Ứng dụng microsoft forms trong xây dựng ngân hàng đè thi trắc nghiệm khách quan học phần kinh tế học đại cương

Tóm tắt:

Nghiên cứu này được tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu định ỉượng nhằm xác định những tham số của một bài trắc nghiệm khách quan như độ khỏ, độ phẩn cách, độ tin cậy để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học phần Kinh tế học đại cương của sinh viên Đại học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành K2, khoa Du lịch — trường Đại học Khánh Hòa.

 

doc 6 trang phuongnguyen 11080
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng microsoft forms trong xây dựng ngân hàng đè thi trắc nghiệm khách quan học phần kinh tế học đại cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng microsoft forms trong xây dựng ngân hàng đè thi trắc nghiệm khách quan học phần kinh tế học đại cương

Ứng dụng microsoft forms trong xây dựng ngân hàng đè thi trắc nghiệm khách quan học phần kinh tế học đại cương
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC KHÁNH HÒA
tapcliikhoahoc@ukh.edu.vn
““KHOA HỌC
IMJ HỌC KllAtH 'neo.
ỨNG DỤNG MICROSOFT FORMS TRONG XÂY DựNG
NGÂN HÀNG ĐÈ THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG
1Lê Hoàng Thị Ngân Hà
trường Đại học Khảnh Hòa
Tóm tắt:
Nghiên cứu này được tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu định ỉượng nhằm xác định những tham số của một bài trắc nghiệm khách quan như độ khỏ, độ phẩn cách, độ tin cậy để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học phần Kinh tế học đại cương của sinh viên Đại học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành K2, khoa Du lịch — trường Đại học Khánh Hòa.
Từ khóa: phân tích, đánh giá, trắc nghiệm khách quan, Kinh tế học đại cương.
MỞ ĐẦU
Phát triển giáo dục và đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu, được thế hiện trong chiến lược phát triển đất nước, trong chính sách của các quốc gia. Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã, đang thực hiện các chủ trương đổi mới nội dung chương trình giảng dạy, cải tiến phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên từ phổ thông đến đại học.
Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng của quá trình dạy học, có tác động mạnh và hiệu quả đến sự thay đổi trong quy trình đào tạo ở bậc đại học. Khi kiểm tra đánh giá được xây dựng trên cơ sở khoa học, đảm bảo các nguyên tắc nhất định thì sẽ kéo theo sự thay đổi về chất và lượng của việc dạy học. Trong những năm gần đây, việc thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá trong học tập, thi cử và giảng dạy được quan tâm đến nhiều như việc tuyển sinh đại học bằng phương pháp trắc nghiệm, việc thi cử các môn học ở các cấp học cũng dần chuyển sang hình thức trắc nghiệm. Là giảng viên giảng dạy học phần Kinh tế học đại cương, tác giả mong muốn có một hệ thống ngân hàng câu hỏi chất lượng, phong phú để đưa vào kiếm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Hiện nay, số lượng câu hỏi trắc nghiệm khách quan của học phần Kinh te học đại cương khá nhiều, có tính đa dạng cao. Tuy nhiên chất lượng các câu hỏi (độ khó, độ phân biệt, độ giá trị...) chưa được đánh giá cụ thể. Đe nâng cao hiệu quả dạy học học phần Kinh tế học đại cương thì việc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan một việc làm cần thiết.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay thì việc ứng dụng nó trong đổi mới công tác kiểm tra đánh giá đã được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới và một số trường đại học ở Việt Nam. Hiện nay các giáo viên ở Việt Nam đều có ý thức sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học bằng cách sử dụng các phần mềm và ứng dụng khác nhau trong đó có ứng dụng Microsoft Forms. Microsoft Forms là một ứng dụng mới của Microsoft có trong bộ Microsoft Office 365 for Education. Với Microsoft Forms, giáo viên có the tạo khảo sát, bài kiêm tra và cuộc thăm dò, cũng như dễ dàng xem kết quả khi chúng xuất hiện. Sau khi được tham gia lớp tập huấn Office 365 tại trường Đại học Khánh Hoà, được tiếp cận với phần mem Microsoft Forms, nên tác giả đã nghiên cứu đề tài: “Ung dụng Microsoft Forms trong việc xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm khách quan học phần Kỉnh tế học đại cương”.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
Kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Trong quá trình nghiên cứu cơ sở lý thuyết trong các tài liệu [2], [3], [4], [7] về kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả đã thực hiện theo qui trình như sau:
Bước 1: Xác định mục đích của bài TNKQ.
Bước 2: Phân tích nội dung học phần
Bước 3: Thiết kế dàn bài trắc nghiệm
Bước 4: Thiết kế câu hỏi theo ma trận
Bước 5: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Bước 6: Thực nghiệm kiểm định các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã xây dựng.
Bước 7: Chỉnh sửa các câu hỏi có chất lượng thấp (Neu có).
ứng dụng Microsoft Forms trong việc thực nghiêm câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Microsoft Forms là một ứng dụng mới trong bộ Office 365 cho phép giáo viên và sinh viên tạo các bài Idem tra, khảo sát, bảng câu hỏi, bản đăng ký tuỳ chỉnh một cách dễ dàng và nhanh chóng. Khi người dùng tạo một Form, người dùng có thể mời người khác phản hồi lại những Form đó bằng cách sử dụng một trình duyệt web bất kỳ, ngay cả trên thiết bị di động. Khi kết quả được phản hồi, người dùng có thể sử dụng phân tích thống kê để đánh giá kết quả phản hồi. Dữ liệu trên Form có thể được xuất dễ dàng sang Excel để phân tích bổ sung hay phân loại. Các bước triển khai ứng dụng Microsoft Forms trong kiểm tra đánh giá như sau [8], [9], [10]:
Bước 1: Khởi động ứng dụng Microsoft Forms
Để khởi động Form Office ta có 2 cách:
Cách 1:	Truy cập vào
https://portal.office.com; Đăng nhập tài khoản office 365; Sau đó chọn ứng dụng Form.
Cách 2: Truy nhập trực tiếp vào trang  đăng nhập bằng tài khoản Office 365 và bắt đầu sử dụng.
Bước 2. Tạo một bài kiểm tra với Microsoft Forms
Giáo viên có thể dùng Microsoft Forms để đánh giá tiến độ làm bài của sinh viên và nhận phản hồi thông qua việc dùng câu hỏi mà giáo viên thiết ke và chia sẻ với lớp học. Giáo viên có thể tạo một bài kiểm tra với câu hỏi cần thiết để hoàn tất, hiển thị các câu hỏi gợi ý, và thậm chí hiển thị cho sinh viên biết điểm và phản hồi sau khi họ hoàn thành bài kiểm tra.
Bước 3: Điều chỉnh cài đặt cho bài kiêm tra
Sử dụng thiết đặt biểu mẫu để xác định hạn chót, xác định những người phản hồi biểu mẫu, hiến thị câu trả lời chính xác cho bài kiểm tra và đặt tùy chọn khác cho Microsoft Forms.
Bước 4: Gửi bài kiểm tra cho người khác và thu thập phản hồi
Trong Microsoft Forms, giáo viên có thể gửi bài kiểm tra của mình cho sinh viên, đồng nghiệp và thu thập phản hồi của họ trong một vài cách khác nhau, tùy thuộc vào nhu càu của giáo viên.
Bước 5: Kiểm tra kết quả bài kiểm tra
Microsoft Forms cho phép giáo viên hiển thị điểm trên mỗi câu hỏi cho sinh viên. Giáo viên có thể xuất bài kiểm tra kết quả sang Microsoft Excel để phân tích chuyên sâu hơn và biểu đồ, cũng như xóa hoặc in một bản tóm tắt tất cả phản hồi.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện bằng các phương pháp:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lý luận trực tiếp để tác giả xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm khách quan của học phần Kinh tế học đại cương.
Phương pháp thực nghiệm: Ket thúc mỗi chủ đề, tác giả tổ chức thực nghiệm ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách trên 4 lớp Đại học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành K2A, B, c, D thông qua ứng dụng Microsoft Forms. Sinh viên nhận được đường link làm bài trắc nghiệm qua máy tính hoặc điện thoại trong khoảng thời gian quy định.
Phương pháp chuyên gia: tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, đồng nghiệp trong quá trình biên soạn câu hỏi, thử nghiệm, phân tích đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Phương pháp Toán học:
+ Tác giả sử dụng phần mem Microsoft Forms để tiến hành kiểm tra và thu thập kết quả kiểm tra.
+ Để thực hiện việc phân tích và đánh giá bài trắc nghiệm khách quan môn Kinh tế học đại cương, tác giả đã sử dụng phối hợp hai công cụ phân tích dữ liệu là chương trình phân tích thống kê chuyên dụng SPSS for Windows và chương trình xử lý bảng tính điện tử Microsoft Excel trong việc xử lý kết quả thực nghiệm.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế dàn bài trắc nghiệm
Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích cụ thể mục tiêu nhận thức của 05 chủ đề, ở từng mức độ tư duy khác nhau, thiết lập bảng trọng số và từ đó xây dựng được bộ câu hỏi TNKQ bốn lựa chọn gồm 200 câu. Các mục tiêu nhận thức của học phần Kinh tế học đại cương gồm 3 mức độ: 1. Biết, 2. Hiểu, 3. Vận dụng.
Chủ đề
Câu hỏi mức độ Biết
Câu hỏi mức độ Hiểu
Câu hỏi mức độ Vận dụng
Tổng cộng
1. Cung - cầu và thị trường hàng hoá
10
12
18
40
2. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dung
9
15
16
40
3. Lý thuyết về sự lựa chọn của doanh nghiệp
10
10
20
40
4. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền thuần tuý
9
10
21
40
5. Một số chi tiêu kinh tế vĩ mô
13
11
16
40
Tông cộng
51
58
91
200
Băng 1. Băng phân phổi câu hỏi theo mục tiêu nhận thức và nội dung kiến thức
3.2. Phân tích bài trắc nghiệm
Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả đã xác định những tham số như điểm trung bình, hệ số tin cậy của các bài trắc nghiệm khách quan học phần Kinh tế học đại cương. Qua
thực nghiệm 05 bài kiếm tra ưẳc nghiệm khách quan học phần Kinh tế học đại cương cho sinh viên Đại học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành K2 khoa Du lịch, trường Đại học Khánh Hòa, tác giả đã rút ra được những kết quả như sau:
Các giá trị thực nghiệm
Kết quả bài kiểm tra sổ 1
Kết quả bài kiểm tra sổ
2
Kết quả bài kiểm tra so
3
Kết quả bài kiểm tra số 4
Kết quả bài kiểm tra số 5
Số câu trắc nghiệm
40
40
40
40
40
Số sinh viên làm bài trắc nghiệm
205
183
202
203
187
Điểm trung bình lý thuyết
25
25
25
25
25
Điểm trung bình toàn bài
28,55
24,03
26,68
22,96
29,14
Hệ số tin cậy
0,763
0,776
0,881
0,811
0,807
Bảng 2. Kết quă phân tích trên các bài trắc nghiêm
Qua kết quả ở bảng 2 cho thấy:
- Bài kiểm tra trắc nghiệm số 2 là vừa sức so với trình độ của sinh viên, (vì Mean LT xấp xỉ Mean).
- Các bài kiểm tra số 1, 2 có độ tin cậy tạm chấp nhận được. Bài kiêm tra só 3, 4, 5 có độ tin cậy cao.
3.3. Phân tích câu hỏi trắc nghiệm
Bài trắc nghiệm số 4 là tương đối khó đối với sinh viên, (vì Mean LT > Mean).
Bài kiểm tra số 1 và số 5 là tương đối dễ đối với sinh viên, (vì Mean LT < Mean).
Việc phân tích các câu trắc nghiệm được tiến hành theo phương pháp phân tích độ khó của câu, phương pháp phân tích độ phân cách của câu. Tác giả chọn ngẫu nhiên 40 câu hỏi của bài kiếm tra số 2 đe phân tích. Ket quả phân tích được thể hiện ở bàng 3.
Bảng 3. Kết quả phân tích độ khó của các câu trắc nghiệm của bài kiểm tra số 2
Câu hỏi
Độ khó
Câu hỏi
Độ khó
Câu hỏi
Độ khó
Câu hỏi
Độ khó
2.1
.91
2.11
.60
2.21
.56
2.31
.23
2.2
.68
2.12
.67
2.22
.78
2.32
.21
23
.59
2 13
.64
223
.91
233
61
2.4
.58
2J4
.47
224
.78
2.34
.28
2.5
.52
2.15
.62
2.25
.66
2.35
.85
2.6
.90
2.16
.42
2^26
.46
2.36
.43
2.7
.79
2.17
.60
2.27
.66
2.37
.70
2.8
.84
2 18
52
228
80
238
.66
2.9
.58
2 19
.73
2^29
.14
2.39
.83
2.10
.76
2.20
.07
2.30
.31
2.40
.65
Câu hỏi
Độ phân cách D
Câu hỏi
Độ phân cách D
Câu hỏi
Độ phân cách D
Câu hỏi
Độ phân cách D
2.1
.338
2.11
.340
2.21
.312
2.31
-.077
2.2
.279
2.12
.385
2.22
.472
2.32
.312
23
.415
2 13
.309
223
428
233
387
2.4
.314
2 14
.231
224
183
2.34
.153
25
469
2 15
350
2.25
219
235
343
2.6
.347
2.16
.273
2^26
048
2.36
-.281
2.7
.404
2.17
.252
2.27
.351
2.37
.358
2.8
317
2 18
178
228
.214
2.38
.399
2.9
.338
249
.487
2^29
156
2.39
.412
2.10
.383
2.20
-.109
2.30
.087
2.40
.483
Bảng 4. Kết quả phân tích độ phân cách của các câu TN của bài kiểm tra sắ 2
Các bài kiểm tra có hệ số tin cậy chấp nhận được.
Qua kết quả phân tích độ khó của các câu trắc nghiệm khách quan, tác giả nhận thấy bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan so 2 môn Kinh tế học đại cương có:
13 câu ở mức độ dễ là: Cl, C6, C7, C8, CIO, C19, C22, C23, C24, C28, C35, C37, C39
14 câu ở mức độ trung bình (vừa sức) là: C2, C3, C4, C9, Cll, C12, C13, C15, C17, C25, C27, C33, C38, C40.
13 câu ở mức độ khó: C5, C14, C16, C18, C20, C21, C26, C29, C3ổ, C31, C32, C34, C36.
Qua kết quả phân tích độ phân cách của các câu trắc nghiệm và so sánh các chỉ số về độ phân cách này với thang đánh giá độ phân cách của câu trắc nghiệm, tác giả nhận thấy bài thi trắc nghiệm khách quan số 2 môn Kinh tế học đại cương có:
7 câu có độ phân cách rất tốt là: C3, C5, C7, C19, C22, C23, C39, C40.
17 câu có độ phân cách khá tốt là: Cl, C4, C6, C8, C9, CIO, C11, C12, C13, C15, C21, C27, C32, C33, C35, C37, C38.
06 câu có độ phân cách tạm được: C2, C14, C16, C17, C25, C28.
09 câu có độ phân cách kém: C18, C20, C24, C26, C29, C30, C31, C34, C36.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu, tác giả có thể rút ra những kết luận như sau:
Bài kiểm tra trắc nghiệm số 2 là vừa sức so với trình độ của sinh viên. Bài trắc nghiệm số 4 là tương đối khó đối với sinh viên. Bài kiểm tra so 1 và số 5 là tương đối dễ đoi với sinh viên.
Để có thể đưa ra kết luận sau khi tính được độ phân cách của một câu trắc nghiệm, tác giả căn cứ vào thang đánh giá độ phân cách D sau đây:
D > .40 : câu trắc nghiệm có độ phân cách rất tốt.
.30 < D < .39 : câu trắc nghiệm có độ phân cách khá tốt.
.20 < D < .29 : câu trắc nghiệm có độ phân cách tạm được.
D < .19 : câu trắc nghiệm có độ phân cách kém.
về độ khó của các câu trắc nghiệm của bài kiểm tra được chọn để phân tích, bài kiểm tra so 2 có 13 câu khó, 13 câu dễ và 14 câu vừa sức sinh viên. Nhìn chung xét về độ khó của các câu hỏi trắc nghiệm trong bài kiểm tra số 2 là có thể chấp nhận được.
về độ phân cách của các câu trắc nghiêm của bài kiểm tra được chọn để phân tích, bài kiểm tra có 7 câu có độ phân cách rất tốt, 17 câu có độ phân cách khá tốt, 6 câu có độ phân cách tạm được, 9 câu có độ phân cách kém cần xem xét và chỉnh sửa lạĩ.
Trong nghiên cứu này, việc thực hiện quy trình xây dựng, thiết kế, thử nghiệm và phân tích câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập học phần Kinh tế học đại cương của sinh viên Đại học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cho thấy có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong các đề kiểm tra, đề thi đánh giá kết quả học tập học phần Kinh tế học đại cương của sinh viên nếu như các câu hỏi trắc nghiệm khách quan được thiết kế tốt, được đánh giá theo khoa học đo lường.
-ứng dụng Microsoft Forms có thể được sử dụng rất tiện lợi và có hiệu quả trong việc phân tích số liệu các câu hỏi trắc nghiệm và đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
- Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan học phần Kinh tế học đại cưomg không phải là hệ thống khép kín. Do vậy trong những năm học tới các giảng viên giảng dạy học phàn này nên tiếp tục hoàn thiện, bổ sung để cho ngân hàng ngày càng phong phú hom.
TÃI LIỆU THAM KHẢO
. Nguyễn Đức Chính, Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,
2002.
. Nguyễn Mạnh Công, Xây dựng ngân hàng câu hòi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phục vụ cho việc
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong học phần Những nguyên lý cơ bản của chù nghĩa Mác - Lênin, Đe tài nghiên cứu khoa học cấp trường, trường Cao đẳng Thưomg mại Đà Nằng, 2011.
. Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan, Phương pháp trắc nghiệm trong kiếm tra và ãánh giá thành quả học
tập, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997
, Nguyễn Trường Son, Đảnh giá quy trình thiết kế để thỉ trắc nghiệm khách quan tại khoa Khoa học tự nhiên
và xã hội Đại học Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2010.
, Lâm Quang Thiệp, Những cơ sở của kỹ thuật trắc nghiệm, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1994.
. Dương Thiệu Tống, Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB Đại học Tong hợp Thành phố Hồ
Chí Minh, 1995.
. Dương Thiệu Tống, Trắc nghiệm & đo lường thành quả học tập (Phươngpháp thực hành), NXB Khoa học
xã hội, 2005.
, Tài liệu hướng dẫn sử dụng Office 365 - Khoa Khoa học tự nhiên và công nghệ, trường Đại học Khánh
Hoà, 2017.
, https://www.office365vietnam.info/2018/03/12/huong-dan-su-dung-microsoft-forms
, https://support.office.com/vi-vn/forms
BUILDING THE OBJECTIVE TEST BANK OF THE GENERAL
ECONOMICS MODULE FROM USING MICROSOFT FORMS
Le Hoang Thi Ngan Ha1
1 University of Khanh Hòa
ABSTRACT:
A quantitative research is carried out to define the parameters of an objective test such as difficulty, index, of discrimination and reliability. Hereby, it is used to evaluate objectively the results of students learning General Economics at Department of Tourism, Khanh Hoa University.
Keywords: analyze, evaluate, objective test, General Economics.

File đính kèm:

  • docung_dung_microsoft_forms_trong_xay_dung_ngan_hang_de_thi_tra.doc
  • pdf38349_122999_1_pb_7572_498363.pdf