Tỷ lệ streptococcus nhóm B âm đạo‐trực tràng trên thai kỳ sanh non và một số yếu tố liên quan
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo‐trực tràng trên các thai kỳ sanh non tại bệnh
viện Từ Dũ và các yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành từ tháng 3/2010 đến tháng 6/2010 tại
bệnh viện Từ Dũ Thành Phố Hồ Chí Minh. Có 234 sản phụ thỏa điều kiện chọn mẫu, được phỏng vấn theo bảng
câu hỏi in sẵn và lấy bệnh phẩm ở âm đạo‐trực tràng để phân lập vi khuẩn.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo‐trực tràng ở các thai kỳ sanh non 17,5% có liên quan
đến nơi cư ngụ của sản phụ (p= 0,034). Trong số 41 trường hợp nhiễm GBS thì có 31 trường hợp bị vỡ ối – rỉ ối,
trong số này có 3 thai phụ bị sốt lúc nhập viện và thời gian ối vỡ đều > 12 giờ.
Kết luận: tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo‐trực tràng ở thai kỳ sanh non là khá cao, tuy nhiên
chiến lược dự phòng nhiễm khuẩn sơ sinh do Streptococcus nhóm B chưa được phổ biến rộng rãi. Khuyến cáo
việc cấy tầm soát tình trạng viêm âm đạo do Streptococcus nhóm B trên tất cả các thai phụ, đặc biệt là nhóm thai
phụ nguy cơ chuyển dạ sanh non. Điều trị kháng sinh dự phòng khi vào chuyển dạ cho tất cả các thai phụ có kết
quả cấy dương tính.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tỷ lệ streptococcus nhóm B âm đạo‐trực tràng trên thai kỳ sanh non và một số yếu tố liên quan
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 245 TỶ LỆ STREPTOCOCCUS NHÓM B ÂM ĐẠO‐TRỰC TRÀNG TRÊN THAI KỲ SANH NON VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Nguyễn Thị Từ Vân*, Bùi Thị Thu Hương* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo‐trực tràng trên các thai kỳ sanh non tại bệnh viện Từ Dũ và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành từ tháng 3/2010 đến tháng 6/2010 tại bệnh viện Từ Dũ Thành Phố Hồ Chí Minh. Có 234 sản phụ thỏa điều kiện chọn mẫu, được phỏng vấn theo bảng câu hỏi in sẵn và lấy bệnh phẩm ở âm đạo‐trực tràng để phân lập vi khuẩn. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo‐trực tràng ở các thai kỳ sanh non 17,5% có liên quan đến nơi cư ngụ của sản phụ (p= 0,034). Trong số 41 trường hợp nhiễm GBS thì có 31 trường hợp bị vỡ ối – rỉ ối, trong số này có 3 thai phụ bị sốt lúc nhập viện và thời gian ối vỡ đều > 12 giờ. Kết luận: tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo‐trực tràng ở thai kỳ sanh non là khá cao, tuy nhiên chiến lược dự phòng nhiễm khuẩn sơ sinh do Streptococcus nhóm B chưa được phổ biến rộng rãi. Khuyến cáo việc cấy tầm soát tình trạng viêm âm đạo do Streptococcus nhóm B trên tất cả các thai phụ, đặc biệt là nhóm thai phụ nguy cơ chuyển dạ sanh non. Điều trị kháng sinh dự phòng khi vào chuyển dạ cho tất cả các thai phụ có kết quả cấy dương tính. Từ khóa: Streptococcus, sanh non. ABSTRACT THE RATE OF GROUP B STREPTOCOCCI VAGINA AND RECTUM INFECTION IN PRETERM PREGNANCIES AND CORRELATION FACTORS Nguyen Thi Tu Van, Bui Thi Thu Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 245 ‐ 254 Objective: To identify the proportion Group B Streptococci vagina and rectum infection in preterm pregnancies and related factors at Tu Du Hospital. Method: A Cross‐sectional study was carried out from March 2010 to September 2010 in Tu Du hospital. There was 234 pregnancies interviewed and taken the pattern in vagina and rectum for culture. Results: the rate of Group B Streptococci vagina and rectum infection in preterm pregnancies: 17.5%. There are a correlation of the living place (p=0,034). Among 41 cases of group B Streptococci vagina and rectum infection preterm, there were 31 cases of rupture of membranes; 3 cases of fever and prolonged rupture of membranes detention time of 12hours. Conclusion: the rate of Group B Streptococci vagina and rectum infection is high but the program of the screening neonatal infection is not popular. Recommends screening for vaginal inflammation caused by group B Streptococci on all pregnant women, especially in women at risk of preterm labor. Prophylactic antibiotic treatment until delivery for all pregnant women with positive culture results. Keywords: Streptococcus, preterm pregnancies. * Bộ môn Sản phụ khoa ‐ Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: ThS.BS. Bùi Thị Thu Hương Email: bamebuidinh@yahoo.com ĐT: 0918605345 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 246 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở phụ nữ, bệnh gặp cả khi không có thai hay trong thời kỳ thai nghén. Ở các nước đang phát triển, khoảng 20% tổng số phụ nữ đến khám tại các cơ sở y tế là do viêm âm đạo. Tỷ lệ viêm âm đạo ở phụ nữ có thai là rất cao. Theo nghiên cứu của một số tác giả trong nước về viêm âm đạo ở phụ nữ có thai tỷ lệ 70‐ 80%(9). Đối với phụ nữ có thai, viêm âm đạo có thể gây viêm màng ối, viêm bánh nhau, nhiễm khuẩn ối, viêm nhiễm thai nhi từ trong buồng tử cung. Do đó, có thể gây ra sẩy thai, sanh non, thai chết lưu, nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn hậu sản ở mẹ và nhiễm khuẩn sơ sinh, đặc biệt nguyên nhân được chú ý nhiều nhất là liên cầu khuẩn nhóm B (Streptococcus group B – GBS)(10). Trong số các ảnh hưởng của viêm âm đạo đến thai nghén thì sanh non là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng cần được quan tâm. Nguyên nhân gây sanh non có rất nhiều, trong đó nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm âm đạo do Streptococcus nhóm B góp phần quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của sanh non, đây là nguyên nhân có thể tác động vào để phòng ngừa các trường hợp nhiễm khuẩn gây vỡ ối non, chuyển dạ sanh non. Mac dù có 2 nguyên nhân tác động đến hiệu quả điều trị dự phòng là dị ứng kháng sinh và tình trạng kháng thuốc ngày càng cao của các chủng vi khuẩn, tuy nhiên năm 1996, trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Mỹ và tổ chức y tế thế giới (WHO) đã ban hành khuyến cáo về chiến lược điều trị kháng sinh dự phòng nhiễm Streptococcus nhóm B ở các thai phụ và kết quả cho thấy sự giảm đáng kể tỉ lệ truyền dọc từ mẹ qua con, giảm tần suất bệnh và tỷ lệ tử vong của nhiễm khuẩn sơ sinh, giảm từ 50% của những thập niên 70, đến nay chỉ còn 4 ‐ 6% ở các nước Châu Âu và Mỹ(8). Do đó, Trung tâm phòng chống bệnh (CDC) có khuyến cáo nên tầm soát tình trạng viêm âm đạo do liên cầu khuẩn nhóm B trong thai kỳ và điều trị bệnh, nhất là khi thai phụ có tiền căn sanh non. Trong những năm gần đây, mặc dù tỉ lệ sanh non có khuynh hướng giảm dần nhưng đây vẫn là vấn đề thách thức cho các nhà sản khoa. Vì vậy, việc phát hiện các yếu tố nguy cơ trong sanh non, nhất là tầm soát và điều trị sớm tình trạng viêm âm đạo do Streptococcus B đóng vai trò quan trọng nhằm giảm tỷ lệ sanh non, hạn chế các biến chứng, giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh cũng như có kế hoạch dự phòng cho thai kỳ kế tiếp. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến ảnh hưởng của viêm âm đạo do Streptococcus nhóm B trong các thai kỳ sanh non. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tỷ lệ Streptococcus nhóm B âm đạo‐trực tràng trên thai kỳ sanh non và một số yếu tố liên quan”. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính Xác định tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo‐trực tràng trên các thai kỳ sanh non tại bệnh viện Từ Dũ. Mục tiêu phụ Khảo sát các yếu tố liên quan trên các thai phụ sanh non nhiễm Streptococcus nhóm B như: tuổi mẹ, nơi cư ngụ, tiền căn viêm âm đạo, thói quen vệ sinh và giao hợp trong thai kỳ. ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Những sản phụ chuyển dạ sanh non tuổi thai từ 28 tuần đến 36 tuần 6 ngày tại Bv Từ Dũ từ tháng 3/2010 đến tháng 6/2010. Tiêu chuẩn nhận vào ‐ Những sản phụ có dấu hiệu chuyển da sanh non và doạ sanh non có tuổi thai từ 28 tuần đến 36 tuần 6 ngày tại BVTD có các dấu hiệu khi vào viện như đau bụng, ra nhớt hồng âm đạo, ra nước âm đạo: sau khi đặt monitoring có ít nhất 1 cơn gò trong 10 phút. ‐ Một thai, thai sống. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 247 ‐ Nhớ rõ kinh cuối (chu kỳ 28‐30 ngày) và/hoặc có siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ. ‐ Không đặt thuốc và thụt rửa âm đạo trong vòng 48 giờ trước khi khám nhận vào nghiên cứu. ‐ Chưa được khám âm đạo trước khi nhận vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ ‐ Các sản phụ không xác định chính xác tuổi thai do không nhớ ngày kinh cuối hoặc có ngày kinh cuối nhưng chu kỳ kinh không đều hoặc không có siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ. ‐ Những trường hợp đình chỉ thai nghén như thai dị dạng, thai chết lưu, hoặc lý do xã hội (hoang thai); khởi phát chuyển dạ vì một trong những lý do như bệnh lý nội khoa của mẹ. ‐ Đã dùng kháng sinh toàn thân hay làm các thủ thuật đường âm đạo trong vòng 2 tuần trước khi nhận vào nghiên cứu. Cỡ mẫu Cỡ mẫu được tính toán dựa theo công thức sau: Error! Objects cannot be created from editing field codes. Với n: cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu. Z(1‐ /2)=1,96 (độ tin cậy 95%‐ : sai số loại I với =0.05) Chọn d=0,05. P: tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo‐ trực tràng của thai phụ sanh non. Trong nghiên cứu của tác giả Helen McDonald(8) thì P là 18,7%. Từ đó, tính được cỡ mẫu n=234. Một số tiêu chuẩn, qui ước sử dụng khi phân tích: Trong nghiên cứu của chúng tôi việc định tuổi thai dựa vào ngày kinh cuối và siêu âm 3 tháng đầu. ‐ Đối với trường hợp nhớ rõ ràng kinh cuối, kinh đều với chu kỳ kinh 28 ngày thì tuổi thai được tính theo qui tắc Ngày+7, tháng‐3 và năm +1. ‐ Đối với trường hợp khác, siêu âm trong 3 tháng đầu sẽ được tính toán và suy ra tuổi thai theo ngày kinh cuối. Siêu âm trong thời gian này có sai số + 3 ngày. Chẩn đoán chuyển dạ sanh non: khi có một trong những biểu hiệu. ‐ Cổ tử cung mở bằng hoặc trên 2cm hoặc xóa ít nhất 80%. ‐ Cơn co tử cung: có 4 cơn co trong 20 phút trên lâm sàng/monitoring. ‐ Có vỡ ối tự nhiên hoặc thành lập đầu ối ‐ Ra nhớt hồng âm đạo. Chẩn đoán dọa sinh non: dựa vào các yếu tố: ‐ Sự xuất hiện cơn co tử cung đều đặn, có ít nhất 1 cơn trong 10 phút trên monitoring, thỉnh thoảng đều rồi có thể cách xa ra. ‐ Những thay đổi ở đoạn dưới tử cung: thành lập sớm đoạn dưới tử cung, cổ tử cung ngắn, hướng trung gian, mật độ mềm, có thể hở ngoài... sản phụ than phiền cảm giác nặng vùng chậu. ‐ Vỡ ối: thường kết hợp với thay đổi đoạn dưới tử cung, kèm theo đó là chuyển dạ sinh. Nguy cơ nhiễm khuẩn thai nhi cao cần nhập viện sớm. ‐ Ra máu hay chất nhầy màu hồng từ âm đạo. Nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo – trực tràng: là những trường hợp cấy bệnh phẩm âm đạo – trực tràng bằng môi trường dinh dưỡng chọn lọc và sử dụng các phương pháp phân lập, định danh theo khuyến cáo của CDC 2002 tìm thấy được liên cầu khuẩn nhóm B. KẾT QUẢ Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu. ‐ Tuổi trung bình 27.81 + 3.86 tuổi. Tuổi nhỏ nhất (min): 16. Tuổi lớn nhất (max): 42 tuổi. Lớp tuổi tập trung nhiều nhất 25‐29 tuổi. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 248 Đặc điểm chung về kinh tế văn hóa xã hội ‐ Đa số nội trợ (31,6%), nghề nghiệp công nhân chiếm tỉ lệ cao (22,2%) với đặc điểm thường di chuyển, đi lại nhiều. ‐ Thu nhập kinh tế gia đình đủ ăn (89,3%). ‐ Trình độ học vấn hết cấp 2 chiếm tỉ lệ cao nhất. ‐ Phần lớn thai phụ (58,5%) sống tại các tỉnh. Tình trạng lúc vào viện Bảng 1 Đặc điểm chuyển dạ thai kỳ này Đặc điểm chung Tần suất (n=234) Tỉ lệ (%) Lý do đến khám Đau bụng 48 20.5 Ra nhớt hồng âm đạo 89 38.0 Ra nước âm đạo 97 41.4 Cơn co tử cung (trong 10 phút) Có 1 cơn co 88 37.6 Có 2 cơn co 84 35.9 Có 3 cơn co 34 14.5 Có 4 cơn co 28 12.0 Độ mở cổ tử cung Cổ tử cung đóng 25 10.7 Cổ tử cung mở 1cm 60 25.6 Cổ tử cung mở 2cm 90 38.5 Cổ tử cung mở 3cm 31 13.2 Cổ tử cung mở ≥ 4cm 28 12.0 Độ xoá cổ tử cung Cổ tử cung xoá < 30% 41 17.5 Cổ tử cung xóa 30-50% 90 38.5 Cổ tử cung xoá 60-70% 83 35.5 Cổ tử cung xoá > 70% 20 8.5 Nhận xét: ‐ 20,5% trường hợp nhập viện vì đau bụng; 38% vì ra nhớt hồng âm đạo; có đến 41,4% ra nước âm đạo chiếm tỷ lệ cao nhất trong các lý do vào viện. ‐ Số cơn co tử cung: 37,6% trường hợp sanh non có một cơn co tử cung khi vào viện; 35,9% có 2 cơn co, 14,5% có 3 cơn co và 12% có 4 cơn co tử cung. ‐ Độ mở cổ tử cung: 25,6% trường hợp doạ sanh non có cổ tử cung mở 1cm khi vào viện; 38,5% có cổ tử cung mở 2cm; 13,2% cổ tử cung mở 3cm nhưng có 10,7% trường hợp cổ tử cung đóng. ‐ Độ xoá cổ tử cung <30% chiếm 17,5% trường hợp sanh non, 30‐50% chiếm 38,5% và 35,5% trường hợp cổ tử cung mở 60‐70%. Tình trạng ối khi nhập viện Tình traïng oái khi nhaäp vieän 27% 3% 11% 59% OÁi coøn-bình thöôøng OÁi coøn-thieåu oái OÁi ræ OÁi vôõ Biểu đồ 1: Tình trạng ối khi nhập viện ‐ 27,4% trường hợp ối còn‐bình thường; 3,4% trường hợp sanh non có ối còn‐thiểu ối. Trong 162 trường hợp ối vỡ ‐ ối rỉ thì cĩ136 trường hợp vỡ ối, chiếm 58,1%; 26 trường hợp ối rỉ, chiếm 11,1%. Tỷ lệ Streptococcus nhóm B ở thai kỳ sanh non: Trong 234 đối tượng tham gia nghiên cứu, 41 thai kỳ sanh non có kết quả cấy bệnh phẩm âm đạo‐trực tràng tìm thấy Streptococcus nhóm B, chiếm tỷ lệ 17,5%. Các yếu tố liên quan ‐ Chúng tôi nhận thấy các thai phụ ở khu vực nội thành có tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo‐trực tràng (24,4%) cao hơn hẳn so với các thai phụ cư trú tại tỉnh (14,6%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,034). ‐ Chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo‐trực tràng với tuổi thai lúc sanh, tình trạng ối vỡ, tình trạng sốt lúc nhập viện, thói quen vệ sinh và giao hợp trong thai kỳ của sản phụ. Bảng 2 Tỷ lệ Streptococcus nhóm B và đặc điểm chung Đặc điểm chung GBS (-) n (%) GBS (+) n (%) Giá trị p* Tuổi mẹ <20 12 (85.7) 2 (14.3) 0.74 ≥ 20 181 (82.3) 39 (17.7) OR = 1.29 95%CI: 0.27 – 6 Tiền thai Con so 124 (79.5) 32 (20.5) 0.08 Con rạ 69 (88.5) 9 (11.5) OR = 0.51 95%CI: 0.23 – 1.12 Nơi cư Nội thành 65 (75.6) 21 (24.4) 0.034 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 249 Đặc điểm chung GBS (-) n (%) GBS (+) n (%) Giá trị p* ngụ Tỉnh 128 (86.5) 20 (13.5) OR = 0.48 95%CI: 0.24 – 0.95 Tình trạng ối Ối còn bình thường 57 (89.1) 7 (10.9) 0.19 Thiểu ối 5 (62.5) 3 (37.5) Ối rỉ 22 (84.6) 4 (15.4) Ối vỡ 109 (80.1) 27 (19.9) Bảng 3 Kết quả cấy GBS và tuổi thai lúc sinh Tuổi thai lúc sinh GBS (-) n (%) GBS (+) n (%) Giá trị p* 28 -< 34 tuần 85 (84.2) 16 (15.8) 0.55 34 - 37 tuần 108 (81.2) 25 (18.8) (*) Dùng phép kiểm chi bình phương để tìm mối liên quan. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê khi giá trị p<0,05. OR=1.23 95%CI=0.62 – 2.45 Nhận xét: ‐ Trong 234 sản phụ sanh non thì thai kỳ 34 ‐ 37 tuần có tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B (18,8%) cao hơn các đối tượng có thai kỳ 28 ‐<34 tuần. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Bảng 4 Kết quả cấy GBS và tình trạng vỡ ối Vỡ ối, rỉ ối GBS (-) n (%) GBS (+) n (%) Giá trị p* Không 62 (86.1) 10 (13.9) 0.33 Có 131 (80.9) 31 (19.1) (*) Dùng phép kiểm chi bình phương để tìm mối liên quan. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê khi giá trị p <0,05. OR= 1.5 95%CI= 0.67 – 3.18 Nhận xét: ‐ Trong 131 thai phụ vào chuyển dạ có vỡ ối‐ rỉ ối, 31 (19,1%) thai phụ có kết quả cấy Streptococcus nhóm B dương tính. Tỷ lệ nhiễm liên cầu nhóm B của nhóm đối tượng này cao hơn những đối tượng chưa bị v ... ạo mà bỏ qua phần bệnh phẩm ở trực tràng và không sử dụng môi trường cấy dinh dưỡng chọn lọc nên tỉ lệ nhiễm GBS ghi nhận được là 4,5%. Nghiên cứu của Đỗ Khoa Nam (2006) và Nguyễn Thị Vĩnh Thành (2007) đều lấy bệnh phẩm ở âm đạo – trực tràng nên tỉ lệ phát hiện GBS cao hơn. Khoa Nam thực hiện ở tuổi thai từ 29 tuần đến 40 tuần nhưng đa số thai kỳ trên 37 tuần và Vĩnh Thành cấy tầm soát ở tuổi thai từ 35 tuần đến 37 tuần nhưng chưa vào chuyển dạ. Các nghiên cứu này đều cho kết quả phù hợp với kết luận của y văn từ 10‐30%. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên thai kỳ sanh non từ 28 tuần đến 36 tuần 6 ngày tuổi thai. Trong số 234 đối tượng tham gia nghiên cứu, 41 thai phụ có kết quả cấy bệnh phẩm âm đạo – trực tràng tìm thấy Streptococcus nhóm B, chiếm tỉ lệ 17,5%. So sánh với các nghiên cứu khác cùng tiến hành trên thai kỳ sanh non, chúng tôi nhận thấy Bảng 4.1: So sánh tỷ lệ Streptococcus nhóm B Tác giả Tỷ lệ Streptococcus nhóm B Tuổi thai nghiên cứu Edward R.(5) 11,4% Trước 37 tuần Walter J.(12) 28,49% Trước 34 tuần H McDonald(8) 18,7% Khoảng 24 tuần Nomura(9) 25,2% Trước 37 tuần Bahia(2) 36,3% 24 tuần đến 37 tuần Chúng tôi 17,5% 28 đến 36,6 tuần Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 251 Với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá kết cục lâm sàng và tình trạng vỡ ối của những thai ky non tháng nhiễm Streptococcus nhóm B, tác giả Edward R.(5) tiến hành nghiên cứu trên 140 trường hợp, kết quả có 11,4% thai phụ nhiễm GBS và kết luận rằng nhiễm GBS làm gia tăng có ý nghĩa những biến chứng của thai kỳ sanh non, đặc biệt là ối vỡ non. Tỉ lệ Streptococcus nhóm B trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tác giả Edward một phần do tác giả này chỉ lấy bệnh phẩm ở âm đạo mà không lấy bệnh phẩm ở cả trực tràng và không sử dụng môi trường dinh dưỡng chọn lọc làm tăng khả năng phát hiện GBS và đây rõ ràng là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ âm tính giả của việc phát hiện Streptococcus nhóm B. Tuổi Đặc điểm về tuổi của 234 đối tượng nghiên cứu: theo bảng 3.1, nhóm tuổi từ 20‐24 và 25‐29 chiếm đa số, đây cũng là lứa tuổi sinh sản cao nhất, với độ tuổi trung bình 27,81 + 3,86 tuổi. Tuổi nhỏ nhất 16 và lớn nhất 42 tuổi. So sánh kết quả của nghiên cứu Helen McDonald và cộng sự (8) thì tuổi sản phụ trung bình 24,7 tuổi, Bahia (2) là 24,4 tuổi thì nghiên cứu của chúng tôi có tuổi trung bình lớn nhất. Cả hai nhóm tuổi này đều có tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B cao hơn so với các nhóm tuổi khác. Y văn cho thấy nếu người mẹ < 20 tuổi thì khả năng bị nhiễm Streptococcus nhóm B cao hơn và dễ đưa đến bệnh lý nhiễm khuẩn sơ sinh sớm (RR= 2.22, 95%CI: 1.59‐3.11). Do đó để khảo sát mối liên quan giữa tuổi mẹ và kết quả cấy GBS, chúng tôi chia tuổi mẹ thành 2 nhóm <20 tuổi và ≥ 20 tuổi, kết quả cho thấy không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi mẹ và kết quả cấy GBS dương tính, với p=0,104, có lẽ do số thai phụ < 20 tuổi quá ít trong mẫu nghiên cứu (14 thai phụ). Nơi cư ngụ Về nơi cư ngụ, có 41,5% thai phụ sống tập trung ở thành phố hoặc các tỉnh lân cận thành phố, tuy nhiên có tới 58,5% ở tỉnh khác. Điều này có thể lý giải là do vấn đề biến đổi dân số cơ học, các sản phụ nhập viện sinh khai địa chỉ theo hộ khẩu, có thể hộ khẩu ở tỉnh khác, trong khi đó họ làm việc tại nội ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Vĩnh Thành là 51,5% thai phụ ở TP.HCM, với 35,3% nội thành. Có mối liên quan giữa kết quả cấy âm đạo‐ trực tràng dương tính với địa chỉ cư ngụ của các thai phụ được khảo sát, với độ tin cậy p=0,034. Tỉ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B ở của nhóm thai phụ sống tại khu vực nội thành và các thai phụ ở tỉnh là gần bằng nhau. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Vĩnh Thành (p=0,007) và Đỗ Khoa Nam (p=0,04). Tuổi thai Nghiên cứu của chúng tôi chia tuổi thai thành 2 nhóm từ 28 tuần đến trước 34 tuần và từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày để tìm mối liên quan với tình trạng nhiễm Streptococcus nhóm B. Số thai kỳ sinh non và tỉ lệ nhiễm GBS ở tuổi thai 34 tuần ‐ trước 36 tuần 6 ngày (101 trường hợp và18,8%) cao hơn nhóm từ 28 tuần ‐ trước 34 tuần (133 trường hợp và 15,8%). Tuy nhiên sự khác biệt giữa tuổi thai lúc sinh và tình trạng nhiễm Streptococcus nhóm B không có ý nghĩa thống kê. Tác giả Walter J.(12) nghiên cứu tại Florida trên thai kỳ trước 34 tuần tuổi thai kết luận rằng GBS là tác nhân gây tình trạng nhiễm khuẩn sơ sinh trầm trọng và có mối liên quan chặt chẽ với tình trạng sinh non và vỡ ối non, cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp gây vỡ ối do sản xuất tại chỗ men proteases gây chuyển dạ sinh non. Nghiên cứu của Regan cho thấy có sự gia tăng tần suất của ối vỡ non và sanh non (<32 tuần tuổi thai) trong số những thai phụ nhiễm Streptococcus nhóm B. Helen(8) tiến hành nghiên cứu ở tuổi thai 24 tuần và kết luận rằng có mối liên quan có ý nghĩa giữa nhiễm GBS với sinh non và vỡ ối non, những thai phụ nào nhiễm Streptococcus nhóm B sẽ gia tăng nguy cơ sinh non và ối vỡ non. Tác giả Bahia(2) thực hiện Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 252 nghiên cứu trên 1197 thai phụ tuổi thai khoảng 24 tuần đến trước 37 tuần cũng nhận thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa nhiễm GBS với sinh non, ối vỡ non, ối vỡ kéo dài trên 18 giờ. Vỡ ối sớm Mặc dù liên cầu khuẩn nhóm B là một trong những nguyên nhân gây ối vỡ non, ối vỡ sớm nhưng kết quả vẫn chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhiễm GBS và tình trạng ối vỡ sớm, OR=1,5 (95%CI= 0.68‐3.18). Trong 234 trường hợp tham gia nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận được có 162 trường hợp vỡ ối – rỉ ối (chiếm khoảng 70% thai kỳ sanh non) và trong số 41 thai phụ nhiễm GBS thì có 31 thai phụ (19,1%) nhiễm GBS bị vỡ ối cao hơn 10 (13,9%) thai phụ nhiễm GBS mà không vỡ ối ‐ rỉ ối. Trong 31 thai phụ vỡ ối có nhiễm GBS thì có 3 trường hợp bị sốt lúc nhập viện và thời gian vỡ ối đều kéo dài (>12giờ). Điều đó cũng cho thấy rằng nếu thai phụ nhiễm Streptococcus nhóm B thì dễ bị vỡ ối hơn và khi vỡ ối thì cũng dễ đưa đến tình trạng nhiễm khuẩn hơn so với thai phụ không bị nhiễm GBS, tuy nhiên để kết luận vấn đề này thì cần có một nghiên cứu sâu hơn và tiến hành trên cỡ mẫu lớn hơn. Theo nghiên cứu của Helen McDonald thì tỉ lệ ối vỡ non trong nhóm nhiễm Streptococcus nhóm B là 36%, Helen đã so sánh tỉ lệ ối vỡ non giữa nhóm nhiễm GBS và nhóm không nhiễm GBS bằng test Chi‐square, kết quả X2 là 9,9 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0.005. Nghiên cứu của Nomura và cs tiến hành năm 2006 tại Brazin nhận thấy có 30% trường hợp nhiễm GBS có ối vỡ non, còn theo Bahia thì tỉ lệ này là 21,69% và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm nhiễm GBS so với nhóm không nhiễm GBS, p<0.001. Một loạt các nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan giữa nhiễm Streptococcus nhóm B và ối vỡ non. Tuy nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan này, có thể do cỡ mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn, nhưng kết quả nhận thấy tỉ lệ ối vỡ non khá cao ở nhóm thai phụ chuyển dạ sanh non. Ối vỡ kéo dài >12 giờ Ối vỡ kéo dài là yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn sơ sinh vì vỡ ối càng kéo dài, Streptococcus nhóm B càng có thời gian lây truyền ngược dòng từ âm đạo vào buồng tử cung và xâm nhiễm vào thai nhi. Dự phòng nhiễm khuẩn sơ sinh trên những thai phụ được chứng minh nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo – trực tràng bằng phương pháp cấy khuẩn là cách điều trị trực tiếp và chính xác bởi vì có khoảng 30 ‐ 50% trường hợp con bị nhiễm khuẩn sơ sinh do Streptococcus nhóm B sinh ra từ các thai phụ không có yếu tố nguy cơ đi kèm. Tuy nhiên, việc áp dụng chiến lược dự phòng cho những thai phụ có yếu tố nguy cơ là một bước đi gián tiếp, đánh vào những yếu tố thuận lợi cho bệnh lý nhiễm khuẩn sơ sinh, nhất là khi chưa có kết quả cấy GBS. Theo y văn, ối vỡ kéo dài là khi thời gian vỡ ối > 18 giờ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn sơ sinh, nghiên cứu của chúng tôi chọn thời điểm 12 giờ vì bắt đầu sau 12 giờ khả năng nhiễm khuẩn tăng lên khá cao và đây cũng là thời điểm được chọn lựa để chấm dứt thai kỳ tại bệnh viện Từ Dũ nếu thai kỳ đó bị vỡ ối mà không vào chuyển dạ tự nhiên. Kết quả cho thấy trong số 162 trường hợp bị vỡ ối – rỉ ối, có 3 trường hợp ối vỡ trên 12 giờ (11,1%) và cả 3 trường hợp này đều nhiễm GBS. So với nghiên cứu của Bahia(2) có 6,3% trường hợp ối vỡ trên 18 giờ nhiễm Streptococcus nhóm B, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng vỡ ối kéo dài và nhiễm GBS của 2 nhóm nghiên cứu, p<0.001. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 253 Sốt >38oC Có 12 trường hợp sốt > 38 oC, tất cả các trường hợp này đều được điều trị kháng sinh dự phòng. Tuy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhiễm Streptococcus nhóm B và tình trạng sốt, với p= 0.59, OR= 1.45 và 95% CI= 0.37 – 5.71, nhưng có đến 3 trường hợp ối rỉ‐ối vỡ đều bị sốt và nhiễm GBS. Điều đó cho thấy rằng có thể tình trạng nhiễm GBS ở thai phụ sẽ góp phần sanh non do gây ối vỡ non hoặc ối vỡ sớm, viêm màng đệm và màng ối, dịch ối và tăng khả năng lây truyền cho con gây bệnh lý nhiễm khuẩn sơ sinh sớm do Streptococcus nhóm B. Theo trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), nếu sản phụ bị sốt trong khi sanh >38oC thì tỷ lệ nhiễm khuẩn sẽ tăng gấp 10 lần. Vì vậy, chúng ta cần cấy tầm soát trên các thai phụ, nhất là khi chuyển dạ sanh non hoặc có yếu tố nguy cơ đi kèm, vì sự lây truyền từ mẹ sang con xảy ra khi vào chuyển dạ hoặc khi có ối vỡ. Trong số 27 sản phụ bị vỡ ối kéo dài >12 giờ, có 8 trường hợp bị sốt nhưng chỉ có 1 trường hợp nhiễm GBS (12,5%) bị sốt lúc vào viện. Tuy không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng sốt và nhiễm GBS trong nhóm ối vỡ kéo dài, p = 0.88 nhưng khoảng tin cậy 95% là 0.09 – 15.6, do đó chúng tôi nghĩ nếu muốn thấy được mối liên quan này thì cần thực hiện nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn. ‐ Chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo‐trực tràng với tuổi thai lúc sanh, tình trạng ối vỡ, tình trạng sốt lúc nhập viện, thói quen vệ sinh và giao hợp trong thai kỳ của sản phụ. KẾT LUẬN Trong thời gian từ tháng 3/2010 đến tháng 7/2010, chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt ngang trên 234 sản phụ tại BV Từ Dũ kết quả như sau: ‐ Tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo – trực tràng trên thai kỳ sinh non từ 28 tuần đến 36 tuần 6 ngày là 17,5%. ‐ Có mối liên quan giữa tỉ lệ nhiễm GBS âm đạo – trực tràng với khu vực cư trú của thai phụ (p=0,034). ‐ Nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng nhiễm GBS với tuổi mẹ, tình trạng ối lúc chuyển dạ, các yếu tố liên quan, tiền căn bệnh lý phụ khoa, các thói quen vệ sinh và giao hợp trong thai kỳ. ‐ Trong số 41 trường hợp nhiễm GBS thì có 31 trường hợp bị vỡ ối‐rỉ ối, trong số này có 3 thai phụ bị sốt lúc nhập viện và thời gian vỡ ối đều >12giờ. Đặc điểm lúc nhập viện của thai kỳ + Tuổi thai nhập viện đa số tập trung ở tuổi thai 34‐37 tuần (56,8%). + Lý do nhập viện: 39,3% ra nước âm đạo, 38% ra nhớt hồng âm đạo. + Đa số có 1‐2 cơn co tử cung, cổ tử cung mở 1cm – 2cm và xóa 30% ‐ 50%. + Tình trạng ối: ối còn‐bình thường 27,35%; ối rỉ – ối vỡ 69,23%; trong đó đa số ối vỡ trong vòng 6 giờ và có 16,68% vỡ ối sau 12 giờ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aya G et al (2003), Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở các thai phụ và các yếu tố liên quan trong 10 cộng. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2. Bahia N et al. (2008), ʺ The prevalence and adverse Effects of Group B Streptococcal colonization during Pregnancyʺ, Iranian Medecin,11(6):654‐657. 3. Bệnh viện Từ Dũ (2008), ʺBáo cáo khoa sanhʺ. Hoạt động bệnh viện Từ Dũ năm 2008. 4. Dudley D.J, Dagerfield A et al (1996), ʺGroup B Streptococci (GBS) Stamule chemokin production by cultures human chorion cellsʺ, Journal of the Society for Gynecologic Investigation, Vol 3, Issue 2, Supplement 1, 66. 5. Edward R. (1988), ʺ Group B Streptococcus and Preterm Rupture of membranesʺ, Obstet Gynecol; 71:198‐202. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 254 6. Goffinet F, Maillsd F et al (2003), ʺBacterial vaginosis: prevalence and predictive value for premature delivery and neonatal infection with preterm labor and intact membranesʺ, European J Obst & Gynecol and Reprod Biol, Vol 108, Issue 2, 146‐151. 7. Gilson GJ, Christensen F, Bekes K, Silva L, Qualls CR (2001), ʺPrevention of group B streptococcus early‐onset neonatal sepsis: comparison of the Centers for Disease Control and Prevention screening‐based protocol to a risk‐based protocol in infants at greater than 37 weeksʹ gestationʺ, J Perinatol 2000, 20:491‐‐5. 8. McDonald H et al (1989), ʺGroup B Streptococcal Colonization and Preterm Labourʺ, Aust NZ J Obstet Gynecol, N.3, Vol.29: pp 291‐293. 9. Nomura ML et al (2006), ʺSelective versus non‐selective culture medium for group B streptococcus detection in pregnancies complicated by preterm labor or preterm‐ premature rupture of membranes, Braz J Infect Dis, N.4, Vol 10:490‐495. 10. Nguyễn Tuấn Anh (2001), Nghiên cứu lâm sàng những trường hợp nhiễm khuẩn hậu sản điều trị tại Viện Bảo Vệ Bà Mẹ và trẻ sơ sinh (Trong 5 năm từ 6/1997‐6/2000), Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội. 11. Trần Quang Hiệp (2001), Nhận xét tình hình sanh non tại Viện bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh trong 3 năm 1998 ‐ 2000, Luận văn Thạc sĩ Y Học, Trường đĐại học Y Hà Nội. 12. Walter J, Jeffrey L, William F, Knuppel RA (1989),ʺUse of Ampicillin and corticosteroids in Premature Rupture of Membranes: A randomized studyʺ, Am J Obstet Gynecol, 73:721‐‐26. Ngày nhận bài báo Ngày phản biện nhận xét bài báo: Ngày bài báo được đăng: 25–09‐2013
File đính kèm:
- ty_le_streptococcus_nhom_b_am_daotruc_trang_tren_thai_ky_san.pdf