Từ fintech đến regtech: vai trò của chính phủ, cơ quan điều tiết và cơ quan giám sát
Tóm tắt
Khủng hoảng tài chính 2008 đã thức tỉnh các nhà quản lý ở một thị trường tài
chính có thể nói là phát triển bậc nhất thế giới. Từ đó hàng loạt các cải cách đối với
những quy định quản lý thị trường đã được thực thi để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, từ đó
tới nay, hệ thống tài chính – ngân hàng đã có rất nhiều thay đổi dưới những tác động của
fintech. Vào đầu những năm 2010, fintech đã xuất hiện như một ngành mới. Xu thế này
đã làm nảy sinh mối quan ngại về tác động của nó đến ngành dịch vụ tài chính và các
định chế tài chính. Có nhiều luồng quan điểm khác nhau về phát triển fintech, nhưng
chung quy gần như thống nhất là các quốc gia và khu vực không thể cưỡng lại làn sóng
công nghệ đã xâm lấn sâu vào lĩnh vực tài chính. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu hệ thống
luật lệ điều tiết thị trường truyền thống có còn phù hợp, nên quản lý và giám sát ngành
công nghiệp mới này sao cho vừa có thể tận dụng được hiệu quả do fintech mang lại mà
vẫn bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính nội địa; và cách thức mà các định chế tài
chính tuân thủ pháp luật, cách thức mà các cơ quan quản lý giám sát việc thực thi cần có
những thay đổi gì. Mục tiêu của bài viết này là phân tích những cơ hội và rủi ro mà
fintech mang lại cho hệ thống tài chính Việt Nam, vai trò của regtech (regulatory
technology) trong hệ sinh thái fintech, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ
quan điều tiết và giám sát hệ thống tài chính ngân hàng trong bối cảnh trỗi dậy của
fintech.
Từ khóa: fintech, regtech, các quy định điều tiết
Tóm tắt nội dung tài liệu: Từ fintech đến regtech: vai trò của chính phủ, cơ quan điều tiết và cơ quan giám sát
27 TỪ FINTECH ĐẾN REGTECH: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ, CƠ QUAN ĐIỀU TIẾT VÀ CƠ QUAN GIÁM SÁT Đinh Thị Thu Hồng Nguyễn Trí Minh Trần Ngọc Thơ Khoa Tài chính, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Khủng hoảng tài chính 2008 đã thức tỉnh các nhà quản lý ở một thị trường tài chính có thể nói là phát triển bậc nhất thế giới. Từ đó hàng loạt các cải cách đối với những quy định quản lý thị trường đã được thực thi để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, từ đó tới nay, hệ thống tài chính – ngân hàng đã có rất nhiều thay đổi dưới những tác động của fintech. Vào đầu những năm 2010, fintech đã xuất hiện như một ngành mới. Xu thế này đã làm nảy sinh mối quan ngại về tác động của nó đến ngành dịch vụ tài chính và các định chế tài chính. Có nhiều luồng quan điểm khác nhau về phát triển fintech, nhưng chung quy gần như thống nhất là các quốc gia và khu vực không thể cưỡng lại làn sóng công nghệ đã xâm lấn sâu vào lĩnh vực tài chính. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu hệ thống luật lệ điều tiết thị trường truyền thống có còn phù hợp, nên quản lý và giám sát ngành công nghiệp mới này sao cho vừa có thể tận dụng được hiệu quả do fintech mang lại mà vẫn bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính nội địa; và cách thức mà các định chế tài chính tuân thủ pháp luật, cách thức mà các cơ quan quản lý giám sát việc thực thi cần có những thay đổi gì. Mục tiêu của bài viết này là phân tích những cơ hội và rủi ro mà fintech mang lại cho hệ thống tài chính Việt Nam, vai trò của regtech (regulatory technology) trong hệ sinh thái fintech, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ quan điều tiết và giám sát hệ thống tài chính ngân hàng trong bối cảnh trỗi dậy của fintech. Từ khóa: fintech, regtech, các quy định điều tiết 1. Hệ sinh thái fintech (fintech ecosystem) và vai trò của chính phủ, cơ quan điều tiết và cơ quan giám sát Fintech là thuật ngữ dùng để mô tả việc sử dụng công nghệ mới (công nghệ blockchain, robot tư vấn, cho vay P2P, tài trợ đám đông, thanh toán qua điện thoại) và ứng dụng trong lĩnh vực tài chính. Hiểu theo nghĩa khác, fintech cũng thường được dùng để mô tả các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính, các công ty này thường là những người cung cấp các giải pháp chứ không phải chỉ đơn thuần là cung cấp công nghệ. Để phát triển fintech, chúng ta cần phải xây dựng một hệ sinh thái đầy đủ với các mối liên kết thật chặt chẽ và có hiệu quả. Chúng ta có thể hình dung hệ sinh thái fintech bao gồm những thành phần sau: ➢ Người sử dụng: các khách hàng, với tư cách cá nhân lẫn doanh nghiệp, đều muốn tiếp cận fintech như một cách để nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm. ➢ Định chế tài chính: tiếp xúc với các công ty fintech để tận dụng sáng tạo và công nghệ của họ, bằng nhiều hình thức khác nhau (thuê ngoài, hợp tác). ➢ Startup: sự nhạy bén và trình độ chuyên môn của các startup đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển fintech. Điều này sẽ giúp chúng ta cải thiện rất nhiều 28 yếu tố trong lĩnh vực ngân hàng truyền thống để hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính. ➢ Các công ty công nghệ: hỗ trợ các startup trong lĩnh vực fintech về mặt cơ sở vật chất và kỹ năng. ➢ Trường đại học và viện nghiên cứu: tạo môi trường khuyến khích sinh viên sáng tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia có chuyên môn sâu để hướng dẫn và hỗ trợ các công ty fintech mới thành lập. ➢ Các cơ quan chuyên trách phát triển: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn tiếp xúc và hỗ trợ các công ty mới phát triển đúng tiềm năng. ➢ Nhà đầu tư: nhiều nhà đầu tư (trong đó có các nhà đầu tư mạo hiểm) xem fintech như một hướng đi có thể đem đến thành công cho họ. ➢ Chính quyền và các cơ quan điều tiết: thông qua các công cụ pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh lĩnh vực fintech đang nở rộ. Đối với nền kinh tế đang trong giai đoạn tái cấu trúc sâu rộng như hiện nay và trình độ công nghệ còn ở mức thấp rất xa so với thế giới, điều quan trọng là quá trình điều tiết fintech còn phải khuyến khích sự phát triển thực sự của ngành này một cách hiệu quả. 2. Vai trò của fintech trong tương lai và những rào cản phát triển fintech Vì fintech thường mạnh trong lĩnh vực công nghệ và ứng dụng nhưng lại ít có kinh nghiệm trong hoạt động tài chính nên trong tương lai fintech cũng không thể nào thay thế hoàn toàn cho khu vực tài chính truyền thống. Có 3 cách chủ yếu để phát triển fintech: - Hợp tác với ngân hàng. - Tập trung vào những mảng dịch vụ ứng dụng công nghệ như cho vay P2P. - NH tự triển khai fintech cho các hoạt động của mình. Trên góc độ vĩ mô, khu vực tài chính là một trong những lĩnh vực bị điều tiết nhiều nhất. Do fintech cũng thực hiện chức năng tương tự với ngân hàng như thanh toán và cho vay, nên vấn đề đặt ra là kiểm soát và điều tiết các công ty fintech như thế nào, có nên giống như hệ thống các ngân hàng hay không. Trên góc độ vi mô, rào cản lớn nhất cho các công ty fintech là các công ty này chủ yếu tập trung vào phát triển công nghệ, vì thế họ không quen với kinh doanh dịch vụ tài chính và các quy định điều tiết tài chính. Ngoài ra do hệ thống ngân hàng đã tồn tại hàng trăm năm, thậm chí ở tầm mức toàn cầu, vì vậy hệ thống ngân hàng ít có động lực hợp tác với các công ty trong lĩnh vực fintech, là những công ty mới phát triển gần đây. 3. Rủi ro mới và cơ hội mới hi fintech xuất hiện, công nghệ hiện đại tất yếu mang lại những lợi ích to lớn cho người tiêu dùng, cho lĩnh vực dịch vụ tài chính, nhưng cũng đồng thời làm những rủi ro trong ngành tài chính thay đổi. Điều này có nghĩa là sẽ có thêm những rủi ro mới. Vì vậy chúng sẽ đặt ra nhiều thách thức cho các nhà quản lý, giám sát thị trường nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và giữ vững uy tín cho ngành dịch vụ tài chính. Các nhà quản lý cần phải cân nhắc đưa ra những quy định điều tiết và kiểm soát sao cho cân bằng giữa việc bảo đảm tính an toàn và lành mạnh trong hệ thống tài chính 29 mà không làm mất đi hiệu quả của những sáng kiến mang lại. Những luật lệ điều tiết phải được áp dụng cho cả hệ thống tài chính truyền thống và hoạt động của các fintech. Thời gian qua, các nhà quản lý vẫn còn khá lúng túng trước những bước phát triển nhanh chóng của fintech. Họ tập trung vào câu hỏi làm thế nào để quản lý những kết quả ứng dụng ngày càng đa dạng và phức tạp của fintech, hay đâu là những rủi ro tiềm ẩn đằng sau những phát minh sáng tạo ấy, và liệu có nên đặt ra ngay quá nhiều quy tắc quản lý đối với các ứng dụng công nghệ. Do vậy có lẽ sự chờ đợi và quan sát, nguyên tắc thử và sai là cần thiết để các nhà quản lý có thể quan sát và tìm hiểu thêm những rủi ro tiềm ẩn do fintech tạo ra. Nhận diện rủi ro mới - Do khả năng kết nối và tăng trưởng cho vay nhanh chóng, nên sẽ làm suy yếu vai trò của những giới hạn về tín dụng, kết quả là rủi ro tín dụng có xu hướng ngày càng tăng. - Rủi ro thanh khoản tăng thêm do sự mất cân đối về kỳ hạn ở các quỹ thị trường tiền tệ hoặc khả năng rút tiền đồng thời theo cấp số nhân ngoài dự kiến của những nhà giao dịch tư nhân. - Các yêu cầu về vốn nhanh chóng trở nên không còn phù hợp trước sự tăng trưởng quá nhanh về quy mô của các giao dịch cũng như các công ty fintech. - Do các sản phẩm mới mang tính đòn bẩy cao và sử dụng công nghệ thông tin nên các định chế tài chính và công ty fintech đều phải đẩy mạnh việc quản trị rủi ro. - Do tăng cường hợp tác giữa ngân hàng và các công ty fintech để oursoucing một số hoạt động nên sẽ phát sinh rủi ro từ người cung cấp dịch vụ thứ ba. Các hợp đồng ký kết và hoạt động của các công ty fintech phải được kiểm soát kỹ lưỡng và tuân thủ đúng quy định điều tiết như hoạt động của ngân hàng. - Do hoạt động fintech dựa vào big data nên các quy định về bảo mật thông tin cũng được quan tâm đúng mức. Chẳng hạn như các cơ quan điều tiết và giám sát nên hợp tác với các cơ quan có chức năng nhiệm vụ trong từng lĩnh vực có liên quan để thực hiện chức năng điều tiết công ty fintech như: kiểm soát việc tuân thủ quy định, bảo vệ dữ liệu, cạnh tranh và các đơn vị tình báo tài chính. Do fintech có nền tảng công nghệ thông tin, việc hợp tác liên ngành là cần thiết để thu thập, trao đổi thông tin, tiếp xúc các công ty fintech và ngân hàng, từ đó tạo ra hành lang pháp lý phù hợp, nhất quán, vừa để bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng, vừa khuyến khích đầu tư và sáng tạo trong lĩnh vực fintech. - Do việc thanh toán và đầu tư diễn ra trên phạm vi quốc tế nên việc hợp tác giữa các cơ quan điều tiết và giám sát trên toàn khu vực và toàn cầu là cần thiết. - Do fintech làm thay đổi mô hình, cấu trúc và hoạt động kinh doanh của các ngân hàng truyền thống, việc cung cấp dịch vụ chủ yếu dựa vào công nghệ, nên những mô hình quản lý và giám sát trước đây chẳng hạn như Basel hoặc các đạo luật khác phải được thay đổi cho phù hợp. - Cần phải đánh giá lại các mô hình huấn luyện nhân viên, kỹ năng của nhân viên xem có còn phù hợp, cần bổ sung thêm những kỹ năng đặc biệt phù hợp. Các cơ quan cần phải điều tra khám phá các công nghệ mới để cải thiện phương pháp giám sát. Thông tin về chính sách nên được chia sẻ giữa các cơ quan. Việc cấp phép cho các công ty fintech cũng cần được cân nhắc thận trọng. Chúng tôi cho rằng đây là một trong những khía cạnh 30 hình thành nên regtech (điều tiết trong lĩnh vực fintech). Nói ngắn gọn, fintech phải gắn liền với regtech. Cơ hội mới Trong kỷ nguyên của công nghệ thông tin, fintech đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt và cơ chế vận hành của lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Chúng tôi cho rằng đây là cơ hội mà các nhà hoạch định chính sách nước ta cũng nên xem fintech như là thời cơ có một không hai để hoàn thiện cơ chế, chính sách. Thêm vào đó, công nghệ do fintech đem lại còn giúp cải thiện việc quản lý và giám sát trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Các nhà hoạch định chính sách nước ta cần phải thấy được lợi ích to lớn mà sự hợp tác giữa fintech và hệ thống ngân hàng mang lại. Đó là các ngân hàng có thể tận dụng công nghệ từ fintech để nâng cấp dịch vụ của mình mà không phải tốn nhiều chi phí. Đồng thời các công ty fintech có thể dễ dàng tiếp cận số lượng khách hàng lớn thông qua hệ thống ngân hàng. Chúng tôi cho rằng chính phủ cần phải có một chương trình tổng thể cấp quốc gia về chính sách và khung pháp lý để khuyến khích ngân hàng mở cửa hợp tác với các công ty fintech. 4. Regtech được xem như một bộ phận của Fintech Thuật ngữ regtech (regulatory technology) mà chúng tôi đề cập ở phần trên hàm ý đến việc ứng dụng công nghệ trong quá trình phổ biến và thực thi các quy định quản lý, nhằm tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả của quá trình này. Theo đó, một nhóm công ty sẽ sử dụng công nghệ để hỗ trợ các công ty tài chính trong việc tuân thủ những quy định quản lý một cách hiệu quả và tiết kiệm; đồng thời giúp nhà quản lý giám sát tốt hơn sự an toàn của các định chế tài chính. Ngày nay fintech đem lại những thách thức cho các ngân hàng truyền thống với câu hỏi liệu rằng có thể giải quyết các vấn đề về kỹ thuật và công nghệ thông qua sự kết hợp của dữ liệu chất lượng cao và tự động hóa hay không. Fintech đã khuếch đại gánh nặng cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống bằng cách làm bộc lộ những điểm yếu trong các mô hình kinh doanh hiện tại. Đồng thời fintech cũng làm gia tăng gánh nặng cho các nhà quản lý làm sao để giám sát hiệu quả các định chế tài chính. Vì vậy một trong những thách thức đối với regtech là làm thế nào để chúng có thể mang lại hài hòa lợi ích cho mỗi bên. Việc ứng dụng công nghệ ngày càng cao trong lĩnh vực tài chính đòi hỏi các nhà quản lý chuyển đổi cách tiếp cận vừa điều chỉnh hành vi của con người lại vừa chuyển sang kiểm soát và nâng cao hiệu quả, giảm rủi ro của các quy trình thuật toán. Những lợi ích chính của regtech - Regtech có khả năng kết hợp tất cả các công cụ liên quan và cần thiết cho việc tuân thủ quy định bằng cách sử dụng dữ liệu thực cập nhật, quy trình tự động hóa với thuật toán 31 nâng cao, khả năng liên kết các mô hình và phân tích nâng cao trên cơ sở trí tuệ nhân tạo. Regtech có thể giảm chi phí, thời gian ra quyết định, và khả năng tăng tốc kết nối, vì vậy có thể nâng cao giá trị của các chức năng tuân thủ. RegTech cũng có khả năng cung cấp các báo cáo liên tục về kiểm toán, tài chính, và quản trị rủi ro; từ đó nâng cao khả năng giám sát xu hướng thị trường và các rủi ro mới phát sinh. - Regtech được tích hợp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính để đảm bảo khả năng cảnh báo, tốc độ xử lý, khả năng phổ biến kịp thời các quy định, và khả năng phân tích nâng cao. - Regtech tạo ra các giải pháp giúp nâng cao khả năng mở rộng quy mô và khả năng hoạt động linh hoạt, đồng thời cho phép: a) Sắp xếp, tổ chức lại dữ liệu, tạo điều kiện cho việc phổ biến và chia sẻ dữ liệu. b) Định hình và tạo lập báo cáo nhanh chóng, cập nhật. c) Rút ngắn thời gian ban hành và thực thi các giải pháp. d) Khai thác và lưu trữ dữ liệu thông minh e) Sử dụng nhiều công cụ thông tin quản lý như kiểm tra tình trạng tài chính, báo cáo giao dịch, báo cáo thực thi quy định, và các công cụ tự học. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng chúng tôi cho rằng, trong điều kiện Việt Nam, việc triển khai regtech có khả năng đem đến những rủi ro tiềm ẩn như sau: - Sự không nhất quán trong quy định điều tiết giữa các bộ ngành với nhau và giữa chính phủ (các bộ quản lý có liên quan đến regtech) và fintech. - Trong bối cảnh các nhà đầu tư vẫn còn hoài nghi về tiềm năng phát triển và sự năng động của thị trường fintech ở Việt Nam, các regtech không thích hợp càng có nguy cơ ngăn cản sự phát triển của fintech. - Nguy cơ có những xáo trộn trong thị trường lao động và thị trường tài chính. - Fintech có thể gây thiệt hại cho thị trường nhiều hơn những lợi ích mà nó mang lại, hoặc chỉ đem lại sự thịnh vượng cho những thị trường ngách, đem lại lợi ích cho những người giàu, làm gia tăng bất bình đẳng xã hội, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Theo đó, trí thông minh nhân tạo (khó kiểm soát) đang đặt ra nhiều thách thức đối với regtech. Đó là làm sao có thể đưa ra những điều chỉnh thích hợp với những phản ứng nhạy bén nhiều hơn. - Liệu regtech có thể đáp ứng kịp thời và hiệu quả để quản lý rủi ro và giải quyết quyền lợi của các bên liên quan vẫn còn là câu hỏi lớn. Đặc biệt, khi mà vấn đề người đại diện (agency prolems) và vấn đề bất cân xứng thông tin có khả năng bị ảnh hưởng đáng kể bởi fintech. 5. Những đề xuất cụ thể để phát triển fintech Có rất nhiều công việc cần làm để phát triển fintech. Trong phạm vi bài tham luận này, chúng tôi chỉ tập trung đề cập đến một số giải pháp cụ thể về các khuôn khổ điều tiết và giám sát hệ thống tài chính ngân hàng trong bối cảnh trỗi dậy của fintech. Theo chúng tôi, có hai nguyên tắc chung cần lưu ý là: 32 Thứ nhất, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan giám sát ngân hàng phải cân bằng giữa sự an toàn, ổn định tài chính, tuân thủ pháp luật của hệ thống ngân hàng nhưng không được vô tình gây cản trở cho các sáng tạo trong ngành tài chính. Thứ hai, các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan giám sát cần định vị lại vai trò của mình. Họ phải xem vai trò của mình như là người kiến tạo (chính phủ kiến tạo) nên một ngành công nghiệp tài chính mới lớn mạnh và bền vững, trong môi trường khuyến khích sáng tạo, từ đó giúp cho việc thực hiện các mục tiêu chính sách được thuận lợi hơn. Trên cơ sở đó, các giải pháp cụ thể như sau: - Các ngân hàng phải có cơ cấu điều hành hiệu quả, có quy trình quản trị rủi ro để xác định, quản lý và theo dõi rủi ro liên quan đến việc áp dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới và các đối tượng mới tham gia hệ thống ngân hàng phát sinh từ fintech. - Các ngân hàng phải bảo đảm có quy trình IT và quản trị rủi ro nhằm vào những rủi ro liên quan đến công nghệ mới và áp dụng môi trường kiểm soát cần thiết để hỗ trợ các sáng tạo chủ chốt một cách hợp lý. - Các ngân hàng phải bảo đảm có quy trình thẩm định chi tiết, quản trị rủi ro và theo dõi liên tục các hoạt động do bên thứ ba đảm nhiệm, trong đó có các công ty fintech. Hợp đồng hợp tác giữa các ngân hàng với công ty fintech phải nêu rõ trách nhiệm của mỗi bên, thỏa thuận mức độ cung cấp dịch vụ và trách nhiệm về vấn đề kiểm toán. Các ngân hàng phải duy trì kiểm soát các dịch vụ thuê ngoài theo tiêu chuẩn tương tự như các hoạt động trong nội bộ ngân hàng. - Các cơ quan giám sát ngân hàng nên hợp tác với các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm giám sát các chức năng quản lý liên quan đến fintech trong các khía cạnh tuân thủ pháp luật, bảo vệ dữ liệu, cạnh tranh và tình báo tài chính. Để từ đó thiết kế các tiêu chuẩn điều tiết thích hợp. - Trong bối cảnh phát triển toàn cầu của fintech, cần có sự hợp tác giữa các cơ quan giám sát trên thế giới. Các nhà giám sát cần thiết phải điều phối giám sát hoạt động fintech xuyên biên giới. - Các cơ quan giám sát ngân hàng phải đánh giá nguồn nhân lực và mô hình đào tạo hiện tại để bảo đảm kiến thức, kỹ năng của nhân viên liệu còn phù hợp hiệu quả của việc giám sát công nghệ và mô hình kinh doanh mới. Các cơ quan giám sát cũng nên cân nhắc việc bổ sung kỹ năng mới vào các hoạt động chuyên môn hiện hành. - Các cơ quan giám sát nên cân nhắc điều tra và thăm dò tiềm năng của công nghệ mới để cải thiện các phương pháp và quy trình của mình. Các thông tin về chính sách và thủ tục cần được chia sẻ giữa các cơ quan giám sát với nhau. - Các nhà giám sát và chính phủ cần phải minh bạch trong các mục tiêu và cách làm việc của mình. Điều này sẽ giúp cho ngành công nghiệp tài chính mới nhận diện được các định hướng phát triển và điều tiết của chính phủ trong tương lai. 33 - Chính phủ cần tổ chức các hội nghị, sự kiện để hướng dẫn thực hiện các quy định cùng các phương thức sáng tạo khác cho các bên liên quan và khuyến khích tính minh bạch trong ngành fintech. - Các cơ quan giám sát phải rà soát lại khung quản lý, giám sát và cấp phép của mình trong bối cảnh rủi ro mới xuất phát từ sản phẩm và mô hình kinh doanh mới. Trong thẩm quyền và chức năng quản lý của mình, các nhà giám sát nên xem xét các khuôn khổ pháp lý hiện hành liệu có còn phù hợp. - Các cơ quan giám sát nên thường xuyên đối thoại chính sách, học hỏi kinh nghiệm và các phương pháp của nhau. Để từ đó xem xét liệu có nên áp dụng các phương pháp và quy trình tương tự vào lĩnh vực của mình. - Các nhà làm luật, cơ quan giám sát cần tăng cường tiếp xúc và hợp tác với các đại diện ngành tài chính và fintech trong bối cảnh công nghệ và tiêu chuẩn thay đổi từng ngày. Tăng cường làm việc với khối tư nhân để thúc đẩy việc phát triển các sản phẩm tài chính an toàn với giá cả phải chăng, từ đó khuyến khích môi trường tài chính an toàn, lành mạnh. 6. Kết luận Trải qua gần một thập kỷ phát triển, tuy nhiên fintech cũng chỉ mới được nhắc đến ở Việt nam trong thời gian gần đây. Hình dạng của fintech như thế nào cùng với những ứng dụng và lợi ích mà nó mang lại vẫn chưa được chú ý đúng mức. Trong khi fintech đã xâm nhập vào đời sống của từng người ở nhiều quốc gia trên thế giới, thì chỉ riêng việc nhận thức fintech không thôi vẫn còn là một trở ngại lớn ở Việt Nam. Điều này đến lượt nó lại càng khiến cho các cơ quan chức năng trở nên bối rối hơn bao giờ hết với regtech. Có một nhận thức phổ biến ở nước ta hiện nay khi cho rằng fintech chỉ là công việc nội bộ trong ngành ngân hàng. Trên các phương tiện truyền thông, chúng ta cứ mặc nhiên cho rằng fintech dường như là lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Những thắc mắc trong dư luận và của các chuyên gia về fintech hầu như chỉ được giải thích bởi các lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước. Chúng tôi đã chứng minh cho thấy những nhận định như trên là rất phiến diện. Ngày nay sự phát triển của fintech đã lớn mạnh đến nỗi chúng không còn là lĩnh vực thuộc sự quản lý của bất kỳ bộ ngành nào. Theo chúng tôi, cách hiểu đúng nhất hiện nay là fintech cùng với regtech cần phải được nhận dạng như là một xu thế tất yếu mang tính toàn cầu. Vì vậy chúng tôi cho rằng Việt Nam cần phải đặt vấn đề fintech và regtech trong một tổng thể chương trình cấp quốc gia và quốc tế. Các chương trình tổng thể cấp quốc gia về fintech và regtech chẳng những đáp ứng được các mục tiêu ngắn hạn trước mắt mà còn đến sự phát triển dài hạn sau này. Điều cuối cùng chúng tôi muốn đề cập đến để kết thúc bài viết này, đó là tính cục bộ giữa các bộ ngành và lợi ích nhóm có khả năng sẽ là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của fintech ở Việt Nam hiện nay. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anagnostopoulos, I. (2018). Fintech and regtech: Impact on regulators and banks. Journal of Economics and Business. https://doi.org/10.1016/j.jeconbus.2018.07.003 2. Basel Committee on Banking Supervision (2017). Sound Practices: Implications of fintech developments for banks and bank supervisors. www.bis.org/bcbs/publ/d431.pdf 3. Capgemini (2017). World fintech report 2017. https://www.capgemini.com/service/introducing-the-world-fintech-report-2017/ 4. Capgemini (2018). World fintech report 2018. https://www.capgemini.com/news/capgeminis-world-fintech-report-2018-highlights- symbiotic-collaboration-as-key-to-future-financial-services-success/ 5. Christiansen, B., Maalouf, ., Brandt, P., và cộng sự (2018). Look t US And EU Fintech Regulatory Frameworks. https://www.skadden.com/insights/publications/2018/02/a-look-at-us-and-eu-fintech- regulatory-frameworks 6. Clifford chance (2017). European fintech regulation – an overview. fintech@cliffordchance.com 7. KPMG (2016). Fintech in India: A global growth story. https://home.kpmg.com/in/en/home/insights/2016/06/fintech.html
File đính kèm:
- tu_fintech_den_regtech_vai_tro_cua_chinh_phu_co_quan_dieu_ti.pdf