là hai; hai thêm hai là bốn; bốn với một là năm. Năm ngón tay sạch đều”.
Chúng ta có thể cho HS lớp 1 khi học toán cộng, hát thật chậm, lặp lại 3 lần kết quả vừa cộng vào (hát như sau: “với một là hai-hai-hai”) và kết hợp với giơ ngón tay đúng như lời hát. Có thể cho từng nhóm hát, xem nhóm nào có nhiều bạn hát đúng và giơ ngón tay trùng khớp, nhóm đó thắng. Với bài hát Đếm chuột: “Một con chuột là 1 cái đuôi/ 2 tai và 2 con mắt/ Tính tang là tang tính tình/ Tính bằng đầu, một đầu là 4 cái chân”, các thầy cô có thể biến thành trò chơi khi dạy phép nhân. Rất đơn giản là đổi số chuột thì HS phải nhân nhẩm thật nhanh để hát được số tai, mắt, chân. (Ví dụ “Ba con chuột là 3 cái đuôi, 6 tai và 6 con mắt ba đầu là 12 cái chân”).
Ở lớp 3, các bài 1/2; 1/3; 1/4; 1/5, giáo viên có thể làm nhiều hình được chia thành các phần bằng nhau, tô màu hoặc đóng khung số phần mình muốn, rồi phát cho cá nhân hay từng nhóm nhiều hình, yêu cầu các em chọn số phần tô màu hay đóng khung đúng theo yêu cầu gắn vào bảng cài, cá nhân hay nhóm nào làm nhanh và đúng nhiều nhất sẽ thắng. Với trò chơi “Trúc xanh” quen thuộc, ta có thể sử dụng trong rất nhiều bài như mở các ô số tìm số thập phân bằng nhau; tìm phân số bằng nhau; tìm các ô số có giá trị bằng nhau của đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích; hoặc bằng mô hình xe lửa, mỗi toa là một bài toán, nhóm nào giải nhanh giải đúng sẽ được lên xe lửa đi trước.
Chỉ với một quả bóng nhựa, giáo viên có thể cho HS thảy chuyền bóng để kiểm tra bảng nhân, bảng chia... HS ôm bóng hỏi “3 nhân 6?” rồi thảy chuyền bóng sang bạn khác. HS nhận bóng trả lời: “3 nhân 6 bằng 18” rồi tiếp tục hỏi và thảy bóng tiếp. Bạn nào nhận bóng mà không trả lời nhanh được là thua. Trong dạng toán tìm số chưa biết (tìm X), ta có thể thay các chữ X bằng các bông hoa đủ màu sắc. HS nào giải nhanh, tìm ra được bông hoa đó tượng trưng cho số mấy sẽ được nhận bông hoa đó. Cuối tiết học mỗi bông hoa sẽ được đổi thành vài viên kẹo. Bằng mô hình ngôi nhà gạch, có thể yêu cầu HS xây nhà bằng những viên gạch, mỗi viên gạch là một yêu cầu toán học tùy theo bài dạy, có thể sử dụng cả trong tiết ôn tập...
Vì vậy, tôi thiết kế trò chơi trong giờ học toán lớp 3, đã đưa vào giờ học toán ngay từ đầu năm và thấy kết quả học tập của các em tiến bộ hẳn lên. Đến giờ học toán, các em không còn cảm thấy căng thẳng nên kết quả học tập cao hơn. Với thời gian thử nghiệm vừa qua, tôi thấy việc thiết kế trò chơi, trong giờ học toán, để góp phần đổi mới phương pháp dạy học toán 3 là rất quan trọng và thiết thực. Rất mong được sự đóng góp ý kiến, cho tôi ngày một hoàn thiện hơn, giảng dạy có chất lượng hơn. 
 Mục đích nghiên cứu
Dạy học toán nói chung và sử dụng trò chơi nói riêng, thì mục đích trước hết là nhằm đổi mới phương pháp, góp phần gây hứng thú học tập. Giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, giờ học sôi nổi hơn. Từ đó, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành vào thực tiễn. Ngoài ra, dạy học toán còn xác định cơ sở cho việc dạy học toán ở tiểu học. Do vậy, “ Sử dụng trò chơi trong dạy học toán 3”, trên cơ sở nắm vững kiến thức một cách chủ động, sáng tạo.
Nhiệm vụ nghiên cứu dựa trên các tiêu chí chính như sau.
1. Tìm hiểu vấn đề đổi mới phương pháp dạy học toán ở tiểu học.
2. Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học.
3. Nghiên cứu thực tiễn dạy học toán ở tiểu học.
4. Xây dựng các nguyên tắc để sưu tầm và thiết kế trò chơi học tập.
5. Sưu tầm thiết kế một số trò chơi học tập theo các mạch kiến thức ở bậc tiểu học.
6. Thực nghiệm tổ chức một số trò chơi học tập.
7. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp TLSP nhằm nâng cao hứng thú học môn Toán cho HS. Từ đó đề xuất những kiến nghị sư phạm cần thiết.
 Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 3C - Trường Tiểu học Đọi Sơn
 Các trò chơi học tập trong dạy học toán theo định hướng mới nhằm nâng cao chất lượng giờ học, giúp học sinh học môn toán một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đạt hiệu quả cao, tạo không khí học tập vui tươi, lành mạnh.
 Phương pháp nghiên cứu
 Dùng phương pháp chủ yếu là đàm thoại trao đổi. Việc nghiên cứu được tiến hành các bước cơ bản như sau:
Phương pháp điều tra.
Lập đề cương cho đề tài nghiên cứu
Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, nhất là các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp 3. Đồng thời tổ chức gặp mặt các học sinh khối 3, để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, những tồn tại, vướng mắc của học sinh khi học toán
Phương pháp thực nghiệm.
 Xây dựng đề tài chi tiết
Kiểm tra tính khả thi và tác dụng của các trò chơi được thiết kế và sưu tầm vào lớp học
1.5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
 Các loại sách tham khảo về dạy học toán 3. Sách toán của giáo viên và học sinh trong chương trình cũ và mới, để thấy được nội dung và phương pháp dạy học mới là cần thiết.
 II. PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
 Xuất phát từ đặc điểm học luôn luôn hiếu động, ham chơi thích cái mới lạ nhưng lại nhanh chóng chán. Đối với trẻ trò chơi là một phát hiện mới, kích thích tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với trường tiếu học.
 Trò chơi toán học nhằm mục đích là thông qua trò chơi để củng cố kiên thức của bài học, luyện tập lại kiến thức của bài mới, phát hiện ra kiến thức mới của bài học. Thông qua trò chơi học sinh nắm được kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng.
Trong quá trình học toán ở tiếu học, sử dụng trò chơi toán học có nhiều tác dụng như:
Giúp học sinh thay đối loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập. Kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thê hiện mình.
Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát, kích thích trí tượng tưởng, trí nhớ. Từ đó phát triến tư duy mềm dẻo, học tập các xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để dễ dàng thích nghi với điều kiện mới của xã hội.
Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Vì vậy trò chơi toán học rất cần thiết trong giờ toán ở tiểu học.
2. Cơ sở thực tiễn
Thuận lợi 
Lớp học khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo cho việc học. Phần đa học sinh sống trên cùng địa bàn nên việc quản lý các em cũng như việc liên lạc thông tin hai chiều, có nhiều thuận lợi. Ngoài ra, còn được sự quan tâm của nhà trường. 
Khó khăn
Do điều kiện công việc của phụ huynh nên việc kem cặp, rèn luyện của các em còn hạn chế. Hoàn cảnh kinh tế của một số em vẫn còn khó khăn. 
 Thực trạng của lớp chủ nhiệm:
 Năm nay tôi được phân công giáo dạy lớp 3C. Lớp tôi có 27 học sinh trong đó có: 13 em nam, 14 em nữ. Đa phần các em không mạnh dạn, tự tin. Từ đầu năm lớp học rất trầm, khi tôi đưa trò chơi học toán vào áp dụng trong giờ học thì không khí học tập khác hẳn, các em học tập tích cực, những em chậm chạp cũng năng động hơn. Vì vậy tôi nhận thấy rằng đưa trò chơi vào giờ học toán ở tiểu học là cần thiết, nhất là trong giờ học toán của lớp 3.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giả quyết vấn đề 
 a, Nguyên tắc thiết kế trò chơi:
 a1. Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện:
Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung toán học cụ thể trong chương trình (có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành, luyện tập...)
Chương trình toán 3 được chia thành 5 mạch kiến thức: Số học và yếu tố đại số, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, yếu tố thống kê, các dạng toán giải. Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học trong 5 mạch kiến thức trên, nhưng có thể mang những cái tên gợi cảm, gây hứng thú, góp phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức.
Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng toán học, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo.
Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian (Sử dụng trong giờ học từ 5 đến 10 phút), thích hợp với môi trường học tập.
Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái.
Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 
 Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp.
a2 Nguyên tắc khai thác và thực hành:
Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, cũng như đồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học (ở thư viện, đồ dùng của giáo viên, học sinh...).
Các đồ dùng tự làm của giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi xung quanh (Từ các phế liệu như: Vỏ hộp bánh kẹo, đầu gỗ, đầu nứa, nắp chai, giấy bìa...) sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém.
Từ các nguyên tắc trên, tôi đã căn cứ vào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi tiết học cũng như đối tượng học sinh.
Quy trình tổ chức trò chơi:
Trò chơi toán học thông qua 5 bước:
Giới thiệu tên trò chơi;
Phổ biến luật chơi;
Tiến hành chơi;
Thảo luận rút ra kiến thức;
Đánh giá kết luận.
4. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến, đề tài vào thực tiễn
a, Thành công
 Đưa trò chơi vào dạy Toán giúp tiết học trở nên sôi động, thu hút được sự chú ý của học sinh rất nhiều. Giúp học sinh có thể tư duy, ghi nhớ nội dung bài học một cách dễ dàng.
 b, Hạn chế
Hiện nay, trò chơi toán học còn rất đơn lẻ, nghèo nàn, ít được phổ biến và gặp khó khăn trong việc thiết kế trò chơi vì có ít tài liệu tham khảo vấn đề này.
 c, Mặt mạnh
Sau thời gian học tập và giảng dạy vừa qua, bản thân tôi cũng nhận thấy đội ngũ giáo viên nói chung đều rất quan tâm đến việc áp dụng phương pháp dạy học mới vào từng bài dạy, luôn tiếp thu học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp thông qua các tiết dự giờ, các buổi hội giảng theo chuyên đề. 
d, Mặt yếu
Nhưng những việc làm đó vẫn chưa đẩy lùi được một số khó khăn nêu trên và chính những khó khăn đó đã dẫn đến một thực trạng là chất lượng sau mỗi giờ học toán còn chưa cao, học sinh cũng chưa thực sự yêu thích môn toán, chưa chú tâm và có những hứng thú khi học toán. Tất cả những điều này nếu không sớm được khắc phục thì sẽ tạo ra những khó khăn khác cho học sinh trong quá trình học tập.
 Nói tóm lại, dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi thấy 
việc tăng cường tổ chức các trò chơi học tập để khắc phục tình trạng trên nhằm gây hứng thú học tập cho các em và nâng cao hiệu quả giờ  học là vô cùng cần thiết 
 THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TOÁN LỚP 3
	1. Trò chơi thứ 1: Xếp hàng thứ tự
	* Mục đích chơi: Giúp học sinh củng cố cách so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
	* Thời gian chơi: 5 phút
	* Chuẩn bị chơi: Giáo viên - chuẩn bị 2 lá cờ hiệu (Cờ giấy nhỏ, 2 lá có màu khác nhau)
	Học sinh - mỗi đội 5 mảnh bìa (có kích thước 10 x 15cm) trong mỗi mảnh bìa có ghi các số.
	Ví dụ: Tiết 1: Đọc, viết và so sánh các số có 3 chữ số bài tập số 4, 5 trang 3 sách giáo khoa.
	Khi tổ chức trò chơi giáo viên có thể chuẩn bị nội dung ghi trong bìa: 537; 162; 573; 621; 126.
	* Chọn đội chơi: Mỗi đội 5 em; các em tự đặt tên cho đội mình (ví dụ: tên gọi tương ứng với màu sắc của cờ hiệu như đội Xanh, đội Đỏ).
	* Cách chơi: Hai đội trưởng lên nhận bìa của tổ và phát bìa cho mỗi bạn ở đội mình. Giáo viên yêu cầu hai đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận trong nhóm với nhau (trong 1, 2 phút).
	* Quy ước: Khi giáo viên hô hiệu lệnh và giơ 2 lá cờ trên 2 tay về hai phía (sang ngang) yêu cầu các em nghe, giơ biển lên cao và xếp mỗi đội một hàng ngang, bắt đầu từ giáo viên. Khi cô đưa 2 lá cờ song song về phía trước các em tập hợp hàng dọc.
	* Giáo viên bắt đầu hô các cách khác nhau như: “Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn”; “Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé” sau hai ba lần thi thay đổi các biển giữa hai đội rồi tiếp tục chơi.
	* Ban thư ký ghi kết quả và tổng hợp điểm. Mỗi lần xếp hàng đúng thứ tự, nhanh, không ồn ào, xô lấn, làm lộn xộn, cho 10 điểm. Xếp chậm, không thẳng hàng, mất trật tự trừ 2 điểm. Đội nào xếp sai không ghi điểm. Sau 5 phút kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc.
	Trò chơi có thể sử dụng ở các tiết: So sánh các số trong phạm vi
	10 000 bài tập số 2 trang 101. So sánh các số trong phạm vi 100 000 bài tập số 4 trang 147.
	2. Trò chơi thứ 2: Kết bạn
	* Mục đích, yêu cầu: 
	- Rèn luyện, củng cố kỹ năng tính nhẩm nhanh các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia (số tròn chục, tròn trăm).
	- Luyện tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt.
	* Chuẩn bị chơi: Giáo viên chuẩn bị 10 đến 15 tấm bìa hình chữ nhật kích thước 10 x 15cm; có dây đeo. Mỗi tấm đều ghi một phép tính hoặc kết quả tương ứng.
	Ví dụ: Tiết cộng trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) bài tập số 1, trang 4
	Nội dung ghi trong thẻ như sau:
300 + 400
500 + 40
300
504
700 + 400
700
540
124
100 + 20 + 4
500 + 4
700 - 200 - 20
480
* Thời gian chơi: từ 5 đến 7 phút
	* Cách chơi: Học sinh xung phong lên rút thẻ của mình, sau đó tất cả đội tập hợp thành vòng tròn, các em đeo thẻtrước ngực, mỗi em tự quan sát số thẻ của mình đứng trước và sau số thẻ của bạn nào trong nhóm mình. Tự tính nhẩm kết quả hoặc phép tính tương ứng với kết quả hoặc phép tính ghi trên thẻ của mình.
	* Yêu cầu cả đội lặc cò cò, vửa hát vừa vỗ tay cùng cả lớp: “Lặc cò cò cho cái giò nó khỏe, đi xen kẽ cho nó khỏe cái giò”. Khi giáo viên hô “Tìm bạn! Tìm bạn!” các em phải nhanh chóng tìm và chạy về với bạn đeo thẻ có kết quả hoặc phép tính tương ứng với thẻ của mình. Những ai tìm đúng, tìm nhanh bạn mình nhất thì ghi được điểm 10. bạn nào tìm sai thì phải tự nhẩm lại để tìm đúng bạn mình. Sau một lượt giáo viên đổi thẻ lẫn lộn, sau đó cho các em tiếp tục chơi hoặc nhóm khác chơi.
	Trò chơi có thể áp dụng cho tiết luyện tập bài số 2 trang 103 sách giáo khoa, tiết luyện tập bài số 3 trang 148 sách giáo khoa, tiết ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000.
 2. Ý kiến đề xuất, kiến nghị:
	Muốn có kết quả cao trong việc sử dụng trò chơi trong giờ học toán ngoài những mục tiêu chung của bài dạy giáo viên cần chú ý đến những vấn đề sau:
	- Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, từ đó lựa chọn thiết kế trò chơi cho phù hợp.
	- Tổ chức trò chơi sao cho mọi học sinh được chơi nhất là những em còn hay rụt rè thiếu tự tin.
	- Giáo viên cần khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, sưu tầm các vật liệu đơn giản để làm đồ dùng trong trò chơi.
 Đọi Sơn, ngày 2 tháng 3 năm 2017
	NGƯỜI THỰC HIỆN
	Nguyễn Tiến Lâm
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI TRONG GIẢI TOÁN LỚP 3

File đính kèm:

  • docung_dung_tro_choi_nham_nang_cao_chat_luong_day_hoc_toan_lop.doc