Trồng rừng keo gỗ xẻ: một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh và khuyến nghị các giống keo phù hợp

TÓM TẮT

Nghiên cứu tác động của tỉa thưa tới phát triển đường kính, tác động của tỉa cành tới giảm

khuyết tất gỗ và tác động của phân lân tới sinh trưởng của Keo lai tại Quảng Bình và Quảng Trị đã chỉ

ra rằng: (1) tỉa thưa có thể cải thiện sinh trưởng đường kính của Keo lai; (2) Tỉa cành cũng làm giảm tỷ

lệ khuyết tất ở gỗ đánh kể; (3) Bón lót 10g lân nguyên tố /cây (tương đương 143g supe phốt phát/cây)

là đủ để tạo ra sự khác biệt về sinh trưởng chiều cao Keo lai tại giai đoạn đầu tại Quảng Trị. Trong

trồng rừng Keo gỗ xẻ, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm và Keo lai là những loài Keo phù hợp.

Keo lá liềm là loài có triển vọng ở trên một số dạng đất có vấn đề như cát nội đồng ở miền Trung. Keo

tai tượng phù hợp với các vùng thấp ở miền Bắc. Trong khi, Keo lá tràm được ưu truộng hơn ở miền

Nam. Keo lai có thể trồng trên nhiều dạng lập địa từ Bắc vào Nam. Các nguồn giống cung cấp cho sản

xuất là các dòng quốc gia và TBKT của Keo lá tràm và Keo lai, và các nguồn hạt giống từ vườn giống

và rừng giống của Keo tai tương và Keo lá liềm.

pdf 10 trang phuongnguyen 1320
Bạn đang xem tài liệu "Trồng rừng keo gỗ xẻ: một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh và khuyến nghị các giống keo phù hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trồng rừng keo gỗ xẻ: một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh và khuyến nghị các giống keo phù hợp

Trồng rừng keo gỗ xẻ: một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh và khuyến nghị các giống keo phù hợp
1 
Trồng rừng keo gỗ xẻ: một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh và 
khuyến nghị các giống keo phù hợp 
Phạm Xuân Đỉnh-Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ-FSIV, 
Phí Hồng Hải (tác giả chịu trách nhiệm chính)-Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng-FSIV, 
Chris Harwood, Chris Beadle, Sadanandan Nambiar- CSIRO – Hệ sinh thái bền vững, 
Private Bag 12, Hobart 7001, Australia, 
Vũ Đình Hưởng-Phân viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Nam Bộ-FSIV, 
Đặng Thịnh Triều, Triệu Thái Hưng-Phòng NC Kỹ thuật Lâm sinh-FSIV 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu tác động của tỉa thưa tới phát triển đường kính, tác động của tỉa cành tới giảm 
khuyết tất gỗ và tác động của phân lân tới sinh trưởng của Keo lai tại Quảng Bình và Quảng Trị đã chỉ 
ra rằng: (1) tỉa thưa có thể cải thiện sinh trưởng đường kính của Keo lai; (2) Tỉa cành cũng làm giảm tỷ 
lệ khuyết tất ở gỗ đánh kể; (3) Bón lót 10g lân nguyên tố /cây (tương đương 143g supe phốt phát/cây) 
là đủ để tạo ra sự khác biệt về sinh trưởng chiều cao Keo lai tại giai đoạn đầu tại Quảng Trị. Trong 
trồng rừng Keo gỗ xẻ, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm và Keo lai là những loài Keo phù hợp. 
Keo lá liềm là loài có triển vọng ở trên một số dạng đất có vấn đề như cát nội đồng ở miền Trung. Keo 
tai tượng phù hợp với các vùng thấp ở miền Bắc. Trong khi, Keo lá tràm được ưu truộng hơn ở miền 
Nam. Keo lai có thể trồng trên nhiều dạng lập địa từ Bắc vào Nam. Các nguồn giống cung cấp cho sản 
xuất là các dòng quốc gia và TBKT của Keo lá tràm và Keo lai, và các nguồn hạt giống từ vườn giống 
và rừng giống của Keo tai tương và Keo lá liềm. 
Từ khóa: Keo, Gỗ xẻ, Tỉa thưa, Tỉa cành, Quản lý lập địa, Giống 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhu cần gỗ công nghiệp ở Việt Nam tới năm 2010 được dự đoán là 9,35 triệum3 (MARD, 1999). 
Nhưng hiện nay rừng tự nhiên đã bị hạn chế khai thác, do đó sản lượng khai thác hàng năm từ nguồn gỗ này 
sẽ chỉ cung cấp được không quá 300.000 m3/năm (MARD, 1999). Bù đắp sự thiếu hụt này được kỳ vọng 
vào nguồn gỗ từ rừng trồng và nhập khẩu. Để đáp ứng được nhu cầu gỗ công nghiệp và tăng độ che phủ 
rừng lên 43%, các chương trình trồng rừng đã lên kế hoạch phải xây dựng 5 triệu ha rừng tới năm 2010. 
Trong đó, hơn 2 triệu ha là rừng trồng sản xuất, đây là nguồn có thể cung cấp gỗ công nghiệp. Tăng năng 
suất rừng trồng sản xuất thông qua cải thiện giống và kỹ thuật lâm sinh sẽ đóng một vai trò vô cùng quan 
trọng để đáp ứng được nhu cầu gỗ và giảm lượng nhập khẩu gỗ. 
Các loài Keo đã được du nhập vào nước ta từ giữa thế kỷ 20, chủ yếu từ Papua New Guinea (PNG) 
và Queensland, Úc (Qld) (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003). Ở Việt Nam, đến năm 2005, tổng diện tích các rừng 
trồng Keo đã lên tới 400.000ha, bao gồm cả 200.000ha Keo lai (Hà Huy Thịnh, 2005). Năng suất và tính 
bền vững của rừng trồng các loài Keo là yếu tố quyết định tới cải thiện kinh tế đất nước, sự phát triển của 
các vùng nông thôn, và tạo ra các sản phẩm gỗ giấy và gỗ xẻ. 
Dự án VIE 032/05 “Phát triển hiệu quả và bền vững rừng trồng Keo cung cấp gỗ xẻ tại Việt Nam” 
được thực hiện từ 2006-2009 bởi sự hợp tác nghiên cứu giữa Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và 
CSIRO, và sự tài trợ của Chương trình hợp tác nông nghiệp và phát triển nông thôn (CARD). Dự án đã có 
phương pháp tiếp cận đa dạng, kết hợp giữa nghiên cứu cải thiện giống, quản lý lập địa, quản lý lâm phần 
và đánh giá kinh tế. Đánh giá về cải thiện giống cho các loài Keo đã được thực hiện nhằm xác định các 
giống Keo thích hợp cho trồng rừng gỗ xẻ, và các kỹ thuật nhân giống phù hợp cho các giống này. Bên cạnh 
2 
đó, các kỹ thuật lâm sinh về trồng rừng và quản lý rừng trồng cũng đã được dự án đánh giá. Ngoài ra, 
hai khảo nghiệm đánh giá kỹ thuật lâm sinh thích hợp đã được xây dựng mới tại miền Trung. Thứ nhất 
là khảo nghiệm tỉa thưa để đánh giá tác động tỉa thưa tới tăng trưởng của đường kính, từ đó giúp tăng 
lượng gỗ có đường kính đủ cho yêu cầu gỗ xẻ. Thứ hai là khảo nghiệm lâm sinh bền vững dài hạn 
nhằm kiểm tra tác dụng của các kỹ thuật quản lý lập địa khác nhau tới sự bền vững của năng suất rừng 
qua nhiều luân kỳ. 
Bài báo này tổng hợp một số kết quả chính từ khảo nghiệm tỉa thưa và khảo nghiệm lâm sinh 
bền vững. Ngoài ra, từ các đánh giá về cải thiện giống cho các loài Keo và kỹ thuật lâm sinh cho rừng 
trồng Keo, các giống keo phù hợp trong trồng rừng gỗ xẻ cũng được thảo luận và khuyến cáo. 
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Khảo nghiệm tỉa thưa 
Một rừng trồng hỗn hợp các dòng Keo lai 2,5 tuổi tại Đồng Hới – Quảng Bình đã được lựa chọn 
cho khảo nghiệm tỉa thưa. Mô hình rừng trồng này được xây dựng vào tháng 12 năm 2003, với hỗn hợp 
các dòng Keo lai BV10, BV16 và BV32. Các cây trong mô hình này được đánh giá có sinh trưởng tốt 
và hình dáng thân đẹp. Mô hình có mật độ phù hợp (1000 cây/ha) và khỏe mạnh, chiều cao trung bình 
của rừng đạt 8 m, và hiện tượng tự tỉa tán mới bắt đầu. Tốc độ sinh trưởng dự đoán năng suất rừng trên 
20m
3/ha/năm cho một luân kỳ kinh doanh gỗ giấy. Chính vì các lý do trên mô hình rừng trồng này phù 
hợp với các tiêu chí cho quản lý lâm phần phục vụ gỗ xẻ. 
Khảo nghiệm tác động tỉa thưa được xây dựng từ tháng 6 năm 2006. Bốn công thức tỉa thưa, bảo 
gồm cả đối chứng (không tỉa) đã được sử dụng trong nghiên cứu (Bảng 1). Thiết kế cơ bản của khảo nghiệm 
là thiết kế khối ngẫu nhiên đầy đủ, có 4 lần lặp lại. Tất cả các cây trong các công thức thí nghiệm được tỉa 
cành tới 2,3 m tính từ gốc. Tỉa cành được tiến hành cẩn thận sao cho các cành được cắt sát với gốc cành và 
không gây hại cho gốc cành. 
Bảng 1. Các công thức tỉa thưa và kích thước ô tại Khảo nghiệm tỉa thưa ở Đồng Hới 
Công thức
(Số cây/ha) Ô chính (Cây/ô) Ô lõi (Cây/ô) 
1000 (không tỉa, đối chứng) 63 35 
600 38 21 
450 28 16 
300 19 11 
Diện tích ô (ha) 0.063 0.035 
Kích thước (m × m) 28 × 22.5 20 × 17.5 
 Khảo nghiệm lâm sinh bền vững 
Một lập địa được lựa chọn tại Đông Hà – Quảng Trị, được quản lý bởi Trung tâm Khoa học và Sản 
xuất vùng Bắc Trung Bộ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, để xây dựng khảo nghiệm lâm sinh bền 
vững theo dõi lâu dài. Lập địa này được trồng Keo lai, với năng suất đạt 19 m3/ha/năm ở tuổi 9. Sau khi 
khai thác, diện tích này được rào lại nhằm tránh tác động của việc chăn thả gia súc. Lá và các cành nhỏ sau 
khai thác lâm phần trước được giữ lại trên lập địa. Kết quả phân tích đất trước khi trồng cho thấy đất tại 
lập địa này bị thoái hóa, với lượng đạm tổng số, lân và pH thấp. Sáu dòng Keo lai (BV10, BV16, BV32, 
BV71, BV73 và BV75), là những giống quốc gia và tiến bộ kỹ thuật, đã được sử dụng để xây dựng khảo 
nghiệm lâm sinh bền vững. 
3 
Khảo nghiệm cũng được thiết kế theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (5 công thức và 4 lặp). Kích thước ô 
thí nghiệm là 21,5 x 20m (6 hàng x 10 cây/hàng). Khu thí nghiệm được phân tách với các khu thí nghiệm 
khác bằng 3 hàng cây ở cả chiều rộng và chiều dài của khu thí nghiệm. Các công thức thí nghiệm được trình 
bày tại Bảng 2 để kiểm tra tác động của việc tăng lượng phân lân trong bón lót tới tăng trưởng đường kính, 
và hiệu quả của các phương thức làm cỏ khác nhau (phương thức sử dụng thuốc diệt cỏ Roundup và phương 
thức làm cỏ thủ công 2 lần/năm). Lượng phân lân bón cho từng cây được xác định từ kết quả phân tích đất 
và dinh dưỡng của lá trước khi xây dựng khảo nghiệm. 
Thu thập số liệu và phân tích thống kê 
Cả hai khảo nghiệm tỉa thưa và lâm sinh bền vững được đánh giá và thu thập số liệu 6 tháng 1 lần bắt 
đầu từ khi tỉa thưa và khi trồng. Đường kình ngang ngực (Dbh) và chiều cao (Ht) của tất cả các cây trong mỗi 
ô thí nghiệm được thu thập. Các phân tích thống kê được xử lý trên giá trị bình quân ô thí nghiệm và sử dụng 
mô hình toán học ảnh hưởng bất biến (fixed-effects model), với khối lặp lại và công thức thí nghiệm được 
coi là bất biến. 
Bảng 2. Các công thức thí nghiệm trong Khảo nghiệm lâm sinh bền vững tại Đông Hà 
Ký hiệu Công thức dinh dưỡng (g/cây) Quản lý thực bì 
T1 Đối chứng – không bón phân Phun thuốc diệt cỏ 
(Roundup) trước khi trồng và 
phun 2 lần/năm để tránh sự 
canh tranh của cỏ dại, với tỷ 
lệ 4 lít/ha 
T2 P
1 
10 g lân trong phân supe phốt phát 
T3 P
2 
20 g lân trong phân supe phốt phát 
T4 P
3 
(=P
2 
+ 10 g Kali K trong sulphate ka li) 
T5 Đối chứng – không bón phân Không phun thuốc diệt cỏ. 
Làm cỏ bẳng thủ công 2 
lần/năm 
 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Tác động của tỉa thưa tới phát triển đường kính 
Kết quả khảo nghiệm tỉa thưa tại Đồng Hới –Quảng Bình, đã khẳng định tỉa thưa có thể cải thiện sinh 
trưởng đường kính của Keo lai trong mô hình khảo nghiệm. Sau 2 năm tỉa thưa, các cây trong ô tỉa thưa 
đạt đường kính ngang ngực trung bình trên 16cm, trong khi các cây trong ô đối chứng (không tỉa) có 
đường kính chỉ là 14,5cm (Bảng 3). Các ô tỉa thưa xuống mật độ 300 và 450 cây/ha tuy có đường kính 
và tỷ lệ gỗ xẻ lớn hơn ô 600 cây/ha, nhưng hiện tượng gẫy ngọn và phân thân sớm lại khá phổ biến. Do 
đó, tỉa thưa xuống mật độ 300 và 450 cây/ha không phù hợp với kinh doanh rừng trồng gỗ xẻ. 
Bảng 3. Sinh trưởng và tiết diện ngang của các công thức thí nghiệm sau 2 năm tỉa thưa, tức 4,5 
tuổi sau khi trồng, trong khảo nghiệm tại Đồng Hới – Quảng Bình 
4 
Công thức tỉa thưa 
(cây/ha) 
Chiều cao (m) 
Đường kính 
ngang ngực 
(cm) 
Tổng tiết 
diện ngang 
(m
2
/ha) 
% gỗ xẻ 
300 16.8 17.1 7.4 28 
450 17.2 16.3 9.6 23 
600 17.3 15.9 11.9 19 
1000 17.2 14.5 14.1 7 
Sai khác thống kê không P<0.001 P<0.001 P<0.001 
Tiết diện ngang của ô 600 cây/ha (11.9m2/ha) chỉ thấp hơn không nhiều tiết diện ngang của ô 
đối chứng 1000 cây/ha (14,1m2/ha) (Bảng 3), tức là tổng trữ lượng của ô 600 cây/ha thấp hơn rất ít so 
với ô đối chứng không tỉa. Các tính toán dựa trên đo đếm toàn ô cho thấy tỷ lệ gỗ có thể sử dụng cho gỗ 
xẻ (đường kính đầu nhỏ ≥15cm) trong ô 600 cây/ha là 19%, trong khi ở ô đối chứng chỉ là 7%. Như 
vậy, tác động của tỉa thưa đã tạo ra tỷ lệ gỗ có đường kính phù hợp cho gỗ xẻ cao hơn nhiều so với 
không tiến hành tỉa thưa. Giá gỗ xẻ thông thường gấp đôi giá gỗ dăm giấy, nên giá trị bán gỗ tại ô tỉa 
thưa sẽ có thể tương đương với ô không tỉa, thậm chí chỉ sau hơn 4 năm trồng. Nếu các cây bị tỉa thưa 
có thể bán được cho gỗ dăm giấy thì tổng giá trị của ô tỉa thưa còn 600 cây/ha sẽ cao hơn giá trị của ô 
đối chứng, và có thể sẽ tăng lợi nhuận hơn nữa khi khai thác ở 6-7 tuổi. 
Hầu hết các rừng trồng Keo tại Việt Nam được trồng với mật độ ban đầu từ 1000 tới 1600 
cây/ha (tức là trồng với khoảng cách 4 x 2m, 3 x 3m, 3 x 2,5m và 3 x 2m) (Nguyễn Thị Liệu, 2004; 
Phạm Thế Dũng et.al, 2005; Vũ Đình Hưởng et. al, 2006; Nguyễn Huy Sơn et. al, 2006; Nguyễn Đức 
Minh et. al, 2004). Mật độ càng dày thì cạnh tranh giữa các cây trong lâm phần càng mạnh. Chính vì 
vậy tỉa thưa sớm sẽ rất quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng đường kính của các cây được giữ lại. 
Trên lập địa tốt, nếu rừng trồng sử dụng giống tốt và quản lý lập địa phù hợp, bao gồm cả làm cỏ và 
bón phân, thì sản phẩm tỉa thưa tại tuổi 2,5-3 có thể tận dụng làm gỗ giấy và các cây còn lại có thể cung 
cấp gỗ xẻ sau luân kỳ ngắn 5-6 năm. 
Tác động của tỉa cành tới khuyết tật gỗ 
Để nghiên cứu tác động của tỉa cành tới khuyết tất gỗ, 15 cây được tỉa cành trong các ô thí 
nghiệm của khảo nghiệm tỉa thưa và 15 cây không được tỉa cành ở rừng cạnh khu khảo nghiệm tỉa thưa 
(cùng tuổi) đã được chặt hạ. Các cây được chọn phải có kích thước phù hợp với gỗ xẻ (đường kính cả 
vỏ trên 20cm). Các khúc gỗ 2m của các cây bị chặt hạ được xẻ bằng cưa vòng đứng. Kết quả cho thấy 
các ván từ các cây được tỉa cành và cây không được tỉa cành có tỷ lệ khuyết tật gỗ khác biệt rõ ràng ở 
phần phía ngoài của ván (Bảng 4). 
Như kỳ vọng, số lượng trung bình của các khuyết tật trên phần phía trong của ván là tương tự 
như nhau giữa cây được tỉa cành và cây không được tỉa cành (tương ứng là 4,9 và 5,0). Bởi vì phần gỗ 
phía trong ván đã được hình thành từ trước khi tỉa cành được thực hiện. Trái ngược lại, các ván xẻ từ 
cây được tỉa cành có 0,5 khuyết tất/ván ở phần phía ngoài ván, trong khi ván từ cây không tỉa cành có 
1,2 khuyết tất/ván. Như vậy cây tỉa cành có ít khuyết tất hơn. Xử lý biến động để kiểm tra tác động của 
tỉa cành tới khuyết tất gỗ ở phần phía ngoài ván cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về thống kê (P<0.001). 
Bảng 4. Số khuyết tất ở phần phía ngoài và trong ván của các cây được tỉa cành và không tỉa cành 
Tính chất Cây không Cây tỉa Sai khác thống kê giữa cây 
5 
tỉa cành cành tỉa cành và không tỉa cành 
Đường kính ngang ngực bình 
quân (cm) 
21.3 19.5 Không sai khác 
Số khuyết tất ở phần trong của 
ván xẻ 
5.0 4.9 Không sai khác 
Số khuyết tất ở phần ngoài 
của ván xẻ 
1.2 0.5 P<0.001 
Kết quả của nghiên cứu này có thể rút ra hai kết luận như sau: (1) Tỉa cành tại thời điểm 2,5 
tuổi, khi đường kính ngang ngực đạt 9,5cm nhằm tạo ra gỗ không bị khuyết tật ở phần phía ngoài ván 
xẻ. Tại 3,5 tuổi tiến hành tỉa cành lần 2. Các cây không tỉa cành có tỷ lệ khuyết tất gỗ ở phần phía ngoài 
cao hơn, do tạo ra bởi gốc cành và tạo ra mắt chết trên bề mặt ván xẻ. (2) Tỉa cành lần đầu tiên nên thực 
hiện sớm hơn, khi mà các cành thấp dưới tán cây đang còn sống. Tỉa cành như vậy và kết hợp với tỉa 
các cành đã chết sẽ tránh được những khuyết tất nhỏ trên các ván xẻ. Tuy nhiên, sự kết hợp tốt giữa tỉa 
cành sớm để loại bỏ khuyết tất và sự rủi ro hạn chế tốc độ sinh trưởng do tác động của tỉa cành cần 
được chú ý. Nếu cây có đường kính ngang ngực 7cm và chiều cao là 7m thì tỉa cành chỉ cần tới độ cao 
2,4m tính từ gốc, có nghĩa là tỉa cành làm giảm đi 1/3 tán cây (giả định không có hiện tượng tự tỉa tán). 
Các thí nghiệm đang được tiến hành trong dự án ACIAR FST 2006/87 và sẽ cung cấp đầy đủ hơn thời 
điểm tỉa cành thích hợp. 
Tác động của phân lân tới sinh trưởng của cây 
Khảo nghiệm lâm sinh bền vững tại Trạm thực nghiệm Đông Hà – Quảng Trị đã được xây dựng 
thành công, với tỷ lệ sống trên 80% trong tất cả các ô thí nghiệm tại 24 tháng tuổi. Sinh trưởng của Keo 
lai trong cả 3 công thức thí nghiệm được bón lót phân lân nhanh hơn rõ rệt so với sinh trưởng tại 2 công 
thức đối chứng (Bảng 5). 
Tác động rõ ràng của phân lân tới sinh trưởng chiều cao của Keo lai tại tuổi 2 đã được chứng 
minh. Chiều cao trung bình của Keo lai ở luân kỳ 2 xấp xỉ 7m tại thời điểm 2 tuổi và được coi là khá 
khả quan trong các công thức thí nghiệm bón lót phân lân tại Đông Hà – Quản Trị. Sự khác nhau giữa 
các công thức đối chứng và bón lót phân lân là rõ ràng, ở mức sai khác 1% (P<0,001). Bón lót 10g 
nguyên tố lân (trong phân supe phốt phát) có thể đủ để tác động tích cực tới sinh trưởng chiều cao ở 
giai đoạn đầu, trên đất nghèo dinh dưỡng và thực sự bền vững hơn so với luân kỳ trước. Tỷ lệ bón lót 
này tương đương 143g phân supe phốt phát/cây hoặc 200kg supe phốt phát/ha. Lý giải sự tác động tích 
cực của phân lân tới sinh trưởng của Keo lai có lẽ là vì các loài Keo có khả năng cố định đạm và quá 
trình cố định đạm có phản ứng tích cực từ bón phân có nguyên tố lân (Vance et al., 2002). Từ đó bón 
phân lân cũng làm cải thiện lượng đạm cho cây Keo lai và giú ... c động tới đất thấp nhất. Lá và cành 
nhỏ sẽ tạo ra một lớp mỏng bảo vệ tầng đất bề mặt. Biện pháp quản lý này trái ngược với các biện pháp 
truyền thống đang được áp dụng (đốt thực bì và cày toàn diện). Biện pháp quản lý lập địa truyền thống 
sẽ làm mất đi các chất hữu cơ, dinh dưỡng và tăng xói mòn đất, từ đó làm giảm năng suất rừng và ô 
nhiễm nguồn nước (Nambiar, 1999). 
Bảng 5. Tỷ lệ sống, sinh trưởng đường kính (Dbh) và chiều cao (Ht) của Keo lai tại Khảo nghiệm 
lâm sinh bền vững tại Đông Hà, sau 2 năm tuổi 
6 
Công thức thí nghiệm 
Ht 
(m) 
Dbh 
(cm) 
Tỷ lệ sống 
(%) 
Đối chứng – không bón phân 6.16 7.47 80.0 
P
1 
10 g lân trong phân supe phốt phát 6.98 8.57 80.4 
P
2 
20 g lân trong phân supe phốt phát 6.95 8.53 76.3 
P
3 
(=P
2 
+ 10 g Kali K trong sulphate ka li) 6.89 8.70 82.1 
Đối chứng – không bón phân 6.41 7.88 80.0 
Sai khác thống kê P<0.001 P<0.001 không 
Sai tiêu chuẩn của sai trung bình mẫu 0.15 0.23 
Khuyến nghị các giống Keo phù hợp cho trồng rừng gỗ xẻ 
Ở Việt Nam, Keo tai tượng, Keo lá liềm, và Keo lá tràm thể hiện sinh trưởng tốt nhất trong các 
khảo nghiệm loài Keo nhiệt đới (Lê Đình Khả, 2003). Keo lá liềm là loài có triển vọng nhưng chưa 
được chứng minh cho các nhà chế biến gỗ. Keo lá tràm sinh trưởng chậm nên không mang lại nhiều lợi 
nhuận tại các tỉnh phía Bắc. Keo lai và Keo tai tượng phù hợp kinh doanh rừng trồng gỗ xẻ tại các lập 
địa ở vùng thấp ở miền Bắc. Tuy nhiên, Keo tai tương lại không được ưu chộng tại miền Nam, bởi vì 
các công ty trồng rừng thường coi Keo tai tượng có chất lượng gỗ thấp và dễ đổ gãy bởi gió mạnh. Họ 
ưu chuộng trồng Keo lá tràm và Keo lai. Thực sự có sự khác biệt trong chất lượng gỗ của Keo tai tượng 
được trồng tại miền Bắc và miền Nam, nhưng chưa được nghiên cứu. 
Cho tới nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) cũng đã công nhận giống 
tiến bộ kỹ thuật (TBKT) cho một số xuất xứ của 3 loài Keo này. Cụ thể như sau: 
 Keo lá tràm: Coen River (Qld), Morehead River (Qld) and Mibini (PNG); 
 Keo lá liềm: Mata province (PNG), Deri-Deri (PNG) and Dimisisi (PNG); 
 Keo tai tượng: Iron Range (Qld), Cardwell (Qld) and Pongaki (PNG). 
Xếp hạng tương tự về sinh trưởng cho các xuất xứ của 3 loài trên cũng được xác nhận ở nhiều nước 
nhiệt đới khác, ngoại trừ xuất xứ Cardwell của Keo tai tượng. Các khảo nghiệm loài và xuất xứ của 
Keo tai tượng ở rất nhiều nước như Úc, Trung Quốc, Indonesia và Malaysia (Harwood and Williams 
1992), và Philippine (Arnold and Cuevas 2003) khẳng định: khi so sánh với hầu hết các xuất xứ từ 
PNG và xuất xứ từ vùng Far North Queensland (chẳng hạn như Claudie River/Iron Range, Olive River 
and Pascoe River) thì xuất xứ Cardwell không phải là xuất xứ sinh trưởng nhanh của loài này. Chúng 
tôi khuyến cáo xuất xứ Cardwell không nên sử dụng trong trồng rừng ở Việt Nam. Cần chú ý rằng có 
nhiều xuất xứ khác của 3 loài Keo trên chưa tham gia vào các khảo nghiệm xuất xứ trước đây tại Việt 
Nam nhưng cũng có sinh trưởng tương đương với các xuất xứ đã được Bộ công nhận. Một vài xuất xứ 
này đã được trồng trong các vườn giống và rừng giống do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 
(FSIV) xây dựng tại Việt Nam. Đến nay, Bộ NN&PTNT đã công nhận 10 vườn giống là vườn giống 
quốc gia. Danh sách các vườn giống này đã được liệt kê trên Website của Tổng cục Lâm nghiệp. Các 
vườn giống này đã và đang cung cấp hạt giống chất lượng cao cho sản xuất và nghiên cứu trong tương 
lai. 
Các dòng Keo lá tràm 
Keo lá tràm là loài Keo nhiệt đới phù hợp nhất với trồng rừng gỗ xẻ, bởi vì loài này có tỷ trọng 
cao (0,58g/cm
3
), các tính chất cơ lý phù hợp (tỷ số giữa độ co rút theo chiều xuyên tâm và tiếp tuyến -
T/R là 1,8; uốn tĩnh - MoE là 19,8 GPa), mầu sắc đẹp và tỷ lệ gỗ lõi rất cao (Pinyopusarerk, 1990; Phí 
7 
Hồng Hải, 2009). Chính vì vậy trong nhiều năm qua, nhiều tác giả tập trung chọn lọc các dòng ưu trội 
cho Keo lá tràm. Đến nay, 20 dòng Keo lá tràm đã được Bộ NN&PTNT công nhận là những giống 
quốc gia và TBKT. Các dòng này có sinh trưởng nhanh và chất lượng thân cây tốt. Ví dụ như dòng 
BVlt25, BVlt81, BVlt 83, và BVlt 85, được chọn từ rừng trồng xuất xứ Coen River tại Hà Nội, đạt tăng 
trưởng bình quân năm (MAI) từ 10,5 – 13,1m3/ha/năm tại Hà Tây và Quang Trị (Lê Đình Khả, 2006). 
Nhưng, 11 dòng ưu trội khác được chọn từ vườn giống Keo lá tràm tại Bình Phước (như Clt7, Clt18, 
Clt19, Clt26, Clt43, Clt57, Clt64, Clt98, Clt133, Clt1F, và Clt171) có năng suất cao hơn (MAI: 15-
30m
3/ha/năm tại Quảng Bình và Bình Dương) (Phí Hồng Hải, 2009a). Ngoài ra, các dòng AA1, AA9, 
và AA15 vừa có khả năng kháng bệnh tốt vừa có tăng trưởng cao, năng suất đạt từ 25-33.6 m3/ha/năm 
tại Đồng Nai và Bình Phước (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2007). 
Ngoài việc tăng năng suất rừng trồng Keo lá tràm, cải thiện độ co rút trong gỗ Keo lá tràm từ 
rừng trồng đã được nghiên cứu và góp phần tăng tỷ lệ lợi dụng gỗ ở khâu chế biến (Phí Hồng Hải, 
2009). Một số dòng như Clt7, Clt12, Clt18 và Clt25 vừa có sinh trưởng nhanh vừa có độ co rút gỗ thấp, 
do đó những dòng này được khuyến cáo sử dụng trong trồng rừng gỗ xẻ (Phí Hồng Hải, 2009). Tuy 
nhiên, tương tác di truyền – hoàn cảnh về sinh trưởng và chất lượng thân cây có ý nghĩa trong trồng 
rừng dòng vô tính Keo lá tràm ở Việt Nam (Phí Hồng Hải, 2009). Điều này có nghĩa là khi sử dụng 20 
dòng Keo lá tràm nói trên trong trồng rừng phải đặc biệt chú ý tới vùng sinh thái phù hợp cho từng 
dòng. 
Các dòng Keo lai 
Hiện nay, Các dòng Keo lai (A. mangium x A. auriculiformis) đã được trồng rộng rãi tại Việt 
Nam. Gỗ Keo lai có thể sử dụng cho gỗ xẻ, bởi vì chúng có tỷ trọng gỗ trung bình (0,45g/cm3), và uốn 
tính là 90 10
3
 kg/m
2
. Các dòng Keo lai tốt nhất thể hiện tính ưu trội về sinh trưởng hơn nhiều hai loài 
bố và mẹ trong tất cả các khảo nghiệm tại vùng thấp ở miền Bắc, Trung và Nam (Lê Đình Khả, 2001). 
Trong hầu hết các lập địa phù hợp tại miền Nam và miền Trung, các dòng Keo lai có thể đạt tăng 
trưởng hàng năm từ 35-40 m3/ha/năm sau luân kỳ kinh doanh 5-7 năm (Lê Đình Khả, 2001). Thậm chí, 
trên lập địa nghèo dinh dưỡng và tầng đất nông tại Ba Vì – Hà Nội, năng suất của Keo lai cũng có thể 
đạt được 15 m3/ha/năm, trong khi Keo tai tượng chỉ đạt 9 m3/ha/năm (Đoàn Ngọc Dao, 2003). Các 
dòng Keo lai còn có mức độ đồng đều về sinh trưởng rất cao. 
Mười bảy dòng Keo lai (BV10, BV16, BV29, BV32, BV33, BV71, BV73, BV75, M8, MA1, 
AM3, AM2, AH1, AH7, TB1, TB7, và TB11) đã được công nhận để phục vụ sản xuất. Các dòng Keo 
lai mới cũng đang tiếp tục được chọn tạo nhằm bổ sung tính đa dạng cho tập đoàn giống và hạn chế sâu 
bệnh hại trong rừng trồng. Nhiều dòng Keo lai sẽ được công nhận trong tương lai. 
Nhân giống cho các giống Keo phù hợp 
Chọn lọc và sử dụng các dòng ưu trội trong trồng rừng dòng vô tính có thể khai thác được các 
biến dị di truyền và không di truyền, từ đó tối đa hóa tăng thu di truyền trong rừng trồng sản xuất 
(Eldridge et al. 1993). Chính vì vậy, rừng trồng dòng vô tính là một lựa chọn hấp dẫn nếu chúng ta có 
kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng tốt. Tuy nhiên, lâm nghiệp dòng vô tính được coi là không phù hợp với 
Keo tai tượng và Keo lá liềm. Mặc dù đa phần các cây cá thế Keo lá liềm và Keo tai tượng có thể nhân 
giống từ chồi vượt, và vườn vật liệu cung cấp hom có thể xây dựng được. Nhưng sự già cõi của cây 
trong vườn vật liệu của hai loài này sẽ nhanh hơn Keo lá tràm và Keo lai. Kinh nghiệm từ Indonesia 
cho thấy nếu tiếp tục nhân giống hom từ cây già cỗi sẽ làm cho tỷ lệ ra rễ thấp và cây hom ở rừng sau 
này sẽ sinh trưởng chậm (Yang et. al, 2006). Do đó, trồng rừng bằng nguồn hạt giống chất lượng cao 
(từ vườn giống và rừng giống) được khuyến cáo cho Keo lá liềm và Keo tai tượng. Lâm nghiệp dòng 
8 
vô tính theo gia đình (Clonal Family forestry) cũng có thể là một lựa chọn trong trồng rừng hai loài Keo 
này. 
Keo lá tràm và Keo lai có thể nhân giống dễ dàng bằng chồi vượt từ gốc và lưu giữ lâu dài sự 
trẻ hóa trong phòng nuôi cấy mô. Sau đó, các cây mô được sử dụng để xây dựng các vườn vật liệu 
nhằm nhân giống hàng loạt phục vụ sản xuất. Các bước tiến hành nhân giống hom Keo lai đã được mô 
tả chi tiết (Lê Đình Khả, 2001) và có thể áp dụng cho Keo lá tràm. Nhưng ở hầu hết các vùng sâu và xa, 
nơi hệ thống nhân giống sinh dưỡng chưa thực sự phát triển, hạt giống từ các vườn giống của Keo lá 
tràm nên được sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng hạt giống Keo lai để trồng rừng, bởi vì cây hạt F1 của 
Keo lai sẽ có sự phân ly rất lớn (Lê Đình Khả, 2001). 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
Mật độ thích hợp trong trồng rừng Keo phổ biến từ 1000 – 1600 cây/ha. Tỉa thưa có tác động 
làm tăng sinh trưởng đường kính của cây. Tỉa thưa xuống mật độ 600 cây/ha ở rừng trồng Keo lai tại 
Quảng Bình là phù hợp nhất. Tỉa cành cũng làm giảm tỷ lệ khuyết tất ở gỗ đánh kể. Chính vì vậy, tỉa 
thưa và tỉa cành là các biện pháp lâm sinh quan trọng trong kinh doanh rừng trồng gỗ xẻ nhằm tạo ra gỗ 
có đường kính đủ lớn và không khuyết tật. Bón lót 10g lân nguyên tố /cây (tương đương 143 g supe 
phốt phát/cây) là đủ để tạo ra sự khác biệt về sinh trưởng chiều cao của Keo lai tại giai đoạn đầu tại 
Quang Trị và thực sự đảm bảo tính bền vững trong toàn luân kỳ. 
Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm và Keo lai là những loài Keo phù hợp trong trồng rừng 
kinh doanh gỗ xẻ. Keo lá liềm là loài có triển vọng, đặc biệt ở trên một số dạng đất có vấn đề như cát 
nội đồng ở miền Trung. Keo lai và Keo tai tượng phù hợp kinh doanh rừng trồng gỗ xẻ tại các vùng 
thấp tại miền Bắc. Trong khi, Keo lá tràm và Keo lai được ưu trộng hơn ở miền Nam. Các nguồn giống 
cung cấp cho sản xuất là các giống quốc gia và TBKT của Keo lá tràm và Keo lai, và các nguồn hạt 
giống từ vườn giống và rừng giống của Keo tai tương và Keo lá liềm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Arnold, R. J.; Cuevas, E., 2003. Genetic variation in early growth, stem straightness and survival in 
Acacia crassicarpa, A. mangium and Eucalyptus urophylla in Bukidnon province, Philippines. Journal 
of Tropical Forest Science 15 (2): 332-351 
Đoàn Ngọc Dao, 2003. Tiếp tục so sánh sinh trưởng và khả năng cải tạo đất của Keo lai với hai loài bố 
mẹ sau 5 tuổi. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Lâm nghiệp. 69 trang 
Hà Huy Thịnh, 2005. Nghiên cứu chọn, tạo giống có năng suất và chất lượng cao cho một số loài cây 
trồng rừng chủ lực. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 161 trang 
Harwood, C.E. and Williams, E.R., 1992. A review of provenance variation in the growth of Acacia 
mangium. pp. 22-30 in Carron, L.T. and Aken, K. eds. Breeding Technologies for Tropical Acacias. 
ACIAR Proceedings No. 37. Australian Centre for International Agricultural Research, Canberra. 
Le Dinh Kha, 2001. Studies on the use of natural hybrids between Acacia auriculiformis and Acacia 
mangium in Vietnam. Agriculture Publishing House, Hanoi. 171 trang 
Lê Đình Khả, 2003. Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam. 
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 171 trang 
Lê Đình Khả, 2006. Báo cáo công nhận giống một số dòng Keo lá tràm. Viện Khoa học Lâm nghiệp 
Việt Nam, Hà Nội. 17 trang. 
9 
Nambiar S., 1999. New forests: wood production and environmental services. CSIRO publishing. 256 
trang. 
Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Thị Thu Hương, và Đoàn Đình Tam, 2004. Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng 
khoáng (N,P,K) và chế độ nước của một số dòng keo lai (acacia hybrid) và bạch đàn (Eucalyptus urophylla) 
trong giai đoạn vườn ươm và rừng non. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 
Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003. Phát triển các loài Keo Acacia ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 
Hà Nội. 121 trang 
Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2007. Báo cáo công nhận một số dòng Keo lá tràm. Viện Khoa học Lâm nghiệp 
Việt Nam, Hà Nội. 20 trang 
Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Xuân Quát và Đoàn Hoài Nam, 2006. Kỹ thuật trồng rừng thâm canh một số loài 
cây gỗ nguyên liệu. Nhà xuất bản Thống kê, 128 trang 
Nguyễn Thị Liệu, 2004. Điều tra tập đoàn cây trồng và xây dựng mô hình trồng rừng keo lưỡi liềm Acacia 
crassicarpar trên cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 
Phạm thế Dũng, Ngô Văn Ngọc, Hồ Văn Phúc, Nguyễn Thị Lề, Nguyễn Thị Nhuần, Phạm Viết Tùng và 
Nguyễn Thanh Bình, 2005. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng cho các dòng keo lai 
được tuyển chọn trên đất phù sa cổ tại tỉnh Bình Phước làm nguyên liệu giấy. Viện Khoa học Lâm nghiệp 
Việt Nam. 
Phi Hong Hai, 2009. Genetic improvement of plantation-grown Acacia auriculiformis for sawn timber 
production. Doctoral thesis No.2009:56. Swedish University of Agricultural Science. 
Phí Hồng Hải, Hà Huy Thịnh và Đỗ Hữu Sơn, 2009a. Triển vọng phát triển của một số dòng Keo lá 
tràm trong trồng rừng gỗ xẻ. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn (12): 173-179. 
Pinyopusarerk, K., 1990. Acacia auriculiformis: an annotated bibliography. Bangkok, Thailand: 
Winrock International-F/FRED and ACIAR, 154 p. 
Vance
C. P., Graham P. H. và Allan D.L., 2002. Biological Nitrogen Fixation: Phosphorus - A Critical 
Future Need? . Current Plant Science and Biotechnology in Agriculture (Ed. Pedrosa F.O., Hungria M., 
Yates G.and Newton W.E.). Springer Netherlands : 509-514. 
Yang M., Xie X., He X. and Zhang F., 2006. Plant regeneration from phyllode explants of Acacia 
crassicarpa via organogenesis. Plant Cell, Tissue and Organ Culture (85): 241-245. 
ACACIA SAWN TIMBER PLANTATION: SILVICULTURE METHODS AND 
RECOMENDATIONS FOR SUITABLE ACACIA CLONES 
Pham Xuan Dinh, Phi Hong Hai, Chris Harwood, Chris Beadle, Sadanandan Nambiar, Vu Dinh Huong, 
Dang Thinh Trieu, Trieu Thai Hung 
SUMMARY 
Studies on thinning response to diameter growth, pruning response to log defects and response to 
phosphorus (P) of acacia hybrid growth in Quang Binh and Quangr Tri showed that: (1) thinning 
increased diameter growth of acacia hybrids; (2) pruning decreased log defects of acacia hybrids; (3) 
fertilization of 10 g of elemental phosphorus (as 143 g superphosphate/tree) at planting time was 
sufficient in increasing the height of acacia hybrids in the early stage of growth in Quang Tri. In 
plantations producing sawn timber, Acacia mangium, A. auriculiformis, A. crassicarpa and Acacia 
hybrids (A. mangium x A. auriculiformis) were proved to be suitable species. A. crassicrapa was a 
10 
promising species and performed well in inland sands in the central Vietnam. A. mangium was a 
suitable species in lowland in the northern Vietnam. While, A. auriculiformis was the preferred species 
in the southern Vietnam. Acacia hybrids could be planted in many sites from the North to the South. 
National clones, and technological advanced clones that are approved by Ministry of Agriculture and 
Rural Development were suggested for using in commercial plantations of A. auriculiformis and acacia 
hybrids. For A. mangium and A. crassicarpa, seed sources from seed production areas and seed 
orchards were recommended to use. 
Keywords: Acacia, Sawn timber, Thinning, Pruning, Site management, Seed. 

File đính kèm:

  • pdftrong_rung_keo_go_xe_mot_so_bien_phap_ky_thuat_lam_sinh_va_k.pdf