Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 146-2006: Quy trình kỹ thuật trồng trúc sào (Phyllostachys edulis (Carr) H. de Leh)

2. ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG

2.1.Khí hậu:

- Nhiệt độ trung bình năm: 19-22oC;

- Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất: 24-26oC;

- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất: 16-18oC;

- Lượng mưa trung bình năm: trên 1.200 mm;

- Độ ẩm không khí bình quân: trên 85%.

2.2.Địa hình:

- Độ cao so với mực nước biển: 400 đến 1.500m;

- Độ dốc: nhỏ hơn 30º.

2.3.Đất đai:

- Độ sâu tầng đất: từ 40 cm trở lên;

- Đất tơi xốp, ẩm, nhiều mùn, thoát nước;

- Đất còn tính chất đất rừng.

 

doc 5 trang phuongnguyen 9480
Bạn đang xem tài liệu "Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 146-2006: Quy trình kỹ thuật trồng trúc sào (Phyllostachys edulis (Carr) H. de Leh)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 146-2006: Quy trình kỹ thuật trồng trúc sào (Phyllostachys edulis (Carr) H. de Leh)

Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 146-2006: Quy trình kỹ thuật trồng trúc sào  (Phyllostachys edulis (Carr) H. de Leh)
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
–––––––––––––
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
 –––––––––––––––
TIÊU CHUẨN NGÀNH
04 TCN 146 - 2006
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG TRÚC SÀO
 (Phyllostachys edulis (Carr) H. de Leh)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4108 QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1.Nội dung, mục tiêu
Quy trình này quy định những nội dung kỹ thuật từ khâu xác định điều kiện gây trồng, tạo giống, trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, bảo vệ đến khai thác rừng trúc sào để cung cấp nguyên liệu sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, gia dụng và nguyên liệu giấy.
1.2.Đối tượng, phạm vi áp dụng
- Đối tượng: Quy trình này khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế có nhu cầu trồng Trúc sào.
- Phạm vi: Quy trình này áp dụng cho hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Cạn và một số tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện sinh thái tương tự.
2. ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG
2.1.Khí hậu:
- Nhiệt độ trung bình năm: 19-22oC;
- Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất: 24-26oC;
- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất: 16-18oC;
- Lượng mưa trung bình năm: trên 1.200 mm;
- Độ ẩm không khí bình quân: trên 85%.
2.2.Địa hình: 
- Độ cao so với mực nước biển: 400 đến 1.500m; 
- Độ dốc: nhỏ hơn 30º.
2.3.Đất đai:
- Độ sâu tầng đất: từ 40 cm trở lên;
- Đất tơi xốp, ẩm, nhiều mùn, thoát nước;
- Đất còn tính chất đất rừng. 
2.4. Thực bì
- Trảng cây bụi, cỏ cao;
- Lau lách, lá dong, chuối rừng;
- Nương rẫy bỏ hoá. 
3. GIỐNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
3.1.Chọn rừng lấy giống: 
 Rừng sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh phá hoại, chưa có dấu hiệu bị khuy.
3.2.Tiêu chuẩn cây lấy giống: 
 Cây bánh tẻ, mọc thẳng, to mập, không bị sâu bệnh, không cụt ngọn, tuổi từ 1đến 2 năm, không sử dụng cây lớn hơn 3 tuổi để lấy giống.
3.3.Mùa lấy giống:
 Trước mùa mọc măng từ tháng 3 đến tháng 7 hoặc vào cuối thu, đầu đông từ tháng 10 đến tháng 12.
 Chọn ngày thời tiết râm mát, có mưa phùn để lấy giống, tránh lấy giống vào những ngày nắng to, khô hanh.
3.4.Lấy giống:
3.4.1.Giống bằng hom gốc: 
 Lấy cây bánh tẻ (1 đến 2 tuổi), đào lấy cả phần gốc, phần rễ chùm và phần thân ngầm dài 20 đến 30cm. Phần thân khí sinh để dài 1,5đến 2,0m và có 1 đến 2 cành có lá.
3.4.2.Giống bằng hom thân ngầm: 
 Hom thân ngầm lấy từ cây bánh tẻ, hom dài 40-50cm, đường kính 2cm đến 3cm, để nguyên cả bộ rễ chùm, thân hom còn bẹ bao bọc, có màu trắng ngà, có 3 đến 4 mắt sống, khỏe mạnh.
3.5.Bảo quản và xử lý giống
Sau khi lấy, giống được rải đều nơi râm mát, khi vận chuyển bó lại thành từng bó từ 10 đến 20 cây giống bằng lạt mềm tránh gây dập mầm và đem đi trồng. 
Nếu không trồng ngay thì phải giâm tạm bằng cách rải đều các bó trên mặt đất ở nơi râm mát, lấp một lớp đất tơi xốp dầy 3 đến 5 cm và tưới ẩm thường xuyên đến khi đem đi trồng. Thời gian từ khi lấy giống đến khi trồng không quá 5 ngày. 
Hồ rễ: trước khi trồng phải hồ rễ bằng dung dịch đất bột hoặc bùn non nhào trộn với 30% phân chuồng hoai mục.
4. TRỒNG RỪNG
Phương thức trồng: 
 Trồng thuần loài hoặc trồng kết hợp với cây nông nghiệp.
Mật độ trồng:
 500 cây/ha, hàng cách hàng 5m, cây cách cây 4m.
Thời vụ trồng: 
 Trồng vào vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 3, chọn ngày có thời tiết râm mát, đất đủ ẩm để trồng.
Xử lý thực bì.
Xử lý thực bì toàn diện, áp dụng cho kết hợp trồng xen cây nông nghiệp. Phát trắng toàn bộ diện tích, xếp thực bì thành đống hoặc rải đều để khô và đốt.
Xử lý thực bì theo rạch, áp dụng cho trồng không kết hợp cây nông nhiệp. Rạch trồng 2.5m, rạch chừa 2.5m, song song với đường đồng mức. Phát dọn tất cả những cây trên rạch trồng, băm nhỏ và rải đều.
Làm đất: 
 - Cuốc lật đất trên rạch trồng rộng 1m. 
 - Đào hố giữa băng cuốc trước khi trồng 1 tháng.
 Kích thước hố: Trồng bằng hom gốc: 50 x 40 x 40cm (dài-rộng-sâu), trồng bằng hom thân ngầm: 60 x 40 x 40 cm (dài-rộng-sâu). Chiều dài hố chạy theo đường đồng mức
Lấp hố và bón lót:
 - Lấp hố trước khi trồng 10-15 ngày, đập tơi đất, nhặt sạch rễ cây, đá cục, trộn đều đất trong lòng hố với 2 kg phân chuồng hoai hoặc 1 kg phân hữu cơ vi sinh hay 200 đến 300g phân NPK tỷ lệ 5:10:5. Lấp đất đầy miệng hố tạo hình mu rùa, rẫy sạch cỏ xung quanh cách miệng hố 10-20cm.
Kỹ thuật trồng:
Vận chuyển giống: 
 Giống đem trồng phải đủ tiêu chuẩn, bó lại những bó bị đứt lạt, khi bó, xếp, vận chuyển tránh làm gẫy mầm, dập thân.
Cách trồng :
+ Trồng bằng hom gốc: bới đất sâu 15 đến 20 cm, gốc để thẳng đứng, lấp kín đất trên mặt hố, ngập phần gốc thân khí sinh 3 đến 5 cm.
+ Trồng bằng hom thân ngầm: bới đất sâu 5 đến 10 cm, đặt hom giống nằm theo chiều dài hố, hai hàng mắt nằm ngang theo mặt đất, lấp đất kín mặt hố và lèn nhẹ.
Trồng xen cây nông nghiệp: có thể trồng xen cây nông nghiệp trong 2-3 năm đầu. Trồng xa gốc trúc 50 cm, khi chăm sóc không cuốc xới đất sát cây trúc, và không làm tổn hại đến thân ngầm.
5. CHĂM SÓC, QUẢN LÝ, BẢO VỆ
Chăm sóc
 Thời gian chăm sóc: 4-5 năm.
5.1.1. Năm thứ nhất: chăm sóc 2 đến 3 lần.
 + Lần 1 sau khi trồng 3 đến 4 tuần, phát dọn thực bì xung quanh gốc cây, đường kính rộng 1m đến 1,5m, xới đất trên miệng hố. Trồng dặm bằng hom gốc những hố măng không mọc hoặc bị chết. 
 + Lần 2: sau khi trồng 3 đến 4 tháng, chăm sóc như lần 1, ngoài ra tỉa bớt măng ở những hố mọc quá nhiều, chỉ để lại 2-3 măng cho một hố 
 + Lần 3: ngoài biện pháp như lần 1, 2, phát dọn thực bì toàn diện (đối với nơi trồng thuần hoặc nông lâm kết hợp), phát thực bì ở rạch chừa (đối với nơi trồng theo rạch) nếu thực bì xâm lấn vào rạch trồng.
5.1.2.Chăm sóc các năm tiếp theo
 - Số lần, thời vụ chăm sóc: mỗi năm chăm sóc 3 lần. Lần thứ nhất vào tháng 1-2, lần thứ hai vào tháng 5-6 và lần thứ ba vào tháng 10-11.
 - Nội dung chăm sóc: 
 + Năm 2 và 3: lần 1 và lần 2 phát luỗng dây leo, cuốc xới quanh gốc đường kính 1 đến 1,5m, bón phân NPK (5:10:5) liều lượng 200g/gốc bón cùng với khi xới đất lần 1. Lần 3 phát thực bì toàn diện, cuốc lật đất trên rạch trồng nơi có trúc mọc tản.
 + Năm 4 và 5: chăm sóc 1 lần, phát dọn thực bì toàn diện, cuốc xới đất ở nơi chưa có trúc mọc.
Quản lý rừng trồng
 Lập hồ sơ từng lô, gồm hồ sơ thiết kế, hồ sơ nghiệm thu trồng, chăm sóc hàng năm và các loại hồ sơ khác để quản lý theo dõi, lập kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Bảo vệ rừng trồng
 - Thường xuyên kiểm tra theo dõi để phát hiện phòng chống cháy kịp thời.
 - Ngăn chặn mọi hành động phá hoại của người và gia súc đặc biệt vào mùa ra măng (tháng 3 đến tháng 7).
 - Làm đường ranh cản lửa ở những nơi rừng trồng tập trung, diện tích lớn. 
6. KHAI THÁC, CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG RỪNG SAU KHAI THÁC
Khai thác.
 - Đối tượng rừng khai thác: 
 Khi rừng đạt mật độ lớn hơn 15.000 cây/ha, đường kính cây từ 4 cm trở lên, chiều cao lớn hơn10m thì tiến hành khai thác.
 - Tuổi khai thác: 
 Rừng trồng được 3 năm thì bắt đầu khai thác. Chặt chọn những cây đạt tiêu chuẩn đường kính, chiều cao theo quy định. Những năm sau, tiếp tục chặt cây đạt tuổi 3 trở lên. 
 - Cường độ chặt hàng năm: không quá 50% số cây hiện có.
 - Chu kỳ khai thác: 
 Mỗi năm khai thác một lần, nếu sau một số năm khai thác thấy chất lượng rừng giảm xuống (chiều cao và đường kính giảm 1/3) thì phải ngừng khai thác 1đến 3 năm để rừng phục hồi.
 - Mùa khai thác: 
 Khai thác vào mùa khô từ tháng 8 đến tháng 12, không khai thác vào mùa ra măng (tháng 3 đến tháng 7).
 - Kỹ thuật khai thác: 
 Chặt sát gốc cách mặt đất 5-10 cm hoặc để lại 2-3 đốt gốc.
 - Vệ sinh rừng: 
 Khai thác xong đến đâu dọn vệ sinh rừng ngay đến đó. Nội dung gồm thu dọn gốc, ngọn, cành nhánh, chặt nhỏ và rải đều trên mặt đất để chúng tự mục hoặc tận dụng làm củi đun.
Chăm sóc, nuôi dưỡng rừng sau khai thác
 - Thời gian chăm sóc: 
 Sau khi khai thác tiến hành chăm sóc ngay trong vòng 1 tháng, hoàn thành trước tháng 3 để thúc đẩy trúc sào ra măng trong mùa sinh trưởng.
 - Nội dung chăm sóc: 
 Cuốc xới đất sâu 15 đến 20 cm, kết hợp bón phân NPK (tỷ lệ 5:10:5), rắc đều trên toàn bộ diện tích, lượng bón 500 kg/ha.
 - Nuôi dưỡng: 
 Thường xuyên luỗng phát, cắt gỡ dây leo bám vào thân cây, chặt tỉa những cây sâu bệnh, cây chết khô mục, cây già nhỏ, những cây ở nơi mật độ quá dầy, tạo không gian dinh dưỡng đồng đều để rừng sinh trưởng tốt./.
KT. BỘ TRƯỞNG
 THỨ TRƯỞNG

File đính kèm:

  • doctieu_chuan_nganh_04_tcn_146_2006_quy_trinh_ky_thuat_trong_tr.doc