Tình hình mắc bệnh gạo (Swine Cysticercosis) trên đàn lợn tại một số huyện của tỉnh Điện Biên

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae trên lợn được tiến hành tại 3 huyện Nậm Pồ,

Tủa Chùa và Mường Ảng của tỉnh Điện Biên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ lợn nhiễm ấu

trùng Cysticercus cellulosae ở huyện Nậm Pồ là 3,79%, ở huyện Tủa Chùa là 3,48%, ở huyện

Mường Ảng là 2,86%; số ấu trùng bình quân /lợn ở cơ là 1 - 10 ấu trùng, ở não là 1 - 7 ấu trùng, ở

thận và tim là 1 - 4 ấu trùng. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae tăng dần theo tuổi lợn, tỷ

lệ lợn nhiễm ấu trùng ở vụ Hè - Thu cao hơn vụ Đông - Xuân. Lợn địa phương nhiễm cao hơn so

với lợn lai. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn nuôi theo phương thức thả rông là

5,84%, theo phương thức bán chăn thả là 2,55%, theo phương thức nuôi nhốt là 0,67%. Tỷ lệ lợn

nhiễm ở vùng núi cao là 5,32%, ở vùng đồi núi thấp là 2,84%, ở vùng đồng bằng là 1,30%. Lợn nuôi

thả rông và bán chăn thả có nguy cơ nhiễm ấu trùng cao gấp 2,29 - 8,64 lần so với lợn nuôi nhốt.

Từ khóa: lợn, ấu trùng, tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, lợn lai, tỉnh Điện Biên

pdf 7 trang phuongnguyen 5580
Bạn đang xem tài liệu "Tình hình mắc bệnh gạo (Swine Cysticercosis) trên đàn lợn tại một số huyện của tỉnh Điện Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình hình mắc bệnh gạo (Swine Cysticercosis) trên đàn lợn tại một số huyện của tỉnh Điện Biên

Tình hình mắc bệnh gạo  (Swine Cysticercosis) trên đàn lợn tại một số huyện của tỉnh Điện Biên
 ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 202(09): 23 - 28 
 Email: jst@tnu.edu.vn 23 
TÌNH HÌNH MẮC BỆNH GẠO (Swine Cysticercosis) TRÊN ĐÀN LỢN 
TẠI MỘT SỐ HUYỆN CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN 
Đỗ Thị Lan Phương*, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Ngân 
 Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae trên lợn được tiến hành tại 3 huyện Nậm Pồ, 
Tủa Chùa và Mường Ảng của tỉnh Điện Biên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ lợn nhiễm ấu 
trùng Cysticercus cellulosae ở huyện Nậm Pồ là 3,79%, ở huyện Tủa Chùa là 3,48%, ở huyện 
Mường Ảng là 2,86%; số ấu trùng bình quân /lợn ở cơ là 1 - 10 ấu trùng, ở não là 1 - 7 ấu trùng, ở 
thận và tim là 1 - 4 ấu trùng. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae tăng dần theo tuổi lợn, tỷ 
lệ lợn nhiễm ấu trùng ở vụ Hè - Thu cao hơn vụ Đông - Xuân. Lợn địa phương nhiễm cao hơn so 
với lợn lai. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn nuôi theo phương thức thả rông là 
5,84%, theo phương thức bán chăn thả là 2,55%, theo phương thức nuôi nhốt là 0,67%. Tỷ lệ lợn 
nhiễm ở vùng núi cao là 5,32%, ở vùng đồi núi thấp là 2,84%, ở vùng đồng bằng là 1,30%. Lợn nuôi 
thả rông và bán chăn thả có nguy cơ nhiễm ấu trùng cao gấp 2,29 - 8,64 lần so với lợn nuôi nhốt. 
Từ khóa: lợn, ấu trùng, tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, lợn lai, tỉnh Điện Biên 
Ngày nhận bài: 22/4/2019; Ngày hoàn thiện: 04/6/2019; Ngày đăng: 16/6/2019 
SITUATION OF INFECTION Swine Cysticercosis 
ON SOME DISTRICTS OF DIEN BIEN PROVINCE 
Do Thi Lan Phuong
*
, Nguyen Thi Kim Lan, Nguyen Thi Ngan 
University of Agriculture and Forestry - TNU 
ABSTRACT 
Study on prevalence of Cysticercus cellulosae larvae in pigs was conducted in three districts of 
Dien Bien province. The studied results showed that the infection rate of pigs with Cysticercus 
cellulosae larvae in Nam Po, Tua Chua and Muong Ang districts was 3.79%, 3.48%, and 2.86%, 
respectively. The average number of larvae in a pig was from 1 to 10 (in the muscle), from 1 to 7 (in 
the brain), from 1 - 4 (in the kidney and in the heart). The infection rate of pig increased by age. The 
infection rate of pigs in the summer - autumn season was higher than in the winter - spring season. 
The infection rate of the local pig breeds was higher than that of the hybrid pig breeds. The infection 
rate of the free grazing pigs was 5.84%, of the half grazing was 2.55% and of the completely 
confined pigs was 0.67%. In high mountain area, the infection rate of pig was 5.32%, in the low hill 
area the infection rate of pig was 2.84%, and in plain areas this rate was 1,30%. The free grazing and 
semi - grazing pigs facing with the risk of Cysticercus cellulosae larvae infection was 2.12 to 2.77% 
times higher compated to the captive bree. 
Keywords: pig, larvae, infection rate, infectious intensity, crossbred pigs, Dien Bien province 
Received: 22/4/2019; Revised: 04/6/2019; Published: 16/6/2019 
* Corresponding author. Email: dothilanphuong@tuaf.edu.vn 
Đỗ Thị Lan Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 23 - 28 
 Email: jst@tnu.edu.vn 24 
1. Đặt vấn đề 
Cysticercus cellulosae (Cys. cellulosae) là ấu 
trùng của sán dây Taenia solium. Ấu trùng 
này ký sinh ở cơ vân, cơ tim, não... của lợn, 
người và gây ra bệnh ‘gạo”. Khi lợn hoặc 
người nuốt phải đốt hoặc trứng sán dây 
Taenia solium, ấu trùng nở ra ở ruột non, qua 
niêm mạc ruột non vào máu, theo máu đến cơ, 
não, mắt, tim... và phát triển thành ấu trùng 
Cys. cellulosae (Phạm Văn Khuê và Phan 
Lục, 1996 [1]; Phạm Sỹ Lăng và cs, 2006 [2]; 
Phan Lục, 2006 [3], Nguyễn Thị Kim Lan, 
2012 [4]). 
Lợn bị nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae thường 
ăn kém, gầy yếu, sút cân, đi lại khó khăn và 
có triệu chứng thần kinh nếu có ấu trùng ký 
sinh trong não (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012 
[4]). Theo thông tư 09 ngày 01 tháng 6 năm 
2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông 
thôn (2016 [5]), lợn có từ 6 ấu trùng 
Cysticercus cellulosae trở lên trong 40 cm2 lát 
cắt thịt thì toàn bộ thịt phải hủy bỏ, từ đó gây 
thiệt hại về kinh tế. 
Tuy nhiên, nguy hiểm hơn là bệnh không chỉ 
thấy ở lợn mà người cũng mắc bệnh ấu trùng 
sán dây lợn. Ấu trùng ký sinh ở nhiều vị trí 
khác khau trong cơ thể người như: Não, mắt, 
cơ, tim... Nguy hiểm nhất là 
neurocysticercosis - một căn bệnh gây tỷ lệ tử 
vong cao ở người do ấu trùng sán dây ký sinh 
ở não gây ra. Người bị bệnh thường đau đầu 
dữ dội, suy nhược thần kinh nhanh chóng, 
chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa, thị lực 
giảm, trí nhớ giảm sút, co giật, rối loạn cảm 
giác, tê liệt, hôn mê và chết (Phan Lục, 2006 
[3]; Lê Bách Quang và cs., 2008 [6]; Phạm 
Văn Thân, 2009 [7]; Nguyễn Văn Đề, 2013 
[8]). Trong những năm gần đây, tỷ lệ nhiễm 
ấu trùng Cys. cellulosae trên lợn và người ở 
nhiều địa phương có chiều hướng gia tăng, 
trong đó có tỉnh Điện Biên. Tập quán nuôi lợn 
thả rông, thói quen ăn thịt sống, thịt tái và tập 
quán sinh hoạt của người dân vùng núi đã tạo 
điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. 
Những vấn đề trên cho thấy, việc tìm hiểu về 
tình hình nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae ở lợn 
để có cơ sở khoa học cho những nghiên cứu 
về biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả, từ 
đó góp phần phòng chống bệnh sán dây và 
bệnh gạo cho người là hết sức cần thiết 
(Gabriel S. 2017 [9]). 
2. Vật liệu, nội dung và phương pháp 
nghiên cứu 
2.1. Vật liệu nghiên cứu 
Lợn các lứa tuổi nuôi ở nông hộ tại huyện 
Nậm Pồ, Tủa Chùa và Mường Ảng của tỉnh 
Điện Biên (mổ khám để xác định tỷ lệ nhiễm 
ấu trùng Cys. cellulosae). 
Bệnh phẩm: Mẫu cơ, não, tim, thận và các cơ 
quan nội tạng khác của lợn nhiễm ấu trùng 
Cys. cellulosae. 
Dụng cụ, thiết bị và hóa chất: Bộ đồ mổ tiểu 
gia súc, kính lúp, kính hiển vi quang học, 
thùng bảo ôn để bảo quản bệnh phẩm, hộp 
bảo quản ấu trùng Cys. cellulosae. 
2.2. Nội dung nghiên cứu 
Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cys. 
cellulosae ở lợn tại một số huyện thuộc tỉnh 
Điện Biên (tỷ lệ nhiễm theo tuổi, theo mùa 
vụ, theo giống lợn, theo phương thức chăn 
nuôi lợn, theo địa hình), nghiên cứu nguy cơ 
nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae ở lợn theo các 
phương thức chăn nuôi khác nhau. 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
* Tình hình nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae ở 
lợn được xác định theo phương pháp nghiên 
cứu dịch tễ học mô tả, dịch tễ học phân tích. 
Bố trí thu thập mẫu theo phương pháp lấy 
mẫu chùm nhiều bậc. 
- Cỡ mẫu được tính trên phần mềm Win 
Episcope 2.0. 
- Mổ khám lợn tại ba huyện của tỉnh Điện 
Biên: Huyện Nậm Pồ 343 lợn, huyện Tủa 
Chùa 345 lợn, huyện Mường Ảng 350 lợn. 
- Để xác định tình hình nhiễm ấu trùng Cys. 
cellulosae ở lợn, tiến hành mổ khám lợn theo 
phương pháp mổ khám toàn diện của Skrjabin 
K. I., 1928 (dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan, 
2012 [4]), kiểm tra cơ, não và tất cả các khí 
quan, thu thập ấu trùng Cys. cellulosae. 
- Phương pháp đánh giá tỷ lệ và cường độ 
nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae: Những lợn có 
Đỗ Thị Lan Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 23 - 28 
 Email: jst@tnu.edu.vn 25 
ấu trùng Cys. cellulosae ký sinh trong cơ thể 
thì đánh giá là nhiễm bệnh, ngược lại là 
không nhiễm bệnh. 
Cường độ nhiễm ấu trùng được xác định theo 
Thông tư số 09/2016/TT - BNNPTNT ngày 
01/06/2016 [5]) của Bộ NN&PTNT. 
* Xác định nguy cơ nhiễm ấu trùng Cys. 
cellulosae ở lợn nuôi thả rông, nuôi bán chăn 
thả và nuôi nhốt bằng cách tính chỉ số nguy cơ 
tương đối (Relative Risk - RR) và tỷ số giữa 2 
xác suất (Odds ratio - OR) để so sánh các nguy 
cơ (Nguyễn Như Thanh và cs., 2011 [10]). 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae ở ba huyện của tỉnh Điện Biên 
Bảng 1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng ở các huyện 
Địa phương 
(huyện) 
Số lợn 
mổ khám 
(con) 
Số lợn 
nhiễm 
(con) 
Tỷ lệ 
nhiễm 
(%) 
Số lợn nhiễm/Cường độ nhiễm (min - max) 
ấu trùng 
Ở cơ Ở não Ở thận Ở tim 
Mường Ảng 350 10 2,86 10/(1 - 9) 9/(1 - 4) 9/(1 - 3) 9/(1 -2) 
Tủa Chùa 345 12 3,48 12/(1 - 10) 10/(1 - 5) 10/(1 - 3) 12/(1 - 4) 
Nậm Pồ 343 13 3,79 13/(1 - 10) 13/(1 - 7) 13/(1 - 4) 13/(1 - 3) 
Tính chung 1.038 35 3,37 35/(1 - 10) 32/(1 - 7) 32/(1 - 4) 34/(1 - 4) 
Ghi chú: H. Mường Ảng: Trong 10 lợn nhiễm có 10 con thấy ấu trùng ở cơ, 9 con thấy ấu trùng ở não, 
thận và tim. Tương tự như vậy với 2 huyện Tủa Chùa và Nậm Pồ. 
Kết quả bảng 1 cho thấy: 
- Về tỷ lệ nhiễm: 
Trong tổng số 1.038 lợn mổ khám có 35 lợn nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae, tỷ lệ nhiễm chung là 
3,37%; biến động từ 2,86% đến 3,79%. Trong đó: Lợn nuôi ở huyện Nậm Pồ có tỷ lệ nhiễm ấu 
trùng cao nhất (3,79%), tiếp theo là lợn ở huyện Tủa Chùa (3,48%) và thấp nhất là lợn ở huyện 
Mường Ảng (2,86%). 
Những lợn nhiễm đều thấy có ấu trùng Cys. cellulosae ký sinh ở cơ, ở não, ở thận và ở tim của 
lợn, không thấy ấu trùng ở các cơ quan nội tạng khác. Cường độ nhiễm chung ở lợn mổ khám từ 
1 - 10 ấu trùng/40 cm2 lát cắt cơ, ở não là 1 - 7 ấu trùng, ở thận là 1 - 4 ấu trùng, đối với tim, 
cường độ nhiễm ấu trùng là 1 - 4. 
Theo kết quả nghiên cứu của Satyaprakash K. và cs (2018) [11], ấu trùng thường ký sinh ở cơ, 
lưỡi, cơ hoành và não. Kết quả của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả trên. 
3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae theo tuổi lợn 
Bảng 2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae theo tuổi lợn 
Tuổi lợn (tháng) Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) 
≤ 2 24 0 0,0 
> 2 - 6 276 4 1,45 
> 6 – 12 410 9 2,19 
> 12 328 22 6,70 
Tính chung 1.038 35 3,37 
Kết quả bảng 2 cho thấy: Lợn dưới 2 tháng tuổi chưa thấy nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae. Lợn ở 
giai đoạn > 2 - 6 tháng tuổi nhiễm ấu trùng với tỷ lệ thấp, trung bình là 1,45%; lợn > 6 - 12 tháng 
tuổi nhiễm ấu trùng với tỷ lệ cao hơn (2,19%); lợn trên 12 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm ấu trùng cao 
nhất (6,70%). 
Theo kết quả nghiên cứu của Sarti E. và cs. (1994) [12], Pouedet M. S. R. và cs. (2002) [13] và 
Jayashi C. M. (2012) [14]: Lợn trưởng thành có nguy cơ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae cao, 
những lợn nuôi lâu có nguy cơ nuốt phải trứng hoặc đốt sán dây Taenia solium nhiều hơn những 
lợn nhỏ. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. 
Đỗ Thị Lan Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 23 - 28 
 Email: jst@tnu.edu.vn 26 
3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae ở lợn theo mùa vụ 
Bảng 3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae theo mùa vụ 
Mùa vụ Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) 
Hè – Thu 459 22 4,79 
Đông – Xuân 579 13 2,24 
Đông – Xuân 1.038 35 3,37 
Kết quả bảng 3 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae ở các địa phương khác nhau 
theo các mùa vụ trong năm. Tính chung, tỷ lệ nhiễm ấu trùng ở vụ Hè - Thu cao hơn so với vụ 
Đông - Xuân (Vụ Hè - Thu tỷ lệ nhiễm ấu trùng là 4,79%, vụ Đông - Xuân là 2,24%). Sự khác 
nhau này rõ rệt (P < 0,05). 
Theo chúng tôi, lợn nhiễm ấu trùng ở vụ Hè - Thu cao hơn vụ Đông - Xuân là do vụ Hè - Thu 
thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, người bị mắc bệnh sán dây Taenia solium phóng uế ra môi trường 
(vì không có nhà vệ sinh) sẽ làm cho đốt và trứng sán dây phát tán, tồn tại ở ngoại cảnh nên lợn 
dễ nuốt vào đường tiêu hóa và dễ bị bệnh gạo do ấu trùng Cys. cellulosae gây ra. 
3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae theo giống lợn 
Bảng 4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae theo giống lợn 
Giống lợn Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) 
Lợn địa phương 557 25 4,49 
Lợn lai 481 10 2,08 
 Tính chung 1.038 35 3,37 
Kết quả bảng 4 cho thấy: Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae ở lợn địa phương cao 
hơn so với lợn lai (4,49% so với 2,08%). Sự sai khác này là rõ rệt (P < 0,05). 
Theo khảo sát của chúng tôi, tại các địa phương nghiên cứu, giống lợn địa phương được nuôi 
nhiều hơn so với lợn lai, đồng thời tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae ở lợn địa phương cũng 
cao hơn so với lợn lai. Nguyên nhân là do: Lợn địa phương là giống lợn bản địa, được nuôi lâu 
đời ở các địa phương của tỉnh Điện Biên, thường được nuôi theo phương thức thả rông, trong khi 
nhiều hộ gia đình nuôi lợn lai theo phương thức nuôi nhốt hoặc bán chăn thả, vì vậy lợn địa 
phương có nguy cơ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae cao hơn so với lợn lai. 
3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Cys. cellulosae ở lợn theo phương thức chăn nuôi 
Bảng 5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Cys. cellulosae theo phương thức chăn nuôi lợn 
Phương thức chăn nuôi Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) 
Nhốt hoàn toàn 296 2 0,67 
Bán chăn thả 314 8 2,55 
Thả rông 428 25 5,84 
 Tính chung 1.038 35 3,37
Bảng 5 cho thấy: Tỷ lệ lợn nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae cao nhất ở lợn được nuôi theo phương 
thức thả rông (5,84%). Tiếp đến là lợn được nuôi theo phương thức bán chăn thả, tỷ lệ nhiễm ấu 
trùng là 2,55%. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng thấp nhất ở lợn được nuôi theo phương thức 
nuôi nhốt hoàn toàn (0,67%). Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm theo phương thức chăn nuôi có ý 
nghĩa thống kê (P < 0,05). 
Theo chúng tôi, so với lợn được nuôi nhốt hoàn toàn thì lợn được nuôi theo phương thức thả rông 
và bán chăn thả có nguy cơ tiếp xúc nhiều hơn với đốt hoặc trứng sán dây do người mắc bệnh sán 
dây thải ra, dẫn đến tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae cao hơn rõ rệt ở những lợn 
này. Kết quả trên phù hợp với nhận xét của Nguyễn Văn Đề và cs. (1998) [15], Phạm Sỹ Lăng và 
Đỗ Thị Lan Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 23 - 28 
 Email: jst@tnu.edu.vn 27 
cs. (2006) [2], Phạm Sỹ Lăng và cs. (2009) [16]: Bệnh lưu hành ở những vùng mà người dân 
không có nhà vệ sinh nên thường thải phân tươi ra môi trường tự nhiên và nuôi lợn thả rông. Như 
vậy, tập quán nuôi lợn thả rông ở miền núi và trung du là nguyên nhân dẫn đến lợn dễ bị nhiễm 
bệnh do ấu trùng sán dây hơn so với các hình thức chăn nuôi khác. 
3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae ở lợn theo địa hình 
Bảng 6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae ở lợn theo địa hình 
Loại địa hình Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) 
Vùng núi cao 413 22 5,32 
Vùng đồi núi thấp 317 9 2,84 
Vùng bằng phẳng 308 4 1,30 
 Tính chung 1.038 35 3,37 
Bảng 6 cho thấy: 
Ở tỉnh Điện Biên: lợn do bà con dân tộc nuôi ở khu vực núi cao nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae 
cao nhất (5,32%), ở khu vực đồi núi thấp là 2,84%, tỷ lệ thấp nhất thấy ở lợn nuôi tại khu vực 
bằng phẳng (1,30%). 
Theo Nguyễn Văn Đề và cs (1998) [15], Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006) [2], Phạm Sỹ Lăng và cs. 
(2009) [16], lợn ở miền núi mắc bệnh do ấu trùng Cys. cellulosae cao hơn ở đồng bằng, vì ở miền 
núi thường nuôi lợn thả rông, đồng thời nhiều người thường ăn thịt sống hoặc tái, không có hố xí 
hai ngăn hoặc hố xí tự hoại. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận xét của các tác giả trên. 
3.7. So sánh nguy cơ lợn nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae theo tập quán chăn nuôi của người 
dân ở ba huyện của tỉnh Điện Biên 
So sánh nguy cơ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae ở lợn theo tập quán chăn nuôi của người dân tại 
tỉnh Điện Biên được trình bày ở bảng 7. 
Bảng 7. So sánh nguy cơ lợn nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae theo tập quán chăn nuôi 
Tập quán chăn nuôi Có nhiễm ấu trùng Không nhiễm ấu trùng Tổng RR OR 
Lợn nuôi thả rông 25 403 428 
2,29 2,37 Lợn nuôi bán chăn thả 8 306 314 
Tổng 33 709 742 
Lợn nuôi thả rông 25 403 428 
8,64 9,12 Lợn nuôi nhốt hoàn toàn 2 294 296 
Tổng 27 697 724 
Lợn nuôi bán chăn thả 8 306 314 
3,77 3,84 Lợn nuôi nhốt hoàn toàn 2 294 296 
Tổng 10 600 610 
Bảng 7 cho thấy: 
* Với cặp so sánh 1: chỉ số RR = 2,29 phản ánh, nuôi lợn thả rông là yếu tố làm tăng nguy cơ 
nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae ở lợn. Những lợn nuôi thả rông có nguy cơ nhiễm ấu trùng cao 
2,29 lần so với lợn được nuôi bán chăn thả. Chỉ số OR = 2,37 cho thấy, khả năng lợn nuôi thả 
rông bị nhiễm ấu trùng cao gấp 2,37 lần so với những lợn không nhiễm ấu trùng khi được nuôi 
theo phương thức này. 
* Với cặp so sánh 2: chỉ số RR = 8,64 phản ánh, nguy cơ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae ở lợn 
nuôi thả rông cao gấp 8,64 lần so với lợn nuôi nhốt hoàn toàn. Chỉ số OR = 9,12 cũng cho thấy, 
khả năng lợn nuôi thả rông bị nhiễm ấu trùng cao gấp 9,12 lần so với lợn không bị nhiễm khi 
nuôi theo phương thức này. 
* Với cặp so sánh 3: chỉ số RR = 3,77 cho thấy, phương thức nuôi lợn bán chăn thả cũng là yếu 
tố làm tăng nguy cơ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae cho lợn. Những lợn nuôi bán chăn thả có 
nguy cơ nhiễm ấu trùng cao hơn so với lợn nuôi nhốt hoàn toàn 3,77 lần. 
Đỗ Thị Lan Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 23 - 28 
 Email: jst@tnu.edu.vn 28 
Chỉ số OR = 3,84 phản ánh khả năng lợn nuôi 
bán chăn thả bị nhiễm ấu trùng cao gấp 3,84 
lần so với những lợn không nhiễm, nhưng vẫn 
nuôi theo phương thức này. 
Như vậy, nuôi lợn theo phương thức thả rông 
và bán chăn thả là yếu tố làm tăng nguy cơ 
nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae ở lợn từ 2,29 
- 8,64 lần so với lợn nuôi nhốt, chỉ số OR cho 
thấy, lợn nuôi theo phương thức này có khả 
năng nhiễm bệnh cao hơn khả năng không 
nhiễm bệnh từ 2,37 - 9,12 lần. 
4. Kết luận 
- Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae trên 
lợn ở huyện Nậm Pồ là 3,79%, huyện Tủa 
Chùa là 3,48%, huyện Mường Ảng là 2,86%, 
số ấu trùng bình quân ở cơ là 1 - 10, ở não 1 - 
7, ở thận và tim là 1 - 4. 
- Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae tăng 
dần theo tuổi của lợn. 
- Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae ở vụ 
Hè - Thu cao hơn vụ Đông-Xuân. 
- Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae của 
lợn địa phương cao hơn so với lợn lai. 
- Tỷ lệ nhiễm ấu trùng ở lợn nuôi thả rông 
là 5,84%, ở lợn nuôi bán chăn thả là 2,55%, ở 
lợn nuôi nhốt là 0,67%. 
- Lợn ở vùng núi cao nhiễm ấu trùng Cys. 
cellulosae là 5,32%, vùng đồi núi thấp là 
2,84%, vùng đồng bằng là 1,30%. 
- Nuôi lợn theo phương thức thả rông và bán 
chăn thả là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm ấu 
trùng Cys. cellulosae ở lợn từ 2,29 - 8,64 lần 
so với lợn nuôi nhốt. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Phạm Văn Khuê, Phan Lục, Ký sinh trùng và 
bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà 
Nội, tr. 81 - 83; 98 – 101, 1996. 
[2]. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn 
Văn Thọ, Các bệnh ký sinh trùng và bệnh nội sản 
khoa thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị, 
Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 74 – 78, 2006. 
[3]. Phan Lục, Giáo trình bệnh ký sinh trùng thú y, 
Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 79 – 81, 2006. 
[4]. Nguyễn Thị Kim Lan, Ký sinh trùng và bệnh 
ký sinh trùng thú y (Giáo trình dùng đào tạo bậc 
Đại học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 115 – 
120, 2012. 
[5]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 
Thông tư 09 ngày 1/6/2016 Quy định về kiểm soát 
giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú ý, 2016. 
[6]. Lê Bách Quang, Nguyễn Khắc Lực, Phạm 
Văn Minh, Lê Trần Anh, Lê Quốc Tuấn, Nguyễn 
Ngọc San, Ký sinh trùng và côn trùng y học (Giáo 
trình giảng dạy Đại học, Nxb Quân đội nhân dân, 
Hà Nội, 2008. 
[7]. Phạm Văn Thân, Ký sinh trùng đường ruột, 
Nxb Y học, 2009. 
[8]. Nguyễn Văn Đề, Ký sinh trùng trong lâm 
sàng, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 88 – 94, 2013. 
[9]. S. Gabriel, P. Dorny, K. E. Mwape, C. 
Trevisan, U. C. Braae, P. Magnussen, S. Thys, C. 
Bulaya, I. K. Phiri, C. S. Si kasunge, S. Afonso, 
M. V. Johansen, “Control of Taenia solium 
taeniasis/cysticercosis: The best way forward for 
sub-Saharan Africa”, Acta. Trop., 165, pp. 252 – 
260, 2017. 
[10]. Nguyễn Như Thanh, Lê Thanh Hòa, Trương 
Quang, Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học thú 
y, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2011. 
[11]. K. Satyaprakash, W. A. Khan, S. P. 
Chaudhari, S. V. Shinde, N. V. Kurkure, S. W. 
Kolte, “Pathological and molecular identification 
of porcine cysticercosis in Maharashtra, India”, 
Acta Parasitol, 63 (4), pp. 784 -790, 2018. 
[12]. E. Sarti, P. M. Schantz, A. Plancarte, 
“Epidemiological investigation of Taenia solium 
taeniasis and cysticercosis in a rural village of 
Michoacan State, Mexico”, Transactions of the 
Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene; 
88 (1), pp. 49 – 52, 1994. 
[13]. M. S. R. Pouedet, A. P. Zoli, L. Vondou, 
“Epidemiological survey of swine cysticercosis in 
two rural communities of West-Cameroon”, 
Veterinary Parasitology, 106 (1), pp. 45 – 54, 2002. 
[14]. C. M. Jayashi, G. Arroyo, M. W. 
Lightowlers, H. H. García, S. Rodríguez and A. E. 
Gonzalez, “Seroprevalence and risk factors for 
Taenia solium cysticercosis in rural pigs of 
Northern Peru”, Plos. Negl. Trop. Dis., 6 (7), pp. 
1733, 2012. 
[15]. Nguyễn Văn Đề, Kiều Tùng Lâm, Lê Văn 
Châu, Lê Đình Công, Đặng Thanh Sơn, Hà Viết 
Viên, Nguyễn Thị Tân, “Nghiên cứu bệnh sán lá, 
sán dây”, Tạp chí phòng bệnh sốt rét và các bệnh 
ký sinh trùng, Viện sốt rét - Ký sinh trùng và Côn 
trùng Trung ương, S. 2, tr. 29 – 32, 1998. 
[16]. Phạm Sỹ Lăng, Phạm Ngọc Đình, Nguyễn 
Bá Hiên, Phạm Quang Thái, Văn Đăng Kỳ, 8 bệnh 
chung quan trọng truyền lây giữa người và động 
vật, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 91 – 98, 2009. 
Đỗ Thị Lan Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 23 - 28 
 Email: jst@tnu.edu.vn 29 

File đính kèm:

  • pdftinh_hinh_mac_benh_gao_swine_cysticercosis_tren_dan_lon_tai.pdf