Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 127-2006: Qui trình kỹ thuật tỉa thưa rừng quế (cinnamomum cassia blume) trồng thuần loài đều tuổi

1. QUI ĐỊNH CHUNG

1.1. Nội dung, mục tiêu

 Qui trình này quy định những nguyên tắc, nội dung, yêu cầu và kỹ thuật tỉa thưa các lâm phần quế (Cinnamomum cassia Blume) trồng thuần loài đều tuổi từ giai đoạn khép tán đến trước tuổi thành thục công nghệ một cấp tuổi nhằm đạt sản lượng và chất lượng vỏ khô cao nhất khi khai thác chính theo từng cấp đất với chu kỳ kinh doanh từ 15 năm đến 20 năm.

1.2. Phạm vi áp dụng

 Qui trình này áp dụng cho những tỉnh trồng quế trọng điểm tại Trung tâm Bắc Bộ, Đông Bắc Bắc Bộ và Trung Bộ (Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Quảng Nam, Quảng Ngãi) theo phương thức trồng được qui định trong Qui phạm kỹ thuật trồng quế (Tiêu chuẩn Ngành: 04 TCN 23-2000).

 Những nơi rừng quế không trồng theo qui phạm trên, nếu áp dụng qui trình này cần có những điều chỉnh để phù hợp với từng địa phương và điều kiện cụ thể.

 

doc 10 trang phuongnguyen 4360
Bạn đang xem tài liệu "Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 127-2006: Qui trình kỹ thuật tỉa thưa rừng quế (cinnamomum cassia blume) trồng thuần loài đều tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 127-2006: Qui trình kỹ thuật tỉa thưa rừng quế (cinnamomum cassia blume) trồng thuần loài đều tuổi

Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 127-2006: Qui trình kỹ thuật tỉa thưa rừng quế (cinnamomum cassia blume) trồng thuần loài đều tuổi
BỘ NÔNG NGHIỆP 
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
–––––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
 –––––––––––––––
TIÊU CHUẨN NGÀNH
04 TCN 127 - 2006
QUI TRÌNH KỸ THUẬT TỈA THƯA RỪNG QUẾ (CINNAMOMUM CASSIA BLUME) TRỒNG THUẦN LOÀI ĐỀU TUỔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4108 QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. QUI ĐỊNH CHUNG
1.1. Nội dung, mục tiêu
	Qui trình này quy định những nguyên tắc, nội dung, yêu cầu và kỹ thuật tỉa thưa các lâm phần quế (Cinnamomum cassia Blume) trồng thuần loài đều tuổi từ giai đoạn khép tán đến trước tuổi thành thục công nghệ một cấp tuổi nhằm đạt sản lượng và chất lượng vỏ khô cao nhất khi khai thác chính theo từng cấp đất với chu kỳ kinh doanh từ 15 năm đến 20 năm. 
1.2. Phạm vi áp dụng
	Qui trình này áp dụng cho những tỉnh trồng quế trọng điểm tại Trung tâm Bắc Bộ, Đông Bắc Bắc Bộ và Trung Bộ (Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Quảng Nam, Quảng Ngãi) theo phương thức trồng được qui định trong Qui phạm kỹ thuật trồng quế (Tiêu chuẩn Ngành: 04 TCN 23-2000). 
	Những nơi rừng quế không trồng theo qui phạm trên, nếu áp dụng qui trình này cần có những điều chỉnh để phù hợp với từng địa phương và điều kiện cụ thể.
1.3. Giải thích một số thuật ngữ, định nghĩa
- Cấp đất: Cấp đất hay cấp năng suất của một loại rừng xác định nào đó là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá sự phù hợp của điều kiện lập địa, của nguồn giống và của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh... đối với loại rừng đó. Phân chia cấp đất nhằm đánh giá năng suất của lập địa đối với sản phẩm mục đích. Cấp đất được sử dụng để phân chia đơn vị dự đoán sản lượng và xác định hệ thống biện pháp tác động cho đối tượng rừng trồng thuần loài, đều tuổi. 
	(Đối với các rừng quế trồng thuần loài, đều tuổi, sản lượng vỏ quế có quan hệ chặt chẽ với các đại lượng sinh trưởng như chiều cao, đường kính ngang ngực và thể tích thân cây) 
- Cường độ tỉa thưa: Là một chỉ tiêu kỹ thuật trong chặt nuôi dưỡng rừng cho biết mức độ tác động của một lần chặt tỉa thưa và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm giữa phần bị chặt so với toàn bộ lâm phần trước khi chặt, trong qui trình này, cường độ tỉa thưa tính theo số cây. 
- Cấp tuổi: Là một số năm nhất định tuỳ thuộc vào đặc tính sinh trưởng của mỗi loài cây trong một lâm phần có đặc trưng sinh vật học như nhau nên đòi hỏi những biện pháp kỹ thuật lâm sinh giống nhau.
	Đối với những lâm phần quế trồng thuần loài đều tuổi trong qui trình này, cấp tuổi được xác định là 3 năm.
- Kỳ giãn cách: Là một chỉ tiêu kỹ thuật trong chặt nuôi dưỡng rừng để chỉ số năm cách nhau giữa hai lần chặt tỉa thưa kế tiếp nhau trên cùng một lâm phần. 
- Mật độ thích hợp: Mật độ thích hợp hay mật độ tối ưu của lâm phần là mật độ tại đó cây có khoảng sống thích hợp và môi trường phát triển thuận lợi nhất, cho năng suất và sản lượng cao nhất. Xác định mật độ thích hợp là tìm ra không gian dinh dưỡng thích hợp nhất cho sự phát triển tự nhiên của cây đứng.
- Phân cấp cây rừng: Phân loại cây rừng thành các cấp căn cứ vào tình hình sinh trưởng, phát triển để làm cơ sở tiến hành chọn lọc nhân tạo, giữ lại những cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt và đào thải những cây rừng sinh trưởng và phát triển kém.
- Tỉa thưa tầng dưới: Là một phương pháp chặt tỉa thưa trong đó đối tượng chặt tỉa là những cây sinh trưởng kém do kết quả của quá trình phân hoá cây rừng, những cây bị chặt tỉa là những cây sống hoàn toàn phía dưới tầng rừng chính. 
1.4. Tiêu chuẩn trích dẫn
	Qui phạm kỹ thuật trồng quế (Cinnamomum cassia BL.); Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 23-2000; ban hành kèm theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BNN/KHCN ngày 25 tháng 01 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
2. ĐỐI TƯỢNG RỪNG QUẾ ĐƯA VÀO TỈA THƯA
2.1. Điều kiện tỉa thưa lần đầu
	Rừng quế được đưa vào tỉa thưa lần đầu phải có đầy đủ một số đặc trưng lâm học sau:
	a. Đã khép tán, độ tàn che bình quân từ 0,7 trở lên, ở trạng thái rừng sào, sinh trưởng mạnh về chiều cao, một số cây quế (thông thường có từ 5- 10%) đã có hiện tượng ra hoa, quả.
b. Hiện tượng phân hoá cây rừng đã diễn ra; theo phân cấp KRAFT (1884), tỷ lệ cây cấp IV và cấp V chiếm từ 10-15%.
c. Có 50% số cây trở lên có hiện tượng tỉa cành tự nhiên.
d. Mật độ lớn hơn 2500 cây/ha, không có biểu hiện của sâu, bệnh hại phát dịch. 
	Rừng quế đưa vào tỉa thưa lần đầu được xác định theo vùng, cấp đất theo qui định ở Bảng 1 và tham khảo Biểu cấp đất ở Phụ lục 1; phương pháp xác định cấp đất ở Phụ lục 2.
Bảng 1.
Chỉ tiêu
Vùng
Cấp đất I
Cấp đất II
Cấp đất III
Tuổi
Độ tàn che
Tuổi
Độ tàn che
Tuổi
Độ tàn che
Trung tâm Bắc Bộ
6
0,7
7
0,7
8
0,8
Đông Bắc Bắc Bộ
7
0,8
8
0,8
9
0.8
Trung Bộ
6
0,8
7
0,8
8
0,7
	Không đưa vào tỉa thưa lần đầu cho những rừng quế không bảo đảm các chỉ tiêu trên.
2.2. Điều kiện tỉa thưa các lần sau
	a. Đã khép tán trở lại được ít nhất từ hai năm trở lên
	b. Có độ tàn che từ 0,7 trở lên
3. KỸ THUẬT TỈA THƯA
3.1. Cường độ và phương pháp xác định mật độ để lại thích hợp
3.1.1.Cường độ
	Cường độ tỉa thưa được tính theo tỷ lệ phần trăm số cây chặt tỉa trong mỗi lần chặt so với mật độ lâm phần trước lần chặt tỉa đó theo công thức sau:
	Trong đó: In là cường độ chặt tỉa tính theo số cây (%)
	 N	ht là mật độ hiện tại (cây/ha)
	 Nth là mật độ để lại thích hợp (cây/ha)
3.1.2.Mật độ thích hợp
	Mật độ để lại thích hợp được xác định theo đơn vị cấp đất tại mỗi lần 
chặt tỉa thưa theo công thức sau: 
Trong đó: - Nth là mật độ để lại thích hợp cho mỗi lần tỉa thưa (cây/ha)
	 - 7850 là tổng diện tích hình chiếu tán lá (m2), khi các cây giao tán; tương đương với độ tàn che trung bình bằng 0,7-0,8.	
	 - là diện tích tán lá (m2) bình quân của cây để lại nuôi dưỡng sau mỗi lần tỉa thưa.
3.2. Nguyên tắc bài cây
3.2.1.Cây bài chặt
	Cây bài chặt là những cây lệch tán, cong queo, cụt ngọn, sâu bệnh hay nhiều ngọn; những cây bị chèn ép, sinh trưởng kém (cấp IV và cấp V theo phân cấp KRAFT). 
Những nơi mật độ quá dày, có thể xem xét bài chặt cả một số cây cấp III để điều chỉnh không gian sống cho những cây để lại nuôi dưỡng.
3.2.2.Cây chừa lại nuôi dưỡng
	Cây chừa lại nuôi dưỡng là những cây có hình thái thân và tán cân đối, tỉa cành tự nhiên tốt, phân bố đồng đều trên diện tích lâm phần. 
3.3. Kỳ giãn cách giữa các lần tỉa thưa
	Có thể xác định kỳ giãn cách bằng một trong ba phương pháp sau:
	a. Dựa vào tổng diện tích hình chiếu tán lá khi có giá trị lớn hơn 7850 m2/ha.
	b. Dựa vào độ tàn che trung bình khi đạt giá trị lớn hơn 0,7.
	c. Kỳ giãn cách hai năm tính từ lần chặt tỉa đầu
	Số lần tỉa thưa và cường độ chặt theo qui định ở Bảng 2.
Bảng 2.
Vùng
Lần tỉa
Cường độ chặt tỉa (%)
Cấp đất I
Cấp đất II
Cấp đất III
Trung tâm
Bắc Bộ
1
30-35
35-40
30-35
2
30-35
25-30
20-25
3
20-25
15-20
-
Đông Bắc Bắc Bộ
1
20-25
25-30
15-20
2
20-25
25-30
20-25
3
20-25
-
-
Trung Bộ
1
30-35
35-40
20-25
2
25-30
35-40
30-35
3
20-25
-
-
3.4. Mùa tỉa thưa
	- Mùa tỉa thưa được xác định vào vụ bóc vỏ quế. Vụ bóc vỏ quế trùng với mùa bắt đầu sinh trưởng của cây quế. Có hai vụ bóc vỏ chính ở tất cả các vùng là vụ xuân (tháng 3, tháng 4 âm lịch) và vụ thu (tháng 8, tháng 9 âm lịch).
	- Nếu tỉa thưa kết hợp với lợi dụng tái sinh chồi sau này phải chặt tỉa vào vụ xuân. 
3.5. Phương pháp tỉa thưa
	Trong trường hợp rừng trồng theo hàng, có tỷ lệ cây sống cao, tình hình phân hoá cây rừng rõ ràng và phân bố tương đối đồng đều trên toàn diện tích...cần áp dụng phương pháp tỉa thưa tầng dưới là chính kết hợp với phương pháp tỉa thưa có chọn lọc ở những nơi cây mọc quá dày.
	Trường hợp rừng trồng không theo hàng lối, địa hình dốc, đã quá tuổi tỉa thưa theo qui trình này, phải dùng phương pháp tỉa thưa chọn lọc và phải đảm bảo các yêu cầu sau:
	+ Không tỉa quá 3 cây liền kề nhau
	+ Tạo được không gian sống tương đối đều nhau cho những cây để lại tỉa thưa lần sau hoặc cho đến tuổi khai thác chính.
	+ Không loại bỏ cây bụi, thảm tươi và các loài cây tái sinh tự nhiên khác có mặt dưới tán rừng.
3.6. Kỹ thuật chặt hạ và vệ sinh rừng sau tỉa thưa
3.6.1.Kỹ thuật chặt hạ
	Chặt tỉa thưa quế luôn gắn liền với lợi dụng sản phẩm vỏ quế nên kỹ thuật chặt tỉa phải đảm bảo không làm vỡ, giập vỏ quế. Cụ thể:
	+ Trước khi chặt hạ, nên bóc trước từ hai đến ba khoanh vỏ quế tính từ phần gốc sát mặt đất (từ 0,9 đến 1,35 mét). Kỹ thuật bóc vỏ tuỳ theo kinh nghiệm ở mỗi địa phương.
	+ Sau khi bóc xong phần vỏ quế gốc, dùng dao chặt ngang vị trí thân cây đã được bóc vỏ cách mặt đất vừa tầm tay người chặt sao cho khi hạ cây đổ ngang theo đường đồng mức và không đứt rời khỏi gốc chặt.
	+ Tiếp tục bóc và tận dụng hết vỏ quế thân và quế cành
3.6.2.Vệ sinh rừng sau tỉa thưa
	Sau khi tỉa thưa, toàn bộ các gốc cây chặt tỉa đều phải được chặt hoặc cưa lại sát gốc. Nếu có lợi dụng tái sinh chồi, gốc chặt phải bảo đảm không bị giập, vỡ và càng sát mặt đất càng tốt.
	Thân cây sau khi bóc vỏ có thể tận dụng làm củi hoặc xếp theo đường đồng mức tạo vật cản, ngăn chặn xói mòn đất.
	Cành nhỏ và lá quế có thể tận dụng để chưng cất tinh dầu. Trường hợp không tận dụng chưng cất tinh dầu, cành ngọn phải được dọn và xếp theo đường đồng mức, không được để cành ngọn tập trung thành đống sau khi chặt tỉa thưa.
	Những cây quế chừa lại nuôi dưỡng sau tỉa thưa nếu phân cành thấp, nhiều cành hoặc có dấu hiệu tỉa cành...có thể kết hợp tỉa cành nhân tạo trong quá trình vệ sinh rừng sau tỉa thưa. Dùng dao sắc chặt cành phần sát thân cây, không được làm vỡ, giập vỏ phần sát với thân cây. Độ cao tỉa cành tối đa không vượt quá 1/3 chiều dài tán lá.
4. THIẾT KẾ KỸ THUẬT TỈA THƯA
4.1. Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật tỉa thưa
 Trước khi tỉa thưa phải lập hồ sơ thiết kế; hồ sơ gồm:
	- Sơ đồ ranh giới, diện tích và đặc điểm địa hình của lô tỉa thưa
	- Mô tả những đặc trưng cơ bản của lâm phần trước khi tỉa thưa:
	+ Tuổi lâm phần, mật độ hiện tại, cấp đất, phân cấp cây rừng...
	+ Đường kính thân cây, chiều cao, đường kính tán lá, độ tàn che... bình quân toàn lâm phần
	- Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật: mật độ thích hợp, cường độ tỉa thưa, xây dựng nguyên tắc bài cây và kỳ giãn cách...
	- Dự kiến sản lượng vỏ quế, gỗ quế cho mỗi lần tỉa
	- Dự đoán cấu trúc rừng sau khi tỉa thưa
4.2. Người chịu trách nhiệm thiết kế kỹ thuật tỉa thưa
	Người thiết kế tỉa thưa có thể là cán bộ kỹ thuật hay chủ rừng... đã được tập huấn do cơ quan kỹ thuật hay cơ quan khuyến lâm trực tiếp quản lý tổ chức đào tạo.
4.3. Phương pháp bài cây
	Chỉ đánh dấu những cây bài chặt, không đánh dấu các cây để lại nuôi dưỡng. Cây bài chặt trong các lần chặt tỉa thưa được đánh dấu bằng sơn đỏ theo nguyên tắc:
	- Dấu “cộng” (+) ở vị trí thân cây cách mặt đất 1,3 mét
	- Dấu “trừ” (-) ở vị trí thân cây cách mặt đất từ 5 đến 7 centimet.
	- Các dấu này phải được đánh theo cùng một hướng trong lô tỉa thưa.
4.4. Điều chỉnh thiết kế bài cây
	Sau khi bài cây, người thiết kế phải kiểm tra lại các số liệu đã được qui định tại mục 4.1 sau đó đối chiếu với các Bảng 01 và 02 để điều chỉnh các chỉ tiêu kỹ thuật cho hợp lý. Tỷ lệ điều chỉnh nằm trong giới hạn cường độ tỉa thưa tại Bảng 2.
4.5. Phê duyệt thiết kế tỉa thưa
	Bản thiết kế tỉa thưa từng lô rừng phải được các cấp có thẩm quyền theo qui định hiện hành phê duyệt mới có hiệu lực thực hiện.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
PHỤ LỤC 1
(Nguồn: Bộ môn Lâm sinh, Đại học Lâm nghiệp)
I. BIỂU CẤP ĐẤT CHO RỪNG QUẾ
 TRỒNG THUẦN LOÀI VÙNG TRUNG TÂM BẮC BỘ
A
(Tuổi)
Cấp đất I
(H,m)
Cấp đất II
(H,m)
Cấp đất III
(H,m)
RG
G
RG
G
RG
G
RG
3
2.7
2.4
2.1
1.9
1.6
1.3
1
4
4.1
3.7
3.3
2.9
2.5
2.1
1.7
5
5.5
5
4.5
4
3.4
2.9
2.3
6
6.8
6.2
5.5
4.9
4.3
3.6
3
7
8
7.3
6.6
5.8
5.1
4.3
3.6
8
9.1
8.3
7.5
6.7
5.9
5
4.2
9
10.2
9.3
8.4
7.5
6.6
5.7
4.8
10
11.2
10.2
9.2
8.3
7.3
6.3
5.3
11
12.1
11.1
10
9
7.9
6.9
5.8
12
13
11.9
10.8
9.7
8.5
7.4
6.3
13
13.8
12.6
11.5
10.3
9.1
7.9
6.8
14
14.6
13.4
12.1
10.9
9.7
8.4
7.2
15
15.3
14
12.8
11.5
10.2
8.9
7.6
16
16
14.7
13.4
12
10.7
9.4
8
17
16.7
15.3
13.9
12.6
11.2
9.8
8.4
18
17.3
15.9
14.5
13.1
11.6
10.2
8.8
19
17.9
16.5
15
13.5
12.1
10.6
9.2
20
18.5
17
15.5
14
12.5
11
9.5
21
19.1
17.5
16
14.4
12.9
11.4
9.8
22
19.6
18
16.4
14.9
13.3
11.7
10.2
23
20.1
18.5
16.9
15.3
13.7
12.1
10.5
24
20.6
19
17.3
15.7
14
12.4
10.8
25
21.1
19.4
17.7
16
14.4
12.7
11.1
GHI CHÚ:	
	- RG: Chiều cao bình quân tại ranh giới các cấp đất
	- G: Chiều cao bình quân giữa cấp đất
II. BIỂU CẤP ĐẤT CHO RỪNG QUẾ
 TRỒNG THUẦN LOÀI VÙNG TRUNG BỘ
A
(Tuổi)
Cấp đất I
(H, m)
Cấp đất II
(H, m)
Cấp đất III
(H, m)
RG
G
RG
G
RG
G
RG
1
0.9
0.7
0.6
0.4
0.3
0.1
0
2
1.7
1.5
1.3
1.1
1
0.9
0.8
3
2.5
2.3
2.1
1.9
1.8
1.7
1.6
4
3.4
3.2
2.9
2.7
2.6
2.5
2.4
5
4.3
4.1
3.8
3.5
3.3
3.2
3.1
6
5.3
5
4.6
4.3
4.1
3.9
3.7
7
6.3
5.9
5.5
5.1
4.8
4.6
4.3
8
7.3
6.8
6.3
5.9
5.5
5.2
4.8
9
8.4
7.8
7.2
6.6
6.2
5.8
5.3
10
9.5
8.8
8.1
7.4
6.9
6.3
5.8
11
10.6
9.8
9
8.2
7.5
6.8
6.2
12
11.8
10.8
9.9
8.9
8.1
7.3
6.5
13
13
11.9
10.8
9.7
8.7
7.8
6.9
III. BIỂU CẤP ĐẤT CHO RỪNG QUẾ 
TRỒNG THUẦN LOÀI VÙNG ĐÔNG BẮC 
A
(Tuổi)
Cấp đất I
(H,m)
Cấp đất II
(H,m)
Cấp đất III
(H,m)
RG
G
RG
G
RG
G
RG
3
2.6
2.5
2.3
2.2
2.1
2
1.9
4
3.7
3.5
3.2
3
2.8
2.7
2.5
5
4.7
4.4
4.1
3.8
3.5
3.3
3.1
6
5.5
5.2
4.8
4.5
4.2
3.9
3.7
7
6.4
6
5.6
5.2
4.8
4.5
4.2
8
7.1
6.7
6.2
5.8
5.4
5
4.6
9
7.8
7.4
6.9
6.4
6
5.5
5.1
10
8.5
8
7.5
7
6.5
6
5.5
11
9.1
8.6
8.1
7.6
7
6.4
5.9
12
9.7
9.2
8.6
8.1
7.5
6.9
6.3
13
10.3
9.7
9.2
8.6
7.9
7.3
6.6
14
10.8
10.2
9.7
9.1
8.4
7.7
6.9
PHỤ LỤC 2
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CẤP ĐẤT NGOÀI THỰC ĐỊA
	Để có thể sử dụng biểu cấp đất cho việc xác định những nội dung kỹ thuật tỉa thưa ở mỗi vùng cần được tiến hành qua các bước sau:
1. Bước 1: 	Xác định tuổi của rừng quế cần tỉa thưa
	 Tuổi rừng quế cần tỉa thưa là tuổi tuyệt đối. Tuổi tuyệt đối được tính từ tháng, năm trồng rừng cộng với số tháng cây con ở giai đoạn gieo ươm. Những số liệu này được lấy từ hồ sơ, lý lịch rừng trồng.
	Trong trường hợp không biết chắc chắn tuổi tuyệt đối của rừng quế trồng, phải tiến hành giải tích thân cây bằng cách cắt thớt tại vị trí gốc, gần sát mặt đất (thớt 0,0 mét); sau đó đếm số vòng năm (cây quế sinh trưởng đường kính tạo vòng năm khá rõ, mỗi năm tạo một vòng sinh trưởng đường kính) và cộng với thời gian ở giai đoạn gieo ươm.
2. Bước 2: 	Xác định chiều cao của rừng quế đưa vào tỉa thưa
	Sau khi xác định chính xác tuổi của rừng quế, bước tiếp theo là xác định chiều cao. Để đơn giản hoá công việc này ngoài thực địa, cần tiến hành đo chiều cao ít nhất 30 cây bất kỳ và tính chiều cao bình quân bằng phương pháp bình quân cộng.
	Phương pháp đo chiều cao cây tốt nhất là dùng sào có vạch đến đơn vị đề xi mét (10 centimét), đo từ đỉnh sinh trưởng đến mặt đất. Có thể sử dụng thước đo cao Blumleisse để xác định chiều cao cây quế. Sai số đo cao cho phép là ± 10 centimét.
Bước 3: Xác định cấp đất
	Từ cặp giá trị tuổi và chiều cao bình quân đã được xác định, tra vào Biểu cấp đất (theo từng vùng), sẽ biết được cấp đất của lâm phần cần tỉa thưa.

File đính kèm:

  • doctieu_chuan_nganh_04_tcn_127_2006_qui_trinh_ky_thuat_tia_thua.doc