Tóm tắt Năm 2016, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện của Việt Nam đạt 15,8 tỉ USD, tuy nhiên lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài này phân bổ không đồng đều. Mỗi tỉnh đều có những lợi thế nhất định, và cùng quyết tâm để thúc đẩy kinh

nghiên c lên tăng trư liệu chuỗi th ứu đáởnh gi ờng c i gian từ th ủáa tổng m tác động c áng 01/2011 đ ức b ủa d án lẻ hàng h òng vốến đ n th ầóu tư nư a và d áng 05/2015. Đi ịch v ớc ngoài FDI ụ theo d ểmữ

nổi bật của nghiên cứu là sử dụng các phương pháp ước lượng như phương

pháp bình phương tối thiểu thông thường OLS (Ordinary Least Squares) và

phương pháp bình phương tối thiểu tổng thể GLS (Generalised Least Squares)

để đánh giá tác động của dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI lên tổng mức bán

lẻ hàng hóa và dịch vụ tại TP.HCM với các biến kiểm soát như thu ngân sách

địa phương, chi đầu tư, chi thường xuyên, chỉ số giá tiêu dùng, độ mở thương

mại. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy gia tăng tổng

mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ và thu hút dòng vốn đầu tư FDI trên địa bàn

TP.HCM thời gian tới.

pdf 7 trang phuongnguyen 5440
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Năm 2016, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện của Việt Nam đạt 15,8 tỉ USD, tuy nhiên lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài này phân bổ không đồng đều. Mỗi tỉnh đều có những lợi thế nhất định, và cùng quyết tâm để thúc đẩy kinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Năm 2016, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện của Việt Nam đạt 15,8 tỉ USD, tuy nhiên lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài này phân bổ không đồng đều. Mỗi tỉnh đều có những lợi thế nhất định, và cùng quyết tâm để thúc đẩy kinh

Tóm tắt Năm 2016, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện của Việt Nam đạt 15,8 tỉ USD, tuy nhiên lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài này phân bổ không đồng đều. Mỗi tỉnh đều có những lợi thế nhất định, và cùng quyết tâm để thúc đẩy kinh
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
84
1. Dẫn nhập
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã 
và đang tác động mạnh đến nền 
kinh tế thế giới trong nhiều năm 
qua và là một chủ đề quan trọng 
đối với cả các quốc gia đang phát 
triển lẫn phát triển. FDI là một hình 
thức đầu tư cố định của hoạt động 
kinh doanh quốc tế xuyên biên giới 
được thực hiện hầu như bởi các tập 
đoàn đa quốc gia. Tác động tích 
cực của dòng vốn FDI ở nước tiếp 
nhận được kỳ vọng thông qua tích 
lũy vốn, chuyển giao kỹ thuật, nắm 
được các bí quyết công nghệ, năng 
lực sáng tạo và cuối cùng là tăng 
trưởng kinh tế. Vì vậy, các quốc 
gia, đặc biệt là các nước đang phát 
triển luôn luôn cố gắng điều chỉnh 
các chính sách và thể chế phù hợp 
để thu hút các dòng vốn FDI. Một 
số các nghiên cứu về dòng vốn FDI 
trong lĩnh vực bán lẻ như Manish 
Khare (2013) sử dụng phương pháp 
thống kê và mô tả thông qua phân 
tích SWOT (phân tích các điểm 
mạnh – điểm yếu của chính sách 
liên quan đến FDI) để xác định 
vai trò của dòng vốn FDI trong 
lĩnh vực bán lẻ của Ấn Độ; Sinha 
& Singhal (2013) nghiên cứu mối 
quan hệ giữa FDI trong lĩnh vực 
bán lẻ và bảy yếu tố vĩ mô ở Ấn 
Độ với dữ liệu theo quý và kết quả 
cho thấy FDI trong lĩnh vực bán 
lẻ có tác động ý nghĩa lên tốc độ 
tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, 
tỷ giá hối đoái, độ mở thương mại 
và nguồn thu thuế và nhiều nghiên 
cứu khác cho thấy sự tác động của 
vốn FDI đến tổng mức hàng hóa và 
dịch vụ. 
TP. Hồ Chí Minh là một trong 
những trung tâm phát triển kinh tế 
năng động bậc nhất của VN. Với vị 
trí địa lý, giao thông thuận lợi, mức 
sống của người dân cao và mức độ 
hội nhập kinh tế toàn cầu mạnh, 
mỗi năm TP.HCM thu hút một 
lượng lớn vốn đầu tư FDI từ các 
quốc gia trên thế giới. Rõ ràng với 
nguồn lực đầu tư còn hạn chế thì 
dòng vốn FDI là một giải pháp tốt 
Tác động dòng vốn FDI đến 
tổng mức bán lẻ và hàng hóa dịch vụ 
trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
PHạM Duy LiNH 
Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan
Nhận bài: 12/08/2015 - Duyệt đăng: 15/10/2015
Nghiên cứu đánh giá tác động của dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI lên tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ theo dữ liệu chuỗi thời gian từ tháng 01/2011 đến tháng 05/2015. Điểm 
nổi bật của nghiên cứu là sử dụng các phương pháp ước lượng như phương 
pháp bình phương tối thiểu thông thường OLS (Ordinary Least Squares) và 
phương pháp bình phương tối thiểu tổng thể GLS (Generalised Least Squares) 
để đánh giá tác động của dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI lên tổng mức bán 
lẻ hàng hóa và dịch vụ tại TP.HCM với các biến kiểm soát như thu ngân sách 
địa phương, chi đầu tư, chi thường xuyên, chỉ số giá tiêu dùng, độ mở thương 
mại. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy gia tăng tổng 
mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ và thu hút dòng vốn đầu tư FDI trên địa bàn 
TP.HCM thời gian tới.
Từ khóa: FDI, tác động, mức bán lẻ, TP. Hồ Chí Minh.
Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
85
cho VN nói chung và TP.HCM nói 
riêng để thúc đẩy phát triển kinh tế 
và nâng cao mức sống của người 
dân. Tuy nhiên, nghiên cứu về tác 
động của dòng vốn FDI lên tăng 
trưởng của lĩnh vực bán lẻ hàng 
hóa và dịch vụ ở một quốc gia hay 
khu vực còn khá hạn chế, đặc biệt 
là nghiên cứu mang tính định lượng 
về tác động này ở một địa phương 
của VN gần như là chưa có. Có 
hay không tác động của dòng vốn 
FDI lên tổng mức bán lẻ hàng hóa 
và dịch vụ ở TP.HCM và tác động 
này như thế nào là mục tiêu chính 
của nghiên cứu này. Nghiên cứu 
phân tích định lượng dựa trên các 
số liệu thứ cấp của TP.HCM trong 
giai đoạn từ 01/2011 đến 05/2015 
nhằm cung cấp thêm các minh 
chứng cho tác động này. Từ đó, đề 
xuất các khuyến nghị và giải pháp 
liên quan đến việc thu hút FDI và 
tác động của nó lên lĩnh vực bán lẻ 
hàng hóa và dịch vụ
2. Mối quan hệ giữa vốn FDi và 
tổng mức bán lẻ hàng hóa và 
dịch vụ
Một số các nghiên cứu về dòng 
vốn FDI trong lĩnh vực bán lẻ như 
Manish Khare (2013) sử dụng 
phương pháp thống kê và mô tả 
thông qua phân tích SWOT (phân 
tích các điểm mạnh – điểm yếu của 
chính sách liên quan đến FDI) để 
xác định vai trò của dòng vốn FDI 
trong lĩnh vực bán lẻ của Ấn Độ và 
qua đó đề xuất các khuyến nghị về 
mặt vĩ mô cho chính phủ Ấn Độ để 
phát huy các tác động tích cực và 
hạn chế các tác động tiêu cực của 
dòng vốn FDI trong lĩnh vực bán 
lẻ. 
Sinha & Singhal (2013) nghiên 
cứu mối quan hệ giữa FDI trong 
lĩnh vực bán lẻ và bảy yếu tố vĩ mô 
ở Ấn Độ trong giai đoạn 01/2000 
đến 12/2012 với dữ liệu theo quý. 
Kết quả cho thấy FDI trong lĩnh 
vực bán lẻ có tác động ý nghĩa 
lên tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ 
thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, độ mở 
thương mại và nguồn thu thuế. 
Dhanya & Ramachandran 
(2014) nghiên cứu về ảnh hưởng 
vốn FDI tới lĩnh vực bán lẻ tại 
Trung Quốc cũng kết luận nguồn 
vốn này có tác động tích cực tới 
người nông dân, các nhà bán lẻ nội 
địa, công nghệ và thị trường xuất 
khẩu, từ đó kích thích tăng trưởng 
kinh tế.
 Hồng (2012) nghiên cứu về 
vốn FDI vào lĩnh vực bán lẻ VN 
cũng nhận xét FDI có tác động làm 
tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, 
dịch vụ, thúc đẩy sản xuất trong 
nước, mang lại nhiều lợi ích cho 
người tiêu dùng.
3. Mô hình và phương pháp 
nghiên cứu
3.1. Mô hình nghiên cứu 
Dựa trên cách tiếp cận của 
Sinha & Singhal (2013), bài viết 
xây dựng mô hình để đánh giá tác 
động của dòng vốn đầu tư nước 
ngoài lên tổng mức bán lẻ hàng hóa 
và dịch vụ của TPHCM như sau:
Y
t
 = α
0
 + β
1
X
t
 + β
3
Z
t
 + ε
t 
 (1)
Trong đó εt ~ iid(0, σε). Biến 
Yt là tổng mức bán lẻ hàng hóa và 
dịch vụ, Xt là lượng vốn FDI chảy 
vào TPHCM mỗi tháng và Zt là tập 
các biến kiểm soát; εt là đại lượng 
sai số.
Các biến trễ của dòng vốn đầu 
tư trực tiếp nước ngoài có thể có 
các tác động lên tổng mức bán lẻ 
hàng hóa và dịch vụ nên biến trễ 
bậc 1 của Xt được đưa thêm vào vế 
phải của phương trình (1) và khi đó 
phương trình thực nghiệm có dạng 
mới như sau:
Y
t
 = α
0
 + β
1
X
t
 + β
2
X
t-1
 + β
3
Z
t
 + 
ε
t 
(2)
Phương trình (2) là một mô hình 
động trong đó biến X
t-1
 đại diện cho 
giá trị ban đầu của dòng vốn đầu tư 
trực tiếp nước ngoài FDI chảy vào 
TPHCM. Tập các biến kiểm soát Zt 
bao gồm thu ngân sách địa phương, 
chi đầu tư, chi thường xuyên, chỉ 
số giá tiêu dùng và độ mở thương 
mại. Thống kê mô tả các biến được 
trình bày trong Bảng 1.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá tác động của dòng 
vốn đầu tư nước ngoài FDI lên 
tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch 
vụ tại TP.HCM, nghiên cứu sử 
dụng các phương pháp ước lượng 
như phương pháp bình phương tối 
thiểu thông thường OLS (Ordinary 
Least Squares) và phương pháp 
bình phương tối thiểu tổng thể 
GLS (Generalised Least Squares). 
Đây là các phương pháp ước lượng 
Tên biến Obs Mean Std. dev. Min Max
Tổng mức bán lẻ Sale 
(tỷ VND/tháng) 53 47860.82 7526.283 34135 67573
Vốn đầu tư nước ngoài 
FDI (%) 53 13.55161 18.3734 .4802 62.892
Thu ngân sách địa 
phương BREV (%) 53 8.35544 6.332663 4.3329 38.1237
Chi đầu tư GINV (%) 53 3.284911 2.177995 .2959 12.670
Chi thường xuyên CEXP 
(%) 53 6.858561 7.071604 .04251 36.506
Chỉ số giá tiêu dùng CPI 53 100.4762 .8235365 99.43 103.16
Độ mở thương mại 
OPEN (%) 53 198.5622 31.86466 135.525 262.222
Bảng 1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
86
chuẩn cho các mô hình chuỗi dữ 
liệu thời gian. Như vậy, phương 
pháp nghiên cứu được thực hiện 
dựa trên các bước sau:
Bước 1: Xác định và kiểm tra 
thuộc tính của các chuỗi dữ liệu thời 
gian. Để việc áp dụng các phương 
pháp ước lượng OLS và GLS được 
hiệu quả và không bị chệch, các 
chuỗi dữ liệu được sử dụng trong 
mô hình phải thỏa mãn một số tính 
chất cơ bản như: các chuỗi dữ liệu 
dừng (để tránh khả năng hồi quy 
giả mạo) và giữa các chuỗi dữ liệu, 
không có hiện tượng cộng tuyến 
hoặc đa cộng tuyến hoàn hảo.
(i) Thống kê mô tả các biến 
trong mô hình;
(ii) Thống kê ma trận hệ số 
tương quan giữa các cặp biến; và
(iii) Kiểm định tính dừng của 
các biến: Thực hiện kiểm định 
tính dừng của các biến trong mô 
hình bằng cách sử dụng kiểm định 
Augmented Dickey-Fuller (ADF) 
hay Phillips-Perron (PP) và tùy 
theo kết quả đạt được, sau đó chọn 
sử dụng các biến hoặc theo các 
mức ý nghĩa với tích hợp bậc 0 I(0) 
hoặc theo sai phân bậc nhất với tích 
hơp bậc 1 I(1). 
Bước 2: Áp dụng phương pháp 
hồi quy OLS để đánh giá tác động 
của dòng vốn đầu tư nước ngoài 
FDI lên tổng mức bán lẻ hàng hóa 
và dịch vụ tại TP.HCM với các 
biến kiểm soát như thu ngân sách 
địa phương, chi đầu tư, chi thường 
xuyên, chỉ số giá tiêu dùng, độ mở 
thương mại. Các thống kê t được 
dùng để xác định mức ý nghĩa của 
các tác động riêng phần của các 
biến trong khi thống kê F được 
dùng để xác định tác động đồng 
thời.
Bước 3: Tương tự như ở Bước 
2, áp dụng phương pháp hồi quy 
GLS (Cochrane-Orcutt) để đánh 
giá tác động của dòng vốn đầu tư 
nước ngoài FDI lên tổng mức bán 
lẻ hàng hóa và dịch vụ tại TP.HCM 
với các biến kiểm soát như thu 
ngân sách địa phương, chi đầu tư, 
chi thường xuyên, chỉ số giá tiêu 
dùng, độ mở thương mại. Các 
thống kê t được dùng để xác định 
mức ý nghĩa của các tác động riêng 
phần của các biến trong khi thống 
kê F được dùng để xác định tác 
động đồng thời.
Bước 4: Với các kết quả được 
xác lập trong Bước 2 và Bước 3, 
nghiên cứu tiến hành so sánh, nhận 
định và bàn luận. Sau đó, rút ra kết 
luận và gợi ý chính sách.
4. Kết quả nghiên cứu
Số liệu hồi quy OLS được trình 
bày trong Bảng 2 cho được một số 
kết quả sau:
(i) Hệ số xác định R2 = 0.6078 
= 60.78%: dòng vốn đầu tư nước 
ngoài và các biến kiểm soát lý 
giải cho sự thay đổi của tổng mức 
bán lẻ hàng hóa và dịch vụ chiếm 
60.78%, phần còn lại nằm ở các 
yếu tố không quan sát được hoặc 
không được đưa vào nghiên cứu 
trong mô hình.
(ii) Tác động đồng thời của tất 
cả các biến giải thích (biến giải 
thích chính và các biến kiểm soát) 
lên biến phụ thuộc có ý nghĩa thống 
kê ở mức 1% (thống kê F).
(iii) Bến trễ bậc 1 của vốn đầu 
tư nước ngoài, chỉ số giá tiêu dùng 
và độ mở thương mại là những 
biến tác động có ý nghĩa thống kê 
ở mức 1%, 5% hoặc 10% lên tổng 
mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. 
Theo đó, biến trễ bậc 1 của vốn đầu 
tư nước ngoài có tác động dương 
trong khi chỉ số giá tiêu dùng và 
độ mở thương mại lại có tác động 
âm.
Tương tự như phương pháp 
OLS, số liệu hồi quy bằng phương 
pháp GLS (Cochrane - Orcutt) 
được trình bày trong Bảng 2 có 
kết quả như sau:
(i) Hệ số xác định R2 = 0.5376 
= 53.76%: dòng vốn đầu tư nước 
ngoài và các biến kiểm soát lý 
giải cho sự thay đổi của tổng 
mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 
chiếm 53.76%, phần còn lại nằm 
ở các yếu tố không quan sát được 
hoặc không được đưa vào nghiên 
cứu trong mô hình.
(ii) Tác động đồng thời của 
tất cả các biến giải thích (biến 
giải thích chính và các biến kiểm 
soát) lên biến phụ thuộc có ý 
nghĩa thống kê ở mức 1% (thống 
kê F).
(iii) Biến trễ bậc 1 của vốn 
F(7, 44) = 9.74
Prob > F = 0.0000
Số quan sát = 52
R2 = 0.6078
Tên biến Coef. Std.Err. t P>t
Vốn đầu tư nước ngoài -35.54117 45.35414 -0.78 0.437
Vốn đầu tư nước ngoài (-1) 76.08502* 44.86847 1.70 0.097
Thu ngân sách địa phương 119.5035 123.2141 0.97 0.337
Chi đầu tư 148.2621 381.0599 0.39 0.699
Chi thường xuyên 39.92967 126.4775 0.32 0.754
Chỉ số giá tiêu dùng -4021.449*** 891.8885 -4.51 0.000
Độ mở thương mại -125.9343*** 23.36329 -5.39 0.000
_cons 1924598*** 410380 4.69 0.000
***, **, *: Có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1, 5 và 10%
Bảng 2: Hồi quy OLS với biến phụ thuộc tổng mức bán lẻ
Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
87
đầu tư nước ngoài, chi đầu tư, 
chi thường xuyên là những biến 
tác động dương có ý nghĩa thống 
kê ở mức 1% lên tổng mức bán lẻ 
hàng hóa và dịch vụ. 
Như vậy, từ kết quả của hai 
phương pháp ước lượng OLS và 
GLS được thực hiện trên, nghiên 
cứu rút ra được một số kết luận 
sau:
- Cả hai phương pháp ước 
lượng đề có hệ số xác định R2 
gần bằng nhau với một giá trị 
tương đối cao. Điều này có nghĩa 
là các biến giải thích (biến chính 
và các biến kiểm soát) được lựa 
chọn và đưa vào mô hình nghiên 
cứu tương đối phù hợp.
- Ở cả hai phương pháp ước 
lượng, tác động đồng thời của 
tất cả các biến giải thích (biến 
giải thích chính và các biến kiểm 
soát) lên biến phụ thuộc có ý 
nghĩa thống kê ở mức 1% (thống 
kê F).
- Ở cả hai phương pháp ước 
lượng, độ trễ bậc 1 của vốn đầu 
tư nước ngoài có tác động ý nghĩa 
lên tổng mức bán lẻ hàng hóa và 
dịch vụ. Ngoài ra, ở phương pháp 
OLS, có chỉ số giá tiêu dùng và 
độ mở thương mại trong khi ở 
phương pháp GLS thì có chi đầu 
tư và thường xuyên cũng có tác 
động có ý nghĩa.
Để quyết định việc lựa chọn 
mô hình phù hợp trong hai 
mô hình nêu trên, kiểm định 
Hausman tiếp tục được sử dụng 
để kiểm tra tính tương đương của 
hai mô hình. Kết quả kiểm định 
Hausman được trình bày trong 
Bảng 4.
Kết quả được chỉ ra trong 
Bảng 4 cho thấy giả thuyết H
0
 bị 
bác bỏ, điều này có nghĩa là hai mô 
hình ước lượng OLS và GLS không 
có sự tương đồng. So với phương 
pháp ước lượng OLS thì phương 
pháp ước lượng GLS có khả năng 
xử lí vấn đề phương sai sai số thay 
đổi tốt hơn nên trong trường hợp 
này, nghiên cứu lựa chọn kết quả 
ước lượng trong mô hình GLS.
Tóm lại, kết quả ước lượng 
bằng phương pháp GLS cho thấy 
biến trễ bậc 1 của vốn đầu tư nước 
ngoài, chi đầu tư, chi ... n cơ sở 
hạ tầng và đẩy mạnh tích lũy vốn 
con người. Blankenau & Simpson 
(2004) đã xác định chính phủ đóng 
một vai trò thiết yếu trong sự tích 
lũy vốn con người thông qua các 
khoản chi đầu tư cho giáo dục. Chi 
phí giáo dục trực tiếp ảnh hưởng 
tích lũy vốn con người và do đó 
ảnh hưởng lên tăng trưởng dài hạn. 
Chính vì vậy mà kết quả cho thấy 
chi đầu tư có tác động dương lên 
tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch 
vụ của TPHCM.
Chi thường xuyên: Đây cũng 
là khoản phải chi có tính chất tiêu 
dùng, thành phần của nó rất đa 
dạng, gồm các khoản chi mang 
tính hành chính, duy trì hoạt động, 
bên cạnh đó chi thường xuyên 
còn bao gồm các khoản chi duy 
trì hoạt động của giáo dục – khoa 
học – công nghệ. Bose và cộng sự 
(2007) cho rằng trong lý thuyết 
tăng trưởng thì giáo dục, khoa học, 
công nghệ, môi trường và chăm sóc 
y tế là chìa khóa quan trọng cho sự 
thịnh vượng kinh tế trong tương lai. 
Điều này cũng hàm ý rằng tác động 
của chi thường xuyên cũng có thể 
là dương cho các hoạt động kinh 
tế. Trong trường hợp của nghiên 
cứu này, chi thường xuyên có ảnh 
hưởng dương lên tổng mức bán lẻ 
hàng hóa và dịch vụ của TPHCM.
Độ mở thương mại và lạm phát: 
Nghiên cứu không phát hiện thấy 
có tác động của độ mở thương 
mại và lạm phát tới tổng mức bán 
lẻ hàng hóa, dịch vụ. Đây cũng là 
một lưu ý vì xét về mặt lý thuyết 
thì khi mở cửa thương mại càng 
nhiều thì hoạt động bán lẻ càng sôi 
động do lượng hàng hóa được lưu 
thông nhiều hơn và nếu xảy ra lạm 
phát cao thì sức mua của thị trường 
sẽ giảm sút rõ rệt. Có thể do thời 
gian nghiên cứu ngắn nên những 
tác động của hai yếu tố này chưa 
được ghi nhận.
5. Một số khuyến nghị 
5.1. Giải pháp cho việc thu hút 
vốn đầu tư nước ngoài FDI vào 
TPHCM
(i) Tiến hành đổi mới chính sách 
và cải cách thủ tục hành chính, 
ban hành các chính sách ưu đãi và 
khuyến khích về thuế.
Theo Việt et al. (2014), thể chế 
thực thi tại các địa phương có tác 
động dương có ý nghĩa đối với khả 
năng thu hút FDI, do đó thành phố 
cần đơn giản hóa và nên công khai 
và minh bạch các quy trình, thủ tục 
hành chính đối với các nhà đầu tư 
nước ngoài. Việc ban hành các văn 
bản hướng dẫn cụ thể cho các doanh 
nghiệp và nhà đầu tư về các thủ tục 
đầu tư, thủ tục cấp phép, luật kinh 
doanh ở VN nên được tiến hành kịp 
thời và rõ ràng. Tiếp tục thực hiện 
có hiệu quả chính sách cải tiến việc 
đăng ký kinh doanh mà đã được 
rất nhiều nhà đầu tư tán thành, đó 
là chính sách một cửa, nhằm giảm 
nhanh và rút ngắn các thủ tục hành 
chính, hỗ trợ và giúp đỡ các nhà 
đầu tư nước ngoài.
Việc ban hành các chính sách 
ưu đãi và khuyến khích về thuế nên 
hướng đến việc thu hút các dòng 
vốn đầu tư nước ngoài có hàm 
lượng chất xám cao, các công nghệ 
sạch về môi trường và tiên tiến của 
thế giới. 
(ii) Nâng cao chất lượng nguồn 
nhân lực của TPHCM theo các 
chuẩn mực của thế giới và khu 
vực.
Trước những định hướng phát 
triển TPHCM trở thành thành phố 
hiện đại với các ngành nghề có 
hàm lượng chất xám và công nghệ 
cao, nhưng nguồn nhân lực có 
trình độ cao lại đang thiếu, vì vậy 
cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa 
các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, 
đặc biệt các trường đại học để tạo 
nguồn lao động phù hợp yêu cầu 
của doanh nghiệp. Phải nâng cao 
chất lượng cải cách hệ thống giáo 
dục - đào tạo ở tất cả các cấp, đổi 
mới nội dung phương pháp đào 
tạo theo hướng tiếp cận với trình 
độ tiên tiến của thế giới, cần có sự 
gắn kết nội dung đào tạo trong nhà 
trường với hoạt động thực tiễn của 
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, 
thực hiện các chính sách hợp lý để 
tăng cường thu hút nhân tài trong 
và ngoài nước để phục vụ cho việc 
phát triển khoa học công nghệ. Đặc 
biệt, cần thiết phải có chính sách 
ưu đãi về thuế, đất đai và quyền tự 
chủ cho các cơ sở đào tạo; đầu tư 
nâng cấp hệ thống các trường đào 
tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu 
vực, phát triển thêm các trường 
đào tạo nghề và trung tâm đào tạo 
từ các nguồn vốn khác nhằm cung 
cấp cho thị trường nguồn lao động 
đảm bảo chất lượng.
 (iii) Tăng cường kêu gọi đầu tư 
từ các nước tiên tiến Âu Mỹ.
Thành phố cần xác định rõ ràng 
đối tượng ưu tiên cho các chính 
sách thu hút FDI với các tiêu chí 
Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
89
và chuẩn mực cụ thể, từ đó nghiên 
cứu ban hành các giải pháp cụ thể, 
có tính khả thi cao. Trong thời gian 
qua lượng vốn thu hút FDI của 
TPHCM hầu hết đến từ các nước 
trong khu vực Đông Nam Á và các 
nước NIC châu Á nên chưa thể gọi 
là có hiệu quả, nhất là nhìn từ khía 
cạnh chuyển giao công nghệ mới. 
Hầu hết các dự án này sử dụng 
các máy móc, thiết bị với công 
nghệ vẫn ở mức trung bình. Cần 
phải xúc tiến thu hút vốn FDI từ 
những nước có trình độ công nghệ 
phát triển cao như Anh, Pháp, Mỹ. 
Cần có sự phối hợp trao đổi thông 
tin thường xuyên với các hiệp hội 
doanh nghiệp, các công ty nước 
ngoài; thực hiện tổ chức định kì 
các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa 
lãnh đạo Thành phố với cộng 
đồng doanh nghiệp nước ngoài, 
tận dụng mọi cơ hội có thể để giới 
thiệu, quảng bá, mời gọi đầu tư. 
(iv) Tăng cường tính hiệu 
quả của chi đầu tư và chi thường 
xuyên 
Anh (2008) nhận định có sự 
chênh lệch khá lớn về tính hiệu quả 
giữa các khoản chi ngân sách khác 
nhau đối với tăng trưởng kinh tế, 
các khoản chi đầu tư có hiệu ứng 
tích cực hơn so với các khoản chi 
thường xuyên trong các lĩnh vực 
khác nhau. Do đó, việc nâng cao 
tính hiệu quả của các dự án đầu tư 
công tại TPHCM là điều hết sức 
cần thiết, cụ thể tham vấn với các 
đối tượng sử dụng (người dân thụ 
hưởng) về tính tiện lợi, mục tiêu 
của dự án, công trình, đảm bảo việc 
thu hồi vốn với các dự án đầu tư 
có thu phí, không đầu tư mang tính 
dàn trải, manh mún và đảm bảo 
việc thực hiện, xây dựng và hoàn 
thành đúng tiến độ để đưa vào sử 
dụng. Rõ ràng là việc nâng cao các 
dự án đầu tư công nhằm mang lại 
các lợi ích thiết thực cho các hoạt 
động sinh hoạt, buôn bán của người 
dân sẽ góp phần rất lớn cho việc gia 
tăng việc tiêu dùng của người dân 
và tư đó thúc đẩy tổng mức bán lẻ 
hàng hóa và dịch vụ tại TPHCM.
Đối với các khoản chi thường 
xuyên có tính chất tiêu dùng gồm 
các khoản chi mang tính hành chính, 
duy trì hoạt động nên trong dài hạn 
việc gia tăng chi thường xuyên sẽ 
gây nên hiệu ứng ngược cho tăng 
trưởng kinh tế vì tăng chi thường 
xuyên đồng nghĩa với bộ máy hành 
chính cồng kềnh, kém hiệu quả và 
phát sinh nhiều tiêu cực. Do vậy, 
việc giảm các khoản chi thường 
xuyên tại TPHCM là cần thiết, đi 
kèm với nó là tinh giảm bộ máy 
hành chính, giao khoán công việc 
và nâng cao hiệu quả làm việc của 
các công chức hành chính. 
5.2. Các giải pháp phát triển hoạt 
động bản lẻ trên địa bàn thành 
phố
(i) Xây dựng chiến lược và quy 
hoạch phát triển hệ thống bán lẻ 
(HTBL) thành phố đến năm 2025 
và tầm nhìn đến năm 2030.
Việc tiến hành xây dựng chiến 
lược và quy hoạch phát triển 
HTBL cần theo hướng phát huy 
hơn nữa sự tham gia của cộng 
đồng, cần lấy ý kiến đóng góp của 
các Bộ, ngành ở Trung ương cũng 
như các cơ quan quản lý nhà nước 
về bán lẻ ở địa phương. Việc xây 
dựng chiến lược và quy hoạch phát 
triển HTBL cần phải gắn với quy 
hoạch phát triển thương mại nói 
chung và quy hoạch phát triển của 
các ngành sản xuất nói riêng tại 
TPHCM cũng như các chiến lược 
phải phù hợp với lộ trình cam kết 
khi gia nhập vào WTO và khi tham 
gia ký kết các Hiệp định AFTA, 
TPP. Cụ thể hóa các quy hoạch 
phát triển HTBL bằng các chương 
trình, dự án và xác định rõ quyền 
hạn và trách nhiệm của cơ quan 
quản lý trong việc xây dựng và tổ 
chức thực hiện. 
(ii) Tăng cường khả năng liên 
doanh, liên kết, nâng cao năng lực 
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp 
bán lẻ trên địa bàn.
Tăng khả năng liên doanh, liên 
kết cần tập trung vào: Đẩy mạnh 
việc liên kết, xây dựng các chuỗi 
cung ứng nội địa hiện đại với tính 
chuyên nghiệp cao, nhanh chóng 
mở rộng thị phần bán lẻ. Tăng 
cường mối liên kết dọc, liên kết 
ngang nhằm củng cố và mở rộng 
các hoạt động dịch vụ hỗ trợ và 
dịch vụ kinh doanh trên HTBL. 
Thúc đẩy việc tiến hành hoạt động 
mua bán và sáp nhập giữa các 
doanh nghiệp bán lẻ. Xây dựng 
chiến lược liên minh với các nhà 
sản xuất, người nuôi trồng để có 
giá sản phẩm tận gốc, không qua 
trung gian, đẩy mạnh tăng cường 
hợp tác và mở rộng liên kết với các 
địa phương khác trên cả nước trên 
các lĩnh vực sản xuất, cung ứng và 
tiêu thụ hàng hóa. Tăng cường các 
hoạt động liên doanh, liên kết với 
các đối tác ngoài ngành bán lẻ thậm 
chí là cả các đối tác nước ngoài khi 
cung ứng các dịch vụ bán lẻ, đặc 
biệt là dịch vụ logistic.
Đề nâng cao năng lực cạnh tranh 
các doanh nghiệp bán lẻ cần hoạch 
định và thực hiện chiến lược kinh 
doanh, chiến lược marketing một 
cách chuyên nghiệp. Đẩy mạnh 
tiêu thụ hàng hóa trên thị trường 
nhất là đẩy mạnh tiêu thụ ở khu 
vực nông thôn trên cả nước. Đầu 
tư cho quảng bá, truyền thông để 
người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản 
phẩm của mình cũng như làm tốt 
khâu chăm sóc khách hàng trước 
và sau bán hàng.
(iii) Phát triển hệ thống cơ sở hạ 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
90
tầng kỹ thuật phục vụ cho sự phát 
triển của HTBL trong điều kiện hội 
nhập quốc tế.
Thứ nhất, cần đẩy mạnh thực 
hiện xã hội hoá đầu tư phát triển kết 
cấu hạ tầng, mở rộng các phương 
thức đầu tư. 
Thứ hai, thành phố phải tạo 
khung pháp lý thống nhất, đồng 
bộ, cần có các cơ chế, chính sách 
tạo điều kiện cho việc thực hiện xã 
hội hoá đầu tư phát triển kết cấu hạ 
tầng. 
Thứ ba, khắc phục sự lạc hậu về 
kết cấu cơ sở hạ tầng, đặc biệt là kết 
cấu hạ tầng giao thông và thông tin 
liên lạc, dẫn đến chi phí cho hoạt 
động phân phối bán lẻ thường cao 
và gây khó khăn cho doanh ngiệp 
trong quá trình hoạt động. 
Thứ tư, cần khuyến khích, tạo 
điều kiện cho các thành phần kinh 
tế, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu 
tư nước ngoài tham gia phát triển 
kết cấu hạ tầng, tập trung các nguồn 
lực để ưu tiên cải tạo, nâng cấp và 
xây dựng mới các hệ thống cơ sở 
hạ tầng kỹ thuậtl
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Thế Anh. (2008). Phân tích cơ cấu chi 
tiêu Chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở 
VN. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và 
Chính sách, Trường Đại học Kinh tế - 
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Blankenau, W. F., & Simpson, N. B. 
(2004). Public education expenditures 
and growth. Journal of Development 
Economics, 73(2), 583-605.
Bose, Niloy, Haque, M. Emranul, Osborn, 
Denise R. (2007). Public Expenditure 
and Ecnomic Growth: A Disaggregated 
Analysis for Developing Countries. The 
Manchester School, Vol 75 No.5 1463-
6786 533-556.
Dhanya, R., and Ramachandran, S. (2014). 
A study about Foreign Direct Investment 
in Retail Sector in China. Indian Journal 
of Applied Research, Vol.4, Issue.3.
Việt, N. Q., Nhường, C. T., Quỳnh, T. T. G., 
& Hiền, P. T. (2014). Đánh giá tác động 
của chất lượng thể chế cấp tỉnh tới khả 
năng thu hút FDI vào các địa phương tại 
VN. Tạp chí Kinh tế & Kinh doanh, Vol 
30 No 1, 53 – 62. 
+ Phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức 
học phần thực tập nghề nghiệp cuối khóa thông 
qua các hình thức “quản trị viên tập sự”, “làm việc 
bán thời gian có thù lao”, “phát triển hệ thống tư 
vấn, cộng tác viên”...; qua đó, thiết lập cơ chế mời 
chuyên viên hướng dẫn thực tế theo hướng hai bên 
cùng có lợi; và
+ Thỉnh giảng các chuyên viên đến từ doanh 
nghiệp bảo hiểm cho 1 phần/ toàn phần các học 
phần chính khóa nhằm tăng tính ứng dụng thực tiễn 
của của khối kiến thức chuyên ngành (tập trung ở 
phần kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm).
- Kết hợp đào tạo hàn lâm và hệ thống chứng 
chỉ nghề nghiệp quốc gia: Đây là xu hướng xây 
dựng chương trình đào tạo chuyên ngành bảo hiểm 
của nhiều quốc gia có thị trường phát triển trên thế 
giới. VN đã bắt đầu xây dựng hệ thống chứng chỉ 
nghề nghiệp bảo hiểm, vì vậy, cần bắt đầu xây dựng 
chương trình tương thích và hợp tác với cơ quan 
quản lý khảo thí nhằm tạo điều kiện cho sinh viên 
bảo hiểm lấy các chứng chỉ nghề nghiệp trong quá 
trình học tập và khi tốt nghiệp ra trường;
- Liên thông ngành, chuyên ngành: Việc xây 
dựng chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo cần 
thuận lợi cho sinh viên chuyên ngành bảo hiểm có 
thể tự do tích lũy thêm các học phần của chuyên 
ngành gần hoặc ngành thứ hai.
Tóm lại, trong phạm vi bài viết này, các phương 
hướng chỉ dừng lại ở mức triết lý đào tạo chung, 
giải pháp chỉ mới dừng lại ở mức khái quát. Cần 
phải bàn sâu hơn về lộ trình thực hiện, các cơ chế 
vĩ mô, vi mô và về nhiều mặt nhằm tạo điều kiện 
hiện thực hóa chúngl
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Tài chính, Niên giám thị trường bảo hiểm năm 2008, 2009, 
2010, 2011, 2012, 2014;
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm. Bộ Tài chính. Bản tin Thị trường 
bảo hiểm toàn cầu, số 22+23, ngày 15/01/2014;
Nguyễn Tiến Hùng (2014). Xoay quanh vấn đề đào tạo chuyên 
ngành bảo hiểm tại các cơ sở đào tạo đại học VN. Kỷ yếu hội 
thảo khoa học “Công tác đào tạo theo hướng chuẩn hóa cán bộ 
ngành bảo hiểm thương mại VN”. Hiệp hội bảo hiểm VN. Đại 
học Kinh tế Quốc dân.
Swissre, Sigma No 3-2008, No 3-2009, No 2-2010, No 2-2011, No 
3-2012, No 3-2013, No 3-2014, No 4- 2015. 
Toàn văn bản tóm tắt Hiệp định TPP bằng tiếng Việt, truy cập tại 
toan-van-ban-tom-tat-hiep-dinh-tpp-bang-tieng-viet;
Hoàn thiện hoạt động đào tạo...
(Tiếp theo trang 73)

File đính kèm:

  • pdftom_tat_nam_2016_tong_so_von_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_fdi.pdf