Truyền thông môi trường trong tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, môi trường ở Việt Nam đang bị

suy thoái. Bảo vệ môi trường là công việc của toàn dân, toàn xã hội,

trong đó có các tổ chức tôn giáo. Bài viết này đề cập đến công tác

truyền thông môi trường trong tôn giáo, cũng như đóng góp của giới

tôn giáo trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.

pdf 13 trang phuongnguyen 3260
Bạn đang xem tài liệu "Truyền thông môi trường trong tôn giáo ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Truyền thông môi trường trong tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Truyền thông môi trường trong tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 – 2014 117 
TRẦN LINH CHI(*) 
NGUYỄN SONG TÙNG(**) 
TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG 
TRONG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, môi trường ở Việt Nam đang bị 
suy thoái. Bảo vệ môi trường là công việc của toàn dân, toàn xã hội, 
trong đó có các tổ chức tôn giáo. Bài viết này đề cập đến công tác 
truyền thông môi trường trong tôn giáo, cũng như đóng góp của giới 
tôn giáo trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. 
Từ khóa: truyền thông môi trường, bảo vệ môi trường, tôn giáo. 
1. Đặt vấn đề 
Suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đã và đang gây ra nhiều 
thảm họa trên toàn cầu. Khi đó, tính mạng của con người bị đe dọa bất 
chấp không gian, giai cấp, tôn giáo cũng như đạo đức luân lý nào. Trách 
nhiệm đối với môi trường chính là nền tảng đạo lý, hướng con người 
quan tâm tới môi trường đang sống, có ý thức trách nhiệm đối với sự sinh 
tồn của hành tinh đang nuôi dưỡng và bao bọc con người. Bảo vệ môi 
trường chỉ có thể đạt được hiệu quả khi thay đổi ý thức của con người. 
Hoạt động bảo vệ môi trường tác động toàn diện đến tự nhiên, xã hội 
trong đó con người đóng vai trò vừa là khách thể, vừa là chủ thể chi phối, 
quyết định chất lượng môi trường. Tham gia bảo vệ môi trường sinh thái 
là trách nhiệm của mỗi con người. Bởi vì, đó là việc bảo vệ môi trường 
và không gian sinh tồn của mỗi con người, mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia, 
không phân biệt giàu nghèo, ý thức hệ, địa vị xã hội, thành phần dân tộc, 
tôn giáo. Do đó, ngăn chặn và đẩy lùi ô nhiễm và suy thoái môi trường là 
trách nhiệm chung của toàn thể nhân loại, của mọi quốc gia, của các 
thành phần trong xã hội. 
Ở Việt Nam, trong các nhóm đối tượng cần tác động để nâng cao nhận 
thức và vận động thay đổi hành vi trong công tác bảo vệ môi trường có 
đồng bào các tôn giáo, nhất là Phật giáo và Công giáo - hai tôn giáo có số 
*. Tổng cục Môi trường. 
**. Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững. 
118 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014 
lượng tín đồ lớn nhất hiện nay. Do có đời sống tinh thần đặc thù, phụ 
thuộc vào đức tin tôn giáo, nên nếu có giải pháp tuyên truyền, vận động 
phù hợp, đồng bào tôn giáo sẽ góp phần đáng kể vào công tác bảo vệ môi 
trường. 
Để tiếp tục củng cố và huy động sức mạnh của đồng bào tôn giáo 
trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay, vấn đề cấp bách đặt 
ra là cần đánh giá hiện trạng công tác truyền thông môi trường trong tôn 
giáo thông qua các số liệu điều tra, khảo sát thực địa nhằm phát hiện các 
vấn đề cần tiếp tục đổi mới. 
2. Thực trạng truyền thông môi trường trong tôn giáo ở Việt Nam 
2.1. Một số quy định của tôn giáo liên quan đến bảo vệ môi trường 
Tuy có dị biệt nhất định, nhưng nhìn chung, có thể thấy, giáo lý các 
tôn giáo đều có điểm tương đồng, trước hết là những điều răn dạy con 
người giảm bớt sự ích kỷ, thương yêu nhau, sống từ bi, bác ái, hòa hợp và 
tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, hướng tới Chân - Thiện - 
Mỹ. Xin đơn cử nội dung giáo lý của Phật giáo và Công giáo liên quan 
đến bảo vệ môi trường ở những nét khái quát nhất. 
2.1.1. Giáo lý Phật giáo liên quan đến bảo vệ môi trường 
Thuyết Duyên khởi của Phật giáo chỉ ra rằng, tất cả sự vật không phải 
tự nhiên có, mà đều tạo thành từ những nguyên nhân trực tiếp và gián 
tiếp. Các sự vật đều do “nhân”, “duyên” kết hợp mà thành. Nhân duyên 
kết hợp thì sự vật còn, và ngược lại. Mọi sự vật đều tồn tại nương tựa vào 
nhau, cái này còn thì cái kia còn, cái này mất thì cái kia mất. Kinh Phật 
chép: “Chư pháp trùng trùng duyên khởi”. Theo đó, con người luôn có 
quan hệ mật thiết, hữu cơ với môi trường xung quanh. Mọi hành vi của 
con người đều có tác động lớn tới môi sinh. Như vậy, con người và môi 
trường tự nhiên cùng tạo nên một hệ sinh thái. Con người không thể tồn 
tại nếu không có môi sinh. Nếu môi sinh bị ô nhiễm nghiêm trọng, thì đời 
sống của con người sớm muộn cũng bị hủy diệt(1). 
Nếu vận dụng thuyết Tứ Diệu Đế của Phật giáo để lý giải, thì chúng ta 
thấy, môi trường bị ô nhiễm, suy thoái là sự đau khổ (vì đó là không gian 
và cơ sở cho sự tồn tại của con người). Và, sự đau khổ nào cũng có 
nguyên nhân, nên môi trường bị ô nhiễm và suy thoái cũng có nguyên 
nhân của nó. Do vậy cần phải chấm dứt đau khổ do việc ô nhiễm môi 
trường sinh thái gây ra. Giáo lý Phật giáo đã chỉ ra một số cách thức để 
Trần Linh Chi, Nguyễn Song Tùng. Truyền thông môi trường 119 
119 
chấm dứt sự ô nhiễm và suy thoái đó. Chẳng hạn, nếu con người thoát 
khỏi sự vô minh, là nguyên nhân dẫn đến nhiều hành vi gây ô nhiễm, suy 
thoái môi trường và gây đau khổ cho con người, thì con người sẽ không 
phải chịu khổ đau do ô nhiễm và suy thoái môi trường gây ra nữa(2). 
2.1.2. Giáo lý Công giáo liên quan đến bảo vệ môi trường 
Kinh Tạ ơn của Công giáo ghi: “Chúa đã lấy thượng trí và tình thương 
mà sáng tạo muôn loài. Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh 
Chúa và giao cho trách nhiệm trông coi vũ trụ, để khi phụng sự một mình 
Chúa là Đấng Tạo hóa, con người làm chủ mọi loài thọ sinh trong hài hòa 
và cân bằng sinh thái”. 
Trời đất và vạn vật trong đó là một thể thống nhất hài hòa. Con người 
phải tôn trọng trật tự đó. Thiên Chúa giao vũ trụ cho loài người “thống trị 
nó” bằng quản lý, khai thác, phát triển và làm đẹp theo sự bảo toàn hệ 
sinh thái thống nhất hài hòa, ích lợi cho mọi người chứ không phải được 
tự ý làm gì tùy thích”. 
Sách Giáo lý Công giáo (số 339) viết: “Các tạo vật khác nhau phản 
ảnh mỗi vật một cách, theo bản chất riêng của chúng, một tia sáng của sự 
khôn ngoan và của sự tốt lành vô cùng của Thiên Chúa. Bởi vậy, người ta 
phải tôn trọng sự tốt lành riêng biệt của mỗi tạo vật để tránh sử dụng 
chúng một cách mất trật tự, khinh bỉ Đấng Tạo hóa”. 
Như vậy, tín đồ Công giáo tham gia bảo vệ môi trường là một cách 
biểu lộ lòng kính tín và yêu mến đối với Đấng Tạo hóa dựng nên trời đất 
và muôn vật. Trong sứ điệp Ngày Quốc tế Hòa bình năm 1990, Giáo 
hoàng Gioan Phaolô II đã giới thiệu Thánh Phanxicô thành Assisi như 
một trường hợp tiêu biểu cho những người tha thiết với môi trường sống 
qua bài ca tụng tạo vật thiên nhiên của thánh nhân. 
Chương 10, Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo đã nêu lên 4 
nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường, đó là: 
1. Các khía cạnh Thánh Kinh: Kinh nghiệm sống động về sự hiện diện 
của Thiên Chúa trong không gian và thời gian của thế giới này, nhất là 
mầu nhiệm Nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa và sự phục sinh của Đức 
Giêsu Kitô đòi hỏi phải tôn trọng môi trường thế giới. 
2. Con người và vũ trụ thụ tạo: Những thành quả của khoa học và 
công nghệ con người tự chúng đều có giá trị tích cực và có thể ứng dụng 
cho môi trường. 
120 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014 
3. Khủng hoảng trong quan hệ giữa con người và môi trường: Việc 
con người khai thác một cách ích kỷ và thiếu quy hoạch tài nguyên thiên 
nhiên cũng như việc coi thường vấn đề sinh thái và sinh học đều dẫn tới 
những hỗn loạn và hệ quả nguy hại. 
4. Một trách nhiệm chung: Môi trường là một tài sản tập thể mà mọi 
người phải quý trọng và bảo tồn. Việc sử dụng công nghệ sinh học phải 
cẩn trọng và mang lại lợi ích thiết thực trong việc cung cấp lương thực và 
chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Sinh thái cũng là một loại của cải cần 
được chia sẻ một cách công tâm, đạo đức, công bằng và bác ái. Những 
vấn đề sinh thái nghiêm trọng đòi hỏi mọi người phải thay đổi lối sống để 
tránh những thảm họa có thể xảy ra. 
Do đó, kính Chúa là phải quý trọng thiên nhiên, vì đó là hình ảnh 
Thiên Chúa. Yêu mến là bảo vệ, vun đắp cho thiên nhiên và môi trường 
ngày càng trở nên hoàn mỹ. Tình cảm đó không chỉ là bản tính vốn có 
của mỗi người mà còn là đòi hỏi sống Phúc âm của người Công giáo(3). 
2.2. Sự tham gia bảo vệ môi trường của tín đồ tôn giáo hiện nay 
Đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có đoàn kết tôn giáo, là sức mạnh 
to lớn và là nhân tố quyết định đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp xây dựng 
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đồng bào các tôn giáo đã có những đóng 
góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, số 
lượng đồng bào tôn giáo có chiều hướng gia tăng là một điều kiện cần 
quan tâm trong quá trình huy động sự tham gia toàn dân trong công tác 
bảo vệ môi trường. Dưới đây là tỷ lệ đồng bào tôn giáo các địa phương 
trong cả nước tính đến ngày 30/9/2011: 
Bảng 1: Tỷ lệ đồng bào tôn giáo tại các tỉnh, thành phố(4) 
TT Tỉnh, thành phố 
Tỷ lệ đồng bào 
tôn giáo/tổng 
dân số 
(%) 
TT 
Tỉnh, thành 
phố 
Tỷ lệ đồng bào 
tôn giáo/tổng 
dân số 
(%) 
1 Bình Phước 22 24 
Kiên 
Giang 
29.24 
2 
Bà Rịa Vũng 
Tàu 
60 25 Kon Tum 41.72 
3 Bạc Liêu 28 26 Lạng Sơn 1 
4 Bắc Giang 1.65 27 Lào Cai 1.77 
5 Bắc Kạn 5 28 Lâm Đồng 60 
6 Bắc Ninh 20 29 Long An 25 
Trần Linh Chi, Nguyễn Song Tùng. Truyền thông môi trường 121 
121 
7 Bến Tre 15.16 30 Nghệ An 8.7 
8 Bình Định 10.63 31 Ninh Bình 23.33 
9 Bình Thuận 39.6 32 
Ninh 
Thuận 
37 
10 Cà Mau 27.6 33 Phú Thọ 11.57 
11 Cần Thơ 33 34 Phú Yên 30 
12 Đắk Lắk 24.5 35 
Quảng 
Ninh 
15 
13 Điện Biên 1.6 36 Quảng Trị 0.12 
14 Đồng Tháp 23 37 Thanh Hóa 5 
15 Thanh Hóa 5 38 Thái Bình 21.4 
16 Hà Giang 4.44 39 
Thái 
Nguyên 
7 
17 Hà Nam 23.7 40 Trà Vinh 51 
18 Hà Nội 2.69 41 Tiền Giang 9.33 
19 Hà Tĩnh 12 42 
Tuyên 
Quang 
5.67 
20 Hải Dương 11 43 Sóc Trăng 48.54 
21 Hải Phòng 25 44 Sơn La 0.74 
22 Hậu Giang 23.04 45 Vĩnh Long 20 
23 Khánh Hòa 30 46 Yên Bái 6.9 
Nhìn chung, các tôn giáo ngày càng nhận thức được vị trí, vai trò và ý 
nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng Tổ quốc. Những nhận thức đó 
tạo điều kiện cho các tôn giáo tham gia sâu rộng vào các lĩnh vực của đời 
sống xã hội, trong đó có việc bảo vệ môi trường, một vấn đề được thế giới 
quan tâm từ nhiều thập kỷ nay, nhưng vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. 
Hiện nay, các chức sắc, nhà tu hành tôn giáo ở Việt Nam đã khá 
thường xuyên thuyết giảng khuyên răn tín đồ có trách nhiệm trước thực 
trạng ô nhiễm môi trường đang dần ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời 
sống của con người. Công tác bảo vệ môi trường cũng được đưa vào kế 
hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của Ủy ban Mặt 
trận Tổ quốc Việt Nam từ Trung ương đến địa phương. 
2.2.1. Số lượng đồng bào tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường 
Phong trào “Vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường” gắn với 
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân 
cư” trong thời gian qua do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động 
đã thu hút được sự hưởng ứng của nhiều tổ chức, cá nhân tôn giáo. Trong 
đó, đáng kể là phong trào thi đua phụng đạo yêu nước xây dựng “Chùa 
122 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014 
cảnh 4 gương mẫu”, “Xứ họ đạo 4 gương mẫu” và phong trào xây dựng 
cơ sở thờ tự xanh - sạch - đẹp đã khuyến khích sự tham gia của đồng bào 
Phật giáo và Công giáo mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ. 
Hiện nay, mức độ quan tâm và sự tham gia của đồng bào tôn giáo đối 
với các phong trào, các cuộc vận động bảo vệ môi trường do chính quyền 
tổ chức ngày càng lớn. Đồng bào tôn giáo tích cực tham gia các hoạt 
động bảo vệ môi trường tại các cơ sở thờ tự và khu dân cư đạt tỷ lệ cao 
(74%) được thể hiện ở Biểu đồ 1 dưới đây: 
Định hướng hoạt động tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa tại các 
cơ sở thờ tự tôn giáo hiện nay gồm những nội dung cơ bản sau: gương 
mẫu thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy 
định của chính quyền địa phương; đẩy mạnh thi đua lao động sản xuất, 
xóa đói giảm nghèo; khuyến khích xây dựng nếp sống văn hóa; huy động 
sự tham gia sinh hoạt trong các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội. 
Theo đó, các phong trào bảo vệ môi trường tại cơ sở thờ tự được các 
tổ chức tôn giáo quan tâm. Chức sắc, nhà tu hành tôn giáo thường xuyên 
vận động tín đồ trồng cây làm xanh thêm cơ sở thờ tự; vệ sinh môi 
trường trước, trong và sau các dịp lễ lớn; tham gia các hoạt động vì môi 
trường do chính quyền tổ chức. Bên cạnh đó, ngoài các buổi sinh hoạt 
giáo lý, chức sắc, nhà tu hành tôn giáo thường xuyên tuyên truyền cho tín 
đồ về vai trò và ý nghĩa của vệ sinh môi trường đối với tín ngưỡng tôn 
giáo và sức khỏe con người. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi 
trường từ 46 tỉnh, thành phố trên cả nước có 67% cơ sở thờ tự thường 
Trần Linh Chi, Nguyễn Song Tùng. Truyền thông môi trường 123 
123 
xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền về môi trường cho đồng bào 
tôn giáo (Biểu đồ 2). 
2.2.2. Đối tượng được truyền thông về môi trường 
Đối tượng được truyền thông về môi trường tại các cơ sở thờ tự chủ 
yếu là đồng bào tôn giáo (chiếm 72%). 
2.2.3. Hình thức truyền thông về môi trường 
Các hình thức được chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo sử dụng để 
truyền thông về môi trường bao gồm: nói chuyện chuyên đề, sản xuất các 
băng, đĩa, sản phẩm nghe nhìn; cung cấp sách, tài liệu; truyền thông gắn 
với các buổi giảng đạo; truyền thông trong các ngày lễ tôn giáo. 
124 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014 
Tuy nhiên, có thể thấy rõ, các hình thức truyền thông về môi trường 
nêu trên chỉ thỉnh thoảng được áp dụng tại các cơ sở thờ tự. Mức độ 
thường xuyên tập trung vào loại hình truyền thông gắn với các buổi giảng 
đạo (26%) và truyền thông trong các ngày lễ tôn giáo (16%). Hình thức 
sản xuất các sản phẩm nghe nhìn và cung cấp sách, tài liệu chiếm tỷ lệ 
thấp (5 - 8%) (Biểu đồ 4). 
Một số hình thức truyền thông khác được áp dụng gồm: phát động 
đồng bào có đạo tham gia trồng cây xanh, bảo vệ và sử dụng nguồn nước 
sạch, vệ sinh môi trường; tuyên truyền các chủ đề về bảo vệ môi trường 
và nước sạch tại tổ dân phố; các hoạt động vui chơi, tuyên truyền cho học 
sinh vào ngày nghỉ; lồng ghép trong tiêu chí danh hiệu thi đua theo các 
phong trào đoàn thể, v.v 
Trong đó, phương thức phổ biến thông tin môi trường tới đồng bào 
tôn giáo chủ yếu là lồng ghép và vận dụng giáo lý, giáo luật và cung cấp 
kiến thức thông qua các phong trào tập thể (Biểu đồ 5). 
Trần Linh Chi, Nguyễn Song Tùng. Truyền thông môi trường 125 
125 
2.2.4. Thời gian tiến hành truyền thông về môi trường 
Các hoạt động truyền thông về môi trường cho đồng bào tôn giáo hiện 
nay không mang tính định kỳ, chủ yếu theo sự kiện và chưa được định 
hướng theo kế hoạch. Các hoạt động truyền thông tập thể có sự tham gia 
đông đảo đồng bào tôn giáo thường diễn ra trong thời gian ngắn (các biểu 
đồ 6.1 và 6.2). 
2.2.5. Nội dung truyền thông về môi trường 
Các chủ đề môi trường được quan tâm xem xét và phổ biến cho chức 
sắc, nhà tu hành và đồng bào tôn giáo hiện nay tập trung vào chính sách, 
pháp luật nhà nước về môi trường, các vấn đề môi trường, hoạt động giáo 
dục, truyền thông và vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, 
v.v (Biểu đồ 7). Tuy nhiên, trong thực tế, những chủ đề cụ thể để 
hướng dẫn đồng bào tôn giáo thực hiện bảo vệ môi trường như những 
hành động nhỏ, thiết thực thường chưa được phổ biến. 
126 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014 
Mặc dù ý thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi 
trường, nhưng sự tham gia của đồng bào tôn giáo tại các cơ sở thờ tự chưa 
thực sự đông đảo (Biểu đồ 8.1). Đối tượng chủ yếu tham gia các hoạt động 
bảo vệ môi trường tập trung vào nhóm đối tượng người già, thanh niên và 
học sinh/sinh viên, nhóm đối tượng trẻ em chưa thực sự được quan tâm và 
huy động đầy đủ (Biểu đồ 8.2). Vấn đề đặt ra là cần thiết phải nghiên cứu 
phương thức huy động để thu hút sự tham gia bảo vệ môi trường nhiệt tình 
và đồng đều giữa các nhóm đối tượng tôn giáo(5). 
2.3. Sự tham gia bảo vệ môi trường của chức sắc, nhà tu hành tôn 
giáo hiện nay 
Hằng năm, 69% chức sắc, nhà tu hành tôn giáo cả nước tham gia các 
cuộc họp, hội nghị, tập huấn, hội thảo và sinh hoạt chuyên đề về bảo vệ 
môi trường chủ yếu do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức (Biểu 
đồ 9). Kết quả thống kê cho thấy, hiện nay cơ quan quản lý nhà nước về 
môi trường thuộc nhóm cơ quan ít tham gia vào công tác phố biến thông 
tin môi trường cho các tổ chức tôn giáo nói chung, chức sắc và nhà tu 
hành tôn giáo nói riêng. 
Trần Linh Chi, Nguyễn Song Tùng. Truyền thông môi trường 127 
127 
Thông tin về môi trường mà chức sắc, nhà tu hành tôn giáo thu nhận 
được chủ yếu từ truyền hình, truyền thanh, báo chí và mạng internet. 
Thông tin môi trường từ tập huấn và tài liệu được cung cấp chiếm tỷ lệ 
thấp (6 - 9%) (Biểu đồ 10). Hiện nay, chức sắc, nhà tu hành tôn giáo 
thường xuyên nhận được văn bản, tài liệu pháp lý có liên quan đến bảo vệ 
môi trường. Tuy nhiên, quá trình vận động đồng bào tôn giáo thực hiện 
còn nhiều khó khăn và hạn chế do chưa nhận được nhiều hướng dẫn cụ 
thể của các cơ quan chức năng có liên quan. 
Trong các chương trình, chiến dịch truyền thông môi trường được tổ 
chức, chức sắc, nhà tu hành tôn giáo thường tham gia các sự kiện đặc biệt 
và hội nghị với tỷ lệ cao (35 - 55%). Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số 
lượng lớn chức sắc, nhà tu hành tôn giáo chưa có điều kiện tham gia các 
hoạt động truyền thông môi trường trên cả nước (Biểu đồ 11). Để tiến tới 
phát huy nguồn lực từ tôn giáo, các hoạt động môi trường cũng cần được 
nghiên cứu để phổ biển rộng rãi và đa dạng hóa các hoạt động tập thể 
trong công tác bảo vệ môi trường(6). 
128 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014 
2.4. Một số hoạt động của tôn giáo thiết thực bảo vệ môi trường 
Bảo vệ môi trường có thể từ những việc làm hằng ngày đơn giản nhất, 
nhưng rất thiết thực. Hòa thượng Thích Tâm Pháp kêu gọi: “Thực hiện 
lời Phật dạy, người Phật tử chúng ta nên bắt tay vào việc trồng cây xanh 
tạo thêm bóng mát để kích thích xã hội làm sạch môi trường. Mỗi người 
một tay, mỗi người một câu, mỗi chùa một khuôn viên xanh nhỏ thì lo gì 
không có những vườn cây xanh tươi mát cho thế hệ ngày mai!”. 
Để thiết thực bảo vệ môi trường, đồng bào tôn giáo cần được hướng 
dẫn, vận động và chia sẻ thông tin với người thân các việc như: trồng và 
chăm sóc cây xanh; tăng cường tự sản xuất rau xanh quy mô hộ gia đình 
để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; khuyến khích ăn chay, hạn chế 
ăn các loại thịt động vật nhằm giảm ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi; 
vận động làm vệ sinh môi trường, sử dụng và bảo vệ nước sạch tại gia 
đình và khu dân cư; hạn chế việc đốt vàng mã, ý thức giữ gìn vệ sinh môi 
trường ở các khu vực công cộng, v.v 
3. Kết luận 
Bảo vệ môi trường là một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm của 
toàn xã hội; là công việc của không chỉ các nhà hoạch định chính sách 
hay các nhà khoa học, mà còn của toàn dân, toàn xã hội, trong đó có các 
tổ chức tôn giáo. Hiên nay, ở Việt Nam, hầu hết các tôn giáo xem bảo vệ 
môi trường là một phần giáo lý và nghi lễ thờ tự. Tuy nhiên, việc phát 
huy vai trò bảo vệ môi trường của các tôn giáo không đơn thuần dựa vào 
nội dung giáo lý liên quan tới vấn đề này. Vai trò của chức sắc, nhà tu 
hành và tổ chức giáo hội các tôn giáo trong vấn đề bảo vệ môi trường là 
vô cùng quan trọng. 
Trong số các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Phật giáo và Công giáo là 
những tôn giáo tiêu biểu trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường. 
Tuy mức độ, phương thức tham gia còn khác nhau, nhưng hai tổ chức tôn 
giáo này đã tổ chức nhiều hoạt động vì mục tiêu phát huy truyền thống 
sống “tốt đời đẹp đạo”, “đồng hành cùng dân tộc”, cùng toàn dân thực 
hiện thắng lợi các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và 
bảo vệ môi trường nói riêng./. 
CHÚ THÍCH 
1. Tổng cục Môi trường (2011), Báo cáo hiện trạng truyền thông môi trường trong 
Phật giáo và Thiên Chúa giáo. 
Trần Linh Chi, Nguyễn Song Tùng. Truyền thông môi trường 129 
129 
2. Tổng cục Môi trường (2011), Báo cáo hiện trạng truyền thông môi trường trong 
Phật giáo và Thiên Chúa giáo, tài liệu đã dẫn. 
3. Tổng cục Môi trường (2011), Báo cáo hiện trạng truyền thông môi trường trong 
Phật giáo và Thiên Chúa giáo, tài liệu đã dẫn. 
4. Tổng cục Môi trường (2011), Báo cáo hiện trạng truyền thông môi trường trong 
Phật giáo và Thiên Chúa giáo, tài liệu đã dẫn. 
5. Ban Dân tộc và Tôn giáo, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 
(2011), Báo cáo nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm huy động sự tham gia 
của hệ thống tôn giáo vào quá trình xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. 
6. Ban Dân tộc và Tôn giáo, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 
(2011), Báo cáo nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm huy động sự tham gia 
của hệ thống tôn giáo vào quá trình xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, tài 
liệu đã dẫn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, 
Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 
2. Ban Dân tộc và Tôn giáo, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 
(2011), Báo cáo nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm huy động sự tham gia 
của hệ thống tôn giáo vào quá trình xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. 
3. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2003), Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Nxb. Chính trị Quốc gia. 
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010. 
5. Tổng cục Môi trường (2011), Báo cáo hiện trạng truyền thông môi trường trong 
Phật giáo và Thiên Chúa giáo. 
Abstract 
ENVIRONMENTAL COMMUNICATION 
IN VIETNAMESE RELIGIONS AT PRESENT 
During recent years, the Vietnamese environment has been destroyed, 
so environmental protection is responsibility of the whole people and 
society, including religious organizations. This article deals with 
environment communication in religions as well as the contributions of 
religions to environmental protection in Vietnam at present. 
Key words: Environmental communication, environmental 
protection, religion. 

File đính kèm:

  • pdftruyen_thong_moi_truong_trong_ton_giao_o_viet_nam_hien_nay.pdf