Tìm hiểu về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

TÓM TẮT: Trong bài viết này chúng tôi cung cấp cho độc giả những khái niệm và nội

dung cơ bản của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay đang diễn ra trên toàn cầu.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ

thuật số và Vật lý. Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập

trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y

dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.

Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân

tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Còn lĩnh vực

Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions )

và công nghệ nano. Đặc trưng cơ bản của Cách mạng công nghệ 4.0 là sự kết nối của các

công nghệ lại với nhau.

pdf 7 trang phuongnguyen 2720
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tìm hiểu về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Tìm hiểu về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trần Minh Tâm 
34 
TÌM HIỂU VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
A STUDY ABOUT THE TECHNOLOGY REVOLUTION 4.0 
TRẦN MINH TÂM 
 PGS.TS. Trường Đại học Văn Lang, Email:tranminhtam@vanlanguni.edu.vn 
TÓM TẮT: Trong bài viết này chúng tôi cung cấp cho độc giả những khái niệm và nội 
dung cơ bản của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay đang diễn ra trên toàn cầu. 
Cách mạng Công nghiệp 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ 
thuật số và Vật lý. Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập 
trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y 
dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. 
Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân 
tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Còn lĩnh vực 
Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions) 
và công nghệ nano. Đặc trưng cơ bản của Cách mạng công nghệ 4.0 là sự kết nối của các 
công nghệ lại với nhau. 
Từ khóa: cách mạng 4.0, khoa học và công nghệ. 
ABSTRACT: In this article, we will provide readers the definition and the basic contents 
of the current Technology Revolution 4.0 which has emerged globally. Technology 
Revolution 4.0 takes place in three main areas, including Biotechnology, Digital and 
Physics. In the field of biotechnology, the Technology Revolution 4.0 focuses on research 
to create leaps in agriculture, seafood, medicine, food processing, environmental 
protection, renewable energy, chemistry and materials. The key elements of Digital in the 
Technology Revolution 4.0 will be: Artificial Intelligence (AI), Internet of Things (IoT) and 
Big Data. In the field of physics with new generation robots, 3D printers, self-driving cars, 
new materials (graphene, skyrmions ...) and nanotechnology. The basic feature of 
Technology Revolution 4.0 is the merger of all technologies together. 
Key words: revolution 4.0, science and technology. 
1. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
LÀ GÌ? 
Trong thời gian gần đây, khái niệm 
"Cách mạng Công nghiệp 4.0" được nhắc 
đến nhiều trên các phương tiện truyền 
thông và mạng xã hội bởi vì cuộc cách 
mạng này đang diễn ra tại nhiều nước phát 
triển và trong tương lai nó sẽ đem đến cho 
nhân loại nhiều cơ hội để thay đổi bộ mặt 
các nền kinh tế. Cả thế giới đang tiến vào 
cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 [1]. 
Khái niệm "Cách mạng Công nghiệp 
4.0" được đưa ra vào năm 2011 tại Hội chợ 
Hannover, giới thiệu các dự kiến của 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 06/2017 
35 
chương trình công nghiệp 4.0 của nước 
Đức, nhằm nâng cao nền công nghiệp cơ 
khí truyền thống của Đức [5]. Lúc đó, việc 
thông minh hóa các nhà máy sản xuất tại 
Đức đã được đặt ra. Tập đoàn công nghệ 
Siemens đã có nhà máy hoàn toàn tự động 
khá lâu trước khi cụm từ này rộ lên trong 1 
năm trở lại đây [2]. Có thể thấy rằng, các 
công nghệ của cuộc Cách mạng Công 
nghiệp 4.0 có tính kế thừa và phát huy từ 
ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. 
Trong đó, việc can thiệp của máy tính đã 
tiến lên tầm cao mới với kết nối Internet đã 
biến đổi mọi công nghệ nhanh hơn. 
Các nước phát triển trong vài năm qua 
đều có các chương trình chiến lược về sản 
xuất khi những tiến bộ của khoa học và 
công nghệ đang diễn ra rất nhanh. Hoa Kỳ 
có "Chiến lược quốc gia về sản xuất tiên 
tiến" cho ba thập kỷ tới. Pháp có "Bộ mặt 
mới của công nghiệp nước Pháp". Hàn 
Quốc có "Chương trình tăng trưởng của 
Hàn Quốc trong tương lai". Trung Quốc có 
"Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025". Nhật 
Bản có "Xã hội thông minh 5.0", Nhiều 
người cũng cho rằng, "cách mạng công 
nghiệp lần thứ 4” mới có tính chất dự báo 
và chưa xảy ra. 
Vậy, cuộc cách mạng này nên được 
hiểu như thế nào? 
Theo cách giải thích của người sáng 
lập và là chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh 
tế Thế giới, ông Klaus Schwab cho biết, thế 
giới đã trải qua ba cuộc cách mạng công 
nghiệp. Cuộc cách mạng lần thứ nhất là 
việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước 
để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng 
lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng 
để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 
ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin 
để tự động hóa sản xuất [3,4,6]. 
Tất cả các cuộc cách mạng đều được 
dẫn dắt bởi khoa học công nghệ. Các cuộc 
cách mạng trước đây đều là hệ quả của tiến 
bộ khoa học công nghệ. Biểu tượng của 
Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là robot có 
thể có trí tuệ toàn cầu, lấy kiến thức của tất 
cả các robot để ứng xử với con người, vượt 
xa năng lực con người. Thực ra, về bản 
chất đây là cụm từ đề cập đến những công 
nghệ đang phát triển hiện nay như: IOT 
(Internet of things - Vạn vật kết nối), AI 
(Artifical Intelligence - Trí tuệ nhân tạo), 
cloud computing (Điện toán đám mây), 
AR/VR (Thực tế ảo), Big Data (Dữ liệu 
lớn), và nhiều công nghệ khác, chưa có 
tiêu chuẩn xếp loại, được gán ghép vào nội 
dung của Cách mạng Công nghiệp 4.0. 
 Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra 
trên ba lĩnh vực chính gồm Công nghệ Sinh 
học, Kỹ thuật số và Vật lý. 
Trên lĩnh vực Công nghệ Sinh học, 
Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào 
nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt 
trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế 
biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng 
lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. 
Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số 
sẽ là: Trí tuệ nhân tạo, Vạn vật kết nối, Dữ 
liệu lớn. 
Còn lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ 
mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới 
(graphene, skyrmions,) và công nghệ 
nano. 
Trung tâm của Cách mạng Công 
nghiệp 4.0 sẽ là số hóa toàn bộ quy trình từ 
thiết kế cho đến sản xuất. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trần Minh Tâm 
36 
Trong số hóa sản xuất, dữ liệu chính là 
huyết mạch. Lượng dữ liệu được tạo ra 
trong toàn bộ các quy trình sản xuất - từ 
phát triển sản phẩm, sản xuất, cho đến dịch 
vụ hậu mãi - là rất lớn. 
Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá 
của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện "không 
có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc 
cách mạng công nghiệp trước đây, Cách 
mạng Công nghiệp 4.0 tiến triển theo hàm số 
mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn 
nữa, nó đang phá vỡ hầu hết cơ cấu ngành 
công nghiệp cũ ở mọi quốc gia. Về chiều 
rộng và chiều sâu của những thay đổi này 
báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ 
thống sản xuất, quản lý và quản trị. 
Cách mạng Công nghiệp 4.0 là xu 
hướng hiện thời trong việc tự động hóa và 
trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. 
Nó bao gồm các hệ thống không thực - ảo, 
Vạn vật kết nối và Điện toán đám mây và 
điện toán nhận thức. Nó có thể tạo ra những 
"nhà máy thông minh". Trong các nhà máy 
thông minh với cấu trúc kiểu mô-đun, hệ 
thống thực - ảo giám sát các quy trình thực 
tế, tạo ra một bản sao ảo của thế giới thực 
và đưa ra các quyết định phân tán. Qua Vạn 
vật kết nối, các hệ thống thực - ảo giao tiếp 
và cộng tác với nhau và với con người 
trong thời gian thực, và với sự hỗ trợ của 
Internet dịch vụ, dịch vụ nội hàm và dịch 
vụ xuyên tổ chức được cung cấp cho các 
bên tham gia chuỗi giá trị sử dụng. 
Theo ông Trương Gia Bình - Chủ tịch 
Tập đoàn FPT, từ nay trở đi, chúng ta có 
một đối tác mới rất thông minh, rất hiểu 
biết. Hãy hợp tác với đối tác mới này, đó là 
Robotics. Hãy hợp tác với robot. Với cuộc 
cách mạng này, không chỉ máy móc mà tất 
cả các sự vật thế giới xung quanh chúng ta 
đều trở nên có nhân tính, đều có tính toán, 
tối ưu. Thế giới xung quanh ta không chỉ 
trở thành thế giới sống mà biến thành thế 
giới có nhân tính. Khi đó, các ôtô có thể sẽ 
tự tránh nhau, hàng hóa sẽ tự động giao tại 
nhà [7]. 
Bên cạnh những cơ hội mới, Cách 
mạng Công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho 
nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt. 
Mặt trái của cuộc cách mạng này là nó 
có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt, có 
thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động 
hóa thay thế lao động chân tay trong nền 
kinh tế, khi robot thay thế con người trong 
nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế 
giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp. 
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 
đã đặt ra vấn đề này theo các giai đoạn 
khác nhau. Giai đoạn đầu tiên sẽ là thách 
thức với những lao động văn phòng, trí 
thức, lao động kỹ thuật, giai đoạn tiếp theo 
sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽ chậm hơn. 
Với sự chuyển động của cuộc cách mạng 
này, trong khoảng 15 năm tới, thế giới sẽ 
có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp 
thay đổi. 
Sau đó, những bất ổn về kinh tế nảy 
sinh từ cuộc cách mạng này sẽ gây ra 
những bất ổn về đời sống và dẫn đến bất ổn 
về chính trị. Nếu chính phủ các nước không 
hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng 
Cách mạng Công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy 
ra bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể. 
Những thay đổi về cách thức giao 
tiếp trên Internet cũng đặt con người vào 
nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khỏe. 
Thông tin cá nhân nếu không được bảo vệ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 06/2017 
37 
một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy 
khôn lường. 
Trong tương lai những điều thú vị sẽ 
trở thành hiện thực mà công nghệ 4.0 sẽ 
đem lại cho mỗi người: 
 1) Dựa vào phân tích mọi dữ liệu về 
bản thân, Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra nhiều 
tác phẩm nghệ thuật cho ta thưởng thức 
như: làm một bộ phim mà không cần diễn 
viên, làm vở hài kịch theo gu của bạn. Và 
diễn viên sẽ thất nghiệp! 
 2) Máy bán hàng tự động sẽ bán bất 
kỳ thứ gì mà ta muốn, ngay cả một món ăn 
hợp khẩu vị cũng được làm tự động. Đầu 
bếp và phục vụ sẽ mất việc! 
3) Ta muốn có 1 chương trình phần 
mềm phục vụ đời sống hoặc nhu cầu tức 
thời. Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra ngay cho ta, 
tự sửa lỗi, tự test, tự code. Lập trình viên 
phổ thông không còn đất sống! 
 4) Các giao dịch ngân hàng tự động 
toàn bộ tới mức có thể duyệt vay dựa vào 
lịch sử toàn bộ của một cá nhân. Chi nhánh 
ngân hàng đóng cửa và tín dụng chả còn 
cần thiết nữa! Nhưng chả rõ nhân viên thu 
hồi nợ còn cần thiết không? Nếu việc chi 
trả chỉ còn diễn ra trực tuyến, người vay 
khó mà trốn nợ được! 
 5) Vạn vật kết nối sẽ thay thế người 
nông dân khi chỉ cần ngồi ở nhà, người chủ 
đất vẫn có thể kết nối hệ thống tưới tiêu, 
biết được độ ẩm trong đất, không khí để có 
lịch tưới phù hợp. Thậm chí điều khiển cả 
máy cày, máy gặt từ nhà mà không cần ra 
đồng. Người nông dân chả còn gì để làm! 
Rõ ràng Cuộc cách mạng Công nghiệp 
4.0 hay cuộc Cách mạng Công nghiệp lần 4 
này có quá nhiều thay đổi. 
Cuộc cách mạng này, dù mới bắt đầu, 
nhưng đang phá vỡ cấu trúc của hầu hết các 
ngành công nghiệp ở nhiều quốc gia, báo 
trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống 
sản xuất, quản lý và quản trị. 
Hiện nay, hàng tỷ người kết nối với 
nhau thông qua điện thoại di động, mạng xã 
hội. Các thế hệ máy tính mới có nhiều tính 
năng, sức mạnh xử lý, hơn trước đây, 
cho phép con người dễ dàng truy cập vào 
kho tàng kiến thức của nhân loại. 
Trí tuệ nhân tạo đang hiện diện xung 
quanh chúng ta, từ xe tự lái, máy bay 
không người lái đến trợ lý ảo, các phần 
mềm dịch thuật hoặc tư vấn tài chính. 
Trong những năm gần đây, loài người đã 
đạt được tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực trí 
tuệ nhân tạo nhờ vào sự gia tăng năng lực 
điện toán và khối lượng dữ liệu lưu trữ lớn. 
Như vậy, nhìn một cách tổng quát, 
cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ làm 
tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc 
sống cho người dân toàn cầu, mà đối tượng 
được hưởng lợi nhiều nhất chính là người 
tiêu dùng. Công nghệ đã tạo ra những sản 
phẩm và dịch vụ mới làm tăng hiệu quả và 
niềm vui cuộc sống của mỗi cá nhân. 
2. VIỆT NAM CẦN PHẢI LÀM GÌ 
TRƯỚC XU THẾ CỦA CÁCH MẠNG 
CÔNG NGHỆ 4.0 
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, 
cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là một cơ 
hội về sự thay đổi, làm mới mình nếu đón 
được làn sóng này đồng thời cũng là một 
thách thức to lớn. 
Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 
4 nảy nở từ cuộc cách mạng lần thứ 3, nó 
kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ 
ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trần Minh Tâm 
38 
học, vì thế, trong một lần nói chuyện với 
sinh viên Trường Đại học FPT, Phó Thủ 
tướng Vũ Đức Đam đã đề nghị sinh viên 
hát bài nối vòng tay lớn để ông mô tả về 
cốt lõi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 
4 - đó chính là sự kết nối của các công nghệ 
lại với nhau, chắc chắn trong cuộc cách 
mạng này chúng ta phải kết nối chặt chẽ 
hơn giữa Nhà nước, hiệp hội, doanh 
nghiệp, chúng ta phải cởi mở, chia sẻ với 
nhau nhiều hơn, đây sẽ là cuộc cách mạng 
công nghiệp lớn nhất. Phát biểu chỉ đạo tại 
“Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam 
2017” diễn ra ngày 6/9 tại Hà Nội, Phó Thủ 
tướng nhấn mạnh: “Cuộc Cách mạng Công 
nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều thách thức 
trong vấn đề đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 
thông tin trong các lĩnh vực, phát huy khởi 
nghiệp sáng tạo, phát triển các thành phố 
thông minh, nông nghiệp thông minh, đào 
tạo nhân lực công nghệ thông tin, làm thế 
nào để mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp 
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản 
trị, điều hành và phát triển,” [8] 
Phó Thủ tướng bày tỏ: Gần đây, Việt 
Nam đã đón nhiều thông tin vừa mừng vừa 
lo. Mừng vì năng lực đổi mới sáng tạo Việt 
Nam tăng 12 bậc, lần đầu đứng thứ 47 trên 
thế giới, trong đó có phần đóng góp của 
giới công nghệ thông tin. Mừng vì chỉ số về 
Chính phủ điện tử công bố tháng 
7/2016, Việt Nam tăng 10 bậc (nhưng vẫn 
đứng thứ 89). 
Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 
4.0, Việt Nam phải xây dựng được hạ tầng 
công nghệ thông tin mạnh, giữa Nhà nước, 
bộ ngành và doanh nghiệp phải có sự chia 
sẻ, kết nối dữ liệu chặt chẽ để mọi ứng 
dụng hoạt động được thuận lợi, tạo điều 
kiện cho mọi doanh nghiệp công nghệ 
thông tin làm ra sản phẩm mới, đem lại lợi 
ích cho cộng đồng, thúc đẩy sự tăng trưởng 
của đất nước. 
Cũng như trong bài phát biểu tại "Diễn 
đàn Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4" do 
Bộ Công thương tổ chức ngày 11/4, 
PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng 
Viện Kinh tế Việt Nam đã nói, cơ hội của 
cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là vô tận, 
bởi nó sẽ thay đổi cơ bản tất cả mọi thứ 
trong cuộc sống hiện nay. Khái niệm đầu 
tiên khi nói về Cách mạng Công nghiệp 4.0 
là sự kết nối, kết nối mọi nơi mọi lúc giữa 
người với người, người với vật, đặc biệt 
quan trọng là giữa vật với vật. "Công nghệ 
4.0 gắn chặt với năng lực trí tuệ. Trong 
phần lớn của cải sản xuất ra cho xã hội thì 
của cải do trí tuệ sáng tạo chiếm tỷ lệ ngày 
càng lớn trong tổng GDP. Như vậy, thách 
thức ở đây, nếu muốn ứng dụng được công 
nghệ 4.0 thì con người phải có trí tuệ thì 
mới tham gia vào được quá trình sản xuất" 
[7]. 
Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và 
Truyền thông), tính đến hết năm 2015, tỷ lệ 
người dùng Internet ở Việt Nam đạt 52% 
dân số. Với một chiếc điện thoại di động 
được kết nối Internet, 55% dân số Việt 
Nam có thể cập nhật được các tin tức thời 
sự xã hội tại Việt Nam và trên thế giới. 
Chúng ta cũng có thể đặt vé máy bay, gọi 
taxi giá rẻ hay lên mạng xã hội tán gẫu với 
bạn bè. Mặc dù là một quốc gia đang phát 
triển với thu nhập bình quân đầu người chỉ 
2.200 USD (theo thống kê của Standard & 
Poor) nhưng Việt Nam cũng đã tham gia 
khá sâu rộng trong lĩnh vực Internet và 
truyền thông. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 06/2017 
39 
Tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin 
và Truyền thông Trương Minh Tuấn 
khẳng định quyết tâm của Bộ trong thực 
hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng 
Chính phủ về việc tăng cường năng lực 
tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần 
thứ 4. Trong thời gian tới, Bộ sẽ xây dựng 
và đề xuất các chính sách để đảm bảo 
phát triển hạ tầng số, đảm bảo an toàn hệ 
thống thông tin quốc gia, xây dựng và ban 
hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh 
vực công nghệ thông tin, cơ chế ưu đãi, 
tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ 
trợ khởi nghiệp [9]. 
Có thể nói, chúng ta đang được tận 
hưởng những công nghệ mới nhất của thế 
giới trong lĩnh vực truyền thông di động. 
Đây cũng là cơ sở bước đầu để Việt Nam 
tham gia vào cuộc Cách mạng Công 
nghiệp 4.0. 
Đối với y học, có hai lĩnh vực được 
nhắc đến trong Cách mạng Công nghiệp 
4.0 là cấy ghép và in 3D, Việt Nam đã đạt 
được những thành tựu nhất định. Có mặt từ 
năm 2003, in 3D đã được ứng dụng tại Việt 
Nam trong rất nhiều lĩnh vực, từ giáo dục, 
mỹ thuật, y học đến kiến trúc, xây dựng,... 
Thành tựu nổi bật nhất là vào năm 
2016, các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy đã 
in một mảnh sọ nhân tạo bằng methyl 
methacrylate để vá sọ cho bệnh nhân bị 
chấn thương sọ não với một lỗ thủng trên 
hộp sọ rộng gần 140mm. Sau khi được 
phẫu thuật ghép mảnh sọ nhân tạo, bệnh 
nhân đã hồi phục. 
Việt Nam cũng đã có những tiến bộ 
trong việc cấy ghép tế bào gốc tạo máu 
trong điều trị ung thư. Các bác sĩ đã làm 
khá thành thạo các ca phẫu thuật ghép thận, 
ghép tạng. Về mặt kỹ thuật, Việt Nam có 
khả năng tiếp thu các công nghệ tiên tiến 
rất nhanh. 
Trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo - một 
trong những đặc trưng chủ yếu của Cách 
mạng Công nghiệp 4.0, chúng ta cũng đã 
có những sản phẩm “Made in Vietnam”, 
như “Hệ thống săn dữ liệu mạng xã hội” 
của Lê Công Thành và các cộng sự thuộc 
Topica AI Labs [8]. Hệ thống này được 
nhiều ngân hàng, Tổng cục Du lịch và một 
số doanh nghiệp sử dụng để định vị 
thương hiệu. Được biết, để có được kết 
quả thống kê, hệ thống này hằng ngày phải 
phân tích vài tỷ câu văn, một khối lượng 
công việc hoàn toàn quá sức với con người 
mà chỉ có trí tuệ nhân tạo mới có thể đảm 
đương được. 
Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho 
rằng cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là 
cơ hội quý báu mà Việt Nam phải nhanh 
chóng đón bắt để tranh thủ đẩy nhanh tiến 
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sớm 
thực hiện được mục tiêu trở thành nước 
công nghiệp theo hướng hiện đại. "Tuy 
nhiên, nếu không định hướng được rõ ràng 
mục tiêu, cách thức tiếp cận và tham gia 
thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi 
mới giáo dục, phát triển Khoa học và Công 
nghệ phù hợp thì sức ép đặt ra cho Việt 
Nam bởi cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 
là rất lớn” [7]. 
Trong khi đó, bà Louisse Chamberlain 
- Giám đốc Chương trình phát triển Liên 
hợp quốc (UNDP) Việt Nam cho hay, một 
trong những bước đi hữu ích và nhanh 
nhất để thu hẹp khoảng cách kiến thức về 
các nút thắt mà các ngành, tiểu ngành và 
doanh nghiệp của Việt Nam phải đối mặt 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trần Minh Tâm 
40 
là nâng cao năng suất và khả năng cạnh 
tranh. Điều này đòi hỏi một nghiên cứu chi 
tiết hơn về các hệ thống công nghệ đang 
nổi lên và những hàm ý trong việc cải 
thiện chuỗi giá trị. 
PGS.TS. Trần Đình Thiên nhận định, 
Việt Nam là một dân tộc thông minh, rất 
nhạy bén với thời đại, thể hiện ở việc trong 
suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam đã tiếp cận 
rất sớm với những xu hướng phát triển mới 
trên thế giới như: xem Cách mạng khoa học 
kỹ thuật là then chốt (1976); xác định Phát 
triển kinh tế tri thức là đường hướng phát 
triển kinh tế Việt Nam (1996) hay việc sớm 
đề ra hai quốc sách lớn gắn với trí tuệ con 
người là "Giáo dục đào tạo" và "Khoa học 
công nghệ". "Tuy nhiên, trên thực tế chúng 
ta đã lỡ nhịp nhiều lần, bị tụt hậu phát 
triển và đang tụt hậu xa hơn. Và tụt hậu 
phát triển đã được nhận định là nguy cơ 
lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. Tôi cho 
rằng, việc giải quyết những vấn đề của 
cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 phải trên 
nền tảng trả lời cho thấu đáo câu hỏi: Tại 
sao chúng ta là một dân tộc thông minh 
nhưng lại bị tụt hậu?", ông Thiên nói. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. BMBF-Internetredaktion (2016), Zukunftsprojekt Industrie 4.0 – BMBF, website: 
Bmbf.de. 
2. Kagermann, H., W. Wahlster and J. Helbig, eds., (2013): Recommendations for 
implementing the strategic initiative Industrie 4.0: Final report of the Industrie 4.0 
Working Group. 
3. "Với sự xuất hiện của năng lượng nguyên tử và hàng không tầng bình lưu, chúng ta phải 
đối mặt với một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đáng kinh ngạc hơn nữa" New 
York, 1948, 145. 
4. Rose, Arnold M (1956), "Automation and the Future Society.", Commentary 21: 274. 
5. (8/1970), Kỷ yếu của Đại hội Thế giới lần thứ nhất về Xã hội Giáo dục So sánh về Vai 
trò và Lý do Cơ sở Giáo dục cho Các nước đang phát triển trong năm Giáo dục Quốc tế, 
Ottawa, Canada. 
6. (1/11/2011), Industrie 4.0: Mit dem Internet der Dinge auf dem Weg zur 4. industriellen 
Revolution, Vdi-nachrichten.com, Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2016. 
7. Bộ Công thương (11/4/2016), Diễn đàn Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 
8. Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Diễn đàn Cấp cao CNTT - 
Việt Nam 2017 diễn ra ngày 6/9 tại Hà Nội. 
9. Bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn tại Diễn 
đàn Cấp cao CNTT- TT Việt Nam 2017 diễn ra ngày 6/9 tại Hà Nội, 
10. Lê Công Thành và các cộng sự thuộc Topica AI Labs, Hệ thống săn dữ liệu mạng xã 
hội. 
Ngày nhận bài: 30/09/2017. Ngày biên tập xong: 9/10/2017. Duyệt đăng: 18/10/2017 

File đính kèm:

  • pdftim_hieu_ve_cuoc_cach_mang_cong_nghiep_4_0.pdf