Tổng hợp màng composite phân hủy sinh học từ polyvinyl alcohol và microfibrillated cellulose

Tóm tắt

Màng composite được kết hợp từ các polymer dễ phân hủy sinh học polyvinyl alcohol

(PVA) và microfibrillated cellulose (MFC) đạt độ bền cơ tốt. Với mẫu PVA/MFC tỉ lệ 70/30 có

mặt chất tạo liên kết ngang glyoxal đạt kết quả khả quan. Độ bền kéo đứt 37.53 Mpa, mô đun

Young 538.85MPa. Kết quả SEM cho thấy sự đồng nhất cấu hình của MFC trong PVA như

khẳng định thêm vai trò tạo liên kết của glyoxal. Bên cạnh đó, hàm lượng MFC càng cao thì

mẫu càng dễ phân hủy trong môi trường. Để cải thiện độ giãn dài của mẫu thì kết hợp thêm

chất hóa dẻo. Các kết quả trên hứa hẹn màng composite PVA-MFC này trở thành sản phẩm

thân thiện môi trường có thể thay thế sản phẩm không phân hủy truyền thống.

pdf 6 trang phuongnguyen 8560
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp màng composite phân hủy sinh học từ polyvinyl alcohol và microfibrillated cellulose", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp màng composite phân hủy sinh học từ polyvinyl alcohol và microfibrillated cellulose

Tổng hợp màng composite phân hủy sinh học từ polyvinyl alcohol và microfibrillated cellulose
Nguyễn Thị Thanh Hiền... Tổng hợp màng composite phân hủy sinh học... 
 168 
TỔNG HỢP MÀNG COMPOSITE PHÂN HỦY SINH HỌC 
TỪ POLYVINYL ALCOHOL VÀ MICROFIBRILLATED CELLULOSE 
Nguyễn Thị Thanh Hiền(1), Huỳnh Văn Tiến(1), Nguyễn Bích Phương(1) 
(1) Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM 
Ngày nhận 11/11/2016; Chấp nhận đăng 15/01/2017; Email: hienntt@cntp.edu.vn 
Tóm tắt 
Màng composite được kết hợp từ các polymer dễ phân hủy sinh học polyvinyl alcohol 
(PVA) và microfibrillated cellulose (MFC) đạt độ bền cơ tốt. Với mẫu PVA/MFC tỉ lệ 70/30 có 
mặt chất tạo liên kết ngang glyoxal đạt kết quả khả quan. Độ bền kéo đứt 37.53 Mpa, mô đun 
Young 538.85MPa. Kết quả SEM cho thấy sự đồng nhất cấu hình của MFC trong PVA như 
khẳng định thêm vai trò tạo liên kết của glyoxal. Bên cạnh đó, hàm lượng MFC càng cao thì 
mẫu càng dễ phân hủy trong môi trường. Để cải thiện độ giãn dài của mẫu thì kết hợp thêm 
chất hóa dẻo. Các kết quả trên hứa hẹn màng composite PVA-MFC này trở thành sản phẩm 
thân thiện môi trường có thể thay thế sản phẩm không phân hủy truyền thống. 
Từ khóa: màng composite, phân hủy, sinh học 
Abstract 
SYNTHESIZING BIODEGRADABLE COMPOSITE FROM POLY VINYL 
ALCOHOL AND MICROFIBRILLATED CELLULOSE 
Composite membranes which are combined from the biodegradable polymer PVA 
(polyvinyl alcohol) and MFC (microfibrillated cellulose) have a good mechanical strength. A 
film with ratio PVA/MFC 70:30 that has a chemical crosslinking glyoxal gets a positive result. 
The tensile strength is 37.53 Mpa and high value of Young’s modulus is 538.85 Mpa. SEM 
result shows the uniformly distribution of PVA-MFC that gives definitely the role of glyoxal in 
linking PVA, MFC or both PVA-MFC structure. Besides, the more MFC contents, the more 
decomposition of films in enviroment. To improve elongation of membranes may be combined 
with the plasticiser. These composites could be environmentally friendly products that can 
replace today’s traditional non-biodegradable plastics. 
1. Giới thiệu 
Nhu cầu sử dụng nhựa, composite hiện nay rất cao, gần như lĩnh vực nào cũng có. Các 
sản phẩm từ nhựa đem lại lợi ích tuyệt vời cho cuộc sống. Trên thực tế gần như hầu hết các sản 
phẩm nhựa, composite rất khó bị phân hủy khi thải bỏ và nó đang trở thành một nguồn thải gây 
ô nhiễm môi trường rất lớn. Việc nghiên cứu tìm polymer dễ phân hủy để thay thế là yêu cầu 
cần thiết. Những polymer dễ phân hủy thường có nguồn gốc tự nhiên như tinh bột, cellulose... 
không đảm bảo các tính năng cơ lí để làm sản phẩm. Xu hướng hiện tại là nghiên cứu các hỗn 
hợp polymer để tạo composite vừa đảm bảo tính cơ lí vừa dễ bị phân hủy khi thải bỏ trong môi 
trường tự nhiên là điều quan tâm. PVA là loại polymer nhiệt dẻo, dễ tạo màng, độ bền kéo khá 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(32)-2017 
 169 
tốt, độ cứng, độ bền lực kém. Trong phân tử PVA có liên kết đơn C-C nên rất dễ phân hủy. Khả 
năng chống thấm khí, chịu dầu mỡ và dung môi của PVA tốt nhưng do tính thấm nước lớn, dễ 
hấp thu hơi ẩm nên độ ổn định kích thước kém.[1]. Trong khi đó MFC là một loại polymer có 
cấu trúc tinh thể, có định hướng, dễ phân hủy sinh học. MFC được tách chiết từ những thực vật 
nhiều chất xơ như: đay, bông, xơ dừa, tre... hay phế phẩm nông nghiệp có giá thành khá rẻ. 
Hiện tại, MFC đang là loại vật liệu gia cường có sự thu hút lớn do đặc điểm độc đáo của nó: bề 
mặt rất lớn, độ bền cơ khá cao, độ giãn nở theo nhiệt thấp. Điều đặc biệt là cấu trúc của MFC 
có nhóm -OH có thể tạo liên kết hydro với nhóm -OH của PVA hứa hẹn tạo một composite có 
thể tăng cường hay cải thiện tính năng của PVA. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các chất khâu 
mạch glyoxal, hay chất hóa dẻo (glyxerin) để tăng tính năng của composite cũng đáng quan 
tâm. Các chất khâu mạch hình thành các liên kết hóa học với polymer có thể cải thiện tính chịu 
nước, độ bền cơ, độ bền nhiệt, khả năng tương hợp của PVA và MFC. Các chất hóa dẻo có 
nhiệm vụ là tăng và duy trì tính mềm dẻo, có ảnh hưởng đến độ chảy mềm của polymer nhưng 
có thể làm polymer đàn hồi đến mức tối đa. 
2. Thực nghiệm 
2.1. Hóa chất: Polyvinyl 
ancohol (PVA): dạng hạt rắn, trắng. Vi 
sợi cellulose – MFC: dạng bột trắng. 
Glyoxal, glyxerol ở dạng dung dịch, 
nước cất, H3PO4. 
2.2. Sơ đồ thực nghiệm: PVA 
dạng rắn hòa tan trong nước cất để 
khuấy tạo dung dịch PVA ở 80-90oC 
trong 60 phút. MFC trộn với nước và 
khuấy trong 60 phút ở 80oC để tạo 
huyền phù MFC. Sau đó hai polymer 
được hòa trộn vào theo sơ đồ 1. 
Sơ đồ 1. Sơ đồ thực nghiệm 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1. Kết quả phân tích cơ học 
Tiến hành thực nghiệm các mẫu PVA, PVA và glyoxal, PVA và MFC (10%) có glyoxal 
(1%) ở điều kiện phòng thí nghiệm thu được kết quả như sau: 
Khuấy 
Glyoxal, 
chất hóa dẻo 
Siêu âm 
dd PVA Hp MFC 
Đổ đĩa 
Để khô 
Sấy 
Sản phẩm 
Nguyễn Thị Thanh Hiền... Tổng hợp màng composite phân hủy sinh học... 
 170 
Độ bền kéo đứt: Hình 1 thể hiện mẫu 100% PVA đạt độ bền kéo đứt là 32.25 Mpa. Tuy 
nhiên mẫu PVA-glyoxal thì độ bền kéo đứt tăng lên 43.20 MPa, tăng đến 10.95MPa so với khi 
không có glyoxal. Điều này cho thấy có thể glyoxal đã tạo liên kết ngang trong cấu trúc PVA 
nên làm cho độ bền kéo đứt tăng. Giá trị độ bền kéo đứt này tương đối tốt cho một vật liệu làm 
màng. Kết quả độ bền kéo đứt đối với mẫu PVA-MFC và mẫu PVA-MFC-glyoxal cũng thể 
hiện tương tự. Với mẫu PVA-MFC độ bền kéo đứt là 25.50 MPa nhưng khi có glyoxal thì độ 
bền lại tăng lên 41.10 Mpa, tăng hơn 15.60 MPa. Qua đó cho thấy glyoxal không chỉ tạo liên 
kết ngang trong cấu trúc PVA mà còn có thể trong cấu trúc MFC hoặc cả hai chất. 
Hình 1. Kết quả độ bền kéo đứt và 
mô đun Young của các mẫu 
Mô đun Young: Giá trị mô đun Young của mẫu PVA-MFC và PVA-MFC-glyoxal khá 
cao đạt đến 277.58 và 238.50 MPa. Như vậy sự có mặt MFC làm tăng đáng kể giá trị mô 
đun Young so với mẫu PVA và PVA-glyoxal chỉ đạt 120.77 và 179.58 MPa. 
Kết quả độ giãn dài: Trên đồ thị của hình 3.2 thể hiện màng 100% PVA đã có độ 
mềm dẻo khá tốt cụ thể độ giãn dài đạt 182.46%, nhưng khi có mặt chất khâu mạng glyoxal 
thì độ giãn dài giảm xuống không đáng kể còn 160.04%. Bên cạnh đó sự có mặt MFC cũng 
làm giảm độ giãn dài một ít so với mẫu chỉ có PVA. 
Hình 2. Kết quả độ giãn dài của 
các mẫu 
Từ các kết quả trên thể hiện rõ vai trò của chất khâu mạng làm tăng độ bền kéo đứt và mô 
đun Young của mẫu lên mặc dù nó có thể làm giảm độ giãn dài nhưng với giá trị không đáng kể. 
Do đó có thể nói rằng chất khâu mạng glyoxal là thành phần quan trọng trong tạo màng PVA. Sự có 
mặt của MFC 10% trong các mẫu cũng cho thấy giá trị độ bền mô đun Young cải thiện đáng kể so 
với mẫu chỉ có PVA nhưng nó cũng ảnh hưởng giảm một ít giá trị độ bền kéo và độ giãn dài. 
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
PVA PVA-glyoxal PVA-MFC (10%) PVA-MFC (10%)-
glyoxal
%
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(32)-2017 
 171 
3.1.2. Kết quả phân tích độ bền cơ của các mẫu có thành phần MFC thay đổi 
Bảng 1. Kết quả độ bền cơ học của các mẫu có thành phần MFC thay đổi 
Mẫu Độ bền kéo đứt (Mpa) Độ giãn dài (%) Mô đun Young (Mpa) 
PVA-MFC (chứa glyoxal, 10%MFC) 41.1 144.53 238.5 
PVA-MFC (chứa glyoxal, 20% MFC) 35.4 52.63 348.94 
PVA-MFC (chứa glyoxal, 30% MFC) 37.53 36.43 538.85 
Khi ta tăng dần hàm lượng MFC và giảm dần hàm lượng PVA trong hỗn hợp PVA – MFC 
có liên kết ngang glyoxal thì độ bền kéo đứt giảm không đáng kể từ 41.10 (chứa 10% MFC), 
35.40 (chứa 20% MFC), 37.53 (chứa 30% MFC). Sự giảm về độ bền này cho thấy các sợi MFC 
đã phân tán trong cấu trúc của PVA làm ảnh hưởng đến độ bền của PVA. Mặc dù sự suất hiện 
của MFC làm giảm độ bền kéo đứt của màng nhưng nó lại làm tăng áp lực mô đun Young từ 
238.50 (chứa 10% MFC), 348.94 (chứa 20% MFC), 538.85 (chứa 30% MFC) làm cho màng tổng 
hợp được có khả năng chịu được sự tác động bên ngoài rất cao. Điều này phù hợp [1] là bản thân 
MFC có giá trị mô đun Young rất cao, độ bền va đập rất tốt nên khi trộn hợp với PVA hàm lượng 
tăng dần thì giá trị thu được cũng tăng dần. Nhưng ngược, bảng 1 cũng thể hiện rõ khi tăng hàm 
lượng MFC trong mẫu thì độ giãn dài giảm xuống rất nhiều chính vì thế để làm tăng khả năng 
biến dạng của mẫu thì chất hóa dẻo glyxerin được thêm vào để khảo sát. 
3.1.3. Kết quả phân tích độ bền cơ các mẫu có chất hóa dẻo 
Bảng 2. Kết quả độ bền cơ của các mẫu có thêm chất hóa dẻo (10%) 
Mẫu Độ bền kéo đứt (Mpa) Độ giãn dài (%) Mô đun Young (Mpa) 
PVA-MFC (chứa glyoxal, 10% MFC) 31.41 202.46 72.25 
PVA-MFC (chứa glyoxal, 20% MFC) 26.6 300.92 34.66 
PVA-MFC (chứa glyoxal, 30% MFC) 25.06 82.39 75.52 
Bảng 2 thể hiện mẫu có 10% MFC thì độ giãn dài đạt khá cao 202.46% và nếu hàm 
lượng MFC lên 20% thì độ giãn dài tăng lên gần 1.5 lần là 300.92%. Nhưng khi hàm lượng 
mẫu có MFC là 30% thì độ giãn dài giảm còn 82.39%. Điều này cho thấy với 10% chất hóa dẻo 
thì độ giãn dài gần như tối đa cho mẫu có 20% MFC, nên đối với mẫu có 30% MFC, lượng chất 
hóa dẻo có thể chiếm tỉ lệ không cao nên giá trị độ giãn dài giảm lại. Bên cạnh đó, kết quả độ 
bền kéo đứt và mô đun Young cũng phù hợp lý thuyết. Sự có mặt có chất hóa dẻo làm cho liên 
kết phân tử polymer-polymer giảm nên độ bền kéo đứt và mô đun Young sẽ giảm như kết quả 
bảng 3.2. Qua đây cho thấy muốn đánh giá đúng hàm lượng chất hóa dẻo cho vào để đạt tối ưu 
giữa các độ bền kéo đứt, độ giãn dài, giá trị mô đun Young thì phải khảo sát thêm. 
3.2. Kết quả chụp SEM 
Hình 3. Kết quả chụp 
SEM mẫu 
a) mẫu PVA-MFC 
30% 
b) mẫu PVA-MFC 
30% có glyoxl 
a) 
Nguyễn Thị Thanh Hiền... Tổng hợp màng composite phân hủy sinh học... 
 172 
Hình 3b thể hiện hình thái của mẫu có glyoxal mịn hơn, đồng nhất hơn. Điều này cho 
thấy có sự hình thành liên kết giữa MFC và PVA tốt hơn. Hình 3 a thể hiện hình thái mẫu 
không có gyloxal, kết quả bề mặt không bằng phẳng, các sợi MFC còn nổi trên bề mặt nhiều. 
Kết quả này phù hợp với các nhận định ở trên là sự có mặt chất khâu mạng glyoxal sẽ tạo liên 
kết tốt cho PVA và MFC. 
3.3. Kết quả phân tích độ trương 
Hình 4. Biểu đồ độ trương PVA-
MFC có glyoxal theo tỉ lệ 
Để đánh giá khả năng thấm ướt, mẫu được phân tích độ trương bằng cách sấy khô mẫu và 
đem cân được khối lượng m1, sau đó ngâm mẫu trong nước trong 24 giờ rồi lấy ra lau khô bằng 
giấy và đem cân lại được khối lượng m2. 
Độ trương (%) = 2 1
1
m m
.100
m
Kết quả trên đồ thị hình 3.4. cho thấy khả năng trương của màng PVA-MFC có glyoxal 
giảm dần khi tăng các tỉ lệ MFC. Cụ thể, độ trương của màng chứa 0%, 10%, 20%, 30% MFC 
lần lượt là 123.64%, 92.86%, 83.30%, 60.00%. Như vậy sự có mặt MFC đã thâm nhập vào cấu 
trúc của PVA làm cho sự thấm ướt giảm nên độ trương có giá trị giảm. 
3.4. Kết quả phân tích quá trình phân hủy 
Quá trình đánh giá khả năng phân hủy 
của màng được thực hiện bằng cách chôn ủ 
trong môi trường đất và theo dõi độ giảm khối 
lượng của màng theo thời gian với những mẫu 
có hàm lượng MFC cao là PVA-MFC (20%) 
và PVA-MFC (30%). Ta theo dõi độ giảm 
khối lượng của màng sau 20 ngày bằng cách 
cân mẫu ban đầu là m1, sau đó đem chôn mẫu 
trong đất 20 ngày rồi rửa sạch bằng nước, sấy 
khô và cân khối lượng được m2. 
Độ giảm khối lượng (%) = 1 2
1
m m
.100
m
Hình 5. Độ giảm khối lượng của mẫu khi chôn trong đất 20 ngày 
123.64
92.86
83.3
60
0
20
40
60
80
100
120
140
PVA PVA-MFC (10%) PVA-MFC (20%) PVA-MFC (30%)
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(32)-2017 
 173 
Hình 5 thể hiện khả năng phân hủy của màng PVA – MFC có chất tạo liên kết ngang 
glyoxal và chất hóa dẻo. Sự phân hủy của màng trong đất do khi gặp độ ẩm cao màng sẽ bị 
trương lên và sau đó chúng sẽ bị vi sinh vật phân hủy nên khối lượng giảm dần theo thời gian. 
Mẫu hàm lượng MFC cao 30% thì độ phân hủy nhanh hơn, độ giảm khối lượng nhiều hơn đạt 
được 33.70% so với mẫu 20% MFC là 31.60%. Còn với mẫu có chứa chất hóa dẻo thì độ giảm 
khối lượng tăng cao hơn (39.20%) so với mẫu không có chứa chất hóa dẻo do cấu trúc phân tử 
màng không liên kết tốt. Kết quả thể hiện MFC trong mẫu có ảnh hưởng đến khả năng phân 
hủy nên sử dụng màng có chứa hàm lượng MFC cao sẽ thân thiện với môi trường hơn. 
4. Kết luận 
Với các kết quả thu nhận được thể hiện rõ vai trò của chất khâu mạng glyoxal đã đem lại 
độ bền cơ và giá trị mô đun Young rất tốt cho màng composite giữa PVA và MFC. Hàm lượng 
MFC trong mẫu làm gia tăng giá trị mô đun Young so với mẫu 100% PVA. Bên cạnh đó, hàm 
lượng MFC cao (30%) giúp cho sự phân hủy của màng PVA-MFC tốt. Nhược điểm lớn của 
MFC và glyoxal là làm giảm độ giãn dài của mẫu nên thêm chất hóa dẻo vào sẽ cải thiện được. 
Tuy nhiên do mẫu thực nghiệm chỉ khảo sát hàm lượng chất hóa dẻo 10% nên giá trị thu được 
đạt độ giãn dài tăng rất cao nhưng cũng giảm giá trị mô đun Young nhiều do đó cần có các 
bước khảo sát sâu hơn để tối ưu. Trong các mẫu khảo sát thì rõ ràng mẫu PVA-MFC (7/3) có 
mặt chất khâu mạng glyoxal là đạt kết quả mong đợi vừa đạt độ bền cơ tốt mà phân hủy trong 
môi trường cũng tốt. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Kaiyan Qiu, Anil N. Netravali, Fabrication and characterization of biodegradable composites 
based on microfibrillated cellulose and polyvinyl alcohol, Composites Science and Technology 
72 (2012), 1588-1594. 
[2] Chiellini E, Cinelli P, Imam SH, Mao L, Composite films based on biorelated agro-industrial 
waste and poly(vinyl alcohol), Preparation and mechanical properties characterization, 
Biomacromolecules. 2001 Fall, 1029-37. 
[3] Anida M.M. Gomes,Paloma L. da Silva,Carolina de L. e Moura,Claudio E.M. da Silva, Nagila 
M.P.S. Ricardo, Study of the mechanical and biodegradable properties of cassava 
starch/chitosan/PVA blends, Macromol. Symp. 2011, 220–226. 
[4] Shaoliang Xiao, Runan Gao, LiKun Gao, Jian Li, Poly(vinyl alcohol) films reinforced with 
nanofibrillated cellulose (NFC) isolated from corn husk by high intensity ultrasonication, 
Carbohydrate Polymers 136 (2016) 1027–1034. 

File đính kèm:

  • pdftong_hop_mang_composite_phan_huy_sinh_hoc_tu_polyvinyl_alcoh.pdf