Tính GRDP xanh bằng các phương pháp tính toán tổng giá trị kinh tế: Trường hợp điển cứu tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
TÓM TẮT
Trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển để hội nhập quốc tế, chính phủ định hướng vấn đề phát
triển kinh tế - xã hội ở nước ta phải là phát triển bền vững chứ không phải là phát triển bằng mọi
giá. Điều này thể hiện cụ thể qua việc các Bộ, Ngành đã điều chỉnh chính sách và các chương trình
mục tiêu nhằm đạt mục tiêu thiên niên kỷ do Liên Hiệp Quốc đề ra phục vụ cho kế hoạch hành
động vì sự phát triển bền vững của cả nước. Đứng trên quan điểm phát triển bền vững, nhiều nước
trên thế giới đã tính GDP xanh thay vì GDP thông thường để thấy được phát triển kinh tế phải gắn
bó chặt chẽ với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Qua nhiều năm nghiên cứu về tổng giá trị kinh tế của một hệ thống tài nguyên môi trường, đặc
biệt là tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần
Giờ, tác giả nhận thấy có sự tương đồng trong cách tính toán GRDP xanh và Tổng giá trị kinh tế của
một khu vực địa lý. Mục tiêu của bài báo là đưa ra khung khái niệm tính GRDP xanh cho Khu Dự
trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, bằng các phương pháp tính tổng giá trị kinh tế. Tác giả
liên kết các văn bản của Liên Hiệp Quốc và Luật Thống kê cùng các văn bản hướng dẫn thi hành
luật của Chính phủ Việt Nam để hình thành khung khái niệm tính toán GRDP xanh có vận dụng
phương pháp tính tổng giá trị kinh tế.
Tính GRDP xanh của Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ bằng các phương pháp tính
tổng giá trị kinh tế như là một trướng hợp minh họa nhằm thuyết phục giá trị của Khung lý thuyết
về tính toán GRDP xanh. Mong rằng, sẽ có nhiều ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học và nhà quản
lý nhằm có thể thống nhất cách tính GRDP xanh cho các khu vực rừng ngập mặn và tiến đến tính
GRDP xanh cho nền kinh tế cả nước, với mục đích quản lý cân bằng giữa ``bảo tồn để phát triển''
và ``phát triển để bảo tồn'' theo xu thế phát triển bền vững.
Từ khoá: Tổng giá trị kinh tế, hệ sinh thái nhân văn, GRDP xanh, GDP xanh
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tính GRDP xanh bằng các phương pháp tính toán tổng giá trị kinh tế: Trường hợp điển cứu tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):638-648 Open Access Full Text Article Bài Nghiên cứu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM Liên hệ Lê Đức Tuấn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM Email: leductuan@hcmussh.edu.vn Lịch sử Ngày nhận: 20/2/2020 Ngày chấp nhận: 10/12/2020 Ngày đăng: 18/12/2020 DOI : 10.32508/stdjssh.v4i4.613 Bản quyền © ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố mở được phát hành theo các điều khoản của the Creative Commons Attribution 4.0 International license. Tính GRDP xanh bằng các phương pháp tính toán tổng giá trị kinh tế: Trường hợp điển cứu tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngậpmặn Cần Giờ Lê Đức Tuấn* Use your smartphone to scan this QR code and download this article TÓM TẮT Trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển để hội nhập quốc tế, chính phủ định hướng vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta phải là phát triển bền vững chứ không phải là phát triển bằng mọi giá. Điều này thể hiện cụ thể qua việc các Bộ, Ngành đã điều chỉnh chính sách và các chương trình mục tiêu nhằm đạt mục tiêu thiên niên kỷ do Liên Hiệp Quốc đề ra phục vụ cho kế hoạch hành động vì sự phát triển bền vững của cả nước. Đứng trên quan điểmphát triển bền vững, nhiều nước trên thế giới đã tính GDP xanh thay vì GDP thông thường để thấy được phát triển kinh tế phải gắn bó chặt chẽ với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Qua nhiều năm nghiên cứu về tổng giá trị kinh tế của một hệ thống tài nguyên môi trường, đặc biệt là tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, tác giả nhận thấy có sự tương đồng trong cách tính toán GRDP xanh và Tổng giá trị kinh tế của một khu vực địa lý. Mục tiêu của bài báo là đưa ra khung khái niệm tính GRDP xanh cho Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, bằng các phương pháp tính tổng giá trị kinh tế. Tác giả liên kết các văn bản của Liên Hiệp Quốc và Luật Thống kê cùng các văn bản hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ Việt Nam để hình thành khung khái niệm tính toán GRDP xanh có vận dụng phương pháp tính tổng giá trị kinh tế. Tính GRDP xanh của Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ bằng các phương pháp tính tổng giá trị kinh tế như là một trướng hợpminh họa nhằm thuyết phục giá trị của Khung lý thuyết về tính toán GRDP xanh. Mong rằng, sẽ có nhiều ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học và nhà quản lý nhằm có thể thống nhất cách tính GRDP xanh cho các khu vực rừng ngập mặn và tiến đến tính GRDP xanh cho nền kinh tế cả nước, với mục đích quản lý cân bằng giữa ``bảo tồn để phát triển'' và ``phát triển để bảo tồn'' theo xu thế phát triển bền vững. Từ khoá: Tổng giá trị kinh tế, hệ sinh thái nhân văn, GRDP xanh, GDP xanh ĐẶT VẤNĐỀ Theo LuậtThống kê số 89/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2015 và có hiệu lực thi hành từ 01/07/2016, trong Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia ở Mục 05 Tài khoản quốc gia có chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước xanh (green GDP: green Gross Domestic Product). Đây là một chỉ tiêu quan trọng có khả năng phản ảnh được sự phát triển bền vững của Việt Nam, tuy nhiên đến nay chưa có hướng dẫn chính thức nào về cách tính chỉ tiêu này. Theo Quyết định số 715/QĐ-Ttg ngày 22/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì có chỉ tiêu Tổng sản phẩm khu vực GRDP xanh (Green Gross Regional Domestic Product). Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành đã được ban hành, đặc biệt là về các phương pháp lượng giá kinh tế tài nguyên môi trường. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ tiêu tổng giá trị kinh tế để tính toán sơ bộ hiệu quả của việc quản lý hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ theo thời gian, nhằmmục đích đặt ra vấn đề để có thể vận dụng trong tính toán GRDP xanh cho huyện Cần Giờ. Bài viết đưa ra một khung khái niệm trong việc tính toán GRDPxanh chomột vùng hệ sinh thái rừng ngậpmặn trong việc quản lý nền kinh tế vùng hệ sinh thái này với các mục tiêu phát triển bền vững. Đồng thời cũng có kết quả là tổng giá trị kinh tế (giá trị bằng tiền) của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ cung ứng cho xã hội hàng năm. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung Nội dung chính của bài báo là tính toán tổng giá trị kinh tế các loại hàng hóa dịch vụ môi trường của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập Trích dẫn bài báo này: Tuấn L D. Tính GRDP xanh bằng các phương pháp tính toán tổng giá trị kinh tế: Trường hợp điển cứu tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 4(4):638-648. 638 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):638-648 mặn Cần Giờ tại các thời điểm 1999, 2005 và 2012. Kết quả cho người đọc thấy được các thành phần cấu thành tổng giá trị kinh tế đối với các loại hàng hóa có giá trị sử dụng trực tiếp vàmột phần các loại hàng hóa có giá trị sử dụng gián tiếp trong tổng giá trị kinh tế là tương tự với các thành phần trong tính toán GRDP. Qua đó, tác giả gợi ý để xây dựng khung khái niệm tính toán GRDP xanh của hệ sinh thái nhân văn này với việc cộng thêm các giá trị còn lại: giá trị gián tiếp do chức năng hệ sinh thái rừng ngập mặn), giá trị di sản và giá trị tồn tại. Phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận Vì tài nguyên môi trường của một khu vực sinh thái là một hệ thống, cũng như hệ thống tài khoản quốc gia trong đó có chỉ số GDP, GRDP xanh làmột hệ thống nên bài viết này được hình thành trên phương pháp luận tiếp cận hệ thống và phân tích hệ thống. Phương pháp nghiên cứu -Thu thập và xử lý số liệu từ niên giám thống kê huyện Cần Giờ 1975 – 2012, phân tích số liệu thống kê để có tổng sản lượng các loại hàng hóa có giá trị trực tiếp của huyện Cần Giờ. - Các phương pháp tính toán giá trị kinh tế hàng hóa dịch vụ tài nguyên môi trường +Đối với các loại hàng hóa có giá trị sử dụng trực tiếp như lâm sản, nông sản, thủy sản, muối, tính toán theo công thức: Tổng giá trị = S (Qi x Pi)/năm Qi: tổng lượng sản phẩm bình quân năm loại hàng hóa i; Pi: đơn giá loại sản phẩmhàng hóa i tại thị trường gần nhất. + Đối với các loại hàng hóa dịch vụ có giá trị sử dụng gián tiếp như cảnh quan môi trường phục vụ cho du lịch, cố định carbon ..., sử dụng các phương pháp tính: chi phí du hành, giá trị tích lũy gỗ. + Đối với giá trị sử dụng lựa chọn và giá trị tồn tại: sử dụng phương pháp lượng giá ngẫu nhiên qua phiếu phỏng vấn để xác định ý muốn chi trả của cộng đồng người dân – chuyên gia – khách du lịch. - Phương pháp liên văn bản: kết nối nội dung các văn bản có liên quan nhau để xác định Hệ thống tài khoản quốc gia có cách tính toán GDP của Việt Nam phù hợp với Quy định trong sách Hệ thống Tài khoản Quốc gia do Liên Hiệp Quốc ấn hành năm 2008. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Các khái niệm và phương pháp tính toán có liên quan Hệ thống tài khoảnQuốc gia SNA, chỉ sốGDP vàGRDP Hệ thống tài khoản quốc gia SNA Theo Cơ quan Thống kê Liên Hiệp Quốc (UNSD, 2018)1,2: mục tiêu rõ ràng của Hệ thống Tài khoản Quốc gia là cung cấp một khái niệm toàn diện và khung tính toán để biên soạn và báo cáo các thống kê vĩ mô cho việc phân tích và đánh giá biểu hiện của một nền kinh tế. Phiên bản đầu tiên của SNA là báo cáo năm 1947 của Phân ban Thống kê Thu nhập Quốc gia của Liên đoàn Ủy ban Chuyên gia Thống kê của các nước dưới sự lãnh đạo của Richard Stone. Trong phần đầu năm 1947, Ủy banThống kê Liên Hiệp Quốc (UNSC: United Nations Statistical Commission). Theo quan điểm nhấn mạnh các tiêu chuẩn thống kê quốc tế qua lịch sử của Ủy ban, các tiêu chuẩn tài khoản quốc gia sau đây đã được sản sinh: - Hệ thống Tài khoản Quốc gia 1953 được ấn hành dưới sự bảo trợ của UNSC. Hệ thống Tài khoản này bao gồm một Bộ 6 tài khoản tiêu chuẩn và 1 Bộ 12 bảng tiêu chuẩn giới thiệu chi tiết các xếp loại đan xen nhau các luồng chu chuyển sản phẩm và tiền tệ trong nền kinh tế. Các khái niệm và định nghĩa về các tài khoản có thể áp dụng rộng rãi cho hầu hết các nước, bao gồm cả các nước đang phát triển. Có 2 ấn phẩm điều chỉnh chút ít SNA 1953 đã phát hành. Năm 1960, bản xem xét lại lần đầu phản ảnh các nhận xét dựa trên kinh nghiệm các nước trong việc thực hiện SNA 1953. Đến năm 1964, bản xem xét lại lần 2 đã cải tiến tính nhất quán với Cẩm nang Thanh toán trong Cân đối của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (the Inter- national Monetary Fund’s Balance of Payments Man- ual). Đến năm 1968, Hệ thống Tài Khoản Quốc Gia đã mở rộng phạm vi của các tài khoản quốc gia về thực chất bằng bổ sung các tài khoản đầu vào – đầu ra và các bảng cân đối tài khoản, tạo chú ý thêm để ước tính theo giá cố định và tạo ra một nỗ lực toàn diện để kéo lại gần nhau hơnHệ thống Tài khoảnQuốc gia (SNA) vàHệ thống Sản phẩmVật chất (MPS:Material Product System). - Năm 1993, Hệ thống Tài khoản Quốc Gia 1993 giới thiệumột cải tiến quan trọng trong kế toán quốc gia và biểu hiện kết quả của sự hài hòa Hệ thống Tài khoản Quốc gia (SNA) và các tiêu chuẩn thống kê quốc tế khác hoàn thiện hơn các phiên bản trước đây. - Năm 2008, Hệ thống Tài khoản Quốc gia 2008 là phiên bản cập nhật của SNA 1993, chỉ ra các vấn đề mang lại bởi các thay đổi trongmôi trường kinh tế, cải tiến trong nghiên cứu phương pháp luận và các nhu cầu của người sử dụng. Phiên bản 2008 thuôc bản quyền của Ủy ban Châu Âu (European Commission), 639 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):638-648 Quỹ Tiền TệThế giới (International Monetary Fund), Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (Organisation for Economic Co-operation and Development), Liên Hiệp Quốc (United Nations), và Ngân hàng Thế giới (World Bank). Các chỉ tiêu cân đối trong SNA gồm tổng sản phẩm trongnước (GDP), thunhập quốc gia (GNI), thunhập quốc gia khả dụng (NDI) và để dành (savings) của các khu vực thể chế. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và Tổng sản phẩm khu vực (GRDP) Theo cơ quan Thống Kê Liên Hiệp Quốc (UNSD, 2018)1,2: xác định về GDP và GRDP như sau: - Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Trong kinh tế học, tổng sản phẩm trong nước, hay tổng sản phẩm quốc nội và thường gọi GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trongmột thời kỳ nhất định (thường là một năm). - Tổng sản phẩm khu vực (GRDP): còn gọi là tổng sản phẩm trên địa bàn, theo Tổng cục Thống kê hướng dẫn và khái niệm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh: “Toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trong nền kinh tế của tỉnh trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm); phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế địa phương”. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế thường được dùng để nghiên cứu về cơ cấu và sự biến động về cơ cấu kinh tế theo các ngành, các nhóm ngành, theo loại hình kinh tế, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phầnhuy động vào ngân sách nhànước và phúc lợi xã hội. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế địa phương, của các ngành, các loại hình, các khu vực, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ mới được tạo ra theo thời gian. Phương pháp tính và nội dung tính của chỉ tiêu GDP và GRDP là hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau ở phạm vi. Ý nghĩa của GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP tính toán cho phạm vi cấp tỉnh) là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất, tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất cuối cùng của tỉnh hay khu vực trong một năm. GRDP còn là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế theo thời gian và so sánh quốc tế. Cách tính GRDP Theonhiều góc độ khác nhau, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo thông lệ quốc tế1–3 có thể được xác định theo 3 phương pháp: - Phương pháp sử dụng (xét về góc độ nhu cầu tiêu dùng), GRDP là tổng cầu của nền kinh tế, công thức tính như sau: GRDP = C + G + I + (X – M) C (consumption): Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. G (government spending): tiêu dùng cuối cùng của các cơ quan nhà nước. I (Investment): đầu tư của các nhà kinh doanh hay tích lũy tài sản. (X –M) (export – import): chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. - Phương pháp thu nhập (xét về góc độ thu nhập), GRDP gồm: thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ; công thức tính như sau: GRDP = I + T + A + S I (Income): thu nhập của người lao động từ sản xuất. T (Tax): Thuế sản xuất. A (Amortization): Khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất trong kỳ. S (Surplus): Giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ hoặc thu nhập hỗn hợp. - Phương pháp sản xuất (xét về góc độ sản xuất), GRDP bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian cộng thuế sản xuất trừ trợ cấp sản xuất (nếu có), công thức tính như sau: GRDP = VA + T – S VA (Value added): Giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế. T (Product Tax): Thuế sản phẩm S (Subsidize): Trợ cấp sản phẩm Thông thường đối với địa phương hay khu vực người ta áp dụng phương pháp tính GRDP theo phương pháp sản xuất. GDP xanh và GRDP xanh Theo LuậtThống kê của nước ta và các văn bản chính phủ có liên quan hiện nay3–7, đã nói đến chỉ tiêuGDP xanh và GRDP xanh, tuy nhiên các nhà thống kê vẫn chưa đưa ra khái niệm chính thức cũng như chưa xây dựng được nội dung và phương pháp tính cụ thể về chỉ tiêu này. TrongHệ thống Tài khoản quốc gia (SNA:The System of National Accounts - 1993), có nêu ra hệ thống tài khoản kinh tế vềmôi trường (SEEA:The systemof en- vironmental economic accounts) mang tính chất tổng quát. Theo đó, tài sản không do sản xuất có nguồn gốc từ tự nhiên là loại tài sản liên quan đến môi trường. Nó được phân chia làm 2 nhóm trong cấu trúc của hệ thống SEEA: Nhóm thứ nhất ghi ảnh hưởng của các 640 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):638-648 hoạt động kinh tế lên các tài sản không do sản xuất có nguồn gốc tự nhiên như nước, không khí, rừng nguyên sinh Nhóm thứ hai gồm các khoản mục về sử dụng các tài sản không do sản xuất có nguồn gốc từ tự nhiên làm cho nó cạn kiệt hoặc xuống cấp và tích lũy các tài sản không do sản xuất có nguồn gốc từ tự nhiên. Song trong SNA chưa nêu lên nội dung và phương pháp tính của tài khoản này mà coi như số tích lũy và sử dụng ở đầu ra cân bằng với chi phí về tài nguyên và môi trường của đầu vào. Tuy nhiên, chúng ta có thể suy luận theo tên chỉ tiêu GDP xanh hoặc GRDP xanh, rằng Tổng sản phẩm quốc nội xanh hoặc Tổng sản phẩm trên địa bàn xanh hàm ý bền vững về mặt môi trường. Có nghĩa là GDP xanh = GDP (Tác động tích cực, tiêu cực tới môi trường quy ra tiền) GRDP xanh = GRDP (Tác động tích cực, tiêu cực tới môi trường quy ra tiền) Nếu theo phương pháp sản xuất, thì các hoạt động sản xuất có tác động t ... (200 phiếu điều tra cho một đợt khảo sát hàng năm vào các năm trên về giá trị lựa chọn, giá trị di sản và giá trị tồn tại của hệ sinh thái nhân văn KhuDự trữ sinh quyển rừng ngậpmặnCầnGiờ) bằng phương pháp CVM10, kết hợp với tổng sản lượng các loại hàng hóa trong niên giám thống kê huyện Cần Giờ11 như trong Bảng ??. 642 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):638-648 Hình 2: Bản đồ phân vùng Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ 9 643 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):638-648 Hình 3: Sơ đồ tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ 10 . Qua Bảng 1, ta thấy giá trị chưa sử dụng gồm giá trị di sản và giá trị tồn tại theo thời gian tăng lên rất đáng kể, do nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân ngày càng cao và việc bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn ngày càng chặt chẽ góp phần tăng đa dạng sinh học của Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Trong khi đó giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp chỉ tăng trong giới hạn cho phép của khả năng cung ứng sản phẩm của hệ sinh thái nhân văn này. Thảo luận về Khung khái niệm về GRDP xanh của Hệ Sinh thái nhân văn Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngậpmặn Cần Giờ Trong phạm vi bài báo này, tác giả không đi sâu phân tích về các phương pháp tính GRDP xanh, vì các phương pháp tính GRDP và GRDP xanh là tương đồng. Tuy nhiên, các nước đã tính GRDP xanh trong thời gian qua hầu hết chỉ mới quan tâm đến xác định tài khoản hạch toán SEEA trong SNA về những tác động tiêu cực của nền kinh tế, như sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên, chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường ... dẫn đến GDP < GDP xanh. Chỉ đến khi có SNA 2008 mới mở rộng SEEA có tài khoản để tính toán yếu tố tích cực trong bảo vệ môi trường. Trường hợp Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, chúng ta thấy các hoạt động kinh tế đều ưu tiên bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn trong khu vực này, với mục tiêu cân bằng giữa bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn. Do đó, tác giả đưa ra gợi ý về thiết lập tài khoản trong SEEA về yếu tố bảo vệ tốt tài nguyên môi trường trong tính toán GRDP xanh của Cần Giờ. Nhìn vào sơ đồ Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn KhuDự trữ Sinh quyển rừng ngậpmặn Cần Giờ và áp dụng các khái niệm vềGRDP xanh, ta có thể xây dựng khung khái niệm về GRDP xanh như sau: GRDP xanh =GRDP (Tác động tích cực, tiêu cực tới môi trường quy ra tiền) 644 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):638-648 Bảng 1: Tổng giá trị kinh tế hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngậpmặn Cần Giờ năm 1999, 2005 và năm 2012 10,11 Các loại giá trị Năm 1999 (đ) Năm 2005 (đ) Năm 2012 (đ) I. Giá trị sử dụng 1. Giá trị sử dụng trực tiếp 1.1. Lâm sản 2.637.900.000 3.291.540.000 5.334.512.000 1.2. Nông sản 31.704.803.230 40.762.957.552 71.944.802.700 1.3. Thủy sản 85.653.850.000 422.103.433.800 927.765.650.840 1.4. Muối 10.860.200.000 15.422.630.000 45.485.688.000 2. Giá trị sử dụng gián tiếp 2.1. Du lịch giải trí 5.802.128.264 263.857.440.000 960.757.560.000 2.2. Cố định carbon 23.294.440.000 32.140.829.235 39.195.747.755 II. Giá trị chưa sử dụng 1. Giá trị lựa chọn Chưa tính toán Chưa tính toán Chưa tính toán 2. Giá trị di sản 5.621.317.500 13.521.547.500 36.729.888.560 3. Giá trị tồn tại 2.801.798.429.357 5.775.072.357.535 64.467.665.824.963 TỔNG CỘNG 2.967.373.068.351 6.566.172.735.622 66.554.879.674.818 Trong đó: Tổng lợi ích bảo tồn 2.807.419.746.857 5.788.593.905.035 64.504.395.713.523 Tổng lợi ích phát triển 159.953.321.494 777.578.830.587 2.050.483.961.295 = Tổng lợi ích do phát triển + Tổng lợi ích do bảo tồn = TEV Xem xét ý nghĩa của cách tính GRDP xanh, các thành phần cấu thành GRDP xanh là giá trị tổng sản lượng của nền kinh tế khu vực hàng năm cộng hoặc trừ với các giá trị tăng thêm hoặc giảm đi về chất lượng và số lượng của các thành phầnmôi trường. Chỉ số này cho thấy tính bền vững của nền kinh tế khi bảo vệ được môi trường. Như thế, GRDP xanh của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển tương ứng với Tổng giá trị kinh tế (TEV: Total Economic Value) của hệ sinh thái nhân văn này. Qua khung khái niệm trongHình 4, chúng ta thấy đối với một khu vực địa lý hoặc một đơn vị hành chánh, khi tính GRDP xanh bằng tổng giá trị kinh tế sẽ cho thấy nỗ lực bảo vệ môi trường tự nhiên sẽ có GRDP xanh cao hơn GRDP: Sự tương đồng của GRDP xanh và TEV: - Giá trị: Cả hai đều tính giá trị tổng sản lượng hàng năm của các loại hàng hóa, dịch vụ tài nguyên môi trường của nền kinh tế hoặc hệ thống sinh thái nhân văn cung ứng cho xã hội. - Phương pháp tính: các phương pháp tính toán cụ thể đều nhằm xác định giá trị lợi ích gia tăng hàng năm của các loại hàng hóa dịch vụ mà nền kinh tế hoặc hệ thống sinh thái nhân văn cung ứng cho xã hội. Sự sai khác của GRDP xanh và TEV: - Trong thực tiễn TEV thường có giá trị cao hơn GRDP xanh vì tính toán luôn cả giá trị gián tiếp về mặt chức năng, giá trị di sản và giá trị tồn tại của hệ thống môi trường trong nền kinh tế trong vùng lãnh thổ, xác định mục tiêu phát triển bền vững rõ ràng hơn. - TEV của các khu vực đã phát triển thường cao hơn so với khu vực đang phát triển vì nhận thức về môi trường cao hơn và ý muốn chi trả của công chúng về môi trường cũng cao hơn. KẾT LUẬN Tổng giá trị kinh tế là tổng giá trị tiền tệ của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ của Hệ sinh thái Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn cung ứng cho xã hội hàng năm. Chúng ta thấy theo cách tính GRDP xanh thì các loại giá trị trực tiếp và một phần giá trị gián tiếp góp phần cấu thành GRDP của huyện Cần Giờ, và một phần giá trị gián tiếp cùng các loại giá trị lựa chọn – giá trị di sản – giá trị tồn tại còn lại là phần mang lại lợi ích do bảo tồn chính là phần giá trị tăng thêm hàng năm cộng vào GRDP để có GRDP xanh 645 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):638-648 Hình 4: Khung khái niệm cách tính GRDP xanh bằng TEV cho khu vực này. Điều này thể hiện cụ thể sự cân bằng giữa bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn, với xu hướng thiên về bảo tồn hơn phát triển. Như thế GRDP xanh của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ năm nào chính là tương đương với Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn này ở cùng năm đó, với tổng lợi ích do bảo tồn là phần tăng thêmmang tính tích cực của việc bảo tồn tốt hệ sinh thái rừng ngập mặn. Về triển vọng, tác giả cho rằng việc đưa giá trị tích cực của việc bảo vệ môi trường hạch toán vào hệ thống SEEA trong SNA là thực sự cần thiết trong tính toán GRDP xanh, tiếp đến tính toán GDP xanh cho toàn bộ nền kinh tế nước ta. Đặc biệt, đối với các khu vực bảo tồn thiên nhiên và môi trường tốt cần phải tính đến giá trị này trong GRDP xanh, để giá trị GRDP xanh thực sự đầy đủ hơn cho thấy tính bền vững về môi trường sẽ tạo ra GRDP xanh > GRDP. Mong rằng khung khái niệm nêu trong bài viết sẽ được các nhà chuyên môn về kinh tế, môi trường, thống kê, quản lý, góp nhiều ý kiến để đi đến thống nhất cách tính GRDP xanh choViệt Nam trong tương lai, nhằm cụ thể hóa các văn bản pháp quy của nhà nước đã ban hành có liên quan đến vấn đề này. Việc nghiên cứu và chuẩn hóa các cách tính GRDP xanh cho cả nước sẽ góp phần tích cực cho việc quy hoạch, đánh giá và dự báo phát triển kinh tế xã hội trong các chính sách quản lý nhà nước, phục vụ cho các giới chức có thẩm quyền đưa ra các quyết sách theo định hướng phát triển bền vững. Cách tính GRDP xanh theo TEV chính là thực hiện phương pháp định giá dịch vụ môi trường theo phương pháp ngẫu nhiên đúng với khuyến nghị của Liên Hiệp Quốc trong hệ thống SEEA, đặc biệt là đối với những khu vực làm tốt việc bảo tồn thiên nhiên. DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm trong nước GRDP (green Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm trong nước xanh SNA (System of National Account): Hệ thống tài khoản quốc gia SEEA (The System of Environmental Economic Ac- counts): Hệ thống tài khoản kinh tế môi trường MPS (Material Product System): Hệ thống Sản phẩm Vật chất UNSD (United Nations Statistic Department): Cơ quanThống kê Liên Hiệp Quốc UNSC (United Nations Statistic Commission): Ủy banThống kê Liên Hiệp Quốc Qi: tổng lượng sản phẩm bình quân năm loại hàng hóa i; Pi: đơn giá loại sản phẩmhàng hóa i tại thị trường gần nhất. GNI (Gross National Income): thu nhập quốc gia NDI (NationalDisposible Income): thu nhập quốc gia khả dụng C (consumption): Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. G (government spending): tiêu dùng cuối cùng của các cơ quan nhà nước. I (Investment): đầu tư của các nhà kinh doanh hay tích lũy tài sản. (X –M) (export – import): chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. I (Income): thu nhập của người lao động từ sản xuất. T (Tax): Thuế sản xuất. A (Amortization): Khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất trong kỳ. S (Surplus): Giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ hoặc thu nhập hỗn hợp. VA (Value added): Giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế. T (Product Tax): Thuế sản phẩm S (Subsidize): Trợ cấp sản phẩm TEV (Total economic value): Tổng giá trị kinh tế UV (Use value): Giá trị sử dụng NUV (Non-use value): Giá trị không sử dụng DUV (Direct use value) : Giá trị sử dụng trực tiếp IUV (Indirect use value) : Giá trị sử dụng gián tiếp 646 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):638-648 OV (Option value) : Giá trị lựa chọn EV (Existence value) : Giá trị tồn tại TUYÊN BỐ XUNGĐỘT LỢI ÍCH Tác giả không có bất kỳ xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo này. TUYÊN BỐĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ Tác giả đã sưu tầm tài liệu, thống kê, tính toán và viết bài báo cáo này. TÀI LIỆU THAMKHẢO 1. European Commission, International Monetary Fund, Organ- isation for Economic Co-operation and Development OECD, United Nations, World Bank, System of National Accounts 2008, European Commission, International Monetary Fund Print stock code SNA EA 2008 001, Organisation for Economic Co-operation and Development OECD Code 302009191P1, United Nations Sales No. E.08.XVII.29, document symbol ST/ESA/STAT/SER.F/2/Rev.5, World Bank. Printed at the United Nations, New York. 2009;. 2. United Nations Statistics Division. Historic Versions of the Sys- tem of National Accounts. 2019;. 3. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Thống kê số 89/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2015. 2015;. 4. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật Thống kê. 2016;. 5. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ, quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. 2016;. 6. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg ngày 19/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. 2016;. 7. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyết định số 715/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương. 2015;. 8. Turner RK, Pearce D, Bateman I. Environmental Economics, nhà xuất bản Harvester Wheatsheaf, England. 1994;. 9. Tuấn LD, Oanh TTK, Thành CV, QuýND. KhuDự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, nhà xuất bản Nông nghiệp. 2002;. 10. Tuấn LD. Tài nguyênmôi trườngHệ sinh thái nhân văn KhuDự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 2014;. 11. Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ. Niên giám thống kê huyện Cần Giờ từ năm 1975 - 2012. 2012;. 647 Science & Technology Development Journal – Social Sciences & Humanities, 4(4):638-648 Open Access Full Text Article Research Article University of Social Sciences and Humanities – Viet Nam National University Ho Chi Minh City Correspondence Le Duc Tuan, University of Social Sciences and Humanities – Viet Nam National University Ho Chi Minh City Email: leductuan@hcmussh.edu.vn History Received: 20/2/2020 Accepted: 10/12/2020 Published: 18/12/2020 DOI : 10.32508/stdjssh.v4i4.613 Copyright © VNU-HCM Press. This is an open- access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution 4.0 International license. Green GRDP calculation by total economic valuemethods: Case study in Cần Giờmangrove biosphere reserve Le Duc Tuan* Use your smartphone to scan this QR code and download this article ABSTRACT In the context that Vietnam develops for international integration, the government has oriented socio-economic development to develop in a sustainableway, not kind of development at all costs. This is clearly shown through the fact that ministries and governmental institutions have adjusted policies and target programs to achieve the millennium goal set by the United Nations to serve the action plan for the sustainable development of the entire nation. From the point of view of sustainable development, many countries around the world have calculated green GDP instead of normal GDP to see that economic development must be closely linked to social progress and environmental protection. Throughout many years of research on the total economic value of a system of environmental resources, especially the total economic value of the humanistic ecology system of Can Gio Mangrove Biosphere Reserve, the author found that there are similarities in the calculation of green GRDP and that of the total economic value of a geographic area. This paper aims to present a conceptual framework to calculate the green GRDP for the Can Gio Mangrove Biosphere Reserve, using total economic value methods. The author also links the United Nations documents and the Statistics Lawwith theGovernment of Vietnam's guiding documents for imple- menting the law to formulate a green GRDP calculation conceptual framework using the methods of total economic value calculation. To calculate the Green GRDP of Can Gio Mangrove Biosphere Reserve by using the total economic value methods is an illustration to convince the validity of the Green GRDP Conceptual Framework. Hopefully there will be many comments from scientists and managers to be able to unify how to calculate green GRDP for mangrove areas and to move to- wards calculating green GRDP for the national economy, in order to manage the balance between "conservation for development" and "development for conservation" according to the trend of sus- tainable development. Key words: total economic value, humanistic ecology system, GRDP, green GRDP Cite this article : Tuan L D. Green GRDP calculation by total economic value methods: Case study in Cần Giờ mangrove biosphere reserve. Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 4(4):638-648. 648
File đính kèm:
- tinh_grdp_xanh_bang_cac_phuong_phap_tinh_toan_tong_gia_tri_k.pdf