Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 89-2006: Quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng thông

1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

Quy phạm này quy định những nội dung cơ bản về kỹ thuật phòng cháy và chữa cháy rừng thông; hệ thống tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng ở cơ sở và trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước và chuyên ngành về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng thông.

 

doc 21 trang phuongnguyen 8900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 89-2006: Quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 89-2006: Quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng thông

Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 89-2006:  Quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng thông
BỘ NÔNG NGHIỆP 
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
–––––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
 –––––––––––––––
TIÊU CHUẨN NGÀNH
04 TCN 89 - 2006
QUY PHẠM PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG THÔNG
(Ban hành kèm theo quyết định số 4110 QĐ/ BNN - KHCN ngày 31 tháng 12 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi áp dụng 
Quy phạm này quy định những nội dung cơ bản về kỹ thuật phòng cháy và chữa cháy rừng thông; hệ thống tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng ở cơ sở và trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước và chuyên ngành về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng thông.
1.2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có các hoạt động liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và kinh doanh sử dụng rừng thông.
	Áp dụng các giải pháp kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy rừng chung cho tất cả các loài thông và các loại rừng thông theo chức năng quản lý, sử dụng (rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất).
1.3. Giải thích một số thuật ngữ
- Lực lượng chữa cháy rừng ở cơ sở bao gồm: các tổ đội quần chúng tình nguyện bảo vệ rừng, dân quân tự vệ, lực lượng thôn bản.... do chính quyền cơ sở thành lập và quản lý. 
- Lực lượng chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy rừng gồm các tổ chức do lực lượng Kiểm lâm và các chủ rừng lập ra để chuyên làm công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. 
- Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng gồm: đường băng cản lửa, kênh, mương dẫn nước dẫn nước; suối, hồ, đập, bể chứa nước được xây dựng hoặc cải tạo, nâng cấp để phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng; chòi quan sát phát hiện cháy rừng; hệ thống biển cấm đốt lửa, biển báo cấp cháy, biển chỉ dẫn nội qui về phòng cháy và chữa cháy rừng; hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống GIS phát hiện sớm lửa rừng, trạm dự báo cháy rừng; trạm bơm, hệ thống cấp nước chữa cháy và các công trình khác phục vụ cho phòng cháy, chữa cháy rừng. 
1.4. Quy định một số biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng không áp dụng đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
- Đối với rừng phòng hộ: 
	a) Không tổ chức khai thác nhựa khi rừng chưa đến tuổi khai thác;
	b) Lợi dụng đường đi, đường giông, khe, suối... làm đường băng trắng cản lửa đối với các khu vực rừng phòng hộ rất xung yếu. Đối với các khu vực rừng phòng hộ khác tuỳ theo điều kiện địa hình và thực bì có thể xây dựng đường băng trắng, nếu độ dốc lớn hơn 250 không áp dụng biện pháp này. 
 	c) Hạn chế sử dụng hoá chất độc hại trong phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Đối với rừng đặc dụng:
	a) Không áp dụng xây dựng đường băng trắng cản lửa; 
	b) Không áp dụng biện pháp đốt trước trong phòng cháy rừng ở các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của các khu bảo tồn và vườn quốc gia;
	c) Hạn chế tối đa việc xây dựng các công trình phòng cháy và sử dụng giải pháp cắt băng trắng, cắt tuyến tại các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;
	d) Không sử dụng hoá chất độc hại trong phòng cháy, chữa cháy rừng.
2. PHÒNG CHÁY RỪNG THÔNG
2.1. Phân loại cháy rừng thông
 Theo đặc điểm nguồn vật liệu cháy ở rừng thông thường xuất hiện 2 loại cháy: cháy mặt đất và cháy tán. Quy mô cháy và tính bắt cháy phụ thuộc vào khối lượng và độ ẩm vật liệu cháy được chia thành 5 loại thuộc 3 nhóm có nguy cơ cháy khác nhau. Phân loại đặc trưng cháy rừng thông theo đặc điểm vật liệu được thể hiện qua Bảng1 
Bảng 1. Phân loại đặc trưng cháy rừng thông theo đặc điểm vật liệu
TT
Loại rừng
Tuổi rừng
Nhóm
Dạng cháy có
thể xuất hiện
Nguy cơ cháy và
mức độ cháy
1
Rừng thông tự nhiên 
< 10
III
Cháy mặt đất, cháy tán
Rất nguy hiểm
2
Rừng thông tự nhiên
> 10
I
ít nguy hiểm
3
Rừng thông trồng
< 5
III
Cháy mặt đất, cháy tán
Rất nguy hiểm
4
Rừng thông trồng
5 - 10
III
Cháy mặt đất và cháy tán
Rất nguy hiểm
5
Rừng thông trồng
> 10
II
Cháy mặt đất và cháy tán
Nguy hiểm
2.2. Dự báo cháy rừng
 Dự báo cháy rừng là tìm mối quan hệ giữa các yếu tố thời tiết, khí hậu, thuỷ văn tác động thường xuyên, liên tục lên nguồn vật liệu cháy để dự báo khả năng xuất hiện và mức độ nguy hiểm của cháy rừng, làm cơ sở đề xuất các biện pháp phòng và chữa cháy rừng. Việc dự báo và cảnh báo nguy cơ cháy rừng thông phải được thực hiện trong suốt mùa cháy.
 1) Cấp nguy cơ cháy rừng thông được xác định căn cứ vào điều kiện thời tiết, khối lượng vật liệu cháy và độ ẩm vật liệu cháy. Cấp dự báo cháy rừng gồm 5 cấp được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2. Phân cấp dự báo khả năng dễ xảy ra cháy rừng thông
TT
Dự báo cấp cháy rừng
Mức nguy hiểm với cháy rừng
Đặc trưng cháy rừng
1
I, II
Không nguy hiểm
ít có khả năng xảy ra cháy
2
III
Ít nguy hiÓm
Ch¸y yÕu, lan chËm, chñ yÕu ch¸y mÆt ®Êt 
3
IV
RÊt nguy hiÓm
Ch¸y m¹nh, lan nhanh, ch¸y mÆt ®Êt vµ mét phÇn t¸n 
4
V
Cùc kú nguy hiÓm
Ch¸y rÊt m¹nh, lan nhanh, xuÊt hiÖn ®ång thêi ch¸y mÆt ®Êt, ch¸y t¸n.
 2) Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành và chủ rừng phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình Trung ương và địa phương để thông báo thường xuyên, kịp thời cấp dự báo cháy rừng.
 3) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng ứng với các cấp nguy cơ cháy rừng được quy định tại Quyết định số 127/2000/QĐ-BNN-KL ngày 11/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.3.Tổ chức trực cháy và tuần tra phát hiện sớm điểm cháy rừng thông
Rừng thông là loài cây có dầu khi xảy ra cháy thường có tốc độ lan tràn nhanh, vì vậy phải tổ chức quan sát để phát hiện sớm và dập tắt kịp thời đám cháy vừa xuất hiện.
2.3.1.Phương tiện phục vụ phát hiện sớm cháy rừng thông bao gồm: hệ thống chòi canh, ống nhòm, la bàn, bản đồ, sử dụng phần mềm máy tính và kết hợp tuần tra mặt đất để xác định toạ độ và những đặc điểm khác của đám cháy.
2.3.2.Tổ chức trực quan sát trên chòi canh và tuần tra canh gác rừng theo cấp nguy cơ cháy rừng:
+ Khi cấp dự báo cháy rừng đến cấp II hàng ngày phải quan trắc trên chòi từ 10 giờ đến 17 giờ. 
+ Khi cấp dự báo cháy rừng đến cấp III hàng ngày phải quan trắc trên chòi từ 9 giờ đến 18 giờ. 
+ Khi cấp dự báo cháy rừng đến cấp IV hàng ngày phải quan trắc trên chòi từ 8 giờ đến 22 giờ. 
+ Khi cấp dự báo cháy rừng đến cấp V hàng ngày phải quan trắc liên tục trong 24 giờ.
2.3.3. Việc quan sát từ chòi canh được lặp lại với định kỳ thời gian tối thiểu như sau:
+ Khi cấp dự báo cháy rừng đến cấp III thời khoảng giãn cách quan trắc là 30 phút. 
+ Khi cấp dự báo cháy rừng đến cấp IV thời khoảng giãn cách quan trắc là 20 phút. 
+ Khi cấp dự báo cháy rừng đến cấp V thời khoảng giãn cách quan trắc là 10 phút. 
2.3.4. Khi quan trắc từ chòi canh lửa cần thực hiện lần lượt các hướng với những góc hẹp theo chiều kim đồng hồ tạo nên những vòng quan sát. Mỗi vòng quan sát kéo dài không dưới 2 phút. Cần mở sổ cập nhật kết quả theo dõi.
Khi phát hiện đám cháy, nhân viên trực ở các chòi canh phải thông báo ngay cho trung tâm chỉ huy về thời gian xuất hiện, hướng lan tràn và kích thước đám cháy. 
2.3.5. Hướng và kích thước đám cháy được xác định nhanh bằng la bàn xác định góc phương vị từ vị trí quan sát của chòi A và B của điểm cháy rừng và báo về đơn vị để xác định chính xác toạ độ điểm cháy thể hiện vuông góc bản đồ vùng trọng điểm cháy rừng.
2.3.6. Sau khi xác định được tọa độ và kích thước đám cháy, các đơn vị phải huy động lực lượng, phương tiện, dụng cụ chữa cháy phù hợp với mức độ đám cháy.
2.4. Tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng nhân dân
2.4.1.Tổ chức xây dựng qui ước bảo vệ và phòng cháy rừng trong cộng đồng thôn, bản.
2.4.2.Tổ chức cho cán bộ, nhân dân học tập quán triệt các chủ trương chính sách về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, tuyên truyền về nguy cơ cháy cao và mức độ nguy hiểm, tác hại của cháy rừng thông.
2.4.3.Tổ chức các lớp học ngoại khoá cho học sinh các trường Đại học, Trung học, Phổ thông cơ sở. Xây dựng chương trình tập huấn phù hợp với từng đối tượng dân cư sống trong các cộng đồng thôn, bản.
2.4.4. Làm các tờ rơi, bảng tuyên truyền tại khu dân cư sống gần rừng.
2.4.5. Ở những khu vực có rừng thông cần xây dựng bảng, biển tuyên truyền và biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng.
2.4.6. Thông báo số điện thoại trực của các cơ quan chức năng cho người dân biết, để kịp thời thông báo ngăn ngừa các vi phạm qui định về phòng cháy, chữa cháy rừng và thông báo sớm điểm cháy rừng. 	
 2.5. Xây dựng các công trình phòng cháy rừng thông
2.5.1. Xây dựng đường băng cản lửa
Việc xây dựng các loại đường băng cản lửa cho rừng thông là rất cần thiết, nó sẽ ngăn chặn được nguồn lửa từ ngoài vào, hạn chế và làm suy yếu đám cháy rừng. Căn cứ vào diện tích rừng, địa hình địa vật để xây dựng đường băng trắng hay băng xanh cho phù hợp. Khi xây dựng đường băng cản lửa chú ý các nguyên tắc sau:
+ Đối với địa hình bằng phẳng hoặc dốc dưới 150, đường băng phải vuông góc với hướng gió chính trong mùa cháy.
+ Đối với địa hình phức tạp dốc trên 15o, đường băng bố trí trùng với đường đồng mức hoặc theo đường đồng mức.
 Bố trí đường băng đúng hướng sẽ góp phần tích cực phát huy khả năng ngăn ngừa lửa đạt hiệu quả cao nhất.
+ Khi làm đường băng nên kết hợp với đường mòn, đường giao thông
1) Các qui định xây dựng đường băng trắng cản lửa
	a) Đường băng chính:
Các khu rừng thông tập trung trên 2.000 ha trở lên phải xây dựng đường băng trắng để kết hợp phân chia rừng thành các tiểu khu và kết hợp đường băng với đường vận chuyển...
	Kích thước của đường băng chính như sau:
	+ Chiều dài: qui định khép kín cho cả khu rừng, 
	+ Chiều rộng: qui định từ 8 đến 12 m ( tuỳ theo chiều cao cây rừng, địa hình và khả năng tài chính). Sau mở rộng dần để đạt được yêu cầu đường băng lớn hơn chiều cao cây rừng.
	+ Khoảng cách giữa các đường băng chính từ 2 – 3 km
	+ Dọc 02 bên đường băng trồng các đường đai cây lá rộng thường xanh có chiều rộng từ 4 – 6 m.
	b) Đường băng phụ:
	Các khu rừng có diện tích từ 100 ha trở lên phải xây dựng các đường băng phụ chia cắt thành các khoảnh, lô. Đường băng phụ được nối với các đường băng chính.
	+ Chiều rộng của đường băng từ 6 đến 10 m ( mở rộng dần theo chiều cao cây rừng tăng trưởng).
	+ Khoảng cách giữa các đường băng phụ từ 100 đến 500 m.
	c) Chú ý khi xây dựng đường băng trắng:
	- Khi thiết kế những đường băng cản lửa phải lợi dụng những chướng ngại vật tự nhiên như: sông, suối, hồ nước, đường mòn, đường dông, những công trình nhân tạo như đường sắt, đường giao thông, đường điện cao thế, đường vận xuất, vận chuyển v.v...
	- Đối với rừng trồng có độ dốc trên 25o thì không được làm đường băng trắng, mà phải trồng băng xanh cùng với việc trồng rừng trong năm đó, để chống xói mòn, xói khe rửa trôi đất, làm mất nguồn đất màu mỡ.
	- Đối với rừng có độ dốc nhỏ hơn 250 thì tuỳ theo điều kiện địa hình mà xây dựng đường băng trắng hoặc băng xanh. Nhưng hạn chế tối đa việc xây dựng đường băng trắng.
	- Khi xây dựng băng trắng năm đầu không nên phát trắng toàn bộ mà chỉ phát loại bỏ cây dễ cháy, giữ lại các loài cây xanh quanh năm (khó cháy) để sau tạo ra băng xanh hỗn giao.
2) Các qui định về xây dựng đường băng xanh cản lửa
	Đường băng xanh cản lửa chủ yếu áp dụng đối với các khu rừng phòng hộ, rừng sản xuất có độ dốc lớn hơn 250 và xây dựng các đai rừng ngăn lửa đối với rừng đặc dụng, các tuyến giao thông chính và các khu vực gần khu dân cư, đồng ruộng...
a) Đường băng chính: áp dụng đối với các khu rừng tập trung lớn hơn 1000 ha 
	+ Độ rộng đường băng: từ 10 – 20 m
	+ Khoảng cách giữa các đường băng là 1 km
b) Đường băng phụ: Được xây dựng để ngăn cách các lô, khoảnh trong rừng thông. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà xây dựng cho phù hợp.
	+ Độ rộng của đường băng: từ 5 đến 10m
	+ Khoảng cách giữa các đường băng từ trên 100 m.
	c) Xây dựng các đai cây xanh cản lửa 
	Đai cây xanh phòng cháy được xây dựng dọc theo các đường băng cản lửa, đường sắt, đường ô tô, xung quanh các điểm dân cư, xung quanh những vùng đất sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, kho tàng, cơ quan, đơn vị quân đội nằm ở trong rừng và ven rừng.
	Cây xanh có chiều rộng từ 10- 20 m nếu xây dựng theo đường phân khoảnh thì chiều rộng của đai rừng chỉ cần từ 5 - 10 m.
	Một số nguyên tắc chọn loài cây trồng băng xanh phòng cháy:
	+ Những cây lá mọng nước.
+ Lá có lông hoặc vảy che chở cho các tế bào sống ở bên trong hoạt động bình thường.
	+ Có vỏ dày, phị nước.
+ Cây có sức tái sinh chồi và hạt mạnh, nhanh khép tán sớm phát huy tác dụng phòng lửa.
	+ Không rụng lá trong mùa khô ( mùa cháy rừng).
+ Cây ở đai cản lửa không cùng loài sâu bệnh hại với rừng thông hoặc không là ký chủ của sâu bệnh hại rừng thông.
 + Cây bản địa: chọn những loài cây sẵn có ở địa phương.
2.5.2. Xây dựng hồ chứa nước
- Chủ rừng cần lợi dụng các thung lũng, khe suối, đầm, hồ sẵn có để dự trữ nước cho việc chữa cháy rừng. Tuỳ từng điều kiện kinh tế và địa hình để qui hoạch và xây dựng các hồ đập chứa nước kiên cố để dự trữ nước lớn phục vụ nhiều mục đích hoặc xây dựng bán kiên cố để dự trữ lượng nước cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Xây dựng bể chứa nước: kích thước bể chứa tối thiểu là 4 x 4 m, độ sâu ≥ 1,5 m, dung tích tổng cộng không dưới 20 m3.
- Xây dựng hồ, đập chứa nước: Kích thước 10 x 15m, lượng nước trong mùa khô từ 60 – 100m3, phải làm đường đi tới hồ; ở bên hồ phải có bãi đặt máy bơm, bố trí đường ra vào, đi lại thuận tiện nhanh chóng cho việc chữa cháy.
2.5.3. Xây dựng chòi canh phát hiện cháy rừng
Đối với diện tích rừng thông trồng tập trung với qui mô lớn phải xây dựng hệ thống chòi canh quan sát và phát hiện sớm cháy rừng. Tuỳ theo qui mô rừng và địa hình mà bố trí số lượng chòi canh hợp lý. Các qui định cụ thể là:
1) Nguyên tắc xác định vị trí chòi canh:
+ Bố trí theo dạng tam giác đều.
+ Chòi canh phải có độ cao và tầm nhìn xa cao hơn cây rừng, tối thiểu chòi canh có chiều cao là từ 15-20 m, chòi canh tốt nhất nên đặt ở đỉnh đồi hoặc vị trí trung tâm của vùng rừng dễ cháy. 
+ Phải nhìn rõ được 2 –3 chòi phụ.
+ Một vị trí bất kỳ trong khu vực rừng phải được ít nhất 2 chòi canh nhìn thấy, tốt nhất là 3 chòi để quan trắc liên hợp.
2) Các qui định về bố trí xây dựng chòi canh
a) Chòi canh chính:
+ Khi diện tích rừng lớn hơn 5.000 ha (trong đó diện tích rừng thông trên 1000 ha) phải bố trí chòi canh chính;
+ Chòi canh chính có tầm quan sát tối thiểu ≥ 10 km;
+ Chòi canh làm bằng nguyên liệu bền chắc như: sắt, gỗ sẵn có ở địa phương, tuổi thọ của chòi có thể từ 15- 20 năm.
b) Chòi canh phụ: 
+ Trong một khu rừng số lượng chòi canh phụ nhiều hơn chòi canh chính, tuỳ theo qui mô diện tích rừng mà số lượng chòi canh phụ được bố trí theo hệ thống có tầm nhìn từ 5 đến 10 km;
+ Chòi phụ được bố trí theo hình tam giác đều, chòi chính đặt ở trung tâm tam giác, chòi phụ đặt ở 3 đỉnh của tam giác.
+Chòi canh phải vững chắc đảm bảo an toàn cho người trực cháy.
c) Khi xây dựng chòi chính và chòi phụ phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
	+ Phải có thang lên, xuống thuận tiện;
+ Xung quanh chân chòi phải dọn sạch cây trong phạm vi bán kính từ 30 – 50 m để đề phòng cháy rừng, lửa lan đến chòi canh.
	+ Trên chòi phải bố trí quan sát được ở cả 04 phía;
+ Có trang bị dụng cụ chống sét (ống thu lôi), mái che mưa, nắng;
	+ Có bản đồ toàn bộ khu vực rừng cần bảo vệ, dụng cụ đo góc;
+ ... ừng thông phải thành lập 1 tổ phòng cháy chữa cháy 5 - 10 người.
 Trung bình 1000 - 2000 ha rừng thông phải thành lập 1 đội chữa cháy rừng cơ động 10-15 người. 
3.2. Phương tiện chữa cháy rừng thông
Phương tiện chữa cháy rừng thông được chia thành 2 nhóm: thủ công và cơ giới. 
- Phương tiện thủ công gồm: cuốc, cào, dao phát, bàn dập, bình bơm nước đeo vai.
- Phương tiện cơ giới gồm: máy bơm, máy thổi gió, cưa cắt cây, ô tô chở nước, máy ủi....
- Lực lượng chữa cháy rừng thông phải được huấn luyện và trang bị đầy đủ phương tiện thiết bị và dụng cụ
3.3. Phương pháp chữa cháy rừng thông
3.3.1. Khi đám cháy xảy ra ở rừng thông non hoặc đám cháy có quy mô nhỏ dưới 1ha, tốc độ lan tràn chậm, áp dụng biện pháp chữa cháy trực tiếp, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ tác động trực tiếp vào đám cháy để dập tắt kịp thời.
3.3.2. Khi đám cháy lan rộng có quy mô trên 1ha, tốc độ gió từ trung bình đến mạnh > 6m/s, tốc độ lan tràn nhanh, áp dụng biện pháp giới hạn đám cháy để dập lửa.
	a) Với rừng thông phân bố nơi độ dốc dưới 250, tạo băng trắng đón đầu phía trước ngọn lửa theo một khoảng cách phù hợp đảm bảo khi thi công xong ngọn lửa vừa mới lan tới. Chiều rộng của băng từ 10-20m tuỳ thuộc vào tốc độ của đám cháy và tốc độ gió. Vật liệu trên băng phải được thu dọn ngược về phía bên kia ngọn lửa lan tới, đất hất về phía ngọn lửa.
	b) Với rừng thông phân bố nơi độ dốc trên 250, băng trắng cần bố trí ở bên kia đường dông.
	c) Trong điều kiện cho phép áp dụng biện pháp đốt ngược chiều hay “dùng lửa dập lửa”. Trước khi tiến hành đốt ngược về phía đám cháy, phải xây dựng các băng tựa có chiều rộng khoảng 5-10m. 
	d) Trường hợp có nguồn vật liệu lớn, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao, độ ẩm không khí thấp, gió mạnh... khi chữa cháy phải xây dựng nhiều băng cản lửa dự phòng làm giảm tốc độ đám cháy.
3.3.3. Những đám cháy rừng có quy mô nhỏ, dưới 1 ha do chủ rừng và các tổ phòng cháy, chữa cháy rừng dập lửa. Những đám cháy có quy mô từ 1 ha đến 30 ha do chủ rừng, các tổ phòng cháy chữa cháy kết hợp với đội cơ động chịu trách nhiệm dập cháy. Những đám cháy có quy mô lớn trên 30 ha do chủ rừng, các tổ phòng cháy chữa cháy, các đội cơ động chữa cháy rừng phối hợp với lực lượng công an và quân đội dập cháy.
3.3.4. Điều kiện an toàn trong chữa cháy rừng thông
	- Mỗi nhóm tham gia chữa cháy rừng nên có từ 5-7 người để hỗ trợ nhau trong quá trình chữa cháy rừng. 
- Phải bố trí đủ nhân lực đề phòng khi lửa cháy lan, vượt tầm khống chế cho phép.
- Phải trang bị bảo hộ lao động cần thiết cho người tham gia chữa cháy rừng. Như quần áo bảo hộ lao động, giầy, mũ, kính chống cháy.
3.4. Khắc phục hậu quả cháy rừng thông
	- Khi chữa cháy nếu có người bị thương phải sơ cứu và đưa đi cấp cứu
 - Sau khi dập tắt đám cháy, các tổ chức có liên quan như: Chủ rừng, Kiểm lâm, Công an địa phương và các ngành chức năng khác phải phối hợp điều tra, xác minh nguyên nhân và truy tìm thủ phạm gây cháy rừng, lập biên bản có biện pháp xử lý nghiêm minh, đánh giá thiệt hại một cách nhanh chóng và có hiệu quả. 
- Tiến hành thu dọn cành, cây cháy, thu gom những nguyên liệu còn khả năng tận dụng, đề phòng việc lợi dụng cháy để phá hoại rừng, phục hồi lại sự che phủ thực vật trên diện tích bị cháy. 
+ Nếu rừng thông bị thiệt hại do cháy trên 60%, không có khả năng phục hồi tiến hành áp dụng phương pháp trồng mới, nhanh chóng phục hồi rừng. 
+ Nếu rừng thông bị thiệt hại do cháy dưới 60%, tiến hành các biện pháp chăm sóc, bảo vệ những cây còn sống và trồng dặm nhằm phục hồi rừng.
4. ĐẦU TƯCHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG
4.1. Nguồn tài chính đầu tư
	Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng thông bao gồm:
1. Ngân sách Nhà nước;
	2. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng/quỹ phòng cháy, chữa cháy rừng;
	3. Kinh phí đầu tư của chủ rừng;
	4. Kinh phí đầu tư, hỗ trợ từ các dự án của các tổ chức trong và ngoài nước
4.2. Sử dụng nguồn tài chính đầu tư
Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng được quản lý và sử dụng theo quy định của luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Quy phạm này hướng dẫn cụ thể một số nội dung liên quan đến phòng cháy, chữa cháy rừng thông:
	a) Đầu tư cho xây dựng các công trình phòng cháy, trang bị các phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng;
	b) Tuyên truyền mức độ nguy hiểm của loại rừng dễ xảy ra cháy và cháy lớn. Xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy, chữa cháy rừng;
	c) Đầu tư cho hoạt động của các lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng. Như: kiểm tra, tuần tra, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng ...;
	d) Khen thưởng trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;
	đ) Hỗ trợ bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy rừng;
	e) Hỗ trợ tổ chức diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng;
	f) Bồi dưỡng cho người tham gia chữa cháy rừng;
	g) Chi trả cho các chi phí chữa cháy, bù vào dự trữ khi sử dụng các phương tiện, vật chất huy động chữa cháy rừng;
	h) Hỗ trợ các hoạt động khác về phòng cháy, chữa cháy rừng.
4.3. Ngân sách đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng 
4.3.1. Kinh phí bảo đảm các hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng của các cơ quan chuyên trách, chủ rừng là các đơn vị nhà nước và các tổ chức thụ hưởng ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách.
4.3.2. Các chủ rừng không thụ hưởng ngân sách nhà nước tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định.
4.3.3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các tổ chức quốc tế được khuyến khích đầu tư, tài trợ cho các hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng thông, cụ thể là:
	a) Hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng;
	b) Trang bị phương tiện, thiết bị và công cụ phòng cháy, chữa cháy rừng;
	c) Tuyên truyền cho các hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng;
	d) Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phòng cháy, chữa cháy rừng.
5. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, CHỦ RỪNG, CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP, NGÀNH TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG.
5.1. Tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng 
5.1.1. Những chủ rừng là cơ quan, tổ chức có diện tích rừng thông lớn trên 100 ha phải bố trí lực lượng chữa cháy chuyên trách và trực tiếp quản lý, duy trì hoạt động của đội phòng cháy, chữa cháy rừng. Đối với những chủ rừng có diện tích dưới 100 ha phải bố trí lực lượng bán chuyên trách canh gác phòng cháy, chữa cháy rừng và xây dựng phương án hỗ trợ chữa cháy rừng trong các tháng cao điểm của mùa cháy.
5.1.2. Những chủ rừng là hộ gia đình và cá nhân có diện tích rừng thông lớn cần thành lập các tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng và duy trì hoạt động trong các tháng cao điểm của mùa khô.
5.1.3. Cơ quan Kiểm lâm phụ trách trên địa bàn có diện tích rừng thông lớn trên 1000 ha, tổ chức lực lượng duy trì các hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý của mình trong các tháng cao điểm của mùa cháy. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng.
5.1.4. Trên địa bàn các thôn, bản có diện tích rừng thông trên 100ha, cần thành lập các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng làm nhiệm vụ thường xuyên tuần tra canh gác diện tích rừng được giao, khoán để bảo vệ và tham gia hỗ trợ chữa cháy rừng, ký cam kết phòng cháy, chữa cháy rừng liên gia.
5.1.5. Chính quyền các cấp thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng của mình; xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn quản lý. Đặc biệt cần quan tâm đến những vùng trọng điểm có diện tích rừng dễ cháy và rừng thông lớn.
5.2. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân và chủ rừng
5.2.1. Hộ gia đình và cá nhân sinh sống ở ven rừng và gần rừng có trách nhiệm
	a) Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;
	b) Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong gia đình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; 
	c) Phát hiện cháy, báo cháy và tham gia chữa cháy rừng;
	d) Phối hợp với các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy cơ cháy đối với các khu rừng lân cận;
	e) Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5.2.2. Chủ rừng có trách nhiệm
a) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền các qui định, nội quy và biện pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng;
	b) Tổ chức thực hiện các qui định, nội, quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo qui định của pháp luật;
	c) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, dự án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng. Khi lập dự án trồng rừng thông thuần loài phải có các giải pháp thiết kế và thi công ngay các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng trong năm trồng rừng.
	d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng; xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng; quản lý và duy trì hoạt động của tổ, đội, quần chúng phòng cháy và chữa cháy rừng;
	đ) Kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm qui định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng; tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm qui định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo thẩm quyền; 
	e) Đầu tư trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;
	g) Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;
	h) Định kỳ theo tuần báo cáo về tình hình phòng cháy và chữa cháy rừng, thông báo kịp thời cho cơ quan Kiểm lâm sở tại, cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cơ quan quản lý trực tiếp có liên quan đến bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý; trong các tháng cao điểm 
mùa cháy
	i) Phối hợp với các chủ rừng, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận;
	k) Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
	l) Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng và xử lý nghiêm minh các cá nhân, tập thể gây cháy rừng.
5.3. Trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành
5.3.1. Trách nhiệm của chính quyền các cấp:
	1) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
	a) Ban hành các quy định, nội quy và các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng thông;
	b) Thành lập và ban hành chỉ đạo các cấp, các ngành ở địa phương tổ chức triển khai thực hiện quy phạm này;
	c) Kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng; chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra;
	d) Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng theo kế hoạch hàng năm.
	2) Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã có trách nhiệm:
	a) Tổ chức hướng dẫn và thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng; 
	b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng; thành lập các tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng ở các thôn bản; 
	c) Kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức thực hiện khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra;
	d) Bảo đảm chi kinh phí cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng theo đúng quy định.
5.3.2. Trách nhiệm của cơ quan Kiểm lâm
	- Xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng thông.
	- Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng thông; bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng thông cho chủ rừng.
	- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng thông.
	- Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng thông; phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng quần chúng phòng cháy, chữa cháy rừng thông.
	- Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên trách phòng cháy, chữa cháy rừng thông.
	- Tổ chức phòng cháy, chữa cháy các khu rừng thông là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm.
	- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy rừng thông.
5.3.3. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
	- Khi phê duyệt các dự án trồng rừng, khai thác rừng thông, nhất thiết phải bố trí hạng mục kinh phí dành cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
	- Hướng dẫn Uỷ ban Nhân dân cấp huyện lập quy hoạch, kế hoạch về quản lý sử dụng rừng, phát triển rừng, quy hoạch vùng sản xuất nương rãy và vùng sản xuất nông, lâm nghiệp.
	- Chỉ đạo các chủ rừng thuộc thẩm quyền xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án và triển khai thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
	- Tham gia kiểm tra thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng thông.
6. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
6.1. Tổ chức thực hiện
	Quy phạm là cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát các hoạt động về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng thông.
	Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy phạm này.
6.2. Hiệu lực thi hành
	Bản quy phạm này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. 
KT. BỘ TRƯỞNG
 	 THỨ TRƯỞNG
	 Hứa Đức Nhị
MỤC LỤC
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 1. Phạm vi áp dụng
 2. Đối tượng áp dụng
 3. Giải thích một số thuật ngữ
 4. Quy định một số biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng không áp dụng đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng
CHƯƠNG II
PHÒNG CHÁY RỪNG THÔNG
 5. Phân loại cháy rừng thông
 6. Dự báo cháy rừng.
 7. Tổ chức trực cháy và tuần tra phát hiện sớm điểm cháy rừng thông
 8. Tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng nhân dân
 9. Xây dựng các công trình phòng cháy rừng thông
 10. Biện pháp làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng thông
 11. Quy vùng sản xuất nương rẫy và sử lý thực bì trồng rừng
CHƯƠNG III
CHỮA CHÁY RỪNG THÔNG
 12. Tổ chức lực lượng chữa cháy rừng
 13. Phương tiện chữa cháy rừng thông
 14. Phương pháp chữa cháy rừng thông
 15. Khắc phục hậu quả cháy rừng thông
CHƯƠNG IV
ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG
 16. Nguồn tài chính đầu tư
 17. Sử dụng nguồn tài chính đầu tư
 18. Ngân sách đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng
CHƯƠNG V
TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, CHỦ RỪNG, CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP, NGÀNH TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY,
 CHỮA CHÁY RỪNG
 19. Tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng
 20. Trách nhiệm hộ gia đình, cá nhân, chủ rừng
 21. Trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
 22. Tổ chức thực hiện
 23. Hiệu lực thi hành

File đính kèm:

  • doctieu_chuan_nganh_04_tcn_89_2006_quy_pham_phong_chay_chua_cha.doc