Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 145-2006: Qui trình kỹ thuật trồng rừng tràm lá dài
2. ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG:
2.1. Vùng trồng
- Vùng đất phèn Đồng bằng sông Cửu long.
- Vùng đất cát Duyên Hải Miền Trung.
- Vùng đất ngập nước theo mùa ở các lòng hồ, sông.
- Vùng đất ngập nước theo mùa núi đá vôi.
- Vùng đất đồi
2.2. Địa hình
- Độ cao so với mực nước biển thấp hơn 200m
- Địa thế: Trũng thấp- bằng phẳng- lượn sóng- đồi núi thấp
- Độ dốc: Thấp hơn 150
Bạn đang xem tài liệu "Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 145-2006: Qui trình kỹ thuật trồng rừng tràm lá dài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 145-2006: Qui trình kỹ thuật trồng rừng tràm lá dài
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ––––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc ––––––––––––––– TIÊU CHUẨN NGÀNH 04 TCN 145 - 2006 QUI TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG TRÀM LÁ DÀI (Melaleuca leucadendra L.) (Ban hành kèm theo Quyết định số 4108 QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. QUI ĐỊNH CHUNG 1.1. Nội dung, mục tiêu Quy trình này qui định những nội dung và yêu cầu kỹ thuật trồng rừng tràm lá dài gồm các khâu xác định điều kiện gây trồng, giống và sản xuất cây con, trồng, chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ rừng trồng nhằm đạt năng suất bình quân từ 15 - 18m3/ha/ năm với chu kỳ kinh doanh gỗ nhỏ: 6 - 7 năm, gỗ lớn: 15 - 20 năm. 1.2. Đối tượng, phạm vi áp dụng Quy trình này khuyến khích áp dụng cho mọi thành phần kinh tế, tổ chức và cá nhân có nhu cầu trồng tràm lá dài. Quy trình này chỉ áp dụng cho trồng tràm lá dài gồm các xuất xứ đã được khảo nghiệm và công nhận theo Quyết định số 3090/KHCN-NNNT ngày 8/8/2000 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT là: Weipa (Qld), Riffe Creed (Qld), Cambridge (W.A) và Kuru (PNG). Có thể vận dụng các khoản mục thích hợp của qui trình này để trồng rừng phòng hộ trên đất ngập nước hoặc các loại đất khác. 1.3 Thuật ngữ và định nghĩa. - Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra L.) là một trong những loài tràm có nguồn gốc từ Oxtrâylia đã được nhập và khảo nghiệm thành công trên một số vùng ở Việt Nam. - Cây trội là cây tốt nhất được tuyển chọn từ rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng phân tán, rừng giống hoặc vườn giống để nhân giống. - Xuất xứ là nguồn gốc địa lý của giống hoặc vật liệu giống, là tên địa phương nơi lấy giống ban đầu. - Lâm phần tuyển chọn là khu rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có chất lượng trên mức trung bình, được tuyển chọn để cung cấp giống tạm thời cho sản xuất, nhưng chưa được tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, hoặc chưa đủ diện tích, hay chưa qua đánh giá để công nhận rừng giống chuyển hóa. - Rừng giống chuyển hóa từ rừng trồng là khu rừng trồng (từ 5-7 tuổi cho cây mọc nhanh, 10 -15 tuổi cho cây mọc chậm) có sinh trưởng tốt và đồng đều, đã được tác động các biện pháp kỹ thuật theo quy định. 2. ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG: 2.1. Vùng trồng - Vùng đất phèn Đồng bằng sông Cửu long. - Vùng đất cát Duyên Hải Miền Trung. - Vùng đất ngập nước theo mùa ở các lòng hồ, sông. - Vùng đất ngập nước theo mùa núi đá vôi. - Vùng đất đồi 2.2. Địa hình - Độ cao so với mực nước biển thấp hơn 200m - Địa thế: Trũng thấp- bằng phẳng- lượn sóng- đồi núi thấp - Độ dốc: Thấp hơn 150 2.3. Lập địa trồng Áp dụng theo qui định ở biểu dưới đây: Các tiêu chí Các đặc trưng nhận biết 1. Chế độ nước Ngập 4 đến 5 tháng trong năm Bán ngập theo mùa Không bao giờ ngập 2. Thực vật chỉ thị Năng kim, Năng bộp Cỏ rười Cỏ quăn Thanh hao Tràm gió Cói, Lác, Sậy, Lau An Dương Muồng lá Tròn, Cỏ ống Sim, Mua, Thanh hao, Tràm gió, Thành ngạnh, Thầu tấu, giây leo, cây gỗ rải rác 3. Loại đất Phèn hoạt động nông, mạnh Bãi cát thấp Đầm lầy đá vôi Bồi tụ ven sông hồ Vàng đỏ phát triển trên phiến sét, phấn sa, sa thạch. Đồi bãi cát cố định ven biển 4. Độ dầy tầng đất Tầng sinh phèn ở độ sâu 50 đến 80cm Tầng gơ lây mạnh, ở độ sâu từ 50cm trở xuống Tầng kết von và đá lẫn chiếm hơn 50% diện tích mặt cắt phẫu diện nằm ở độ sâu từ 30-50cm trở xuống 5. Thành phần cơ giới đất Sét trung bình đến sét nặng Cát đến thịt nặng Thịt nặng đến sét nhẹ. Cát đến cát pha 6. Độ chua đất Rất chua 2.0 đến 3.0 Gần trung tính 6.0 - 7.0 Chua 4.0 - 5.0 3. GIỐNG VÀ SẢN XUẤT CÂY CON Việc chọn nguồn giống và kỹ thuật tạo cây con theo đúng các qui định dưới đây: 3.1. Nguồn giống Thu hái hạt giống từ các cây trội đã được 5-6 tuổi thuộc 3 đối tượng như sau: (1)-Rừng giống chuyển hoá từ các xuất xứ đã được công nhận. (2)-Lâm phần tuyển chọn từ các xuất xứ đã được công nhận. (3)-Các thí nghiệm, khảo nghiệm xuất xứ và dòng lai tạo giống mới từ các xuất xứ trong loài đã được công nhận (lai trong loài khác xuất xứ). 3.2. Thu hái hạt giống - Chỉ thu hái hạt vào mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. - Cắt các cành có phần lớn các quả đã già, khi vỏ quả có màu mốc xám hoặc dùng tay tuốt các quả đã chín. - Rải các cành mang quả hoặc quả sau khi thu hái lên nong nia hoặc lên sân có lót vải đệm để phơi ra nắng nhẹ 2 ngày. - Sàng sẩy loại bỏ hết tạp vật và chỉ thu lấy hạt bung ra sau khi phơi được 2 ngày đầu. 3.3. Tiêu chuẩn chất lượng sinh lý Hạt giống đạt các tiêu chuẩn sinh lý như sau: 1. Vỏ hạt : mầu cánh dán sẫm, bóng 2. Độ thuần (%) : Lớn hơn hoặc bằng 30 3. Độ ẩm hạt (%) : Nhỏ hơn hoặc bằng 12 4. Tỷ lệ nẩy mầm trong phòng (%): Lớn hơn hoặc bằng 25 5. Số lượng hạt trong 1kg (triệu hạt): 20 - 22 3.4. Bảo quản hạt - Hạt sau khi thu hái, tốt nhất đem gieo ngay hoặc sử dụng trong năm đó. Trường hợp vận chuyển đi xa hoặc cần dự trữ cho năm sau phải để hạt trong điều kiện không bị nắng nóng hoặc ẩm ướt. - Cho hạt vào túi vải hoặc ni lông hay chum vại cất giữ nơi cao ráo, thoáng mát. - Nếu có điều kiện cất trữ ở nhiệt độ 5 đến 100C với hàm lượng nước của hạt từ 5 đến 12%, phương pháp này có thể duy trì được khả năng nẩy mầm của hạt tới 3 năm. 3.5. Xử lý hạt Tuỳ điều kiện có thể xử lý hạt theo 1 trong 2 cách sau đây: - Ngâm hạt trong nước sạch khoảng 12 giờ liền, vớt ra để ráo nước đem gieo. - Ngâm hạt trong nước sạch, ấm khoảng 40 - 500C, trong 6 giờ vớt ra để ráo nước đem gieo. 3.6 Làm đất gieo hạt - Cày hoặc cuốc đất phơi khô đập nhỏ cho tơi mịn, loại bỏ các tạp vật và các loại đất đá có kích cỡ lớn hơn 0,5 cm, lên luống và san phẳng mặt luống. - Tưới benlat nồng độ 0,3% cho ẩm đều trên mặt luống để diệt nấm một đêm trước khi gieo hạt. 3.7. Gieo hạt: - Trộn đều hạt với cát mịn theo tỉ lệ một phần hạt 5 phần cát rồi gieo vãi đều lên mặt luống với 2g hạt/m2. - Tưới nước đủ ẩm và phủ một lớp cát mỏng, lấp kín hạt sau khi gieo. Làm khung đỡ và chuẩn bị ni lông che mặt luống khi có mưa lớn để bảo vệ cây mạ. 3.8. Chăm sóc cây mạ: - Hàng ngày tưới nước đủ ẩm cho luống gieo. - 15 ngày 1 lần phun benlat nồng độ 1/1000 (1g hoà trong 1 lít nước) đủ ẩm cho cây và mặt luống. 3.9. Tạo bầu - Vỏ bầu làm bằng P.E có kích thước 9x12cm thủng đáy, riêng vùng đất ngập phèn ở Đồng Bằng Sông Cửu long kích thước túi bầu 3 x 5 cm. - Ruột bầu, tuỳ điều kiện mà sử dụng một trong các loại hỗn hợp tính theo % khối lượng như sau: - Ở nơi có rừng tràm: 50% đất rừng tràm với 40% cát hoặc 40% tro trấu và 10% phân chuồng hoai (tỷ lệ 5:4:1). - Ở nơi không có rừng tràm: + 25% đất vườn ươm + 25% phân chuồng hoai + 50% xơ dừa hoặc tro trấu (tỷ lệ 1:1:2) + 50% đất vườn ươm + 25% phân chuồng hoai + 25% xơ dừa hoặc tro trấu (tỷ lệ 2:1:1) - Ở Đồng Bằng Sông Cửu long, ruột bầu cho loại túi có kích thước 3x5 cm là 100% tro trấu. 3.10. Cấy cây vào bầu - Cây mạ đã được 25 - 30 ngày tuổi kể từ khi hạt nẩy mầm, cao 2-3cm và có 3 đến 4 đôi lá thì nhổ đem cấy vào bầu. - Trước khi cấy 1 đêm phải tưới nước đủ ẩm đến đáy bầu và đáy luống gieo cây mạ. - Bứng hoặc nhổ cây mạ và ngâm ngay đầu rễ vào bát hoặc khay chậu đã chứa nước sẵn cho rễ không bị khô héo. - Dùng que chọc một lỗ nhỏ giữa mặt bầu, đặt cây mạ vào lỗ sao cho rễ không bị cong và chỉ ngập sâu đến hết phần cổ rễ, dùng que ép nhẹ cho gốc chặt và giữ cây đứng thẳng. 3.11. Chăm sóc cây con - Tưới nước hàng ngày đủ ẩm cho cây bằng hoa sen lỗ nhỏ, cắm ràng hoặc căng lưới nilông sẫm màu để che nắng trong 6 -7 ngày đầu sau khi cấy cây mạ. - Sau khi cấy 6 - 7 ngày, cây bắt đầu cứng cáp tiếp tục tưới nước đủ ẩm cho cây và tháo dỡ dàn hoặc lưới che nắng sau 10 ngày. - Làm cỏ phá váng theo định kỳ 2-3 tuần một lần. Theo dõi phát hiện nếu có sâu cuốn lá, cuốn ngọn, đục chồi phá cây con phải bắt diệt kịp thời. - Định kỳ 15 ngày 1 lần phun benlat nồng độ 1/1000 (1gam hoà trong 1 lít nước) đủ ướt cây và mặt đất để phòng trừ bệnh thối thân và đốm lá. - Hai tuần trước khi xuất vườn, cần đảo bầu, giảm dần việc tưới nước và 1 tuần trước khi xuất vườn thì ngừng hẳn việc tưới nước và phun phòng bệnh hại cho cây. 3.12. Tiêu chuẩn cây con đem trồng - Tuổi cây: 8 - 10 tuần (2,5 - 3 tháng) kể từ khi cấy. - Chiều cao vút ngọn: 40 – 50 cm ( đối với vùng trồng là các lòng hồ ngập nước theo mùa thì chiều cao vút ngọn là 80 -90 cm) - Đường kính cổ rễ: 0,2 -0,3cm - Sinh lực: Sinh trưởng phát triển tốt, thân thẳng, không bị sâu bệnh. 4. KỸ THUẬT TRỒNG 4.1. Phương thức trồng Trồng thuần hoặc trồng hỗn hợp các xuất xứ theo qui định ở mục 1.2. 4.2. Mật độ trồng Áp dụng theo từng lập địa như sau: Đất phèn ngập 4 -5 tháng trong năm: 6.660-10.000 cây/ha. Đất cát, lầy, bồi tụ bán ngập theo mùa: 6.660 cây/ha, cự ly 1x1,5m Đất vàng đỏ, đất cát không ngập: 2.500-3.300cây/ha. 4.3. Xử lý thực bì a. Nơi có thực bì thưa thớt không cần xử lý b. Nơi có thực bì dày rậm phát toàn diện sát gốc, dọn tươi hoặc đốt. 4.4. Làm đất a. Lập địa đất phèn lên líp theo kích cỡ như sau: Líp rộng từ 2m-5m , cao 0,25 m, rãnh rộng 0,6m-1m, sâu 0,5m (không chạm tới tầng sinh phèn). Lên líp bằng thủ công, hoặc máy theo cách cuốn chiếu, cụ thể: cào lớp đất mặt của rãnh ra một bên, đào lớp đất dưới của rãnh đắp lên lớp đất mặt của líp, sau đó lấy lớp đất mặt của rãnh đắp phủ lên mặt líp. Cuốc hố kích thước 30x30x30cm, kết hợp bón lót bằng hỗn hợp phân DAP, NPK và lân theo tỷ lệ 1:1:6 (NPK: 4-57-1), lượng bón 30g cho 1 cây. b. Lập địa đất bồi tụ cát, lầy, ven sông hồ: lên líp rộng 1m cao 0,20 - 0,30m; rãnh rộng 0,5m sâu 0,20 - 0,30m. Cách lên líp, đào hố áp dụng theo mục a. Bón lót 100-200 NPK (5:10:3 hoặc tương đương) cho một hố. c. Lập địa đất đồi gò hay đất cát không ngập nước, hố được cuốc kích thước 40x40x40cm theo đường đồng mức, kết hợp bón lót 100 - 200g NPK (5:10:3 hoặc tương đương) hay 300 - 500g phân hữu cơ vi sinh cho 1 hố. Thời gian cuốc hố, bón lót và lấp hố phải hoàn thành trước khi trồng ít nhất 1 tháng. 4.5. Thời vụ trồng: - Ở vùng đất ngập phèn miền Nam, trồng từ tháng 7 đến tháng 12, tuỳ từng địa phương, xác định thời điểm bắt đầu để kết thúc trồng vào lúc mức nước không ngập quá ngọn cây và hoàn thành trước khi nước rút cạn ít nhất 10 ngày. - Các vùng đất ngập nước theo mùa ở các lòng hồ nên trồng trước mùa nước ngập từ 1 tháng trở lên. - Ở các vùng khác, trồng vào đầu mùa mưa đến giữa mùa mưa. 4.6. Cách trồng - Dùng cuốc hoặc bay moi 1 lỗ ở giữa hố vừa đủ đặt bầu cây có chiều sâu cao hơn chiều cao của túi 1-2cm. Rạch bỏ vỏ bầu, đặt bầu cây ngay ngắn trong lòng hố, lấp đất mịn và lèn chặt, vun đất quanh gốc cây cao hơn mặt hố 5-10cm. 5. CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ BẢO VỆ RỪNG 5.1. Chăm sóc: Thời gian chăm sóc 3 năm liền bằng các biện pháp như sau: a. Năm thứ 1: Sau khi trồng 20 - 30 ngày kiểm tra tỷ lệ sống và trồng dặm - Nơi trồng vụ xuân hè chăm sóc 2 lần: Lần đầu sau khi trồng 2 tháng, xới xáo đất quanh gốc cây đường kính rộng 0,8m; lần thứ 2 vào mùa khô, phát bỏ cây cỏ xâm lấn, xới xáo đất quanh gốc đường kính rộng 1m. - Nơi trồng vụ thu đông, chỉ chăm sóc 1 lần vào đầu mùa khô, phát bỏ cây cỏ xâm lấn, xới xáo đất quanh gốc đường kính rộng 1m. b. Năm thứ 2 và 3: Chăm sóc 2 lần/ năm vào đầu và cuối mùa mưa. Nội dung chăm sóc là phát luỗng cây cỏ xâm lấn và vun xới quanh gốc đường kính rộng 1m. Kết hợp lần chăm sóc vào cuối mùa mưa (đầu mùa khô), thu dọn đưa vật liệu cháy ra khỏi rừng đề phòng chống cháy rừng. 5.2. Tỉa thưa nuôi dưỡng rừng a. Kinh doanh gỗ nhỏ (cừ, giấy, dăm...) chu kỳ 6-7 năm: Tỉa thưa một lần vào tuổi 4, cường độ tỉa 50% số cây đối với mật độ trồng 10.000 cây/ha và 30% số cây đối với mật độ trồng 6.660 cây/ha. Tỉa vào mùa khô, thu dọn sản phẩm và vật liệu cháy ra khỏi rừng. áp dụng cách tỉa cơ giới kết hợp với chọn lọc, loại bỏ những cây sinh trưởng kém, sâu bệnh, cong queo, gẫy ngọn. Không tỉa thưa đối với mật độ trồng 2.500-3.300 cây/ha. b. Kinh doanh gỗ lớn kết hợp gỗ nhỏ chu kỳ 15 - 20 năm: * Tỉa thưa 3 lần đối mật độ 10.000 cây/ha: - Lần 1: Tuổi 4, cường độ tỉa 45% số cây ở mật độ 10.000 cây/ha thì số cây để lại khoảnn 6000-6.500 cây/ha. - Lần 2: Tuổi 8, cường độ tỉa 50% số cây còn lại, mật độ để lại khoảng 3000-3.200c/ha - Lần 3: Tuổi 12, cường độ tỉa 50% số cây còn lại, mật độ để lại khoẩng 1500-1600c/ha. * Tỉa thưa 2 lần đối mật độ mật độ 6.660 cây/ha ở tuổi 8 và tuổi 12 cường độ tỉa thưa mỗi lần là 50% số cây. * Tỉa thưa 1 lần đối mật độ 2.500 – 3.330 cây/ha ở tuổi 8 cường độ tỉa thưa là 35 – 50% số cây. Thời gian, phương pháp, tiêu chuẩn cây tỉa áp dụng theo qui định ở điểm a mục 5.2. 5.3. Bảo vệ rừng a. Phòng chống sâu, chuột phá hoại rừng Thường xuyên theo dõi tình hình sâu đục thân và chuột cắn phá hoại rừng, khi thấy xuất hiện phải bắt giết hoặc phun diệt tận gốc, không để chuột và sâu phát triển thành dịch. b. Phòng chống lửa rừng - Phải có chòi canh và tổ chức trực gác suốt mùa khô ở nơi trồng tràm tập trung, có diện tích lớn để theo dõi phát hiện và ngăn chặn kịp thời cháy rừng.. - Phải tích giữ và điều tiết nước trong các kênh mương vào mùa khô để chống cháy nơi trồng tràm tập trung có diện tích lớn tại các vùng bán ngập hoặc ngập theo mùa. - Phải phát dọn thực bì đưa ra khỏi rừng hoặc đốt có kiểm soát vào trước mùa khô và ngăn cấm tuyệt đối không cho mang lửa vào rừng, đặc biệt là trong mùa khô. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
File đính kèm:
- tieu_chuan_nganh_04_tcn_145_2006_qui_trinh_ky_thuat_trong_ru.doc