Tín ngưỡng của người H'mông ở Việt Nam

Tóm tắt: Người H'mông là một trong 54 tộc người ở Việt Nam. Văn hóa của người H'mông ở Việt

Nam có nhiều đặc điểm tương đồng với các tộc người khác, song cũng có khá nhiều điểm khác biệt

mang bản sắc riêng. Trong tín ngưỡng truyền thống của người H'mông có tín ngưỡng thờ cúng tổ

tiên, tín ngưỡng thờ các loại ma, tín ngưỡng liên quan đến chu kỳ đời người, tín ngưỡng thờ cúng

nông nghiệp, tín ngưỡng liên quan đến lễ hội Các tín ngưỡng truyền thống này có nhiều giá trị

văn hóa, nhưng cũng có một số phong tục lạc hậu. Hiện nay, một bộ phận người H'mông đã thay

đổi về đời sống tín ngưỡng truyền thống để thích ứng với điều kiện sống mới.

pdf 13 trang phuongnguyen 2840
Bạn đang xem tài liệu "Tín ngưỡng của người H'mông ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tín ngưỡng của người H'mông ở Việt Nam

Tín ngưỡng của người H'mông ở Việt Nam
 54 
Tín ngưỡng của người H'mông ở Việt Nam 
Nguyễn Thị Song Hà1, Võ Thị Mai Phương2 
1 Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
Email: nguyensongha16@gmail.com 
2 Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
Nhận ngày 15 tháng 9 năm 2018. Chấp nhận đăng ngày 3 tháng 12 năm 2018. 
Tóm tắt: Người H'mông là một trong 54 tộc người ở Việt Nam. Văn hóa của người H'mông ở Việt 
Nam có nhiều đặc điểm tương đồng với các tộc người khác, song cũng có khá nhiều điểm khác biệt 
mang bản sắc riêng. Trong tín ngưỡng truyền thống của người H'mông có tín ngưỡng thờ cúng tổ 
tiên, tín ngưỡng thờ các loại ma, tín ngưỡng liên quan đến chu kỳ đời người, tín ngưỡng thờ cúng 
nông nghiệp, tín ngưỡng liên quan đến lễ hội Các tín ngưỡng truyền thống này có nhiều giá trị 
văn hóa, nhưng cũng có một số phong tục lạc hậu. Hiện nay, một bộ phận người H'mông đã thay 
đổi về đời sống tín ngưỡng truyền thống để thích ứng với điều kiện sống mới. 
Từ khóa: Người H'mông, tín ngưỡng, truyền thống. 
Phân loại ngành: Dân tộc học 
Abstract: The Hmong is one of the 54 ethnic groups in Vietnam. Their culture bears multiple 
similarities with other ethnic groups, but also possesses many traits with its own identity. Their 
traditional beliefs include those of worshiping ancestors, “ghosts” (deities), and those related to the 
cycle of life, to the agricultural worship, and to festivals, etc. Such traditional beliefs bear many 
cultural values but some of them are backward customs. Today, a part of the Hmong people have 
changed their religious activities to adapt to new living conditions. 
Key words: The Hmong, beliefs, traditions. 
Subject classification: Ethnology 
1. Đặt vấn đề 
Người H'mông là một tộc người thiểu số ở 
Việt Nam, thuộc nhóm ngôn ngữ H'mông - 
Dao. Người H'mông chia thành 6 nhóm: 
H'mông Hoa, H'mông Xanh, H'mông 
Trắng, H'mông Đen, H'mông Đỏ, Na Miểu 
[7]. Hiện nay, người H'mông ở Việt Nam 
cư trú chủ yếu trên vùng núi cao của các 
tỉnh phía Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc 
Nguyễn Thị Song Hà, Võ Thị Mai Phương 
55 
Kạn, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Lai 
Châu, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang), một 
số tỉnh miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ 
An...) và Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk 
Nông). Theo Tổng điều tra dân số và nhà 
ở năm 2009, người H'mông ở Việt Nam có 
dân số 1.068.189 người, đứng hàng thứ 8 
trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt 
Nam, cư trú tại 62 trên tổng số 
63 tỉnh, thành phố. Người H'mông cư trú 
tập trung đông tại các tỉnh như: Hà Giang 
(231.464 người), Điện Biên (170.648 người), 
Sơn La (157.253 người), Lào Cai (146.147 
người), Lai Châu (83.324 người), Yên Bái 
(81.921 người), Cao Bằng (51.373 
người), Nghệ An (28.992 người), Đắk 
Lắk (22.760 người), Đắk Nông (21.952 
người), Bắc Kạn (17.470 người), Tuyên 
Quang (16.974 người), Thanh Hóa (14.799 
người)... Bài viết3 trình bày tín ngưỡng 
truyền thống của người H'mông; phân tích 
và chỉ ra những điểm khác biệt giữa tín 
ngưỡng truyền thống và tín ngưỡng tôn 
giáo (đạo Tin Lành) của người H'mông 
ngày nay. 
2. Khái quát về tín ngưỡng truyền thống 
của người H'mông 
Người H'mông có nền văn hóa phong phú và 
đa dạng thể hiện rõ bản sắc văn hóa của tộc 
người này. Trong văn hóa của người H'mông 
có nhiều đặc điểm tương đồng với các tộc 
người khác, song cũng có khá nhiều điểm 
khác biệt mang bản sắc, đặc trưng riêng. 
Điều đó được thể hiện rõ qua các giá trị văn 
hóa tinh thần, đời sống tín ngưỡng, nghi lễ 
và phong tục tập quán. Tuy nhiên, trong 
những năm gần đây, do sự tác động của quá 
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội 
nhập quốc tế, do chuyển đổi tín ngưỡng của 
một bộ phận người H'mông, cùng với đó, do 
sự thay đổi về môi trường cư trú, do tập 
quán du canh du cư, sự giao thoa và tiếp 
nhận văn hóa của các cộng đồng tộc người 
thiểu số ở những nơi mà người H'mông sinh 
sống, nên văn hóa (trong đó có tín ngưỡng) 
của người H'mông đang có nhiều biến đổi để 
thích ứng với điều kiện sống mới. Điều này 
làm cho văn hóa của người H'mông trở nên 
phong phú và ngày càng đáp ứng yêu cầu 
của đời sống hiện đại, song cũng đang đặt ra 
nhiều vấn đề trong việc lựa chọn, bảo lưu và 
gìn giữ các giá trị văn hóa đặc trưng của tộc 
người này. 
Người H'mông có đời sống văn hóa, tín 
ngưỡng truyền thống vô cùng phong phú. 
Những quan niệm về vũ trụ, về linh hồn, về 
con người, về vạn vật, và đặc biệt về “thế 
giới ma” (đăk/đa) của người H'mông là 
những tín ngưỡng đã tồn tại từ rất lâu và 
được bảo lưu cho đến tận ngày nay. Tuy 
nhiên, trong quá trình biến đổi, tiếp nhận 
các giá trị văn hóa mới, nên hiện nay, một 
bộ phận người H'mông theo phong tục tập 
quán, nghi lễ truyền thống và bộ phận 
người H'mông theo đạo Tin Lành. Do sự 
tồn tại của hai bộ phận này, nên niềm tin, 
quá trình thực hành các hoạt động về tín 
ngưỡng, tôn giáo của họ có sự khác nhau. 
Người H'mông quan niệm vũ trụ có ba 
tầng; đó là: tầng trên cao là trời (nơi trú ngụ 
của các thần của tổ tiên); tầng giữa là mặt 
đất, là thế giới; tầng dưới mặt đất là âm phủ. 
Thế giới đó ra đời là do một cặp “Cha - Mẹ” 
(là ông Trày và bà Trày) [4, tr.125-126] 
[10, tr.80]. Hai cặp đối lập Cha - Mẹ, Trời - 
Đất là hai hình thái sinh sản đồng nhất. Mẹ 
đồng nghĩa với Đất, Cha đồng nghĩa với 
Trời, đó chính là sự thể hiện đầu tiên về sự 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2019 
56 
ảnh hưởng của triết lý âm - dương đối với 
người H'mông. Theo tín ngưỡng của người 
H'mông, trong quá trình hình thành vũ trụ, 
con gà trống giúp cho con người phân định 
rõ ngày và đêm, cõi sống và cõi chết. Vì 
vậy, trong các nghi thức cúng của người 
H'mông bao giờ cũng phải có gà trống làm 
lễ vật [8, tr.16-20]. 
Người H'mông có một niềm tin khá 
mãnh liệt về thế giới tâm linh, về vũ trụ, 
linh hồn và các loại ma, nên trong cuộc 
sống, họ có cách thức ứng xử khá cụ thể 
cho niềm tin đó. Chẳng hạn, người H'mông 
cho rằng, con người có 3 linh hồn (đăk/đa) 
ngự trị ở 3 nơi khác nhau trong cơ thể. Hồn 
thứ nhất ở đỉnh đầu. Trong đời sống hàng 
ngày, người H'mông kiêng xoa đầu, nhất là 
đầu trẻ em, vì hồn trẻ em còn yếu, xoa đầu 
hồn sẽ bỏ đi, khiến đứa trẻ đau ốm. Hồn thứ 
hai ở vùng ngực. Người H'mông cho rằng, 
hồn này ít bỏ đi lang thang, nhưng khi đã 
bỏ đi thì bệnh sẽ rất nặng, nhất là ở trẻ nhỏ, 
phụ nữ, vì thế họ thường đeo vòng cổ bảo 
vệ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vòng này tượng 
trưng chiếc chìa khóa được thầy cúng phù 
phép ngăn cản hồn đi chơi. Hồn thứ ba ở 
vùng rốn. Hồn này cai quản thân thể và các 
bộ phận nội tạng. 
Người H'mông tin rằng, con người là sự 
kết hợp của linh hồn và thể xác. Khi con 
người khỏe mạnh, linh hồn và thể xác đang 
chung sống thuận hòa. Khi con người ốm 
đau, linh hồn đã rời khỏi cơ thể. Người 
H'mông quan niệm rằng, hồn thường rời 
khỏi cơ thể trong một số tình huống (như: 
bị ngã, bị người khác dọa, đi rừng đi suối bị 
ma rừng ma suối bắt mất hồn, gặp điều gì 
đó làm con người thất kinh, sợ hãi...). Khi 
nhà có người ốm, trẻ con bị ngã, toát mồ 
hôi, biếng ăn, thì có thể một số linh hồn đã 
đi mất, cần phải gọi vía. Đó chính là lý do 
vì sao lễ gọi vía rất phổ biến trong cộng 
đồng người mông. 
Theo văn hóa của H'mông, tín ngưỡng 
truyền thống gắn bó mật thiết với các quan 
niệm và ứng xử với thế giới tổ tiên, hệ 
thống ma nhà, vật linh giáo, saman giáo, 
các lễ thức dân gian. Các dạng thức tín 
ngưỡng chủ yếu của người H'mông là tín 
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ các 
loại ma, tín ngưỡng liên quan đến chu kỳ 
đời người, tín ngưỡng thờ cúng nông 
nghiệp, tín ngưỡng liên quan đến lễ hội. 
3. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 
Trong thế giới tâm linh của người H'mông, 
thờ cúng tổ tiên có một ý nghĩa hết sức 
quan trọng, không chỉ thể hiện niềm tin, mà 
còn là những hoạt động tín ngưỡng tôn giáo 
thiêng liêng. Tín ngưỡng này có vai trò to 
lớn để người H'mông nhớ đến cội nguồn và 
văn hóa dân tộc. Người H'mông quan niệm 
rằng, tổ tiên là những người đã chết trong 3 
đời trở lại (cha, ông, cụ). Do đó, trong các 
dịp lễ Tết của mình, người H'mông thường 
cúng gọi tên tuổi những người thuộc 3 thế 
hệ đã khuất của dòng họ mình trở về ăn Tết, 
phù hộ cho con cháu. Trong lễ cúng năm 
mới, theo quy định của văn hóa cộng đồng 
vốn đã hình thành và tồn tại lâu đời, người 
H'mông bao giờ cũng phải làm 3 chiếc bánh 
dày tượng trưng cho 3 thế hệ những người 
đã khuất (ông bà, bố mẹ và những người 
bằng vai đã qua đời). Nếu không có 3 chiếc 
bánh dày đó, ông bà tổ tiên sẽ không về vui 
Tết cùng con cháu. 
Bàn thờ tổ tiên của người H'mông khá 
đơn giản, thường đặt ở vị trí gian giữa, 
được dán một miếng giấy hình chữ nhật 
kích thước 20-30cm. Trang trí bàn thờ phụ 
thuộc quy định của từng dòng họ. Chẳng 
Nguyễn Thị Song Hà, Võ Thị Mai Phương 
57 
hạn như, bàn thờ họ Giàng có miếng giấy 
đỏ dán lên miếng giấy trắng, trên đó dán 3 
túm lông gà (tuy nhiên, họ Giàng của người 
H'mông Trắng phân chia thành 3 nhánh 
không có bàn thờ, có bàn thờ treo giấy bản) 
[12]. Họ Vàng (gốc Sơn La)4 không có bàn 
thờ tổ tiên, thờ tổ tiên bằng cột nhà và 
thường dán 3 miếng giấy ở trên đó. Theo 
các cụ già người H'mông cho biết, trong 
truyền thống người H'mông không có bàn 
thờ, chỗ cắm hương là ống tre gài lên tường 
và khi cúng thì kê một cái bàn ở phía dưới 
và đặt đồ cúng lên. Hiện nay, có một số gia 
đình người H'mông dùng bàn đặt bát hương 
thay cho bàn thờ. Do sự khác biệt trong 
quan niệm về tổ tiên của mình theo từng 
dòng họ, từng nhóm người H'mông khác 
nhau, nên khi nhìn vào nơi thờ tổ tiên, 
người ta có thể phân biệt được các cách 
thức chôn cất mộ người chết của các dòng 
họ. Chẳng hạn như, nếu trong bàn thờ tổ 
tiên được trang trí nhiều giấy màu với nhiều 
màu sắc khác nhau, thì dòng họ có mộ xếp 
đá5; còn nếu bàn thờ chỉ dùng một loại giấy 
màu trắng đục duy nhất để trang trí thì dòng 
họ có mộ không xếp đá. 
Đối với người H'mông, nơi đặt bàn thờ 
rất linh thiêng, chỉ có chủ gia đình mới 
được làm chủ lễ cúng mời tổ tiên, và chỉ có 
đàn ông mới được đến gần bàn thờ. Bàn thờ 
thường được làm mới vào dịp Tết, gọi là 
“thay áo mới cho bàn thờ”. Người ta bỏ 
giấy cũ, vệ sinh sạch sẽ khu vực bàn thờ, 
dán giấy màu, lấy lông cổ của con gà trống 
dành cho tổ tiên, chấm vào tiết của chính nó 
rồi dán lên bàn thờ. Số túm lông được quy 
định theo mỗi dòng họ. Lễ vật cúng tổ tiên 
là con gà trống có lông cổ màu đỏ. Theo 
quan niệm của người H'mông, lông của gà 
trống được dán trên bàn thờ tổ tiên với ý 
nghĩa như sự hiện diện của linh hồn gà 
trống để giữ cửa cho gia đình, bảo vệ cả gia 
đình 12 tháng trong năm. Khi thay bàn thờ, 
thay giấy, cúng bằng một con gà trống, 
người ta đính lông của con gà đó lên, thì 
con gà đã hoàn thành nhiệm vụ, được đầu 
thai sang kiếp khác. Trong lễ cúng mời tổ 
tiên về ăn Tết, người ta cầu xin cho gia đình 
sức khỏe dồi dào, quanh năm không có 
bệnh tật; gia súc, gia cầm đầy chuồng; thóc 
về đầy gác. 
4. Tín ngưỡng thờ các loại ma 
Người H'mông quan niệm rằng, tất cả mọi 
vật đều có linh hồn, mỗi một ngọn núi, cánh 
rừng, gốc cây, hòn đá đều có ma cai quản. 
Ma thiện thì ít, còn ma ác thì nhiều, chúng 
luôn rình rập để bắt hồn người sống. Trong 
cuộc sống hàng ngày, khi gặp chuyện gì 
không may thì người H'mông cho rằng đó 
là do ma làm. Do đó, trong gia đình người 
H'mông bên cạnh thờ cúng tổ tiên, còn tồn 
tại một hệ thống ma nhà với những nghi 
thức cúng khác nhau. 
Ma ngũ hải là ma nguy hiểm nhất trong 
quan niệm của người H'mông; nó thường 
gây ra những cái chết đột ngột, chẳng hạn 
như ngạt thở hoặc hộc máu mồm mà chết. 
Ma theo sau được gọi là “đax khua đê”. 
Theo người H'mông, loại ma này chỉ có 
trong nội bộ tộc người; nó xuất hiện khi các 
cá nhân có mối hiểm khích, có thể khấn ma 
đi làm hại người khác. Loại ma này thường 
gây ra những trận ốm đột ngột nhưng không 
nguy hiểm như ma ngũ hải. 
Ma thi vi sú (thix vi suz, thiz vi sư) là loại 
ma mà người H'mông luôn đề phòng. Loại 
ma này thường gây ra tai nạn, như cháy 
nhà, đá lăn, cây đổ vào người đi rừng, đi 
nương. Với những cái chết bị ma thi vi sú 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2019 
58 
làm, người H'mông phải mời thầy cúng đến 
để tẩy rửa mọi xui xẻo trong nhà, trong 
dòng họ. Con vật được thay thế để nhận 
mọi xui xẻo là con dê. Con vật này sẽ cõng 
những điều không may mắn đi thật xa, đến 
nơi hồ rộng biển sâu, nơi không có con 
người và cả chim muông cũng không thể 
đến đẻ trứng, khuất hẳn cuộc sống của họ. 
Khi làm lễ cúng này, tất cả các gia đình 
trong dòng họ phải cùng làm. Nếu gia đình 
nào trong họ mà không làm lễ tẩy uế thì ắt 
hẳn mọi sự xui xẻo sẽ rơi vào nhà đó. Sau 
lễ tẩy uế này, họ tin rằng, mọi xui xẻo sẽ 
không đến nữa. Đến nay tục lệ này vẫn còn 
được người H'mông thực hiện một cách chu 
đáo. Có nhiều dòng họ cứ hai ba năm lại tổ 
chức một lần [12]. 
Bên cạnh các loại ma ác chuyên làm hại 
người, còn có các loại ma thiện. Loại ma 
này sống gần gũi với con người và được 
con người thờ cúng. Theo người H'mông, 
ma buồng là ma coi giữ hồn của cha mẹ, 
con cái. Ma bếp là ma coi giữ lương thực, 
thực phẩm và sức khoẻ. Ma cửa (xia minhx) 
là ma giữ không cho tiếng khèn, tiếng 
trống, con ngựa hương vàng, con ngựa 
hương trắng (đó là cáng treo người chết) có 
trong gia đình. Đặc biệt là, bàn thờ (xử ca), 
ma cửa (miếng vải đỏ treo ở cửa chính), ma 
buồng (chiếc rọ và quả bầu treo ở buồng 
ngủ), ba thứ này không thể thiếu trong gia 
đình người H'mông và chúng đều bảo vệ 
cho gia đình. 
Theo quan niệm các gia đình, nếu không 
có ứng xử chu đáo, khéo léo với các loại ma, 
thì sẽ có khả năng các ma sẽ làm cho cuộc 
sống gia đình không được hạnh phúc, làm ăn 
gặp khó khăn, hay ốm đau, bệnh tật. Trong 
văn hóa của người H'mông từ lâu đã có quy 
định mà bất cứ gia đình nào cũng phải tuân 
theo; với quy định đó, đàn ông người 
H'mông sau khi lập gia đình, sinh con đẻ cái 
phải tổ chức cúng ma buồng (đax trong - ma 
phụ nữ). Lễ cúng này là cúng ma phụ nữ, 
giúp cho gia đình chăn nuôi lợn tốt, bảo vệ 
sức khỏe cho con cái trong nhà. Lễ vật cúng 
bắt buộc phải có lợn, một quả bầu cong phần 
đầu để đựng nước luộc thịt và óc lợn. Khi 
cúng, tay trái cầm quả bầu, tay phải cầm một 
cái roi nhỏ để vừa cúng vừa đuổi lợn. Cúng 
đuổi lợn được thực hiện 5 lần. Hay như, 
trong quan niệm của người H'mông, ma bếp 
(đăk kho trù) là vị thần linh bảo vệ mùa 
màng, hoạt động sản xuất nông nghiệp. Một 
số dòng họ còn quan niệm ma bếp cũng liên 
quan đến sức khỏe và chăn nuôi, là người 
trông nom tài sản khi gia đình đi vắng. Do 
đó, lễ cúng ma bếp được các gia đình tiến 
hành vào đêm 30 Tết với lễ vật là một con 
gà. Trong cuộc sống hàng ngày, người 
H'mông vẫn thực hiện những kiêng kị dành 
cho ma bếp, đó là khi làm lễ cúng năm mới 
3 ngày, không được nhóm bếp, thổi lửa vì sợ 
mùa màng năm đó bị gió cuốn gãy đổ; 
không được đánh đổ nước, nhất là nước cơm 
xuống bếp, vì sợ mùa màng bị lũ quét phá 
hoại do mưa to; không được giẫm chân lên 
bếp, không được cáu gắt khi nh ... i mùa màng đã 
thu hoạch xong, thóc, ngô đã đầy nhà. Đám 
cưới truyền thống của người H'mông 
thường được tổ chức trong 3 ngày, hai ngày 
ở nhà trai và một ngày ở nhà gái. Theo quan 
niệm người H'mông, ngày đẹp được chọn 
để làm lễ cưới là “đi mồng 1 về mồng 2” 
âm lịch, hay “đi ngày con chuột về ngày 
con trâu”. Có nghĩa là, đi ngày lẻ về ngày 
chẵn hay đi một về hai, đi nhỏ về to. Điều 
đó thể hiện mong muốn một cuộc sống lứa 
đôi hạnh phúc, đầy đủ và phát triển. 
Có lẽ, đối với bất cứ một tộc người nào 
cũng vậy, tang ma thể hiện rõ nhất đặc 
trưng văn hóa của tộc người, nó thể hiện 
được các giá trị văn hóa, lịch sử, giáo dục, 
tâm linh và có nhiều nghi thức phức tạp 
nhất. Trong nghi thức tang ma của người 
H'mông, các giá trị nhân sinh quan, vũ trụ 
quan và văn hóa truyền thống được bộc lộ 
một cách sâu sắc thông qua cách ứng xử 
của người sống đối với người chết. Nghi lễ 
tang ma của người H'mông có một số nghi 
thức mang tính đặc trưng văn hóa và liên 
quan đến tín ngưỡng của cộng đồng như: 
Nghi lễ đuổi giặc ma được tiến hành mỗi 
ngày 3 lần (sáng, trưa, chiều). Để thực hiện 
nghi lễ này phải có từ 5 đến 7 người, chạy 
xung quanh nhà 7 vòng đi và 7 vòng về 
(nếu người chết là nam), 9 vòng đi và 9 
vòng về (nếu người chết là nữ). Mỗi lần đội 
Nguyễn Thị Song Hà, Võ Thị Mai Phương 
61 
chạy đến cửa chính, cửa phụ, người ta thổi 
lên 3 hồi tù và, đâm mác, chém đai đao, 
phang phạt kiếm; thầy đánh trống đánh 
từng hồi; thầy khèn trong nhà cũng vừa 
thổi, vừa nhảy, vừa chạy. Điều đó gây 
không khí náo động tượng trưng cho việc 
chiến đấu, đuổi giặc ma đến quấy rối hồn 
người chết; đồng thời cũng là sự mô phỏng 
việc tổ tiên, cha ông người H'mông xưa kia 
khi còn sống luôn bị giặc đánh phá cướp 
nước, cướp đất, bị giết chóc,... 
Trong đám ma người H'mông bắt buộc 
phải có nghi thức thổi kèn, nếu không thì 
linh hồn người chết không về được với tổ 
tiên. Một nghi lễ thổi khèn đầy đủ gồm: bài 
khèn tắt thở (kễnh tu sía); bài khèn dỡ chỗ 
ngủ (kềnh dờ lán - zơưk lar) dành cho 
những người đau ốm lâu ngày; bài khèn lên 
ngựa (tra nềnh); bài khèn tra trò; bài khèn 
hu gầu; bài khèn bữa sáng, trưa, tối (kềnh 
yail, kềnh xu, kềnh hmo); bài khèn lỏ xá lỏ 
hmo (nống txư); bài khèn chào đón (to 
khùa) những người đến phúng viếng; bài 
khèn đến thăm người chết (kênh sùa sâu - 
shuôs sâu); bài khèn đốt giấy (kềnh lớ tớ - 
hlơưr ntơưr); bài khèn đưa người chết ra 
ngoài (yưv yar); bài khèn lên đường (sớ cế). 
Trước khi đem đi chôn, người chết được 
đặt nằm trên chiếc sàn làm sẵn ngoài bãi 
trống. Xung quanh chỗ đặt người chết, 
người ta cắm lá xanh, phía trên có giàn che 
sương che nắng. Tại đây, nghi lễ chính là 
dâng hiến các lễ vật cho người chết. Đây là 
các lễ vật do con cái trong gia đình mua để 
dành cho người chết. Ông trưởng tang chủ 
làm lễ dâng hiến từng con vật. Ông buộc 
một sợi dây từ quan tài nối với con vật 
được dâng tế6, đọc bài tế, rồi cứ thế lần lượt 
mổ từng con vật; đồng thời, con cháu, 
người thân khóc lóc, trống được gõ liên hồi, 
người thổi khèn vừa thổi, vừa nhảy vòng 
quanh người chết. Trong văn hóa truyền 
thống, lễ vật dành cho người chết mà con 
cháu phải chuẩn bị có giá trị tài sản rất lớn 
(thường là bò, lợn, dê). Vì thế, người 
chết gây không ít khó khăn, tốn kém và vất 
vả cho người sống. 
Lễ cúng ma bò (nhùx đá) hay là lễ ma 
khô. Khi nào các con của người chết có 
điều kiện nuôi được bò hoặc có tiền mua bò 
thì bắt đầu làm lễ ma bò cho bố mẹ. Cách 
thức làm cũng tương tự như làm lễ thả hồn 
và lễ cúng ma buồng, nhưng con cháu 
thường không khóc, lễ vật là 1 con bò to 
hay nhỏ tuỳ ý. Lễ này có thể còn được tổ 
chức do bố hoặc mẹ đã chết về đòi con cháu 
cho bò (thông qua việc con cháu trong gia 
đình có người ốm yếu, hoặc nằm mơ, hoặc 
do thầy mo, thầy cúng xem trúng thì cũng 
phải làm ma bò). 
6. Tín ngưỡng thờ cúng nông nghiệp 
Lễ cơm mới (nào mó dầy tra) thường 
được tiến hành sau khi đã thu hoạch lúa, 
để tỏ lòng biết ơn tổ tiên đã phù hộ có 
được một vụ mùa bội thu, và để mời tổ 
tiên thưởng thức bát cơm mới, cầu mong 
tổ tiên phù hộ mùa màng năm sau được 
tươi tốt. Lễ cơm mới được thực hiện trong 
phạm vi gia đình. Trong lễ cơm mới, các 
gia đình phải nấu cơm bằng gạo mới và 
thịt gà. Ông chủ gia đình đặt đồ lễ lên bàn 
thờ tổ tiên, mời tổ tiên và các loại ma nhà 
ăn trước. Sau đó, các thành viên trong gia 
đình mới được hưởng. 
Lễ ngô mới (ngó pak cù tra) được tổ 
chức đơn giản hơn lễ cơm mới, trước khi ăn 
đến loạt ngô mới thu hoạch. Ở đó, người 
H'mông luộc ngô chín, đặt lên nơi thờ tổ 
tiên để mời tổ tiên ăn trước. Đồng thời, đây 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2019 
62 
cũng là hình thức tạ ơn tổ tiên đã phù trợ 
cho một mùa màng bội thu và cầu khấn tổ 
tiên tiếp tục phù hộ cho mùa sau được nhiều 
và không bị sâu bệnh phá hoại. 
Lễ cúng nương (pảu tê) (hay còn gọi là 
lễ cúng “trả nương”) là một hình thức cúng 
cho thổ công, thổ địa, thần nương, thần 
rừng. Khi nương lúa, nương ngô hay những 
cây trồng của gia đình có hiện tượng sâu 
bệnh, mọc không đều, hay trong một nương 
có cây sống, cây chết, người H'mông 
thường thực hiện nghi lễ thương lượng với 
các vị thần ở nương. Sau khi thu hoạch, gia 
đình đó chuẩn bị lễ vật đúng như đã hứa để 
trả công cho thần nương. 
7. Tín ngưỡng liên quan đến lễ hội 
Tết truyền thống của người H'mông có thời 
gian trùng vào Tết dương lịch. Tết là dịp để 
cảm tạ tổ tiên, thần linh và đón chào năm 
mới. Trong những ngày Tết, các gia đình 
đốt củi, giữ bếp đỏ lửa liên tục để vừa giữ 
ấm, vừa xua đuổi tà ma và cầu mong bình 
an, may mắn. Các đồ vật trong nhà (như 
cuốc, thuổng, dao, rựa) được dán giấy để 
xua đuổi tà ma và cầu mong may mắn, tốt 
lành. Trong ngày này, các gia đình người 
H'mông soạn sửa, trang trí lại nhà cửa, bàn 
thờ tổ tiên. Đây cũng là dịp các chàng trai, 
cô gái người H'mông được tham gia các lễ 
hội của cộng đồng như ném pao, bắn nỏ, 
kéo co, múa khèn, đẩy gậy 
Lễ nào sồng là một trong những lễ hội 
quan trọng của người H'mông. Lễ này được 
tổ chức đầu năm trong cộng đồng để cúng 
thần rừng và thống nhất những quy định 
của làng bản để thực hiện trong năm, 
thường được người H'mông tổ chức vào 
tháng giêng hoặc tháng 10 âm. Trong lễ đó, 
trước thần linh, các thành viên nam trong 
cộng đồng người H'mông sẽ cam kết với 
nhau về việc bảo vệ mùa màng, gia súc, 
rừng cấm trên cơ sở của tình đoàn kết. 
Lễ hội gầu tào được coi là một trong 
những lễ hội tiêu biểu nhất của người 
H'mông. Lễ hội này được tổ chức vào mùa 
xuân, vừa mang ý nghĩa mừng một năm lao 
động, cầu sức khỏe, cầu sinh sôi nảy nở, 
vừa là sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. 
Hội gầu tào gồm hai phần chính: phần lễ và 
phần hội. Phần nghi lễ bắt đầu bằng lễ dựng 
cây nêu nhằm thông báo nơi mở hội. Khi 
cây nêu đã dựng xong, dân bản dâng cúng 
một mâm lễ để báo cáo với cúng thần linh 
và tổ tiên, trời đất mở hội gầu tào. Lễ vật 
gồm có thủ lợn, xôi, rượu Tại lễ hội này, 
dân làng xin dâng hiến các vị thần một con 
vật bốn chân, cơm xôi, rượu ngô và tiền 
vàng, tiền bạc; mời các vị đến nhận rồi phù 
hộ cho dân làng (có con cái khoẻ mạnh, học 
giỏi, làm ăn khấm khá, mùa màng tốt tươi, 
con cái trong gia đình thuận hòa). Sau 
phần “lễ” là phần “hội” với các trò chơi dân 
gian, đàn hát “gầu plềnh”. Từ ý nghĩa ban 
đầu (là lễ tạ ơn chúc cho nhiều con nhiều 
cháu, mang màu sắc tôn giáo), gầu tào trở 
thành lễ hội trổ tài và giao duyên của nam 
nữ H'mông [5, tr.155]. 
8. Kết luận 
Tín ngưỡng của cộng đồng người H'mông ở 
Việt Nam khá đa dạng, chứa đựng nhiều giá 
trị văn hóa. Tuy nhiên, trong thời gian qua, 
một bộ phận người H'mông chuyển đổi từ 
tín ngưỡng truyền thống sang đạo Tin Lành. 
Đang có sự chuyển biến lớn trong nhận 
thức của một bộ phận cộng đồng người 
H'mông về niềm tin, tín ngưỡng; và điều 
Nguyễn Thị Song Hà, Võ Thị Mai Phương 
63 
này đã tác động đến và chi phối các sinh 
hoạt thường ngày của họ. Điểm nhận thấy 
đầu tiên trong sự biển đổi tín ngưỡng tôn 
giáo của người H'mông theo Tin Lành là sự 
thay đổi từ việc tin, việc thờ nhiều ma sang 
việc chỉ tin, chỉ thờ Chúa Giê-su. Văn hóa 
H'mông theo Tin Lành có sự đối lập với 
văn hóa H'mông truyền thống, vì một bên 
tin vào Chúa, một bên tin vào ma. Việc đặt 
niềm tin vào Chúa hay ma sẽ tác động đến 
cách thực hành nghi lễ, cách thức ứng xử 
khác nhau. Theo đạo Tin Lành, linh hồn khi 
chết đi là về với Chúa, được Chúa che chở, 
chính vì vậy, việc thờ cúng tổ tiên đã bị xóa 
bỏ, thay vào đó là việc cầu nguyện theo 
nghi thức tôn giáo. Cũng như vậy, quan 
niệm về các loại ma và các hình thức cúng 
ma của người H'mông theo Tin Lành đã 
không còn; tất cả chỉ tập trung vào Chúa, 
chỉ có Chúa hiện diện trong tâm linh và 
niềm tin tôn giáo mới; Chúa đã chiếm một 
vị trí độc tôn với quyền năng vô hạn đối với 
niềm tin của họ [9]. Mối liên hệ với Chúa 
được duy trì hàng ngày (cầu nguyện trước 
bữa ăn), dần thấm sâu vào trong tâm thức 
người H'mông. Niềm tin tôn giáo của người 
H'mông đối với đạo Tin Lành còn được thể 
hiện thông qua hệ thống giáo lý, khuyên răn 
con người sống lương thiện, thương yêu và 
có trách nhiệm với bố mẹ và gia đình, từ bỏ 
những việc làm không tốt như không uống 
rượu, đánh nhau Niềm tin đó được hiện 
thực hóa thông qua các bài kinh. Các nghi 
thức trong sinh hoạt tâm linh cũng biến đổi 
sang nghi lễ tôn giáo. Các nghi lễ liên quan 
tới chu kỳ đời người đều cắt bỏ, hoặc được 
tổ chức đơn giản bằng việc cầu nguyện với 
sự chứng giám của Chúa và có sự giúp đỡ 
của Mục sư hay Trưởng nhóm. Các nghi 
thức thờ cúng nông nghiệp vẫn có thể tiến 
hành, song có sự thay đổi về hình thức thực 
hiện, đối tượng tạ ơn chuyển từ tổ tiên sang 
Thiên Chúa. Người H'mông theo đạo Tin 
Lành không lập bàn thờ, không thực hiện 
các ngày giỗ. Đặc biệt, người H'mông theo 
Tin Lành rất hào hứng tổ chức và tham gia 
các ngày lễ quan trọng của tôn giáo như 
ngày Giáng sinh, Phục sinh. 
Cộng đồng người H'mông theo Tin Lành 
hầu như không còn tham dự những lễ hội 
truyền thống, mà thay vào đó, họ đến cầu 
nguyện tập thể tại các nhà nguyện của điểm 
nhóm và tham dự các ngày lễ quan trọng 
của tôn giáo. Đây cũng là lý do tạo ra 
khoảng cách giữa những người theo đạo và 
người không theo đạo, ảnh hưởng đến mối 
quan hệ giữa cộng đồng người H'mông. Đối 
với những người H'mông không theo đạo 
Tin Lành, họ khó chấp nhận được việc 
không tham gia các lễ hội truyền thống của 
dân tộc mình, cho rằng như thế sẽ làm phai 
nhạt đi bản sắc văn hóa của dân tộc, không 
tôn trọng văn hóa truyền thống. Trong các 
lễ hội truyền thống người H'mông thường 
sử dụng khèn. Khèn là một trong những 
phương tiện để người H'mông giao tiếp với 
ông bà tổ tiên, với các ma. Còn theo Tin 
Lành là theo Chúa, tin vào Chúa; không tin 
vào ma nhà, chính vì vậy người H'mông 
theo tin lành ít hoặc không tham dự các lễ 
hội truyền thống [9]. 
Trong lịch sử phát triển của dân tộc, 
những tín ngưỡng văn hóa của người 
H'mông cũng đã có nhiều thay đổi về quan 
niệm, thực hành nghi lễ, các lễ vật để thích 
ứng với môi trường và điều kiện sống mới. 
Song nhiều giá trị văn hóa đặc trưng mang 
tính cốt lõi tạo nên bản sắc văn hóa của tộc 
người vẫn được bảo lưu, gìn giữ. 
Từ thực tiễn nêu trên, có nhiều vấn đề 
đặt ra cho các cơ quan chức năng từ trung 
ương tới địa phương trong nghiên cứu, 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2019 
64 
tham mưu với Đảng, Nhà nước (để ban 
hành những chính sách phát triển kinh tế, 
văn hóa, xã hội phù hợp với đặc điểm, tình 
hình dân tộc H'mông). Trong đó, cần có 
chính sách bảo tồn, giữ gìn và phát huy 
những giá trị văn hóa tốt đẹp, đặc sắc, và 
loại bỏ dần những phong tục, tập quán 
không còn phù hợp trong xã hội hiện tại, 
đáp ứng được nhu cầu văn hóa, tinh thần, 
tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào. Đồng 
thời, cần tuyên truyền để người H'mông 
không bị ảnh hưởng tư tưởng của các thế 
lực thù địch, chống phá công cuộc xây 
dựng đất nước ta hiện nay. 
Chú thích 
3 Bài báo được sự tài trợ của đề tài cấp nhà nước: 
Biến đổi văn hóa của các dân tộc thiểu số - những 
vấn đề đặt ra và giải pháp trong thời gian tới, Mã 
số: CTDT 11.17/16-20. 
4 Họ Vàng tại Ý Linh Hồ (xã San Sả Hồ, thị trấn Sa 
Pa, Lào Cai) vẫn có bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên 
của họ Vàng ở Sa Pa là 2 tờ giấy đỏ dán ngang hàng 
và trên 2 tờ giấy bản lớn. Bàn thờ có một bát hương 
lớn, 3 chiếc chén và một bát gạo. Nếu bàn thờ thờ 
bao nhiêu người thì khi thắp hương phải để lên bát 
gạo bấy nhiêu quả trứng. 
5
 Nếu nhìn vào từng ngôi mộ, có thể biết được người 
chết thuộc dòng họ nào. Ví dụ, dòng họ Sùng cúng chim, 
mộ không có cửa, xếp đá ở chân mộ, mộ đàn ông có 4 
hoặc 6 viên, mộ đàn bà là 3, 5, hoặc 7 viên. Họ Sùng 
cúng gà, mộ không có cửa, xếp đa chân mộ, mộ đàn ông 
là 5 viên, mộ đàn bà có 7 viên theo quy định, hoặc có bia 
mộ. Đối với họ Vừ mộ không có cửa, xếp 3 hàng đá 
xung quanh, mộ đàn ông chôn bên phải, mộ đàn bà chôn 
bên trái và thụt lui sau mộ đàn ông một chút. 
6 Trước đây, người chết được đặt trên cáng để khiêng 
ra huyệt và quan tài được ghép sẵn dưới huyệt, nên 
người ta buộc sợi dây vào tay người chết nối với con 
vật dâng tế. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bế Viết Đẳng (1984), Dân tộc Mèo trong Các 
dân tộc thiểu số ở Việt Nam (các tỉnh miền núi 
phía Bắc), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[2] Nguyễn Thị Song Hà, Hồ Xuân Định (2014), 
“Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người 
H'mông”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2. 
[3] Nguyễn Thị Song Hà (2016), “Tập quán, nghi 
lễ sinh đẻ và chăm sóc trẻ nhỏ hiện nay của 
người H'mông từ Tây Bắc di cư vào Đắk Lắk”, 
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4. 
[4] Hoàng Xuân Lương (2000), Văn hoá người 
H'mông ở Nghệ An, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 
[5] Võ Thị Mai Phương (2017), Biến đổi văn hóa 
tinh thần của người H'mông di cư ở Đắk Lắk, 
Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 
[6] Vương Duy Quang (1987), “Quan hệ dòng họ 
trong xã hội người H'mông”, Tạp chí Dân tộc 
học, số 2. 
[7] Tổng cục Thống kê (1979), Quyết định số 121-
TCTK/PPCĐ ngày 2/3/1979, Danh mục thành 
phần dân tộc Việt Nam, Hà Nội. 
[8] Biến đổi văn hóa của các dân tộc thiểu số - 
những vấn đề đặt ra và giải pháp trong thời 
gian tới, Tư liệu phỏng vấn sâu của đề tài cấp 
nhà nước CTDT 11.17/16-20, (2017), Hà Nội. 
[9] Nguyễn Quỳnh Trâm (2016), Văn hóa của 
người H'mông theo Đạo Tin Lành ở Lào Cai, 
Luận án tiến sĩ Nhân học, Học viện Khoa học 
xã hội, Hà Nội. 
[10] Trần Hữu Sơn (1995), Đời sống văn hoá tinh 
thần người H'mông ở Lào Cai (Truyền thống 
và hiện đại), Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học 
Lịch sử, Hà Nội. 
[11] Trần Hữu Sơn (1996), Văn hoá H'mông, Nxb 
Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 
[12] Mua Hồng Sinh (2016), Tang ma dòng họ Giàng 
người H mông Trắng xã Sủng Trà, huyện Mèo 
Vạc, tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sĩ Dân tộc học, 
Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[13] Cư Hoà Vần, Hoàng Nam (1994), Dân tộc Mông 
ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2019 
12 

File đính kèm:

  • pdftin_nguong_cua_nguoi_hmong_o_viet_nam.pdf