Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn lí luận chính trị nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên

Tóm tắt: Hiện nay, công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, được đánh giá là động

lực chủ yếu cho sự phát triển kinh tế - xã hội và là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát

triển giáo dục và đào tạo. Những thành tựu của công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo

dục đã làm thay đổi tính chất cũng như hiệu quả của các hoạt động dạy học trong nhà

trường hiện nay. Nghiên cứu những ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học ở

trường đại học một cách khoa học, đồng bộ sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học,

nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập của sinh viên. Bài viết trình bày về ứng dụng công

nghệ thông tin trong dạy học các môn Lí luận chính trị nhằm phát huy tính tích cực học

tập của sinh viên.

pdf 8 trang phuongnguyen 7140
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn lí luận chính trị nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn lí luận chính trị nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn lí luận chính trị nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 105 
the effective exploitation and uses in support and innovation of methods in order to improve the 
quality of teaching to help the learner to meet the standard outcomes. 
Keywords: teaching methods of higher education, problem-solving teaching, modern 
teaching methods. 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG 
DẠY HỌC CÁC MÔN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ NHẰM 
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 
Trần Thị Thu Hường 
Học viện Ngân hàng Hà Nội 
Tóm tắt: Hiện nay, công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, được đánh giá là động 
lực chủ yếu cho sự phát triển kinh tế - xã hội và là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát 
triển giáo dục và đào tạo. Những thành tựu của công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo 
dục đã làm thay đổi tính chất cũng như hiệu quả của các hoạt động dạy học trong nhà 
trường hiện nay. Nghiên cứu những ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học ở 
trường đại học một cách khoa học, đồng bộ sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, 
nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập của sinh viên. Bài viết trình bày về ứng dụng công 
nghệ thông tin trong dạy học các môn Lí luận chính trị nhằm phát huy tính tích cực học 
tập của sinh viên. 
Từ khóa: Công nghệ thông tin, dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, sinh viên. 
Nhận bài ngày 20.4.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.5.2020 
Liên hệ tác giả: Trần Thị Thu Hường; Email: huonghvnh71@gmail.com 
1. MỞ ĐẦU 
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, lĩnh vực công nghệ thông 
tin cũng đã, đang và không ngừng có các bước phát triển đột phá mới, tác động đến nhiều 
lĩnh vực của xã hội, trong đó có giáo dục. Công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến 
phương pháp truyền đạt tri thức tới người học của mô hình giáo dục hiện đại. Mục tiêu của 
dạy học ở trường đại học là giúp sinh viên nắm vững tri thức khoa học và kĩ năng nghề 
nghiệp tương lai, thích ứng với sự phát triển của xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông 
tin trong dạy học ở trường đại học nói chung, dạy học các môn Lí luận chính trị nói riêng 
nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy để phát huy tính tích cực học tập của sinh viên góp 
phần nâng cao chất lượng đào tạo đang là xu hướng của giáo dục hiện đại. 
106 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
2. NỘI DUNG 
2.1. Lí luận chính trị và những đặc trưng cơ bản của lí luận chính trị 
 Lí luận là phạm trù rộng lớn, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của tri thức loài 
người. Theo Từ điển Triết học: “Lí luận là kinh nghiệm đã được khái quát trong ý thức của 
con người, là toàn bộ những tri thức về thế giới khách quan, là hệ thống tương đối độc lập của 
các tri thức có tác dụng tái hiện trong logic của các khái niệm cái logic khách quan của các sự 
vật” [1]. 
 Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Lí luận là hệ thống những tư tưởng được khái quát từ 
kinh nghiệm thực tiễn, có tác dụng chỉ đạo thực tiễn. Lí luận là những kiến thức được khái 
quát và hệ thống hoá trong một lĩnh vực nào đó” [2]. 
 Theo Hồ Chí Minh, lí luận là “sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng 
hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” [3]. Xét về bản 
chất, lí luận là một hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những 
mối liên hệ bản chất, những tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong một lĩnh vực nào 
đó của hiện thực khách quan. 
 Với nền tảng là học thuyết Mác - Lênin, các môn Lí luận chính trị ở nước ta được hình 
thành và là hệ thống những nguyên lí của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; 
đường lối, quan điểm của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Lí luận này phản ánh 
tính quy luật của các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, thể hiện lợi ích và thái độ của giai cấp 
công nhân và nhân dân lao động đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, 
là công cụ quan trọng cho việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Các 
môn Lí luận chính trị bao gồm: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị học Mác - Lênin, Chủ 
nghĩa xã hội khoa học và được mở rộng với việc nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch 
sử Đảng, Xây dựng Đảng, Nhà nước và pháp luật,... 
 * Một số đặc trưng cơ bản của các môn Lí luận chính trị 
 Một là, tính trừu tượng hoá và tính khái quát hoá cao. Các hình thức thể hiện của lí 
luận nói chung, lí luận chính trị nói riêng như khái niệm, phạm trù, các nguyên lí... đều là 
sản phẩm của quá trình trừu tượng hoá, khái quát hoá cao của tư duy con người trong quá 
trình nhận thức thế giới. 
 Với sức mạnh của sự trừu tượng hoá, khái quát hoá, lí luận trên cơ sở nắm bắt được 
những mối liên hệ khách quan, bản chất mà phát hiện những quy luật vận động, phát triển 
của các sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người “hình ảnh chân thật của đối tượng”, nhờ 
đó, mà con người có thể cải tạo thế giới theo yêu cầu và mục đích của mình. 
 Hai là, tính hệ thống, logic, chính xác và chặt chẽ. Mỗi khái niệm, phạm trù, nguyên lí 
các môn Lí luận chính trị phản ánh những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng 
nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau, mang lại cho con người tri thức về sự vật, hiện 
tượng trong tính chỉnh thể, toàn vẹn của nó, giúp con người có cái nhìn toàn diện, chính 
xác về sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người một bức tranh chân thật về hiện thực 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 107 
khách quan, tránh mọi “ảo tưởng” mù quáng, xuyên tạc sự thật, gạt bỏ tính chất thần bí 
siêu tự nhiên. 
Ba là, tính gắn bó, liên hệ, thống nhất với thực tiễn. Lí luận trước hết và chủ yếu là kết 
quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa thực tiễn, trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm 
được lặp đi lặp lại có tính quy luật, phản ánh những vấn đề có tính bản chất của các sự vật, 
hiện tượng trong thế giới khách quan. Lí luận vạch ra phương hướng cho thực tiễn, chỉ ra 
phương pháp hoạt động có hiệu quả nhất để đạt mục đích. Lí luận đem lại sức mạnh cho 
con người trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới. Ph.Ăngghen đã nói: “Một dân tộc 
muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lí luận” [4]. 
Thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, lí luận; thực tiễn là động lực và 
mục đích của lí luận; thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí, là căn cứ để chứng minh tính đúng 
đắn của lí luận. 
Bốn là, thống nhất giữa tính khoa học và tính Đảng. Lí luận chính trị có mục đích cao 
cả là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa nên nhiệm vụ quan trọng 
của nó là định hướng cho con người nhận thức đúng thế giới để có thể cải tạo được thế giới. 
Khi đó tính khoa học là tiền đề, cơ sở và tính Đảng giữ vai trò định hướng để loại trừ cái cũ, cái 
đã lỗi thời, lạc hậu, xây dựng cái mới tiến bộ, hợp quy luật. 
2.2. Tầm quan trọng của sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn Lí luận 
chính trị 
Thứ nhất, góp phần quan trọng vào việc tăng hiệu suất giảng dạy và học tập. Trước khi 
giảng dạy môn học, giảng viên đã cung cấp cho sinh viên đề cương chi tiết học phần và 
giới thiệu giáo trình, tài liệu học tập để sinh viên tự học, tự nghiên cứu trước, khi lên lớp 
giảng viên trình bày bài giảng đã chuẩn bị bằng hệ thống các slide, có kèm hình ảnh, video 
minh họa. Do việc sử dụng máy tính, máy chiếu để hiển thị bài giảng, giảng viên có nhiều 
thời gian để phân tích, giải thích kĩ hơn các nội dung cần truyền đạt, và sinh viên cũng tiếp 
thu bài giảng dễ dàng hơn và có nhiều thời gian để thảo luận, luyện tập qua làm bài tập. 
Thứ hai, phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo trong học tập môn học của 
sinh viên. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong dạy học đã và 
đang là xu thế tất yếu của giáo dục hiện đại, nhất là đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay. 
Đó là cách thức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người 
học; hướng tới việc tích cực hóa các hoạt động nhận thức của người học, xác định đối 
tượng giáo dục (người học) làm trung tâm của quá trình dạy học. 
Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập 
môn học, giảng viên có thể đưa ra các bài tập, câu hỏi thảo luận, yêu cầu nhóm sinh viên 
nghiên cứu, tìm kiếm thông tin trên mạng và trình bày dưới dạng các slide, có hình ảnh 
minh họa, khi đến lớp trình bày nội dung đã chuẩn bị bằng máy vi tính, máy chiếu. Đồng 
thời, giảng viên có thể đưa lên màn hình nội dung, kết luận của câu trả lời một cách ngắn 
gọn, đầy đủ, chính xác nhất. Điều này, giúp cho sinh viên không những củng cố được các 
kiến thức đã học, mà còn rèn luyện được khả năng thuyết trình của sinh viên trước cả lớp, 
108 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
như vậy giảng viên sẽ dễ dàng hơn trong việc hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu, thảo 
luận. Điều đó, sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên, tạo ra môi trường 
giáo dục mang tính tương tác giữa thầy và trò xóa bỏ tình trạng thầy giảng - trò nghe, thầy 
đọc - trò chép, sinh viên được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, 
sắp xếp hợp lí quá trình tự học. 
Thứ ba, làm cho bài giảng sinh động, dễ hiểu hơn. Đặc thù tri thức của các môn Lí 
luận chính trị là gắn liền với các vấn đề kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước; với chủ 
trương, đường lối cách mạng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nên không ít 
sinh viên cho rằng đây là môn học khô khan, áp đặt, nhàm chán và không có hứng thú đối 
với môn học này. Mặt khác, hiện nay, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực hệ tư tưởng đang diễn 
ra gay gắt và phức tạp. “Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và nhân cách cũng 
như việc giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn... bị xem nhẹ. Hiệu quả giảng 
dạy các môn khoa học Mác-Lênin bị hạn chế” [5]. Vì vậy, giảng dạy lí luận chính trị muốn 
đạt hiệu quả cao, làm cho bài học sinh động, dễ hiểu cần phải quan tâm đến nhiều vấn đề, 
trong đó đổi mới phương pháp giảng dạy bằng cách áp dụng công nghệ thông tin vào giảng 
dạy môn học giữ vai trò rất quan trọng. Thông qua hệ thống các phần mềm ứng dụng của 
công nghệ thông tin, bài giảng lí luận chính trị được thể hiện một cách sinh động hơn, 
“mềm hóa” hơn. Các bài giảng được giảng viên thiết kế có hình ảnh sinh động, có video 
quay những cảnh diễn ra trong thực tế. Điều đó, giúp sinh viên nhận thức được bài học dễ 
dàng hơn, gắn lí luận với thực tiễn. Những điều thầy giảng trên lớp được chứng minh bằng 
thực tiễn sẽ sinh động và thiết thực hơn. 
 Thứ tư, giúp giảng viên nâng cao trình độ tin học, mở rộng kiến thức và lòng yêu 
nghề. Để soạn một tiết giáo án điện tử hoàn chỉnh, người giảng viên mất nhiều thời gian. 
Một mặt, giảng viên phải tự tìm tòi khám phá trên máy tính, truy cập các thông tin mới 
nhất trên mạng để đưa vào bài giảng; mặt khác, để xử lí thông tin và truyền thụ tri thức mới 
một cách hiệu quả, buộc giảng viên phải tự nghiên cứu, học hỏi nắm bắt các thao tác kĩ 
thuật máy tính, điều đó sẽ giúp giảng viên tự nâng cao trình độ tin học, mở rộng hơn kiến 
thức cho bản thân và lòng yêu nghề, sự sáng tạo của mỗi người cũng được bồi đắp thêm. 
2.3. Thực trạng việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn Lí luận 
chính trị 
Trong những năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung, 
dạy học các môn Lí luận chính trị ở nước ta nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. 
Đảng và Nhà nước đã ban hành Luật Công nghệ thông tin vào năm 2006, Luật An ninh 
mạng năm 2018 nhằm tạo hành lang pháp lí để thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển. 
Quyết định số 698/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công 
nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã xác định mục tiêu: “Đẩy 
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo, hiện đại hóa, nâng cao 
hiệu quả và năng lực cạnh tranh của hệ thống đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, để 
trình độ đào tạo nhân lực công nghệ thông tin ở nước ta tiếp cận trình độ và có khả năng 
tham gia thị trường đào tạo nhân lực công nghệ thông tin quốc tế” [6]. Chiến lược phát 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 109 
triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã nêu rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 
thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở các cấp” [7]. 
Nhờ vậy, việc quản lí, khai thác các phần mềm đa phương tiện đang được ứng dụng 
trong quá trình dạy học ở các bậc học. Đặc biệt, đối với bậc đại học, việc ứng dụng công nghệ 
thông tin là yêu cầu quan trọng để đổi mới phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, thực tế cho thấy 
hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin như một công cụ dạy học, hỗ trợ quá trình dạy 
học, nhất là giảng dạy các môn Lí luận chính trị mới ở mức sử dụng các phương tiện nghe, 
nhìn như xem băng, đĩa hình các tiết dạy minh họa hoặc tư liệu hình ảnh, giáo án điện tử. 
Việc giảng viên và sinh viên dùng máy tính truy cập internet để tìm kiếm thông tin phục vụ 
giảng dạy, học tập chưa phổ biến rộng rãi. Những thành tựu về công nghệ thông tin như 
quá trình khai thác và sử dụng một số công cụ trong bộ Office 365 (Sway, Forms, 
OneNote, Microsoft Teams, SharePoint, OneDrive); Skype; dạy học dự án (Project 
Based Learning), dạy học nhúng (Blended Learning); các ứng dụng công nghệ thông tin 
khác chưa được ứng dụng trong quá trình dạyhọc nói chung, dạy học các môn Lí luận 
chính trị nói riêng. 
Thực tế cho thấy, một số giảng viên vẫn còn thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ 
kiến thức một chiều. Giảng viên sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn học về 
cơ bản mới chỉ dừng lại ở việc chiếu chép, mà chưa đầu tư thời gian để nghiên cứu cách 
thức sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học; việc học tập bồi dưỡng nâng cao về ngoại 
ngữ, tin học còn hạn chế, dẫn đến tâm lý ngại sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học; 
một số giảng viên lớn tuổi do trước đây không được đào tạo về công nghệ thông tin nên còn 
lúng túng trong việc sử dụng. Điều đó, làm cho công nghệ thông tin dù đã được đưa vào quá 
trình giảng dạy môn học song vẫn chưa phát huy hiệu quả. 
Đối với sinh viên, đa số còn có tâm lí ngại học các môn Lí luận chính trị, chưa có thói 
quen chủ động tra cứu thông tin trên mạng internet phục vụ cho bài học. Bên cạnh đó, cơ 
sở vật chất, trang thiết bị, đặc biệt là các phòng học đa phương tiện, các thiết bị nghe nhìn 
trong các trường còn thiếu, điều đó làm cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy 
học gặp nhiều bất lợi, nên tình trạng dạy chay, học chay vẫn còn diễn ra. Việc kết nối và sử 
dụng internet chưa được thực hiện triệt để, sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, 
do tốc độ đường truyền chậm. 
2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học 
Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên về tầm 
quan trọng và lợi ích của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn Lí luận chính trị không chỉ hiểu 
theo nghĩa đơn giản là dùng máy tính vào các công việc như soạn bài, rồi trình chiếu bài trên 
lớp, mà là một giải pháp trong mọi hoạt động liên quan đến giảng dạy môn học. Vì vậy, để việc 
giảng dạy môn học đạt hiệu quả, trước hết cần quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận 
thức cho cán bộ, giảng viên về vai trò, lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy 
học. Tổ chức cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên học tập, quán triệt các chủ trương, 
110 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tăng cường ứng dụng công nghệ 
thông tin trong giáo dục nói chung, trong dạy học Lí luận chính trị nói riêng bằng nhiều hình 
thức khác nhau như: phổ biến trực tiếp tại các buổi học tập chính trị, sinh hoạt chuyên môn tập 
trung toàn trường; gửi các văn bản của cấp trên trang website của nhà trường; tổ chức các hội 
nghị, hội thảo về ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học bộ 
môn; tổ chức hội giảng về đổi mới phương pháp giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin 
trong tiết giảng, 
Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội 
ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường. 
Đội ngũ giảng viên là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả dạy học trong nhà 
trường. Trong điều kiện đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi người giảng viên cần phải 
thường xuyên trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, nhất là phải nâng cao trình độ về 
công nghệ thông tin thì mới có thể đáp ứng yêu cầu của công việc. Thực hiện được điều 
này, các trường đại học cần có sự khảo sát, đánh giá đúng thực trạng năng lực sử dụng 
công nghệ thông tin của đội ngũ giảng viên và sinh viên, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch 
đào tạo, bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho họ; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, 
giảng viên tại trường, tạo điều kiện cử cán bộ, giảng viên tham gia các khóa đào tạo, bồi 
dưỡng; chỉ đạo, định hướng việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông 
tin; có cơ chế, chính sách khuyến khích nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin; đẩy 
mạnh công tác nghiên cứu, hợp tác khoa học, tạo điều kiện cho giảng viên vừa phát huy được 
nội lực, vừa tận dụng được ngoại lực để phát triển chuyên môn nghiệp vụ. 
Đối với sinh viên, ngoài việc học tin học theo chương trình đào tạo, nhà trường cũng 
cần quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo các đơn vị chuyên môn tổ chức hướng dẫn cho sinh viên sử 
dụng các thiết bị công nghệ thông tin, thiết kế bài thảo luận, làm bài tập trên máy tính, cách 
khai thác thông tin, phim ảnh phù hợp với nội dung bài học ở trên mạng... 
Thứ ba, kết hợp các phương pháp và lựa chọn các nội dung, các vấn đề phù hợp khi 
sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn học. 
Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin là một yếu tố tích cực trong đổi mới phương 
pháp dạy học, là một định hướng đúng đắn và rất cần thiết. Với tính chất riêng của mình, 
mỗi môn học đều chấp nhận sự hiện diện, sự hỗ trợ của công nghệ thông tin ở mỗi mức 
độ khác nhau. Giảng dạy các môn học Lí luận chính trị, với việc sử dụng công nghệ 
thông tin kết hợp với các phương tiện dạy học truyền thống nhằm giúp sinh viên có thể 
tiếp thu, lĩnh hội tri thức lí luận có hiệu quả. Phối hợp công nghệ thông tin với việc diễn 
đạt của người thầy nhằm tăng cường sự đối thoại của sinh viên, phát huy được tính độc 
lập, sáng tạo và tính tích cực học tập của sinh viên. 
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung, dạy học các môn Lí 
luận chính trị nói riêng bao giờ cũng có tính hai mặt tích cực và hạn chế. Vì vậy, giảng 
viên môn học cần lựa chọn những nội dung, các phần mềm công nghệ thông tin phù hợp 
để hỗ trợ, giúp cho quá trình giảng dạy, một mặt, giúp sinh viên nắm kiến thức môn học; 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 111 
mặt khác, bồi dưỡng nâng cao năng lực nhận biết và hướng đến các giá trị đích thực của 
các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho sinh viên. 
Các môn Lí luận chính trị bao gồm nhiều học phần (Triết học Mác-Lênin, kinh tế chính 
trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng). Vì vậy, để sử dụng công nghệ 
thông tin có hiệu quả, giảng viên cần phải nghiên cứu kĩ và có kế hoạch sử dụng công 
nghệ thông tin đối với từng bài giảng cụ thể. Đồng thời, khi sử dụng công nghệ thông tin 
trong dạy môn Lí luận chính trị phải kết hợp với các phương pháp thuyết trình, đàm 
thoại, phát vấn, hoạt động nhóm, học tập theo chuyên đề và các phương tiện máy chiếu, 
ti vi, video, tranh ảnh, văn bản. Không nên lạm dụng công nghệ thông tin để sa đà vào 
các ứng dụng không cần thiết gây nhiễu bài giảng hoặc phản giáo dục. 
Thứ tư, động viên khuyến khích cán bộ, giảng viên say mê, nhiệt huyết, sáng tạo và kiên 
trì ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai dạy học bộ môn. 
Để nâng cao hiệu quả dạy học bằng công nghệ thông tin, trước hết, giảng viên phải 
có ý thức, tâm huyết với việc ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời, phải có những 
kiến thức, kĩ năng về công nghệ thông tin cơ bản về tin học, có kỹ năng sử dụng máy tính 
và một số thiết bị công nghệ thông tin thông dụng nhất như: sử dụng các phần mềm quan 
trọng trong soạn thảo văn bản, phần mềm Powerpoint, bảng tính điện tử, phần mềm quản 
lí công việc. Khuyến khích cán bộ, giảng viên tích cực nghiên cứu, sáng tạo trong việc 
tìm kiếm, lựa chọn phần mềm dạy học vào thiết kế bài giảng; không ngừng đổi mới 
phương pháp giảng dạy, tích cực tìm hiểu tính năng của các phần mềm khác nhau để sử 
dụng hiệu quả trong giảng dạy môn học. 
Thứ năm, từng bước đổi mới, hiện đại hóa về cơ sở vật chất của nhà trường. 
Quá trình giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên dù được tiến hành dưới bất kì 
hình thức nào cũng đều được diễn ra trong những điều kiện vật chất nhất định. Do đó, để 
khuyến khích cán bộ, giảng viên và sinh viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học 
cần phải có sự quan tâm đầu tư đúng mức. Vì lẽ, chỉ trên cơ sở giảng dạy bằng những 
phương tiện hiện đại mới tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tiếp xúc, cập nhật với những 
thông tin khoa học mới, phong phú, đa dạng, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết cũng như 
năng lực lãnh đạo trong thực tiễn sau này. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào nhận thức 
cũng như điều kiện của các cấp uỷ Đảng, Ban Giám hiệu, cán bộ, giảng viên và các cơ quan, 
ban ngành liên quan. 
3. KẾT LUẬN 
Đổi mới phương pháp dạy học hiện đại đang là vấn đề bức thiết để nâng cao chất 
lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở 
nước ta hiện nay. Trong đó, ứng dụng công nghệ thông tin được coi là khâu đột phá trong đổi 
mới phương pháp dạy học đại học ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, không thể đồng nhất việc 
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học với đổi mới phương pháp dạy học, vì lẽ công 
nghệ thông tin chỉ là công cụ, phương tiện góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Việc ứng 
dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung, dạy học các môn Lí luận chính trị nói 
112 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
riêng là một công việc lâu dài, khó khăn, đòi có quyết tâm cao và thực hiện đồng bộ các giải 
pháp, góp phần làm thay đổi nhận thức, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và quản lí 
giáo dục và có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Từ điển triết học (1986), Nxb. Tiến bộ Mátxcơva. 
2. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội. 
3. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
4. C.Mác - Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 (2012). 
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá 
VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
7. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01 tháng 
6 năm 2009 về việc Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin 
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 nhằm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin. 
DEVELOP STUDENT’S ACTIVE LEARNING BY APPLYING 
INFORMATION TECHNOLOGY TO TEACHING POLITICAL THEORY 
Abstract: Recently, the upsurge in information technology has been considered as an 
important factor that motivates socio-economic, educational and training development. 
The success of information technology in education has changed the characteristics and 
effectiveness of current teaching activities at many schools. A comprehensive research 
on the application of information technology in teaching process at universities will 
contribute greatly to the innovation of teaching methodology, enhance the effect and 
quality of student’s learning process. This article presents the application of information 
technology to teaching political theory to promote students' active learning. 
Keywords: Information technology, teaching, information technology applications. 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day_hoc_cac_mon_li_luan_c.pdf