Tuyển chọn cây trội và nhân giống cây Sơn ta bằng phương pháp ghép

TÓM TẮT

Cây Sơn (Toxicodendron succecdanea) là loài cây hiện đang cho giá trị kinh tế cao và cho nguồn

thu nhập chính của các hộ dân thuộc huyện Tam Nông – Phú Thọ.

Những năm gần đây, nhu cầu về nhựa Sơn trên thị trường trong nước và xuất khẩu cao, kéo

theo nhu cầu trồng cây Sơn trong thực tiễn rất lớn, đặc biệt là những giống có năng suất nhựa cao và ổn

định. Tuy nhiên cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc gây trồng và phát triển cây Sơn lấy ở nước ta thì

chưa nhiều, hiện nay việc trồng cây Sơn vẫn mang tính chất tự phát của người dân, chưa có nghiên cứu

về chọn và nhân giống cây Sơn.

Bài này giới thiệu kết quả tuyển chọn cây Sơn trội tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ và kỹ thuật

nhân giống cây Sơn bằng phương pháp ghép. Nội dung bài báo là một phần kết quả của đề tài “Nghiên

cứu chọn giống, nhân giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh cây Sơn (Toxicodendron succedanea) tại

Phú Thọ” do nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Ứng dụng khoa học Kỹ thuật – Viện Khoa học Lâm

nghiệp Việt Nam thực hiện.

Kết quả cho thấy đã lựa chọn được 30 cây trội và thử nghiệm cho thấy cây Sơn có thể ghép

thành công với nhiều phương pháp ghép khác nhau, phương pháp ghép nêm cho tỷ lệ thành công sống

cao nhất đạt trên 67% (sau 40 ngày) và thời vụ ghép thích hợp nhất là vụ xuân.

Từ khóa: Cây Sơn ta, Kỹ thuật ghép

pdf 9 trang phuongnguyen 240
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển chọn cây trội và nhân giống cây Sơn ta bằng phương pháp ghép", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tuyển chọn cây trội và nhân giống cây Sơn ta bằng phương pháp ghép

Tuyển chọn cây trội và nhân giống cây Sơn ta bằng phương pháp ghép
TUYỂN CHỌN CÂY TRỘI VÀ NHÂN GIỐNG CÂY SƠN TA 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP 
 Đặng Quang Hưng, Nguyễn Bá Triệu 
Trung tâm Ứng dụng KHKT Lâm nghiệp 
TÓM TẮT 
Cây Sơn (Toxicodendron succecdanea) là loài cây hiện đang cho giá trị kinh tế cao và cho nguồn 
thu nhập chính của các hộ dân thuộc huyện Tam Nông – Phú Thọ. 
Những năm gần đây, nhu cầu về nhựa Sơn trên thị trường trong nước và xuất khẩu cao, kéo 
theo nhu cầu trồng cây Sơn trong thực tiễn rất lớn, đặc biệt là những giống có năng suất nhựa cao và ổn 
định. Tuy nhiên cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc gây trồng và phát triển cây Sơn lấy ở nước ta thì 
chưa nhiều, hiện nay việc trồng cây Sơn vẫn mang tính chất tự phát của người dân, chưa có nghiên cứu 
về chọn và nhân giống cây Sơn. 
Bài này giới thiệu kết quả tuyển chọn cây Sơn trội tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ và kỹ thuật 
nhân giống cây Sơn bằng phương pháp ghép. Nội dung bài báo là một phần kết quả của đề tài “Nghiên 
cứu chọn giống, nhân giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh cây Sơn (Toxicodendron succedanea) tại 
Phú Thọ” do nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Ứng dụng khoa học Kỹ thuật – Viện Khoa học Lâm 
nghiệp Việt Nam thực hiện. 
 Kết quả cho thấy đã lựa chọn được 30 cây trội và thử nghiệm cho thấy cây Sơn có thể ghép 
thành công với nhiều phương pháp ghép khác nhau, phương pháp ghép nêm cho tỷ lệ thành công sống 
cao nhất đạt trên 67% (sau 40 ngày) và thời vụ ghép thích hợp nhất là vụ xuân. 
Từ khóa: Cây Sơn ta, Kỹ thuật ghép 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Cây Sơn ta (Toxicodendron succecdanea) là loài cây hiện đang cho giá trị kinh tế cao và cho 
nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân ở huyện Tam Nông - Phú Thọ. Hiện nay nhựa sơn là nguồn 
nguyên liệu quý rất cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp như làm đồ mỹ nghệ (sơn, 
gắn các mặt hàng chắp bằng tre nứa, các sản phẩm thủ công, đồ thờ, hàng sơn mài, sơn dầu,) sơn tàu 
thuyền, sản xuất các vật liệu cách điện, Rễ, lá, vỏ quả dùng chữa bệnh hen khan, viêm gan mãn tính, 
đau dạ dày, ngã tổn thương, dùng ngoài trị gãy xương, vết thương chảy máu, lao phổi,. 
Những năm gần đây, nhu cầu về nhựa Sơn ta trên thị trường trong nước và xuất khẩu cao, kéo 
theo nhu cầu trồng cây Sơn ta trong thực tiễn rất lớn, đặc biệt là những giống có năng suất nhựa cao và 
ổn định. Tuy nhiên, cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc gây trồng và phát triển cây Sơn ta ở Việt Nam 
thì chưa nhiều, hiện nay việc trồng cây Sơn ta vẫn mang tính chất tự phát của người dân, chưa có nghiên 
cứu về chọn và nhân giống cây Sơn. 
Bài viết này giới thiệu kết quả tuyển chọn cây Sơn ta trội tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ và kỹ 
thuật nhân giống cây Sơn ta bằng phương pháp ghép. Đây là một phần kết quả của đề tài “Nghiên cứu 
chọn giống, nhân giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh cây Sơn (Toxicodendron succedanea) tại Phú 
Thọ” do nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật – Viện Khoa học Lâm nghiệp 
Việt Nam thực hiện. 
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
+ Vật liệu, địa điểm nghiên cứu 
Điều tra tuyển chọn các cây Sơn ta có độ tuổi từ 4 - 7 tuổi tại Tam Nông Phú Thọ để lựa chọn cây 
trội. 
Vật liệu ghép: 
- Gốc ghép là cây Sơn ta gieo từ hạt, có D00: 0,7 - 1,5 cm (khoảng 8-10 tháng tuổi) 
- Cành ghép: Lấy từ các cây Sơn ta trội (trội về sản lượng nhựa) đã được tuyển chọn. 
 2 
Thí nghiệm ghép được thực hiện tại Tam Nông - Phú thọ. 
+ Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp chọn cây trội: Việc chọn cây trội căn cứ theo tiêu chuẩn giống cây trồng Lâm 
nghiệp số 04/TCN.147-2006 (Ban hanh kèm quyết định 4108/QĐ/BNN-KHCN của Bộ NN&PTNT) dựa 
vào 2 chỉ tiêu cơ bản là hình thái bên ngoài và phẩm chất cây: 
 - Hình thái: chọn những cây sinh trưởng tốt, thân cân đối, tán đều, không sâu bệnh. 
- Phẩm chất: Chọn những cây cho nhiều nhựa, chất lượng tốt, ổn định ít nhất từ 2 năm trở lên. 
Sử dụng 2 phương pháp chính để tuyển chọn cây trội: 
- Khảo sát và phỏng vấn các hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu về sản lượng, chất lượng 
và chu kỳ lấy nhựa (cữ) hàng năm. 
- Điều tra theo dõi sinh trưởng, sản lượng nhựa của cây Sơn ta. 
Sử dụng phương pháp 6 cây so sánh đo đếm các chỉ tiêu đường kính (D1,3); chiều cao cây (Hvn); 
chiều cao dưới cành (Ddc); đường kính tán (Dt); tình hình sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu); sản lượng và 
chất lượng nhựa trong 2 năm 2009, 2010, lựa chọn 50 cây trội dự tuyển. 
- Phương pháp ghép: Sử dụng 3 phương pháp ghép là: ghép nêm, ghép nối tiếp và ghép áp, số 
lượng cây ghép cho mỗi phương pháp là 30 cây, lặp 3 lần. 
Thời gian ghép là 3 mùa trong năm, số liệu thu thập được sử lý bằng phần mềm SPSS và Excel 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
Chọn cây trội 
Bảng 1. Một số chỉ tiêu trung bình của 50 cây trội dự tuyển 
TT Địa chỉ 
Số 
cây 
Tuổi D00 D,13 Hvn Hdc Dt 
Sản 
lượng 
TB 
2009 
(g/cây) 
Sản 
lượng 
TB 
2010 
(g/cây) 
Sản 
lượng 
TB 
(g/cây) 
Sản 
lượng TB 
cây trong 
lô (g/cây) 
 Độ 
vượt 
trội (%) 
1 
Khu 1 – Dị 
Nậu 5 5-6 10 9,7 4,1 2,5 3,5 168 170 169 147 
114,97 
 3 
7 
Khu 8 – Dị 
Nậu 33 5-6 9,5 8 4,7 2,5 3 172 170 171 130 
131,54 
8 
Khu 1 – 
Thọ Văn 12 5-6 9,7 8,2 5,2 2,8 4 166 165 165,5 134 
123,51 
 TB 50 168,66 168,33 168,5 137 123,34 
Kết quả lựa chọn được các cây trội dự tuyển tập trung ở giai đoạn tuổi từ 4 đến trên 6 tuổi đây 
cũng là độ tuổi thành thục ra nhựa của cây Sơn ta, đảm bảo khả năng ra có sản lượng và chất lượng cao 
trong vòng đời của chúng và cũng là giai đoạn tuổi cây mẹ cho vật liệu ghép tốt nhất. Độ vượt trội về sản 
lượng nhựa của các cây trội dự tuyển so với cây trong lô trung bình là 123,3%. Sản lượng nhựa trung 
bình của các cây trội dự tuyển là 168,5 g/cây/năm. 
Tổng hợp toàn bộ số liệu điều tra, phỏng vấn kết hợp với hình thái, chất lượng và chu kỳ ra nhựa, 
đã lựa chọn được 30 cây Sơn ta làm cây trội có độ tuổi từ 4-6 là độ tuổi cho sản lượng và chất lượng cao 
nhất trong vòng đời của cây Sơn ta, mặt khác đây cũng là giai đoạn tuổi mà cây mẹ cho cành ghép tốt 
nhất. Chiều cao dưới cành của các cây trội dao động từ 2 - 5m và rất cân đối, điều này góp phần quan 
trọng vào việc tăng sản lượng nhựa trên cây. 
Ảnh 1: Cây trội Sơn ta 
Bảng 2. Số liệu 30 cây trội đã tuyển chọn 
TT Mã số Địa chỉ 
Tuổi 
cây 
(năm
) 
Hvn 
(m) 
Hdc 
(m) 
D1.3 
(cm) 
Dt 
(m) 
SL 
nhựa 
TB 
2010 
(g) 
SL 
nhựa 
TB 6 
cây SS 
(g) 
 Độ 
vượt 
(%) 
Chu kỳ 
lấy 
nhựa 
(ngày) 
1 TN1 
Lô 3 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 4 4 2 8 2,5 200 143 
139,86 3 
2 TN2 
Lô 3 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 4 5 2 10 4 250 145 
172,41 3 
3 TN3 
Lô 3 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 4 4,5 2,2 6 3 210 131 
160,31 3 
4 TN4 
Lô 1 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông-Phú Thọ 3 4 2 6 2,5 200 147 
136,05 3 
 4 
5 TN5 
Lô 1 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 3 5 2,5 7,5 4 210 115 
182,61 3 
6 TN6 
Lô 1 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 3 5,5 2,3 7 3,5 190 116 
163,79 3 
7 TN7 
Lô 1 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 3 5,5 2,2 6 2,5 210 138 
152,17 3 
8 TN8 
Lô 2 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 5 6 1,7 8,5 3 220 145 
151,72 3 
9 TN9 
Lô 2 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 5 6 1,8 10 3 200 145 
137,93 3 
10 TN10 
Lô 2 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 5 5 2 11 4,5 190 135 
140,74 3 
11 TN11 
Lô 2 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 5 5,5 3 6,6 3,5 210 133 
157,89 3 
12 TN12 
Lô 6 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông - Phú Thọ 6 6 2,4 9 3,5 200 126 
158,73 3 
13 TN13 
Lô 6 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 6 6 4 9 3 190 136 
139,71 3 
14 TN14 
Lô 6 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 6 6,5 4,5 9 3,5 200 143 
139,86 3 
15 TN15 
Lô 1 khu 5 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 3 4,5 2,4 7 4 190 113 
168,14 3 
16 TN16 
Lô 10 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 6 5,5 4 8,5 5 220 178 
123,60 3 
17 TN17 
Lô 10 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 6 5,5 4 8,5 4 210 178 
117,98 3 
18 TN18 
Lô 10 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 6 5 4 8 4,5 210 175 
120,00 3 
19 TN19 
Lô 10 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 6 3,5 2,2 6 3,5 190 136 
139,71 3 
20 TN20 
Lô 10 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 6 5,5 3,1 8 4,5 200 171 
116,96 3 
21 TN21 
Lô 10 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 6 4,5 2 8,5 5 210 172 
122,09 3 
22 TN22 
Lô 7 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 5 5,5 2,5 10 5 220 151 
145,70 3 
23 TN23 
Lô 7 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 5 4,5 2,5 8 5 190 143 
132,87 3 
 5 
24 TN24 
Lô 7 khu 8 xã Dị Nậu- 
Tam Nông -Phú Thọ 5 6,2 3,5 10 5 220 168 
130,95 3 
25 TN25 
Lô 1 khu 1 xã Thọ Văn- 
Tam Nông -Phú Thọ 6 6,5 4 8 4,5 200 160 
125,00 3 
26 TN26 
Lô 1 khu 1 xã Thọ Văn- 
Tam Nông -Phú Thọ 6 6 3 7,5 4,5 190 166 
114,46 3 
27 TN27 
Lô 1 khu 1 xã Thọ Văn- 
Tam Nông 6 6 4 8,5 5 210 161 
130,43 3 
28 TN28 
Lô 1 khu 1 xã Thọ Văn- 
Tam Nông-Phú Thọ 6 8,5 5 11 5 220 170 
129,41 3 
29 TN29 
Lô 1 khu 1 xã Thọ Văn- 
Tam Nông -Phú Thọ 6 6,5 3 8 5 200 152 
131,58 3 
30 TN30 
Lô 1 khu 1 xã Thọ Văn- 
Tam Nông -Phú Thọ 6 5 1,7 7,5 4 190 158 
120,25 3 
 Trung bình 205 
148,33 
140,10 3 
 Sản lượng nhựa của các cây trội được tuyển chọn không có sự biến động lớn, trung bình đạt: 
205g/năm/cây, độ vượt trội trung bình là 140,1 %. Các cây trội được lựa chọn cho sản lượng tương đối 
đồng đều hàng năm. 
Nhân giống cây Sơn ta bằng phương pháp ghép: Đề tài đã thử nghiệm 3 phương ghép (ghép nêm, 
ghép nối tiếp và ghép áp) theo 3 vụ trong năm (xuân, hè, thu). Mỗi phương pháp ghép tiến hành ghép 30 
cây và lặp lại 3 lần. Cành ghép được lấy từ các cây Sơn ta trội dự tuyển, gốc ghép là các cây Sơn ta 
được gieo từ hạt (6-8 tháng tuổi). 
Bảng 3. Kết quả theo dõi thời gian nảy chồi của cành ghép 
Thời gian cành ghép nảy 
chồi (ngày) Lần thí 
nghiệm 
Phương pháp 
ghép 
Số 
lượng 
Bắt đầu Kết thúc 
Số cành đạt Tỷ lệ sống (%) 
Ghép nêm 90 7 22 61 67,78 
Ghép áp 90 12 25 45 50,00 
Ghép nối tiếp 90 8 23 52 57,78 
Vụ Xuân 
Trung bình 9 23.33 53 58,52 
Ghép nêm 90 12 28 41 45,56 
Ghép áp 90 15 32 39 43,33 
Ghép nối tiếp 90 12 28 36 40,00 
Vụ Hè 
Trung bình 13 29.33 39 42,96 
 6 
Ghép nêm 90 9 25 56 62,22 
Ghép áp 90 12 30 42 46,67 
Ghép nối tiếp 90 10 26 46 51,11 Vụ Thu 
Trung bình 10,33 29.00 48 53,33 
Ghép nêm 90 9,33 25 52,67 58,52 
Ghép áp 90 13,00 29 42,00 46,67 
Ghép nối tiếp 90 10,00 25.67 44,67 49,63 
TB 
Trung bình 10,78 26.56 46,44 51,60 
Từ kết quả ở bảng trên cho thấy: 
- Thời gian nảy chồi: 
+ Phương pháp ghép nêm và ghép nối tiếp có thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc nảy chồi 
sớm hơn so với phương pháp ghép áp. Điều này có thể lý giải là do phương pháp ghép nối tiếp và 
phương pháp ghép nêm khi ghép tiến hành cắt phần ngọn cây gốc ghép nên khi cành ghép đã ổn định 
toàn bộ chất dinh dưỡng của gốc ghép tập trung nuôi cành ghép nên cành ghép nhanh nảy chồi; còn với 
phương pháp ghép áp không cắt ngọn gốc ghép nên chất dinh dưỡng không tập trung nuôi cành ghép mà 
vẫn nuôi ngọn gốc ghép, 7 - 10 ngày sau khi ghép mới kiểm tra và cắt ngọn gốc ghép thì cành ghép mới 
được tập trung chất dinh dưỡng nên thời gian nảy chồi và kết thúc muộn hơn. 
+ Vụ xuân thời gian nảy chồi và kết thúc nhanh nhất, sau đó đến vụ thu và cuối cùng là vụ hè. Kết 
quả này đúng với chu kỳ sinh trưởng phát triển của cây trồng: Vụ xuân và thu khi các cành ghép và gốc 
ghép tích lũy đầy đủ chất dinh dưỡng cộng với thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cho cây ghép nhanh nảy 
ngay sau khi ghép. Vụ hè là thời điểm cây đang sinh trưởng phát triển mạnh, các cành ghép còn ở trạng 
thái non nên khi ghép cần có thời gian thích ứng nên thời gian nảy chồi và kết thúc muộn hơn so với 2 vụ 
xuân và thu. 
 7 
Ảnh 2: Cây Sơn ta ghép trong vườn ươm 
- Tỉ lệ sống: 
+ Trong 3 vụ ghép thì vụ xuân cho kết quả cao nhất (tỉ lệ sống 58,52%), sau đó đến vụ thu 
(53,33%), thấp nhất là vụ hè (42,96%). Kết quả cho thấy ở thời điểm cành ghép cũng như gốc ghép khỏe, 
ở trạng thái được tích lũy đầy đủ chất dinh dưỡng và thời tiết thuận lợi sẽ cho kết quả ghép cao hơn. 
+ Trong 3 phương pháp ghép thì phương pháp ghép nêm là cho kết quả cao nhất (tỉ lệ sống 
58,52%), sau đó đến phương pháp ghép nối tiếp (tỉ lệ sống 49,63%), thấp nhất là phương pháp ghép áp 
(tỉ lệ sống 46,67%). Kết quả này có thể lý giải: phương pháp ghép nêm thao tác ghép dễ hơn, độ buộc 
chặt vết ghép sau khi ghép là tốt nhất, chính vì vậy mà tỉ lệ sống cao hơn; phương pháp ghép nối tiếp có 
thao tác ghép dễ, tuy nhiên khi buộc vết ghép dễ bị trượt nên bị ảnh hưởng; còn phương pháp ghép áp 
do các thao tác ghép ở dưới than nên thao tác khó, thời gian ghép và buộc lâu nên ảnh hưởng nhiều tới tỉ 
lệ sống của cành ghép. 
Số liệu cho thấy sự chênh lệch về tỉ lệ sống giữa các phương pháp và mùa vụ. Tuy nhiên, để xác 
định tỉ lệ sống giữa các phương pháp và thời vụ có sự sai khác hay không sử dụng phương pháp so sánh 
theo Bonfferoni (bảng 4 và 5). 
Bảng 4. So sánh tỉ lệ sống theo các phương pháp ghép khác nhau 
Dependent Variable: Tỉ lệ sống 
95% Confidence 
Interval 
 (I) Phương pháp ghép 
(J) Phương 
pháp ghép 
Mean 
Difference 
(I-J) 
Std. Error Sig. 
Lower 
Bound 
Upper 
Bound 
Ghép áp 11.8519(*) 4.25601 .016 1.6417 22.0620 Ghép nêm 
 Ghép nối 
tiếp 8.8889 4.25601 .111 -1.3212 
19.099
0 
Ghép nêm -11.8519(*) 4.25601 .016 -22.0620 -1.6417 
Ghép áp 
 Ghép nối 
tiếp -2.9630 4.25601 1.000 -13.1731 7.2472 
Ghép nêm -8.8889 4.25601 .111 -19.0990 1.3212 
Bonferroni 
Ghép nối 
tiếp 
 Ghép áp 2.9630 4.25601 1.000 -7.2472 
13.173
1 
Based on observed means. 
* The mean difference is significant at the 0,05 level. 
Bảng 5. So sánh tỉ lệ sống theo các thời vụ ghép khác nhau 
Dependent Variable: Tỉ lệ sống 
95% Confidence Interval 
Phương 
pháp I) Vụ ghép 
(J) Vụ 
ghép 
Mean 
Difference 
(I-J) 
Std. Error 
Sig. Lower 
Bound Upper Bound 
Bonferroni Vụ xuân Vụ hè 15.5556(*) 4.25601 .001 5.3454 25.7657 
 8 
 Vụ thu 5.1852 4.25601 .670 -5.0249 15.3953 
Vụ xuân -15.5556(*) 4.25601 .001 -25.7657 -5.3454 Vụ hè 
 Vụ thu -10.3704(*) 4.25601 .045 -20.5805 -.1602 
Vụ xuân -5.1852 4.25601 .670 -15.3953 5.0249 
Vụ thu 
 Vụ hè 10.3704(*) 4.25601 .045 .1602 20.5805 
Qua bảng 4 cho thấy tỉ lệ sống giữa phương pháp ghép áp và phương pháp ghép nêm là có sự 
sai khác rõ rệt (sig <0,05), còn lại giữa các phương pháp ghép chưa có sự sai khác rõ rệt (sig <0,05). 
Như vậy, phương pháp ghép nêm là thích hợp nhất và cho tỉ lệ sống cao nhất. 
Bảng 5 cho thấy tỉ lệ sống giữa 2 vụ xuân, vụ thu và vụ hè là có sự sai khác rõ rệt (sig <0,05), 
giữa 2 vụ xuân và thu chưa có sự sai khác rõ rệt (sig < 0,05). Từ đó cho thấy vụ xuân là vụ thích hợp nhất 
cho ghép cây Sơn ta, sau đó đến vụ thu. 
KẾT LUẬN 
Qua điều tra nghiên cứu đã lựa chọn được 30 cây trội có sản lượng nhựa cao và không có sự 
biến động lớn, trung bình đạt: 205 g/năm/cây, độ vượt trội trung bình là 140,1%. 
Các cây trội được lựa chọn cho sản lượng tương đối đồng đều hàng năm và sẽ là nguồn cung 
cấp vật liệu giống quan trọng để nhân giống. 
Đã xác định được thời vụ và phương pháp ghép Sơn. 
Cây Sơn là loài cây có thể nhân giống bằng phương pháp ghép để tạo ra cây con có phẩm chất 
di truyền giống cây mẹ (nhiều nhựa). 
Thời vụ ghép cây Sơn tốt nhất là vào vụ xuân tỷ lệ sống có thể đạt tới 58,52%. 
Phương pháp ghép nêm là phương pháp ghép thích hợp nhất và cho tỉ lệ sống cao nhất đạt 67, 
78%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Bá, 1961. Thử tìm hiểu một cây công nghiệp quan trọng: cây Sơn (Rhus Succedaneu L.). 
Trường Đại học Tổng hợp. Báo cáo khoa học. Tủ sách Phú Hộ. 
2. Tô Tử Đông, 9/1963. Thí nghiệm các lối cắt khác nhau. Trại thí nghiệm trồng trọt Phú Hộ. 
3. Nguyễn Đức Ban, 1969. Báo cáo Cây sơn điều tra đúc kết lên quy hoạch trong kỹ thuật trồng sơn 
1969 – 1970. Trại thí nghiệm trồng trọt Phú Hộ. 
4. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Thực vật rừng. Giáo trình trường Đại học Lâm nghiệp. Nxb 
Nông nghiệp. 
5. Võ Văn Chi, Trần Hợp, 1999. Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 1. Nxb Giáo dục 1999. 
6. Võ Văn Chi, 2004. Từ điển thực vật thông dụng, tập 2. Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 
7. Nguyễn Thị Dần, 1980. “Một số tính chất vật lý và hóa học cảu đất trồng chè và Sơn tại Trại thí 
nghiệm chè Phú Hộ“, Tập san nghiên cứu đất số 7, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội 
8. Trần Vĩnh Diệu, Lê Thị Phái, 1 – 1980. “Các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng đóng rắn oligome 
epoxy bằng lacon“, Tạp chí hóa học, tập 18. Viện Khoa học Việt Nam. 
9. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam – Quyển 2. Nhà xuất bản trẻ 
10. Pandey, D, 1983. “Growth and yiel of plantation species in the tropics”. Forest Resarch Division, 
FAO, Rom - 1983. 
11. Ralph D.Nyland, 1996. Silviculture - Concepts and Applications, The McGraw - Hill Companies, Inc. 
12. Evans J. ,1992. Plantation Forestry in the Tropics. Clarendon Press - Oxford. 
 9 
13. Laos tree seed project. Toxicodendron (Rhus) succedana (Anacardiceae). 
SELECTION OF PLUS TREES AND PROPAGARION OF TOXICODENDRON SUCCECDANEA BY 
GRAFTING 
Dang Quang Hung 
Forestry Scientific Technical Application Centre, FSIV 
Toxicodendron succecdanea is a highly valued economic species which can be the main source of 
income for farmers in Tam Nong District, Phu Tho Province. 
Increasing domestic and export demand for various resins from T. succedaneum has increased the 
demand for planting of this species. However, the genetic and silvicultural characteristics and 
management of T. succecdanea have not been fully developed and a program by the Forestry Scientific 
Application and Research Centre is researching these issues in Tam Nong District of Phu Tho Province. 
Surveys of know specimens of T. succecdanea were undertaken and 30 trees with superior phenotypic 
characteristics were identificed as plus trees and the basis for further study. Seeds and vegetative 
material were collected from these trees to test various grafting methods for the propagation of 
T. succecdanea. Results showed that, of the different grafting methods tested, cleft grafting gave the 
most successful results (67.78 %) and the most suitatble season for grafting is spring. 
Keywords: Toxicodendron succecdanea, Grafting. 

File đính kèm:

  • pdftuyen_chon_cay_troi_va_nhan_giong_cay_son_ta_bang_phuong_pha.pdf