Tình trạng căng thẳng và một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến căng thẳng ở điều dưỡng viên tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2015

Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện năm 2015 trên 600 điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện

Hữu nghị Việt Đức, với hai mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng căng thẳng của điều dưỡng và (2) Tìm hiểu

mối liên quan giữa khối lượng, áp lực công việc và các mối quan hệ trong công việc với tình trạng

căng thẳng của điều dưỡng. Sử dụng bộ câu hỏi tự điền về các yếu tố liên quan và các mục đánh giá

căng thẳng trong thang đo Căng thẳng, Lo âu Trầm cảm rút gọn (DASS 21) để thu thập thông tin. Kết

quả cho thấy tỷ lệ căng thẳng của điều dưỡng tại bệnh viện Việt Đức là 18,5%. Các yếu tố liên quan

tới căng thẳng của điều dưỡng gồm tham gia công tác quản lý, mối quan hệ với đồng nghiệp và mâu

thuẫn với cấp trên. Cụ thể những điều dưỡng có kiêm nhiệm cả công tác quản lý có nguy cơ bị căng

thẳng cao gấp 5,2 lần (KTC 95% 1,5 – 18,1); mối quan hệ với đồng nghiệp ở mức bình thường/ không

tốt có nguy cơ căng thẳng cao gấp 2,3 lần (KTC 95% 1,2 – 4,6); từng có mâu thuẫn với cấp trên có

nguy cơ căng thẳng cao gấp 4,3 lần (KTC 95% 1,9 – 9,4) so với nhóm so sánh.

 

pdf 6 trang phuongnguyen 7820
Bạn đang xem tài liệu "Tình trạng căng thẳng và một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến căng thẳng ở điều dưỡng viên tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình trạng căng thẳng và một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến căng thẳng ở điều dưỡng viên tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2015

Tình trạng căng thẳng và một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến căng thẳng ở điều dưỡng viên tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2015
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
20 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40
Tình trạng căng thẳng và một số yếu tố nghề 
nghiệp liên quan đến căng thẳng ở điều dưỡng 
viên tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2015 
Trần Thị Thu Thủy1, Nguyễn Thị Liên Hương2 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện năm 2015 trên 600 điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện 
Hữu nghị Việt Đức, với hai mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng căng thẳng của điều dưỡng và (2) Tìm hiểu 
mối liên quan giữa khối lượng, áp lực công việc và các mối quan hệ trong công việc với tình trạng 
căng thẳng của điều dưỡng. Sử dụng bộ câu hỏi tự điền về các yếu tố liên quan và các mục đánh giá 
căng thẳng trong thang đo Căng thẳng, Lo âu Trầm cảm rút gọn (DASS 21) để thu thập thông tin. Kết 
quả cho thấy tỷ lệ căng thẳng của điều dưỡng tại bệnh viện Việt Đức là 18,5%. Các yếu tố liên quan 
tới căng thẳng của điều dưỡng gồm tham gia công tác quản lý, mối quan hệ với đồng nghiệp và mâu 
thuẫn với cấp trên. Cụ thể những điều dưỡng có kiêm nhiệm cả công tác quản lý có nguy cơ bị căng 
thẳng cao gấp 5,2 lần (KTC 95% 1,5 – 18,1); mối quan hệ với đồng nghiệp ở mức bình thường/ không 
tốt có nguy cơ căng thẳng cao gấp 2,3 lần (KTC 95% 1,2 – 4,6); từng có mâu thuẫn với cấp trên có 
nguy cơ căng thẳng cao gấp 4,3 lần (KTC 95% 1,9 – 9,4) so với nhóm so sánh.
Từ khóa: Căng thẳng, điều dưỡng.
Stress among nurses in Viet - Duc (Viet Nam – 
Germany) friendship hospital and some 
work-related factors
Tran Thi Thu Thuy1, Nguyen Thi Lien Huong2
A cross-sectional study was conducted in 2015 among 600 nurses in Viet Duc Friendship hospital, with 
2 objectives: (1) to describe the prevalence of stress among nurses, and (2) to identify the association 
between the prevalence of stress and workload/work pressure and work relationships. The study 
applied 2 self-report questionnaires about the stress with the short-form version of Depression Anxiety 
Stress Scale-21 (DASS-21) and some work related factors. The result showed that nurses with stress 
accounted for 18.5%, especially at normal and mild levels. The study found such factors relating to the 
 Ngày nhận bài: 09.12.2015 Ngày phản biện: 20.12.2015 Ngày chỉnh sửa: 07.03.2016 Ngày được chấp nhận đăng: 10.03.2016
YTCC so dacbiet T3 - ruot.indd 20 4/7/2016 9:42:03 PM
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 21
1. Đặt vấn đề
 Trong xã hội ngày càng phát triển, các vấn đề 
sức khỏe tâm thần ngày càng gia tăng và trở thành 
vấn đề của 25% dân số và 20% người lao động trên 
toàn thế giới [1]. Với những đặc thù về công việc, 
cán bộ y tế là những người có nhiều nguy cơ căng 
thẳng, lo âu, trầm cảm. Nhiều nghiên cứu trên thế 
giới đã chứng minh mức độ căng thẳng nghề nghiệp 
cao của nghề điều dưỡng là một vấn đề toàn cầu và 
đây là một trong những nghề có tỷ lệ căng thẳng 
cao hơn hẳn so với các cán bộ y tế khác [9, 11, 12]. 
Trong khi đó, các chế độ đãi ngộ hạn chế, nguy cơ 
tai nạn lao động, bệnh truyền nhiễm nghề nghiệp 
gia tăng và áp lực từ phía người nhà bệnh nhân và 
dư luận xã hội trước những sự kiện y tế trong vài 
năm gần đây tại Việt Nam đặt người điều dưỡng 
trước nguy cơ cao bị căng thẳng tâm lý. Ở nước ta 
hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề căng 
thẳng và các yếu tố liên quan nói chung trong người 
lao động, đặc biệt trong nhóm đối tượng điều dưỡng. 
Nghiên cứu này được thực hiện với hai mục tiêu:
1.1. Mô tả thực trạng căng thẳng của điều dưỡng 
viên bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2015.
1.2. Xác định mối liên quan giữa khối lượng, 
áp lực công việc, các mối quan hệ trong công việc 
và tình trạng căng thẳng của điều dưỡng viên bệnh 
viện Hữu nghị Việt Đức năm 2015.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, 
mô tả có phân tích.
2.2. Đối tượng: Điều dưỡng đã có hợp đồng lao 
động, làm việc trên 1 năm tại các khoa lâm sàng và 
cận lâm sàng.
2.3. Thời gian và địa điểm: tháng 1 - 4/2015 tại 
bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
2.4. Mẫu và phương pháp thu thập thông tin: Nghiên 
cứu liên hệ và phát phiếu tự điền cho toàn bộ 787 
điều dưỡng viên đáp ứng tiêu chí chọn đối tượng. 
Đã có 600 điều dưỡng viên đồng ý và điền thông tin 
vào phiếu điều tra (76,2%).
2.5. Biến số:
Biến phụ thuộc: Tình trạng căng thẳng theo thang đo 
DASS 21
Biến độc lập phân tích mối liên quan: khoa/phòng, 
thâm niên công tác, áp lực công việc (Khối lượng, tính 
chất công việc, kiêm nhiệm công tác quản lý), mối 
stress in nurses as being in managerial positions, work relationships with co-workers, and conflicts 
with superiors. Specifically, those nurses in concurrent managerial positions had a 5.2-fold risk of 
stress (95% CI 1.5 – 18.1); those nurses with normal/bad relationship with coworkers had a 2.3-fold 
risk of stress (95% CI 1.2-4.6) and those nurses ever having conflicts with superiors had 4.3-fold risk 
of stress (95% CI 1.9-9.4) compared to those in the comparison groups.
Key words: Stress, nurse.
Tác giả:
1. Đại học Y tế Công cộng
2. Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế
YTCC so dacbiet T3 - ruot.indd 21 4/7/2016 9:42:03 PM
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
22 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40
quan hệ trong công việc (với đồng nghiệp/ cấp trên, 
với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân). 
Một số yếu tố cá nhân của điều dưỡng: tuổi, 
giới, học vấn, số con, nhận định sự phù hợp của 
công việc với chuyên môn/sức khỏe/ thu nhập. 
2.6. Công cụ: Bộ câu hỏi tư điền gồm có 14 câu 
về thông tin cá nhân, 8 câu về khối lượng áp lực 
công việc, 5 câu về mối quan hệ trong công việc và 
7 câu đo tình trạng stress trích từ bộ câu hỏi gốc về 
Trầm cảm, Lo âu và Căng thẳng rút gọn (DASS 21). 
Điểm Căng thẳng được tính bằng cách cộng tổng 
điểm các câu thành phần, nhân hệ số 2 và chia theo 
các mức bình thường (<14), nhẹ (15 -18), vừa (19-
25), nặng (26-33) và rất nặng (>34) [15].
2.7. Thu thập số liệu: Bộ câu hỏi được phát 
cho điều dưỡng viên tự điền. Sau 3 ngày nghiên 
cứu viên thu lại phiếu. Điều dưỡng viên tự niêm 
phong phiếu sau khi điền trong phong bì và gửi lại 
để đảm bảo bí mật thông tin. Trước nghiên cứu 
điều dưỡng viên được hướng dẫn cách điền phiếu 
và chủ trương của bệnh viện yêu cầu điền phiếu 
nghiêm túc, khách quan. 
2.8. Xử lý, phân tích số liệu: Số liệu được làm 
sạch, nhập và quản lý bằng chương trình EpiData 
3.1, thống kê mô tả và phân tích hồi quy logistics 
bằng phần mềm SPSS 16.0. Một số biến cá nhân 
như học vấn, số con và nhận định về công việc được 
đưa vào phân tích logistics để kiểm soát tác động 
của các biến này đến mối quan hệ giữa tình trạng 
căng thẳng và các yếu tố nghề nghiệp.
2.9. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu đã được 
Hội đồng đạo đức trường Đại học Y tế công cộng 
chấp thuận theo Quyết định số 92/2015/YTCC-HD3 
ngày 20/3/2015.
3. Kết quả
3.1. Thông tin chung
Trong các điều dưỡng tham gia nghiên cứu, 
nhóm điều dưỡng dưới 30 tuổi chiếm 48,1% và 
nhóm 30-40 tuổi chiếm 40,8%, nhóm 41-50 tuổi 
chiếm 6% và nhóm trên 50 tuổi chiếm 5,1%. 77,8% 
điều dưỡng là nữ và 22,2% là nam. 34,5% điều 
dưỡng có trình độ từ cao đẳng trở lên, 65,5% có trình 
độ trung cấp. Phần lớn đối tượng đã kết hôn, chiếm 
87,3%, trong đó 83% người đã có con. 
Gần một nửa điều dưỡng (48,3%) có tuổi nghề 
từ 5-10 năm, tuổi nghề trên 10 năm chiếm 25,3% và 
tuổi nghề dưới 5 năm chiếm 20,9%. Thời gian công 
tác tại bệnh viện từ 5-10 năm chiếm 44,6%, trên 10 
năm có 30,1% và dưới 5 năm có 25,3%. Hầu hết 
(80,3%) điều dưỡng thuộc diện hợp đồng dài hạn. 
Thu nhập trung bình hàng tháng trong năm 2014 của 
hầu hết điều dưỡng vào khoảng 5-10 triệu (chiếm 
83,5%), dưới 5 triệu/tháng chiếm 13% và trên 10 
triệu/tháng chiếm 3,5%. Hơn một nửa (55%) điều 
dưỡng làm việc tại các Khoa Phẫu Thuật, 24,2% 
thuộc Khoa Hồi sức cấp cứu, 15,8% thuộc Khoa 
Khám bệnh và 5,0% thuộc các Khoa Cận lâm sàng.
3.2. Thực trạng căng thẳng
Kết quả cho thấy 18,5% điều dưỡng có biểu 
hiện căng thẳng trong khoảng một tuần trước khi trả 
lời câu hỏi. Tỷ lệ căng thẳng ở mức độ nhẹ là 9%, 
mức vừa là 7%, nặng và rất nặng là 2,5%. 
3.3. Một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến 
căng thẳng
Kết quả phân tích đa biến cho thấy chỉ có mối 
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa căng thẳng của 
điều dưỡng với việc tham gia công tác quản lý, mối 
quan hệ với đồng nghiệp và mâu thuẫn với cấp trên. 
Trong đó những điều dưỡng có kiêm nhiệm cả công 
tác quản lý có nguy cơ bị căng thẳng cao gấp 5,2 
lần (KTC 95% 1,5 – 18,1), điều dưỡng đánh giá 
mối quan hệ của mình với đồng nghiệp ở mức bình 
thường/ không tốt có nguy cơ căng thẳng cao gấp 
2,6 lần (KTC95% 1,3 – 6,5), điều dưỡng đã từng có 
mâu thuẫn với cấp trên có nguy cơ căng thẳng cao 
gấp 3,3 lần (KTC95% 1,4 – 7,7) (Bảng 1).
YTCC so dacbiet T3 - ruot.indd 22 4/7/2016 9:42:03 PM
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 23
4. Bàn luận
4.1. Thực trạng căng thẳng
Nhiều nghiên cứu trên thế giới 
cũng đã sử dụng thang đo DASS 21 
để đánh giá tình trạng căng thẳng của 
điều dưỡng. Kết quả nghiên cứu của 
của Asad Zandi và cộng sự (2011) đã 
cho thấy tỷ lệ căng thẳng cao trong 
nhóm điều dưỡng tại bệnh viện quân 
đội tại Iran là 23,8% [8], nghiên cứu 
của Sharifah Zainiyah (2011) tại một 
bệnh viện Kuala Lumpur thu được 
tỷ lệ là 23,6% [16]. Nghiên cứu tại 
Việt Nam của Trần Thị Thúy (2011) 
tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho 
thấy tỷ lệ cán bộ y tế bị căng thẳng 
chung là 36,9% [7]. Trong khi đó, ở 
nghiên cứu này tỷ lệ căng thẳng của 
điều dưỡng là 18,5%, thấp hơn so với 
các nghiên cứu trước.
Mức độ các vấn đề sức khỏe tâm 
thần cũng đã được nhiều nghiên cứu 
đề cập đến. Nghiên cứu của Sharifah 
Zainiyah (2011) thu được trong 
những điều dưỡng bị căng thẳng, mức 
độ nhẹ là 13,6%, vừa là 5,5%, nặng 
là 0,9% và rất nặng là 3,6% [16]. Bên 
cạnh đó, trong nghiên cứu của Trần 
Thị Thúy (2011), cán bộ y tế bị căng 
thẳng đa số ở mức độ nhẹ 24,3%, 
mức vừa 8,1%, mức nặng là 3,6% và 
mức rất nặng là 0,9% [7]. Nghiên cứu 
của Đậu Thị Tuyết tại Bệnh viện đa 
khoa Thành phố Vinh, Bệnh viện đa 
khoa 115 Nghệ An (2013) cho thấy 
mức độ căng thẳng nhẹ chiếm tỷ lệ 
nhiều nhất, tiếp đến là mức độ vừa, 
nặng và rất nặng (lần lượt là 14%; 
5,4%; 0.5%; 0,5%) [6]. Trong nghiên 
cứu này, tỷ lệ căng thẳng với các mức 
nhẹ, vừa, nặng và rất nặng lần lượt 
là 9%, 7%, 2% và 0,5%. Như vậy tuy 
tỷ lệ căng thẳng của điều dưỡng bệnh 
viện Việt Đức nói chung thấp hơn so 
với kết quả của các nghiên cứu khác, 
song tỷ lệ điều dưỡng bị căng thẳng 
từ mức vừa trở lên lại cao hơn các 
nghiên cứu trước đó. 
Bảng 1. Mối liên quan giữa áp lực/khối lượng/mối quan hệ trong 
công việc và căng thẳng của điều dưỡng
Các biến số Nhóm B S.E. Sig. OR
KTC 95% 
Giới hạn 
dưới
Giới hạn 
trên
Áp lực, khối lươ ïng công việc
Tiêm truyền >10 lần/ ngày -0,268 0,436 0,538
0,765 0,325 1,797
< 10 lần/ ngày - - -
Lấy máu >10 lần / ngày 0,054 0,472 0,908
1,056 0,418 2,666
< 10 lần/ ngày - - -
Chăm sóc 
bệnh nhân
> 10 người/ngày 0,127 0,447 0,776
1,135 0,473 2,725
< 10 người/ ngày - - -
Chăm sóc bệnh 
nhân nặng, tử 
vong
Có -0,314 0,488 0,52
0,73 0,28 1,902
Không - - -
Làm thêm công 
việc ngoài chức 
năng 
Có 0,108 0,454 0,812
1,114 0,458 2,711
Không - - -
Số buổi trực/ 
tuần
 2 buổi/ tuần 0,222 0,344 0,519
1,249 0,636 2,453
1 buổi/ tuần - - -
Tham gia công 
tác quản lý
Có 1,64 0,642 0,011
5,153 1,463 18,149
Không - - -
Đánh giá áp lực 
công việc
Cao 0,921 0,547 0,092
2,513 0,860 7,339
Thấp - - -
Mối quan hệ trong công việc
Mối quan hệ với 
đồng nghiệp
Bình thường/ 
không phù hợp 1,067 0,414 0,01 2,906 1,291 6,539
Phù hợp - - -
Mâu thuẫn với 
đồng nghiệp
Bình thường/ 
không phù hợp 0,109 0,37 0,767 1,116 0,54 2,304
Phù hợp - - -
Mối quan hệ 
với cấp trên
Bình thường/ 
không phù hợp -0,217 0,446 0,626 0,805 0,336 1,929
Phù hợp - - -
Mâu thuẫn với 
cấp trên
Bình thường/ 
không phù hợp 1,181 0,438 0,007 3,257 1,379 7,691
Phù hợp - - -
Mối quan hệ với 
bệnh nhân
Bình thường/ 
không phù hợp 0,318 0,377 0,399 1,375 0,657 2,877
Phù hợp - - -
* Trong phân tích đa biến đã đưa các biến về học vấn, số con, 
đánh giá sự phù hợp của công việc với chuyên môn/ năng lực// 
sức khỏe/ thu nhập. 
YTCC so dacbiet T3 - ruot.indd 23 4/7/2016 9:42:03 PM
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
24 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40
4.2. Một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến 
căng thẳng
4.2.1. Áp lực/khối lượng công việc
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các yếu tố về 
áp lực/ khối lượng công việc có liên quan tới tình 
trạng căng thẳng của điều dưỡng. Ví dụ như nghiên 
cứu Dương Thành Hiệp tại bệnh viện nguyễn Đình 
Chiểu cho thấy những điều dưỡng thường xuyên 
hoặc thỉnh thoảng làm việc với nhịp độ cao sẽ có 
nguy cơ bị căng thẳng gấp 3,16 lần (KTC95%: 1,33-
7,51; p=0,009) so với những người làm việc với 
nhịp độ bình thường [2]; nghiên cứu của Trần Thị 
Thúy cho thấy những người phải đi trực 4 buổi/1 
tháng bị căng thẳng nhiều gấp 6,8 lần (KTC95%: 
1,7-28,2; p=0,008) những người đi trực ít hơn; và 
những người cảm thấy công việc ít mang lại hứng 
thú bị căng thẳng nhiều gấp 4,2 lần những người 
nhận thấy công việc hứng thú (KTC95%: 1,5-11,2; 
p=0,005) [7]. Ngoài ra còn các yếu tố khác như: 
công việc nhiều áp lực [5], kiêm nhiệm thêm công 
việc hành chính [13, 14], không hứng thú với công 
việc [5, 7] yêu cầu giấu giếm cảm xúc và nguy 
cơ bị kiện tụng [8, 13, 14]. Kết quả phân tích hồi 
quy đa biến của nghiên cứu này chỉ tìm thấy mối 
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng căng 
thẳng và việc kiêm nhiệm vị trí quản lý (OR = 5,2, 
KTC95% 1,5 – 18,1, p=0,011).
3.3.2. Các mối quan hệ trong công việc
Các mối quan hệ trong công việc cũng ảnh 
hưởng tới tình trạng căng thẳng của điều dưỡng. 
Nghiên cứu của Ngô Thị Kiều My tại bệnh viện 
Phụ sản – Nhi Đà Nẵng đã chỉ ra việc điều dưỡng 
nhận định mối quan hệ với cấp trên, đặc biệt là mối 
quan hệ cộng tác trong công việc với bác sỹ không 
tốt có khả năng biểu hiện căng thẳng cao gấp 2,69 
lần (KTC95%: 1,39-5,20; p=0,003) so với những 
đối tượng có mối quan hệ tốt [3]. Đồng thời nghiên 
cứu của Trần Thị Thúy cho thấy những người nhận 
định mối quan hệ với bệnh nhân là bình thường bị 
căng thẳng nhiều gấp 4,1 lần (KTC95%: 1,2-14,7; 
p=0,029) so với những người xây dựng được mối 
quan hệ tốt với bệnh nhân [7]. Ngoài ra, một số 
yếu tố cũng liên quan đến căng thẳng như mối quan 
hệ với cấp trên/đồng nghiệp không tốt [13, 14], bị 
người bệnh/người nhà người bệnh tấn công, đe dọa 
về thể chất và tinh thần [5, 7, 13, 14]. Trong nghiên 
cứu này, những yếu tố có liên quan tới tình trạng 
căng thẳng của điều dưỡng gồm có: mối quan hệ 
bình thường/không tốt với đồng nghiệp (OR: 2,9, 
KTC95%: 1,3-6,5; p=0,01) và mâu thuẫn với cấp 
trên (OR: 3,3, KTC95%: 1,4-7,7; p=0,007).
5. Kết luận
Tỷ lệ căng thẳng của điều dưỡng tại bệnh viện Hữu 
nghị Việt Đức (18,5%) tuy thấp hơn so với các nghiên 
cứu trước đó trên thế giới và tại Việt Nam nhưng tỷ lệ 
điều dưỡng có biểu hiện căng thẳng ở mức vừa, nặng 
và rất nặng lại khá cao (7%, 2% và 0,5%). 
Các yếu tố nghề nghiệp liên quan tới tình trạng 
căng thẳng của điều dưỡng tại bệnh viện Hữu nghị 
Việt Đức gồm có: kiêm nhiệm vị trí quản lý, mối 
quan hệ bình thường/không tốt với đồng nghiệp và 
mâu thuẫn với cấp trên. Kết quả cho thấy người điều 
dưỡng làm công tác quản lý không chỉ cần có chuyên 
môn giỏi mà cũng cần được đào tạo về kỹ năng quản 
lý nhân sự để kịp thời phát hiện, hỗ trợ và giúp đỡ 
đồng nghiệp/ cấp dưới trong các tình huống có nguy 
cơ gây căng thẳng. Ngoài ra, bệnh viện cần có biện 
pháp tư vấn, sắp xếp công việc phù hợp cho các điều 
dưỡng đang bị căng thẳng ở mức vừa trở lên.
YTCC so dacbiet T3 - ruot.indd 24 4/7/2016 9:42:03 PM
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 25
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Trần Văn Cường (2005), Điều tra dịch tễ học lâm sàng 
một số bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế xã hội 
khác nhau của nước ta hiện nay, Báo cáo đề tài cấp bộ.
2. Dương Thành Hiệp (2014), Tình trạng stress nghề nghiệp 
của điều dưỡng, hộ sinh ở 8 khoa lâm sàng tại bệnh viện 
Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre năm 2014 và một số yếu 
tố liên quan, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Đại học Y 
tế công cộng, Hà Nội.
3. Ngô Thị Kiều My (2014), Đánh giá tình trạng stress, lo 
âu, trầm cảm của điều dưỡng và hộ sinh khối lâm sàng bệnh 
viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng năm 2014, Luận văn thạc sĩ 
quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
4. Mai Hòa Nhung (2014), Thực trạng stress và một số yếu 
tố liên quan ở điều dưỡng viên lâm sàng tại Bệnh viện Giao 
thông vận tải trung ương năm 2014, Luận văn thạc sĩ quản lý 
bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
5. Lê Thành Tài và cs. (2008), “Tình hình stress nghề nghiệp 
của nhân viên điều dưỡng”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí 
Minh, 12(4), tr. 216-220.
6. Đậu Thị Tuyết (2013), Tình trạng stress, lo âu, trầm cảm 
của cán bộ y tế khối lâm sàng tại bệnh viện đa khoa thành 
phố vinh, bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An năm 2013 và một 
số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Đại 
học Y tế công cộng, Hà Nội.
7. Trần Thị Thúy (2011), Đánh giá trạng thái stress của cán 
bộ y tế khối lâm sàng bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 
2011, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Đại học y tế công 
cộng, Hà Nội.
Tiếng Anh
8. M Asad et al. (2011), “Frequency of depression, anxiety 
and stress in military Nurses”, Iranian Journal of Military 
Medicine, 13(2), pp. 103-108.
9. CT Beck (2011), “Secondary traumatic stress in nurses: 
a systematic review”, Archives of Psychiatric Nursing, 25, 
pp. 1-10.
10. Elizabeth Dougherty et al (2009), “Factors associated 
with stress and professional satisfaction in oncology staff”, 
American Journal of Hospice & Palliative Medicine, 26(2), 
pp. 105-111.
11. H Gonge and N Buus (2011), “Model for investigating 
the benefits of clinical supervision in psychiatric nursing: 
A survey study”, International Journal of Mental Health 
Nursing, 20(2), pp. 102-111.
12. AM Hamdan-Mansour et al. (2011), “Mental health 
nursing in Jordan: An investgation into experience, work 
stress and organizational support”, International Journal of 
Mental Health Nursing, 20(2), pp. 86-94.
13. E McNeely (2005), “The consequence of job stress for 
nurses’health: time for a check-up”, Nursing Outlook, 53, pp. 
291-299.
14. National Institute for Occupational Safety and Health 
(2008), Exposure to stress, occupational hazards in the hospitals.
15. Peter Lovibond (2014), Depression, Anxiety, Stress 
scales. website:  
16. Sharifah Zainiyah et al (2011), “Stress and its associated 
factors amongst ward nurses in a public hospital Kuala 
Lumpur”, Malaysian journal of public health medicine, 
11(1), pp. 78-85.
YTCC so dacbiet T3 - ruot.indd 25 4/7/2016 9:42:03 PM

File đính kèm:

  • pdftinh_trang_cang_thang_va_mot_so_yeu_to_nghe_nghiep_lien_quan.pdf