Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 88-2006: Quy trình phòng cháy, chữa cháy rừng tràm

1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

Văn bản này quy định những yêu cầu về kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng, tổ chức lực lượng, trang thiết bị phương tiện, đầu tư kinh phí và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng tràm.

1.2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có các hoạt động liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và sử dụng kinh doanh rừng tràm.

 

doc 15 trang phuongnguyen 8700
Bạn đang xem tài liệu "Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 88-2006: Quy trình phòng cháy, chữa cháy rừng tràm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 88-2006: Quy trình phòng cháy, chữa cháy rừng tràm

Tiêu chuẩn ngành  04 TCN 88-2006: Quy trình phòng cháy, chữa cháy rừng tràm
TIÊU CHUẨN NGÀNH
04 TCN 88 - 2006
QUY TRÌNH
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÀM1 (Ban hành kèm theo quyết định số 4110 QĐ/ BNN - KHCN ngày 31 tháng 12 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi áp dụng
Văn bản này quy định những yêu cầu về kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng, tổ chức lực lượng, trang thiết bị phương tiện, đầu tư kinh phí và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng tràm.
1.2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có các hoạt động liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và sử dụng kinh doanh rừng tràm.
1.3. Giải thích thuật ngữ
- Lực lượng chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy rừng gồm các tổ chức do lực lượng Kiểm lâm và các chủ rừng lập ra để chuyên làm công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. 
- Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng gồm: đường băng cản lửa, kênh, mương ngăn lửa; hồ, đập, cống, bể chứa nước, trạm bơm, hệ thống cấp nước chữa cháy được xây dựng hoặc cải tạo để phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng; chòi canh quan sát phát hiện cháy rừng; hệ thống biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy rừng; hệ thống thông tin liên lạc; trạm dự báo cháy rừng và các công trình khác phục vụ cho phòng cháy, chữa cháy rừng. 
1.4. Phân loại vật liệu cháy rừng tràm theo nguy cơ cháy rừng
Theo đặc điểm vật liệu cháy, rừng tràm được chia thành 5 trạng thái thuộc 2 nhóm có nguy cơ cháy khác nhau theo bảng 1. 
Bảng 1. Phân loại trạng thái rừng tràm theo đặc điểm vật liệu và nguy cơ cháy
TT
Loại rừng
Tuổi rừng
Nhóm
Đặc điểm vật liệu cháy
Dạng cháy có thể xuất hiện
Nguy cơ cháy
Tình trạng than bùn
Khối lượng vật liệu cháy khô (tấn/ha)
Khối lượng vật liệu cháy tươi
(tấn/ha)
1
Rừng tràm tự nhiên nhiều tuổi trên than bùn
>5
I
Có
> 10
>10
Cháy mặt đất, cháy tán và cháy ngầm
Cực kỳ nguy hiểm
2
Rừng tràm tái sinh trên than bùn
≤5
I
Có
<10
<10
Cháy mặt đất và cháy ngầm
Nguy hiểm
3
Rừng tràm tự nhiên nhiều tuổi trên đất không có than bùn
>5
II
Không
>10
>10
Cháy mặt đất và cháy tán
Rất nguy hiểm
4
Rừng tràm tái sinh tự nhiên trên đất không có than bùn
≤5
II
Không
<10
<10
Cháy mặt đất 
Tương đối nguy hiểm
5
Rừng trồng tràm trên đất không có than bùn
II
Không
<10
<10
Cháy mặt đất 
Tương đối nguy hiểm
1.5. Phân cấp nguy cơ cháy rừng tràm theo trạng thái thời tiết
Trạng thái thời tiết có ảnh hưởng đến nguy cơ cháy đối với rừng tràm được chia thành 4 trạng thái, theo bảng 2.
Bảng 2. Trạng thái thời tiết và nguy cơ cháy rừng tràm
TT
Cấp nguy cơ cháy theo dự báo chung
Mức nguy hiểm với cháy rừng
Đặc điểm đám cháy có thể xảy ra
Cấp nguy cơ cháy rừng tràm
1
Cấp I và II
Không nguy hiểm
Không cháy
0
2
Cấp III 
Tương đối nguy hiểm
Cháy yếu, lan chậm, chủ yếu cháy mặt đất 
I
3
Cấp IV
Nguy hiểm
Cháy mạnh, lan tương đối nhanh, cháy mặt đất và một phần tán 
II
4
Cấp V
Rất nguy hiểm
Cháy rất mạnh, lan nhanh, xuất hiện đồng thời cháy mặt đất, cháy tán và cháy ngầm
III
1.6. Phân cấp mực nước ngầm theo nguy cơ cháy rừng tràm
Mực nước ngầm được chia thành 3 cấp theo nguy cơ cháy rừng tràm theo bảng 3
Bảng 3. Mực nước ngầm và nguy cơ cháy rừng tràm
TT
Độ sâu mực nước ngầm
Độ ẩm vật liệu cháy 
Mức nguy hiểm của cháy rừng 
1
<50cm
Ẩm
Ít nguy hiểm
2
50-90cm
Khô
Nguy hiểm
3
<90cm
Rất khô
Rất nguy hiểm
1.7. Các dạng cháy rừng và những tổ hợp điều kiện ảnh hưởng đến đặc điểm cháy ở rừng tràm 
Có 28 kiểu tổ hợp các điều kiện về trạng thái rừng, thời tiết và mực nước ngầm gây nguy cơ cháy, tương ứng với 8 dạng cháy ở rừng tràm (xem phụ lục 1).
Các dạng cháy ở rừng tràm:
- Cháy mặt đất chậm.
- Cháy mặt đất trung bình.
- Cháy mặt đất nhanh.
- Cháy mặt đất và than bùn nhanh.
- Cháy mặt đất và tán trung bình.
- Cháy mặt đất và tán nhanh.
- Cháy mặt đất, cháy than bùn và cháy tán trung bình.
- Cháy mặt đất, cháy than bùn và cháy tán nhanh.
1.8. Phân nhóm rừng tràm theo yêu cầu phòng cháy
- Rừng tràm trên đất than bùn, phần lớn phân bố ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn. 
- Rừng tràm trên đất không có than bùn, phân bố ở những nơi lớp than bùn đã bị cạn kiệt do cháy hoặc các lý do khác trong các vườn quốc gia và khu bảo tồn. 
- Rừng tràm sản xuất trên đất không có than bùn, phân bố ở những nơi lớp than bùn đã bị cạn kiệt hoặc rừng tràm trồng trên đất không có than bùn. 
CHƯƠNG 2
PHÒNG CHÁY RỪNG TRÀM
2.1. Quy định về nguy cơ cháy rừng tràm theo cấp dự báo cháy rừng
- Nguy cơ cháy rừng tràm tương ứng với các dạng cháy được xác định theo bảng sau.
Bảng 4. Các dạng cháy và cấp nguy cơ cháy tương ứng ở rừng tràm
TT
Dạng cháy
Cấp nguy cơ cháy rừng
1
Ít có khả năng cháy
I
2
Cháy mặt đất chậm
II
3
Cháy mặt đất trung bình
II
4
Cháy mặt đất nhanh
III
5
Cháy mặt đất và than bùn nhanh
III
6
Cháy mặt đất và tán trung bình
IV
7
Cháy mặt đất, cháy than bùn và cháy tán trung bình
IV
8
Cháy mặt đất và cháy tán nhanh
V
9
Cháy mặt đất, cháy than bùn và cháy tán nhanh
V
- Cấp nguy cơ cháy rừng tràm được xác định căn cứ vào 3 yếu tố ảnh hưởng đến các dạng cháy rừng tràm: thời tiết, trạng thái rừng và độ sâu mực nước ngầm (bảng tra cấp dự báo nguy cơ cháy rừng tràm được trình bày ở phụ lục 2).
- UBND các cấp phải tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng tràm và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày trong suốt mùa khô. 
2.2. Tổ chức phát hiện sớm điểm cháy rừng tràm
- Các điểm cháy rừng tràm cần được phát hiện ngay từ khi mới hình thành. Biện pháp phát hiện điểm cháy bằng cách quan sát từ chòi canh hoặc tuần tra.
a. Hệ thống chòi canh phát hiện lửa rừng.
- Các chủ rừng tràm có diện tích rừng tập trung ≥ 100 ha phải xây dựng hệ thống chòi canh đảm bảo kiểm soát các điểm cháy xuất hiện trên diện tích rừng của mình.
- Với những diện tích rừng lớn, tập trung từ 1000 - 2000 ha rừng có một chòi canh chính chiều cao 20 m và 2 chòi canh phụ chiều cao 15 m. 
- Các thiết bị cần có tại mỗi một chòi canh: ống nhòm, la bàn, bản đồ và hệ thống liên lạc đảm bảo thông suốt (điện thoại, bộ đàm hoặc kẻng).
- Lịch trực phát hiện sớm điểm cháy rừng tràm bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào cuối tháng 5. 
- Thời gian quan sát từ chòi canh theo cấp nguy cơ cháy rừng quy định như sau: 
+ Khi nguy cơ cháy ở cấp II phải quan trắc từ 10 giờ đến 17 giờ hàng ngày. 
+ Khi nguy cơ cháy ở cấp III phải quan trắc từ 9 giờ đến 18 giờ hàng ngày. 
+ Khi nguy cơ cháy ở cấp IV phải quan trắc từ 8 giờ đến 22 giờ hàng ngày. 
+ Khi nguy cơ cháy ở cấp V phải quan trắc liên tục trong 24 giờ hàng ngày.
- Việc quan sát từ chòi canh được lặp lại với định kỳ thời gian tối đa như sau:
+ Khi nguy cơ cháy ở cấp III khoảng giãn cách giữa 2 lần quan trắc là 30 phút. 
+ Khi nguy cơ cháy ở cấp IV khoảng giãn cách giữa 2 lần quan trắc là 20 phút. 
+ Khi nguy cơ cháy ở cấp V khoảng giãn cách giữa 2 lần quan trắc là 10 phút. 
b. Tuần tra phát hiện lửa rừng
Với những khu rừng tràm diện tích <100 ha, không có chòi canh hoặc những khu rừng gần khu dân cư, khu du lịch phải tiến hành tuần tra phát hiện lửa rừng hoặc kết hợp phát hiện lửa rừng bằng tuần tra với quan sát tại chòi canh. Việc tuần tra phải đảm bảo phát hiện lửa rừng kịp thời, ngay khi đám cháy mới hình thành.
c. Kiểm soát ngăn chặn người vào rừng:
Vào mùa khô, các chủ rừng tràm phải bố trí lực lượng, tăng cường các điểm chốt kiểm soát người ra vào rừng, ngăn cấm các hoạt động trái phép gây phát sinh lửa trong phạm vi rừng của mình.
d. Khi phát hiện được đám cháy rừng, người trực chòi canh hoặc người tuần tra phải thông báo ngay cho chủ rừng hoặc Ban chỉ huy PCCCR cơ sở các thông tin về đám cháy. 
Lực lượng trực chòi canh, tuần tra phát hiện lửa rừng và kiểm soát người vào rừng do chủ rừng chịu trách nhiệm bố trí và tổ chức hoạt động.
2.3. Thông tin, tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy rừng tràm
1. Đối với diện tích rừng tràm từ 100-200 ha phải có 1-2 biển báo nguy cơ cháy rừng và 1-2 bảng tuyên truyền bảo vệ rừng.
2. Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng địa phương có trách nhiệm tổ chức phân công đơn vị chức năng thu thập dữ liệu dự báo nguy cơ cháy rừng tràm và thông báo nguy cơ cháy rừng đến chủ rừng và cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, biển báo, điện thoại, điện tín 
3. Hàng năm vào đầu mùa khô, chính quyền địa phương nơi có rừng tràm phải tổ chức cho học sinh ở các trường phổ thông học ngoại khoá 1 buổi về phòng cháy chữa cháy rừng tràm; Đối với cộng đồng dân cư, tổ chức một buổi phổ biến các quy định của nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng tràm. 
4. Phải tổ chức xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, bản.
5. Phải công khai thông báo số điện thoại thường trực của các cơ quan chức năng cho người dân biết để kịp thời thông báo, ngăn ngừa các vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng tràm và thông báo sớm điểm cháy.
2.4. Đê bao điều tiết nước phòng cháy, chữa cháy rừng tràm ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn 
2.4.1. Đê bao ở vùng rừng tràm trên đất than bùn
a. Những khu rừng tràm trên đất than bùn phải xây dựng hệ thống đê bao có khả năng giữ nước trong mùa khô; Ở những nơi độ cao than bùn không đồng nhất cần xây dựng hệ thống đê nhiều bậc để giữ nước phù hợp với các bậc độ cao của than bùn. 
b. Lịch điều tiết mực nước ở vùng than bùn.
- Bắt đầu giữ nước cho vùng than bùn cao nhất vào giữa tháng 9, ở các vùng thấp hơn vào đầu tháng 10. Mức nước cần duy trì tại thời điểm ngày 30 tháng 11 là 45 cm trên mặt than bùn. 
Đảm bảo đến cuối mùa khô mực nước vẫn còn ở mức 50 cm dưới mặt than bùn. 
- Từ ngày 30 tháng 3 trở đi nếu mực nước đã ở mức dưới mặt than bùn xấp xỉ 50 cm, cần bơm nước hàng ngày từ vùng than bùn thấp vào vùng than bùn cao nhất. Lượng nước bơm hàng ngày được xác định theo lượng bốc thoát hơi nước, được xác định theo công thức sau:
Lượng nước bơm hàng ngày (m3) = [3 x 10 x [Scao(ha)]] - [[10 x R] x [Scao(ha)]]
Trong đó: Scao là diện tích vùng than bùn cao, R là lượng mưa trong ngày, 3 là bề dày lớp nước bị bốc thoát hơi bình quân ngày trong thời kì khô hạn nhất tính bằng mm.
- Bắt đầu mở các cống để tháo kiệt nước rửa phèn từ 30 tháng 4. 
2.4.2. Đê bao ở vùng rừng tràm trên đất không có lớp than bùn tại các Vườn quốc gia và khu bảo tồn
a. Những khu rừng tràm đất không có than bùn thuộc diện tích các vườn quốc gia và khu bảo tồn phải xây dựng hệ thống đê bao có khả năng giữ nước trong mùa khô. 
b. Lịch điều tiết nước phòng cháy rừng tràm trên đất không có than bùn được điều chỉnh như sau.
- Bắt đầu đóng cống giữ nước vào đầu tháng 10. Nếu đến 30 tháng 11 mực nước vẫn quá cao thì mở cống để giảm mực nước xuống còn 50 cm trên mặt đất. Điều này đảm bảo cho đến cuối mùa khô mực nước vẫn còn ở mức xấp xỉ 50cm dưới mặt đất. 
- Từ ngày 30 tháng 3 trở đi nếu mực nước đã ở mức dưới mặt đất xấp xỉ 50 cm, cần bơm nước hàng ngày từ vùng không có rừng vào vùng có rừng. Lượng nước bơm hàng ngày được xác định theo tốc độ giảm thấp của mực nước nhưng không quá lượng bốc thoát hơi. Công thức ước lượng nước bốc thoát hơi như sau:
Lượng bốc thoát hơi (m3) = [3 x 10 x [Sr(ha)]] - [[10 x R] x [Sr(ha)]]
Trong đó: Sr là diện tích vùng cần bơm nước giữ ẩm, R là lượng mưa trong ngày, 3 là bề dày lớp nước bị bốc thoát hơi bình quân ngày trong thời kì khô hạn nhất tính bằng mm.
2.4.3. Hệ thống kênh 
a. Hệ thống kênh rạch trong vùng than bùn chỉ được xây dựng trong trường hợp cần thiết. Hạn chế việc xây dựng kênh rạch trong vườn quốc gia. Điều này vừa đảm bảo duy trì tính nguyên vẹn của hệ sinh thái vừa làm giảm tốc độ tiêu nước khỏi rừng tràm trong mùa khô.
b. Trong khu vực rừng tràm trên đất than bùn đã có sẵn hệ thống kênh cần xây dựng các cống ở những vị trí chuyển bậc của than bùn để điều tiết nước.
2.5. Hệ thống kênh và đường giao thông phục vụ phòng cháy rừng tràm sản xuất
a. Xây dựng và kết hợp hệ thống các kênh rạch, băng cây xanh với đường giao thông để giữ nước làm ẩm vật liệu cháy rừng tràm, cấp nước chữa cháy và nước tưới, ngăn chặn cháy lan. Khoảng cách giữa các kênh hoặc đường giao thông từ 100 đến 200 m. Bề rộng của kênh từ 5-10 m, độ sâu từ 2-2,5m tuỳ theo khoảng cách giữa các kênh. 
b. Nội dung quản lý hệ thống kênh và đường giao thông phục vụ phòng cháy rừng tràm sản xuất trên đất không có than bùn như sau:
- Kiểm tra hệ thống kênh và đóng cống giữ nước vào đầu tháng 11. Nếu đến 30 tháng 11 mực nước quá cao thì mở cống để giảm mực nước xuống và giữ ở mức 20 cm trên mặt đất đảm bảo đến đầu tháng 3 mặt đất đủ ướt, nguy cơ cháy rừng thấp. 
- Đầu tháng 2 tiến hành phát dọn cây bụi thảm tươi ở các băng cây xanh và đường đi để ngăn cháy lan. 
- Đầu tháng 5 mở cống để xả nước tránh gây ngập úng rừng tràm.
2.6. Quy vùng sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
a. Các Hạt Kiểm lâm giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thống kê, quản lý diện tích canh tác đồng ruộng ven rừng, hướng dẫn người dân tổ chức đốt dọn thực bì khi có nhu cầu.
b. Những diện tích đồng ruộng ven rừng khi tiến hành đốt dọn thực bì canh tác bắt buộc phải thông báo và được phép của UBND xã và cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trước khi đốt phải tiến hành làm đường băng cản lửa ngăn cách với khu rừng xung quanh. Lúc đốt phải cử người canh gác, cứ 10 – 15 m có một người gác trên băng. Tuyệt đối không được để lửa cháy lan vào rừng. Đốt xong, kiểm tra toàn bộ diện tích cho tới khi lửa tắt hẳn.
c. Gắn việc quy vùng sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản với công tác giao đất giao rừng, khoán rừng cho hộ gia đình, hợp tác xã, cơ quan, đơn vị đóng trong rừng và ven rừng quản lý, bảo vệ, kinh doanh, phòng cháy, chữa cháy rừng theo đúng chế độ, luật pháp, đảm bảo an toàn về lửa trong mùa khô.
2.7. Xây dựng băng cây xanh cản lửa
Băng cây xanh phòng cháy cần được xây dựng dọc theo các kênh rạch, đường giao thông, xung quanh các điểm dân cư, những vùng đất sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, kho tàng, cơ quan, đơn vị quân đội nằm ở trong rừng và ven rừng.
Băng cây xanh có chiều rộng từ 10- 20 m nếu xây dựng theo đường phân khoảnh thì chiều rộng của đai rừng chỉ cần từ 5 - 10 m.
Một số nguyên tắc chọn loài cây trồng băng cây xanh phòng cháy:
- Những cây có lá, cành mọng nước.
- Lá có lông hoặc vảy.
- Có vỏ dày.
- Cây có sức tái sinh chồi và hạt mạnh, nhanh khép tán.
- Không rụng lá trong mùa khô.
- Cây ở băng xanh không cùng sâu bệnh hại hoặc không là ký chủ của sâu bệnh hại cây tràm.
- Cây bản địa: những loài cây thích hợp sẵn có ở địa phương.
2.8. Làm giảm nguồn vật liệu cháy
Hàng năm, trước mùa khô ở những khu rừng tràm, đặc biệt những khu rừng gần nơi dân cư, nhà máy, kho tàng, khu tham quan, du lịch sinh thái, các cơ quan, đơn vị, nông – lâm trường cần kết hợp việc chặt nuôi dưỡng, tỉa cành với thu dọn các vật liệu rơi rụng để giảm nguồn vật liệu cháy với cầy ranh lật đất ở các băng trắng, băng xanh cản lửa và ở xung quanh các khu rừng để ngăn chặn nguy cơ cháy lan vào rừng. 
CHƯƠNG 3
CHỮA CHÁY RỪNG
3.1. Phương tiện chữa cháy rừng tràm
3.1.1. Phương tiện chữa cháy rừng tràm được chia thành 2 nhóm thủ công và cơ giới. 
- Phương tiện th ... uần áo bảo hộ lao động và mũ chữa cháy
3.1.3. Danh mục các loại thiết bị có thể sử dụng để chữa cháy trực tiếp cho các dạng cháy rừng tràm (bảng 7).
Bảng 7. Khả năng sử dụng các thiết bị chữa cháy trực tiếp đối với các loại cháy khác nhau khi có trang phục bảo hộ lao động và mũ chữa cháy
Thiết bị chữa cháy
Chiều cao ngọn lửa (m)
Xẻng
Bàn dập
Cành cây tươi
Bình bơm tay chữa cháy
Máy thổi gió
Máy bơm nước
ô tô chữa cháy
Cháy mặt đất chậm
0.2
Ö
Ö
Ö
Ö
Ö
Ö
Ö
Cháy mặt đất trung bình
0.3
Ö
Ö
Ö
Ö
Ö
Ö
Ö
Cháy mặt đất nhanh
0.4
Ö
Ö
Ö
Ö
Ö
Ö
Ö
Cháy mặt đất và cháy than bùn nhanh 
0.4
Ö
Ö
Ö
Ö
Ö
Ö
Cháy mặt đất và cháy tán trung bình
0.8
Ö
Ö
Cháy mặt đất và cháy tán nhanh
1.2
Ö
Ö
Cháy mặt đất, cháy tán và cháy than bùn trung bình
0.8
Ö
Ö
Cháy mặt đất, cháy than bùn và cháy tán nhanh
2.0
Ö
Ö
3.2. Tổ chức đội hình chữa cháy rừng tràm
3.2.1. Tổ chức, biên chế
- Diện tích khu rừng từ 100 đến 200 ha, bố trí 1 tổ chữa cháy có 7 - 10 người. 
- Diện tích khu rừng từ 1000 - 2000 ha, bố trí 1 đội chữa cháy rừng cơ động 10-15 người. 
Các tổ, đội chữa cháy rừng có nhiệm vụ tuần tra kiểm soát thường xuyên trên khu vực được phân công và trực tiếp tham gia các hoạt động chữa cháy nói chung và chữa cháy rừng tràm nói riêng. 
3.2.2. Nội dung và lịch hoạt động của tổ phòng cháy chữa cháy như sau.
Bảng 6. Lịch hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng tràm
TT
Nội dung hoạt động
Thời gian (tháng)
10
11
12
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
Kiện toàn các lực lượng PCCCR 
2
Tuyên truyền giáo dục PCCCR 
3
Chuẩn bị phương tiện PCCCR
4
Tập huấn PCCCR
5
Tu sửa các công trình PCCCR
6
Trực cảnh báo lửa rừng
7
Trực PCCCR
8
Kiểm tra
9
Tổng kết rút kinh nghiệm
3.3. Các phương pháp áp dụng trong chữa cháy rừng tràm
3.3.1. Phương pháp chữa cháy rừng áp dụng với 8 dạng cháy rừng tràm khác nhau được quy định tại phụ lục 3. 
Do tính đặc thù của cháy rừng tràm, đặc biệt là cháy lớp than bùn, vì vậy việc chữa cháy rừng tràm chủ yếu là dùng các kênh rạch nhỏ và bơm nước vào kênh để chia cắt và khống chế đám cháy, cụ thể:
- Đào kênh xung quanh và giữa khu rừng, bơm nước vào kênh, khống chế quanh đám cháy và tạo nguồn nước phục vụ chữa cháy.
- Nếu cháy lớn và có nguy cơ lan rộng, kết hợp đào kênh với phát dọn đường băng ngăn cách giữa đám cháy với các tiểu khu xung quanh.
- Tăng cường phương tiện, thiết bị và lực lượng tham gia chữa cháy khi đám cháy vượt quá tầm kiểm soát của chủ rừng hoặc chính quyền cơ sở.
3.4. Khắc phục hậu quả do cháy rừng tràm
3.4.1. Phục hồi rừng tràm sau cháy đối với những nơi có lớp than bùn trong vườn quốc gia, áp dụng phương pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên. Nội dung công việc bao gồm:
- Khoanh khu vực cần phục hồi để ngăn cản sự xâm hại của người và gia súc trong thời gian đầu;
- Thu dọn cành, cây cháy;
- Chống úng ngập trong mùa mưa và giữ ẩm trong mùa khô để cây tràm tái sinh nẩy mầm được trong thời kỳ ngập úng và sống qua được thời kỳ khô hạn, phòng cháy rừng.
3.4.2. Phục hồi rừng tràm sau cháy đối với những nơi không còn lớp than bùn trong vườn quốc gia, áp dụng phương pháp xúc tiến tái sinh và trồng bổ sung. 
- Quy hoạch các khu vực để phục hồi, thu dọn cành cây cháy, trồng bổ xung cây con 
- Điều tiết nước chống úng trong mùa mưa, 
- Ngăn cản người và gia súc xâm phạm làm hỏng cây tái sinh, phòng cháy rừng.
3.4.3. Phục hồi rừng tràm bằng phương pháp trồng lại rừng. Trong trường hợp rừng tràm bị cháy thiệt hại nặng không thể áp dụng được các biện pháp trên, cần áp dụng phương pháp trồng mới lại rừng. 
- Quy hoạch diện tích rừng cần trồng lại
- Trồng mới bằng cây con hoặc gieo xạ hạt, duy trì mực nước sâu không vượt quá 20 cm, 
- Ngăn cản phá hoại của người và gia súc, phòng cháy rừng.
CHƯƠNG 4
ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG
4.1. Nguồn tài chính đầu tư
Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng tràm bao gồm:
a. Kinh phí đầu tư của chủ rừng;
b. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng/quỹ phòng cháy, chữa cháy rừng;
c. Ngân sách Nhà nước
d. Kinh phí đầu tư từ các dự án.
4.2. Sử dụng nguồn tài chính đầu tư
4.2.1. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng tràm được đầu tư cho các nội dung sau:
a) Đầu tư cho xây dựng các công trình phòng cháy, trang bị các phương tiện chữa cháy rừng, các cơ sở vật chất phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng; thành lập, duy trì hoạt động của các tổ đội, các ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng.
b) Tuyên truyền và xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy, chữa cháy rừng;
c) Đầu tư cho các hoạt động kiểm tra, kiểm soát phòng cháy, chữa cháy rừng;
d) Khen thưởng trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;
e) Bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;
f) Tổ chức diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng;
g) Đào tạo huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng cho các lực lượng tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng;
h) Bồi dưỡng cho người tham gia chữa cháy theo quy định của pháp luật;
i) Chi trả cho các chi phí chữa cháy, bù vào dự trữ khi sử dụng các phương tiện, vật chất huy động chữa cháy;
j) Hỗ trợ các hoạt động khác về phòng cháy, chữa cháy rừng.
2. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật
4.3. Ngân sách đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng tràm
4.3.1. Kinh phí bảo đảm các hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng của lực lượng Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, lực lượng kiêm nhiệm của Quân đội, các chủ rừng là cơ quan, tổ chức thụ hưởng ngân sách nhà nước và các địa phương được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách.
4.3.2. Các chủ rừng không thụ hưởng ngân sách nhà nước tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định.
CHƯƠNG 5
TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, CHỦ RỪNG, CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP, NGÀNH TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÀM
5.1. Tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng 
5.1.1. Những chủ rừng là cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thành lập và trực tiếp quản lý, duy trì hoạt động của đội phòng cháy, chữa cháy rừng và ban hành quy chế hoạt động, đảm bảo kinh phí, trang bị phương tiện và các điều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy, chữa cháy rừng.
5.1.2. Những chủ rừng là hộ gia đình và cá nhân có diện tích rừng tràm lớn trên 100 ha thành lập và trực tiếp quản lý, duy trì hoạt động của tổ phòng cháy, chữa cháy rừng và đảm bảo kinh phí, trang bị phương tiện và các điều kiện để duy trì hoạt động của tổ phòng cháy, chữa cháy rừng.
Lực lượng tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng của chủ rừng phải đảm bảo đủ khả năng phòng cháy, chữa cháy đối với diện tích rừng do mình quản lý; các tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng của chủ rừng được huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy rừng; thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý các công trình phòng cháy, chữa cháy, tuần tra, phát hiện và chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ).
5.1.3. Tại những địa bàn có rừng tràm, Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng địa phương phải tham mưu cho Chính quyền cơ sở thành lập và trực tiếp quản lý, duy trì hoạt động các tổ đội quần chúng tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng.
Mỗi tổ đội có từ 10 đến 15 người, được trang bị các dụng cụ chữa cháy thủ công hoặc cơ giới, hàng năm vào đầu mùa khô được huấn luyện các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy rừng, đảm bảo thành thạo trong phòng cháy, chữa cháy rừng tràm.
5.1.4. Tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng bao gồm:
Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm thành lập và trực tiếp quản lý, duy trì hoạt động các đơn vị phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của mình; chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy rừng đối với lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng.
Các tổ, đội chuyên ngành phòng cháy chữa cháy rừng được thành lập tại các Trung tâm Kỹ thuật Bảo vệ rừng, Chi cục kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm, trạm, đội kiểm lâm; mỗi tổ gồm từ 7 đến 10 người mỗi đội có từ 3 đến 5 tổ; mỗi tổ đội ở cấp hạt, trạm, đội Kiểm lâm phụ trách trực tiếp các địa bàn có rừng tràm, có nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ cho các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, tuyên truyền pháp luật về Bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, tổ chức kiểm tra, phát hiện và tham gia chữa cháy rừng.
Những đám cháy rừng có quy mô nhỏ dưới 1 ha do chủ rừng và các tổ phòng cháy chữa cháy rừng đảm nhận dập cháy, những đám cháy có quy mô từ trên 1ha đến 50 ha do chủ rừng, các tổ phòng cháy chữa cháy kết hợp với đội cơ động đảm nhận dập cháy. Những đám cháy có quy mô lớn hơn 50 ha do chủ rừng, các tổ phòng cháy, chữa cháy, các đội cơ động kết hợp với lực lượng công an và bộ đội đảm nhận dập cháy.
Các đám cháy nhỏ do chủ rừng kết hợp với tổ trưởng tổ phòng cháy chữa cháy trực tiếp chỉ huy dập cháy, các đám cháy trung bình do đội trưởng đội cơ động trực tiếp chỉ huy dập cháy, các đám cháy lớn do lực lượng công an trực tiếp chỉ duy dập cháy.
5.2. Trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp, các ngành
1. Hộ gia đình và cá nhân sinh sống ở ven rừng và gần rừng có trách nhiệm
a) Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;
b) Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong gia đình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng;
c) Phát hiện cháy, báo cháy và tham gia chữa cháy rừng;
d) Phối hợp với các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng lân cận;
e) Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trách nhiệm của chủ rừng tràm
a) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền các qui định, nội quy và biện pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng;
b) Tổ chức thực hiện các qui định, nội, quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo qui định của pháp luật;
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, dự án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng. Khi lập dự án trồng rừng tràm phải có các giải pháp thiết kế về phòng cháy, chữa cháy rừng.
d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng; xây dựng phòng trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng; quản lý và duy trì hoạt động của tổ, đội, quần chúng phòng cháy và chữa cháy rừng;
đ) Kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm qui định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng; tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm qui định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo thẩm quyền; 
e) Đầu tư trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;
g) Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;
h) Định kỳ theo tuÇn báo cáo về tình hình phòng cháy và chữa cháy rừng, thông báo kịp thời cho cơ quan Kiểm lâm sở tại, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và cơ quan quản lý trực tiếp những liên quan đến bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý; trong các tháng cao điểm mùa cháy
i) Phối hợp với các chủ rừng, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận;
k) Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
l) Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng.
3. Trách nhiệm của uỷ ban nhân dân các cấp
3.1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Ban hành các quy định, nội quy và các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng;
b) Tổ chức thực hiện và chỉ đạo, giám sát các cấp ngành ở địa phương tổ chức triển khai thực hiện quy phạm này;
c) Kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng; chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra;
d) Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng.
3.2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã có trách nhiệm:
a) Tổ chức hướng dẫn và thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng; 
b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng; thành lập các tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng ở các thôn bản; 
c) Kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức thực hiện khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra;
d) Bảo đảm chi kinh phí cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng theo đúng quy định.
4. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Khi phê duyệt các dự án trồng rừng, khai thác rừng tràm, nhất thiết phải bố trí một hạng mục kinh phí đảm bảo cho việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong suốt chu kỳ kinh doanh, sử dụng rừng.
- Hướng dẫn Uỷ ban Nhân dân cấp huyện lập quy hoạch, kế hoạch về quản lý sử dụng rừng, phát triển rừng, quy hoạch vùng sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng tràm.
- Chỉ đạo các chủ rừng thuộc thẩm quyền xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án và triển khai thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tràm.
- Tham gia kiểm tra thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng tràm.
5. Trách nhiệm của cơ quan Kiểm lâm
- Tham mưu xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng tràm.
- Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tràm; bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng tràm cho chủ rừng khi có yêu cầu.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng tràm.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng tràm; phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng quần chúng phòng cháy, chữa cháy rừng tràm.
- Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên trách phòng cháy, chữa cháy rừng tràm.
- Tham mưu cho các cấp chính quyền tổ chức phòng cháy, chữa cháy các khu rừng tràm là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm.
- Tham mưu, thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy rừng tràm.
CHƯƠNG 6
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
6.1. Tổ chức thực hiện
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy trình này.
6.2. Hiệu lực thi hành
Bản quy trình này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Những quy định trước đây về phòng cháy, chữa cháy rừng tràm trái với Bản quy trình này đều bãi bỏ.
 BỘ TRƯỞNG

File đính kèm:

  • doctieu_chuan_nganh_04_tcn_88_2006_quy_trinh_phong_chay_chua_ch.doc