Tổng hợp polyimide từ melamine và pyromellitic dianhydride bằng phương pháp chiếu xạ vi sóng

Dưới tác dụng của vi sóng, thời gian phản ứng

giữa PMDA và melamine trong DMSO được rút

ngắn chỉ còn 30 phút. Cấu trúc của polyimide

được xác định bằng FTIR và tính chất nhiệt được

xác định bằng TGA. Bằng phương pháp gia nhiệt

thông thường, phản ứng giữa PMDA và melamine

trong DMSO cần kéo dài đến 30 giờ.

pdf 10 trang phuongnguyen 7460
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp polyimide từ melamine và pyromellitic dianhydride bằng phương pháp chiếu xạ vi sóng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp polyimide từ melamine và pyromellitic dianhydride bằng phương pháp chiếu xạ vi sóng

Tổng hợp polyimide từ melamine và pyromellitic dianhydride bằng phương pháp chiếu xạ vi sóng
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ T6- 2016 
 Trang 103 
Tổng hợp polyimide từ melamine và 
pyromellitic dianhydride bằng phương pháp 
chiếu xạ vi sóng 
 Hoàng Ngọc Cường 
 Huỳnh Anh Vũ 
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM 
( Bài nhận ngày 21 tháng 03 năm 2016, nhận đăng ngày 21 tháng 11 năm 2016) 
TÓM TẮT 
Dưới tác dụng của vi sóng, thời gian phản ứng 
giữa PMDA và melamine trong DMSO được rút 
ngắn chỉ còn 30 phút. Cấu trúc của polyimide 
được xác định bằng FTIR và tính chất nhiệt được 
xác định bằng TGA. Bằng phương pháp gia nhiệt 
thông thường, phản ứng giữa PMDA và melamine 
trong DMSO cần kéo dài đến 30 giờ. 
Từ khóa: dianhydrid pyromellitic, melamin, polyimid, vi sóng, TGA. 
MỞ ĐẦU 
Trong thời gian qua, polyimide mạch thẳng có 
vi xốp nội và mạng lưới polyimide vi xốp khâu 
mạch cao đã được công bố [1-7]. Polyimide vi xốp 
có cấu trúc mạng lưới ba chiều, có mạch chính dị 
nguyên tử rất cứng, chịu được nhiệt độ cao và hóa 
chất. Ngoài ra, sự tồn tại của các nguyên tử 
nitrogen và oxygen trong vòng imide làm cho 
mạng lưới polyimide có tương tác thích hợp với 
khí CO2. 
Phương pháp phổ biến nhất để tổng hợp 
polyimide là quá trình hai giai đoạn, trước hết tạo 
thành amic acid từ monome dianhydride và 
diamine ở nhiệt độ thấp, sau đó khử nước và đóng 
vòng ở nhiệt độ cao. Do đó, cần sử dụng các dung 
môi phân cực phi proton có nhiệt độ sôi cao như 
dimethyl formamide, dimethyl acetamide và N-
methylpyrrolidone [8]. Hơn nữa, dung môi độc hại 
(như m-cresol) và chất xúc tác (thí dụ như 
isoquinoline) thường được sử dụng trong phản ứng 
tổng hợp polyimide nhưng hạn chế sử dụng trong 
công nghiệp polyimide xốp. 
Guiyang Li và Zhonggang Wang [9] đã tổng 
hợp được các vật liệu khung hữu cơ cộng hóa trị 
(COF) trên cơ sở phản ứng tạo thành polyimide từ 
tetrakis (4-aminophenyl) methane, tris(4-
aminophenyl)amine và 1,3,5-tris(4-aminophenyl) 
benzene với pyromellitic dianhydride (PMDA). 
Sheng Chu cùng cộng sự [10] đã tổng hợp 
polyimide bằng cách gia nhiệt trực tiếp hỗn hợp 
đồng mol melamine với PMDA với tốc độ 7 
0C/phút đến 325 0C trong 4 giờ. Bằng phương pháp 
này, các tác giả khẳng định thu được polyimide có 
cấu trúc tinh thể, khác với phương pháp dung dịch 
trong dung môi DMSO chỉ tạo thành cấu trúc vô 
định hình. 
Quá trình tổng hợp polyimide xốp với diện 
tích bề mặt lớn bằng quá trình trùng ngưng 
melamin và các dianhydride thơm như pyromellitic 
dianhydride (PMDA), dianhydride 3,3′,4,4′-
biphenyl tetracarboxylic (BPDA), naphthalene-
1,4,5,8-tetracarboxylic dianhydride (NTCD) đã 
được Yali Luo thực hiện [5]. Hỗn hợp melamine 
(10 mmol) và monome dianhydride (15 mmol) 
được đun nóng ở 180 °C khoảng 72 giờ trong 30 
mL dimethyl sulfoxide (DMSO) trong môi trường 
khí trơ. Sau phản ứng, rửa kết tủa bằng acetone, 
tetrahydrofuran và methylene chloride. Hiệu suất 
sau khi cô lập polyimide được 37 – 65 %. Các tác 
Science & Technology Development, Vol 19, No.T6-2016 
Trang 104 
chất trong nghiên cứu này có cấu trúc phẳng, khác 
rất nhiều so với cấu trúc xoắn được sử dụng để 
tổng hợp polyimide xốp trước đây. 
Phản ứng hóa học có hỗ trợ chiếu xạ vi sóng 
được nghiên cứu nhiều do có ưu điểm là thời gian 
phản ứng ngắn hơn, hiệu suất cao hơn và giảm các 
phản ứng phụ so với phản ứng được thực hiện bằng 
phương pháp gia nhiệt thông thường. Có nhiều 
công trình tổng kết về phản ứng polymer hóa có hỗ 
trợ chiếu xạ vi sóng [11-14]. 
Dao và cộng sự [15] đã điều chế các 
copolyimide có thành phần khác nhau từ 4,4’-
oxidianiline và các hỗn hợp acid benzene-1,2,4,5-
tetra-carboxylic/acid 4,4’-(hexafluoro 
isopropyliden) diphthalic có chiếu xạ vi sóng. Điều 
kiện phản ứng là chiếu xạ vi sóng trong 45 phút ở 
190 °C với tỷ lệ số mol 2:1:1, thu được polymer có 
phân tử lượng 31500 g/mol và nhiệt độ thủy tinh 
hóa 347 °C. 
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Hóa chất 
Pyromellitic dianhydride (Sigma Aldrich, Mỹ) 
;(Dimethyl sulfoxide); (Scharlau, Tây Ban Nha); 
Melamin (Merck). 
Dụng cụ 
Lò vi sóng gia dụng hiệu Sanyo EM-
G205AW, Lò nung Gallenkamp Muffle Furnace 
Size 2. 
Phương pháp phân tích 
Nhận danh các nhóm chức, phân tích định tính 
các sản phẩm bằng máy quang phổ hồng ngoại 
biến đổi Fourier (FTIR) EQUINOX 55 của hãng 
Bruker (Đức) hoặc hãng Shimadzu (Nhật). Tạo 
mẫu bằng phương pháp ép viên KBr hoặc phản xạ 
ATR. Phổ được quét trong vùng số sóng 400–4000 
cm
-1
, số lần quét là 64, độ phân giải 4 cm-1. 
Độ bền nhiệt được khảo sát bằng máy TGA 
Q500 V20.10 Build 36. 
Tổng hợp polyimide từ melamine và PMDA 
bằng phương pháp nhiệt thông thường 
Cân 0,2616 g PMDA (1,2 mmol) cho vào bình 
cầu và hòa tan với 3 mL DMSO thu được dung 
dịch trong suốt không màu, sục khí N2 qua hệ để 
có môi trường khí trơ. Cùng lúc đó, hòa tan 0,1008 
g melamin (0,8 mmol) vào 1 mL DMSO. Sau đó 
cho từ từ dung dịch melamine vào hệ phản ứng, 
dung dịch vẫn trong suốt không màu. Lắp hệ gia 
nhiệt, tăng nhiệt độ từ từ đến 180 °C, sau 3 giờ 
thấy có kết tủa trắng, phản ứng thêm 9 giờ nữa 
thấy dung dịch trong trở lại, đun hoàn lưu hệ trong 
24 giờ. Sau đó cho hỗn hợp phản ứng vào 
methanol và li tâm, lọc rửa bằng methanol, sấy khô 
thu được 0,1940 g. Hiệu suất 63 %. Phân tích sản 
phẩm bằng phổ FTIR và nhiệt trọng lượng TGA. 
Tổng hợp polyimide từ melamine và PMDA gia 
nhiệt bằng vi sóng 
Cân PMDA (0,6558 g, 3 mmol) và melamine 
(0,2522 g, 2 mmol) cho vào erlen 50 mL. Thêm 
4,00 g DMSO, trộn đều hóa chất trong 30 phút, thu 
được dạng huyền phù. Chiếu vi sóng mức 1 (125 
W) trong 10 phút (với mỗi đợt 2 phút, nghỉ 2 phút), 
chất rắn tan ra, thu được dung dịch trong. Chiếu vi 
sóng tiếp 4 phút, thu được hỗn hợp đục. Chiếu vi 
sóng thêm 2 phút nữa, hỗn hợp trở nên đặc và xốp 
lên. Chiếu vi sóng tiếp 16 phút (4x4). Trong suốt 
quá trình trên đậy erlen bằng 1 becher 100 mL. 
Nung chất rắn thu được ở 150 °C trong 2 giờ, 200 
°C trong 2 giờ và 250 °C trong 2 giờ. Làm nguội 
chất rắn đến nhiệt độ phòng, rửa bằng aceton 2 lần, 
mỗi lần 20 mL. Sấy sản phẩm ở 60 °C trong 24 
giờ. Khối lượng sản phẩm 0,6929 g. Hiệu suất 
phản ứng 86,6 %. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ T6- 2016 
 Trang 105 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Phương trình phản ứng của PMDA với melamin được trình bày trong Hình 1. 
Hình 1. Tổng hợp trực tiếp polyimide từ PMDA và melamine trong DMSO. 
Tổng hợp polyimide bằng phương pháp gia nhiệt thông thường 
Sản phẩm polyimide sau khi tinh chế được phân tích bằng phổ FTIR. 
Hình 2. Phổ FTIR của PI-PMDA-Mel tổng hợp bằng phương pháp dung dịch 
Science & Technology Development, Vol 19, No.T6-2016 
Trang 106 
Phổ FTIR của PI-PMDA-Mel (Hình 2) cho 
thấy các tín hiệu đặc trưng cho cấu trúc imide như 
dải 1797 (mũi vai), 1724 cm 1 do dao động kéo 
dãn của C=O imide. Các tín hiệu đặc trưng cho 
melamine ở 1567 (CN) và 1493 cm 1 (CN). Hai 
dải này bầu chứng tỏ có nhiều mũi tín hiệu chồng 
lắp nhau như C=C của vòng thơm. Tín hiệu ở 3352 
cm
 1 tương ứng dao động kéo dãn của liên kết N-H 
còn khá mạnh có thể là do phản ứng của melamine 
với PMDA xảy ra chưa hoàn toàn nên còn nhóm 
NH tự do. 
Phân tích TGA của PI-PMDA-Mel trong điều 
kiện khí nitrogen, gia nhiệt từ nhiệt độ phòng đến 
800 °C, tốc độ gia nhiệt 10 °C/phút, thu được kết 
quả trong hình 3, thấy có ba khoảng mất khối 
lượng: (1) Khoảng nhiệt độ từ 81 đến 141 °C, mất 
3,33 % khối lượng, có thể chất bị mất nước tự do. 
(2) Khoảng nhiệt độ từ 141 đến 256 °C, mất 15,56 
%, nhiệt độ cực đại là 178 °C. Giai đoạn này có thể 
là do nhóm chức amine và anhydride còn lại tiếp 
tục phản ứng và khử nước. (3) Khoảng nhiệt độ từ 
256 đến 431 °C, mất 25,54 % khối lượng, nhiệt độ 
cực đại là 427 °C và khoảng nhiệt độ từ 431 đến 
637 °C, mất 35,39 % khối lượng, nhiệt độ cực đại 
là 441 °C. Thực ra hai mũi này cò lẽ chỉ đặc trưng 
cho một quá trình phân hủy nhiệt của polyimide 
mới tạo thành. Lượng tro còn lại ở 800 °C là 11,72 
%. 
Hình 3. Giản đồ TGA của sản phẩm PI tổng hợp từ PMDA và melamine trong điều kiện khí nitrogen, gia nhiệt từ nhiệt 
độ phòng đến 800 °C, tốc độ gia nhiệt 10 °C/phút 
Kết quả phân tích TGA trên cho thấy cấu trúc 
PI-PMDA-Mel trên hoàn toàn không có cấu trúc 
ổn định theo nhiệt độ, do đó cấu trúc PI tạo thành 
hoàn toàn kém bền có thể là do còn tồn tại nhiều 
nhóm chức hoạt tính như amine và, anhydride. 
Phản ứng ở 180 °C có lẽ chưa đủ cao để chuyển 
hóa hoàn toàn các nhóm chức có khả năng phản 
ứng. Tuy nhiên khi sử dụng dung môi DMSO, 
nhiệt độ phản ứng không thể vượt quá giá trị nhiệt 
độ sôi. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ T6- 2016 
 Trang 107 
Tổng hợp PI bằng phương pháp vi sóng 
Hỗn hợp melamine và PMDA theo tỷ lượng 
sau khi trộn, nghiền được xử lý bằng vi sóng 
không dung môi, không thấy có phản ứng xảy ra 
do hỗn hợp rắn này hấp thu vi sóng kém. Lượng 
nhỏ DMSO được thêm để giúp vào làm môi trường 
hấp thu vi sóng. Trước khi chiếu vi sóng, ở nhiệt 
độ phòng, hỗn hợp phản ứng có dạng huyền phù 
đặc. Sau khi chiếu vi sóng một thời gian, nhiệt độ 
tăng, thu được dung dịch trong suốt. Tiếp tục chiếu 
vi sóng làm cho DMSO bay hơi và thu được chất 
rắn. Sau 32 phút, lượng dung môi DMSO còn lại 
không đáng kể nên hầu như không còn phản ứng 
xảy ra trong điều kiện vi sóng. Chất rắn thu được 
tiếp tục được nung theo nhiệt độ tăng dần. 
Sản phẩm phản ứng giữa PMDA và melamine 
trong điều kiện vi sóng, dung môi DMSO sau khi 
tinh chế được phân tích bằng phổ FTIR (Hình 4). 
Hình 4. Phổ FTIR của mẫu PI-PMDA-Mel-VS (không nung) 
Trên phổ không còn thấy mũi 1862 cm-1 chứng 
tỏ không còn PMDA ban đầu. Xuất hiện hai dải ở 
1781 và 1732 cm
-1
 tương ứng dao động kéo dãn 
C=O imid. Các dải đặc trưng cho nhóm NH2 của 
melamin như 3470, 3419, 3334, 3131 (NH) và 
1652 cm
-1 
(NH2) (Hình 5) hoàn toàn biến mất 
chứng tỏ các nhóm NH2 đã tham gia phản ứng tạo 
thành imide. Dao động của CN trong vòng triazine 
của melamine được thấy ở 1553 cm-1 (CN). 
Có thể so sánh với các tín hiệu đặc trưng cho 
melamin (Hình 5) ở 1652 (NH2), 1553 (CN + NH2) 
và 1438 cm
 1
 (CN + NH2). Dải 814 cm
 1
 đặc trưng 
cho dao động ngoài mặt phẳng vòng triazin. 
Giản đồ TGA của melamine (Hình 6) cho thấy 
melamine bắt đầu bị phân hủy ở 200 °C, nhiệt độ 
bắt đầu phân hủy ngoại suy ở 297 °C và nhiệt độ 
tại đỉnh ở 333 °C. Melamine bị phân hủy qua 1 giai 
đoạn và phân hủy hoàn toàn. 
Science & Technology Development, Vol 19, No.T6-2016 
Trang 108 
Hình 5. Phổ FTIR của melamine 
Hình 6. Giản đồ TGA của melamine 
Phổ FTIR bằng kỹ thuật truyền qua (Hình 7) 
của PI-PMDA-Mel-VS tổng hợp bằng vi sóng và 
sau đó nung cho thấy mẫu bị đục nên có độ hấp thu 
thấp. Phổ FTIR đo bằng kỹ thuật phản xạ (Hình 8) 
cho tín hiệu phổ tốt hơn. Các dải ở 1776 và 1713 
cm
 1 đặc trưng cho dao động C=O của imide. Dải 
1303 cm
 1
 có thể là của dao động kéo dãn C-N-C. 
Dải 811 cm 1 đặc trưng cho dao động ngoài mặt 
phẳng vòng triazine. Cấu trúc của triazin xuất hiện 
dưới dải bầu ở 1565 cm 1 (CN). 
So với phổ FTIR của mẫu tương tự chưa nung 
(Hình 4), các tín hiệu của NH giảm rõ rệt sau khi 
nung. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ T6- 2016 
 Trang 109 
Hình 7. Phổ FTIR của PI-PMDA-Mel-VS tổng hợp bằng chiếu xạ vi sóng, sau khi nung, đo truyền qua 
Hình 8. Phổ FTIR của PI-PMDA-Mel-VS tổng hợp bằng chiếu xạ vi sóng, sau khi nung, đo phản xạ (ATR). 
7
2
3
,9
1
8
1
0
,7
3
9
6
0
,1
7
1
3
0
2
,7
7
1
5
6
5
,2
8
1
7
1
2
,9
8
1
7
7
6
,1
1
3
3
1
7
,8
9
 74
 76
 78
 80
 82
 84
 86
 88
 90
 92
 94
 96
 98
 100
%
T
ra
n
s
m
is
s
io
n
 1000 1500 2000 2500 3000 3500 
Nombre d'onde (c m-1 )
Science & Technology Development, Vol 19, No.T6-2016 
Trang 110 
Hình 9. Giản đồ XRD của PI-PMDA-Mel-VS tổng hợp bằng chiếu xạ vi sóng, sau khi nung. 
Giản đồ XRD (Hình 9) cho thấy sản phẩm PI-PMDA-Mel-VS thu được hầu như có cấu trúc vô định 
hình. 
Hình 10. Giản đồ TGA của PI-PMDA-Mel-VS, sau khi nung 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ T6- 2016 
 Trang 111 
Quá trình phân hủy nhiệt của PI-PMDA-Mel-
VS (Hình 10) có thể được chia thành 3 vùng: (1) 
Từ nhiệt độ phòng đến 300 °C, mất 3,97% là do 
chất dễ bay hơi bị hấp phụ trong PI. Cấu trúc trong 
vùng này khá ổn định cho tới khi phân hủy nhiệt. 
(2) Từ 300 đến 470 °C, mất 52,09 %, đây là quá 
trình phân hủy nhiệt của PI. (3) Trên 470 °C mất 
37,29 % và còn lại 6,65 % ở 900 °C. 
Giản đồ TGA trên cho thấy đã hình thành cấu 
trúc polyimid. So với melamine (đỉnh phân 
hủy/thăng hoa ở 333°C), PI có nhóm melamine cho 
thấy có độ bền nhiệt tăng rõ rệt (đỉnh 420 °C). 
So với kết quả phân tích TGA của mẫu tổng 
hợp bằng phương pháp dung dịch (Hình 3), mẫu PI 
từ phương pháp vi sóng mặc dù có đỉnh phân hủy 
chính thấp hơn nhưng có cấu trúc ổn định hơn cho 
đến khi phân hủy PI. 
Kết quả trên cho thấy việc xử lý nhiệt ở 180 
°C trong dung môi DMSO chưa đủ để chuyển hóa 
hoàn toàn nhóm chức anhydride và amine thành 
polyimide, do đó xử lý ở nhiệt độ cao là cần thiết. 
Việc sử dụng phương pháp cung cấp nhiệt 
bằng vi sóng có ưu điểm là tập trung nhiệt nhanh. 
Sử dụng DMSO vừa là dung môi có nhiệt độ sôi 
cao vừa là môi trường phân cực hấp thu vi sóng 
tốt, nhờ đó quá trình hòa tan tác chất xảy ra nhanh 
và đạt được nhiệt độ cao trong thời gian ngắn. 
Cũng nhờ đó, quá trình thăng hoa của PMDA hầu 
như không xảy ra, vì vậy kiểm soát được tỷ lượng 
tác chất cho phản ứng tốt hơn. 
KẾT LUẬN 
Vi sóng được sử dụng để thay cho nguồn nhiệt 
thông thường để tổng hợp PI từ PMDA và 
melamine có sử dụng thêm lượng nhỏ dung môi 
DMSO. Nhiệt tạo thành do vi sóng vừa làm cho 
phản ứng xảy ra, vừa làm bay hơi dung môi 
DMSO, vừa khử nước từ phản ứng nên phản ứng 
xảy ra khá hiệu quả và nhanh, chỉ trong khoảng 30 
phút. Cấu trúc của polyimide được xác định bằng 
FTIR, TGA. Độ bền nhiệt của PI-PMDA-Mel cao 
hơn của melamine, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với 
các polyimide không chứa melamine khác. Cho tới 
nay chưa có công trình nào công bố về tiến hành 
phản ứng tổng hợp PI từ melamine bằng phương 
pháp vi sóng. Việc sử dụng dung môi DMSO có 
khả năng hòa tan tốt melamine và là dung môi phổ 
biến, rẻ và ít độc hơn so với các dung môi khác 
thường dùng trong tổng hợp polyimide cũng có ý 
nghĩa quan trọng. Kết quả xác định độ xốp và diện 
tích bề mặt của vật liệu polyimide đang được tiến 
hành và sẽ được công bố trong một bài báo khác. 
Lời cảm ơn : Đề tài này được tài trợ của đề án 
nghiên cứu khoa học mã số MANAR-CS2014-05. 
Preparation of polyimide from melamine 
and pyromellitic dianhydride by microwave 
irradiation 
 Hoang Ngoc Cuong 
 Huynh Anh Vu 
University of Science, VNU-HCM 
ABSTRACT 
Under microwave irradiation, the reaction 
time of PMDA and melamine in DMSO was 
shortened to just 30 minutes. Structure of the 
obtained polyimide was characterized by FTIR, 
and its thermal stability was confirmed by TGA 
analysis. The longer reaction time in DMSO 
solution up to 30 h at high temperature was 
required. 
Science & Technology Development, Vol 19, No.T6-2016 
Trang 112 
Keywords: pyromellitic dianhydride, melamine, polyimide, microwave reaction, TGA, FTIR. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. J. Weber, Q. Su, M. Antonietti, A. Thomas, 
Exploring polymers of intrinsic microporosity–
microporous, soluble polyamide and polyimide, 
Macromol. Rapid Commun., 28, 1871−1876 
(2007). 
[2]. B.S. Ghanem, N.B. McKeown, P.M. Budd, 
N.M. Al-Harbi, D. Fritsch, K. Heinrich, L. 
Starannikova, A. Tokarev, Y. Yampolskii, 
Synthesis, characterization, and gas permeation 
properties of a novel group of polymers with 
intrinsic microporosity: PIM-polyimides, 
Macromolecules, 42, 7881−7888 (2009). 
[3]. Z.G. Wang, B.F. Zhang, H. Yu, L.X. Sun, C.L. 
Jiao, W.S. Liu, Microporous polyimide 
networks with large surface areas and their 
hydrogen storage properties, Chem. Commun., 
46, 7730−7732 (2010). 
[4]. Z.G. Wang, B.F. Zhang, H. Yu, G.Y. Li, Y.J. 
Bao, Synthetic control of network topology and 
pore structure in microporous polyimides based 
on triangular triphenylbenzene and 
triphenylamine units, Soft Matter, 7, 
5723−5730 (2011). 
[5]. Y. Luo, B. Li, L. Liang, B. Tan, Synthesis of 
cost-effective porous polyimides and their gas 
storage properties, Chem. Commun., 47, 
7704−7706 (2011). 
[6]. K.V. Rao, R. Haldar, C. Kulkarni, T.K. Maji, 
S.J. George, Perylene Based Porous 
Polyimides: Tunable, high surface area with 
tetrahedral and pyramidal monomers, Chem. 
Mater., 24, 969−971 (2012). 
[7]. C.J. Shen, Y.J. Bao, Z.G. Wang, 
Tetraphenyladamantane-based microporous 
polyimide for adsorption of carbon dioxide, 
hydrogen, organic and water vapors, Chem. 
Commun., 49, 3321−3323 (2013). 
[8]. D. Wilson, H. D. Stenzenberger, P. M. 
Hergenrother, Polyimides, Blackwell, London 
1990, 297. 
[9]. G. Li, Z. Wang, Microporous polyimids with 
uniform pores for adsorption and separation of 
co2 gas and organic vapors, Macromolecules, 
46, 3058−3066 (2013). 
[10]. S. Chu, Y. Wang, Y. Guo, P. Zhou, H. Yu, L. 
Luo, F. Kong, Z. Zou, Facile green synthesis of 
crystalline polyimid photocatalyst for hydrogen 
generation from water, J. Mater. Chem., 22, 
15519-15521 (2012). 
[11]. F. Wiesbrock, R. Hoogenboom, U.S. Schubert, 
Microwave-assisted polymer synthesis: state-
of-the-art and future perspectives, Macromol. 
Rapid Commun., 25, 1739–1764 (2004). 
[12]. S. Sinnwell, H. Ritter, Recent advances in 
microwave-assisted polymer synthesis, Aust. J. 
Chem., 60, 729–743 (2007). 
[13]. R. Hoogenboom, U.S. Schubert, Microwave-
Assisted Polymer Synthesis: Recent 
developments in a rapidly expanding field of 
research, Macromol. Rapid Commun., 28, 368–
386 (2007). 
[14]. C. Ebner, T. Bodner, F. Stelzer, F. Wiesbrock, 
One decade of microwave-assisted 
polymerizations: Quo vadis?, Macromol. Rapid 
Commun., 32, 254–288 (2011). 
[15]. B.N. Dao, A.M. Groth, J.H. Hodgkin, 
Microwave-assisted aqueous polyimidization 
using high-throughput techniques, Macromol. 
Rapid Commun., 28, 604 (2007). 

File đính kèm:

  • pdftong_hop_polyimide_tu_melamine_va_pyromellitic_dianhydride_b.pdf