U cơ trơn thực quản: chẩn đoán và thái độ xử trí

TÓM TẮT

U cơ trơn thực quản thường gặp nhất, chiếm khoảng 70-80% các loại u lành tính của thực quản. Thường

gặp ở hai phần ba dưới thực quản và ngày nay thường được bóc u qua nội soi lồng ngực. Chúng tôi báo

cáo ba trường hợp u cơ trơn thực quản được phẫu thuật nội soi lồng ngực bóc u thành công.

Từ khóa: U cơ trơn thực quản, chẩn đoán, xử trí

pdf 5 trang phuongnguyen 6660
Bạn đang xem tài liệu "U cơ trơn thực quản: chẩn đoán và thái độ xử trí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: U cơ trơn thực quản: chẩn đoán và thái độ xử trí

U cơ trơn thực quản: chẩn đoán và thái độ xử trí
Bệnh viện Trung ương Huế 
16 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018
U cơ trơn t ực quản: Chẩn đoán...
U CƠ TRƠN THỰC QUẢN: CHẨN ĐOÁN VÀ THÁI ĐỘ XỬ TRÍ
Hoàng Trọng Nhật Phương1, Lê Lộc1
TÓM TẮT
U cơ trơn thực quản thường gặp nhất, chiếm khoảng 70-80% các loại u lành tính của thực quản. Thường 
gặp ở hai phần ba dưới thực quản và ngày nay thường được bóc u qua nội soi lồng ngực. Chúng tôi báo 
cáo ba trường hợp u cơ trơn thực quản được phẫu thuật nội soi lồng ngực bóc u thành công. 
Từ khóa: U cơ trơn thực quản, chẩn đoán, xử trí
ABSTRACT
ESOPHAGEAL LEIOMYOMA: DIAGNOSIS AND MANAGEMENT
Hoang Trong Nhat Phuong1, Le Loc1
Esophageal leiomyoma accounts for 70% to 80% of benign esophageal tumors. They are frequently 
located in the lower and middle third of the esophagus, and are removed surgically by thoracoscopy. We 
report three cases of esophageal leiomyoma in the thoracic esophagus that was successfully enucleated 
via thoracoscopy.
Key words: Esophageal leiomyoma, diagnosis, management
1. Khoa Ngoại Tiêu hóa, BVTW 
Huế
- Ngày nhận bài (Received): 31/5/2018; Ngày phản biện (Revised): 11/6/2018; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 25/6/2018
- Người phản hồi (Corresponding author): Hoàng Trọng Nhật Phương
- Email: drhtnphuong@gmail.com; ĐT: 0905141206
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
U cơ trơn thực quản (leiomyoma) là u thường 
gặp nhất trong các loại u lành tính của thực quản, nó 
chiếm khoảng 1% trong các loại u thực quản và chiếm 
khoảng 70-80% các loại u lành tính của thực quản [1], 
[2]. Việc chẩn đoán xác định, đặc biệt là chẩn đoán 
xác định trước mổ u cơ trơn thực quản để có thái độ 
xử trí thích hợp thường gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt 
cần chẩn đoán phân biệt với u cơ trơn thực quản thoái 
hóa ác tính (leiomyosarcoma) và u mô đệm thực quản 
(GIST) vì thái độ xử trí giữa các bệnh này hoàn toàn 
khác nhau. Phẫu thuật bóc u cơ trơn thực quản qua nội 
soi lồng ngực đã được thực hiện thành công ở nhiều 
nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại Bệnh 
viện Trung ương Huế, trong thời gian qua, chúng tôi 
đã phẫu thuật thành công 3 trường hợp u cơ trơn thực 
quản qua nội soi lồng ngực. Vì vậy, chúng tôi thực hiện 
báo cáo này nhằm thảo luận những tiêu chí để chẩn 
đoán, chỉ định và đánh giá phương pháp phẫu thuật 
bóc u cơ thực quản qua nội soi lồng ngực. 
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Từ 2012 đến 2014, 3 bệnh nhân u cơ trơn thực 
quản được phẫu thuật bóc u qua nội soi lồng ngực, 
tuổi từ 30 – 50 tuổi, toàn bộ là nam giới. 2 bệnh nhân 
không có triệu chứng, phát hiện tình cờ khi nội soi dạ 
dày kiểm tra. 1 bệnh nhân có triệu chứng nuốt vướng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi 
cứu, mô tả.
- Hệ thống nội soi và dụng cụ nội soi của KARL 
STORZ
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018 17
1. Khoa Ngoại Tiêu hóa, BVTW 
Huế
- Ngày nhận bài (Received): 31/5/2018; Ngày phản biện (Revised): 11/6/2018; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 25/6/2018
- Người phản hồi (Corresponding author): Hoàng Trọng Nhật Phương
- Email: drhtnphuong@gmail.com; ĐT: 0905141206
- Đặc điểm nghiên cứu:
+ Vị trí và kích thước u.
+ Phương pháp phẫu thuật.
+ Mô bệnh học của u.
II. BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
3.1. Bệnh nhân thứ nhất 
Bệnh nhân nam, 47 tuổi. Bệnh có tiền sử nuốt 
vướng, nghẹn đã 3 tháng, nuốt nghẹn tăng dần kèm 
theo đau sau xương ức. Bệnh không sụt cân, không 
nôn. Không có tiền sử bỏng thực quản hay phẫu 
thuật thực quản. Khám lâm sàng không phát hiện 
gì đặc biệt. Nội soi thực quản phát hiện một u dưới 
niêm mạc đội vào lòng thực quản cách cung răng 
28cm, không sinh thiết. CT Scan cho hình ảnh một 
khối u ở 1/3 giữa thành thực quản, tỷ trọng đồng 
nhất, bờ đều, kích thước 3×6cm, không xâm lấn ra 
ngoài, không có hạch trung thất. Các xét nghiệm về 
chất chỉ điểm ung thư có kết quả trong giới hạn bình 
thường. Các xét nghiệm về sinh hóa, huyết học và 
hình ảnh học khác không phát hiện bất thường.
Hình 3. Kết quả phẫu thuật
Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi lồng ngực 
bóc u ngoài niêm mạc, sinh thiết tức thì cho kết quả 
u cơ trơn lành tính. Quá trình phẫu tích không tổn 
thương niêm mạc thực quản. Sau mổ, rút dẫn lưu 
ngực vào ngày thứ 2, cho ăn vào ngày thứ 3, thời 
gian nằm viện sau mổ là 7 ngày. Giải phẫu bệnh sau 
mổ là leiomyoma. 
3.2. Bệnh nhân thứ hai và thứ ba 
Bệnh nhân nam, 42 và 57 tuổi, có tiền sử đau dạ 
dày. Bệnh không có biểu hiện lâm sàng, ăn uống 
bình thường. Bệnh khám sức khỏe nội soi kiểm tra 
phát hiện u dưới niêm mạc đội vào lòng thực quản 
cách cung răng 34 và 36cm nên vào viện. CT Scan 
cho hình ảnh khối u ở 1/3 dưới thành thực quản, tỷ 
trọng đồng nhất, bờ đều, kích thước 2×3cm và 1×3 
không xâm lấn ra ngoài, không có hạch trung thất. 
Chụp TOGD cho hình ảnh khuyết ở 1/3 dưới thực 
quản. Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi lồng ngực 
bóc u cơ thực quản, sinh thiết tức thì cho kết quả 
u cơ trơn lành tính. Quá trình phẫu tích không tổn 
thương niêm mạc thực quản. Sau mổ rút dẫn lưu 
ngực và cho ăn vào ngày thứ 2, sau mổ không có 
biến chứng, ra viện sau 1 tuần. Giải phẫu bệnh là 
leiomyoma.
Hình 1. Kết quả nội soi thực quản và hình ảnh 
phim X quang
Hình 2. Hình ảnh CT Scan Hình 4. Kết quả cận lâm sàng
Bệnh viện Trung ương Huế 
18 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018
U cơ trơn t ực quản: Chẩn đoán...
III. BÀN LUẬN
4.1. Một số đặc điểm của leiomyoma
U cơ trơn thực quản (leiomyoma) là u thường 
gặp nhất trong các loại u lành tính của thực quản, 
nó chiếm khoảng 1% trong các loại u thực quản và 
chiếm khoảng 70-80% các loại u lành tính của thực 
quản [1], [2]. Leiomyoma thực quản thường gặp ở 
1/3 giữa và 1/3 dưới thực quản, thường là 1 u đơn 
độc[3]. Leiomyoma thường phát triển chậm, kích 
thước có thể không thay đổi qua nhiều năm. Đa số 
khối u có kích thước dưới 5cm, tuy nhiên cũng có 
khoảng 5% u trên 10 cm và hiếm khi chuyển sang 
ác tính. Leiomyoma hiếm khi có triệu chứng khi u 
nhỏ hơn 5cm. Khi u lớn có thể có các triệu chứng 
như khó nuốt, khó chịu sau xương ức, đau ngực, 
tắc thực quản và trớ thức ăn. Hiếm khi chảy máu 
và loét niêm mạc. Chụp thực quản cản quang cho 
hình ảnh một khối u hình lòng chảo tròn không 
tổn thương niêm mạc. Nội soi TQ thấy 1 khối u di 
động, dưới niêm mạc. Nếu nghĩ đến leiomyoma thì 
không nên sinh thiết vì vết sẹo do tổn thương niêm 
mạc ở vị trí sinh thiết sẽ gây nguy cơ thủng niêm 
mạc khi bóc u ngoài niêm mạc. Tuy nhiên khi có 
loét ở niêm mạc thì phải sinh thiết để loại trừ u ác 
tính [4]. 
4.2. Về chẩn đoán
Việc chẩn đoán phân biệt giữa leiomyoma với 
leiomyosarcoma và u mô đệm thực quản (GIST) 
đóng một vai trò rất quan trọng vì thái độ xử trí giữa 
các bệnh này hoàn toàn khác nhau.
Nội soi thực quản khó phân biệt giữa leiomyoma 
hay leiomyosarcoma, đặc biệt đối với những khối u 
trong thành hoặc khối u lồi ra ngoài mà không gây 
tổn thương đến niêm mạc [5], [6]. Sinh thiết để cho 
kết quả chính xác, tuy nhiên cũng có thể cho kết quả 
âm tính giả do u loét hay hoại tử. Siêu âm nội soi có 
thể phân biệt được leiomyoma và leiomyosarcoma. 
Leiomyosarcoma: giới hạn rõ, giàu âm, khối đồng 
nhất khuyếch tán hồi âm mạnh có nguồn gốc ở lớp 
cơ vân [7]. Leiomyoma: khối u giảm âm khu trú ở 
lớp dưới niêm mạc, bờ đều, rõ và xuất phát từ lớp 
cơ riêng, đặc biệt là lớp cơ niêm [8]. CT Scan cho 
hình ảnh một tổn thương không đồng nhất với phần 
lớn lồi ra ngoài và vùng trung tâm giảm tỷ trọng [9]. 
Giá trị nhất của CT Scan là phân biệt u từ thực quản 
hay u từ ngoài chèn vào thực quản. MRI : có thể chỉ 
ra một khối cường độ đồng nhất ở T1 và tăng cường 
độ ở T2 [10].
Giải phẫu bệnh cũng khó phân biệt giữa 
leiomyosarcoma biệt hóa tốt với leiomyoma [7]. 
Một số yếu tố cho phép nghĩ đến ác tính: Kích thước 
u( lớn hơn 5-6cm); tế bào không điển hình; có hoại 
tử hay chảy máu; số lượng nguyên phân; tế bào 
thoái hóa và xâm lấn [11]. Sinh thiết trong mổ có thể 
không kết luận được u lành hay ác, nên việc cắt thực 
quản hay bóc u phụ thuộc vào phẫu thuật viên khi 
đánh giá u qua hình ảnh đại thể [12]. Nói chung, việc 
chuyển sang ác tính của leiomyoma không thường 
gặp. Một số ý kiến cho rằng leiomyosarcoma là một 
u mới chứ không phải phát triển từ leiomyoma và 
leiomyoma thật ra là leiomyosarcoma biệt hóa tốt.
Gần đây, u trung mô nguyên phát đường tiêu 
hóa được chia làm 3 loại chính là u cơ trơn, u bao 
thần kinh và u tân tạo thuộc về một nhóm khác và 
được gọi chung là u mô đệm đường tiêu hóa (GIST). 
Việc phân biệt giữa GIST, leiomyosarcoma và 
leiomyoma dựa vào giải phẫu bệnh và hoá mô miễn 
dịch. Leiomyosarcoma dương tính với Vimentin, 
Desmin và Ki67. Vimentin là marker của tế bào liên 
kết, trong khi Desmin là marker của tế bào cơ trơn 
và thường âm tính đối với GIST. Ki67 là marker 
tăng trưởng. Âm tính với CD34 và CD117 là GIST. 
Dương tính với Desmin và âm tính với CD34 và 
CD117 là leiomyoma. Việc tách biệt giữa GIST và 
các u cơ trơn khác rất quan trọng vì GIST đáp ứng 
điều trị với Tyrosine kinase inhibitor (Glivec) trong 
trường hợp u không cắt được hoặc đã di căn [13].
4.3. Về điều trị
Điều trị u cơ thực quản tốt nhất vẫn là phẫu 
thuật, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể theo 
dõi bằng nội soi trong thời gian dài mà không cần 
phẫu thuật. Chỉ định phẫu thuật do u có khả năng 
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018 19
chuyển sang ác tính và không có khả năng theo dõi 
bệnh. Hơn nữa, việc phẫu thuật bóc u nội soi cho 
kết quả tốt, ít biến chứng, ít đau, thẩm mỹ và nhanh 
hồi phục. Nguy cơ tổn thương niêm mạc thực quản 
khoảng 10% [14]. Mổ bóc u ngoài niêm mạc an 
toàn khoảng 96% [15]. Có vài kỹ thuật khác nhau 
để giúp bóc u ngoài niêm mạc như sử dụng dụng cụ 
nong thực quản [16] hoặc bóng nong thực quản [17] 
để ép khối u lồi ra ngoài thành thực quản để dễ dàng 
tìm thấy và bóc u. Nhiều nghiên cứu cho thấy với 
u kích thước nhỏ hơn 8cm có thể bóc u ngoài niêm 
mạc an toàn và không để lại di chứng như khó nuốt 
sau mổ. Phẫu thuật cắt thực quản phụ thuộc vào các 
yếu tố: 1. Khối u quá lớn không thể bóc u mà không 
làm tổn thương niêm mạc; 2. U dính chắc và rộng 
với niêm mạc thực quản; 3. Tổn thương niêm mạc 
thực quản do bóc u mà không thể phục hồi được; 4. 
U lớn nằm ở phần xa thực quản và lan dọc xuống 
tâm vị; 5. Leiomyosarcoma [18].
IV. KẾT LUẬN
Chẩn đoán xác định leiomyoma thường gặp 
nhiều khó khăn và đôi khi chỉ định phương pháp 
phẫu thuật phụ thuộc vào chủ quan của phẫu thuật 
viên. Phẫu thuật bóc u ngoài niêm mạc qua nội soi 
lồng ngực khả thi, an toàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Seremetis M G, Lyons W S, deGuzman V C, 
Peabody JWJr. Leiomyomata of the esophagus: 
An analysis of 838 cases. Cancer 1976; 38: 
2166–2177.
2. Mutrie CJ, Donahue DM, Wain JC, et al. 
Esophageal leiomyoma: a 40-year experience. 
Ann Thorac Surg 2005; 79: 1122–5.
3. Hatch GF 3rd, Wertheimer-Hatch L, Hatch 
KF, Davis GB, Blanchard DK, Foster RS Jr, 
Skandalakis JE. Tumors of the esophagus. 
World J Surg 2000; 24: 401-411.
4. Ajay Punpale, MS,1 Ashvin Rangole,1 Navin 
Bhambhani,1 George Karimundackal, 1 Nandini 
Desai,1 Ashwin de Souza,1 C. S. Pramesh, 
MS,1 Nirmala Jambhekar, MD, 2 and Rajesh 
C. Mistry, MS1 Leiomyoma of Esophagus Ann 
Thorac Cardiovasc Surg 2007; 13: 78–81.
5. Choh J.H., Khazei H., Ihm H.J.: Leiomyosarcoma 
of the esophagus: report of a case and review of 
the literature. J. Surg. Oncol. 32:223-226,1986.
6. Partyka E. K., Sanoski R. A., Kozarek R. A.: 
Endoscopic diagnosis of a giant esophageal 
leiomyosarcoma. Am. J. Gastroenterol. 75: 
132-4, 1981.
7. Aimoto T., Sajajima K., Kyono S. et al.: 
leiomyosarcoma of the esophagus: report of a 
case and preoperative evaluation by CT Scan, 
endoscopic untrasonography and angiography. 
Gastroenterol. Jpn. 27: 773-9, 1992.
8. Rowley h.,Vani l., Leen e.,Broe P., Keane T.: 
Leiomyosarcoma of the upper esophagus: a 
difficult preoperative diagnosis. Ir. J. Med. Sci. 
163: 501, 1994.
9. Levine M.S., Buck J.L., Pantograng-Brown 
L., Buetow P.C., Hallman J.R., Sobin L.H.: 
Leiomyosarcoma of the esophagus: radiographic 
findings in 10 patients. Ann. J. Roentgenol. 167: 
27-32, 1996.
10. Ohnishi T., Yoshioka H., Ishida O.: MR imaging 
of gastrointestinal leiomyosarcoma. Radiat. 
Med. 9:114-7,1991.
11. Visioli A., Daniel F.J.: Leiomyosarcoma of the 
esophagus: a case report and literature review of 
leiomyosarcoma. Aust Radiol. 41: 160-5,1997.
12. Pelissier E., Bachour A., Angonin R., Carbillet 
J.P., Bosset J.F.: Leiomyosarcoma of the 
esophagus. One case with review of literature. 
Chir. 115: 467-475,1989.
13. Miettinen M., Sarlomo-Rikala M., Sobin 
L.H., Lasota J.: A clinicopathologic, 
imminohistochemical, and molecular genetic 
study of 17 cases and comparison with 
Bệnh viện Trung ương Huế 
20 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018
U cơ trơn t ực quản: Chẩn đoán...
esophageal leiomyomas and leiomyosarcomas. 
Ann. J. Surg. Pat. 24:211-222, 2000.
14. Kent M, d’Amato T, Nordman C, Schuchert 
M, Landreneau R, Alvelo-Rivera M, Luketich 
J. J. Minimally invasive resection of benign 
esophageal tumors. Thorac Cardiovasc Surg 
2007; 134: 176-81. 
15. Bonavina L, Segalin A, Rosati R, Pavanello M, 
Peracchia A. Surgical therapy of esophageal 
leiomyoma. J Am Coll Surg 1995; 181: 257-262.
16. Mafune K, Tanaka Y. Thoracoscopic enucleation 
of an esophageal leiomyoma with balloon dilator 
assistance. Surg Today 1997; 27: 189-192.
17. Izumi Y, Inoue H, Endo M. Combined endolu-
minal–intracavity thoracoscopic enucleation of 
leiomyoma of the esophagus. A new method. 
Surg Endosc 1996; 10: 457–458.
18. Surgical treatment of giant esophageal 
leiomyoma Bang-Chang Cheng, Sheng Chang, 
Zhi-Fu Mao, Mao-Jin Li, Jie Huang, Zhi-Wei 
Wang, Tu-Sheng Wang. World J Gastroenterol 
2005;11(27):4258-4260.

File đính kèm:

  • pdfu_co_tron_thuc_quan_chan_doan_va_thai_do_xu_tri.pdf