Tình hình bệnh lý tuyến vú của bệnh nhân nữ trên 40 tuổi tại bệnh viện đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu tình hình bệnh lý tuyến vú của bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên bao gồm các đặc điểm
dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, đặc điểm hình ảnh X quang, siêu âm, tỉ lệ bệnh lý tuyến vú. Từ các số liệu này
khảo sát các giá trị chẩn đoán ung thư vú của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 8/2008 tại Bệnh
viện Đại học Y dược TPHCM bằng thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Những bệnh nhân nữ đến khám tại phòng
khám vú, phòng khám tổng quát từ 40 tuổi trở lên được thu thập các đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng
và hình ảnh (dựa trên các tiêu chuẩn BI-RADS -Breast Imaging Reporting and Data System) qua bảng câu hỏi
soạn sẵn. Tỉ lệ các bệnh lý tuyến vú được khảo sát dựa trên kết quả hình ảnh (nếu tổn thương điển hình lành
tính), kết quả mô học.
Kết quả: Tỉ lệ BI-RADS 2 là 32,2%, 3:33,2% và 4+5 (ung thư vú ):4,2%. Các yếu tố được ghi nhận có thể
có tương quan với nguy có ung thư vú là khám thấy u trên lâm sàng, loại mô vú, xáo trộn cấu trúc, khối mờ với
các đặc điểm hình dạng không xác định, đường bờ không đều, đậm độ cao, kích thước lớn, vi vôi hóa nhóm 4,5
theo (BI-RADS), có biến đổi da trên X quang; độ hồi âm kém, cấu trúc âm không đồng nhất, hình dạng không rõ,
đường bờ không đều, trục dọc, giảm âm sau tổn thương, kích thước lớn trên siêu âm. Độ nhạy (sensitiviy) của X
quang, siêu âm và khi kết hơp cả hai trong chẩn đoán ung thư vú lần lượt là = 50%, 55,6%, 83,3% ; độ đặc hiệu
(specificity) là 98%, 98%, 97,6% ; giá trị tiên lượng dương (positive predictive valeur) là 52,9%, 56%, 60% ; giá
trị tiên lượng âm (negative predictive valeur) là 97,8%, 98%, 99,3%.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình hình bệnh lý tuyến vú của bệnh nhân nữ trên 40 tuổi tại bệnh viện đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên Đề Ngoại Khoa 1 TÌNH HÌNH BỆNH LÝ TUYẾN VÚ CỦA BỆNH NHÂN NỮ TRÊN 40 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hồ Hoàng Thảo Quyên*, Võ Tấn Đức**, Hứa Thị Ngọc Hà***, Hồ Hoàng Phương** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu tình hình bệnh lý tuyến vú của bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên bao gồm các đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, đặc điểm hình ảnh X quang, siêu âm, tỉ lệ bệnh lý tuyến vú. Từ các số liệu này khảo sát các giá trị chẩn đoán ung thư vú của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 8/2008 tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM bằng thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Những bệnh nhân nữ đến khám tại phòng khám vú, phòng khám tổng quát từ 40 tuổi trở lên được thu thập các đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng và hình ảnh (dựa trên các tiêu chuẩn BI-RADS -Breast Imaging Reporting and Data System) qua bảng câu hỏi soạn sẵn. Tỉ lệ các bệnh lý tuyến vú được khảo sát dựa trên kết quả hình ảnh (nếu tổn thương điển hình lành tính), kết quả mô học. Kết quả: Tỉ lệ BI-RADS 2 là 32,2%, 3:33,2% và 4+5 (ung thư vú ):4,2%. Các yếu tố được ghi nhận có thể có tương quan với nguy có ung thư vú là khám thấy u trên lâm sàng, loại mô vú, xáo trộn cấu trúc, khối mờ với các đặc điểm hình dạng không xác định, đường bờ không đều, đậm độ cao, kích thước lớn, vi vôi hóa nhóm 4,5 theo (BI-RADS), có biến đổi da trên X quang; độ hồi âm kém, cấu trúc âm không đồng nhất, hình dạng không rõ, đường bờ không đều, trục dọc, giảm âm sau tổn thương, kích thước lớn trên siêu âm. Độ nhạy (sensitiviy) của X quang, siêu âm và khi kết hơp cả hai trong chẩn đoán ung thư vú lần lượt là = 50%, 55,6%, 83,3% ; độ đặc hiệu (specificity) là 98%, 98%, 97,6% ; giá trị tiên lượng dương (positive predictive valeur) là 52,9%, 56%, 60% ; giá trị tiên lượng âm (negative predictive valeur) là 97,8%, 98%, 99,3%. Kết luận: Tỉ lệ bệnh lý lành tính chiếm tỉ lệ cao trong nghiên cứu. Các đặc điểm hình ảnh gợi ý ung thư vú phù hợp với y văn. Khi có sự kết hợp giữa X quang và siêu âm vú, các giá trị chẩn đoán ung thư vú tăng đáng kể. ABSTRACT BREAST DISEASES OF WOMEN OVER 40 YEARS OF AGE IN UNIVERSITY MEDICAL CENTER Ho Hoang Thao Quyen, Vo Tan Duc, Hua Thi Ngoc Ha, Ho Hoang Phương * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 271 – 277 Purposes: To study some features of the mamary gland diseases of women over 40 years of age, including epidemilogy, clinical symptoms, mammographic findings, ultrasound characteristics, the spectrum of breast diseases. And to survey the diagnostic value of imaging modalities based on these features. Patients and method: The study was performed in University Medic al Center (UMC) from February to August of 2008 by cross-sectional study. The female patients over 40 years old came to the breast clinic or the general clinic; the features of epidemiology, clinical symptoms and imaging findings were gathered (based on the BI-RADS - Breast Imaging Reporting and Data System) by questionnaires. Frequencies of breast diseases were based on the results of imaging findings (for typical benign lesions) and histopathology. * Khoa Chẩn đoán Hình ảnh – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM ** Bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh - Đại học Y Dược TP.HCM *** Bộ môn Giải phẫu bệnh Đại học Y Dược TP.HCM Chuyên Đề Ngoại Khoa 2 Results: Frequencies of BI-RADS2 were 32.2%, BIRADS 3: 33.2% and BIRADS 4 +5 (breast cancer): 4.2%. Risk factors of breast cancer were palpable masses on clinical examination, type of breast tissue, architectural distortion, or ill-defined masses with irregular margins, high density, the larger sizes inclining to malignancy, microcalcifications, skin thickening on mammography, predominant hypoechogenicity, heterogenous echogenic pattern, long axis, posterior acoustic shadowing. Sensitivity in breast cancer diagnosis of mammography, ultrasound and combined both methods were 50%, 55.6% and 83.3% respectively; specificity were 98%, 98%, and 97.6% respectively; positive predictive value were 52.9%, 56%, 60% ; and negative predictive value were 97.8%, 98%, 99.3% respectively. Conclusion: High frequency of benign lesion in this study. In this study, these findings on mamography and ultrasonography show a statistically significant difference to distinguish benign and malignant lesions, similar to results in medical literature. Combination of mammography and breast ultrasound significantly increased diagnostic values. ĐẶT VẤN ĐỀ Phần lớn các tổn thương ở vú là lành tính. Các diễn tiến lành tính có thể không có triệu chứng hoặc có một số biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu vì vậy luôn cần thiết kết hợp với hình ảnh học và ngay cả sinh thiết để phân biệt tổn thương lành hay ác tính. Ung thư vú là ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Khoảng 1/8 đến 1/10 phụ nữ có thể gặp ung thư vú trong suốt cuộc đời của họ. Tại Việt Nam theo ghi nhận ung thư quần thể, tỉ lệ mắc bệnh chuẩn theo tuổi năm 2003 là 17,4/100 000 dân, ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là 19,4, ở Hà Nội (2001-2004) là 29,7. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xuất độ của ung thư vú, có thể kết hợp cả yếu tố môi trường và yếu tố di truyền. Cho đến nay, không thể chỉ chính xác nguyên nhân gây ung thư vú. Các nhà nghiên cứu nhận thấy có nhiều yếu tố khác nhau tác động, gây ra căn bệnh này và cho đến hiện nay vẫn còn chưa biết và hiểu rõ một cách đầy đủ. Ung thư vú nếu được phát hiện sớm sẽ được điều trị hiệu quả, kéo dài thời gian sống và chất lượng sống cho bệnh nhân(5,11,16). Trên thế giới có nhiều nghiên cứu của các nước về đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và hình ảnh về bệnh lý tuyến vú(5,16,3,17). Ở Việt Nam, cụ thể tại TPHCM chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh lý tuyến vú nói chung. Hơn nữa, tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM (BV ĐHYD) chưa có số liệu thống kê về bệnh lý tuyến vú dựa trên các phương tiện chẩn đoán. Chính vì những lý do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu nghiên cứu tình hình bệnh lý tuyến vú của bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên đến khám tại BV ĐHYD bao gồm các đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, đặc điểm hình ảnh học (X quang, siêu âm), tỉ lệ bệnh lý lành tính tuyến vú, ung thư vú. Từ các số liệu này khảo sát độ nhạy (Sensitivity -Sn), độ đặc hiệu (Specificity - Sp), giá trị tiên lượng dương (Positive predictive valeur – PPV), giá trị tiên lượng âm (Negative predictive valeur – NPV) của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán ung thư vú. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 8/2008 tại BVĐHYD TPHCM bằng thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Số liệu được thu thập ở những bệnh nhân nữ từ 40 tuổi trở lên đến khám tại phòng khám vú, phòng khám tổng quát trong thời gian nêu trên với kết quả X quang và siêu âm vú được thực hiện tại BVĐHYD . Thông tin về đặc điểm dịch tễ học (tuổi, tiền căn gia đình và cá nhân, dậy thì sớm-trước 13 tuổi, mãn kinh muộn - sau 55 tuổi, có con đầu muộn -sau 30 tuổi, không có con hoặc không cho con bú); triệu chứng lâm sàng (tính chất khối u sờ thấy, tiết dịch núm vú, đau) và hình ảnh (khối mờ, vôi hoá trên X quang; đặc Chuyên Đề Ngoại Khoa 3 điểm các cấu trúc ghi nhận đượcc trên siêu âm) được thu thập qua bảng câu hỏi soạn sẵn. Các đặc điểm hình ảnh X quang, siêu âm được phân loại dựa trên các tiêu chuẩn BI-RADS (Breast Imaging Reporting and Data System) của Hội Hình ảnh học Mỹ (American College of Radiology - ACR)(1). Có sáu phân nhóm: 0- Cần kết hợp thêm với các xét nghiệm hình ảnh khác; 1- Hình ảnh học bình thường; 2- Bất thường hình ảnh học lành tính; 3 – Tổn thương có khả năng lành tính, cần theo dõi sau thời gian ngắn 4-6 tháng; 4 – Tổn thương nghi ngờ hay chưa thể xác định, cần chỉ định khảo sát mô học; 5- Tổn thương nhiều khả năng ác tính, cần chỉ định khảo sát mô học. Tỉ lệ các bệnh lý lành tính tuyến vú, ung thư vú được khảo sát dựa trên kết quả hình ảnh học (nếu tổn thương điển hình lành tính), kết quả chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (Fine Neddle Aspiration - FNA) và/hoặc giải phẫu bệnh (GPB) sau mổ - trong trường hợp có chỉ định. Khảo sát độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên lượng dương, giá trị tiên lượng âm của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh độc lập và khi kết hợp với nhau trong chẩn đoán ung thư vú. Số liệu thu thập trong khoảng thời gian từ 15/02 đến 31/08/2008, được xử lý bằng phần mềm STATA 10.0. Dựa vào bảng 2x2 để tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên lượng dương, giá trị tiên lượng âm của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Sử dụng test t để so sánh hai số trung bình và test X2 để so sánh hai hay nhiều tỉ lệ khi xét mối tương quan có thể có giữa các biến số thu thập được với nguy cơ ung thư vú. KẾT QUẢ Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân. Đặc điểm bệnh nhân N = 434 Giá trị Tuổi (± sd) * 48,5 (±5,9) Tây Nam Bộ 155 35,7% TPHCM 128 29,6% Đông Nam Bộ 82 18,9% Địa chỉ ** Khác 69 15,8% Đau 89 20,5% Kiểm tra 297 68,5% Lý do đến khám** Tiết dịch núm vú 13 3% Đặc điểm bệnh nhân N = 434 Giá trị U 31 7,1% Khác 4 0,9% * trình bày giá trị theo số trung bình (± độ lệch chuẩn) ** trình bày giá trị theo tỉ lệ phần trăm Theo bảng 1, bệnh nhân chủ yếu đến từ các tỉnh miền Tây Nam bộ và ở TPHCM. Gần 1/3 số bệnh nhân đi khám vì muốn kiểm tra sức khoẻ, không có triệu chứng trên lâm sàng. Bảng 2: Phân loại bệnh lý tuyến vú theo BIRADS BIRADS N % 1 132 30,4 2 140 32,2 3 144 33,2 4 12 2,8 5 6 1,4 Tổng cộng 434 100,0 Hơn 1/2 mẫu nghiên cứu là tổn thương lành tính điển hình (BI-RADS 2) hay nhiều khả năng lành tính (BI-RADS 3). Prevalence ung thư vú trong nghiên cứu là 4,2%. Bảng 3: Đặc điểm dịch tễ học và triệu chứng lâm sàng trong bệnh lý tuyến vú (xếp theo nhóm có hay không có ung thư vú). Không K K P Tuổi (trung bình ± sd) 48,5 (±0,3) 49 (±1.6) 0,7537 Tiền căn gia đình có K vú 26 (6,3%) 1(5,6%) 1,0000 Tuổi kinh đầu ≤13 24 (5,8%) 2 (11,1%) 0,2940 Tuổi mãn kinh ≥55 4 (2,5%) 0 (0,0%) 1,0000 Không có con 60 (14,4%) 2 (11,1%) 1,0000 Tuổi thai lần 1 ≥ 30 38 (10,7%) 2 (12,5%) 0,6870 Không cho bú 15 (4,2%) 2 (12,5%) 0,1620 Dịch tễ học ** Tự khám 89 (21,4%) 2 (11,1%) 0,3870 Đau vú 147 (35,3%) 9 (50,5%) 0,2170 Tiết dịch núm vú 18 (4,3%) 1 (5,6%) 0,5610 Biến đổi da 2 (0,5%) 1 (5,6%) 0,1200 Khám thấy u 72 (17,3%) 7 (38,9%) 0,0200 * Hình dạng 0,1450 Tròn 36 (50,0%) 4 (57,1%) Lâm sàng** Bầu dục 28 (38,9%) 1 Chuyên Đề Ngoại Khoa 4 Không K K P (14,3%) Không rõ 4 (5,6%) 0 (0,0%) Mảng 4 (5,6%) 2 (28,6%) Giới hạn không rõ 36 (50,0%) 3 (42,3%) 1,0000 Mật độ cứng 4 (5,6%) 2 (28,6%) 0,0860 Không di động 8 (11,1%) 6 (85,7%) <0,0001 * Kích thước (trung bình ± sd) 12,6 (±1,3) 20 (±3,6) 0,0931 * tương quan có ý nghĩa thống kê ** số liệu được trình bày dưới dạng n (%) đối với biến số định tính và trung bình (±độ lệch chuẩn) đối với biến số định lượng. Theo bảng 3, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đa số các đặc điểm dịch tễ và triệu chứng lâm sàng trong nghiên cứu, trừ việc khám thấy u và u không di động. Bảng 4: Đặc điểm hình ảnh Xquang và siêu âm trong bệnh lý tuyến vú (xếp theo nhóm có hay không có ung thư vú). Không K K P 1 1 (0,2%) 0 (0%) 2 100(24,1%) 0 (0%) 3 307(73,8%)18 (100%) Loại mô vú 4 8 (1,9%) 0 (0%) 0,0490* Bất xứng đậm độ 39 (9,4%) 3 (16,7%) 0,4020 Xáo trộn cấu trúc 2 (0,5%) 2 (11,1%) 0,0090* Khối mờ 86 (20,1%) 14 (77,8%) <0,0001 * Tròn 8 (9,3%) 1 (7,1%) Bầu dục 71 (82,6%) 5(35,7%) Không rõ 4 (4,6%) 8 (57,1%) Hình dạng Đa thuỳ 3 (3,5%) 0 (0%) <0,0001* Đường bờ không đều 50 (58,1%) 13 (92,93%) <0,0001 * Đậm độ cao 4 (4,7%) 3 (21,4%) 0,0490* Kích thước (trung bình ± sd) 9,1 (±0,4) 14,0 (±1,4) 0,0039 * 1 319 (76,7%) 10 (55,6%) 2 80 (19,2%) 2 (11,1%) 3 17 (4,1%) 1 (5,6%) 4 0 (0%) 3 (16,7%) Vôi hoá ** 5 0 (0%) 2 (11,1%) <0,0001* XQ Biến đổi da 0 (0%) 2 (11,1%) 0,0020* Siêu âm Độ hồi âm Kém 107(47,9%) 16 (88,8%) 0,0030* Không K K P Dày 2 (0,9%) 0 (0%) Đồng 2 (0,9%) 0 (0%) Trống 111(49,8%) 1 (5,6%) Hỗn hợp 1 (0,5%) 1 (5,6%) Cấu trúc âm không đồng nhất 10 (4,5%) 7 (38,9%) <0,0001 * Tròn 4 (1,8%) 0 (0%) Bầu dục 216(96,8%) 9 (50,0%) Không rõ 2 (0,9%) 7 (38,9%) Hình dạng Đa thùy 4 (0,5%) 2 (11,1%) <0,0001* Đường bờ không đều 5 (2,2%) 8 (44,4%) <0,0001* Trục dọc 0(0%) 2 (11,1%) 0,0050* Tăng âm 140(62,8%) 3 (16,7%) Giảm âm 1 (0,5%) 5 (35,7%) Hiệu ứng sau tổn thương Không có 82 (36,7%) 10 (55,6%) <0,0001* Kích thước (trung bình ± sd) 8,3 (±0,6) 13,6 (±1,5) 0,0027 * * tương quan có ý nghĩa thống kê ** xếp loại theo BIRADS + số liệu được trình bày dưới dạng n (%) đối với biến số định tính và trung bình (±độ lệch chuẩn) Ngược lại với kết quả về lâm sàng và dịch tễ học, các triệu chứng ghi nhận được trên hình ảnh hầu hết đều có sự khác biệt ý nghĩa thống kê. Bảng 5: Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên lượng (+), giá trị tiên lượng (-) của Xquang trong chẩn đoán ung thư vú K Không K Tổng cộng XQ (+) 9 8 17 XQ (-) 9 408 417 Tổng cộng 18 416 434 Độ nhạy = 50%, độ đặc hiệu = 98%, giá trị tiên lượng (+) = 52,9%, giá trị tiên lượng (-) = 97,8%. Bảng 6: Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên lượng (+), giá trị tiên lượng (-) của siêu âm trong chẩn đoán ung thư vú K Không K Tổng cộng Siêu âm (+) 10 8 18 Siêu âm (-) 8 408 416 Tổng cộng 18 416 434 Độ nhạy = 55,6%, độ đặc hiệu = 98%, giá trị tiên lượng (+) = 56%, giá trị tiên lượng (-) = 98%, Chuyên Đề Ngoại Khoa 5 Bảng 7: Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên lượng (+), giá trị tiên lượng (-) của XQ kết hợp với siêu âm trong chẩn đoán ung thư vú K Không K Tổng số Hình ảnh (+) 15 10 25 Hình ảnh (-) 3 406 409 18 416 434 Độ nhạy = 83,3%, độ đặc hiệu = 97,6%, giá trị tiên lượng (+) = 60%, giá trị tiên lượng (-) = 99,3%. BÀN LUẬN Tỉ lệ BI-RADS 1 và 2 chiếm ưu thế trong nhiên cứu. BI-RADS 2 bao gồm nang vú, bướu sợi tuyến điển hình và các vôi hoá lành tính. Thời gian thực hiện nghiên cứu ngắn (6 tháng) nên không kiểm tra được kết quả các nhóm BI- RADS 3. Các tổn thương ghi nhận được trong nhóm này bao gồm bướu sợi tuyến không điển hình, thay đổi sợi bọc, bất xứng đậm độ hay xáo trộn cấu trúc khu trú thấy trên phim lần đầu tiên, vôi hoá dạng chấm, tròn, bờ đều, số lượng không nhiều, đơn độc hay tụ thành đám nhỏ. Tổn thương thường gặp nhất trong nhóm bệnh lành tính là nang vú, thay đổi sợi bọc và các vôi hoá lành tính. Prevalence K vú trong nghiên cứu là 4,2%, cao hơn so với thống kê ung thư quần thể ở Việt Nam năm 2003 và các nghiên cứu ở các nước khác(8,9,10,15). Có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện ở lứa tuổi từ 40 trở lên (tần suất ung thư vú ở Việt Nam thường gặp ở lứa tuổi này) và được thực hiện tại bệnh, ở những bệnh nhân có nhu cầu kiểm tra sức khỏe định kỳ liên quan đến tuyến vú hay có triệu chứng lâm sàng liên quan đến bệnh lý tuyến vú. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đa số các đặc điểm dịch tễ và triệu chứng lâm sàng trong nghiên cứu, trừ việc khám thấy u (p=0,0200)và độ di động của u kém (p<0,0001) giữa nhóm không có bệnh tuyến vú và có bệnh lý tuyến vú lành tính (BI-RADS 1 đến 3) với nhóm có ung thư vú. Các yếu tố được xem là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm trên theo y văn như tuổi, tiền căn gia đình hay cá nhân có ung thư vú, dậy thì sớm (trước 13 tuổi), mãn kinh muộn (sau 55 tuổi), có con đầu muộn (sau 30 tuổi), không có con hoặc không cho con bú. Kết quả của chúng tôi khác với những nghiên cứu khác có thể do số lượng mẫu còn nhỏ, thời gian khảo sát chưa đủ dài, có sự khác biệt về dân tộc. Tuy nhiên theo y văn, các triệu chứng lâm sàng cũng thường không đặc hiệu và thường cần phải có sự kết hợp với hình ảnh và đôi khi cả kết quả mô học(4,11,16). Ngược lại với kết quả về dịch tễ học và lâm sàng, các triệu chứng ghi nhận được trên hình ảnh hầu hết đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm có hay không có ung thư vú. Kết quả X quang và siêu âm vú được thực hiện độc lập với nhau, bác sĩ đọc kết quả X quang chưa biết kết quả siêu âm và ngược lại. Các đặc điểm hình ảnh trên X quang vú có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm trong nghiên cứu là loại mô vú - tất cả các trường hợp ung thư vú trong mẫu nghiên cứu chủ yếu là mô vú loại 3 (mô vú dày chiếm khoảng 50-75%) (p=0,0490); xáo trộn cấu trúc (p=0,0090), khối mờ (p<0,0001) với các đặc điểm hình dạng không xác định (p<0,0001), đường bờ không đều (p<0,0001), đậm độ cao (p=0,0490), kích thước lớn (p=0,0039), vi vôi hóa dạng que, phân bố thành dạng phân thùy (segmental) hay dạng đường thẳng (linear) (p<0,0001), có biến đổi da (p=0,0020). Những kết quả này phù hợp với y văn và các nghiên cứu ở các nước khác. Những triệu chứng trên X quang kể trên điển hình cho tổn thương ác tính(4,9,13,16). Đôi khi trên X quang có hình ảnh lành tính tương tự như ung thư vú, trong nghiên cứu của chúng tôi các trường hợp dương tính giả do hình ảnh đường bờ bị xóa mờ hay không rõ nét(13). Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên lượng dương, giá trị tiên lượng âm của X quang trong chẩn đoán ung thư vú ở mẫu nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 50%, 98%, 52,9%, 97,8%. Độ nhạy và giá trị tiên lượng dương không cao nhưng độ đặc hiệu và giá trị tiên lượng âm rất cao. Chuyên Đề Ngoại Khoa 6 Các đặc điểm hình ảnh trên siêu âm vú gợi ý tổn thương ác tính trong nghiên cứu là độ hồi âm chủ yếu là kém (p=0,0030), cấu trúc âm không đồng nhất (p<0,0001), hình dạng không rõ (p<0,0001), đường bờ không đều (p<0,0001), trục dọc (p=0,0050), giảm âm sau tổn thương (p<0,0001), kích thước lớn (p=0,0027). Những kết quả này phù hợp với trong y văn và các nghiên cứu ở các nước khác(4,8,9,16). Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên lượng dương, giá trị tiên lượng âm của siêu âm trong chẩn đoán ung thư vú ở nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 55,6%; 98%; 56%; 98%. Các giá trị cao hơn so với X quang không đáng kể và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Khi kết hợp cả hai phương tiện chẩn đoán hình ảnh trên trong chẩn đoán ung thư vú có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên lượng dương, giá trị tiên lượng âm lần lượt là 83,3%; 97,6%; 60%; 99,3%. Các giá trị chẩn đoán của X quang và siêu âm độc lập không có sự khác biệt có ý nghĩa nhưng khi kết hợp thì độ nhạy tăng lên đáng kể, giá trị tiên lượng âm gần bằng 100%. Đối với bệnh ung thư vú - bệnh gây nhiều tổn thất nặng nề về kinh tế và tinh thần cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội, một phương tiện chẩn đoán có độ đặc hiệu và giá trị tiên lượng âm cao rất quan trọng và cần thiết vì đã loại trừ được những người không có ung thư vú với tỉ lệ cao. Có những tổn thương chỉ thấy được trên X quang, khó phát hiện trên siêu âm như hình ảnh bất xứng đậm độ hay xáo trộn cấu trúc khu trú, vi vôi hoá. Đối với mô tuyến loại 3 đến 4 trên X quang thường bị giới hạn khảo sát, trong trường hợp này, vai trò của siêu âm chiếm ưu thế để phát hiên được những tổn thương dạng khối. Luôn cần thiết có sự kết hợp giữa hai phương tiện chẩn đoán hình ảnh này. Nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả tương tự như nghiên cứu khác ở các nước khác, đặc biệt ở Châu Á như Nhật, Hàn Quốc(7,8,9,14,3,17). Tầm soát ung thư vú luôn được bắt đầu bằng khám lâm sàng, chụp Xquang vú, khi cần thiết sẽ kết hợp với siêu âm (trường hợp vú dày ở BN trẻ), khi thực hiện theo thứ tự này sẽ có giá trị tầm soát tốt hơn. Cần thực hiện và phát triển thêm cỡ mẫu với thời gian khảo sát dài hơn, mẫu cần đại diện hơn cho quần thể phụ nữ để khảo sát rõ hơn các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và hình ảnh của ung thư vú. Từ đó đề xuất thang điểm ung thư vú để có thể có chẩn đoán sớm và đúng nhất cho bệnh nhân. KẾT LUẬN Tỉ lệ bệnh lý lành tính chiếm tỉ lệ cao trong nghiên cứu. Các đặc điểm hình ảnh gợi ý ung thư vú phù hợp với y văn. Khi có sự kết hợp giữa X quang và siêu âm vú, các giá trị chẩn đoán ung thư vú tăng đáng kể. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American College of Radiology (2003). The American College of Radiology Breast Imaging Reporting and Data System (BI- RADS), 4th edn. American College of Radiology, Reston. 2. Berg WA, Gutierrez L, NessAiver MS, Carter WB, Bhargavan M. et al (2004). Diagnostic accuracy of mammography, clinical examination, US, and MR imaging in preoperative assessment of breast cancer. Radiology, 233(3): 830-49. 3. Biggs WS. (2008). Ultrasound, Mammography, or Both for Breast Cancer Detection? JWatch Women's Health, 1-1. 4. Daniel BK (2007). Breast Imaging. Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia. 5. Duijm LEM, Guit GL, Zaat JOM, Koomen AR, Willebrand D (1997). Sensitivity, specificity, and predicative values of breast imaging in the detection of cancer. Br J Cancer, 76: 377-81. 6. Elizabeth L., Mainiero MB, Schepps B, Koelliker SL, Livingston LS (2006). BI-RADS Lexicon for US and Mammography: Interobserver Variability and Positive Predictive Value. Radiology, 239(2): 385 - 91. 7. Hong AS, Rosen EL, Soo MS, Baker JA (2005). BI-RADS for sonography: positive and negative predictive values of sonographic features. AJR, 184: 1260–5. 8. Honjo S, Ando J, Tsukioka T, Morikubo H, Ichimura M, et al (2007). Relative and combined performance of mammography and ultrasonography for breast cancer screening in the general population: a pilot study in Tochigi Prefecture, Japan. Jpn J Clin Oncol., 37(9): 715-20. 9. Kim EK., Ko KH, Oh KK, Kwak JY, You JK et al (2008). Clinical Application of the BI-RADS Final Assessment to Breast Sonography in Conjunction with Mammography. Am. J. Roentgenol., 190(5): 1209 – 15. 10. Nguyễn Chấn Hùng, Trần Văn Thiệp (1999). Chẩn đoán và điều trị ung thư vú tại TTUB TPHCM. Y học TPHCM, tập 3 (4): 297-306. 11. Nguyễn Sào Trung, Hứa Thị Ngọc Hà (2007). Tìm hiểu bệnh ung thư vú. NXB Y Học TP.HCM, Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Nguyễn Sào Trung, Trần Thị Vân Anh (2005). Bệnh lý tuyến vú. In: Nguyễn Sào Trung. Bệnh học các tạng và hệ thống, ấn Chuyên Đề Ngoại Khoa 7 bản lần 2, 229-247. NXB Y học Thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM. 13. Pojchamarnwiputh S, Muttarak M, Na-Chiangmai W, Chaiwun B (2007). Benign breast lesions mimicking carcinoma at mammography. Singapore Med J., 48(10): 958-68. 14. Schwenk TL. (2008). Ultrasound Plus Mammography for Breast Cancer Screening JWatch General, 1-1. 15. Tan YY, Wee SB, Tan MP, Chong BK (2004). Positive predictive value of BI-RADS categorization in an Asian population. Asian J Surg., 27(3): 186-91. 16. Travade A., Isnard A., Gimbergues H (1995). Imagerie de la pathologie mammaire.Paris: Masson, (1995): 178-9. 17. Zonderland HM, Coerkamp EG, Hermans J, van de Vijver MJ, van Voorthusien AE (1999). Diagnosis of breast cancer: contribution of US as an adjunct to mammography. Radiology, 213: 413-22. Chuyên Đề Ngoại Khoa 8 Chuyên Đề Ngoại Khoa 9
File đính kèm:
- tinh_hinh_benh_ly_tuyen_vu_cua_benh_nhan_nu_tren_40_tuoi_tai.pdf