Ứng dụng siêu âm đàn hồi arfi trong chẩn đoán tổn thương tuyến vú khu trú

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm đàn hồi ARFI và đánh giá giá trị của siêu âm đàn hồi ARFI kết

hợp siêu âm 2D ở bệnh nhân có tổn thương tuyến vú khu trú. Đối tượng và phương pháp: 52 bệnh nhân có

tổn thương tuyến vú khu trú được siêu âm 2D và siêu âm đàn hồi ARFI. Siêu âm 2D phân loại theo BIRADS

ACR 2013. Siêu âm ARFI thực hiện hai kỹ thuật: chạm ảo cho hình ảnh định tính và đo vận tốc sóng biến dạng

(SWV) cho giá trị định lượng độ cứng. Hình ảnh định tính lượng giá theo thang điểm Ako Itoh. SWV đo ở 4

vị trí: trung tâm u (SWVi), ngoại vi u (SWVb), mô mỡ kế cận u (SWVf), mô tuyến kế cận u (SWVg). Đối chiếu

kết quả hình ảnh với kết quả giải phẫu bệnh để xác định giá trị siêu âm 2D đơn thuần và siêu âm 2D kết hợp

thêm hình ảnh đàn hồi ARFI. Kết quả: 52 bệnh nhân: 22 ác tính, 30 lành tính. Điểm số trung bình Ako Itoh u

lành tính là 2,19 ± 1,13 và u ác tính là 4,72 ± 0,55; điểm cắt giữa E3 và E4. SWVi, SWVb, SWVf, SWVg ở u lành tính

nhỏ hơn u ác tính với các điểm cắt lần lượt là: 3,32 m/s; 6,01m/s; 1,08m/s; 2,37m/s. Giá trị siêu âm 2D + đàn

hồi ARFI: Se 100%, Sp 90 %, PPV 88 %, NPV 100 %, Acc 94,2 % (p < 0,001="" k="0,884)" cao="" hơn="" so="" với="" siêu="" âm="">

đơn thuần. Kết luận: Siêu âm đàn hồi ARFI không những cho hình ảnh định tính mà còn cho lượng giá định

lượng, đóng vai trò là một công cụ chẩn đoán hữu hiệu để kết hợp cũng với siêu âm 2D trong chẩn đoán phân

biệt các tổn thương khu trú ở tuyến vú.

pdf 7 trang phuongnguyen 7980
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng siêu âm đàn hồi arfi trong chẩn đoán tổn thương tuyến vú khu trú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng siêu âm đàn hồi arfi trong chẩn đoán tổn thương tuyến vú khu trú

Ứng dụng siêu âm đàn hồi arfi trong chẩn đoán tổn thương tuyến vú khu trú
23
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
ỨNG DỤNG SIÊU ÂM ĐÀN HỒI ARFI TRONG CHẨN ĐOÁN
 TỔN THƯƠNG TUYẾN VÚ KHU TRÚ
Võ Thị Kim Yến1, Nguyễn Phước Bảo Quân2. Nguyễn Thanh Thảo1
(1) Trường Đại học Y Dược Huế
(2) Bệnh viện Trung ương Huế
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm đàn hồi ARFI và đánh giá giá trị của siêu âm đàn hồi ARFI kết 
hợp siêu âm 2D ở bệnh nhân có tổn thương tuyến vú khu trú. Đối tượng và phương pháp: 52 bệnh nhân có 
tổn thương tuyến vú khu trú được siêu âm 2D và siêu âm đàn hồi ARFI. Siêu âm 2D phân loại theo BIRADS 
ACR 2013. Siêu âm ARFI thực hiện hai kỹ thuật: chạm ảo cho hình ảnh định tính và đo vận tốc sóng biến dạng 
(SWV) cho giá trị định lượng độ cứng. Hình ảnh định tính lượng giá theo thang điểm Ako Itoh. SWV đo ở 4 
vị trí: trung tâm u (SWVi), ngoại vi u (SWVb), mô mỡ kế cận u (SWVf), mô tuyến kế cận u (SWVg). Đối chiếu 
kết quả hình ảnh với kết quả giải phẫu bệnh để xác định giá trị siêu âm 2D đơn thuần và siêu âm 2D kết hợp 
thêm hình ảnh đàn hồi ARFI. Kết quả: 52 bệnh nhân: 22 ác tính, 30 lành tính. Điểm số trung bình Ako Itoh u 
lành tính là 2,19 ± 1,13 và u ác tính là 4,72 ± 0,55; điểm cắt giữa E3 và E4. SWVi, SWVb, SWVf, SWVg ở u lành tính 
nhỏ hơn u ác tính với các điểm cắt lần lượt là: 3,32 m/s; 6,01m/s; 1,08m/s; 2,37m/s. Giá trị siêu âm 2D + đàn 
hồi ARFI: Se 100%, Sp 90 %, PPV 88 %, NPV 100 %, Acc 94,2 % (p < 0,001 K = 0,884) cao hơn so với siêu âm 2D 
đơn thuần. Kết luận: Siêu âm đàn hồi ARFI không những cho hình ảnh định tính mà còn cho lượng giá định 
lượng, đóng vai trò là một công cụ chẩn đoán hữu hiệu để kết hợp cũng với siêu âm 2D trong chẩn đoán phân 
biệt các tổn thương khu trú ở tuyến vú.
Từ khóa: Siêu âm đàn hồi (ARFI), siêu âm 2D, tuyến vú
Abstract 
ARFI ELASTOGRAPHY IN THE DIAGNOSIS OF FOCAL BREAST LESIONS
 Vo Thi Kim Yen1, Nguyen Phuoc Bao Quan2, Nguyen Thanh Thao1 
(1) Hue University of Medicine and Pharmacy
(2) Hue Central Hospital
Objective: To describe the sonographic characteristics of the focal breasst lesions using Acoustic 
Radiation Force Impulse Imaging (ARFI), and to evaluate the role of ARFI technique in combination with 2D 
Ultrasound in diagnosing focal breast lesions. Methods: 2D Ultrasound and ARFI Elastography were caried 
out in 52 patients who have focal lesions of breast. Images of 2D Ultrasound were classified according to 
ACR 2013. ARFI Elastography was performed by 2 techniques: “Virtual Touch HD tissue imaging” in order 
to image of strain distribution and “Virtual Touch HD Tissue quantification imaging” to measure the shear 
wave velocity (SWV) in the tissue. Strain distribution was classified according to Ako Itoh scale. SWV were 
measured in 4 positions: internal the lesion (SWVi), boundary zone (SWVb), glandular tissue and fatty tissue 
next to lesion (SWg and SWf). According to the results of pathology, we determine and compare the value 
between 2D Ultrasound plus ARFI elastography and 2D Ultrasound alone. Results: 52 patients with breast 
focal lesions: 22 malignant tumors and 30 benign tumors. Mean Ako Itoh scale of benign tumors were 2.19 ± 
1.13 and malignant tumors were 4.72 ± 0.55; the cut-off value was between E3 và E4. SWVi, SWVb, SWVf, SWVg 
of benign tumors were lower than malignant tumors with cut-off values were 3.32 m/s; 6.01m/s; 1.08m/s; 
2.37m/s, respectively. 2D Ultrasound plus ARFI Elastography: Se 100%, Sp 90%, PPV 88%, NPV 100%, Acc 
94.2% (p<0.001, K = 0.884). Conclutions: In addition to the morphologic characteristics of breast lesions, ARFI 
provides information about lesion’s tissue elasticity, which can be a useful tool to differentitate malignant 
lesions from benign ones.
Keywords: elastography, focal breast lesions, Acoustic Radiation Force Impulse Imaging
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thanh Thảo, email: thaonrad@gmail.com
Ngày nhận bài: 1/12/2016, Ngày đồng ý đăng: 15/2/2017, Ngày xuất bản: 25/2/2017
24
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Siêu âm B-mode từ lâu đã khẳng định vai trò của 
nó trong việc mô tả và phân loại tổn thương khu trú 
tuyến vú. Siêu âm B-mode là phương pháp thông 
dụng, rẻ tiền, không nhiễm xạ, không xâm nhập và 
có thể lặp đi lặp lại nhiều lần [8]. Tuy nhiên, nhiều 
nghiên cứu cho thấy siêu âm B-mode có độ đặc hiệu 
thấp và kết quả dương tính giả cao [5]. Bên cạnh 
siêu âm B-mode, siêu âm đàn hồi mô đã ra đời và 
được ứng dụng rộng rãi trong nhiều năm qua. Siêu 
âm đàn hồi mô là một kỹ thuật không xâm lấn đánh 
giá độ cứng của mô [2]. 
Những tổn thương vú lành tính có khuynh hướng 
mềm hơn những tổn thương vú ác tính. Kỹ thuật 
siêu âm đàn hồi mô thường được sử dụng trước đây 
là siêu âm đàn hồi sức căn bề mặt sử dụng lực đè ép 
từ bên ngoài. Thông tin được ghi nhận là chỉ số đàn 
hồi và chỉ số sức căng, mang tính chủ quan và có 
nhiều hạn chế [3].
Hiện nay, một kỹ thuật mới được đưa vào là siêu 
âm đàn hồi sử dụng kỹ thuật tạo hình xung lực bức 
xạ âm ARFI (Acoustic Radiation Force Impulse). Đây 
là kỹ thuật không những ghi nhận thông tin định 
tính chính xác hơn mà còn cho biết giá trị định lượng 
để đánh giá độ cứng của mô thông qua đo vận tốc 
sóng biến dạng (SWV) trong mô [3, 6].
Để góp phần vào việc nghiên cứu giá trị và khẳng 
định vai trò của kỹ thuật siêu âm đàn hồi ARFI, chúng 
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu 
nhằm mô tả đặc điểm siêu âm đàn hồi ARFI cũng 
như xác định giá trị của kỹ thuật này trong sự kết 
hợp với siêu âm 2D để chẩn đoán các tổn thương 
tuyến vú khu trú
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh:
- Bệnh nhân nữ đến khám bệnh, theo dõi hoặc 
điều tri tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế và 
Bệnh viện Trung ương Huế được siêu âm 2D và siêu 
âm đàn hồi mô có u vú.
- Bệnh nhân được chọc FNA, sinh thiết lõi hoặc 
giải phẫu bệnh sau phẫu thuật
 Tiêu chuẩn loại trừ
 - Bệnh nhân có u tái phát hay đã được điều trị 
bằng phẫu thuật, hóa trị, xạ trị trước đó.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Thu thập số liệu
- Máy siêu âm SIEMENS ACUSON S2000, kết quả 
giải phẫu bệnh
- Ghi nhận hình ảnh siêu âm 2D theo cơ sở dữ 
liệu hình ảnh được hướng dẫn bởi ACR (hệ thống 
BIRADS): hình dạng, đường bờ, hồi âm u, hồi âm sau 
u và các dấu hiệu phụ: xâm lấn, giãn ống tuyến, da 
kế cận, phân bố mạch, vôi hóa...
- Ghi hình đàn hồi mô định lượng: Đặt ROI (Re-
gion of Interest) vào vị trí trung tâm khối u (SWVi), 
ngoại vi khối u (SWVb), mô mỡ kế cận (SWVf), mô 
tuyến kế cận (SWVg) để đo giá trị vận tốc. Do hạn 
chế của thiết bị mà chúng tôi đang sử dụng thì máy 
không đo được các vận tốc lớn hơn 9 m/s và những 
lúc như thế sẽ thể hiện bằng X.XX m/s, do đó chúng 
tôi tạm thời cho giá trị 9.1 m/s cho những trường 
hợp thể hiện X.XX m/s.
- Ghi hình đàn hồi mô theo kỹ thuật định tính: 
kết quả thu được thì sẽ dựa theo nghiên cứu của 
Ako Itoh chia thành 5 thang điểm E1 đến E5 [7].
- Sử dụng bảng phân loại BIRADS ACR 2013 để 
phân loại hình ảnh siêu âm 2D và siêu âm 2D kết hợp 
đàn hồi ARFI.
2.2.3. Biến số nghiên cứu
 Đặc điểm hình ảnh trên siêu âm 2D, giá trị định 
tính hình ảnh đàn hồi, giá trị vận tốc sóng biến dạng 
trung bình trung tâm u, ngoại vi u, mô mỡ kế cận và 
mô tuyến kế cận.
2.2.4. Xử lí số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 và Excel 2007
3. KẾT QUẢ
- Tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu từ 
5/2015 đến 6/2016 là 52. Trong đó tuổi trung bình 
của nhóm nghiên cứu như sau:
 Bảng 3.1. Tuổi trung bình các nhóm BN trong nghiên cứu.
Nhóm bệnh nhân Số lượng Thấp nhất Cao nhất Tuổi trung bình
Tổng bệnh nhân 52 13 79 40,8 ± 17,7
Lành tính 30 13 52 29,2 ± 10
Ác tính 22 29 79 56,8 ± 12,8
p < 0,001
Nhận xét: Tuổi trung bình ở bệnh nhân lành tính thấp hơn so với bệnh nhân ác tính có ý nghĩa thống kê 
(p < 0,001)
- Vận tốc trung bình mô mỡ và mô tuyến kế cận tổn thương
25
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
 Bảng 3.2. Giá trị vận tốc trung bình mô mỡ và mô tuyến kế cận tổn thương
Tổn thương n Mô mỡ (m/s) Mô tuyến (m/s)
Lành tính 30 1,03 ± 0,27 1,78 ± 0,63
Ác tính 22 1,39 ± 0,48 2,36 ± 1,18
p < 0,001 < 0,05
Nhận xét: Vận tốc trung bình mô mỡ và mô tuyến kế cận tổn thương ác tính cao hơn tổn thương lành tính 
có ý nghĩa thống kê.
A B
Biểu đồ 3.2. Đường cong ROC vận tốc mô mỡ (A) và mô tuyến (B) cạnh tổn thương trong chẩn đoán 
phân biệt tổn thương lành tính - ác tính.
•	 Điểm cắt SWVf cạnh tổn thương là 1,08m/s với Se = 72,7%, Sp = 70%, Acc = 71,1%, PPV = 64%, NPV = 
77,8%, diện tích dưới đường cong ROC = 72,2%.
•	 Điểm cắt SWVg cạnh tổn thương là 2,37m/s với Se = 50%, Sp = 86,7%, Acc = 71,1%, PPV = 73,3%, NPV 
= 70,3%, diện tích dưới đường cong ROC = 68,1%.
- Vận tốc trung bình ở trung tâm u và ngoại vi u
 Bảng 3.3. Giá trị vận tốc trung bình ở trung tâm u và ngoại vi u.
Tổn thương n Trung tâm (m/s) Ngoại vi (m/s) p
Lành tính 30 2,96 ± 1,81 2,84 ± 1,52
Ác tính 22 8,24 ± 2,29 8,11 ± 1,89
p < 0,001 < 0,001
 Nhận xét: SWVi của u ác tính cao hơn u lành tính có ý nghĩa thống kê
A B
Biểu đồ 3.2. Đường cong ROC giá trị SWVi (A) và SWVb (B) trong chẩn đoán phân biệt 
tổn thương lành tính, ác tính.
26
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
•	 Điểm cắt SWVi trong chẩn đoán phân biệt tổn thương lành-ác là 3,32m/s với Se = 95,5%, Sp = 86,7%, 
Acc = 90,4%, NPV = 96,3%, PPV = 84%.
•	 Điểm cắt SWB trong chẩn đoán phân biệt tổn thương lành-ác là 6,01m/s với Se = 86,3%, Sp = 96,6%, 
Acc = 92,3%,NPV = 90,6%, PPV = 95%.
- Điểm số trung bình của tổn thương theo thang điểm đàn hồi Ako Itol
Bảng 3.4. Phân bố và điểm số trung bình theo thang điểm Ako Itoh.
Lành tính Ác tính
Phân bố theo điểm 
đàn hồi Ako Itol
n % n %
E1 8 26,7 0 0
E2 14 46,7 1 4,5
E3 4 13,3 1 4,5
E4 3 10,0 4 18,18
E5 1 3,3 16 72,73
Điểm số trung bình 2,16 ± 1,05 4,59 ± 0,79
p < 0,001
Nhận xét: U lành tính có điểm E2 chiếm tỷ lệ cao nhất. U ác tính có điểm E5 chiếm tỷ lệ cao nhất. Điểm số 
trung bình lành tính là 2,16 ± 1,05; ác tính là 4,59 ± 0,79.
- Độ nhạy và độ đặc hiệu ở các điểm cắt khác nhau của thang điểm đàn hồi Ako Itoh
Bảng 3.5. Độ nhạy và độ đặc hiệu ở các điểm cắt khác nhau
Điểm cut off Độ nhạy n ( %) Độ đặc hiệu n (%)
Giữa E1 và E2 (1,5) 100 26,7
Giữa E2 và E3 (2,5) 95,5 73,3
Giữa E3 và E4 (3,5) 90,9 86,7
Giữa E4 và E5 (4,5) 72,7 96,7
Nhận xét: Điểm cut off lý tưởng là giữa E3 và E4.
- Phân loại tổn thương trước và sau khi kết hợp đàn hồi ARFI theo BIRADS ACR 2013
Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi phân loại BIRADS trước và sau khi kết hợp ARFI
Nhận xét: Sau khi kết hợp ARFI, tăng rõ rệt ở BIRADS 2, 3,5 giảm ở BIRADS 4A, 4B, 4C.
 - Chúng tôi chấp nhận sai số, chia kết quả 2D làm 2 nhóm : Nhóm siêu âm 2D lành tính với BI-RADS=3 và 
nhóm siêu âm 2D ác tính với BI-RADS ≥ 4. Chúng tôi chia 2 nhóm tương tự đối với kết quả phân BI-RADS sau 
khi kết hợp ARFI. Kết quả so sánh giá trị của siêu âm 2D và siêu âm đàn hồi ARFI kết hợp 2D trong phân loại 
BI-RADS của tổn thương:
27
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Bảng 3.6. So sánh giá trị của SA 2D và siêu âm 2D +ARFI 
Se% Sp% Acc% PPV% NPV% Kappa
2D 95,5 63,3 76,9 65,6 95 0,554 (p < 0,001)
2D +ARFI 100 90 94,2 88 100 0,884 (p < 0,001)
Nhận xét: Độ đặc hiệu, giá trị dự báo âm tính của SA 2D trong nghiên cứu là khá cao. Giá trị của siêu âm 2D 
kết hợp hình ảnh đàn hồi ARFI trong nghiên cứu vượt trội hơn SA 2D trong phân biệt tổn thương lành tính 
và ác tính.
4. BÀN LUẬN
Trong nhưng năm gần đây, đặc tính độ đàn hồi 
của mô ngày càng được quan tâm lượng giá trên 
siêu âm. Phân loại BIRADS ACR 2013 đã đưa đặc tính 
đàn hồi vào như một giá trị phụ tham khảo để phân 
loại khối u. Trước đây đặc tính đàn hồi được hiển 
thị nhờ kỹ thuật đè nén trên siêu âm, nhưng kém 
chính xác. Hiện nay, siêu âm đàn hồi ARFI đã ra đời 
và được ứng dụng rộng rãi. Nguyên lý kỹ thuật này 
là người ta phóng một xung sóng siêu âm ngắn vào 
trong mô kế cận vùng tham khảo (ROI), chính áp lực 
nén-giãn của xung sóng siêu âm này đã tạo ra dịch 
chuyển mô theo hướng vuông góc với nó, kết quả là 
đã hình thành sóng biến dạng trong mô. Việc tính 
toán SWV sẽ cho biết được đặc tính đàn hồi của mô. 
Vận tốc truyền đi trong mô cứng sẽ lớn hơn trong 
mô mềm.
Trong nghiên cứu của chúng tôi SWVi và SWVb 
của u lành tính lần lượt là 2,96 ± 1,81m/s và 2,84 ± 
1,52m/s nhỏ hơn so với u ác tính là 8,24 ± 2,29m/s 
và 8,11 ± 1,89 m/s có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. 
SWVb nhỏ hơn SWVi không có ý nghĩa thống kê ở 
u ác tính, đối với u lành tính hai giá trị này không 
khác nhau nhiều. Kết quả này đối với nghiên cứu của 
Zhou J. và nghiên cứu của Tozaki thể hiện ở bảng 
sau:
Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu của Zhou J. và của Tozaki.
V trung tâm (m/s) V ngoại vi (m/s)
Zhou J. [11]
Lành tính (n=108) 2,68 ± 1,20 2,12 ± 0,88
Ác tính (n=67) 5,62 ± 3,26 3,31 ± 1,71
Tozaki [9]
Lành tính (n=70) 2,79 ± 0.92 2,81 ± 0,9
Ác tính (n=83) 4,43 ± 1,8 5 ± 1,61
Min Bai và cộng sự nghiên cứu 143 tổn thương 
đặc ở vú (102 lành tính và 41 ác tính) có kết quả 
SWV trong tổn thương lành tính là 2,25 ± 0,59m/s, 
ác tính là 5,96 ± 2,96m/s (p < 0,001) [1]. Wojcinski 
Sebastian và cộng sự nghiên cứu 143 tổn thương vú 
khu trú có kết quả SWV ở tổn thương ác tính là 8,38 
± 1,99m/s, lành tính là 5,39 ± 2,95m/s (p < 0,001) 
[10]. Kim Y.S.và cộng sự nghiên cứu 157 bệnh nhân 
có SWV u ác tính là 4,23 ± 1,09 m/s và u lành tính 
2,22 ± 0,88 m/s [4]. Meng W. nghiên cứu ở 92 tổn 
thương cho kết quả u ác tính và lành tính có SWV lần 
lượt là 8,22 ± 1,27m/s và 3,25 ± 2,03m/s [6]. Như 
vậy giá trị SWV đo được ở u lành tính trong nghiên 
cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trước 
đây. Tuy nhiên giá trị này ở u ác tính chỉ phù hợp 
với hai nghiên cứu là nghiên cứu của Sebastian và 
Hình 3.2. Giá trị vận tốc sóng biến dạng đo 
ở trung tâm u V = 2,65 m/s ở tổn thương u 
xơ tuyến vú 
Hình 3.1. Hình ảnh siêu âm âm 2D phân độ 
BIRADS 4A, đàn hồi ARFI định tính theo Ako 
Itoh E = 2, kết quả giải phẫu bệnh u xơ tuyến vú
28
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
nghiên cứu của Meng W., còn lại cao hơn các nghiên 
cứu khác [6], [10]. Điều này có thể giải thích cỡ mẫu 
của chúng tôi chưa đủ lớn, đặc biệt tổn thương ác 
tính. Hơn nữa, đa số tổn thương ác tính của chúng 
tôi đo được giá trị vận tốc quá cứng hiển thị X.XXm/s 
và chúng tôi đã thay bằng 9,10m/s.
SWV cao hơn thể hiện u ác tính cứng hơn u lành 
tính. Sự cứng hơn trong khối u ác tính có thể liên 
quan đến phản ứng mô đệm được tạo ra bởi tổn 
thương ung thư. Phản ứng mô đệm thì liên quan 
đến sự gia tăng hàm lượng sợi collagen nhỏ, cái mà 
tương quan mạnh với độ cứng của khối u [11].
Theo nghiên cứu của Tozaki thì ở u ác tính, ngoại 
vi u sẽ cứng hơn trung tâm u [9]. Hiện tượng này 
đã được cho là do các phản ứng tạo mô xơ sợ dính, 
hoặc xâm nhập của các tế bào ung thư vào tổ chức 
kẽ. Hơn nữa ở vùng trung tâm u hay bị thoái hóa 
hoại tử do ít được nuôi dưỡng nên cứng chắc hơn 
ngoại vi. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi và 
Zhou J. cho kết quả ngược lại [11]. Sự khác nhau này 
có thể giải thích do chúng tôi sử dụng kỹ thuật chảm 
ảo với vùng ROI lớn hơn (5 x 5mm) để đo giá trị vận 
tốc khối u. Khi đặt vùng ROI này có thể đã chứa cả 
mô vú bình thường và mô chung quanh khối u, đặc 
biệt đối với một số khối u ác tính có kích thước < 
1cm. SWVb sẽ là trung bình của các thành phần trên 
trong khi SWVi chỉ phản ảnh duy nhất mô u.
Điểm cut off lý tưởng trong chẩn đoán phân 
biệt tổn thương lành tính-ác tính đối với SWVb là 
6,01m/s. Theo nghiên cứu của Zhou J. thì con số 
này là 2,03m/s với Se = 85,1%, Sp = 55,3% [11]. Nếu 
chúng tôi chọn điểm cut off tại giá trị 3,54m/s thì độ 
nhạy và độ đặc hiệu cũng ở giá trị khá cao lần lượt 
là 95,5% và 83,3%. Điểm cut off lý tưởng ở ngoại vi 
u cuả chúng tôi cao hơn các nghiên cứu khác có thể 
giải thích do chênh lệch cỡ mẫu.
Điểm cut off lý tưởng ở SWVi trong nghiên cứu 
của chúng tôi là 3,32m/s với độ nhạy Se = 95,5%, độ 
đặc hiệu Sp = 86,7%. Giá trị cut off này của tác giả 
Min Bai là 3,06m/s, Tozaki là 3,59m/s và của Zhou 
J. là 4,19 m/s. Như vậy nhìn chung giá trị cut off của 
mỗi tác giả khác nhau từ 3 - 4m/s theo chúng tôi 
giải thích do cỡ mẫu của mỗi nghiên cứu khác nhau. 
Chúng ta có thể lấy giá trị trung bình các điểm cut 
off của các nghiên cứu để cho ra một điểm cut off 
duy nhất.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mô 
mỡ và mô tuyến kế cận tổn thương ác tính cứng 
hơn lành tính, phù hợp với nghiên cứu của Jianqiao 
Zhou, MD. Tổn thương ác tính có khuynh hướng lan 
rộng và xâm lấn ra xung quanh nên kết quả này là 
hiển nhiên.
Ngoài khả năng hiện thị giá trị định lượng là vận 
tốc, kỹ thuật ARFI sẽ tạo ra hình ảnh định tính tương 
tự đàn hồi sức căng. Chúng tôi sử dụng thang điểm 
phân loại BIRADS cải tiến của Ako Itoh gồm 5 độ từ 
E1 đến E5 cho hình ảnh định tính của siêu âm đàn 
hồi ARFI. Kết quả cho thấy thang điểm E1 đến E3 
hướng đến tổn thương lành tính. Thang điểm E4, E5 
hướng đến tổn thương ác tính như nghiên cứu của 
Ako Itoh [7]. Sau khi áp dụng ARFI vào bảng phân loại 
BIRADS, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt 
trong phân loại tổn thương vú theo BIRADS trước và 
sau khi kết hợp ARFI: phân nhóm tổn thương tăng 
rõ rệt ở BIRADS 3, 5; giảm rõ rệt ở BIRADS 4. Khi so 
sánh giá trị giữa siêu âm 2D và siêu âm đàn hồi ARFI 
chúng tôi nhận thấy siêu âm 2D có kết hợp ARFI có 
độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính và độ chính 
xác cao hơn siêu âm 2D. Nghiên cứu của chúng tôi 
phù hợp với Yoong Seok Kim và cộng sự (2014) trong 
đánh giá 157 tổn thương ở vú, kết quả siêu âm 2D 
có giá trị thấp hơn so với kết hợp giữa siêu âm 2D, 
với siêu âm đàn hồi ARFI và SR [4]. 
5. KẾT LUẬN
Siêu âm đàn hồi ARFI không những cho hình 
ảnh định tính mà còn cho lượng giá bán định lượng, 
đóng vai trò là một công cụ chẩn đoán hữu hiệu để 
kết hợp cũng với siêu âm 2D trong chẩn đoán phân 
biệt các tổn thương khu trú ở tuyến vú
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bai M., Du L., Gu J. et al (2012), “Virtual touch tissue 
quantification using acoustic radiation force impulse tech-
nology initial clinical experience with solid breast masses”, 
Journal ultrasound medicine, 31 (2), pp. 289-294.
2. Barr R.G. (2015), Breast elastography, Thieme Med-
ical Publishers, Inc., pp. 1-10
3. Goddi A. Bonardi M., Alessi S. (2012), “ Breast elas-
tography: a literature review”, Journal Ultrasound, 15, pp. 
192-198.
4. Kim Y.S., Park J.G., Kim B.S. et al (2014), “Diagnostic 
value of elastography using acoustic radiation force im-
pulse imaging and strain ratio for breast tumor”, Journal 
of Breast Cancer, 17 (1), pp. 76-82.
5. Lehman C.D., Lee C.I., Loving V.A. et al (2012), “Ac-
curacy and value of breast ultrasound for primary imag-
ing evaluation of symptomatic women 30–39 years of 
age”, American Journal of Roentgenology, 199, pp. 1169-
1177.
29
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
6. Meng W., Zhang G., Wu C. et al (2011), “Prelimi-
nary results of acoustic radiation force impulse (ARFI) ul-
trasound imaging of breast lesions”, Ultrasound Medicine 
and Biology, 37, pp. 1436-1443.
7. Itoh A., Ueno E., Tohno E. et al. (2006), “Breast dis-
ease: Clinical application of US elastography for diagno-
sis”, Radiology, 239 (2), pp. 341-350.
8. Thomas S.A. (2004), “Ultrasound of solid breast 
nodules: Distinguishing benign from malignant”, Breast 
Ultrasound, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 445-527.
9. Tozaki M., Isobe S., Sakamoto M. (2012), “Combi-
nation of elastography and tissue quantification using the 
acoustic radiation force impulse (ARFI) technology for dif-
ferential diagnosis of breast masses”, Japan Radiological 
Society, 30, pp. 659–670.
10. Wojcinski S., Brandhorst K., Sadigh G. et al 
(2013), “Acoustic radiation force impulse imaging with Vir-
tual Touch™ tissue quantification: mean shear wave veloc-
ity of malignant and benign breast masses”, International 
Journal of Women’s Health, 5, pp. 619-627.
11. Zhou J., Zhan W., Chang C. et al (2013), “Role of 
acoustic shear wave velocity measurement in characteri-
zation of breast lesions”, Journal Ultrasound Medicine, 32, 
pp. 285-294.

File đính kèm:

  • pdfung_dung_sieu_am_dan_hoi_arfi_trong_chan_doan_ton_thuong_tuy.pdf