Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh và bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

TÓM TẮT

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp

quyền “của dân, do dân, vì dân”, chúng ta thấy nổi lên mấy vấn đề cốt

lõi về quá trình xây dựng nhà nước kiểu mới, với quan điểm: Độc lập

dân tộc, chủ quyền quốc gia và quyền tự do, dân chủ của người dân

gắn với xây dựng, quản lí Nhà nước bằng Hiến pháp và pháp luật. Đây

chính là những luận điểm mà Hồ Chí Minh đã dày công tìm kiếm, học

hỏi để làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân hoàn toàn

tự do, là điều kiện tiên quyết để xây dựng nên một bản Hiến pháp dân

chủ và tiến bộ. Bài viết này, góp phần làm rõ quá trình hình thành tư

tưởng lập hiến và những đóng góp của Hồ Chí Minh đối với bản Hiến

pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập

pdf 7 trang phuongnguyen 2700
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh và bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh và bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh và bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN 
01 (11/2016) 78 
TƯ TƯỞNG LẬP HIẾN HỒ CHÍ MINH VÀ BẢN HIẾN PHÁP 
ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
(KỈ NIỆM 70 NĂM NGÀY THÔNG QUA BẢN HIẾN PHÁP ĐẦU TIÊN (09/11/1946 – 09/11/2016)) 
Nguyễn Đình Dũng* 
Title: The constitutional 
thought of Hochiminh and the 
first contitutional of the 
Democratie Republic of Vietnam 
Từ khóa: Tư tưởng lập hiến và 
Hiến pháp 
Keywords: Constitutional 
thought and constitution 
Thông tin chung: 
Ngày nhận bài: 24/8/2016 
Ngày nhận kết quả bình duyệt: 
05/9/2016 
Ngày chấp nhận đăng bài: 
31/10/2016 
Tác giả: 
*ThS., Trường Đại học Phú Xuân 
Email: ndinhdung@yahoo.co.uk 
TÓM TẮT 
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp 
quyền “của dân, do dân, vì dân”, chúng ta thấy nổi lên mấy vấn đề cốt 
lõi về quá trình xây dựng nhà nước kiểu mới, với quan điểm: Độc lập 
dân tộc, chủ quyền quốc gia và quyền tự do, dân chủ của người dân 
gắn với xây dựng, quản lí Nhà nước bằng Hiến pháp và pháp luật. Đây 
chính là những luận điểm mà Hồ Chí Minh đã dày công tìm kiếm, học 
hỏi để làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân hoàn toàn 
tự do, là điều kiện tiên quyết để xây dựng nên một bản Hiến pháp dân 
chủ và tiến bộ. Bài viết này, góp phần làm rõ quá trình hình thành tư 
tưởng lập hiến và những đóng góp của Hồ Chí Minh đối với bản Hiến 
pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. 
ABSTRACT 
In the heritage of Hochiminh’s thought on building a legal 
government “of the people, for the people and by the people”, there are 
the essencial tasks about the construction congress of the new 
government, basing on the viewpoint: Independence for the nation, the 
country’s sovereignty, Liberty, democracy related with the state’s 
construction and governed by constitution and law. These viewpoints 
were extensively research and learn by Hochiminh to have independence 
to the country, freedom to the nation, at the same time, this is the first 
condition to build a democratic and active constitution. This article 
writing about the forming of constitutional thought, and the Hochiminh’s 
contribution to the first constitution of Vietnam’ independence. 
1. Quá trình hình thành tư tưởng lập 
hiến của Hồ Chí Minh 
Sinh ra và lớn lên trong cảnh “nước mất, 
nhà tan”, đất nước hoàn toàn lệ thuộc, mất hết 
chủ quyền, lại bị các thế lực phong kiến – thực 
dân thay nhau thống trị, đàn áp trong suốt thời 
gian dài, nên nước ta không có độc lập, dân ta 
không có quyền tự do, nước ta chưa bao giờ có 
một bản Hiến pháp Điều đó đã làm cho anh 
thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ngày 
đêm suy tư, dằn vặt về con đường cứu nước, 
giải phóng dân tộc theo một đường hướng 
mới, đã thôi thúc anh tìm đến với phương Tây 
– nơi thiên đường của “tự do, bình đẳng, bác 
ái” mà anh hằng ao ước. Sau một thời gian lăn 
lộn, tìm kiếm, học hỏi và trải nghiệm, nhằm 
“xem họ làm thế nào để về giúp đồng bào ta”. 
Nhờ đó, Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc 
đã đi đến kết luận mang tính bước ngoặt và 
thời đại sâu sắc, vượt qua lối mòn của các vị 
cách mạng tiền bối: Muốn thoát khỏi sự lệ 
thuộc, thống trị của thực dân – phong kiến, 
đưa nhân dân ta từ địa vị nô lệ thành người 
chủ nước nhà thì không còn con đường nào 
khác là phải đấu tranh lật đổ ách thống trị 
phong kiến – thực dân theo con đường cách 
mạng vô sản, với khẩu hiệu “phản đế, phản 
phong” và “độc lập dân tộc, người cày có ruộng” 
để ban hành một Hiến pháp dân chủ. Vì thế, 
trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN 
01 (11/2016) 79 
nước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái 
Quốc đã nhận thức một cách sâu sắc nỗi nhục 
mất nước và những giá trị cao quý của một 
nhà nước độc lập, có chủ quyền. Vì vậy, khẩu 
hiệu thường trực của Người về con đường lập 
hiến trước cách mạng Tháng Tám 1945 là 
khẩu hiệu lập hiến mang tính chất đấu tranh, 
nhằm đưa đến một nước Việt Nam độc lập, 
nhân dân thoát khỏi kiếp nô lệ, lầm than, xây 
dựng một nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa – 
Nhà nước thực sự của nhân dân. 
Hơn ai hết, để thực hiện hoài bão “cứu 
nước, cứu dân” của mình, trong suốt hành 
trình bôn ba ở hải ngoại, từ anh thanh niên 
yêu nước Nguyễn Tất Thành đến nhà cách 
mạng Nguyễn Ái Quốc, Người đã không ngừng 
tiếp thu những tư tưởng lập hiến, lập pháp 
của các nhà tư tưởng khai sáng ở phương Tây 
như Montesquieu, Rousseau, đồng thời 
Người học hỏi, kế thừa những quan điểm lập 
hiến theo con đường Dân chủ tư sản của các 
nhà cách mạng tiền bối như Phan Chu Trinh, 
Phan Văn Trường, Phan Bội Châu, Đó chính 
là những mạch nguồn quan trọng, góp phần 
tạo nên tư tưởng lập hiến tiến bộ của Hồ Chí 
Minh dưới ánh sáng và tư tưởng của chủ 
nghĩa Mác – Lênin. Điều này thể hiện rất rõ 
trong Bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An 
Nam gửi cho Hội nghị các nước Đồng minh 
thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ 
Nhất họp ở Vessailles (Pháp) vào giữa năm 
1919, trong đó đề cập đến những nội dung 
quan trọng như đòi “Cải cách nền công lí ở 
Đông Dương, bằng cách cho người dân bản xứ 
được hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật 
như người châu Âu” (điểm 2), “Tự do báo 
chí và tựu do ngôn luận” (điểm 3), “Tự do lập 
hội và hội họp” (điểm 4), “Tự do cư trú ở nước 
ngoài và tự do xuất dương” (điểm 5), “tự do 
học tập” (điểm 6), “Thay đổi chế độ ra Sắc lệnh 
bằng chế độ ra các đạo luật” (điểm 7)... mà sau 
này, Người đã diễn ca thành lời trong “Việt Nam 
yêu cầu ca” để tuyên truyền rộng rãi trong các 
tầng lớp nhân dân là “Bảy xin Hiến pháp ban 
hành/Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” 
(Hồ Chí Minh, 1995, (tập 1), tr.438). Hay, trong 
một bức thư mà Nguyễn Ái Quốc kí tên cùng 
với hai nhà cách mạng tiền bối Phan Bội Châu 
và Phan Chu Trinh gửi cho Hội Vạn quốc (Hội 
Quốc Liên) đã đề nghị “Nếu được độc lập ngay 
thì nước chúng tôi sẽ sắp đặt một nền hiến 
pháp” (Hồ Chí Minh, 1995, (tập 4), tr.8) đã 
chứng tỏ mong ước về quyền tự do, dân chủ 
cho toàn thể nhân dân và quan điểm lập hiến 
của mình, đó là Hiến pháp phải là một Hiến 
pháp dân chủ. Những yêu sách nói trên vừa 
thể hiện tư tưởng về một bản hiến pháp mà 
nội dung của nó là sắp đặt một nền Hiến pháp 
về phương diện chính trị và xã hội theo 
những lí tưởng dân quyền (nhân dân làm 
chủ), để nhân dân được hưởng các quyền như 
người châu Âu. Như vậy, theo Hồ Chí Minh 
giữa độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và 
Hiến pháp có mối liên hệ không thể tách rời 
nhau. Bởi, khi nước nhà chưa được độc lập, 
nhân dân chưa có tự do, quốc gia chưa có chủ 
quyền thì chưa thể có điều kiện để xây dựng 
và ban hành Hiến pháp. Ngược lại, Hiến pháp 
ra đời chỉ khi nhà nước đã được độc lập, nhân 
dân được tự do, Hiến pháp là để tuyên bố về 
mặt pháp lí với nhân dân trong nước và thế 
giới về một Nhà nước độc lập, có chủ quyền 
và là phương tiện để bảo vệ độc lập và chủ 
quyền quốc gia. 
Kiên trì với quan điểm và nhận thức trên, 
Hồ Chí Minh luôn theo đuổi tư tưởng lập hiến 
của mình. Ngay từ khi Đảng ra đời (1930), để 
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong Cương 
lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng đã nhất quán chủ 
trương, đường lối trong giai đoạn cách mạng 
giải phóng dân tộc là xây dựng và phát triển 
chế độ dân chủ nhân dân, mà mục tiêu cốt lõi 
của nó là "độc lập dân tộc, người cày có ruộng” 
và thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu 
trong lĩnh vực chính trị. Cương lĩnh đã chỉ rõ: 
“Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và phong 
kiến; làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn 
độc lập; dựng ra chính phủ công nông binh” 
(Đảng cộng sản Việt Nam, 2000, (tập 1), tr.36). 
Tiếp theo đó, tại Hội nghị Trung ương VII 
(11/1940), Đảng ta đã đề ra nhệm vụ: Ban bố 
Hiến pháp dân chủ, ban bố những quyền tự 
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN 
01 (11/2016) 80 
do dân chủ cho nhân dân, tự do ngôn luận, tự 
do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do hội 
họp, Hay, sau ngày về nước để trực tiếp chỉ 
đạo cách mạng Việt Nam, tại đầu nguồn Pác – 
Bó (Cao Bằng), Hồ Chí Minh cùng Trung ương 
Đảng đã triệu tập Hội nghị Trung ương VIII 
(05/1941) và đi đến quyết định thành lập tổ 
chức Việt Nam cách mạng Đồng minh hội 
(Mặt trận Việt Minh) để tập hợp, lôi kéo 
những người Việt Nam yêu nước đấu tranh 
chống Pháp – Nhật, giải phóng Tổ quốc. Hội 
nghị Trung ương VIII nêu rõ: “Sau khi đánh 
đuổi Pháp, Nhật sẽ thành lập một nước Việt 
Nam dân chủ mới. Chính quyền mới đó không 
phải thuộc quyền riêng của một giai cấp nào, 
mà của chung của toàn thể dân tộc, chỉ trừ bọn 
tay sai, phản quốc” (Nguyễn Trọng Phúc, 
2003, tr.206). Ngày 25/10/1941, Mặt trận 
Việt Minh công bố tuyên ngôn, chương trình 
cứu nước. Trong chương trình hành động của 
Mặt trận Việt Minh, Hồ Chí Minh đã thiết kế 
nên một chế độ Dân chủ Cộng hòa cho nước 
Việt Nam sau khi cuộc cách mạng giải phóng 
dân tộc thành công, sẽ “làm cho nước Việt 
Nam hoàn toàn độc lập. Làm cho dân chúng 
Việt Nam được sung sướng, tự do” (Đảng cộng 
sản Việt Nam, 2000, (tập 7), tr.113). 
Cách mạng tháng Tám năm 1945 vĩ đại 
đã diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng 
trên cả nước. Chính quyền cách mạng của 
nước Việt Nam Dân chủ mới được thành lập 
từ Trung ương cho đến các địa phương trên 
toàn quốc. Thắng lợi ấy là một điển hình 
sáng tạo về trí tuệ và sức mạnh của dân tộc 
ta, mà cốt lõi là ý chí độc lập và khát vọng tự 
do của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo 
sáng suốt và kiên quyết của Đảng Cộng sản 
Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay 
mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân 
chủ Cộng hòa long trọng tuyên bố trước 
quốc dân đồng bào và toàn thể thế giới bản 
Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt 
Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã khẳng định 
“Vua Bảo Đại thoái vị, dân ta đã đánh đổ 
chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên 
chế độ Dân chủ Cộng hòa” (Hồ Chí Minh, 1995, 
(tập 4), tr.3). Và cũng chính từ đây “Nước Việt 
Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự 
thực đã trở thành một nước tự do, độc lập. 
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả 
tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải 
để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” (Hồ Chí 
Minh, 2011, (tập 5), tr.15). Bản Tuyên ngôn 
độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn 
kiện lịch sử mang tính pháp lí về sự ra đời của 
Nhà nước Việt Nam mới do cuộc đấu tranh 
của toàn thể nhân dân Việt Nam vì quyền độc 
lập, tự do, quyền thiêng liêng mặc định cho 
mọi dân tộc là chính nghĩa, hợp lí, hợp pháp. 
Điều này xuất phát từ đạo lí được thừa nhận 
chung, như một giá trị tiến bộ của nhân loại 
là: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền 
bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không 
ai có thể xâm phạm được; trong những quyền 
ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền 
mưu cầu hạnh phúc” (Hồ Chí Minh, 1995, (tập 
4), tr.01). Từ đó, Hồ Chí Minh đã rút ra kết 
luận khoa học rằng “suy rộng ra, câu ấy có 
nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều 
sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền 
sống, quyền sung sướng và quyền tự do” (Hồ 
Chí Minh, 1995, (tập 4), tr.01). Đây chính là 
những quyền cơ bản của con người, cũng là 
quyền độc lập và quyền tự quyết của dân tộc 
mà toàn thể nhân dân và Nhà nước Việt Nam 
Dân chủ Cộng hòa xứng đáng được hưởng, mà 
không có một thế lực nào có thể xâm phạm 
được. Đó, cũng chính là những yếu tố, là tiền 
đề cần thiết và quan trọng để xây dựng và ban 
hành một bản Hiến pháp của Nhà nước Việt 
Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước công nông 
đầu tiên ở Đông nam Á. 
Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hiến 
pháp và Dân chủ là hai yếu tố không thể tách 
rời nhau. Hiến pháp Dân chủ phải là một bản 
Hiến pháp có nội dung và cách thức ban hành 
dân chủ, đồng thời là phương tiện để cho nhân 
dân hưởng được quyền tự do, dân chủ của 
mình. Ngược lại, dân chủ là điều kiện cần và đủ 
cho một bản Hiến pháp Dân chủ ra đời, tồn tại 
và đi vào cuộc sống. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN 
01 (11/2016) 81 
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự ra đời 
bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam 
Dân chủ Cộng hòa (1946) 
Với mục đích xây dựng nhà nước Việt 
Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước chung 
của toàn thể nhân dân, là nhà nước pháp 
quyền của dân, do dân và vì dân được quản lí 
bằng pháp luật, có Hiến pháp dân chủ. Đồng 
thời, nhất quán với tư tưởng lập hiến mà 
Người đã cất công học hỏi, tìm kiếm trong 
suốt quá trình tìm đường cứu nước. Cho nên, 
chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập, Chủ 
tịch Hồ Chí Minh đã khẩn cấp triệu tập phiên 
họp Chính phủ đầu tiên để bàn thảo những 
vấn đề cấp bách cần phải được giải quyết. 
Trong phiên họp này, Người đã đề ra sáu 
nhiệm vụ cần phải được tiến hành ngay, trong 
đó Người đặc biệt chú ý đến nhiệm vụ thứ ba 
là: Tổ chức sớm cuộc bầu cử để thực hiện 
quyền tự do, dân chủ, bởi theo Người “trước 
chúng ta bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, 
rồi đến chế độ thực dân không kém phần 
chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp, 
nhân dân ta không hưởng được quyền tự do 
dân chủ. Chúng ta cần phải có một Hiến pháp 
dân chủ, tôi đề nghị tổ chức càng sớm càng 
hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông 
đầu phiếu bầu Quốc hội và ấn định cho nước 
Việt Nam một Hiến pháp dân chủ” (Hồ Chí 
Minh, 1995, (tập 4), tr.8). Trên tinh thần khẩn 
trương ấy, ngày 20/9/1945, mặc dù Nghị viện 
(Quốc hội) chưa thành lập, nhưng Chủ tịch Hồ 
Chí Minh đã kí ban hành Sắc lệnh số 34/SL về 
việc thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 
thành viên: Hồ Chí Minh (Trưởng Ban), cùng 
các ủy viên: Vĩnh Thụy (Bảo Đại), Đặng Thai 
Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn 
Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh). 
Mặc dù bộn bề trong khó khăn và công việc, 
nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giành thời 
gian chủ trì Ban soạn thảo Hiến pháp, tiến 
hành tổ chức nhiều phiên họp dự thảo, bổ 
sung, sửa đổi những nội dung của bản dự 
thảo Hiến pháp. Trên cơ sở chuẩn bị một cách 
cẩn trọng, nghiêm túc và khoa học, đến đầu 
tháng 11/1945, Ban dự thảo đã soạn thảo 
xong bản Dự thảo Hiến pháp và công bố trước 
toàn dân để lấy ý kiến đóng góp. Ra đời trong 
hoàn cảnh vận nước “ngàn cân treo sợi tóc”, 
các thế lực thù trong, giặc ngoài đang tìm mọi 
cách phá hoại nền độc lập non trẻ của chúng 
ta, bao vây cô lập chúng ta từ mọi phía 
Nhưng, nhờ sự đoàn kết và tin tưởng tuyệt 
đối vào chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 
do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã có hàng 
triệu người dân hăng hái tham gia đóng góp ý 
kiến cho bản Dự thảo Hiến pháp – một bản 
Hiến pháp chứa đựng mơ ước từ ngàn đời của 
nhân dân ta về độc lập độc dân tộc, tự do, dân 
chủ của người dân. 
Đồng thời với công việc soạn thảo Hiến 
pháp, mọi hoạt động chuẩn bị cho cuộc Tổng 
tuyển cử bầu Quốc hội cũng được tiến hành 
hết sức khẩn trương, sâu rộng trên phạm vi cả 
nước. Chỉ sau một thời gian ngắn chuẩn bị, 
cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đã diễn ra 
thắng lợi trên phạm vi toàn quốc vào ngày 
06/01/1946, với khoảng hơn 90% số cử tri 
tham gia đi bỏ phiếu và đã bầu được 333 đại 
biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt 
Nam mới. Có thể nói, thắng lợi to lớn của cuộc 
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I đánh dấu 
tiến trình xây dựng thể chế nước Việt Nam mới 
theo chế độ Dân chủ Cộng hòa. Tại kì họp thứ 
Nhất (Quốc hội khóa I) khai mạc vào ngày 
02/3/1946 tại nhà hát Lớn Hà Nội, do tình 
hình chính trị trong nước phức tạp, bọn đế 
quốc tay sai ra sức chống phá, đòi chia quyền 
lực, gây sức ép đối với chính phủ ta, nên Chủ 
tịch Hồ Chí Minh đã chấp thuận nhượng 70 
ghế đại biểu Quốc hội và 04/10 ghế Bộ trưởng 
cho bọn Việt Quốc, Việt Cách không qua bầu cử 
và lập ra Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. 
Nhưng không vì thế mà công việc soạn thảo, 
xây dựng Hiến pháp bị gián đoạn, ngược lại nó 
càng được quan tâm, thúc đẩy nhiều hơn, 
nhanh hơn. Tại kì họp đầu tiên này, Quốc hội 
nhất trí điều chỉnh, bổ sung thêm một số thành 
viên vào Ban soạn thảo Hiến pháp gồm đầy đủ 
các tổ chức, đảng phái chính trị khác nhau 
(gồm 11 thành viên) do Chủ tịch Hồ Chí Minh 
đứng đầu. Ban soạn thảo lần này có nhiệm vụ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN 
01 (11/2016) 82 
tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân dân, 
nhằm tu chỉnh bản Hiến pháp một cách hoàn 
chỉnh để trình Quốc hội thông qua. 
Trải qua tám tháng hoạt động của Quốc 
hội và Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, dưới 
sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, 
nước ta đã vượt qua được những thử thách, 
khó khăn, giữ vững được chính quyền cách 
mạng còn non trẻ. Trong bối cảnh đó, Quốc hội 
khóa I đã tiến hành kì họp thứ Hai (từ ngày 
28/10 đến 09/11/1946). Tại kì họp lần này, 
hầu hết các đại biểu của bọn Việt Quốc, Việt 
Cách và các phần tử phản động khác đã bỏ 
nhiệm vụ chạy theo quân Tưởng, hoặc bị lực 
lượng an ninh của ta trừng trị vì tội phản quốc, 
chỉ còn lại đại biểu chân chính của nhân dân. 
Kì họp đã thông qua các Nghị quyết quan trọng 
về nội trị và ngoại giao, các dự án luật, tuyên 
bố giải tán Chính phủ Liên hiệp kháng chiến và 
thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước 
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với tinh thần dân 
chủ. Hiến pháp gồm lời nói đầu, 07 chương và 
70 điều khẳng định độc lập, chủ quyền, thống 
nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quyết tâm bảo vệ Tổ 
quốc, xây dựng thể chế Dân chủ Cộng hòa, một 
chế độ đảm bảo quyền tự do, dân chủ của mọi 
công dân Việt Nam. Đây có thể xem là sự khởi 
đầu cho việc kiến tạo nền tảng pháp lí ở nước 
ta, đặt dấu mốc khẳng định tính hợp hiến, hợp 
pháp của Nhà nước Việt Nam độc lập, dân chủ 
và tự do. Đồng thời, bản Hiến pháp đã thật sự 
cụ thể hóa những quan điểm và tư tưởng lập 
hiến mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ấp ủ trong 
suốt mấy chục năm qua. Nội dung của bản 
Hiến pháp được làm ra dựa trên ba nguyên tắc 
cơ bản sau: 
- Đoàn kết toàn dân, không phân biệt 
giống nòi, trai, gái, giai cấp, tôn giáo. 
- Đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của 
người dân. 
- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng 
suốt của nhân dân. 
Có thể nói, với sự ra đời của Quốc hội – Cơ 
quan quyền lực Nhà nước tối cao, đại diện ý 
chí, nguyện vọng cho toàn thể nhân dân, cùng 
với việc ban hành chính thức bản Hiến pháp 
đầu tiên của nước Việt Nam mới, là điều kiện 
hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo tính 
hợp hiến, hợp pháp của Nhà nước Việt Nam 
Dân chủ Cộng hòa chỉ sau một thời gian ngắn 
khi chúng ta giành được độc lập, là sự nhạy 
bén, táo bạo và kịp thời, là thành quả vĩ đại mà 
chưa một quốc gia nào trên thế giới làm được. 
Đã 70 năm trôi qua, đọc lại bản Hiến pháp 
đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa 
(1946), chúng tôi thấy đây là một văn kiện 
pháp lí cực kì súc tích, cô đọng, chính xác, khoa 
học và rất dễ hiểu cho tất cả các giới đồng bào. 
Chúng ta thấy, bản Hiến pháp 1946 toát lên 
được cái thần thái, cái linh hồn của tác phẩm 
pháp lí có tính định hướng, dẫn đường cho hệ 
thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam trong 
buổi đầu lập nước, là nền tảng tối quan trọng 
và cần thiết cho quá trình xây dựng Hiến pháp, 
cùng hệ thống pháp luật ở Việt Nam trong suốt 
70 năm qua. Qua khảo cứu toàn bộ nội dung, 
kết cấu và ngữ nghĩa của bản Hiến pháp đầu 
tiên này, chúng tôi muốn nhấn mạnh một số 
vấn đề về lí luận và nguyên tắc thể hiện tư duy 
khoa học pháp lí với một trí tuệ uyên bác, cũng 
như kĩ thuật lập pháp tài tình, thể hiện tư 
tưởng sâu sắc và tiến bộ của Chủ tịch Hồ Chí 
Minh – linh hồn của bản Hiến pháp năm 1946, 
đó là Người đã đưa vào bản Hiến pháp đầu tiên 
của nước ta những điều luật ngang tầm với 
nền chính trị tiên tiến trên thế giới lúc bấy giờ 
và nhiều điều vẫn còn mang giá trị nóng hổi 
tính thời sự của ngày hôm nay, đó là: 
Thứ nhất, Hiến pháp khẳng định nền độc 
lập dân tộc và sự ra đời của chính thể Dân chủ 
Cộng hòa, do nhân dân làm chủ, với tư tưởng 
“lấy dân làm gốc”. Điều này thể hiện ngay trong 
lời nói đầu của bản Hiến pháp ghi rõ: “cuộc 
cách mạng tháng Tám đã giành lại chủ quyền 
cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền 
Dân chủ Cộng hòa”. Đồng thời, bản Hiến pháp 
được xây dựng trên nguyên tắc “đoàn kết toàn 
dân, không phân biệt giống nòi, trai gái, giai 
cấp, tôn giáo; đảm bảo các quyền tự do dân 
chủ; thực hiện chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt 
của nhân dân” (Lê Mậu Hãn, 2012, tr. 8). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN 
01 (11/2016) 83 
Về Chính thể, Hiến pháp đề cập trong 
Chương 1 với những điều cơ bản: “Nước Việt 
Nam là một nước Dân chủ Cộng hòa. Tất cả 
quyền bính trong nước là của toàn thể nhân 
dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái 
trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; đất nước 
Việt Nam là một khối thống nhất Trung, Nam, 
Bắc không phân chia” (Hiến pháp Việt Nam, 
2002, tr.10). Đây quả là một bước tiến lớn 
trong lịch sử phát triển của Nhà nước Việt 
Nam. Lần đầu tiên ở nước ta, cũng như ở các 
nước Đông Nam Á có một nhà nước Dân chủ 
nhân dân được thành lập, và cũng là lần đầu 
tiên trong lịch sử Việt Nam hình thức chính 
thể Cộng hòa ra đời để phụng sự nhân dân. 
Đó chính là bước ngoặc lớn trong sự phát 
triển tư tưởng dân chủ ở Việt Nam. Như vậy, 
tư tưởng về một bản Hiến pháp dân chủ được 
thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ nội dung 
của bản Hiến pháp 1946. Nét nổi bật nhất 
xuyên suốt trong toàn bộ 7 chương, 70 điều 
của Hiến pháp năm 1946 là tất cả quyền bính 
trong nước là của toàn thể nhân dân với một 
chính thể rộng rãi, một bộ máy nhà nước 
mạnh mẽ và sáng suốt, đề cao và tôn trọng 
quyền con người, quyền công dân. Đây chính 
là tư tưởng lập hiến quan trọng và nổi bật của 
chủ tịch Hồ Chí Minh, nó thể hiện ở chỗ: 
Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà 
nước, tức cũng là chủ thể tối cao của quyền 
lập hiến. Thông qua điều này, nhân dân giao 
quyền, nhân dân ủy thác quyền lực Nhà nước 
của mình cho các cơ quan Nhà nước. Bằng 
phương thức đó mà tổ chức quyền lực Nhà 
nước mang sức mạnh của nhân dân; làm cho 
quyền lực Nhà nước được hình thành một 
cách chính thức, cầm quyền một cách chính 
đáng, và buộc quyền lực Nhà nước phải tuân 
theo Hiến pháp trong tổ chức và hoạt động 
của mình. Với tư cách là Trưởng ban soạn 
thảo Hiến pháp, là người am hiểu nền lập hiến 
Dân chủ, Hồ Chí Minh đã chủ trương “thực 
hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của 
nhân dân” (Hiến pháp Việt Nam, 2002, tr.3) 
với những qui định trở thành nguyên tắc và 
nội dung cơ bản của Hiến pháp. 
Thứ hai, Hiến pháp năm 1946 rất chú 
trọng đến chế định của công dân, nhằm “đảm 
bảo quyền tự do, dân chủ của người dân”. Điều 
này thể hiện ở chỗ, Hiến pháp có 7 chương, thì 
chương II đã dành cho chế định của công dân. 
Lần đầu tiên công dân của nước Việt Nam 
được đảm bảo có quyền tự do, dân chủ một 
cách rộng rãi, điều 10 của Hiến pháp ghi rõ 
“công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, 
tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do 
tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra 
nước ngoài” (Hiến pháp Việt Nam, 2002, tr.16). 
Hiến pháp 1946, cũng lần đầu tiên ghi nhận 
quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi công 
dân và được pháp luật bảo đảm (điều 6 và 7), 
cũng là lần đầu tiên Hiến pháp công nhận phụ 
nữ ngang quyền với nam giới trên mọi phương 
diện và tất cả mọi công dân Việt Nam được 
hưởng các quyền bầu cử, ứng cử, có quyền bãi 
miễn các đại biểu do mình bầu ra khi không 
xứng đáng với vai trò và danh hiệu của người 
đại biểu 
Hiến pháp năm 1946 thực sự là công cụ 
đặc biệt quan trọng và có hiệu lực cao nhất để 
bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ chính quyền 
cách mạng và thực hiện quyền lực nhân dân 
trên nền tảng xã hội dân chủ. Vì thế, lần đầu tiên 
trong lịch sử dân tộc Việt Nam, người dân được 
Hiến pháp xác nhận có tư cách công dân của 
nhà nước độc lập, có chủ quyền và các quyền tự 
do, dân chủ của người dân được ghi nhận và 
đảm bảo thực hiện, trở thành các quyền chính 
trị, văn hóa, xã hội của công dân. Vì vậy, Chủ 
tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá “bản Hiến pháp đó 
chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo một 
hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố với thế 
giới nước Việt Nam đã độc lập... dân tộc Việt 
Nam đã có đủ mọi quyền tự do,... phụ nữ Việt 
Nam đã đứng ngang hàng với đàn ông để được 
hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân. 
Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt 
chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần 
liêm khiết, công bằng của các giai cấp... Chính 
phủ cố gắng làm theo đúng ba chính sách: Dân 
sinh, dân quyền và dân tộc” (Hồ Chí Minh, 2011, 
(tập 4), tr.491). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN 
01 (11/2016) 84 
3. Kết luận 
Như vậy, Hiến pháp năm 1946 đã thật 
sự mở ra một trang sử mới cho dân tộc ta 
với một hệ thống chính quyền thống nhất, 
hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lí 
để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội 
và đối ngoại. Đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí 
Minh đã khẳng định: “Bên trong thì nhân dân 
tin tưởng vào chế độ của mình. Trước thế 
giới, Quốc hội do dân bầu ra sẽ có giá trị pháp 
lí không ai có thể phủ nhận được” (Hồ Chí 
Minh, 1990, (tập 4), tr.356). 
Qua những phân tích trên, chúng ta thấy 
rằng bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta – 
Hiến pháp 1946 là một Hiến pháp dân chủ và 
tiến bộ không kém bất kì một Hiến pháp nào 
trên thế giới. Nó thật sự xứng đáng là một 
bản Hiến pháp mẫu mực trên nhiều phương 
diện mà đến hôm nay những nhà lập pháp 
hiện đại ở Việt Nam vẫn luôn kế thừa, học 
hỏi bởi tư tưởng, kĩ thuật lập hiến vô cùng 
ưu việt và phù hợp với định chế Nhà nước 
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa “của 
dân, do dân, vì dân”. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2000), Văn 
kiện Đảng toàn tập, (tập1). Hà Nội: Nhà xuất 
bản Chính trị quốc gia. 
2. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2000), Văn 
kiện Đảng toàn tập, (tập7). Hà Nội: Nhà xuất 
bản Chính trị quốc gia. 
3. Hiến pháp Việt Nam (1946, 1959, 1980, 
1992) và Nghị quyết sửa đổi một số điều Hiến 
pháp 1992, 2002. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính 
trị quốc gia. 
4. Hồ Chí Minh tuyển tập. (1990) (tập 4). 
Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 
5. Hồ Chí Minh toàn tập. (1995) (tập 1). 
Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 
6. Hồ Chí Minh toàn tập. (1995) (tập 4). 
Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 
7. Hồ Chí Minh toàn tập. (2011) (tập 4). 
Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 
8. Hồ Chí Minh toàn tập. (2011) (tập 5). 
Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 
9. Lê Mậu Hãn. (2012). Sáng lập Nhà nước 
pháp quyền của toàn thể dân tộc, thành quả vĩ 
đại của cách mạng tháng Tám. Tạp chí Lịch sử 
Đảng, 8. 
10. Nguyễn Trọng Phúc. (2003). Tìm hiểu 
Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kì Đại hội và 
Hội nghị Trung ương (1930 – 2002). Hà Nội: 
Nhà xuất bản Lao động. 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_lap_hien_ho_chi_minh_va_ban_hien_phap_dau_tien_cua.pdf