Triệt đốt thần kinh giao cảm động mạch thận bằng năng lượng sóng tần số radio điều trị tăng huyết áp kháng trị trên một trường hợp bệnh thận giai đoạn cuối

GIỚI THIỆU

Tăng huyết áp kháng trị chiếm khoảng 20

- 30% số bệnh nhân tăng huyết áp, kiểm soát

trong thực tiễn lâm sàng dựa vào các thuốc

hạ áp đường uống gặp nhiều khó khăn: về số

lượng, số loại thuốc, số lần uống, tác dụng

phụ . khiến dung nạp điều trị kém và khó

khống chế. Tháng 8/2009, M. Schlaich và

cộng sự lần đầu công bố trên tờ New England

Journal of Medicine [1] trường hợp điều trị

THA kháng trị thành công nhờ triệt phá thần

kinh giao cảm của động mạch thận qua đường

ống thông. Tại Hội nghị Tim mạch Châu Âu

2013, phương pháp triệt đốt thần kinh giao

cảm động mạch thận được sự đồng thuận các

chuyên gia khuyến nghị như một biện pháp

điều trị ở bệnh nhân THA kháng trị, mở ra

nhiều hướng mới kiểm soát THA kháng trị ở

các nhóm bệnh nhân như bệnh thận giai đoạn

cuối, đái tháo đường, suy tim, ngừng thở khi

ngủ [3]. Trong đó, các tác giả trên thế giới đặc

biệt lưu ý THA kháng trị ở nhóm bệnh nhân

bệnh thận giai đoạn cuối như một thực thể lâm

sàng nhiều thách thức.

pdf 10 trang phuongnguyen 9480
Bạn đang xem tài liệu "Triệt đốt thần kinh giao cảm động mạch thận bằng năng lượng sóng tần số radio điều trị tăng huyết áp kháng trị trên một trường hợp bệnh thận giai đoạn cuối", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Triệt đốt thần kinh giao cảm động mạch thận bằng năng lượng sóng tần số radio điều trị tăng huyết áp kháng trị trên một trường hợp bệnh thận giai đoạn cuối

Triệt đốt thần kinh giao cảm động mạch thận bằng năng lượng sóng tần số radio điều trị tăng huyết áp kháng trị trên một trường hợp bệnh thận giai đoạn cuối
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 89
ca lâm sàng
TRIỆT ĐỐT THẦN KINH GIAO CẢM ĐỘNG MẠCH 
THẬN BẰNG NĂNG LƯỢNG SÓNG TẦN SỐ RADIO 
ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP KHÁNG TRỊ TRÊN MỘT 
TRƯỜNG HỢP BỆNH THẬN GIAI ĐOẠN CUỐI
Trần Bá Hiếu, Phạm Mạnh Hùng, 
Nguyễn Ngọc Quang, Phan Đình Phong, Đỗ Doãn Lợi
Viện Tim mạch Việt Nam
GIỚI THIỆU
Tăng huyết áp kháng trị chiếm khoảng 20 
- 30% số bệnh nhân tăng huyết áp, kiểm soát 
trong thực tiễn lâm sàng dựa vào các thuốc 
hạ áp đường uống gặp nhiều khó khăn: về số 
lượng, số loại thuốc, số lần uống, tác dụng 
phụ ... khiến dung nạp điều trị kém và khó 
khống chế. Tháng 8/2009, M. Schlaich và 
cộng sự lần đầu công bố trên tờ New England 
Journal of Medicine [1] trường hợp điều trị 
THA kháng trị thành công nhờ triệt phá thần 
kinh giao cảm của động mạch thận qua đường 
ống thông. Tại Hội nghị Tim mạch Châu Âu 
2013, phương pháp triệt đốt thần kinh giao 
cảm động mạch thận được sự đồng thuận các 
chuyên gia khuyến nghị như một biện pháp 
điều trị ở bệnh nhân THA kháng trị, mở ra 
nhiều hướng mới kiểm soát THA kháng trị ở 
các nhóm bệnh nhân như bệnh thận giai đoạn 
cuối, đái tháo đường, suy tim, ngừng thở khi 
ngủ [3]. Trong đó, các tác giả trên thế giới đặc 
biệt lưu ý THA kháng trị ở nhóm bệnh nhân 
bệnh thận giai đoạn cuối như một thực thể lâm 
sàng nhiều thách thức. Tại Viện Tim mạch 
Việt Nam, tháng 5/2013, chúng tôi đã lần đầu 
tiên tiến hành triệt đốt thần kinh giao cảm 
động mạch thận qua đường ống thông điều trị 
THA kháng trị trên bệnh nhân bệnh thận giai 
đoạn cuối. Ca bệnh mô tả trong bài báo nhằm 
mục đích đánh giá bước đầu kết quả và một số 
vấn đề liên quan tới kỹ thuật mới này. 
Các thiết bị sử dụng trong triệt đốt thần 
kinh giao cẩm động mạch thận: 
Hệ thống máy chụp mạch kỹ thuật số:
Do hãng Toshiba (Nhật Bản) sản xuất. Hệ 
thống cho phép chụp và ghi hình các giai đoạn 
của thủ thuật.
Máy phát năng lượng sóng tần số radio 
HAT-300 Smart
Máy do hãng Osypka sản xuất, có công 
suất phát năng lượng tối đa là 75W. Có khả 
năng kiểm soát năng lượng và nhiệt độ với 
nhiều chế độ điều trị khác nhau.
ca lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.201490
Hình 1. Hệ thống đốt giao cảm mạch thận theo kỹ thuật điều trị RF thường quy
Điện cực triệt đốt rối loạn nhịp (Ablation catheter)
Ống thông có gắn điện cực đốt của Biotronik, chiều dài đầu điện cực: 4 mm, đường kính 
điện cực: 5 Fr. Điện cực đốt có cảm biến nhiệt độ, loại gập duỗi 1 hướng (unidirectional).
Hình 2: Ống thông gắn điện cực điều trị rối loạn nhịp tim áp dụng trong triệt đốt thần kinh giao cảm động mạch thận 
điều trị THA kháng trị. 
Ca lâm sàng:
Bệnh nhân nữ 44 tuổi vào viện tháng 5/2013, được hội chẩn chuyên khoa Thận tiết niệu 
chuyển xét can thiệp nội mạch điều trị THA. Tiền sử viêm cầu thận mạn tính - Bệnh thận giai 
đoạn cuối - Lọc màng bụng 3 năm. THA kháng trị hiện đang điều trị: Nifedipin 160 mg/ngày, 
Methydopa 3000 mg/ngày, Lisinopril 40 mg/ngày, Hypothiazide 25 mg/ngày, Valsartan 320 
mg/ngày, Carvedilol 62,5 mg/ngày, Furosemide 160 mg/ngày, Nicardipin truyền tĩnh mạch 10 
mg/giờ (bơm tiêm điện), duy trì trước can thiệp 2 tuần. 
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 91
ca lâm sàng
Tình trạng bệnh nhân trước can thiệp: HA phòng khám 180/100 mmHg, nhịp tim 85 chu kỳ/
phút, BMI 17. Các thông số đo huyết áp lưu động 24 giờ trước can thiệp: HA tối đa ban ngày 
215/99 mmHg, HA tối đa ban đêm 201/102 mmHg, HA ban ngày trung bình 162/88 mmHg, 
HA ban đêm trung bình 170/90 mmHg. Siêu âm tim không có rối loạn vận động vùng, thất trái 
dày, EF trong giới hạn bình thường. Thăm dò chức năng tuyến giáp, tuyến thượng thận bình 
thường. Xét nghiệm: Ure 14, Creatinin 707 Micromol/l, các mục tiêu điều trị bệnh thận giai 
đoạn cuối - Lọc màng bụng chu kỳ trong giới hạn. Siêu âm động mạch thận hai bên kích thước 
nhỏ, đường kính < 2,5 mm, tăng sức cản nhu mô thận. Bệnh nhân được tiến hành can thiệp triệt 
đốt thần kinh giao cảm động mạch thận theo các bước sau: 
- Đường vào: Động mạch đùi hai bên, một bên hệ thống mở đường (Sheath) 8 Fr để ống 
thông đốt 5 Fr, một đường hệ thống mở đường 5 Fr để ống thông chụp JR 4 chụp động 
mạch thận.
 - Thuốc sử dụng: Cản quang 60 ml, không pha loãng (Ultravist), Morphin tiêm tĩnh mạch 
chậm ngắt quãng, Heparin tiêm tĩnh mạch 5000 UI, Nitroglycerin tiêm tĩnh mạch tránh co thắt 
mạch thận. 
- Chụp kiểm tra động mạch thận kích thước nhỏ, đường kính < 2,5 mm, động mạch thận trái 
ngắn, ngoằn nghèo, động mạch thận phải thẳng, dài. không có động mạch thận phụ, nhu mô 
thận hai bên teo nhỏ. 
Hình 3: Hình ảnh chụp động mạch thận trước triệt đốt TK giao cảm động mạch thận
- Tiến hành đưa ống thông đốt vào lần lượt từng bên động mạch thận: đốt 6 điểm bên động 
mạch thận phải, đốt 4 điểm bên động mạch thận trái, cách thức tiến hành đốt xoáy trôn ốc 
tương tự nghiên cứu trên hệ thống Ardian (Symplicity HTN 1 - 2). 
- Cài đặt hệ thống đốt: Thời gian 1 phút/điểm, Năng lượng đốt 8-10 Watts, Trở kháng dạo 
động dưới 20%. 
(a) Động mạch thận phải (b) Động mạch thận trái
ca lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.201492
- Chụp kiểm tra sau đốt mạch thận hai bên: Không dò, không tách động mạch thận, có các 
điểm "gợt nội mạc".
 Hình 4: (a) Đốt động mạch thận phải; (b) Đốt động mạch thận trái 
 Đo HA xâm lấn trước, trong thủ thuật và trước khi rút đường đo xâm lấn, không có sự 
khác biệt. Thời gian nằm viện sau thủ thuật 14 ngày theo nguyện vọng gia đình muốn được 
theo dõi thêm trong bệnh viện. 
Tại thời điểm theo dõi 3 tháng sau thủ thuật, HA đo tại phòng khám là 150/80 mmHg. Theo 
nguyện vọng cá nhân, bệnh nhân đề nghị chế độ thuốc như sau: 
 - Nifedipin 160 mg/ngày 
 - Methydopa 3000 mg/ngày 
 - Furosemide 160 mg/ngày.
 Tại thời điểm theo dõi 6 tháng sau thủ thuật, các thông số đo huyết áp lưu động 24 giờ 
như sau: 
 - HA đo tại phòng khám 145/90 mmHg
 - HA trung bình đo huyết áp lưu động: 146/90 mmHg 
 - HA tối đa ban ngày: 161/105 mmHg
 - HA tối đa ban đêm: 166/102 mmHg
 - HA trung bình ban ngày 144/90 mmHg
 - HA trung bình ban đêm 151/91 mmHg
(a) (b)
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 93
ca lâm sàng
Hình 5: Đo huyết áp lưu động 24 giờ tại thời điểm 6 tháng sau triệt đốt TK giao cảm ĐMT
Số thuốc và liều lượng thuốc tại các thời điểm 3,6 tháng giữ ổn định như sau: 
 - Nifedipin 160 mg/ngày 
 - Methydopa 3000 mg/ngày 
 - Furosemide 160 mg/ngày. 
Các thông số xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm mạch thận không biến đổi so với trước 
khi làm can thiệp. 
BÀN LUẬN
Bàn luận về tính khả thi và độ an toàn 
của phương pháp triệt đốt thần kinh giao 
cảm động mạch thận: 
Điều trị THA bằng phương pháp phẫu 
thuật cắt hạch giao cảm được tiến hành đầu 
tiên trên thế giới năm 1921 với những kết quả 
hạ HA ấn tượng theo những tổng kết của tác 
giả Smithwick R.H. Tuy nhiên nhược điểm 
đi kèm là các triệu chứng như: tụt HA tư thế, 
nhịp nhanh phản xạ, hồi hộp, khó thở, không 
có mồ hôi, tay lạnh, rối loạn cương dương, loét 
tá tràng tiến triển, hội chứng Raynauld hoặc 
đau thần kinh do cắt dây thần kinh liên sườn. 
Vì những nhược điểm này cùng với sự ra đời 
của một loạt các nhóm thuốc điều trị THA vào 
những thập kỷ 50,60,70, phương pháp phẫu 
thuật điều trị THA đã bị lãng quên trong một 
thời gian dài. Tuy nhiên cho tới nay THA vẫn 
là vấn đề khó khăn trên toàn cầu do nhiều vấn 
đề trong đó quan trọng nhất là sự không tuân 
thủ điều trị của bệnh nhân. Điều này khiến 
các nhà khoa học xem xét lại khía cạnh lịch 
sử của phương pháp phẫu thuật cắt hạch giao 
cảm vào những năm 2000 để tới năm 2009 tác 
giả Schlaich và cộng sự [2] công bố trường 
hợp đầu tiên trên thế giới điều trị THA kháng 
trị bằng phương pháp triệt đốt thần kinh giao 
cảm mạch thận bằng sóng radio qua đường 
ống thông với hệ thống Symplicity (Ardian, 
Medtronic). Tiếp đó, nhiều hướng nghiên cứu 
về triệt đốt thần kinh giao cảm động mạch thận 
được triển khai trên các nhóm bệnh nhân THA 
kháng trị kèm suy thận, đái tháo đường, ngừng 
thở khi ngủ [3]. Trên nhóm đối tượng các bệnh 
nhân bệnh thận giai đoạn cuối [4],[6],[7], các 
nghiên cứu của Schlaich, Spinelli bước đầu 
chứng minh hiệu quả hạ áp của phương pháp 
triệt đốt thần kinh giao cảm động mạch thận 
tuy nhiên nhóm các tác giả cũng đề cập tới 
một số nhược điểm như sự ngắt quãng liên tục 
ca lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.201494
trong tiến trình đốt, khó khăn trong thao tác, 
kích thước ống thông của một số dụng cụ lớn 
không phù hợp với động mạch thận nhỏ. Trên 
cơ sở các thông số kỹ thuật dụng cụ, cũng như 
đặc điểm giải phẫu động mạch thận trên nhóm 
đối tượng bệnh thận giai đoạn cuối, hệ thống 
dụng cụ Symplicity (Ardian, Medtronic) được 
chứng minh tính phù hợp trong một số nghiên 
cứu THA kháng trị ở bệnh nhân suy thận mạn. 
Cho tới năm 2012, các tác giả từ Đại học Jena 
(Đức) đã tiến hành triệt đốt thần kinh giao 
cảm bằng hệ thống đốt thông thường. Kết quả 
bước đầu cho thấy hiệu quả cải thiện rõ trên 
12 bệnh nhân với tiêu chí chính là hạ HA đo 
tại phòng khám dù có sự khác biệt về đặc điểm 
điện cực đốt, về mức năng lượng, thời gian 
đốt, nhiệt độ [5]. Dựa trên cơ sở đó, chúng 
tôi đã tiến hành nghiên cứu can thiệp điều trị 
với hệ thống triệt đốt thông thường với các 
tiêu chí đáp ứng kỹ thuật tương tự hệ thống 
Symplicity. 
Trong ca lâm sàng này, chúng tôi không 
gặp phải các khó khăn trong quá trình thao 
tác lái điện cực do giải phẫu động mạch thận 
khó khăn, nhỏ, mảnh, một yếu tố dự đoán thất 
bại thủ thuật [7]. Thủ thuật trong nghiên cứu 
sử dụng 2 đường vào động mạch, một đường 
vào để đưa điện cực ống thông đốt, một 
đường vào để đưa ống thông chụp động mạch 
thận. Hệ thống này khác biệt so với hệ thống 
Symplicity sử dụng 1 đường vào; tuy nhiên, 
chúng tôi không ghi nhận sự khó khăn trong 
quá trình thao tác, cũng như xác định các vị trí 
đốt. Với giải phẫu động mạch thận nhỏ trong 
nghiên cứu đường kính nhỏ hơn 2,5 mm, 
chúng tôi có thể thao tác luồn ống thông đốt 
điều trị loạn nhịp tim loại 5 Fr thuận lợi vào hệ 
thống mạch và để chờ ống thông chụp động 
mạch vành phải cỡ 5 Fr ở “miệng” lỗ động 
mạch thận để chụp xác định trước mỗi điểm 
đốt. Chúng tôi cũng ghi nhận các thông số đốt 
được duy trì ổn định, trở kháng dao động dưới 
30 ôm, thể hiện khả năng áp sát thành mạch 
tốt của điện cực đốt [7]. Điều này liên quan 
tới các đặc tính cố định, áp sát tốt của các ống 
thông đốt điều trị loạn nhịp tim trong cấu trúc 
tim chuyển động mạnh và khó định cố định 
hơn động mạch thận [5]. 
Về các thông số đốt cài đặt trong nghiên 
cứu, chúng tôi áp dụng các tiêu chuẩn các tác 
giả Đức khi sử dụng hệ thống đốt và ống thông 
đốt trong điều trị rối loạn nhịp tim. Thông số 
thời gian, nhiệt độ được cài đặt cố định, thông 
số năng lượng với từng điểm đốt được điều 
chỉnh theo nhận cảm bệnh nhân, với mức 
năng lượng lớn nhất áp dụng điểm đốt trong 
nghiên cứu là 9 Watts, thấp hơn so với nghiên 
cứu các tác giả Đức (tối đa 12 Watts). Liệu 
Hình 6: Các hệ thống triệt phá thần kinh giao cảm được áp dụng điều trị THA trên thế giới
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 95
ca lâm sàng
mức năng lượng hoặc các thông số cài đặt có 
sự khác biệt khi tiến hành can thiệp trên bệnh 
nhân bệnh thận giai đoạn cuối? Thành mạch 
mỏng, thay đổi mô học thành mạch có ảnh 
hưởng tới kết quả? Cho tới nay, các nghiên 
cứu trên nhóm bệnh nhân suy thận chỉ được 
tiến hành với dụng cụ Symplicity do kích 
thước nhỏ, thuận lợi cho thao tác, các khuyến 
nghị về thông số đốt đưa ra không có sự khác 
biệt với bệnh nhân thông thường. Theo các tác 
giả [1], [2], [4], về độ sâu "tổn thương" mô 
học tạo ra trong quá trình đốt dao động 0,5 - 1 
mm do đó không ghi nhận trường hợp thủng 
mạch thận liên quan thủ thuật. Tuy nhiên trên 
nhóm bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối, có 
nhiều sự kết hợp, đan xen của các cơ chế gây 
THA, do đó, tỷ lệ đáp ứng phương pháp điều 
trị này dao động theo các nghiên cứu [6], [7]. 
Triệt đốt thần kinh giao cảm mạch thận là 
thủ thuật gây cảm giác đau xuất hiện trong 
quá trình đốt, thường bệnh nhân xuất hiện 
cảm giác đau cùng bên với phía đốt, do đó cần 
thiết giảm đau và vô cảm thật tốt để đám bảo 
tuân thủ các thông số đốt. Theo Bertog [1], 
đây có thể là điểm ảnh hưởng tới kết quả can 
thiệp trong trường hợp không thể tiến hành cài 
đặt các mức năng lượng ở ngưỡng dưới. Một 
số trung tâm khắc phục hiện tượng này bằng 
phương pháp “gây ngủ” hoặc gây mê qua nội 
khí quả. Tuy nhiên bệnh nhân của chúng tôi 
khi tiến hành thủ thuật, phương pháp vô cảm 
gây tê tại chỗ kết hợp cùng các thuốc giảm 
đau đường tĩnh mạch nhóm opioids, các thông 
số được duy trì trong quá trình đốt. Chúng tôi 
không gặp các biến chứng nặng như thủng, 
tách động mạch thận, hoặc tách động mạch 
chủ cũng như co thắt động mạch thận. Điều 
này cũng tương tự với các nghiên cứu trên 
thế giới cho rằng thủ thuật triệt đốt an toàn và 
không gặp biến chứng lớn, đặc biệt với những 
trung tâm có kinh nghiệm với can thiệp nội 
mạch. 
Bàn luận về hiệu quả ngắn hạn kỹ thuật 
triệt đốt thần kinh giao cảm động mạch 
thận trong điều trị THA kháng trị ở bệnh 
nhân bệnh thận giai đoạn cuối: 
Ca lâm sàng trong nghiên cứu được sử dụng 
8 thuốc (1 thuốc đường truyền tĩnh mạch) tuy 
nhiên không kiểm soát được con số huyết áp 
mục tiêu. Sau thủ thuật, nghiên cứu ghi nhận 
đáp ứng tại thời điểm 3 tháng, kết quả duy 
trì 6 tháng tiếp theo. Số thuốc tại thời điểm 3 
tháng, 6 tháng chỉ duy trì 3 thuốc với huyết áp 
tại phòng khám 150/90 mmHg. Để đạt con số 
huyết áp mục tiêu, nghiên cứu ca lâm sàng ghi 
nhận cần 4 thuốc, tuy nhiên bệnh nhân "quan 
ngại" về thích nghi với huyết áp cao lâu ngày 
và con số huyết áp có thể giảm thêm nên từ 
chối sử dụng thuốc số 4. 
Với những thông số hạ huyết áp bệnh nhân 
trên, bước đầu cho thấy hiệu quả hạ huyết áp 
của phương pháp. Tuy nhiên, vấn đề quan 
trọng đặt ra trong lâm sàng là tiêu chí nào 
được áp dụng để đánh giá hiệu quả phương 
pháp. Theo Sapoval và cộng sự, hiện tại có 
3 cách thức đánh giá khác nhau. Nghiên cứu 
Symplicity định nghĩa đáp ứng với tiêu chí là 
hạ HA tâm thu phòng khám > 10 mmHg và hạ 
huyết áp tâm trương > 5 mmHg. Cách thức hai 
là dựa vào đạt được con số huyết áp mục tiêu 
trong quá trình điều trị và cách thức thứ ba 
mới chỉ được đề ra trong một số nghiên cứu là 
dựa trên con số huyết áp đo lưu động 24 giờ. 
Vậy hiệu quả hạ huyết áp tâm thu/ tâm trương 
theo thời gian lần lượt 10/5 mmHg có thực 
sự là thuyết phục? Law và cộng sự đã phân 
tích 354 nghiên cứu ngẫu nhiên về giá trị kết 
hợp liều thuốc trong hạ áp và cho thấy huyết 
áp tâm thu hạ trung bình 9,1 mmHg (8,8-9,3 
mmHg) với liều chuẩn và 10,9 mmHg (10,7 
– 11,2 mmHg) với liều gấp đôi liều chuẩn (sự 
khác biệt giữa hai liều là 22%). Khi xét riêng 
hiệu quả hạ áp của từng nhóm với liều chuẩn 
ca lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.201496
theo thứ tự cao tới thấp là nhóm ức chế thụ thể 
Angiotensin II 10,3 mmHg (9,9 – 10,8), nhóm 
thuốc chẹn beta giao cảm 9,2 mmHg (8,6 – 
9,9), nhóm chẹn kênh canxi, nhóm lợi tiểu 8,8 
mmHg, nhóm thuốc ức chế men chuyển 8,5 
mmHg (7,9 – 9,0) đối với con số huyết áp tâm 
thu. Kết quả nghiên cứu tương tự trên con số 
huyết áp tâm trương trung bình hạ được của 1 
loại thuốc hạ huyết áp là 5,5 mmHg (5,4 – 5,7 
mmHg). 
Hình 5: Hiệu quả hạ áp của các nhóm thuốc tim mạch 
Cũng theo Law và cộng sự, con số huyết áp 
tâm thu/ tâm trương giảm được khi kết hợp 
hai thuốc được kỳ vọng tương ứng 15,1/8,7 
mmHg; tuy nhiên trên thực tế con số thấp 
hơn -0,5/-0,1 mmHg với độ tin cậy 95%. Kết 
quả cho thấy dù đạt được nhiều thành tựu với 
nhiều loại thuốc ra đời song con số huyết áp 
thực tế đạt được với một nhóm thuốc đơn độc 
hoặc kết hợp hai nhóm không phải là con số 
như các nhà lâm sàng mong muốn. Từ những 
dữ liệu như trên, khi so sánh thuần túy về kết 
quả đạt được với hệ thống triệt đốt thần kinh 
giao cảm mạch thận với con số huyết áp hạ 
được trung bình 10/5 mmHg sau thời gian 
trung bình 3-6 tháng thực sự là con số “đáng 
kể”
Đánh giá về thời điểm xuất hiện tác dụng 
hạ huyết áp, nghiên cứu ghi nhận bệnh nhân 
xuất hiện tác dụng hạ huyết áp trong thời gian 
theo dõi ngắn hạn 3 tháng. Theo M. Schlaich 
[2], [6], với hệ thống Symplicity, thời điểm 
xuất hiện hiệu quả hạ huyết áp thông thường 
sau 6 tháng; tuy nhiên, cũng có ghi nhận một 
số trường hợp hạ huyết áp sớm hơn. Sự khác 
biệt này có liên quan tới khả năng áp sát mạch 
một cách tối đa, tránh mất năng lượng khác 
với hệ thống Symplicity ? 
Số điểm đốt trong báo cáo chúng tôi dao 
động từ 4-6 điểm đốt, tương tự hệ thống 
Symplicity; song liệu có sự tương quan giữa 
số điểm đốt và hiệu quả hạ áp và số lượng 
điểm đốt tối ưu? Theo Xiao Y và cộng sự, kết 
quả cho thấy có xu hướng con số hạ huyết 
áp hạ nhiều khi số điểm đốt càng nhiều, lên 
tới con số 12 điểm đốt/bên với hệ thống ống 
thông đốt tưới đầu điện cực; tuy nhiên, song 
hành với đó làm tăng khả năng làm hẹp động 
mạch thận [8]. Những nghiên cứu trên động 
vật thực nghiệm cũng như các thử nghiệm 
lâm sàng cho thấy số điểm đốt dao động 4 – 8 
điểm/bên đã cho thấy hiệu quả về hạ con số 
HA. Dựa trên những số liệu công bố từ nghiên 
cứu EnligHTN 1 cho thấy, với hệ thống 8 
điểm đốt/bên phân bố theo đúng không gian 3 
chiều cho đáp ứng sớm hơn với mức độ tương 
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 97
ca lâm sàng
tự. Do đó xu hướng trong các nghiên cứu chỉ 
ra rằng số lượng điểm đốt mỗi bên từ 4 – 8 
điểm đốt đảm bảo khả năng loại trừ 80-90% 
số lượng thần kinh giao cảm động mạch thận, 
và cho thấy có hiệu quả hạ huyết áp theo thời 
gian. Một nghiên cứu của các tác giả Nga về 
hiệu quả hạ áp cho thấy khi kết quả hạ áp khi 
số lượng điểm đốt 6-8 điểm/bên tốt hơn khi 
đốt 4-6 điểm/bên. 
Vậy liệu có sự khác biệt về số điểm đốt, 
thời điểm tác dụng, tỷ lệ đáp ứng hay hiệu quả 
hạ áp khi tiến hành triệt đốt thần kinh giao 
cảm mạch thận ở bệnh nhân THA kháng trị 
- Bệnh thận giai đoạn cuối? Các nghiên cứu 
mới bước đầu trên nhóm nhỏ bệnh nhân, hoặc 
các ca lâm sàng ghi nhận cho thấy chỉ có sự 
khác biệt so với bệnh nhân THA kháng trị đơn 
thuần về tỷ lệ đáp ứng khi đánh giá trên nhóm 
bệnh nhân lớn do THA kháng trị ở bệnh nhân 
bệnh thận giai đoạn cuối có nhiều cơ chế phức 
tạp hơn, đan chéo [3]. 
Ca lâm sàng theo dõi không ghi nhận thấy 
tắc mạch, tai biến mạch máu não mới xuất 
hiện, cơn THA cấp tính trong thời gian theo 
dõi ngắn hạn, tương tự với kết quả ghi nhận 
biến cố trong thời gian theo dõi của các tác 
giả khác [1], [3]. Qua đó bước đầu cho thấy 
phương pháp điều trị THA bằng năng lượng 
sóng có tần số radio qua đường ống thông 
có tính khả thi, an toàn, hiệu quả hạ huyết áp 
đáng khích lệ, mở ra hướng nghiên cứu mới 
trên nhóm bệnh nhân THA kháng trị - Bệnh 
thận giai đoạn cuối. Tuy nhiên để kiểm chứng 
tính hiệu quả của phương pháp này cần phải 
có nghiên cứu trên số lượng bệnh nhân lớn 
hơn cũng như thời gian theo dõi lâu dài hơn. 
KẾT LUẬN
- Kỹ thuật triệt đốt thần kinh giao cảm động 
mạch thận bằng năng lượng sóng có tần số 
radio qua đường ống thông với hệ thống triệt 
đốt loạn nhịp tim trên bệnh nhân bệnh thận 
giai đoạn cuối bước đầu cho thấy tính khả thi, 
an toàn, có thể tiến hành tại các trung tâm tim 
mạch can thiệp hiện đại nhiều kinh nghiệm. 
- Kết quả theo dõi ngắn hạn sau triệt đốt 
thần kinh giao cảm động mạch thận điều trị 
THA kháng trị bằng hệ thống triệt đốt loạn 
nhịp tim trên bệnh nhân bệnh thận giai đoạn 
cuối cho thấy kết quả hạ HA là rõ rệt và hướng 
cho chúng ta tới những nghiên cứu sâu, rộng 
hơn.
ABSTRACT
Renal denervation has been shown to be effective and safe in reducing blood pressure (BP) in patients with treatment-
resistant hypertension; however, there are only case reports in hypertensive patients with ESRD and data are lacking about 
possibility of renal denervation in small renal arteries. In this paper we describe our first experience of a novel percutaneous 
treatment modality for drug resistant hypertension by using a standard conventional catheter (the catheter applied for 
treatment of cardiac arrythimias).A 44 y/o woman with uncontrolled treatment-resistant hypertension on CAPD underwent 
ca lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.201498
bilateral native kidney, catheter-based renal denervation. Both native renal arteries were <4 mm. After 6 months without 
any change hemodialysis parameters, a remarkable BP reduction of 30/20 mm Hg (from baseline 180/100 mmHg to 150/80 
mm Hg) evaluated by Office blood pressure as well as 24-hour ambulatory BP monitoring and the reduction of medications 
are observed. It's reported that renal denervation seems to be effective in controlling hypertension in patient with ESRD, 
even in case of small renal arteries. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bertog S, Schultz JC, Franke J, Hoffman I, Sievert H (2012). Catheter -based renal denervation for refractory 
hypertension: a review of the literature, J Indian Med Assoc. 2012 May;110(5):292-6.
2. Esler MD, Krum H, Schlaich M, Schmieder RE, Böhm M, Sobotka PA (2012). Renal sympathetic denervation for 
treatment of drug-resistant hypertension: one-year results from the Symplicity HTN-2 randomized, controlled 
trial. Circulation. 2012 Dec 18;126(25):2976-82. 
3. Infante de Oliveira E et al (2013). Endovascular treatment of resistant and uncontrolled hypertension: 
therapies on the horizon. JACC Cardiovasc Interv. 2013 Jan;6(1):1-9.
4. Ott C, Schmid A, Ditting T, Sobotka PA, et al (2012). Renal denervation in a hypertensive patient with end-stage 
renal disease and small arteries: a direction for future research . J Clin Hypertens 2012 Nov;14(11):799-801.
5. Prochnau D, Lucas N, Kuehnert H, Figulla HR, Surber R (2012). Catheter-based renal denervation for drug-
resistant hypertension by using a standard electrophysiology catheter. EuroIntervention. 2012 Jan;7(9):1077-80.
6. Schlaich MP, Bart B, Hering D, Walton A et al (2013). Feasibility of catheter-based renal nerve ablation and 
effects on sympathetic nerve activity and blood pressure in patients with end-stage renal disease. Int J Cardiol. 2013 Oct 
3;168(3):2214-20. 
7. Spinelli A, Da Ros V, Morosetti D, D’Onofrio S, Rovella V et al (2013). Technical aspects of renal denervation in 
end-stage renal disease patients with challenging anatomy. Diagn Interv Radiol. 2013 Dec 24.
8. Xiao Y, Zhou S, Liu Q (2012). Ablation points of renal sympathetic denervation: the more, the better? 
Hypertension. 2012 Dec;60(6). 

File đính kèm:

  • pdftriet_dot_than_kinh_giao_cam_dong_mach_than_bang_nang_luong.pdf