Tình trạng sức khỏe răng miệng và tác động của chúng lên sinh hoạt hàng ngày của học sinh 12 và 15 tuổi tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, năm học 2012-2013
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu là xác định tình trạng sức khỏe răng miệng và tác động của chúng lên sinh hoạt hàng
ngày của học sinh 12 và 15 tuổi tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, năm học 2012-2013.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến hành từ tháng 3/2013 đến
tháng 5/2013. Mẫu nghiên cứu gồm 566 trẻ, gồm 303 trẻ 12 tuổi (lớp 6) và 263 trẻ 15 tuổi (lớp 9) theo phương
pháp chọn mẫu cụm với đơn vị cụm là lớp, xác suất tỷ lệ với kích cỡ dân số PPS. Sử dụng Bộ câu hỏi thu thập
thông tin chung và thông tin về các vấn đề răng miệng đã gặp trong 3 tháng qua; Phiếu ghi nhận chỉ số Child –
OIDP và Phiếu điều tra sức khỏe răng miệng theo mẫu WHO 1997 để thu thập dữ liệu.
Kết quả: Tỷ lệ sâu răng của học sinh 12 tuổi là 48,2 % và học sinh 15 tuổi là 58,6 %; SMT-R trẻ 12 tuổi
trung bình là 1,2; trẻ 15 tuổi là 1,8. Học sinh 12 tuổi: có 89,1% có ít nhất một hoạt động sinh hoạt hàng ngày bị
tác động trong 3 tháng qua; Có 61,6% bị ảnh hưởng ở mức độ rất nhẹ, 20,0% bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ, 11,9%
bị ảnh hưởng ở mức độ trung bình; Đau răng là vấn đề răng miệng thường gặp nhất ảnh hưởng lên nhiều hoạt
động. Nguyên nhân thường gặp nhất tác động lên ăn nhai là đau răng (82,1%) và ê buốt răng (78,3%); Lên tinh
thần (43,5%) là đau răng; Lên VSRM (91,5%) là chảy máu khi chải răng; Lên hoạt động giao tiếp (60,7%) là hôi
miệng. Học sinh 15 tuổi: Có 73,0% phải chịu tác động bởi các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày trong 3
tháng qua; Đa số chỉ ảnh hưởng ở mức độ rất nhẹ (56,8%), mức độ trung bình là 20,8%; mức độ nhẹ 13,4%, chỉ
có 6,3% học sinh bị ảnh hưởng ở mức độ nặng và 2,6% rất nặng. Đau răng là nguyên nhân tác động lên nhiều
hoạt động (trong đó ăn nhai bị ảnh hưởng nhiều nhất - 79,4%). Nguyên nhân phổ biến tác động lên ăn nhai
(66,3%) là ê buốt; Tác động lên tinh thần (52,2%) là đau răng; Lên VSRM (74,6%) là chảy máu khi chải răng;
Lên các hoạt động giao tiếp (60%) và cười (54,7%) là hình dạng răng. Phạm vi ảnh hưởng của SKRM đến các
hoạt động hàng ngày dao động từ 0 đến 8 hoạt động; Nhóm học sinh 15 tuổi: Không có học sinh nào bị tác động
đến 8 hoạt động; Nhóm học sinh 12 tuổi: có 0,3%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p= 0,001). Trong phân tích hồi
qui logistic đơn biến, đa biến ở học sinh 12 tuổi và học sinh 15 tuổi thì yếu tố lâm sàng tình trạng sâu răng (chỉ số
S, M, T, SMT-R) không là yếu tố có ý nghĩa trong việc tiên đoán các vấn đề răng miệng có ảnh hưởng đến sinh
hoạt hàng ngày của học sinh (p > 0,05).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình trạng sức khỏe răng miệng và tác động của chúng lên sinh hoạt hàng ngày của học sinh 12 và 15 tuổi tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, năm học 2012-2013
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 109 TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG LÊN SINH HOẠT HÀNG NGÀY CỦA HỌC SINH 12 VÀ 15 TUỔI TẠI HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU, NĂM HỌC 2012-2013 Nguyễn Anh Quan*, Ngô Thị Quỳnh Lan** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu là xác định tình trạng sức khỏe răng miệng và tác động của chúng lên sinh hoạt hàng ngày của học sinh 12 và 15 tuổi tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, năm học 2012-2013. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến hành từ tháng 3/2013 đến tháng 5/2013. Mẫu nghiên cứu gồm 566 trẻ, gồm 303 trẻ 12 tuổi (lớp 6) và 263 trẻ 15 tuổi (lớp 9) theo phương pháp chọn mẫu cụm với đơn vị cụm là lớp, xác suất tỷ lệ với kích cỡ dân số PPS. Sử dụng Bộ câu hỏi thu thập thông tin chung và thông tin về các vấn đề răng miệng đã gặp trong 3 tháng qua; Phiếu ghi nhận chỉ số Child – OIDP và Phiếu điều tra sức khỏe răng miệng theo mẫu WHO 1997 để thu thập dữ liệu. Kết quả: Tỷ lệ sâu răng của học sinh 12 tuổi là 48,2 % và học sinh 15 tuổi là 58,6 %; SMT-R trẻ 12 tuổi trung bình là 1,2; trẻ 15 tuổi là 1,8. Học sinh 12 tuổi: có 89,1% có ít nhất một hoạt động sinh hoạt hàng ngày bị tác động trong 3 tháng qua; Có 61,6% bị ảnh hưởng ở mức độ rất nhẹ, 20,0% bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ, 11,9% bị ảnh hưởng ở mức độ trung bình; Đau răng là vấn đề răng miệng thường gặp nhất ảnh hưởng lên nhiều hoạt động. Nguyên nhân thường gặp nhất tác động lên ăn nhai là đau răng (82,1%) và ê buốt răng (78,3%); Lên tinh thần (43,5%) là đau răng; Lên VSRM (91,5%) là chảy máu khi chải răng; Lên hoạt động giao tiếp (60,7%) là hôi miệng. Học sinh 15 tuổi: Có 73,0% phải chịu tác động bởi các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày trong 3 tháng qua; Đa số chỉ ảnh hưởng ở mức độ rất nhẹ (56,8%), mức độ trung bình là 20,8%; mức độ nhẹ 13,4%, chỉ có 6,3% học sinh bị ảnh hưởng ở mức độ nặng và 2,6% rất nặng. Đau răng là nguyên nhân tác động lên nhiều hoạt động (trong đó ăn nhai bị ảnh hưởng nhiều nhất - 79,4%). Nguyên nhân phổ biến tác động lên ăn nhai (66,3%) là ê buốt; Tác động lên tinh thần (52,2%) là đau răng; Lên VSRM (74,6%) là chảy máu khi chải răng; Lên các hoạt động giao tiếp (60%) và cười (54,7%) là hình dạng răng. Phạm vi ảnh hưởng của SKRM đến các hoạt động hàng ngày dao động từ 0 đến 8 hoạt động; Nhóm học sinh 15 tuổi: Không có học sinh nào bị tác động đến 8 hoạt động; Nhóm học sinh 12 tuổi: có 0,3%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p= 0,001). Trong phân tích hồi qui logistic đơn biến, đa biến ở học sinh 12 tuổi và học sinh 15 tuổi thì yếu tố lâm sàng tình trạng sâu răng (chỉ số S, M, T, SMT-R) không là yếu tố có ý nghĩa trong việc tiên đoán các vấn đề răng miệng có ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của học sinh (p > 0,05). Từ khoá: Tình trạng sức khoẻ răng miệng * Học viên CKII 2010-2014- Khoa YTCC- Đại học Y Dược TP. HCM ** Bộ môn NKCS- Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Anh Quan ĐT: 0918063031 Email: anhquan6164@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 110 ABSTRACT ORAL HEALTH STATUS AND ITS EFFECT ON DAILY PERFORMANCE OF SCHOOLCHILDREN FROM 12 TO 15 YEARS-OLD IN CHAU DUC WARD, BA RIA – VUNG TAU PROVINCE IN 2012-2013. Nguyen Anh Quan, Ngo Thi Quynh Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 109 - 118 Objective: the objective of this study was to evaluate the oral health status and its effect on daily performance of schoolchildren from 12 to 15 years-old in Chau Duc ward, Ba Ria – Vung Tau province in 2012-2013. Materials and method: we conducted a cross-sectional study from 3/2013 to 5/2013. The sample consisted of 566 schoolchildren, with 303 children at 12 years-old (grade 6) and 263 at 15 years-old (grade 9) who were selected according to group sampling with one class as a group, xác suất tỷ lệ với kích cỡ dân số PPS. A questionnaire was used to collect general information and dental history in the previous 3 months; examination form included Child – OIDP and oral health status according to WHO 1997. Results: caries prevalence among 12-year-old schoolchildren was 48.2 % and 58.6 % among 15 years-old; DMFT was 1.2 for 12 years-old and 1.8 for 15 years-old. Among 12-year-old schoolchildren: 89.1% had at least 1 daily activity affected in the past 3 months; 61.6% with very mild effect, 20.0% with mild effect, 11.9% with average effect; toothache was the most frequent problem interfering with a number of activities. The 2 most frequent problems with mastication were toothache (82.1%) and hypersensitivity (78.3%); with morale (43.5%) was toothache; with oral hygiene (91.5%) was bleeding on brushing; with social communication (60.7%) was halitosis. Among 15-year-old schoolchildren: 73.0% was affected by oral problems in the past 3 months; the majority was very mild effect (56.8%), 13.4% was mild, 20.8% was average, only 6.3% was severe and 2.6% very severe. Toothache was the most frequent problem interfering with many activities (among which mastication was the most affected – 79.4%). The next problem with mastication was hypersensitivity (66.3%); with morale (52.2%) was toothache; with oral hygiene (74.6%) was bleeding on brushing; with social communication (60%) and smile (54.7%) was tooth shape. Oral health had influence on 0 to 8 daily activities; no schoolchildren at 15 years-old had up to 8 activities affected while 0.3% of the 12 years-old did and the difference was statistically significant (p= 0.001). With a single and multiple variable logistic regression, clinical status of dental caries (D, M, F, DMF-T) was not a prognostic factor for the affect of oral problems on daily performance (p > 0.05). Key words: oral heal status, Child-OIDP ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khỏe răng miệng kém có thể là một trong các yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống và tác động tâm lý của các bệnh này cũng thường làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống(1). Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh hậu quả của bệnh răng miệng ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm. Các biện pháp đo lường chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng đã được phát triển để đánh giá những tác động về tình trạng răng miệng đến tâm lý, xã hội và kinh tế, đồng thời là biện pháp để đánh giá hiệu quả các chương trình sức khỏe răng miệng cộng đồng(5). Ngày nay, đánh giá mối quan hệ giữa chất lượng cuộc sống và sức khỏe răng miệng là một trong những vấn đề chính trong chính sách y tế của các nước đang phát triển(6). Theo một số nghiên cứu đánh giá tình trạng răng miệng ảnh hưởng lên sinh hoạt hàng ngày của người bệnh thì hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng nhiều nhất là ăn nhai, ít nhất là phát âm. Các vấn đề răng miệng chính được cho là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của trẻ là sâu răng, đau răng, lở loét, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 111 sưng nướu và ê buốt răng(4). Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam chưa có nhiều các nghiên cứu về tác động của sức khỏe răng miệng lên chất lượng cuộc sống của người dân, nhất là học sinh. Huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một huyện thuần nông nghiệp; có 16 đơn vị hành chính, bao gồm một thị trấn và 15 xã. Vấn đề sức khỏe răng miệng của học sinh trung học cơ sở ở huyện Châu Đức thật sự chưa được quan tâm, đặc biệt là các bệnh về răng miệng như bệnh sâu răng, nha chu; do đó chưa có cơ sở để đánh giá tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của học sinh trung học cơ sở, trong đó có lứa tuổi 12 và 15. Từ thực trạng trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục đích khảo sát tình hình sâu răng của các em học sinh 12 và 15 tuổi huyện Châu Đức, đồng thời cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe răng miệng và sự tác động của các vấn đề răng miệng lên chất lượng cuộc sống của học sinh. Đây là cơ sở tham khảo để ngành y tế và giáo dục ở địa phương tham mưu cho chính quyền các cấp đề ra kế hoạch lâu dài và các biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho lứa tuổi học đường được tốt hơn. Mục tiêu 1. Xác định tỉ lệ sâu răng và chỉ số SMT của học sinh 12 và 15 tuổi tại huyện Châu Đức, tỉnh, Bà Rịa - Vũng Tàu năm học 2012-2013. 2. Xác định mức độ tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của học sinh 12 và 15 tuổi tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo chỉ số Child - OIDP. 3. Xác định mối liên quan giữa thang đo lường sức khoẻ răng miệng lâm sàng của WHO (tình trạng sâu, mất trám răng) và chỉ số Child - OIDP trong đo lường chất lượng cuộc sống liên quan SKRM ở học sinh 12 và 15 tuổi tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến hành từ tháng 3/2013 đến tháng 5/2013. Đối tượng nghiên cứu Học sinh ở độ tuổi 12 và 15 đang học tại các trường trung học cơ sở huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm học 2012-2013. Cỡ mẫu Cỡ mẫu được tính theo công thức: Z21-α/2 P (1-P) n = d2 Dựa vào kết quả nghiên cứu của Hồ văn Dzi(8) thực hiện tại thị xã Thủ Dầu Một năm 2009, tỷ lệ sâu răng ở học sinh 12 tuổi là 74,25% và học sinh 15 tuổi là 81,95%(11). Cỡ mẫu của học sinh 12 tuổi là: 294, theo đơn vị lớp nên cỡ mẫu là 300 học sinh Cỡ mẫu của học sinh 15 tuổi là: 227, theo đơn vị lớp nên cỡ mẫu là 260 học sinh Cỡ mẫu chung là: 560 trẻ. Phương pháp chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu cụm với đơn vị cụm là lớp, xác suất tỷ lệ với kích cỡ dân số PPS (Probability Proportionate to Size Cluster Sampling). Phương tiện nghiên cứu Bộ câu hỏi thu thập thông tin chung và thông tin về các vấn đề răng miệng đã gặp trong 3 tháng qua. Phiếu ghi nhận chỉ số Child - OIDP: để đánh giá tác động của các vấn đề răng miệng (mức độ trầm trọng, tần suất, nguyên nhân) lên 8 hoạt động hàng ngày của trẻ bao gồm ăn nhai, phát âm, VSRM, ngủ/nghỉ ngơi, cười, trạng thái tinh thần, học tập và giao tiếp . Phiếu điều tra sức khỏe răng miệng theo mẫu WHO 1997. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 112 KẾT QUẢ Đặc điểm mẫu nghiên cứu Bảng 1. Phân bố học sinh trong mẫu nghiên cứu tại các trường THCS (n = 566). Trường/ Đặc tính mẫu HS 12 tuổi (n = 303) HS 15 tuổi (n=263) Nam (%) Nữ (%) Nam (%) Nữ (%) THCS Cao Bá Quát THCS Hà Huy Tập THCS Kim Long THCS Lý Thường Kiệt THCS Nguyễn Công Trứ THCS Nguyễn Trung Trực THCS Phan Bội Châu THCS Phan Đình Phùng THCS Quảng Thành THCS Quang Trung THCS Trần Hưng Đạo THCS Xã Bàng THCS Võ Trường Toản THCS Hà Huy Tập THCS Nguyễn Huệ 10 (47,6) 28 (56,0) 15 (46,9) 13 (54,2) 7 (70,0) 18 (52,9) 14 (58,3) 6 (26,1) 16 (55,2) 0 (00,0) 10 (31,3) 12 (52,2) 0 (00,0) 0 (00,0) 0 (00,0) 11 (52,4) 22 (44,0) 17 (53,1) 11 (45,8) 3 (30,0) 16 (47,1) 10 (41,7) 17 (73,9) 13 (44,8) 0 (00,0) 22 (71,0) 11 (47,8) 0 (00,0) 0 (00,0) 0 (00,0) 13 (56,5) 14 (51,9) 9 (40,9) 12 (52,2) 9 (45,0) 0 (00,0) 7 (33,3) 0 (00,0) 10 (41,7) 14 (51,9) 0 (00,0) 14 (58,3) 7 (30,4) 14 (51,9) 14 (48,3) 10 (43,5) 13 (48,1) 13 (59,1) 11 (47,8) 11 (55,0) 0 (00,0) 14 (70,0) 0 (00,0) 14 (58,3) 13 (48,1) 0 (00,0) 10 (41,7) 16 (69,6) 13 (48,1) 15 (51,7) Tình trạng sâu răng Bảng 2. Tỷ lệ % sâu răng phân bố theo tuổi, giới và khu vực (n=566). Đặc tính mẫu Sâu răng p PR (KTC 95%) Có (%) Không (%) Tuổi 12 tuổi 15 tuổi 146 (48,2) 154 (58,6) 157 (51,2) 109 (41,4) 0,014 1,22 (1,04 – 1,42) Giới tính Nam Nữ 138 (50,7) 162 (55,1) 134 (49,2) 132 (44,9) 0,298 0,92 (0,79 – 1,08) p: Kiểm định χ2 Phân bố theo đặc tính tuổi của mẫu nghiên cứu, tỷ lệ sâu răng ở học sinh 15 tuổi cao hơn tỷ lệ sâu răng ở học sinh 12 tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,014. So với các nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ sâu răng ở học sinh 12 tuổi tại huyện Châu Đức là 48,2% cao hơn các nước Africa (28,5%), Đức (32,6%) và Brazil (16,5%); nhưng thấp hơn so với Nhật Bản (62,5%), các nước thuôc Châu Âu như: Nga (83,4%), Hy Lạp (63%), Rumani (67,1%) và Lào (56%). Tỷ lệ học sinh 15 tuổi bị sâu răng của huyện Châu Đức là 58,6%, thấp hơn một số nước như: Hy lạp (71%), Nga (91,8), Tiểu Vương quốc Ả Rập (65%). Bảng 3. So sánh trung bình S,M,T, SMT-R theo từng nhóm tuổi (n = 566). Đặc điểm S M T SMT - R TB (ĐLC) Trung vị (25 – 75) TB (ĐLC) Trung vị (25 – 75) TB (ĐLC) Trung vị (25 – 75) TB (ĐLC) Trung vị (25 – 75) HS 12 tuổi HS 15 tuổi 1,0 (1,3) 1,4 (1,5) 1 (0-2) 0 (0-2) 0,05 (0,2) 0,07 (0,3) 0 (0-0) 0 (0-0) 0,2 (0,8) 0,3 (1,4) 0 (0-0) 0 (0-0) 1,2 (1,6) 1,8 (2,1) 1 (0-2) 2 (0-3) p <0,001 0,436 0,240 <0,001 p:Kiểm định Mann-Whitney Trung bình SMT-R của trẻ 12 tuổi trong nghiên cứu này là 1,2 gần bằng với kết quả của một số nghiên cứu khác tại Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, 2011(14) và An Giang, 2012(13). Kết quả thấp hơn ở TP HCM vùng không fluor hoá, 2007(3), Lâm Đồng 2010(11) và cao hơn các địa phương khác như TP HCM vùng fluor hoá, 2007(3). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 113 Bảng 4. So sánh SMT-R học sinh tuổi 12 và 15 với các nghiên cứu trong nước. Tác giả, Năm Địa phương Tuổi 12 Tuổi 15 SMT-R SMT-R Đào Thị Hồng Quân, Hoàng Trọng Hùng, 2007 Thanh phố HCM - Vùng fluor hoá. - Vùng không fluor hoá. 0,85 ± 1,37 2,16 ± 2,39 1,6 ± 2,05 3,19 ± 2,92 Hồ văn Dzi, 2009 TX TDM, Bình Dương 1,97 ± 1,50 2,65 ± 2,19 Lâm Nhật Tân, 2010 Cần Thơ 1,99 ± 2,04 2,72 ± 2,41 Nguyễn Thị Cẩm Hồng, 2010 Quận 5, TP. HCM 0,98 ±1,39 1,48 ± 2,03 Nguyễn Thị Thảo Trinh, 2010 Lâm Đồng 2,03 ± 2,10 3 ± 2,64 Phan Thị Trường Xuân, 2012 TP Long Xuyên, An Giang 1,4 ± 1,81 2,34 ± 2,76 NC chúng tôi, 2013 Huyện Châu Đức BRVT 1,2 ± 1,6 1,8 ± 2.1 Trung bình SMT-R của học sinh 15 tuổi trong nghiên cứu này là 1,8 tương đương với TP.HCM vùng fluor hoá, 2007(3); thấp hơn so với TP.HCM vùng không fluor hoá, 2007(3), Lâm Đồng, 2010(11), Cần Thơ, 2010(4,10), An Giang, 2012(13), Bình Dương, 2009(8); nhưng cao hơn Quận 5 - TP HCM, 2011(14). Tác động của các vấn đề sức khỏe răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày Tần suất tác động, điểm tác động, mức độ tác động và nguyên nhân tác động của SKRM lên sinh hoạt hàng ngày của học sinh Phân bố điểm Child – OIDP Bảng 5. Tỷ lệ và phân bố điểm Child - OIDP ở học sinh 12 tuổi (n = 303). Hoạt động bị ảnh hưởng N (%) Phạm vi điểm Trung bình (độ lệch chuẩn) Tứ phân vị (25;50;75) Ăn nhai Phát âm Vệ sinh răng miệng Ngủ, nghỉ ngơi Cười Tinh thần Học tập Giao tiếp Chung 215 (71,0) 6 (02,0) 205 (67,7) 43 ... 95 (73,6) 165 (61,1) 32 (14,9) 1 (12,5) 36 (17,6) 7 (16,3) 24 (22,0) 22 (19,3) 3 (10,0) 26 (20,1) 54 (20,0) 19 (8,8) - 28 (13,7) 6 (14,0) 11 (10,1) 11 (9,6) - 5 (3,9) 32 (11,9) 6 (2,8) 1 (12,5) 4 (1,9) 1 (2,3) 2 (1,8) 6 (5,3) 2 (6,7) 3 (2,3) 12 (4,4) 10 (4,7) - 2 (1,0) - - - - - 7 (2,6) Ở nhóm học sinh 12 tuổi, có 61,1% trẻ bị ảnh hưởng ở mức độ rất nhẹ, 20,0% học sinh bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ, 11,9% học sinh bị ảnh hưởng ở mức độ trung bình. Trong khi đó chỉ có 4,4% học sinh bị ảnh hưởng ở mức độ nặng và rất nặng (2,6%). Bảng 8. Mức độ tác động của SKRM lên hoạt động hàng ngày học sinh 15 tuổi (n=263). Hoạt động bị ảnh hưởng N (%) Rất nhẹ Nhẹ Trung bình Nặng Rất nặng Ăn nhai Phát âm VSRM Ngủ, nghỉ ngơi Cười 156 (59,3) 6 (2,3) 148 (56,3) 24 (9,1) 84 (32,0) 109 (69,9) 6 (100,0) 97 (65,5) 16 (66,7) 42 (50,0) 15 (9,6) - 29 (19,6) 6 (25,0) 22 (26,2) 24 (15,4) - 14 (9,5) 2 (8,3) 13 (15,5) 6 (3,8) - 6 (4,0) - 5 (5,9) 2 (1,3) - 2 (1,4) - 2 (2,4) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 115 Hoạt động bị ảnh hưởng N (%) Rất nhẹ Nhẹ Trung bình Nặng Rất nặng Tinh thần Học tập Giao tiếp Chung 87 (33,1) 16 (6,1) 98 (37,3) 192 (73,0) 61 (70,1) 11 (68,7) 62 (63,2) 109 (56,8) 15 (17,3) 3 (18,8) 23 (23,5) 26 (13,4) 9 (10,3) 2 (12,5) 9 (9,2) 40 (20,8) 2 (2,3) - 4 (4,1) 12 (6,3) - - - 5 (2,6) Ở nhóm học sinh 15 tuổi, có 56,8% trẻ bị ảnh hưởng ở mức độ rất nhẹ, tiếp đến là 20,8% học sinh bị ảnh hưởng ở mức độ trung bình. Tỷ lệ học sinh chịu ảnh hưởng ở mức độ nhẹ thấp hơn mức độ trung bình với 13,4% trong khi đó chỉ có 6,3% học sinh bị ảnh hưởng ở mức độ nặng và rất nặng (2,6%). Nguyên nhân tác động của SKRM lên các hoạt động hàng ngày Bảng 9. Nguyên nhân tác động của SKRM ở nhóm 12 tuổi phân bố theo giới (n = 303). Vấn đề răng miệng Nam Nữ χ2 p Tần số (%) Tần số (%) Nhận thấy vấn đề SKRM Đau răng, nhức răng Ê buốt răng Sâu răng, có lỗ trên răng Màu răng xấu Hình dạng răng không đẹp Vị trí răng không đều Chảy máu nướu khi chải răng Sưng nướu Vôi răng Hôi miệng Loét miệng Răng sữa bị lung lay Răng đang mọc gây đau Trồng răng Khuyết tật vùng hàm mặt Răng vĩnh viễn bị gãy Thiếu răng vĩnh viễn Khác 144 66 85 78 66 76 53 81 36 64 78 40 33 18 24 5 20 21 1 96,0 45,8 71,4 54,2 45,8 52,8 36,8 56,3 25,0 44,4 54,2 27,8 22,9 12,5 16,7 3,5 13,9 14,6 0,7 151 79 127 80 65 72 72 71 39 55 57 39 15 9 13 5 22 14 1 98,7 52,3 72,2 53,0 43,1 47,7 47,7 47,0 25,8 36,4 37,8 25,8 9,9 6,0 8,6 3,3 14,6 9,3 0,7 2,14 1,24 0,02 0,04 0,23 0,77 3,57 2,51 0,03 1,97 8,01 0,14 9,12 3,79 4,36 0,01 0,03 1,98 0,00 0,144 0,265 0,891 0,838 0,630 0,382 0,059 0,113 0,870 0,160 0,005 0,705 0,003 0,052 0,037 0,939 0,867 0,158 0,973 Bảng 10. Nguyên nhân tác động của SKRM ở nhóm 15 tuổi phân bố theo giới (n = 263). Vấn đề răng miệng Nam Nữ χ2 p Tần số (%) Tần số (%) Nhận thấy vấn đề SKRM Đau răng, nhức răng Ê buốt răng Sâu răng, có lỗ trên răng Màu răng xấu Hình dạng răng không đẹp Vị trí răng không đều Chảy máu nướu khi chải răng Sưng nướu Vôi răng Hôi miệng Loét miệng Răng sữa bị lung lay Răng đang mọc gây đau Trồng răng Khuyết tật vùng hàm mặt 117 50 87 64 40 32 36 62 23 58 39 16 3 6 6 0 95,9 38,8 74,4 54,7 34,2 27,4 30,8 53,0 19,7 49,6 33,3 13,7 2,6 5,1 5,1 0,0 136 42 91 89 50 43 50 68 18 70 45 37 2 3 5 1 96,5 33,9 67,0 65,4 36,8 31,6 36,8 50,0 13,2 51,5 33,1 27,2 1,5 2,2 3,7 0,7 0,05 0,65 1,67 3,04 0,18 0,55 1,01 0,23 1,91 0,09 0,00 6,95 0,39 1,57 0,32 0,86 0,815 0,419 0,196 0,081 0,669 0,459 0,315 0,635 0,167 0,763 0,967 0,008 0,533 0,211 0,572 0,353 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 116 Vấn đề răng miệng Nam Nữ χ2 p Tần số (%) Tần số (%) Răng vĩnh viễn bị gãy Thiếu răng vĩnh viễn Khác 36 5 1 30,8 4,3 0,9 20 7 0 14,7 5,2 0,0 9,42 0,11 0,17 0,002 0,744 0,280 Nguyên nhân tác động theo của SKRM lên sinh hoạt hàng ngày của học sinh 12 và 15 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là ê buốt răng (71,9% ở nhóm 12 tuổi và 70,4% ở nhóm 15 tuổi), kế đến là sâu răng (53,6% ở nhóm 12 tuổi và 60,5% ở nhóm 15 tuổi) và chảy máu nướu khi chải răng (tương đương ở cả 2 nhóm với 51,5%). So sánh tỷ lệ học sinh nam và nữ ở lứa tuổi 12, có sự khác biệt về các nguyên nhân tác động: hôi miệng, răng sữa bị lung lay và trồng răng ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe răng miệng ở nam cao hơn nữ, những sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Ở học sinh 15 tuổi, tỷ lệ học sinh nữ cảm thấy loét miệng là nguyên nhân tác động đến vấn đề sức khỏe răng miệng cao hơn ở học sinh nam, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,008 (< 0,05). Trong khi đó, tỷ lệ học sinh nam cảm thấy răng vĩnh viễn bị gãy là nguyên nhân tác động đến vấn đề sức khỏe răng miệng cao hơn ở học sinh nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,002 (< 0,05). Những nguyên nhân phổ biến nhất được học sinh 12 tuổi ghi nhận: Đau răng là vấn đề răng miệng thường gặp nhất gây ảnh hưởng lên nhiều hoạt động. Nguyên nhân thường gặp nhất tác động lên ăn nhai là đau răng (82,1%), ê buốt răng (78,3%). Đau răng là nguyên nhân tác động nhiều nhất đến tinh thần (43,5%). Hôi miệng là nguyên nhân phổ biến tác động lên hoạt động giao tiếp (60,7%). Chảy máu khi chải răng là nguyên nhân hay gặp nhất tác động lên VSRM (91,5%). Ở học sinh 15 tuổi, đau răng là nguyên nhân tác động lên nhiều hoạt động (trong đó ăn nhai bị ảnh hưởng nhiều nhất 79,4%), đau răng là nguyên nhân phổ biến tác động lên tinh thần (52,2%), hình dạng răng là nguyên nhân phổ biến tác động lên các hoạt động giao tiếp (60%), cười (54,7%), ê buốt là nguyên nhân phổ biến tác động lên ăn nhai (66,3%), chảy máu nướu khi chảy răng là nguyên nhân thường gặp tác động lên VSRM (74,6%) . Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe răng miệng và tác động của chúng lên hoạt động hàng ngày của học sinh Bảng 11. Mối liên quan giữa tình trạng SKRM và chất lượng cuộc sống ở học sinh 12 tuổi. Đặc tính mẫu Chịu tác động p PR (KTC 95%) Có (%) Không (%) Sâu răng Có Không 129 (88,4) 141 (89,8) 17 (11,6) 16 (10,2) 0,685 0,98 (0,91 – 1,06) Mất răng Có Không 11 (84,6) 259 (89,3) 2 (15,4) 31 (10,7) 0,595 0,95 (0,75 – 1,20) Trám răng Có Không 19 (79,2) 251 (90,0) 5 (20,8) 28 (10,0) 0,103 0,88 (0,71 – 1,08) Ở nhóm học sinh 12 tuổi, không có sự khác biệt giữa tình trạng sức khỏe răng miệng và tỷ lệ học sinh bị tác động đến chất lượng cuộc sống. Bảng 12. Mối liên quan giữa tình trạng SKRM và chất lượng cuộc sống ở học sinh 12 tuổi. Biến độc lập Hồi qui đơn biến Hồi qui đa biến OR KTC 95% p OR KTC 95% p S M T SMT-R 0,86 0,66 0,42 0,85 0,42 – 1,77 0,13 – 3,11 0,15 – 1,22 0,70 – 1,03 0,685 0,598 0,112 0,106 1,17 1,01 0,61 0,86 0,43 – 3,17 0,19 – 5,27 0,16 – 2,27 0,64 – 1,16 0,754 0,994 0,456 0,323 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 117 Bảng 13. Mối liên quan giữa tình trạng SKRM và chất lượng cuộc sống ở học sinh 15 tuổi. Đặc tính mẫu Chịu tác động p PR (KTC 95%) Có (%) Không (%) Sâu răng Có Không 119 (77,3) 73 (67,0) 35 (22,7) 36 (33,0) 0,064 1,15 (0,99 – 1,35) Mất răng Có Không 12 (80,0) 180 (72,6) 3 (20,0) 68 (27,4) 0,530 1,10 (0,85 – 1,44) Trám răng Có Không 25 (89,3) 167 (71,1) 3 (10,7) 68 (28,9) 0,040 1,26 (1,08 – 1,46) Trong phân tích hồi qui logistic đơn biến, đa biến ở học sinh 12 tuổi thì yếu tố lâm sàng tình trạng sâu răng: chỉ số S, M, T, SMT-R không là yếu tố có ý nghĩa trong việc tiên đoán các vấn đề răng miệng có ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của học sinh (p > 0,05). Có sự khác biệt giữa tình trạng trám răng và tỷ lệ bị tác động đến chất lượng cuộc sống ở học sinh 15 tuổi. Theo đó, tỷ lệ học sinh có trám răng bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bằng 1,26 lần tỷ lệ học sinh trám răng mà không bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,040 (p < 0,05). KẾT LUẬN Tỉ lệ sâu răng và chỉ số SMT của học sinh 12 và 15 tuổi Tỷ lệ sâu răng của học sinh 12 tuổi là 48,2 % và học sinh 15 tuổi là 58,6 %. Ở học sinh 12 tuổi, SMT-R dao động từ 0 đến 2 với trung vị là 1, trung bình là 1,2 (± 1,6 ). Ở học sinh 15 tuổi, SMT-R dao động từ 0 đến 3 với trung vị là 2, trung bình là 1,8 (± 2,1) ( xếp vào mức độ thấp theo phân loại của WHO). Mức độ tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của học sinh theo chỉ số Child-OIDP. Có 89,1% học sinh 12 tuổi có ít nhất một hoạt động sinh hoạt hàng ngày bị tác động trong 3 tháng qua. Trong đó, tỷ lệ học sinh bị ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai 71,0%, vệ sinh răng miệng 67,7%, giao tiếp 42,6%. Có 61,6% học sinh bị ảnh hưởng ở mức độ rất nhẹ, 20,0% học sinh bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ, 11,9% học sinh bị ảnh hưởng ở mức độ trung bình. Có 73,0% học sinh 15 tuổi phải chịu tác động bởi các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày trong 3 tháng qua. Trong đó, tỷ lệ học sinh bị ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai 59,3%, vệ sinh răng miệng 56,3% và giao tiếp 37,3%. Đa số chỉ ảnh hưởng ở mức độ rất nhẹ (56,8%), mức độ trung bình là 20,8%; mức độ nhẹ 13,4%, chỉ có 6,3% học sinh bị ảnh hưởng ở mức độ nặng và 2,6% rất nặng. Ở học sinh 12 tuổi: đau răng là vấn đề răng miệng thường gặp nhất ảnh hưởng lên nhiều hoạt động. Nguyên nhân thường gặp nhất tác động lên ăn nhai là đau răng (82,1%) và ê buốt răng (78,3%); Lên tinh thần (43,5%) là đau răng; Lên VSRM (91,5%) là chảy máu khi chải răng; Lên hoạt động giao tiếp (60,7%) là hôi miệng. Ở học sinh 15 tuổi: đau răng là nguyên nhân tác động lên nhiều hoạt động (trong đó ăn nhai bị ảnh hưởng nhiều nhất - 79,4%). Nguyên nhân phổ biến tác động lên ăn nhai (66,3%) là ê buốt; Tác động lên tinh thần (52,2%) là đau răng; Lên VSRM (74,6%) là chảy máu khi chải răng; Lên các hoạt động giao tiếp (60%) và cười (54,7%) là hình dạng răng. Phạm vi ảnh hưởng của SKRM đến các hoạt động hàng ngày dao động từ 0 đến 8 hoạt động: có 20,1 % học sinh 12 tuổi và 13,7% học sinh 15 tuổi bị tác động lên một hoạt động; 23,1 % học sinh 12 tuổi và 26,6% học sinh 15 tuổi bị tác động lên hai hoạt động; 18,5 % học sinh 12 tuổi và 21,7% học sinh 15 tuổi bị tác động lên ba hoạt động. Không có học sinh nào bị tác động đến 8 hoạt động ở nhóm học sinh 15 tuổi và có 0,3% ở Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 118 nhóm học sinh 12 tuổi, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,001. Mối liên quan giữa thang đo lường sức khoẻ răng miệng lâm sàng của WHO (tình trạng sâu, mất trám răng) và chỉ số Child- OIDP trong đo lường chất lượng cuộc sống liên quan SKRM Trong phân tích hồi qui logistic đơn biến, đa biến ở học sinh 12 tuổi và học sinh 15 tuổi thì yếu tố lâm sàng tình trạng sâu răng (chỉ số S, M, T, SMT-R) không là yếu tố có ý nghĩa trong việc tiên đoán các vấn đề răng miệng có ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của học sinh (p > 0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Biazevic MGH, et al. (2008). "Relationship between oral health and its impact on quality of life among adolescents". Braz Oral 36 Res, 22 (1), pp.36-42. 2. Castro R A, et al. (2008). "Child-OIDP index in Brazil: Cross- cultural adaptation and validation". Health and Quality of Life Outcomes, 6, pp.68. 3. Đào Thị Hồng Quân, Hoàng Trọng Hùng (2007). "Tình trạng sâu răng của trẻ 12 và 15 tuổi sau 12 năm fluor hoá nước tại TP.HCM". Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 11 (Phụ bản số 2), tr. 151- 156. 4. Đỗ Diệp Gia Huấn (2011). Tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của trẻ em 12 và 15 tuổi tại Thành phố Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Gherunpong S, Tsakos G, Sheiham A (2004). "Developing and evaluating an oral health-related quality of life index for children; the CHILD-OIDP". Community Dent Health, 21 (2), pp.161-169. 6. Gift HC, Atchison KA (1995). "Oral health, health, and health- related quality of life". Medical Care 1995, 33 7. Hashizum LN, Shinada K, Kawaguchi Y (2006). "Dental caries prevalence in Brazilian schoolchidren resident in Japan". Journal of Oral Science, 48 (2), pp.51- 57. 8. Hồ văn Dzi (2010). Tình trạng sức khoẻ răng miệng của học sinh 12 và 15 tuổi tại Thị xã Thủ Dầu Một- Bình Dương, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Krisdapong S, Sheiham A, Tsakos G (2009). "Oral health- related quality of life 12- and 15- year- old Thai children: findings from a nationnal survey". Community Dent Oral Epidemiol, 37, pp.509- 517. 10. Lâm Nhật Tân (2011). Tình trạng sức khoẻ răng miệng của trẻ em lứa tuổi 12 và 15 tại Thành phố Cần Thơ năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Nguyễn Thị Thảo Trinh (2011). Tình trạng bệnh sâu răng, nha chu học sinh dân tộc K'Ho và Kinh tuổi 12, 15 tại tỉnh Lâm Đồng năm 2010, Luận án Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Nuca C, Amariei C, Martoncsak E, Tomi DD (2005). "Study regarding the correlation between the Child-OIDP index and the dental status in 12-year-old children from Harsova, Constanta county". OHDMBSC IV, (4), pp.4-13. 13. Phan Thị Trường Xuân (2012). Ước lượng nhu cầu và yêu cầu điều trị răng miệng của học sinh 12 và 15 tuổi tại Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 14. Trịnh Thị Tố Quyên (2011). Tình trạng sức khoẻ răng miệng và mối liên quan với chất lượng cuộc sống của sinh viên Đại học Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010, Luận án Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 15. Usha GV, HM Thippeswamy, L Nagesh (2012). "Validity and reliability of Oral Impacts on Daily Performances Frequency Scale: a cross-sectional survey among adolescents". J Clin Pediatr Dent, 36 (3), pp.251- 256. Ngày nhận bài báo: 01/02/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/02/2014 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014
File đính kèm:
- tinh_trang_suc_khoe_rang_mieng_va_tac_dong_cua_chung_len_sin.pdf