Tư duy tập trung vào giá trị - Định hướng nâng cao năng lực quản lý giáo dục ở Việt Nam
Trong một xã hội phát triển, giá trị chính là động lực và mục tiêu; đồng thời tư duy được xem là giá trị và có ý nghĩa tác động đến sự phát triển của xã hội. Giá trị học là một khoa học có sự
ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống và xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới,
trong đó có khoa học quản lý. Tư duy giá trị và tư duy tập trung vào giá trị là những thành tựu của
khoa học quản lý đương đại; tư duy giá trị đang được ứng dụng trong quản lý ở nhiều lĩnh vực khác
nhau của kinh tế và xã hội bởi nó xây dựng được phương pháp và kỹ thuật cho các nhà quản lý đưa
ra quyết định. Ứng dụng tư duy tập trung vào giá trị có khả năng nâng cao năng lực quản lý giáo dục
ở Việt Nam trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Bạn đang xem tài liệu "Tư duy tập trung vào giá trị - Định hướng nâng cao năng lực quản lý giáo dục ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư duy tập trung vào giá trị - Định hướng nâng cao năng lực quản lý giáo dục ở Việt Nam
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 73Ngày nhận bài: 3/2/2018; Ngày phản biện: 7/2/2018; Ngày duyệt đăng: 27/2/2018 (1) Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu; e-mail: hocanhhanh@gmail.com (2) Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu; e-mail: nguyenhuule@gmail.com TƯ DUY TẬP TRUNG VÀO GIÁ TRỊ - ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM Hồ Cảnh Hạnh(1) Nguyễn Hữu Lễ(2) Trong một xã hội phát triển, giá trị chính là động lực và mục tiêu; đồng thời tư duy được xem là giá trị và có ý nghĩa tác động đến sự phát triển của xã hội. Giá trị học là một khoa học có sự ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống và xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có khoa học quản lý. Tư duy giá trị và tư duy tập trung vào giá trị là những thành tựu của khoa học quản lý đương đại; tư duy giá trị đang được ứng dụng trong quản lý ở nhiều lĩnh vực khác nhau của kinh tế và xã hội bởi nó xây dựng được phương pháp và kỹ thuật cho các nhà quản lý đưa ra quyết định. Ứng dụng tư duy tập trung vào giá trị có khả năng nâng cao năng lực quản lý giáo dục ở Việt Nam trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Giá trị; tư duy giá trị; tư duy tập trung vào giá trị; khoa học quản lý; quản lý giáo dục. 1. Đặt vấn đề Khi bàn về Tư duy giá trị (Value in Thinking), Jozef Tischner, giáo sư Học viện Thần học Ba Lan đã khẳng định “trong một thế giới trật tự, tư duy bao giờ cũng được ưu tiên” [8, tr.477]. Giáo dục có chức năng định hướng giá trị bằng nhiều hoạt động, trong đó tư duy như là một giá trị đặc trưng. Trong bối cảnh của một nền giáo dục được quản lý chủ yếu bằng hành chính hóa công vụ như nước ta hiện nay, tư duy giá trị không những khắc phục những hạn chế của cơ chế quản lí hiện hành mà còn tạo ra cơ hội để những nhà hoạch định chính sách lựa chọn hướng phát triển cho tương lai. Tư duy tập trung vào giá trị có khả năng đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam đi vào quỹ đạo phát triển của giáo dục thế giới, khi mà hoạt động quản lý mang tính khoa học, tư duy được ưu tiên để ra quyết định, sự sáng tạo được coi trọng, tri thức được xem là những tài sản có giá trị. Trong bài viết này, chúng tôi khái quát một số vấn đề về tư duy giá trị và tư duy tập trung vào giá trị để định hướng thông tin, góp phần nâng cao năng lực cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) ở nước ta trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 2. Tư duy giá trị - những vấn đề tổng quan Trong thế kỷ XX, có một ngành khoa học mà từ khi ra đời đến nay, sức ảnh hưởng và những ứng dụng của nó đã đi vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, đó là Giá trị học (Axiolo- gy). Giá trị học gắn liền tên tuổi Robert Schirokauer Hartman (1910-1973), nhà luân lý học, nhà triết học người Đức. Ông có những công trình lý thuyết về giá trị như cuốn Cấu trúc của giá trị: cơ sở của giá trị và giá trị học (The Structure of Value: Founda- tions of Scientific Axiology) được đánh giá là một tác phẩm vĩ đại và Đo lường giá trị (The Measure- ment of Value), một tác phẩm gây nhiều tranh luận nhưng cũng gợi ra nhiều ý tưởng thú vị. Hartman không trình bày định nghĩa như những người khác thường làm mà ông đi tìm mối liên hệ logic của giá trị. Trên cơ sở của các mối liên hệ đó, ông trình bày 5 đặc điểm của giá trị: giá trị duy lý và giá trị không duy lý, tính khách quan và chủ quan của giá trị, giá trị đồng tình và giá trị phản đối, giá trị lạc quan và giá trị bi quan, tốt và xấu trong thế giới này [5]. Bên cạnh những vấn đề lý luận về cấu trúc của giá trị, Hartman đặt ra vấn đề đo lường giá trị. Ông đã từng mong muốn giá trị được định lượng một cách rõ ràng giống như cách làm của khoa học tự nhiên để “tìm ra một định nghĩa chính xác về giá trị, về sự tốt lành của một trong hai mối quan hệ: hoặc toán học hoặc logic có thể áp dụng được và có thể phát triển như định nghĩa chuyển động của Galilea” [5, tr.3]. Trong cuốn Đo lường giá trị, ông đã xác lập các khái niệm và đưa ra công thức đo lường sự cân bằng giá trị mà những thế hệ tiếp nối đã mở rộng nghiên cứu vấn đề này ở nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ đối với kinh tế, con người mà còn là “một bộ phận của văn hóa chính trị trong chính trị học” [2, tr.20]. Nếu Hartman tập trung vào đo lường giá trị theo hướng khách quan thì Louis L.Thurstone (1887–1955), nhà vật lý và nhà tâm lý người Mỹ đã nghiên cứu về đo lường giá trị trong lãnh địa của cái chủ quan để đo giá trị con người “chừng nào mà các nhà khoa học xã hội không thể phân biệt được giữa tuyên truyền và khoa học, uy tín của họ sẽ bị hạ thấp trong khoa học” [7, tr.58]. Ở phương diện là đối tượng của tâm lý học, giá trị tồn tại khách quan thông qua tình cảm, thái độ và Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 74 Số 21 - Tháng 3 năm 2018 nhận thức của con người với hiện thực, tức là giá trị quan. Theo GS. Phạm Minh Hạc, giá trị quan “là quan điểm giá trị, nói cụ thể hơn là cách nhìn nhận vấn đề dưới góc độ giá trị, giải quyết vấn đề xuất phát từ giá trị, nhằm mục tiêu giá trị, từ cấp độ con người đến cấp độ cộng đồng, quốc gia - dân tộc” [2, tr.20]. Với tư duy nông nghiệp, người Việt Nam thường bỏ qua cái ‘lý’ để chọn cái ‘tình’, coi nhẹ giá trị, coi trọng thành tích, ưa phô trương, kể cả những cái không thuộc về mình. Vì thế mà trong xã hội Việt Nam đang tồn tại ‘bệnh thành tích’, một hình thức của tư duy phản giá trị (Anti-value Thinking). Xã hội công nghiệp coi sự tồn tại của ‘ranh giới’ giá trị và phản giá trị là sự cản trở sự vận hành, kìm hãm phát triển. Với những ý nghĩa quan trọng đó, giá trị học đã và đang trở thành nội dung giáo dục và được đưa vào nhà trường ở nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Anh, Úc, [2, tr.213]. Tư duy giá trị là sự thể hiện hoạt động tư duy bậc cao của con người. Tư duy giá trị có khả năng định lượng được những gì được cho là trừu tượng, chẳng hạn như đạo đức. Keeny khi xem đạo đức là “nguyên tắc được tôn trọng” trong việc lựa chọn hoặc phán đoán cho việc ra quyết định. Keeny cho rằng, “các mục tiêu này thể hiện giá trị của một người” [4, tr. 26], họ cũng có thể đại diện cho một tổ chức hay cả xã hội. Với ý nghĩa đó, đạo đức của nhóm có thể phản ánh đạo đức của cá nhân. Đạo đức của người lãnh đạo trong một tổ chức trở nên quan trọng khi những quyết định đưa ra không vi phạm các mục tiêu giá trị của đạo đức. Giá trị học ngày càng được ứng dụng vào trong sản xuất, kinh doanh và quản lý. Với quan niệm “giá trị tạo nên động lực cho việc ra quyết định của chúng ta” [3, tr.539], tư duy giá trị là phương pháp khoa học giúp nhà quản lý có cơ sở vững chắc để đưa ra quyết định, tức là lãnh đạo có hiệu quả. Quản lý là một hoạt động mang tính khoa học nhưng trong thực tế, những nhà quản lý thường đưa ra quyết định theo cách “tự nhiên”, bởi vì những nhà quản lý “hầu hết không được dạy để đưa ra quyết định” [4, tr.6]. Khi đưa ra một quyết định nào đó, nhà quản lý thường tư duy về hoàn cảnh và tìm cách thay thế quyết định trước đó vì lí do quyết định đó không có khả năng thay đổi hoàn cảnh như mong muốn. Tư duy giá trị chính là sự thay thế và tìm cách thay thế, điều mà đòi hỏi con người phải có nhiều lựa chọn và dùng phương pháp tư duy để chọn một trong số đó. 3. Tư duy tập trung vào giá trị Tư duy tập trung vào giá trị (Value-Focused Thinking) là thuật ngữ dùng trong “khoa học quyết định” (Decision Sciences) thuộc lĩnh vực khoa học quản lý. Đối sánh với thuật ngữ này còn có thuật ngữ “tư duy tập trung vào thay đổi” (Alternative – Focused Thinking). Hai thuật ngữ này phản ánh hai phương pháp quản lý khác nhau. Theo Keeny, “tư duy tập trung vào giá trị bao gồm việc bắt đầu từ những gì tốt nhất và làm việc để biến nó trở thành hiện thực. Tư duy tập trung vào thay đổi bắt đầu bằng những gì sẵn có và tận dụng tối đa nó” [4, tr.6]. Chức năng của hoạt động quản lý là dùng phương pháp quản lý để giải quyết tình huống có vấn đề hoặc hoàn cảnh thử thách. “Điều những nhà quản lý thường làm là quan sát những người khác cách mà họ đưa ra quyết định và phân tích hiệu quả mang lại từ các quyết định đó, sau đó lựa chọn những yếu tố thích hợp với hoàn cảnh và khả năng của tổ chức mà mình lãnh đạo để đưa ra quyết định phù hợp” [4, tr.24]. Có những sự lựa chọn đơn giản như là lựa chọn chiếc áo ngủ màu gì để mặc trong đêm khi đi ngủ. Nhưng có những trường hợp lựa chọn sinh tử giống như người mắc chứng bệnh nan y, nên chọn một trong các liệu pháp: hóa trị liệu, điều trị phóng xạ, hoặc phẫu thuật, hoặc có thể kết hợp [4, tr.26]. Lúc này, sự lựa chọn phải hướng đến một đích duy nhất, đó là sự sống sót. Lựa chọn liệu pháp đúng đắn để chữa trị đảm bảo sự sống còn phải dựa trên sự hiểu biết và phân tích thông tin. Sự sống còn hay tồn tại trở thành giá trị trong một hoàn cảnh nhất định đòi hỏi sự lựa chọn liệu pháp chữa trị để bảo toàn, duy trì mạng sống là tư duy tập trung vào giá trị. Bản thân của tư duy cũng tồn tại như một giá trị mà “ngay cả trong thế giới kinh tế thẳng thắn, nơi sản xuất và vật chất hữu cơ đã từng là trung tâm, chỉ số niềm hạnh phúc, sự sáng tạo và các giá trị phi vật chất khác đã có mặt ở trung tâm” [4, tr.33]. Mô hình cấu trúc tư duy tập trung vào giá trị của Keeny gồm ba nội dung: làm rõ các giá trị, trình bày các giá trị và sử dụng các giá trị. Để làm rõ các giá trị thì trước hết phải xác định được chất lượng và cấu trúc các giá trị thích hợp cho tình huống để đưa ra quyết định. Việc trình bày các giá trị là làm cho giá trị đó trở thành hoạt động thích hợp với tình huống mang tính quyết định. Đích của tư duy tập trung vào giá trị chính là việc đưa ra quyết định mà những quyết định này “thường được đặc trưng bởi nhiều mục tiêu” vì “các mục tiêu như là bước quan trọng trong việc phát triển phương pháp tiếp cận chiến lược” [4, tr.126]. Trong quan hệ với chức năng quản lý, mục tiêu có thể rõ ràng, có chiều sâu và xuất phát từ các tình huống mang tính quyết định. Tuy nhiên, cũng có những mục tiêu “nông” (mục tiêu hạn chế), những mục tiêu chia nhỏ từ một mục tiêu lớn mà không có sự khác biệt với các đối tượng cùng loại hoặc mục tiêu kế thừa bất chấp hoàn cảnh thay đổi. Theo Keeny, “mỗi mục tiêu là một tuyên bố của một cái gì đó mà bạn muốn đạt được trong bối cảnh quyết định đó” [3, tr.542], vì thế mà nó phải rõ ràng, tức là phải đầy đủ cả ba tính năng: bối cảnh quyết định, đối tượng tác động và hướng ưu tiên. Ví dụ: mục tiêu của các trường sư phạm là “đào tạo đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất và năng lực thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo”. Với mục Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 75Số 21 - Tháng 3 năm 2018 tiêu này, bối cảnh quyết định là tuyển sinh đủ chỉ tiêu và đào tạo đúng chất lượng như cam kết. Đối tượng tác động đến mục tiêu này là chất lượng đầu vào thấp, tuyển sinh không đủ chỉ tiêu. Hướng ưu tiên đặt ra cho mục tiêu là lựa chọn giữa số lượng và chất lượng. Tư duy tập trung vào giá trị sẽ xác định việc tối ưu hóa cho mục tiêu bằng việc đưa ra các mục tiêu khác nhau, kể cả các mục tiêu trước đó. Tiếp theo nhà quản lý phải lựa chọn các phương án để cân bằng các mục tiêu trong việc xác định mục tiêu cơ bản, mục tiêu chiến lược. Chẳng hạn, trong trường hợp này, nhà quản lý vẫn duy trì số lượng (dự kiến tình huống số lượng giáo viên thiếu sau giai đoạn thừa hoặc không được xem là quan trọng), thay đổi chất lượng (đưa ra một mô hình đào tạo mới hoàn toàn so với trước đó), tập trung chất lượng nguồn lực (thuê chuyên gia, cho dù phải chịu trả lương cao cho họ). Như vậy, tư duy tập trung vào giá trị chính là việc tạo ra giá trị của sản phẩm sau khi quá trình đào tạo kết thúc. Những sinh viên này khi ra trường phải có sự khác biệt so với những giáo viên đang công tác, tức là một “mẫu” giáo viên khác với trước đây về mặt giá trị tại thời điểm cần thiết. Sự khác biệt đó là giá trị sản phẩm đào tạo đảm bảo các tiêu chí cần thiết cho tình huống quyết định (đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo) mà sản phẩm trước đó có thể không đáp ứng hoặc đáp ứng không hoàn toàn đối với tình huống này. Keeny đã đề xuất hai cách để tạo cơ hội quyết định: “Một là, chuyển đổi một vấn đề ra quyết định hiện tại thành một cơ hội quyết định (); hai là, để tạo cơ hội quyết định từ đầu” [3, tr.545]. Và ông đã đưa ra lời khuyên “Hãy sử dụng tài năng sáng tạo của bạn, có thể được kích thích tư duy tập trung vào giá trị, để kiểm tra xem bạn có thực hiện tốt các mục tiêu của mình như thế nào” [3, tr.545], tức là khả năng dự đoán hậu quả của quyết định. Điều này có ý nghĩa làm tách biệt tính quan điểm và tính tư duy trong những quyết định của nhà quản lý. 4. Vận dụng tư duy tập trung vào giá trị vào quản lý giáo dục ở Việt Nam 4.1. Phát triển nhà trường theo mô hình “Chọn trường tốt nhất” Từ những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà quản lý giáo dục ở Mỹ đã vận dụng tư duy tập trung vào giá trị trong quản lý nhà trường với mô hình “Chọn trường học tốt nhất” (Best Choice Schools). Từ việc xây dựng một số trang web để cung cấp thông tin chọn trường cho người học các nhà quản lý giáo dục đã xác lập những mục tiêu hướng đến nhu cầu của người học trong sự gắn bó với mục tiêu xây dựng nhà trường. Ví dụ như trang web bestchoiceschools.com, cung cấp cho người học các thông tin mà khi tra cứu trường để học, người học chỉ cần đánh dấu và các thông tin phù hợp với nhu cầu của mình, danh sách những trường đáp ứng nhu cầu của người học hiện ra để người học lựa chọn. Khi các thông tin được cam kết có sự bảo hộ pháp lý được công khai, đòi hỏi nhà quản lý xác lập các giá trị đáp ứng với mục tiêu của trường. Vì thế mà các trường cao đẳng, đại học ở Mỹ nằm trong một hệ thống được bảo hộ bởi sự phân phối thống nhất các nhu cầu. Mỗi nhà trường phải xây dựng và quản lý theo cách riêng của mình trong sự đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng cụ thể mới có khả năng tồn tại. Để xây dựng giá trị cho mô hình trường học tốt nhất, theo Keeny phải dựa vào các nguyên tắc: - Bỏ qua kinh nghiệm. - Tập trung vào cách hành động. - Xây dựng cây giá trị. - Tính toán trọng lượng giá trị. - Đánh giá một sự thay thế. Vận dụng mô hình này, các nhà quản lý ở các cơ sở giáo dục Việt Nam phải chuyển hướng tư duy và đặt mình trong hoàn cảnh, tâm lý của người học và phụ huynh; đồng thời sử dụng phương tiện ITC để định lượng và phân loại nhu cầu của người học trong mối tương quan với nhu cầu phát triển xã hội. Việc đưa ra quyết định thể hiện trong kế hoạch và biện pháp thực hiện các nội dung của kế hoạch như: bổ sung, thay thế trang thiết bị theo thị hiếu và nhu cầu của người học, tập trung nguồn lực vào các mục tiêu quan trọng, xây dựng chương trình đào tạo theo hướng năng động, linh hoạt. Trong việc công khai giá trị, các nhà quản lí không cần phải phô trương thành tích mà công khai các hoạt động tạo ra giá trị, công bố các sản phẩm tư duy của đội ngũ giảng viên và các chính sách khuyến khích đội ngũ này tạo ra giá trị. 4.2. Phát triển năng lực ra quyết định cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Qua các công trình nghiên cứu mang tính học thuật về đội ngũ CBQLGD Việt Nam trong những năm gần đây, có thể nhận thấy: đội ngũ CBQLGD ở Việt Nam chưa chuyên nghiệp, và tính không chuyên nghiệp thể hiện trên các phương diện: đào tạo, tuyển dụng, lãnh đạo và đánh giá. Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó về phía khoa học quản lý chưa có những nghiên cứu chuyên biệt, các công trình học thuật để đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý chủ yếu hướng vào tư duy cơ bản, chưa chú trọng đến tư duy giá trị, nhất là đối với các mục tiêu chiến lược. Trong giải pháp nâng cao năng lực cán bộ quản lý, giải pháp bồi dưỡng được ưu tiên hơn giải pháp đào tạo. Trong đánh giá cán bộ quản lý, đánh giá định tính nhiều hơn đánh giá định lượng và không có phương pháp kiểm chứng sự đánh giá. Trong điều hành tổ chức, đội ngũ CBQLGD Việt Nam nặng về quản lý hành chính, điều hành mang tính công vụ. Đội ngũ này mang tính đa năng, có khả năng chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Trong lãnh đạo, khi đưa ra quyết định, các nhà quản lý thường thiếu thông tin và coi nhẹ phản hồi, xử lý thông tin. Chính sách để thực hiện mục tiêu giáo dục mang tính cào bằng, duy trì Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 76 Số 21 - Tháng 3 năm 2018 cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là một trong những nguyên nhân quan trọng của thực trạng này. Vận dụng tư duy tập trung vào giá trị chính là phát triển năng lực ra quyết định dựa vào tư duy của nhà quản lý. Trên phương diện kỹ thuật, tư duy tập trung vào giá trị là một cấu trúc của phương pháp đánh giá giá trị. Đánh giá giá trị bao gồm một số nhiệm vụ riêng biệt: liệt kê các mục tiêu, phân biệt các mục tiêu, xác định các biện pháp cho các mục tiêu, sự ưu tiên. Áp dụng các kỹ thuật này vào phát triển năng lực đội ngũ CBQLGD Việt Nam thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Khảo sát các giá trị để xác định mục tiêu Vấn đề khảo sát các giá trị được Alwin đưa ra trong một bài báo đăng trên tạp chí Công luận hàng quý của trường đại học Chicago năm 1985 để “so sánh phương pháp đánh giá và sắp xếp để đo lường các giá trị bằng cách sử dụng dữ liệu về định hướng của cha mẹ đối với trẻ em từ một cuộc thử nghiệm chia nhỏ ngẫu nhiên được thực hiện trong điều tra xã hội năm 1980” [1, tr. 535]. Vận dụng quan điểm này, chúng tôi đưa ra mô hình để làm cơ sở xây dựng hệ thống dữ liệu khảo sát đánh giá các giá trị đội ngũ CBQLGD Việt Nam. Bảng 1: Mô hình hệ thống dữ liệu đánh giá giá trị đội ngũ CBQLGD Việt Nam Bảng 2: Quy ước các mục tiêu ở Bảng 1 Ứng dụng các tiêu chí nêu trong Bảng 1 giúp nhà quản lý và tổ chức của mình phân định các mục tiêu để vừa tự đánh giá năng lực lãnh đạo và công tác quản lý vừa để xác lập các mục tiêu cho việc đưa ra quyết định. Khi đứng trước một tình huống, một hoàn cảnh nào đó, con người thường có các nhu cầu hay nguyện vọng và thể hiện nó bằng một quyết định nào đó. Hiện tượng này chính là biểu hiện của mục tiêu xuất phát từ cá nhân. Nhà quản lý biết tổ chức, điều hành để mỗi cá nhân, dựa trên phân loại các mục tiêu trên để đưa ra mục tiêu, có cả mục tiêu tích cực và mục tiêu hạn chế, theo nhu cầu hoặc nguyện vọng của mình. Để có được danh sách các mục tiêu, nhà quản lý phải có các biện pháp khác nhau, chẳng hạn tổ chức các cuộc thảo luận với yêu cầu mỗi thành viên đóng góp các ý tưởng hoặc xác định các khó khăn. Để thăm dò các cá nhân trong một tổ chức, nhà quản lý “đưa ra danh sách các mục tiêu tiềm năng” [3,tr.539] không có sự sắp xếp ưu tiên làm cơ sở để các cá nhân đưa ra quyết định bằng cách lựa chọn. Khi yêu cầu cá nhân thể hiện quan điểm lựa chọn mục tiêu, có thể đưa ra các mục tiêu dự phòng bằng cách đặt vấn đề cho mỗi cá nhân: “Nếu bạn không thấy các mục tiêu từ danh sách này thì mục tiêu của bạn là gì?” và “Nếu có sự cân bằng giữa các mục tiêu thì đó là sự cân bằng nào? Bằng cách nào?”. Sử dụng yếu tố này để kích thích tư duy không chỉ của mỗi cá nhân trong tổ chức mà là cách thức tư duy của người quản lý. Sau công việc này, nhà quản lý có được danh sách các mục tiêu để phân loại và lựa chọn. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 77Số 21 - Tháng 3 năm 2018 Bước 2: Xem xét tình huống lựa chọn mục tiêu và cân bằng giá trị Tính huống giúp nhà quản lý xác nhận và trả lời các câu hỏi “Tại sao mục tiêu này quan trọng?”, “Tại sao phải chọn mục tiêu này mà không chọn mục tiêu khác?”. Để đưa ra một quyết định mà kết quả của nó phải mang đến giá trị thì nhà quản lý phải xác định các mục tiêu khác nhau như: sự phát triển, đạo đức, công bằng, tài chính, nhân lực, truyền thống và hiện đại,... Mỗi mục tiêu có thể có những điểm giao và điểm đối lập với các mục tiêu khác đòi hỏi nhà quản lý phải cân bằng giá trị. Để cân bằng giá trị, nhà quản lý phải xác định được đâu là mục tiêu cơ bản, đâu là mục tiêu chiến lược, đâu là quy luật, đâu là chủ quan, những rào cản hoặc rủi ro (do khách quan mang lại) có thể xảy ra, đâu là sự ưu tiên. Sau đó, nhà quản lý tiến hành phân cấp và xây dựng mô hình mục tiêu theo kiểu ma trận và dùng thuật toán tư duy để cân bằng giá trị các mục tiêu. Bước 3: Xác định cơ hội để đưa ra quyết định Khi đạt được hệ thống các mục tiêu và được phân cấp, nhà quản lý đứng trước các lựa chọn để ra quyết định: lựa chọn hoặc thay thế hoặc lựa chọn thay thế. Mỗi mục tiêu đưa ra trong hệ thống phân cấp đều mang tính quan trọng trong một tình huống quyết định. Do đó, nhà quản lý phải suy nghĩ làm thế nào để vừa đạt được những mục tiêu này tốt hơn và có thể đề xuất các lựa chọn khác? Việc xem xét mục tiêu phải “mỗi lần một mục tiêu và nghĩ đến sự lựa chọn thay thế có thể cần thiết nếu đó là mục tiêu duy nhất” [3, tr.544]. Bước tiếp theo là xem xét hai mục tiêu cùng thời điểm, hoặc tương đương và cố gắng tạo ra các lựa chọn thay thế tốt cho cả hai mục tiêu này. Những lựa chọn này có thể sàng lọc hoặc tạo ra sự kết hợp để nó đại diện cho nhóm mục tiêu. Sau đó lấy ba mục tiêu cùng thời điểm hoặc tương đương để đưa ra lựa chọn thay thế. Cứ thế, nhà quản lý sẽ tạo ra được mục tiêu duy nhất, và đó chính là cơ hội để nhà quản lý ra quyết định. Các tình huống quyết định phức tạp hơn thì có nhiều mục tiêu hơn và cũng có nhiều cách lựa chọn hơn. Mục tiêu bao hàm nhiều mục tiêu lựa chọn trong một phạm vi rộng được xem là mục tiêu chiến lược. Và ngay cả khi đạt được sự lựa chọn thay thế để đưa ra quyết định thì người quản lý không được rời khỏi suy nghĩ là còn có sự lựa chọn khác và phải tiếp tục, nhất là khi có những tình huống mới khó kiểm soát. 4.3. Đo lường giá trị để định vị các chức danh khoa học Đo lường giá trị vừa là một lĩnh vực khoa học độc lập, vừa có mối quan hệ sâu sắc đối với tư duy tập trung vào giá trị. Mối quan hệ nhân quả này làm cho đo lường giá trị mang tính mục đích như là một sự phản ánh hệ quả của tư duy giá trị. Những tiêu chuẩn sẽ trở nên lỗi thời, thậm chí trở thành rào cản của sự phát triển nếu các tiêu chuẩn trộn lẫn với phương pháp định tính để tạo ra khoảng cách quá lớn với đo lường khách quan và đo lường giá trị. Việc định lượng giá trị cho các chức danh khoa học dựa trên các công trình đã được xuất bản của cá nhân nhà khoa học trên thế giới thường dựa vào các công trình đã được xuất bản trên các tạp chí và có hai quan điểm đo lường: quan điểm thiên về số lượng của các công trình được công bố (Siegel and Baveye, 2010; Refinetti, 2011) và quan điểm chú trọng vào chất lượng qua sự tác động của tạp chí, của cá nhân nhà khoa học (Garfield, 2006). Một hướng tiếp cận khác để đo đầu ra cho các chức danh khoa học là chú trọng đến “năng suất” lao động khoa học (Gabriel Kreiman và John H. R. Maun- sell, 2011). Để xác định giá trị tương ứng với một chức danh khoa học nào đó (ví dụ: học vị, học hàm cụ thể), nhiều người mong muốn có sự thống nhất giữa năng lực và hiệu suất hoạt động khoa học tương xứng với mỗi chức danh khoa học nhất định. Trong thực tiễn, những chuyện không mong muốn thường xuyên xảy ra mặc dù việc định danh cho giá trị khoa học ở mỗi con người được thực hiện bởi phương pháp khoa học. Việc xây dựng tiêu chí đánh giá các chức danh khoa học cần phá vỡ sự trì trệ của tư duy võ đoán, để làm thay đổi quyết định của nhà quản lý (Rob- ert S. Hartman và Ralph L. Keeney). Những vấn đề “vô hình” và “hữu hình” của giá trị khoa học mà Hartman đưa ra trong Đo lường giá trị giúp chúng ta nhận thức được mục tiêu của việc đo lường ở chủ thể sáng tạo là không phải đánh giá bằng sự liệt kê thành tích mà là xác định giá trị và các khả năng tạo ra giá trị. Mục tiêu của việc công nhận chức danh khoa học là xác định khả năng của nhà khoa học để thực hiện các nhiệm vụ tương ứng với chức danh mà mình được công nhận dựa trên cơ sở của các sản phẩm mà nhà khoa học đạt được dựa trên các “tham số” cùng với “phép tính” hợp lý. Các “tham số” được được hiểu là các tiêu chí và “phép tính” là phương pháp đo lường khách quan. Hiện nay, các tiêu chí trong các văn bản pháp quy về công nhận các chức danh khoa học của nhà nước Việt Nam có xu hướng mở ra những phạm vi khác nhau và khó thực hiện cho các phép đo khách quan như tư tưởng, trình độ ngoại ngữ, hướng dẫn nghiên cứu sinh bảo về thành công luận án, Khi phạm vi của các tiêu chí quá rộng, người ta có thể hoán đổi hoặc đánh tráo giá trị, chưa nói đến phương pháp đo lường định tính như các hình thức tín nhiệm. Tiêu chí trong đo lường giá trị khoa học để xác định chức danh khoa học phải dựa trên các nguyên tắc của tư duy sáng tạo và phát triển năng lực. Ở tư duy bậc cao, các yếu tố của sáng tạo thể hiện trên các ý tưởng hay phát minh. Bậc thấp hơn của tư duy là vận dụng và cải tiến những ý tưởng, phát minh Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 78 Số 21 - Tháng 3 năm 2018 VALUE-FOCUSED THINKING - ORIENTATION FOR ENHANCING THE EDUCATIONAL MANAGEMENT CAPACITY IN VIETNAM Ho Canh Hanh Nguyen Huu Le Abstract: In a developed society, value is the motivation and goal; at the same time, thinking is considered as a value and has an impact on the development of the society. Axiology is a science that influences many different aspects of the lives and societies of many countries around the world, including management science. Valuable thinking and value-focused thinking are the achievements of the contemporary management science; It is being applied in the management in many different areas of the economy and society because it helps to build the methods and techniques for managers to make decisions. Value-focused thinking application can enhance the educational management capacity in Vietnam in the age of Industry 4.0. Keywords: Value; value thinking; value-focused thinking; management science, education management. của người đi trước. Định lượng giá trị khoa học cho các chức danh khoa học rất khó, bởi vì giá trị khoa học chính là khoa học về giá trị, nó mang tính lịch sử của sự phát triển và mất đi theo thời gian vì sự phát triển hay phủ định nó, như Hartman đã nói trong một công trình chưa kịp công bố của mình “Nếu bạn nhớ nó đã mất từ Galileo đến General Electric, thì bạn sẽ hiểu được sự phát triển to lớn của khoa học về giá trị”. Mỗi chức danh khoa học nên tồn tại trong một khoảng thời gian (được gọi là chu kỳ) nhất định, vừa đủ để minh chứng năng lực của một nhà khoa học tương ứng với nhiệm vụ của họ và khả năng tiếp tục công việc chuyên môn trong thời gian tới. Khoa học đích thực phải là sự tiến bộ và phát triển chứ không phải là sự cộng dồn các kinh nghiệm. Tư duy tập trung vào giá trị có khả năng khắc phục sự trì trệ của con người, giúp con người nhận ra những khuyết điểm của mình trên con đường phát triển. 5. Kết luận Những giải pháp công nghệ có khả năng giúp con người cảnh giác hơn sự đánh tráo giá trị, khắc phục tình trạng dựa vào thể chế quyền lực, núp bóng danh nghĩa tập thể, cộng đồng. Sự phát triển của ITC đang làm thay đổi về tầm nhìn đối với giá trị, thúc đẩy các phát minh, cải tiến công nghệ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người trong xã hội hiện đại. Vì thế, xu hướng nhận thức tập trung vào giá trị, tập trung vào tư duy sáng tạo ngày càng được coi trọng và có khả năng đưa giá trị tri thức, hàn lâm vào hàng thứ yếu. Tư duy tập trung vào giá trị tạo ra năng lượng cho nhà quản lí trong việc hoạch định chính sách và đưa ra quyết định để điều hành tổ chức của mình theo kịp sự vận động của xã hội và thời đại, chìa khóa thành công của giáo dục và đào tạo Việt Nam trong thế kỷ XXI. Tài liệu tham khảo [1] Duane F. Alwin and Jon A. Krosnick (1985), “The Measurement of Values in Surveys: A Comparison of Ratings and Rankings”, Public Opinion Quarterly, Vol. 49, No. 4 (Winter, 1985), 535-552; [2] Phạm Minh Hạc (2012), Giá trị học – Cơ sở lý luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung của người Việt Nam thời nay, NXB. Dân trí, Hà Nội; [3] Keeny R. L. (1996), “Value-focused thinking: Identifying decision opportunities and creating alternatives”, European Joumal of Operational Research, Vol 92, pp. 537-549; [4] Keeny R. L. (1996), Value-Focused Thinking A Path to Creative Decisionmaking, Harvard University Press; [5] Hartman R. S. (1967), The Structure of Value: Foundations of Scientific Axiology, Southern Illinois University Press; [6] Schwartz D. J. (1959), The Magic of Thinking Big, New York: Simon & Schuster, 1987; [7] Thurstone L. L. (1954). “The Measurement of Value.” Psychological Review 61 (1954): 47-58; [8] Tischner J. (2002), Myslenie wedlug wartosci [Thinking in Values], Krakow: Znak, pp. 477 - 493.
File đính kèm:
- tu_duy_tap_trung_vao_gia_tri_dinh_huong_nang_cao_nang_luc_qu.pdf