Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập

TÓM TẮT

Kích thích tinh thần khởi nghiệp, hình

thành đội ngũ doanh nhân mạnh là con

đường để Việt Nam có thể phát triển nhanh

và bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế

sâu rộng. Bài viết phân tích tinh thần doanh

nhân khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay dựa

trên các yếu tố về: Nắm bắt cơ hội kinh

TINH THẦN DOANH NHÂN KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

Lê Thế Phiệt *

* TS. GV. Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên

doanh; (ii) Dám chấp nhận rủi ro, (iii) Sáng

tạo - đổi mới, (iv) Thành quả bền vững. Từ đó

đề xuất một số gợi ý nhằm xây dựng tinh thần

doanh nhân khởi nghiệp tại Việt Nam trong

điều kiện hội nhập hiện nay

pdf 8 trang phuongnguyen 7520
Bạn đang xem tài liệu "Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập

Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập
107
Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp ...
TÓM TẮT 
Kích thích tinh thần khởi nghiệp, hình 
thành đội ngũ doanh nhân mạnh là con 
đường để Việt Nam có thể phát triển nhanh 
và bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế 
sâu rộng. Bài viết phân tích tinh thần doanh 
nhân khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay dựa 
trên các yếu tố về: Nắm bắt cơ hội kinh 
TINH THẦN DOANH NHÂN KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM 
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
Lê Thế Phiệt *
* TS. GV. Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên
doanh; (ii) Dám chấp nhận rủi ro, (iii) Sáng 
tạo - đổi mới, (iv) Thành quả bền vững. Từ đó 
đề xuất một số gợi ý nhằm xây dựng tinh thần 
doanh nhân khởi nghiệp tại Việt Nam trong 
điều kiện hội nhập hiện nay.
Từ khoá: Doanh nhân, Hội nhập, Khởi 
nghiệp, Tinh thần doanh nhân.
BUSINESS ENVIRONMENT IN VIETNAM IN 
CONGESTION CONDITIONS
ABSTRACT
Stimulate entrepreneurship, formed a 
strong team of entrepreneurs is the way 
to Vietnam can be rapid and sustainable 
development in the context of intensive 
international integration. This study 
analyzes the entrepreneurship in Vietnamese 
by focusing on following components: (i) 
Capturing business opportunities; (ii) level 
of risk adverse, (iii) Creativity - Innovation, 
(iv) Sustainable development. Base on that, 
we propose a number of solutions in order 
to improve and develop the entrepreneurship 
in Vietnamese to adapt incoming challenges 
from international integration.
Keywords: Entrepreneur, Integration, 
Startup, Entrepreneurship.
1. GIỚI THIỆU
Doanh nhân có vai trò ngày càng quan 
trọng trong việc phát triển kinh tế trong nước 
và đưa đất nước hội nhập với quốc tế. Họ là 
người có định hướng rõ ràng cùng với sự nhiệt 
tình sáng tạo để có thể nhìn thấy các cơ hội 
còn tiềm ẩn và nắm bắt tận dụng chúng một 
cách triệt để. Ở Việt Nam, vai trò của doanh 
nhân ngày càng được coi trọng, Nghị quyết 
Hội nghị lần thứ 5 (khóa 12) đã xác định phát 
triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực 
quan trọng của nền kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa. 
Để hội nhập và cạnh tranh trong một nền 
108
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
kinh tế toàn cầu, Việt Nam phải trở thành 
một quốc gia khởi nghiệp. Hiện tại, Việt Nam 
hiện có khoảng 1.800 doanh nghiệp khởi 
nghiệp, số lượng doanh nghiệp khởi không 
ngừng tĕng nhanh so với các nĕm trước đây. 
Xét theo mật độ, các công ty khởi nghiệp trên 
đầu người ở Việt Nam nhiều hơn cả các quốc 
gia như Trung Quốc, Ấn Độ (hiện có 2.100 
công ty khởi nghiệp tại Indonesia, 2.300 tại 
Trung Quốc và 7.500 tại Ấn Độ) [3]. Nĕm 
2016 là nĕm của tinh thần khởi nghiệp, cũng 
như tinh thần khởi nghiệp đã được khơi dậy 
từ Nghị quyết Đại hội lần thứ 12 của Đảng, 
cũng như Nghị quyết 35 về phát triển doanh 
nghiệp và từ động thái rất tích cực của Chính 
phủ. Tuy nhiên, việc khởi nghiệp hiện nay 
còn gặp nhiều khó khĕn. Đó là, đa số doanh 
nghiệp khởi nghiệp thường non trẻ, nguồn tài 
chính không có nhiều, đội ngũ nhân sự chỉ là 
những người làm chuyên môn. Do đó, những 
kiến thức về thủ tục hành chính, pháp lý
đang khiến những doanh nghiệp khởi nghiệp 
còn gặp nhiều lúng túng. Do đó, việc nghiên 
cứu tinh thần doanh nhân khởi nghiệp ở Việt 
Nam trong điều kiện hội nhập có ý nghĩa hết 
sức quan trọng.
2. DOANH NHÂN VÀ TINH THẦN 
DOANH NHÂN
2.1. Doanh nhân
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về 
doanh nhân, tùy thuộc góc độ tiếp cận, lĩnh 
vực nghiên cứu. Doanh nhân là nhà đầu tư, là 
nhà quản lý, là người chèo lái thuyền doanh 
nghiệp mà điểm khác biệt của doanh nhân với 
những người khác là ở chỗ họ là người dám 
chấp nhận mạo hiểm, rủi ro khi dấn thân vào 
con đường kinh doanh. Nói một cách chặt 
chẽ, doanh nhân là những người chủ doanh 
nghiệp trực tiếp kinh doanh doanh nghiệp 
của mình, những người được cử hoặc được 
thuê để quản lý doanh nghiệp, thực hiện 
nhiệm vụ kinh doanh; trách nhiệm và lợi ích 
của họ gắn liền với kết quả kinh doanh của 
doanh nghiệp, phải có đủ điều kiện để sáng 
tạo, không ngừng phát triển doanh nghiệp. 
Doanh nhân là người làm kinh doanh, là chủ 
thể lãnh đạo, chịu trách nhiệm trước xã hội 
và pháp luật. Doanh nhân có thể là chủ một 
doanh nghiệp, là người sở hữu và điều hành, 
Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty hoặc cả 
hai [1]. 
Các định nghĩa như trên cho chúng ta 
thấy một quan điểm toàn diện hơn về doanh 
nhân. Tuy nhiên, những định nghĩa này vẫn 
bỏ qua một nhóm đối tượng gồm hàng triệu 
người hiện đang theo đuổi nghề nghiệp kinh 
doanh ở nước ta là những người kinh doanh 
cá thể (doanh nhân cá nhân) và những hộ 
kinh doanh không lập doanh nghiệp; mà 
chính sự đóng góp của họ với tư cách là các 
chủ thể kinh doanh đông đảo nhất đã tạo 
nên nét đặc sắc của vĕn hóa doanh nhân và 
vĕn hóa kinh doanh Việt Nam. Bởi thế, theo 
VCCI: “doanh nhân là những người chủ sở 
hữu hoặc đại diện chủ sở hữu trực tiếp quản 
lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh 
doanh của doanh nghiệp và các loại hình tổ 
chức sản xuất kinh doanh khác; sáng tạo, 
dám chấp nhận mạo hiểm, có trách nhiệm 
xã hội; là lực lượng chủ yếu tạo lập và phát 
triển một mô hình tổ chức kinh doanh mới, 
đại biểu cho lực lượng sản xuất mới, đáp 
ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị 
trường hiện đại”. 
2.2. Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp
Tinh thần khởi nghiệp (entrepreneurship) 
còn được gọi là tinh thần doanh nhân khởi 
nghiệp, là một thuật ngữ xuất hiện khá lâu 
trên thế giới và cũng đã xuất hiện nhiều trong 
các bài viết ở Việt Nam những nĕm gần đây. 
Theo các nhà nghiên cứu thì những doanh 
nhân có tinh thần khởi nghiệp thật sự phải là 
109
Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp ...
những con người mà bản thân họ có hoài bão 
vượt lên số phận, chấp nhận rủi ro với tinh 
thần đổi mới và sáng tạo; đồng thời dũng cảm 
gánh chịu những tai họa nghiêm trọng về vật 
chất và tinh thần khi làm ĕn thua lỗ. 
Nhà kinh tế học Mỹ Peter F. Drucker 
cho rằng “tinh thần doanh nhân khởi nghiệp 
được hiểu là hành động của doanh nhân khởi 
nghiệp - người tiến hành việc biến những cảm 
nhận nhạy bén về kinh doanh, tài chính và 
sự đổi mới thành những sản phẩm hàng hóa 
mang tính kinh tế. Kết quả của những hành 
động này là tạo nên những tổ chức mới hoặc 
góp phần tái tạo những tổ chức đã “già cỗi”. 
Hình thức rõ ràng nhất của tinh thần doanh 
nhân khởi nghiệp là bắt đầu xây dựng những 
doanh nghiệp mới” [2]. 
Do vậy, doanh nhân được nhận diện và 
phân biệt với những người làm nghề kinh 
doanh khác như nhà quản trị, thương gia... 
bởi các yếu tố cốt lõi của tinh thần kinh doanh 
là: Khả nĕng nắm bắt cơ hội kinh doanh, sự 
khởi nghiệp (new venture startup); thái độ 
chấp nhận rủi ro (taking risk); tính sáng tạo 
- đổi mới (creative - innovation); đạt những 
thành quả có tính bền vững (reward). Các yếu 
tố cốt lõi đó của tinh thần kinh doanh có mối 
quan hệ biện chứng và chu kỳ: “Nắm bắt cơ 
hội kinh doanh” sẽ dẫn đến “Dám chấp nhận 
rủi ro” để triển khai cơ hội kinh doanh đó 
một cách “sáng tạo - đổi mới” từ đó mang 
lại “thành quả bền vững”, và một chu kỳ mới 
lại bắt đầu với việc “nắm bắt cơ hội kinh 
doanh” mới... Đồng thời, các yếu tố này lại 
có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại 
với nhau. Sáng tạo - đổi mới là nền tảng cho 
phát hiện, tạo ra cơ hội kinh doanh mới; tính 
dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận rủi ro, 
thực hiện các kế hoạch kinh doanh khi thông 
tin chưa rõ ràng, nguồn lực chưa đầy đủ sẽ 
là định hướng tư duy cho khám phá cơ hội 
kinh doanh. Đi trước đối thủ nhờ nắm bắt cơ 
hội, chấp nhận rủi ro và sáng tạo - đổi mới 
sẽ mang lại thành quả tốt cho doanh nhân và 
nhờ có thành quả tốt đó doanh nhân lại sử 
dụng nó làm nền tảng cho tái đầu tư một chu 
kỳ kinh doanh mới [3]. 
3. THỰC TRẠNG TINH THẦN DOANH 
NHÂN KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM 
3.1. Thực trạng nắm bắt cơ hội kinh doanh 
Doanh nhân trước hết phải là người có 
định hướng cơ hội. Người có định hướng cơ 
hội là người có tư duy hướng ra bên ngoài 
thay vì hướng vào bên trong; luôn cố gắng 
thực hiện những điều còn mơ hồ, chưa ai biết 
cách thực hiện, xây dựng những phương án 
thực hiện dựa trên nguồn lực và nĕng lực mà 
bản thân chưa đủ, chưa có; làm hết sức để 
đạt được mục tiêu thay vì tìm cách sử dụng 
những gì đang có. Nhận thức về cơ hội khởi 
nghiệp ở Việt Nam được thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1: Nhận thức về cơ hội khởi nghiệp ở Việt Nam (Đơn vị tính %)
2013 2014 2015
Việt Nam
Philippin
Indonexia
Thai lan 
Malaixia
36,8
48
47
45
41
39,4
45,9
45,5
47,3
43,4
56,8
53,8
49,9
41,0
28,2
110
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 1 cho thấy, tỷ lệ người trưởng thành 
nhận thấy có cơ hội để bắt đầu một việc kinh 
doanh mới ở Việt Nam trong nĕm 2013 chỉ 
đạt 36,8%, nhưng tĕng lên 56,8% nĕm 2015 
cao hơn so với mức bình quân 53,8% của 
các nước đang ở trong giai đoạn phát triển 
tương tự như Việt Nam khi mà tĕng trưởng 
kinh tế dựa trên các yếu tố đầu vào. 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn 
đề này, tuy nhiên nguyên nhân chính đó là 
những người trưởng thành của Việt Nam đã 
nhận thấy có đủ kiến thức, kỹ nĕng và kinh 
nghiệm cần thiết để bắt đầu kinh doanh. Bảng 
2, thể hiện nhận thức khả nĕng kinh doanh ở 
Việt Nam.
Bảng 2: Nhận thức khả nĕng kinh doanh ở Việt Nam (Đơn vị tính %)
2013 2014 2015
Việt Nam
Philippin
Indonexia
Thai lan 
Malaixia
Các nước dựa trên nguồn lực
Các nước dựa trên hiệu quả
Các nước dựa trên đổi mới
48,7
68
62
44
28
69
52
41
58,2
66,1
60,2
50,1
38,4
64,7
54,9
42,0
56,8
69,0
65,3
46,2
27,8
65,8
53,0
41,9
Nguồn: Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt nam 
Bảng 2, cho thấy tỷ lệ người Việt Nam tự 
tin về khả nĕng kinh doanh nĕm 2014 và 2015 
tĕng nhanh so với 2013. Tuy nhiên, so với 
các nước ASEAN Việt nam cao hơn Malaixia 
(thứ 57), Thai lan (thứ 36) nhưng lại thấp hơn 
Indonexia (thứ 10) và Philippin (thứ 8). Điều 
này cho thấy, nhận thức về kinh doanh của 
người Việt Nam, là một trong những trở ngại. 
Do đó, cần quan tâm đến vai trò quan trọng 
của giáo dục đào tạo trong việc phát triển 
nhận thức về kinh doanh, tạo kiến thức và 
kỹ nĕng khởi nghiệp và vận hành hoạt động 
kinh doanh.
3.2. Thực trạng dám chấp nhận rủi ro 
Lo sợ thất bại mặc dù đã nhận biết được 
cơ hội kinh doanh là một trong những yếu 
tố tâm lý quan trọng cản trở sự tham gia vào 
kinh doanh của các doanh nhân. 
Các nước dựa trên nguồn lực
Các nước dựa trên hiệu quả
Các nước dựa trên đổi mới
61
42
33
54,6
42,4
38,8
53,8
41,1
39,6
Nguồn: Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt nam
111
Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp ...
Bảng 3: Lo sợ thất bại kinh doanh ở Việt Nam (Đơn vị tính %)
2013 2014 2015
Việt Nam
Philippin
Indonexia
Thai lan 
Malaixia
Các nước dựa trên nguồn lực
Các nước dựa trên hiệu quả
Các nước dựa trên đổi mới
56,7
36
35
49
33
31
34
38
50,1
37,7
38,1
42,4
26,8
31,4
31,6
37,8
45,6
36,5
39,5
46,6
27,1
35,1
33,3
38,7
Nguồn: Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt nam
Thông thường, các nước đang phát triển 
ở giai đoạn đầu có tỷ lệ lo sợ thất bại trong 
kinh doanh nhỏ hơn tỷ số này của Việt Nam, 
và những quốc gia càng phát triển, người 
dân càng cẩn thận hơn khi tham gia vào 
hoạt động kinh doanh. Nĕm 2013 chỉ số lo 
sợ thất bại của Việt Nam rất cao là 56,7%. 
Tuy nhiên, đến nĕm nĕm 2014 và 2015 nhờ 
những nỗ lực cải thiện môi trường kinh 
doanh của chính phủ, chỉ số lo sợ thất bại 
trong kinh doanh của người Việt Nam đã 
giảm xuống còn 50,1% nĕm 2014 và 45,6% 
nĕm 2015. Tuy chỉ số này đã giảm nhưng 
vẫn còn ở mức cao, xếp thứ 8/60 nước trong 
nĕm 2015, vẫn còn ở mức cao so với các 
quốc gia cùng trình độ phát triển và cao hơn 
mức trung bình của các nước phát triển ở 
giai đọan III.
3.3. Thực trạng hoạt động sáng tạo - 
đổi mới 
Tính sáng tạo của doanh nhân thể hiện ở 
khả nĕng kết hợp đa dạng các yếu tố nguồn 
lực sản xuất ở các phương án khác nhau nhằm 
tạo nên sức cạnh tranh mới, sản phẩm mới. 
Điều này giúp người tiêu dùng có thêm sự 
lựa chọn về sản phẩm mới thay thế sản phẩm 
cũ tương tự. Như vậy sự sáng tạo của doanh 
nhân giúp đáp ứng nhu cầu của thị trường 
hiện tại và phát triển nhu cầu trong tương lại. 
Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt nam 
nĕm 2015 cho thấy, có 16,5% hoạt động kinh 
doanh ở giai đoạn khởi nghiệp Việt Nam 
được coi là có tính sáng tạo, xếp 50/60 nền 
kinh tế, thấp hơn mặt bằng chung các nước 
cùng trình độ phát triển. So với các nước 
trong khu vực ASEAN, tính sáng tạo trong 
hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam thấp 
hơn Philippin (16/60), Thái lan (42/60) và 
Indonexia (46/60).
Bên cạnh đó, Doanh nhân Việt Nam được 
đánh giá là có sự linh hoạt - mềm dẻo, là yếu 
tố rất thuận lợi trong đàm phán, thương lượng 
và là nền tảng cho sự tiếp thu cái mới, nền 
vĕn hóa, vĕn minh mới của nhân loại. Tuy 
nhiên, sự mềm dẻo, linh hoạt theo tính cách 
của người Việt Nam lại rất dễ dẫn đến tư duy 
không nhất quán, thiếu nguyên tắc hay thói 
quen tùy tiện. Tính linh hoạt của người Việt 
Nam là linh hoạt trong đối phó, ứng xử - đó 
là linh hoạt bị động. Còn linh hoạt chủ động 
là dựa trên kế hoạch chi tiết, cẩn trọng, dựa 
trên nền tảng học vấn vững chắc.
112
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 4: Định hướng đổi mới trong các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam
Đơn vị tính: %
Giai đoạn 
kinh doanh
Không mới Hơi mới Mới
Sản 
phẩm
Thị 
trường
Công 
nghệ
Sản 
phẩm
Thị 
trường
Công 
nghệ
Sản 
phẩm
Thị 
trường
Công 
nghệ
Giai đoạn 
khởi nghiệp
55 63,4 68,1 40,3 34,4 27,5 4,8 2,2 4,4
Giai đoạn đã 
ổn định
57,7 57,5 88 39,6 40,9 11,5 2,8 1,5 0,5
Nguồn: Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt nam
Nhìn vào Bảng 4 ta thấy các hoạt động 
kinh doanh ở Việt Nam đa phần không mang 
tính đổi mới, ở cả giai đoạn khởi nghiệp và 
giai đoạn đã ổn định. Trong nĕm 2015, đối 
với giai đoạn khởi nghiệp, chỉ có 4,8% hoạt 
động kinh doanh các sản phẩm mới, 2,2% 
hoạt động kinh doanh mới đối với thị trường 
và 4,4% hoạt động kinh doanh sử dụng công 
nghệ mới. Ở giai đoạn đã ổn định, tỷ lệ hoạt 
động kinh doanh mới lần lượt là: 2,8% về sản 
phẩm, 1,5% về thị trường và 0,5% về công 
nghệ. Số liệu Bảng 1 cũng cho thấy có sự 
khác biệt giữa các hoạt động kinh doanh ở 
giai đoạn đầu và đã phát triển. Các hoạt động 
kinh doanh ở giai đoạn đầu đã có định hướng 
đổi mới về sản phẩm và công nghệ nhiều 
hơn so với các hoạt động kinh doanh đã phát 
triển, nhất là về công nghệ. 
3.4. Thành quả bền vững 
Doanh nhân Việt Nam đã bắt đầu nhận 
thức được việc kinh doanh có đạo đức và 
thực hiện trách nhiệm xã hội là rất quan 
trọng. Tuy nhiên, với hệ thống thể chế còn 
chưa hoàn thiện, tính nghiêm minh của pháp 
luật chưa cao, nên việc kinh doanh có đạo 
đức và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội đặc 
biệt là áp dụng các tiêu chuẩn của thế giới 
được nhìn nhận là chưa mang lại hiệu quả 
tức thì, phát sinh nhiều chi phí, không thiết 
thực và thậm chí có nhiều doanh nhân còn 
cho rằng nó làm giảm sức cạnh tranh của sản 
phẩm trên thị trường khi tổ chức tuân thủ 
đúng đạo đức và thực hiện tốt trách nhiệm xã 
hội của mình. Thậm chí chữ -tín trong kinh 
doanh chưa được đáng giá cao trong cộng 
đồng các doanh nhân, mặt khác trách nhiệm 
xã hội của doanh nhân đang được hiểu một 
cách rất phiến diện. Rất nhiều doanh nhân 
đang hiểu và thực hiện trách nhiệm xã hội 
chủ yếu qua các khía cạnh bề nổi, hình thức, 
với mục đích góp phần đánh bóng tên tuổi 
mà thiếu các hoạt động mang tính chiều sâu, 
tạo khả nĕng phát triển bền vững cho tổ chức 
và cho xã hội. 
113
Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp ...
Bảng 5: Hoạt động xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam
Đơn vị tính: %
Giai đoạn 
kinh doanh
Việt 
Nam
Philippin Indonexia Malaixia Trung 
quốc
Hàn 
quốc
Trung bình 
thế giới
Giai đoạn 
khởi nghiệp
1,1 7,12 1,56 0,72 5,52 0,25 3,2
Kinh doanh 
đã ổn định
0,65 7,47 2,34 1,35 2,91 1,25 3,7
Nguồn: Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt nam 
Bảng 5 cho thấy, các hoạt động xã hội 
ở Việt nam chưa thật sự phát triển, nhất là 
so với các nước trong khu vực châu á như 
Philippin, Indonesia, Trung quốc. Nĕm 2015, 
các hoạt động xã hội ở Việt Nam ở giai đoạn 
khởi nghiệp chỉ là 1,1% trong khi đó mức 
trung bình thế giới là 3,2% và giai đoạn kinh 
doanh ổn định là 0,65% so với mức trung 
bình thế giới là 3,7%.
 4. XÂY DỰNG TINH THẦN DOANH NHÂN 
KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG 
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
Một là, tiếp tục cải thiện môi trường kinh 
doanh thông qua gỡ bỏ các rào cản. Cần 
tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, xây 
dựng lại lòng tin cho người làm kinh doanh, 
thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp. Nhà nước cần 
kiên định với các chính sách ổn định kinh tế 
vĩ mô. Đồng thời, cần cải thiện hệ sinh thái 
khởi nghiệp để thúc đẩy phong trào khởi 
nghiệp và phát triển kinh doanh ở Việt Nam. 
Hoàn thiện mạng lưới các dịch vụ hỗ trợ kinh 
doanh thông qua phát triển các nhà cung cấp 
dịch vụ tư nhân, các hiệp hội doanh nghiệp. 
Đồng thời, Chính phủ cần khuyến khích các 
doanh nghiệp lớn khởi nghiệp các hoạt động 
kinh doanh xã hội để làm bệ đỡ cho hoạt động 
khởi nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ, trẻ.
Hai là, Cần có các chính sách hỗ trợ 
nhất quán và đồng bộ từ chính phủ và các 
cấp chính quyền cho hoạt động khởi nghiệp. 
Hiện nay, các chính sách, mô hình hỗ trợ 
khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn còn quá thiếu 
và yếu kém. 
Ba là, Ban hành đầy đủ các chính sách 
thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân trong nước 
tĕng trưởng. Nhà nước phải thực sự xem kinh 
tế tư nhân là động lực phát triển xã hội. Cùng 
với đó, cần nhanh chóng và kiên quyết cải 
cách thể chế theo hướng giảm mạnh thủ tục 
hành chính, triệt bỏ tệ nạn sách nhiễu doanh 
nghiệp từ các cơ quan công quyền, tạo mọi 
điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình khởi 
nghiệp, quá trình sản xuất kinh doanh của 
cộng đồng doanh nghiệp được thông suốt và 
hiệu quả.
Bốn là, Cần phải hình thành tinh thần 
khởi nghiệp cho giới trẻ ngay từ khi còn ngồi 
trên ghế nhà trường. Cải cách hệ thống giáo 
dục từ phổ thông đến đại học theo hướng 
gắn giáo dục - đào tạo với hoạt động thực 
tiễn, đề cao tinh thần làm chủ, thúc đẩy vĕn 
hóa khởi nghiệp là điều kiện tiên quyết để 
bản thân mỗi người hình thành ý chí tự thân 
lập nghiệp. Đồng thời, cần xây dựng chương 
trình, lộ trình cụ thể để nâng cao nhận thức, 
khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho người 
dân nói chung trong tất cả các định chế 
xã hội.
114
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Nĕm là, Thúc đẩy đam mê, tinh thần 
khởi nghiệp trong thanh niên. Khởi nghiệp 
ở đâu, trong bất kỳ lĩnh vực nào luôn cần sự 
đam mê, độ kiên trì bền bỉ. Khởi nghiệp là 
chặng đường nhiều chông gai gian khó, cần 
có đam mê để sẵn sàng dấn thân, kiên nhẫn 
đi trên một chặng đường dài. Nếu không có 
niềm đam mê khởi nghiệp, không toàn tâm 
toàn ý thì rất khó đi tới đích; nên đam mê 
trong khởi nghiệp là yếu tố, có ý nghĩa đặc 
biệt quan trọng.
Sáu là, Thúc đẩy tinh thần chủ động 
khởi nghiệp. Chúng ta cần xây dựng và nuôi 
dưỡng tinh thần khởi nghiệp chủ động, vì 
môi trường xã hội luôn là yếu tố quan trọng 
nhất tạo nên phương thức sinh tồn của con 
người. Nhà nước hay các tổ chức xã hội xây 
dựng các loại vườn ươm khởi nghiệp, tạo 
điều kiện hỗ trợ cho những ý tưởng sáng tạo 
sớm được áp dụng. Hằng nĕm nên có những 
cuộc thi sáng tạo. Những sáng tạo có giá trị 
sẽ được giải thưởng xứng đáng. Những sáng 
tạo có thể tạo được giá trị kinh tế cũng có 
thể đem ra áp dụng tại các vườn ươm, hay 
bán quyền sở hữu trí tuệ lại cho các doanh 
nghiệp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Minh Cương (2009), “Bàn về khái 
niệm doanh nhân Việt Nam”, Tạp chí Khoa 
học Đại học quốc gia Hà nội, Kinh tế và Kinh 
doanh 25(2009).
[2] Peter F. Drucker, Tinh thần doanh nhân 
khởi nghiệp và sự đổi mới, NXB Đại học 
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2001. 
[3] Nguyễn Viết Lộc (2011), “Tinh thần kinh 
doanh - Cơ sở xây dựng hệ giá trị vĕn hóa 
doanh nhân Việt Nam”, Tạp chí Khoa học 
Đại học quốc gia Hà nội, Kinh tế và Kinh 
doanh 27 (2011).
[4] Huyền Trang (2017), Khởi nghiệp công 
nghệ: cơ hội cho giới trẻ Việt thực hiện ước 
mơ thay đổi thế giới, 
cong-nghe-co-hoi-chogioi-tre-viet-thuc-hien-
uoc-mothay-doi-the-gioi-d309092.html
[5] VCCI (2016), Báo cáo chỉ số khởi nghiệp 
Việt nam 2013,2014,2015, NXB giao thông 
vận tải, Hà Nội.
[6] VCCI (2017), Báo cáo thường niên doanh 
nghiệp Việt nam 2016, NXB Thông tin và 
truyền thông.

File đính kèm:

  • pdftinh_than_doanh_nhan_khoi_nghiep_o_viet_nam_trong_dieu_kien.pdf