Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em mồ côi tại làng trẻ em SOS Hà Nội

Abstract: The social group with groups is an approach to assisting groups with common problems

in their lives. At present, orphan care facilities have been using assistive methods for orphans.

However, the social work with groups has not been implemented universally and effectively. The

article deals with aspects of this method such as the concepts related to social work with groups

for orphans; factors affecting social work for orphans; application of the method of social work

with groups for orphans at the SOS children’s village in Hanoi.

pdf 5 trang phuongnguyen 4940
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em mồ côi tại làng trẻ em SOS Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em mồ côi tại làng trẻ em SOS Hà Nội

Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em mồ côi tại làng trẻ em SOS Hà Nội
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 122-126 
122 
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM 
TRONG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ EM MỒ CÔI 
TẠI LÀNG TRẺ EM SOS HÀ NỘI 
Nguyễn Thị Liên - Trường Đại học Hùng Vương 
Ngày nhận bài: 19/05/2018; ngày sửa chữa: 20/05/2018; ngày duyệt đăng: 28/05/2018. 
Abstract: The social group with groups is an approach to assisting groups with common problems 
in their lives. At present, orphan care facilities have been using assistive methods for orphans. 
However, the social work with groups has not been implemented universally and effectively. The 
article deals with aspects of this method such as the concepts related to social work with groups 
for orphans; factors affecting social work for orphans; application of the method of social work 
with groups for orphans at the SOS children’s village in Hanoi. 
Keywords: Orphans, social work with groups, life skills education. 
1. Mở đầu 
Trẻ em luôn là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt. 
Chính vì vậy, ngay trong lời mở đầu, Công ước của Liên 
Hợp quốc về Quyền trẻ em (Việt Nam phê chuẩn ngày 
20/02/1990) khẳng định: “... để phát triển đầy đủ và hài 
hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong 
môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu 
thương và cảm thông” [1]. 
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những 
chính sách quan tâm, hỗ trợ, đầu tư nhằm đáp ứng nhu 
cầu chăm sóc cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB). 
Với con số là 1,4 triệu trẻ em có HCĐB (trong đó có trẻ 
em mồ côi (TEMC)) đang là thách thức lớn đối với Nhà 
nước, các cơ quan, ban ngành. Nhằm hướng tới hạn chế 
những khó khăn, thách thức trong hoạt động chăm sóc, 
giáo dục trẻ em có HCĐB, đã có các chính sách nhằm 
đón đầu trước những năm tiếp theo khi số lượng TEMC 
không có xu hướng giảm. Ước tính, số lượng trẻ em có 
HCĐB ở nước ta đến năm 2020 sẽ là 223.000 TEMC; trẻ 
em nhiễm HIV/AIDS khoảng 27.000; trẻ em khuyết tật 
nặng; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học khoảng 
265.000; trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa 
khoảng 140.000; trẻ em bị tự kỉ, bị down, bị thiểu năng 
trí tuệ khoảng 545.000. 
Xuất phát từ thực tế đó, công tác xã hội (CTXH) đã 
ra đời và phát huy vai trò của mình trong trợ giúp cho các 
nhóm đối tượng yếu, nhất là TEMC. Tuy nhiên, hiện nay 
việc ứng dụng phương pháp CTXH trong trợ giúp cho 
các nhóm đối tượng yếu thế chỉ dừng lại ở phương pháp 
CTXH cá nhân, trong khi phương pháp CTXH nhóm 
chưa được ứng dụng phổ biến và chưa được thực hiện 
một cách hiệu quả. 
Để can thiệp, trợ giúp cho các nhóm TEMC có chung 
vấn đề cần tới rất nhiều yếu tố, trong đó không thể thiếu 
phương pháp CTXH nhóm đối với TEMC. Bài viết này 
đề cập tới một số khía cạnh về khái niệm liên quan tới 
TEMC, CTXH nhóm với TEMC và ứng dụng tiến trình 
can thiệp CTXH nhóm đối với TEMC tại Làng trẻ em 
SOS Hà Nội. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Một số khái niệm cơ bản 
2.1.1. Khái niệm “trẻ em mồ côi” 
Tại Namibia, TEMC là một đứa trẻ dưới 18 tuổi đã 
mất mẹ, cha, hoặc cả hai - hoặc người chăm sóc chính - 
do tử vong, hoặc một đứa trẻ cần được chăm sóc; còn tại 
Ethiopia thì TEMC là một đứa trẻ dưới 18 tuổi đã mất cả 
hai bố mẹ, bất kể họ đã chết như thế nào [2; tr 3]. 
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 
(sửa đổi năm 2004) thì TEMC không nơi nương tựa, trẻ 
em bị bỏ rơi được hiểu là những trẻ em có hoàn cảnh 
như sau: 
- Mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn 
nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (ông, 
bà nội, ngoại; bố, mẹ nuôi hợp pháp; anh, chị, em) để 
nương tựa. 
- Mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc 
cha) mất tích theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc 
không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàn tật 
nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại 
cải tạo), không có nguồn nuôi dưỡng và không có người 
thân thích để nương tựa. 
Như vậy, TEMC được hiểu là những trẻ không còn 
bố mẹ hoặc một trong hai người đã mất, người còn lại 
không xác định được hay đang trong quá trình thụ án... 
2.1.2. Khái niệm công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi 
CTXH nhóm là phương pháp thực hành CTXH liên 
quan tới làm việc theo nhóm, đề cập đến một phương 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 122-126 
123 
pháp thực hành CTXH liên quan đến việc công nhận và 
sử dụng các quá trình xảy ra khi có từ 3 người trở lên làm 
việc cùng nhau theo một mục đích chung. Thuật ngữ làm 
việc nhóm cũng được sử dụng để mô tả một ngữ cảnh 
cho thực tiễn, nơi thực hành CTXH được tiến hành theo 
nhóm [3; tr 82]. 
CTXH nhóm là một phương pháp với cách thức thực 
hiện theo tiến trình các bước và mang tính khoa học. 
Được thực hiện bởi những người điều phối là các nhân 
viên CTXH, người có kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp. 
CTXH hướng tới hỗ trợ cho những nhóm người có chung 
vấn đề, chung mục đích và các đặc điểm tương đồng khác 
như: độ tuổi, giới tính... 
CTXH nhóm với TEMC là quá trình nhân viên xã hội 
sử dụng phương pháp CTXH nhóm tác động đến nhóm 
đối tượng là TEMC. Thông qua tiến trình trợ giúp mà 
trong đó các thành viên nhóm là TEMC (có đặc điểm, 
vấn đề và nhu cầu giống nhau) được tạo cơ hội và môi 
trường có hoạt động tương tác lẫn nhau, chia sẻ những 
mối quan tâm hay những vấn đề chung, tham gia vào các 
hoạt động nhóm và hướng đến giúp đỡ nhóm và từng cá 
nhân tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề nhằm thỏa 
mãn nhu cầu”. 
CTXH nhóm đối với TEMC là một quá trình mà 
nhân viên xã hội vận dụng các kiến thức chuyên môn, kĩ 
năng nghề nghiệp cùng với thái độ tích cực và kinh 
nghiệm làm việc vào hoạt động can thiệp, hỗ trợ cho một 
nhóm TEMC (có chung vấn đề, có những đặc điểm 
tương đồng và có nhu cầu cần được trợ giúp) thông qua 
các vai trò như điều phối, kết nối, tham vấn,... và tạo một 
bầu không khí làm việc nhóm cởi mở, giúp các thành 
viên trong nhóm tương tác, chia sẻ những khó khăn và 
cùng nhau lên kế hoạch tháo gỡ. 
2.1.3. Khái niệm giáo dục kĩ năng sống 
Giáo dục kĩ năng sống là một quá trình với những 
hoạt động giáo dục cụ thể nhằm tổ chức, điều khiển để 
biết cách chuyển dịch kiến thức và thái độ, giá trị thành 
hành động thực tế một cách tích cực và mang tính chất 
xây dựng [4; tr 22]. 
Giáo dục kĩ năng sống chính là quá trình tổ chức các 
hoạt động, cung cấp các kiến thức, kĩ năng giúp đối 
tượng tham gia có thể xây dựng được những hành vi, kĩ 
năng, thái độ tích cực và vận dụng vào trong cuộc sống. 
2.2. Ứng dụng phương pháp can thiệp công tác xã hội 
nhóm đối với nhóm trẻ em mồ tại Làng trẻ em SOS 
Hà Nội 
2.2.1. Vài nét về nhóm can thiệp tại Làng trẻ em SOS 
Hà Nội 
Nhóm gồm 7 thành viên (từ 14-16 tuổi, gồm 3 nam 
và 4 nữ). Các thành viên trong nhóm đều có chung vấn 
đề hạn chế về kĩ năng sống, luôn mặc cảm, tự ti, nhút 
nhát và đều là TEMC đang sống tại Làng trẻ em SOS Hà 
Nội. Các em gặp khó khăn trong việc xác định được điểm 
mạnh, năng lực của bản thân; không xác định được giá 
trị bản thân, không có kĩ năng ra quyết định cũng như các 
kĩ năng liên quan tới xác định vấn đề, xác định mục tiêu 
trong cuộc sống. Bên cạnh đó, một số thành viên trong 
nhóm luôn tỏ ra khó bảo và khó tuân theo kỉ luật của 
Làng trẻ. 
2.2.2. Mục tiêu can thiệp: 
- Giúp trẻ xác định giá trị bản thân (khám phá điểm 
mạnh, điểm hạn chế của mình) trong thời gian 10 tuần. 
- Giúp các em xác định được vấn đề, mục tiêu và có 
được những kĩ năng giao tiếp mới, tự tin, hòa đồng với 
các bạn; mạnh dạn tham gia các hoạt động trong học tập 
và ngoại khóa sau thời gian 10 tuần. 
2.2.3. Thời gian, địa điểm và kế hoạch can thiệp: 
- Thời gian thực hiện tiến trình CTXH nhóm từ ngày 
5/01/2017 tới ngày 27/7/2017. Thời gian thực hiện 1 
buổi/1 tuần vào các buổi tối thứ 6 hàng tuần. Tuy nhiên, 
ngoài thời gian cố định đó, nhóm có thể có các buổi hoạt 
động vào các ngày khác trong tuần, tùy vào lịch học của 
các thành viên trong nhóm. 
- Địa điểm là tại sân và phòng hoạt động chung của 
Làng trẻ em SOS. 
- Kế hoạch can thiệp được thực hiện theo 3 mục tiêu 
ở trên. 
2.2.4. Hoạt động can thiệp 
Qua quá trình khảo sát, tìm hiểu và lập kế hoạch can 
thiệp. Chúng tôi đã ứng dụng tiến trình can thiệp CTXH 
nhóm với TEMC cho nhóm trẻ từ 14-16 tuổi tại Làng trẻ 
em SOS Hà Nội. 
2.2.4.1. Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm: 
- Tuyển chọn thành viên nhóm: Nhóm của chúng tôi 
gồm 7 thành viên, đa số các em là những trẻ nhút nhát, 
tự ti, ngại giao tiếp, hạn chế trong kĩ năng sống, hay khép 
mình. 
- Thông tin về các thành viên trong nhóm: 
STT Họ và tên Thông tin cá nhân 
1 N.T.Lu Tuổi: 15; Giới tính: Nữ 
2 N.V.Li Tuổi: 14; Giới tính: Nam 
3 N.S.Q Tuổi: 14; Giới tính: Nam 
4 Đ.T.M Tuổi: 16; Giới tính: Nữ 
5 T.G.B Tuổi: 15; Giới tính: Nam 
6 T.L.P Tuổi: 16; Giới tính: Nữ 
7 C.D.L Tuổi: 16; Giới tính: Nữ 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 122-126 
124 
- Những điểm mạnh và hạn chế của nhóm: 
Điểm mạnh Hạn chế 
- Các thành viên trong 
nhóm có độ tuổi tương 
đồng, nên dễ dàng tổ 
chức các hoạt động. 
- Bên cạnh việc giúp 
trẻ giảm mặc cảm tự ti, 
kĩ năng sống,... nhóm 
luôn đan xen các hoạt 
động giải trí. Chính 
điều đó là động lực 
giúp cho các thành 
viên trong nhóm tích 
cực tham gia. 
- Các thành viên trong 
nhóm cùng độ tuổi 
nên trong quá trình 
trao đổi, chia sẻ sẽ dễ 
dàng thấu hiểu với 
nhau hơn. 
- Các thành viên trong 
nhóm chủ động tham 
gia chứ không phải ép 
buộc. 
- Các thành viên trong nhóm 
đang trong giai đoạn dậy thì, 
tâm - sinh lí chưa được ổn 
định, các em dễ nổi nóng, 
cáu gắt và thích thể hiện cái 
tôi, khó chấp nhận quan 
điểm của người khác. 
- Vì cái tôi cao nên trong quá 
trình sinh hoạt nhóm có thể 
có nhiều mâu thuẫn liên 
quan tới những bất đồng về 
quan điểm. 
- Các em đang trong độ tuổi 
khám phá những cái mới 
nên việc tập trung vào các 
hoạt động sẽ không được 
như ý muốn vì tính hiếu 
động. 
- Hoạt động nhóm sẽ có 
những quy tắc riêng và việc 
thực hiện những quy tắc đó 
gặp khó khăn do độ tuổi này 
không thích bị gò bó vào 
khuôn khổ. 
- Đánh giá hiệu quả quá trình can thiệp CTXH nhóm: 
Kết thúc mỗi buổi làm việc nhóm cũng như kết thúc một 
mục tiêu, nhân viên xã hội hướng dẫn các thành viên 
trong nhóm tự đánh giá sự hài lòng với các hoạt động 
thông qua hình thức gắn hình vào bảng. Nếu hài lòng, các 
em gắn hình sao, nếu chưa hài lòng thì gắn hình tròn và 
cảm thấy bình thường thì gắn cả hai hình lên bảng. 
Hứng thú 
(hài lòng) 
Không 
hứng thú 
(không 
hài lòng) 
Bình thường 
2.2.4.2. Giai đoạn thực hiện 
Thực hiện mục tiêu 1: Giúp trẻ xác định giá trị bản 
thân thông qua hoạt động khám phá điểm mạnh bằng 
cửa sổ Johari trong thời gian 10 tuần. 
- Hoạt động 1: Vận dụng cửa sổ Johari nhằm giúp 
các thành viên khám phá ra điểm mạnh của bản thân 
(trong 5 buổi). 
Với hoạt động này, chúng tôi đã sử dụng 7 tờ giấy A0 
cho 7 thành viên trong nhóm. Các thành viên viết tên của 
mình lên cửa sổ và phác họa các ô trong của sổ Johari 
theo sự hướng dẫn của nhân viên xã hội. Mỗi thành viên 
viết lên ô “Mở” những điểm mạnh của bản thân mà người 
khác không biết và chia sẻ những điểm mạnh của bản 
thân cho những người bạn xung quanh chưa biết về mình 
ở ô “Ẩn”. Tiếp theo, các thành viên hoán đổi tờ giấy A0 
cho nhau để các thành viên trong nhóm cùng ghi những 
điểm mạnh của bạn lên cửa sổ ô “Mù”, nơi mà người 
khác biết được những điểm mạnh của bạn, nhưng bạn 
chưa khám phá ra. Và cứ thế lần lượt thực hiện tất cả các 
ô với từng thành viên trong nhóm. 
Kết thúc hoạt động 1, các thành viên trong nhóm 
cùng treo kết quả lên tường và thảo luận, chia sẻ về 
những kết quả cũng như giải mã một số khía cạnh trẻ 
chưa rõ. 
Cửa sổ của em Đ.T.M đã thể hiện rõ những điểm 
mạnh do em tự khám phá và do các thành viên trong 
nhóm khám phá ra: - M có khả năng hát hay; - M có nụ 
cười duyên; - M học biết vẽ. 
Trong khi đó, bạn N.S.Q cũng đã khám phá ra điểm 
mạnh của bản thân và được các bạn khác trong nhóm chỉ 
ra các điểm mạnh như: - Q đá bóng giỏi; - Q nói to; - Q 
học được môn thể dục; - Q biết kể chuyện cười. 
Sau cùng là tổng hợp, đánh giá của cả nhóm về những 
điểm mạnh, hạn chế của các thành viên trong nhóm. 
- Hoạt động 2: Tổ chức cuộc thi khám phá tài năng 
giúp trẻ xác định điểm mạnh của bản thân (5 buổi). 
Mỗi thành viên chuẩn bị một phần thi có thể là: hát, 
múa, vẽ tranh, đọc thơ, kể chuyện, làm MC,... để thể hiện 
điểm mạnh của mình. Mỗi thành viên có thời gian 5-10 
phút để thực hiện phần thi. Kết thúc mỗi phần thi, các 
thành viên tự cho điểm và cho điểm chéo bằng hình thức 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 122-126 
125 
dán sao vào tên của thành viên đó trên bảng. Thành viên 
nào được nhiều sao nhất sẽ là người chiến thắng. 
Kết thúc phần thi, đa số các thành viên trong nhóm 
đều đã thể hiện được một tài năng riêng của mình và tài 
năng đó chính là điểm mạnh của các em. Tuy các phần 
thể hiện tài năng chưa thực sự được tự nhiên và xuất sắc 
nhưng nó đã phần nào thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của các 
thành viên. 
Thành viên chiến thắng trong phần thi này là em 
N.T.Lu với phần thi múa dân gian. Trong phần thi này, 
em đã múa bài Em dắt trâu ra đồng trong thời gian gần 
4 phút. Phần thể hiện tài năng của em Lu đã được các bạn 
trong nhóm rất thích thú với số điểm cao nhất là 7 sao. 
Lượng giá mục tiêu 1: 
STT Kết quả mong đợi Kết quả đạt được 
1 
Các em khám phá 
được điểm mạnh của 
bản thân. 
Tất cả các thành viên 
trong nhóm nhận ra 
được điểm mạnh của 
bản thân. 
2 
Các thành viên tham 
gia nhiệt tình vào 
phần thi “Khám phá 
tài năng”. 
Tất cả các thành viên 
tham gia nhiệt tình 
vào phần thi “Khám 
phá tài năng” và có 
những kết quả rất tốt. 
Thực hiện mục tiêu 2: Giúp các em xác định được 
vấn đề, mục tiêu và có được những kĩ năng giao tiếp mới, 
tự tin, hòa đồng với các bạn; mạnh dạn tham gia các hoạt 
động trong học tập và ngoại khóa sau thời gian 10 tuần. 
Trong mục tiêu này, nhóm thực hiện một số hoạt 
động như: 
- Hoạt động 1: Tổ chức trò chơi “Khám phá khó 
khăn” (4 buổi). 
Thứ nhất, Các thành viên nghe theo sự điều phối của 
nhóm trưởng và nhân viên xã hội. Mỗi thành viên tham 
gia trò chơi sẽ có 1 tờ giấy màu được cắt thành các hình 
thù ngộ nghĩnh, đáng yêu. 
Thứ hai, nhóm tiến hành thảo luận về một số khía 
cạnh: - Vấn đề là gì?; - Khi nào xuất hiện vấn đề?; - Vấn 
đề có tác động như thế nào tới chúng ta?; - Khi gặp phải 
một vấn đề khó khăn chúng ta cần phải làm gì?... 
Thứ ba, các thành viên trong nhóm đã có những buổi 
thảo luận và chia sẻ về những tình huống có thật trong 
cuộc sống và cách giải quyết với những khó khăn đó, 
cũng như những kinh nghiệm khi giải quyết được các 
khó khăn. 
Em T.L.P đã chia sẻ về một tình huống có thật trong 
cuộc sống mà em gặp phải và cách em giải quyết tình 
huống đó: Năm ngoái, trong một buổi học, bạn H ngồi 
bên cạnh em có mất một cái bút, mà hôm đó em cũng mới 
được tặng 1 cái bút giống như của bạn H. Sau khi tìm 
khắp nơi không thấy, bạn ấy đổ cho em lấy cắp, em đã 
giải thích nhưng bạn không nghe. Sau đó, em đã nhờ bạn 
K là bạn thân của em làm chứng cho việc em được tặng 
cái bút đó hôm sinh nhật, có bạn ấy chứng kiến. Khi đó, 
bạn H mới tin lời em nói và không đổ cho em ăn cắp bút 
của bạn ấy nữa. 
Thứ tư, mỗi thành viên viết lên giấy một vấn đề khó 
khăn trong học tập, và cuộc sống, sau đó dán lên bảng. 
Thứ năm, nhóm cùng nhau thảo luận về những khó 
khăn của từng thành viên, mỗi người sẽ đưa ra cách giải 
quyết cho một vấn đề. Bên cạnh đó, các thành viên cũng 
phải đưa ra những tình huống có thể phát sinh và hướng 
xử lí. 
Thứ sáu, thực hành xác định vấn đề và tìm cách giải 
quyết. 
- Hoạt động 2: Tổ chức thảo luận nhóm “Xác định 2 
mục tiêu cần hoàn thành trong thời gian 1 tháng” 
(4 buổi). 
Thứ nhất, nhân viên xã hội và các thành viên trong 
nhóm thảo luận xem mục tiêu là gì? 
Thứ hai, nhân viên xã hội chiếu 2 đoạn video liên 
quan tới hoàn thành mục tiêu. 
Thứ ba, các thành viên trong nhóm cùng đặt các câu 
hỏi, thắc mắc liên quan tới mục tiêu. Nhân viên xã hội 
giải thích rõ, mục tiêu là cái đích cuối cùng mà chúng ta 
muốn đạt được trong một thời gian nhất định. Mục tiêu 
cần phải cụ thể, rõ ràng, khả thi, có thể đo lường được. 
Thứ tư, thực hành: mỗi thành viên đưa ra 1 mục tiêu, 
sau đó cả nhóm cùng bàn luận về các mục tiêu đó, phân 
tích các mục tiêu tốt và mục tiêu cần chỉnh sửa. 
Trong phần thực hành, em Đ.T.M đã đề ra các mục 
tiêu sau: 1) Em phấn đấu môn Văn được 7,5; 2) Em phấn 
đấu ăn kiêng giảm 1 kg. 
Với 2 mục tiêu trên, nhóm đã khen ngợi và đóng góp 
ý kiến để mục tiêu của M được chuẩn hơn như sau: 
1) Kết thúc học kì này em phấn đấu môn Văn được 7,5; 
2) Trong vòng 1 tháng em phấn đấu ăn kiêng giảm 1 kg. 
Cuối cùng, mỗi thành viên đưa ra 2 mục tiêu và thực 
hiện các mục tiêu đó trong vòng 1 tháng. Kết thúc 1 
tháng, các thành viên báo cáo kết quả thực hiện 2 mục 
tiêu trên. Sau 1 tháng, các thành viên trong nhóm báo 
cáo kết quả thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Đa số các 
thành viên đã thực hiện tốt những mục tiêu này. Tuy 
nhiên, vẫn còn 3 thành viên chưa hoàn thành đủ 2 
mục tiêu. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 122-126 
126 
- Hoạt động 3: Tổ chức các buổi thảo luận nhóm giúp 
các thành viên chia sẻ những khó khăn trong quá trình 
giao tiếp (2 buổi). 
Thứ nhất, trong hoạt động này, nhân viên xã hội chiếu 
bộ phim hoạt hình “Bài học giao tiếp quà tặng cuộc 
sống: Câu hỏi quan trọng nhất”. Sau khi kết thúc bộ 
phim, thành viên trong nhóm cùng nhau thảo luận về các 
nhân vật và phân tích tình huống trong bộ phim để nhận 
ra được yêu cầu của quá trình giao tiếp cũng như mấu 
chốt cho sự thành công trong các buổi giao tiếp. 
Thứ hai, các thành viên trong nhóm cùng nhau thảo 
luận và xử lí một tình huống giao tiếp liên quan tới những 
vấn đề trong học đường do nhân viên xã hội đưa ra. Các 
thành viên sắm vai và xử lí tình huống đó trong vòng 7-
10 phút. Kết thúc phần xử lí, các em đã biết ứng dụng 
những nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp vào trong quá 
trình xử lí tình huống. Điều đó thể hiện được phần nào 
sự nỗ lực và cố gắng của các em. 
Thứ ba, tổ chức trò chơi đan xem trong các buổi liên 
quan tới xử lí tình huống giao tiếp. Trong đó, tiêu biểu là 
trò chơi “Truyền tai nhau về một câu nói: Lúa nếp là lúa 
nếp làng, lúa lên lơm lớp cả làng thêm no”. Kết thúc 
phần thi, các thành viên cuối cùng viết lại câu nói đó lên 
bảng nhưng không được chính xác vì sai một từ 
“nơm nớp”. 
Thông qua trò chơi, các thành viên được rèn luyện kĩ 
năng lắng nghe, biết cách lắng nghe hiệu quả và tăng 
thêm sự đoàn kết, gắn kết và hợp tác. 
Lượng giá mục tiêu 2: 
STT Kết quả mong đợi Kết quả đạt được 
1 
Các em biết cách xác 
định, phân tích, đối 
diện với vấn đề. 
Tất cả các em biết 
cách xác định, phân 
tích, đối diện với vấn 
đề. 
2 
Các em biết cách xác 
định, mục tiêu. 
Tất cả các thành viên 
đã hiểu mục tiêu là gì, 
biết cách xây dựng và 
thực hiện mục tiêu. 
3 
Các em rèn luyện 
được kĩ năng giao 
tiếp. 
Tất cả các thành viên 
mạnh dạn, tự tin 
trong giao tiếp. 
2.2.5. Lượng giá 
Trải qua thời gian 10 tuần với những hoạt động, mục 
tiêu khác nhau, tuy ban đầu các thành viên còn e dè, chưa 
tham gia nhiệt tình trong những buổi chia sẻ, giới thiệu 
về bản thân nhưng vào những buổi sau, các em đã mạnh 
dạn chia sẻ cũng như hợp tác cùng nhau thực hiện nhiệm 
vụ chung của nhóm. 
Sau khi kết thúc quá trình can thiệp cho nhóm TEMC 
tại Làng trẻ em SOS Hà Nội, chúng tôi nhận thấy nhóm 
đã hoàn thành đúng các mục tiêu và kế hoạch ban đầu và 
đạt được những kết quả như mong muốn. 
2.2.6. Đánh giá kết quả 
Những kết quả đạt được sau quá trình can thiệp cho 
nhóm TEMC thể hiện cụ thể như sau: - Các em đã biết 
làm việc nhóm, biết chia sẻ và hợp tác; - Biết khám phá 
ra những điểm mạnh, hạn chế của bản thân; - Biết phát 
huy điểm mạnh của bản thân; - Các em đã mạnh dạn, tự 
tin hơn; - Kĩ năng giao tiếp của các em được cải thiện 
phần nào, thể hiện thông qua cách trình bày vấn đề cũng 
như khi trao đổi, trò chuyện với mọi người xung quanh... 
3. Kết luận 
TEMC là đối tượng gặp nhiều khó khăn trong học tập 
và cuộc sống, các em cũng là đối tượng chịu nhiều thiệt 
thòi do thiếu sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của cha 
mẹ. Trong quá trình sống tại các cơ sở chăm sóc trẻ em, 
đa số các em gặp phải những khó khăn về tâm lí, tình 
cảm, sự tự ti, mặc cảm, thiếu kĩ năng sống... Chính vì 
vậy, hơn bao giờ hết, nhân viên xã hội cần thực hiện tốt 
vai trò của mình trong việc vận dụng phương pháp 
CTXH nhóm trong trợ giúp cho TEMC, giúp các em 
vượt qua khó khăn và tự vươn lên trong cuộc sống. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đại Hội đồng Liên hợp quốc (1989). Công ước của 
Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. 
[2] Rose Smart. (2003). Policies for Orphans and 
Vulnerable Children: A Framework for Moving 
Ahead. POLICY, U.S. Agency for International 
Development (USAID). 
[3] Tsegaye A. (2013). A Comparative Study of 
Psychological Wellbeing between Orphan and Non-
orphan Children in Addis Ababa: The Case of Three 
Selected Schools in Yeka Sub-city. M.A. thesis, 
Addis Ababa University. 
[4] Phan Thanh Vân (2011). Giáo dục kĩ năng sống cho 
học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động giáo 
dục ngoài giờ lên lớp. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, 
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. 
[5] Quốc hội (2016). Luật Trẻ em, số 102/2016/QH13 
ban hành ngày 05/04/2016. 
[6] Nguyễn Hữu Hùng (2017). Kĩ năng công tác xã hội 
cá nhân với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội. Luận 
án tiến sĩ Tâm lí học, Học viện Khoa học xã hội. 
[7] Phạm Văn Hảo (2016). Trợ giúp trẻ khuyết tật hòa 
nhập cộng đồng tiếp cận dưới góc độ công tác xã hội. 
Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 9, tr 139-142.

File đính kèm:

  • pdfung_dung_phuong_phap_cong_tac_xa_hoi_nhom_trong_giao_duc_ki.pdf