Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Lâm sinh

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: XÂY DỰNG VƯỜN ƯƠM

Mã số công việc: A1

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Xây dựng vườn ươm áp dụng đối với vườn ươm loại nhỏ ở quy mô của trang trại-hộ gia đình; Bao gồm các bước công việc: chọn vị trí vườn, thiết kế vườn, san mặt bằng, làm hàng rào, cổng ra vào; phân chia khu gieo hạt, khu giâm hom, khu nuôi dưỡng cây con, khu trồng cây nguyên liệu; làm đường đi, mương thoát nước, nhà kho, lắp đặt hệ thống tưới.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Nơi làm vườn ươm phải tương đối bằng phẳng, độ dốc không quá 50, gần nguồn nước, gần đường giao thông, gần nơi trồng rừng, tránh được hướng gió hại, diện tích khoảng 0,5-1ha;

- Đất làm vườn ươm là đất cát pha, thịt nhẹ không có đá lẫn, không ngập úng;

- Hàng rào bằng trụ gỗ có đan phên hoặc làm hàng rào bằng cây có gai; cánh cổng ra vào làm bằng gỗ;

- Phân chia vườn thành các khu: gieo hạt, giâm hom, nuôi dưỡng cây con, trồng cây cây nguyên liệu lấy hom hoặc lấy mắt ghép;

- Đường đi: là đường đất, đường lớn rộng 4m xe ô tô đi lại được đến cuối vườn, các đường còn lại rộng 1m;

- Mương thoát nước xung quanh vườn: rộng 30-40cm sâu 20-30cm;

- Lắp đặt hệ thống tưới phun mưa cho khu nuôi dưỡng cây con, phun sương cho khu giâm hom, các khu khác tưới phun bằng ống dây mềm và bố trí thêm các bể nước để tưới bằng bình ô doa;

- Thao tác thực hiện các bước chuẩn xác;

- Thời gian thực hiện theo định mức;

- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

 

doc 144 trang phuongnguyen 10220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Lâm sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Lâm sinh

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Lâm sinh
TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2012/TT-BNNPTNT
ngày tháng năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
TÊN NGHỀ: LÂM SINH
MÃ SỐ NGHỀ: ..........................................	
Hà Nội, 2012
GIỚI THIỆU CHUNG
I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG 
1. C¨n cø ph¸p lý x©y dùng bé TCKNNQG: QuyÕt ®Þnh sè 09/2008/Q§-L§TBXH ngµy 27/3/2008 cña Bé Lao ®éng -Th­¬ng binh vµ X· héi ban hµnh quy ®Þnh vÒ nguyªn t¾c, quy tr×nh x©y dùng vµ ban hµnh tiªu chuÈn kü n¨ng nghÒ quèc gia vµ QuyÕt ®Þnh thµnh lËp Ban Chñ nhiÖm XDTCKNNQG.
2. C¸c b­íc c«ng viÖc chÝnh khi triÓn khai x©y dùng TCKNNQG: 
- Thu thập các thông tin chung, tài liệu và tiêu chuẩn liên quan đến nghề.
- Khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có liên quan đến nghề : Công ty Lâm nghiệp và Ban quản lý rừng phòng hộ các huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh, TP Quy Nhơn của Tỉnh Bình Định; Ban Quản lý rừng phòng hộ và các Công ty Lâm nghiệp các huyện Sông Cầu, Đồng Xuân, Tuy Hòa của Tỉnh Phú Yên; Ban quản lý rừng phòng hộ và Công ty Lâm nghiệp các huyện An Khê, Chư Prông, Ka Bang, Chư Sê của Tình Gia Lai.
- Trên cơ sở khảo sát thực tế, lựa chọn đơn vị có công nghệ sản xuất đặc trưng và phù hợp với xu thế phát triển, có trang thiết bị công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực có chất lượng để tham gia xây dựng “Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia”.
- Tổ chức Hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia và hoàn thiện sơ đồ phân tích nghề.
- Xây dựng phiếu phân tích công việc (theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
- Tổ chức Hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia và hoàn thiện phiếu phân tích công việc.
- Xây dựng danh mục các công việc theo các bậc trình độ kỹ năng nghề (theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
- Tổ chức Hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia và hoàn thiện danh mục các công việc theo các bậc trình độ kỹ năng nghề.
- Xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề (theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
- Tổ chức Hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia và hoàn thiện bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề
3. Thành viên tham gia xây dựng bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: 11 người, số thành viên thuộc cơ sở đào tạo là 6, số thành viên thuộc các công ty là 5, thỏa mãn điều kiện thành viên thuộc Bộ chủ trì không vượt quá 1/2.
 4. Thành viên tham gia thẩm định bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề là 9 trong đó có 5 thành viên làm việc tại các doanh nghiệp thỏa mãn điều kiện >=1/3 thành viên là người làm trong các doanh nghiệp.
II. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY DỰNG
ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề
TT
Họ và tên
Nơi làm việc
1
Phạm Hùng
Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT
2
Nguyễn Trung Tiến
Trường Cao đẳng nghề CĐ-XD&Nông Lâm Trung bộ
3
Nguyễn Ngọc Thuỵ
Vụ TCCB-Bộ Nông nghiệp & PTNT
4
Nguyễn Viết Khoa
Trung tâm Khuyến nông quốc gia
5
Lương Văn Tiến
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
6
Hoàng Thanh Lộc
Công ty Giống Lâm nghiệp Trung ương
7
Lê Bốn
Chủ trang trại trồng rừng xã Tíen Xuân, Lương Sơn, Hoà Bình
2. Thành viên Tiểu ban phân tích nghề
TT
Họ và tên
Nơi làm việc
1
Nguyễn Trung Tiến
Trường Cao đẳng nghề CĐ-XD&Nông Lâm Trung bộ
2
Nguyễn Ngọc Thuỵ
Vụ TCCB-Bộ Nông nghiệp & PTNT
3
Phạm Xuân Mạnh
Trường Cao đẳng nghề CĐ-XD&Nông Lâm Trung bộ
4
Nguyễn Lang
Trường Cao đẳng nghề CĐ-XD&Nông Lâm Trung bộ
5
Tống Thị Kim Anh
Trường Cao đẳng nghề CĐ-XD&Nông Lâm Trung bộ
6
Đỗ Thị Thuỷ
Trường Cao đẳng nghề CĐ-XD&Nông Lâm Trung bộ
7
Phan Nguyên Xuất
Phân viện ĐTQHR Nam trung bộ
8
Nguyễn Thanh Hải
Viện Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Nam trung bộ
9
Phạm Bá Nghị
Chi Cục Lâm nghiệp Bình Định
10
Nguyễn Tuấn Bình
Trường Đại học Lâm nghiệp
11
Cao Văn Hưng
Công ty Lâm nghiệp Quy Nhơn-Bình Định
III. DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
TT
Họ và tên
Nơi làm việc
1
Vũ Trọng Hà
Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Nông nghiệp&PTNT
2
Cao Chí Công
Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp&PTNT
3
Đào Thị Hương Lan
Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Nông nghiệp&PTNT
4
Phạm Ngọc Hưng
Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam
5
Nguyễn Đức Cảnh
Trung tâm khuyến Nông, khuyến Ngư Quốc Gia
6
Nguyễn Hồng Đức
Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam
7
Vũ Đại Hải
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
8
Nguyễn Đức Thanh
Công ty Cổ phần giống Lâm nghiệp Trung ương
9
Nguyễn Khắc Quang
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc
IV. MÔ TẢ NGHỀ
Phạm vị nghề: Nghề Lâm sinh là nghề trồng cây gây rừng, bao gồm các nhiệm vụ: tạo cây giống, trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, cải tạo, làm giàu rừng và sản xuất nông lâm kết hợp trên đất nông lâm nghiệp nhằm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. 
 Vị trí làm việc: Người hành nghề có thể làm việc tại các Công ty lâm nghiệp, các Ban quan lý rừng phòng hộ-đặc dụng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các nông trường, các cơ sở sản xuất cây giống, làm khuyến lâm viên thôn bản hoặc tự tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp tại trang trại của gia đình. 
 Thiết bị, dụng cụ: chủ yếu là sử dụng các công cụ thủ công như cuốc, rựa, cưa đơn... và ngoài ra còn có 1 số thiết bị nhỏ như cưa xăng, máy phát thực bì, máy bơm nước.
 Đặc điểm môi trường làm việc: làm việc ngoài trời, địa hình rừng núi đi lại khó khăn, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và tính mùa vụ.
V. DANH MỤC CÔNG VIỆC THEO BẬC TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ
TT
Mã công việc
Công việc
Trình độ kỹ năng nghề
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
A
Nhân giống cây trồng
1
A1
Xây dựng vườn ươm
x
2
A2
Lập kế hoạch sản xuất cây giống
x
3
A3
Lập kế hoạch tiêu thụ cây giống
x
4
A4
Tạo cây giống từ hạt
x
5
A5
Tạo cây giống bằng phương pháp giâm hom
x
6
A6
Tạo cây giống bằng phương pháp chiết cành
x
7
A7
Tạo cây giống bằng phương pháp ghép cành
x
8
A8
Tạo cây giống bằng phương pháp ghép mắt
x
9
A9
Tạo cây giống bằng phương pháp nuôi cấy mô
x
B
Thiết kế trồng rừng 
10
B1
Khảo sát và phân lô
x
11
B2
Phát đường ranh giới 
x
12
B3
Đo đạc bằng địa bàn 3 chân
x
13
B4
Chỉnh lý số liệu đo đạc
x
14
B5
Vẽ bản đồ
x
15
B6
Đo đạc bằng máy định vị GPS
x
16
B7
Vẽ bản đồ bằng phần mềm Mapinfo
x
17
B8
Điều tra các yếu tố tự nhiên
x
18
B9
Thiết kế kỹ thuật
x
19
B10
Lập dự toán
x
20
B11
Hoàn thiện hồ sơ và trình duyệt
x
C
Trồng và chăm sóc rừng
21
C1
Nhận hiện trường trồng rừng
x
22
C2
Phát, dọn thực bì
x
23
C3
Làm đất
x
24
C4
Trồng cây
x
25
C5
Nghiệm thu trồng rừng
x
26
C6
Chăm sóc 
x
27
C7
Nghiệm thu chăm sóc rừng
x
D
Nuôi dưỡng và phục hồi rừng
28
D1
Nuôi dưỡng rừng tự nhiên
x
29
D2
Nuôi dưỡng rừng trồng
x
30
D3
Cải tạo rừng
x
31
D4
Làm giàu rừng
x
32
D5
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng
x
E
Quản lý bảo vệ rừng
33
E1
Phòng cháy rừng
x
34
E2
Chữa cháy rừng
x
35
E3
Phòng trừ sâu bệnh hại
x
36
E4
Phòng chống người, gia súc phá hoaị
x
F
Thiết kế khai thác gỗ 
37
F1
Khảo sát và phân lô
x
38
F2
Phát đường ranh giới 
x
39
F3
Đo đạc bằng địa bàn 3 chân
x
40
F4
Chỉnh lý số liệu 
x
41
F5
Vẽ bản đồ
x
42
F6
Điều tra xác minh rừng
x
43
F7
Tính toán nội nghiệp
x
44
F8
Bài cây và thiết kế đường vận xuất, bãi gỗ
x
45
F9
Lập dự toán
x
46
F10
Hoàn thiện hồ sơ và trình duyệt
x
G
Khai thác gỗ và tre nứa
47
G1
Chuẩn bị hiện trường
x
48
G2
Chuẩn bị công cụ
x
49
G3
Chặt hạ gỗ bằng công cụ thủ công
x
50
G4
Chặt hạ gỗ bằng cưa xăng
x
51
G5
Vận xuất 
x
52
G6
Vệ sinh rừng
x
53
G7
Phân loại sản phẩm
x
H
Trồng cây ăn quả
54
H1
Chọn loài cây trồng
x
55
H2
Chuẩn bị cây giống
x
56
H3
Làm đất
x
57
H4
Trồng cây
x
58
H5
Chăm sóc
x
59
H6
Thu hoạch
x
60
H7
Sơ chế, bảo quản
x
61
H8
Tiêu thụ
x
I
Trồng cây công nghiệp
62
I1
Chọn loài cây trồng
x
63
I2
Chuẩn bị cây giống
x
64
I3
Làm đất
x
65
I4
Trồng cây
x
66
I5
Chăm sóc
x
67
I6
Thu hoạch
x
68
I7
Sơ chế, bảo quản
x
69
I8
Tiêu thụ
x
K
Trồng và thu hoạch 1 số lâm sản ngoài gỗ
70
K1
Trồng ba kích
x
71
K2
Trồng sa nhân
x
72
K3
Trồng thảo quả
x
73
K4
Trồng tre 
x
74
K5
Trồng song mây
x
75
K6
Trồng mộc nhĩ trên gỗ
x
76
K7
Trồng mộc nhĩ trên mùn cưa
x
77
K8
Trồng nấm sò trên mùn cưa
x
78
K9
Trồng nấm sò trên rơm
x
79
K10
Trồng nấm mỡ
x
80
K11
Trồng nấm rơm
x
81
K12
Trồng nấm linh chi
x
L
Trồng hoa và cây cảnh
82
L1
Trồng hoa cây thân thảo
x
83
L2
Trồng hoa cây thân gỗ
x
84
L3
Trồng cây bon sai
x
85
L4
Trồng thảm cỏ
x
86
L5
Trồng cây đường viền
x
M
Nông lâm kết hợp
87
M1
Chọn mô hình
x
88
M2
Thiết kế mô hình
x
89
M3
Lập kế hoạch
x
90
M4
Tổ chức thực hiện
x
N
Khuyến nông lâm
91
N1
Giao tiếp với người dân
x
92
N2
Chuyển giao kỹ thuật cho người dân
x
93
N3
Đánh giá thực trạng thôn bản
x
94
N4
Lập kế hoạch khuyến nông lâm thôn bản
x
O
Kinh doanh sản xuất nông lâm nghiệp
95
O1
Chọn mô hình sản xuất kinh doanh
x
96
O2
Lập kế hoạch vật tư
x
97
O3
Lập kế hoạch nhân lực
x
98
O4
Lập kế hoạch tài chính
x
99
O5
Tính giá thành sản phẩm
x
100
O6
Hạch toán
x
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: XÂY DỰNG VƯỜN ƯƠM
Mã số công việc: A1
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Xây dựng vườn ươm áp dụng đối với vườn ươm loại nhỏ ở quy mô của trang trại-hộ gia đình; Bao gồm các bước công việc: chọn vị trí vườn, thiết kế vườn, san mặt bằng, làm hàng rào, cổng ra vào; phân chia khu gieo hạt, khu giâm hom, khu nuôi dưỡng cây con, khu trồng cây nguyên liệu; làm đường đi, mương thoát nước, nhà kho, lắp đặt hệ thống tưới.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
- Nơi làm vườn ươm phải tương đối bằng phẳng, độ dốc không quá 50, gần nguồn nước, gần đường giao thông, gần nơi trồng rừng, tránh được hướng gió hại, diện tích khoảng 0,5-1ha;
- Đất làm vườn ươm là đất cát pha, thịt nhẹ không có đá lẫn, không ngập úng;
- Hàng rào bằng trụ gỗ có đan phên hoặc làm hàng rào bằng cây có gai; cánh cổng ra vào làm bằng gỗ;
- Phân chia vườn thành các khu: gieo hạt, giâm hom, nuôi dưỡng cây con, trồng cây cây nguyên liệu lấy hom hoặc lấy mắt ghép;
- Đường đi: là đường đất, đường lớn rộng 4m xe ô tô đi lại được đến cuối vườn, các đường còn lại rộng 1m; 
- Mương thoát nước xung quanh vườn: rộng 30-40cm sâu 20-30cm;
- Lắp đặt hệ thống tưới phun mưa cho khu nuôi dưỡng cây con, phun sương cho khu giâm hom, các khu khác tưới phun bằng ống dây mềm và bố trí thêm các bể nước để tưới bằng bình ô doa;
- Thao tác thực hiện các bước chuẩn xác;
- Thời gian thực hiện theo định mức;
- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng 
- Chọn được vị trí làm vườn ươm;
- Vẽ sơ đồ mặt bằng ;
- Liệt kê, tính toán được số lượng, chủng loại dụng cụ, vật tư cần thiết để xây dựng các hạng mục của vườn ươm ;
- Lập dự toán các chi phí xây dựng vườn;
- Làm đường đi lại, làm mương thoát nước;
- Làm hàng rào, làm cổng ra vào;
- Lắp đặt hệ thống tưới;
- Phân chia các khu sản xuất.
2. Kiến thức 
- Trình bày được các điều kiện để lập vườn ươm;
- Trình bày được cơ sở và tính hợp lý để phân chia các khu sản xuất trong vườn ươm;
- Trình bày được các phương pháp tạo cây giống hiện nay.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
- Khu đất rộng 1-2ha;
- Công cụ để đo đạc: thước dây, địa bàn cầm tay;
- Giấy bút để vẽ sơ đồ và tính toán ;
- Dụng cụ để thi công: dao phát, cày, bừa, cuốc, xà beng;
- Cọc gỗ làm hàng rào, đinh, dây cột hoặc cây giống có gai để trồng làm hàng rào;
- Nhân lực để thi công;
- Tiền vốn đầu tư ban đầu theo dự toán.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Diện tích vườn khoảng 1ha, đất cát pha hoặc thịt nhẹ;
- Vị trí vườn: gần nguồn nước, gần đường giao thông, gần nơi trồng;
- Phân chia vườn có đủ các khu sản xuất, bố trí khu liền kề hợp lý, diện tích các khu tương ứng với số cây trong khu đó;
- Có đủ các hạng mục phục vụ sản xuất và sử dụng có hiệu quả ;
- Thao tác thực hiện các bước công việc chuẩn xác;
- Thời gian thực hiện theo định mức;
- An toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Đo, tính diện tích; vê giun để xác định loại đất;
- Quan sát, nhận xét, đánh giá mức độ tiện lợi;
- Quan sát trên bản vẽ và so sánh với bản thiết kế mẫu, kiểm tra thực tế;
- Quan sát trên bản vẽ và so sánh với bản thiết kế mẫu, kiểm tra thực tế;
- Quan sát thực tế;
- Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức;
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.
Tên công việc: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CÂY GIỐNG
Mã số công việc: A2
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC 
Lập kế hoạch sản xuất cây giống là công việc chuẩn bị trước khi bước vào mùa vụ sản xuất, bao gồm các bước: lập kế hoạch vật tư, dụng cụ phục vụ sản xuất; kế hoạch tài chính, nhân lực và kế hoạch sản xuất hàng năm.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
- Lập kế hoạch sản xuất: xác định loài cây và số lượng cây giống cần tạo, thời gian thực hiện các bước công việc;
- Lập kế hoạch vật tư: liệt kê chủng loại và số lượng các loại dụng cụ, vật tư đủ để sản xuất hàng năm; tính chi phí vật tư, dụng cụ và khấu hao thiết bị;
- Lập kế hoạch nhân lực: tính số lượng lao động kỹ thuật, lao động phổ thông, số lao động thường xuyên và lao động thời vụ;
- Tính giá thành cây giống của từng loài, dự kiến giá bán;
- Lập kế hoạch tài chính: tính nhu cầu vốn hàng tháng, cả năm, nguồn vốn tự có, nguồn vốn vay, tổng chi, tổng thu, hạch toán lỗ, lãi;
- Thao tác thực hiện các bước công việc chuẩn xác;
- Thời gian thực hiện theo định mức;
- Đảm bảo vệ sinh môi trường nơi làm việc.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng 
- Liệt kê được chủng loại, số lượng vật tư, dụng cụ cần thiết để tạo cây giống;
- Lập được kế hoạch vật tư, nhân lực, tiền vốn phục vụ cho sản xuất;
- Lập kế hoạch tiến độ;
- Tính tổng chi phí đầu tư;
- Tính giá thành cây giống.
2. Kiến thức 
- Trình bày được phuơng pháp tính chi phí đầu tư, tính giá thành cây giống;
- Trình bày được phuơng pháp hạch toán lỗ, lãi.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
- Bản kế hoạch tiến độ sản xuất trong năm;
- Bảng giá vật tư, dụng cụ;
- Báo cáo kết quả khảo sát giá cả thị trường cây giống;
- Giấy, bút, máy vi tính hoặc máy tính tay;
- Điện thoại, phương tiện đi lại.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Xác định loài cây và số lượng giống cần tạo ;
- Đầy đủ vật tư, dụng cụ để thi công
- Đủ nhân lực để thực hiện;
- Cung ứng vốn đầy đủ và kịp thời;
- Giá thành cây giống thấp nhất và giá bán phù hợp thị trường;
- Thao tác tính toán chính xác;
- Thời gian thực hiên theo định mức từng bước công việc;
- Đảm bảo vệ sinh môi trường nơi làm việc.
- Kiểm tra, tính toán số cây và chủng loại có phù hợp với kế hoạch vật tư, nhân lực, tiền vốn chưa;
- Kiểm tra dự trù vật tư, dụng cụ;
- Kiểm tra bản báo cáo về sử dụng lao động ;
- Cân đối vốn hiện có với nhu cầu thực tế;
- Kiểm tra bảng tính giá thành và giá bán các loài cây;
- Kiểm tra các số liệu;
- Đối chiếu với định mức hoặc quy chế của đơn vị;
- Đối chiếu với quy định về VSMT nơi làm việc.
Tên công việc: LẬP K ...  hình sản xuất kinh doanh là việc lựa chọn một mô hình sản xuất kinh doanh nào có hiệu quả nhất cho chủ đầu tư. Bao gồm các bước: khảo sát thị trường, tìm hiểu các chính sách liên quan, tính toán nguồn lực, chọn mô hình sản xuất kinh doanh.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
- Lựa chọn ý tưởng kinh doanh: đưa ra được 3 ý tưởng;
- Khảo sát thị trường đầu vào và đầu ra;
- Xem xét các điều kiện khách quan;
- Tính toán nhân lực, tài chính, kỹ thuật;
- Chọn 1 mô hình kinh doanh thích hợp nhất ;
- Thao tác tính toán nhanh, chính xác, các thông tin khách quan;
- Thời gian thực hiện theo định mức;
- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng 
Thực hiện được các công việc:
- Khảo sát thị trường;
- Hạch toán lỗ lãi;
- Tự tạo việc làm.
2. Kiến thức 
- Trình bày được một số kỹ thuật chuyên môn có thể kinh doanh;
- Phân tích và dự báo được chiều hướng phát triển và mức độ rủi ro;
- Phân tích được 1 số chính sách liên quan đến mô hình kinh doanh;
- Phân tích được các điều kiện thuận lợi và khó khăn khi chọn mô hình.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
- Bản kết quả điều tra khảo sát các yếu tố tự nhiên liên quan đến việc lựa chọn mô hình;
- Bản kết quả điều tra khảo sát thị trường;
- Bản phương án SXKD.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Lựa chọn ý tưởng kinh doanh;
- Khảo sát thị trường đầu vào và đầu ra;
- Xem xét các điều kiện khách quan;
- Tính toán nhân lực, tài chính, kỹ thuật;
- Chọn 1 mô hình kinh doanh thích hợp nhất ;
- Thao tác tính toán nhanh, chính xác, thông tin khách quan;
- Thời gian thực hiện theo định mức;
- An toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Đưa ra ít nhất 3 ý tưởng kinh doanh;
- Khảo sát ít nhất 3 thị trường lân cận;
- Phân tích các điều kiện thuận lợi và khó khăn;
- Thống kê nguồn tài chính tự có, nguồn vay, nhân lực tự có, nhân lực thuê ngoài;
- Thoả mãn đầy đủ các điều kiện đưa ra ban đầu và mức độ rủi ro thấp nhất;
- Kiểm tra thực tế;
- Theo dõi thời gian và đối chiếu định mức công việc;
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về VSMT nơi làm việc.
Tên công việc: LẬP KẾ HOẠCH VẬT TƯ
Mã số công việc: O2
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC 
Lập kế hoạch vật tư gồm các bước: xác định tên vật tư, tính số lượng vật tư cần thiết, lựa chọn địa điểm mua, tính chi phí đầu tư và kế hoạch mua hàng.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
- Liệt kê các loại dụng cụ, vật tư;
- Tính toán số lượng;
- Khảo sát giá cả;
- Chọn địa điểm mua;
- Tính số tiền cần đầu tư;
- Thao tác tính toán nhanh và chính xác;
- Thời gian thực hiện theo định mức;
- Đảm bảo vệ sinh môi trường.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng 
Thực hiện được các công việc:
- Thống kê vật tư, dụng cụ, sản phẩm;
- Tính toán thông thường ;
- Lập kế hoạch.
2. Kiến thức 
- Trình bày được biện pháp kỹ thuật thực hiện mô hình đã chọn;
- Phân tích được các yếu tố thuận lợi, khó khăn;
- Trình bày được một số kinh nghiệm SXKD.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
- Quy trình sản xuất;
- Nội dung kinh doanh;
- Bảng giá vật tư;
- Kế hoạch SXKD;
- Máy vi tính, giấy, bút.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Liệt kê các loại dụng cụ, vật tư;
- Tính toán số lượng;
- Khảo sát giá cả;
- Chọn địa điểm mua;
- Tính số tiền cần đầu tư;
- Thao tác tính toán nhanh và chính xác;
- Thời gian thực hiện theo định mức;
- An toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Quan sát, đếm;
- Kiểm tra thực tế;
- Có 3 báo giá;
- Phân tích các yếu tố, chất lượng, giá cả, cự ly vận chuyển;
- Kiểm tra báo cáo tài chính;
- Kiểm tra thực tế;
- Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức của công việc ;
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về VSMT nơi làm việc.
Tên công việc: LẬP KẾ HOẠCH NHÂN LỰC
Mã số công việc: O3
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC 
Lập kế hoạch nhân lực bao gồm các bước: xây dựng bộ máy quản lý, xây dựng định mức lao động, tính số lượng nhân viên các bộ phận, tính số lao động trực tiếp, lao động thường xuyên, lao động thời vụ và tính tiền lương.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
- Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả;
- Xây dựng định mức cho hầu hết các công việc của doanh nghiệp;
- Bố trí lao động thường xuyên là lao động kỹ thuật hợp lý;
- Lao động thời vụ có số lượng đủ để huy động trong thời vụ;
- Tính tiền lương cho từng đối tượng và tính tổng tiền lương của doanh nghiệp;
- Thao tác tính toán nhanh, chính xác;
- Thời gian thực hiện các bước công việc theo định mức;
- Đảm bảo vệ sinh môi trường nơi làm việc.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng 
Thực hiện được các công việc:
- Tổ chức bộ máy nhân lực;
- Quản lý lao động;
- Tính toán nguồn nhân lực từng giai đoạn;
- Tính toán tiền lương..
2. Kiến thức 
- Phân tích được các công việc của doanh nghiệp;
- Phân tích, dự đoán được nhu cầu nguồn nhân lực;
- Phân tích, áp dụng được các chính sách liên quan đến người lao động.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
- Quy trình sản xuất;
- Nội dung kinh doanh;
- Bảng giá nhân công;
- Kế hoạch SXKD;
- Máy vi tính, giấy, bút.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả;
- Xây dựng định mức cho hầu hết các công việc của doanh nghiệp;
- Bố trí lao động thường xuyên là lao động kỹ thuật;
- Lao động thời vụ có số lượng đủ để huy động trong thời vụ;
- Tính tiền lương cho từng đối tượng và tính tổng tiền lương của doanh nghiệp;
- Thao tác tính toán nhanh, chính xác;
- Thời gian thực hiện công việc theo định mức;
- An toàn lao động và vệ sinh môi trường .
- Xem xét số lao động và số bộ phận thực tế;
- 2/3 số công việc của doanh nghiệp có định mức rõ ràng;
- Xem xét thực tế tại doanh nghiệp;
- Không thừa và không thiếu lao động khi cần;
- Xem bảng dự toán tiền lương và đối chiếu với quy định về cơ cấu tiền lương;
- Giám sát thực tế;
- Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức của doanh nghiệp;
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về VSMT nơi làm việc.
Tên công việc: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Mã số công việc: O4
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC 
Lập kế hoạch tài chính là việc lập kế hoạch thu chi, bao gồm các bước: xác định số tiền cần đầu tư, dự tính vốn huy động và kế hoạch sử dụng vốn hàng tháng, quý và cả năm cho từng loại công việc.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
- Tính tổng số tiền cần đầu tư: vốn cố định, vốn lưu đông;
- Tính vốn tự có, vốn huy động;
- Lập kế hoạch vốn theo tháng, quý, năm;
- Phân chia nguồn vốn;
- Thao tác tính nhanh, chính xác;
- Thời gian thực hiện theo quy định của doanh nghiệp;
- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng 
Thực hiện được các công việc:
- Tính toán tiền luơng;
- Cập nhật, theo dõi thu chi;
- Hạch toán theo nguồn vốn;
- Huy động vốn.
2. Kiến thức 
- Trình bày được nguyên tắc hạch toán thu chi, lỗ lãi;
- Phân tích và áp dụng chế độ tiền lương cho người lao động.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
- Quy trình sản xuất;
- Nội dung kinh doanh;
- Bảng kế hoạch nhân lực;
- Bảng kế hoạch vật tư;
- Kế hoạch SXKD;
- Máy vi tính, giấy, bút.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Tổng số tiền cần đầu tư: vốn cố định, vốn lưu đông;
- Vốn tự có, vốn huy động;
- Lập kế hoạch vốn theo tháng, quý, năm;
- Phân chia nguồn vốn hợp lý;
- Thao tác tính nhanh, chính xác.
- Thời gian thực hiện theo quy định của doanh nghiệp;
- An toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Xem xét thu chi thực tế;
- Xem xét thu chi thực tế;
- Không thiếu hoặc thừa vốn theo kế hoạch doanh nghiệp;
- Không thiếu hoặc thừa vốn theo kế hoạch doanh nghiệp;
- Giám sát thực tế;
- Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức của doanh nghiệp;
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về VSMT nơi làm việc.
Tên công việc: TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Mã số công việc: O5
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC 
Tính giá thành sản phẩm là việc tính số tiền chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm. Gồm các bước:
 Tính tổng các chi phí vật tư, tiền công, khấu hao tài sản; tính tổng số lượng sản phẩm, tính giá thành sản phẩm (hoặc dịch vụ). 
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
- Tính chi phí trực tiếp bao gồm: chi phí nhân công, vật tư, khấu hao;
- Chi phí gián tiếp bao gồm: thiết kế phí, công quản lý chỉ đạo, giao dịch;
- Chi phí khác: phát sinh trong quá trình thực hiện;
- Tính tổng chi phí gồm: chi phí trực tiếp, gián tiếp và chi khác;
- Tính giá thành ;
- Thao tác tính toán nhanh và chính xác;
- Thời gian thực hiện theo định mức doanh nghiệp;
- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng 
Thực hiện được các công việc:
- Tính các loại chi phí;
- Tính khấu hao;
- Tính giá thành.
2. Kiến thức 
- Trình bày được phương pháp tính các chi phí trong kinh doanh;
- Trình bày được phương pháp tính khấu hao thiết bị;
- Phân biệt được các loại chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và chi phí khác.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
- Bảng tính chi phí nhân công;
- Chi phí vật tư;
- Khấu hao thiết bị, dụng cụ;
- Các văn bản quy định về thuế.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Tính chi phí trực tiếp bao gồm: chi phí nhân công, vật tư, khấu hao;
- Chi phí gián tiếp bao gồm: thiết kế phí, công quản lý chỉ đạo, giao dịch;
- Chi phí khác: phát sinh trong quá trình thực hiện;
- Tính tổng chi phí gồm: chi phí trực tiếp, gián tiếp và chi khác;
- Tính giá thành ;
- Thao tác tính toán nhanh và chính xác;
- Thời gian thực hiện theo định mức doang nghiệp;
- An toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Đối chiếu định mức KTKT của ngành;
- Đối chiếu định mức KTKT của ngành ;
- Đối chiếu định mức KTKT của ngành;
- Theo quy đinh ;
- Kiểm tra thực tế;
- Kiểm tra, giám sát khi thực hiện;
- Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức trong thiết kế mô hình;
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về VSMT nơi làm việc.
Tên công việc: HẠCH TOÁN
Mã số công việc: O6
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC 
Hạch toán là tính toán việc đầu tư lỗ hay lãi, gồm các bước: tính tổng các chi phí, tính tổng tiền thu được trong năm, tính lợi nhuận.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
- Tính tổng chi phí thực tế trong năm;
- Tính tổng thu do bán sản phẩm;
- Tính lợi nhuận;
- Thao tác tính nhanh, chính xác;
- Thời gian thực hiện theo định mức doanh nghiệp;
- Đảm bảo vệ sinh môi trường nơi làm việc.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng 
Thực hiện được các công việc:
- Tính tổng chi;
- Tính tổng thu;
- Tính lỗ, lãi.
2. Kiến thức 
-Trình bày được phưong pháp cơ bản trong hạch toán kinh tế;
-Phân biệt được các nguồn thu, chi phải đưa vào giá thành.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
- Chứng từ thu chi hàng ngày;
- Các văn bản quy định về thuế;
- Bảng tính khấu hao tài sản;
- Máy tính, giấy bút.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Tính tổng chi phí;
- Tính tổng thu;
- Hạch toán lỗ lãi;
- Thao tác tính nhanh, chính xác;
- Thời gian thực hiện theo định mức doanh nghiệp;
- An toàn lao động và vệ sinh môi trường .
- Kiểm tra trên sổ sách, chứng từ;
- Kiểm tra trên sổ sách, chứng từ;
- Kiểm toán;
- Theo dõi thực tế;
- Theo dõi thời gian và đối chiếu với mức khoán của doanh nghiệp;
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về VSMT nơi làm việc.
TT
MỤC LỤC
Trang
I
Quá trình xây dựng
1
II
Danh sách các thành viên tham gia xây dựng
2
III
Danh sách các thành viên thẩm định
2
IV
Mô tả nghề
3
V
Danh mục các công việc
3
VI
Phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc
5
A
Nhân giống cây trồng
5
A1
Xây dựng vườn ươm
5
A2
Lập kế hoạch sản xuất cây giống
6
A3
Lập kế hoạch tiêu thụ cây giống
7
A4
Tạo cây giống tư hạt
9
A5
Tạo cây giống bằng phương pháp giâm hom
11
A6
Tạo cây giống bằng phương pháp chiết cành
12
A7
Tạo cây giống bằng phương pháp ghép cành
14
A8
Tạo cây giống bằng phương pháp ghép mắt
15
A9
Tạo cây giống bằng phương pháp nuôi cấy mô
16
B
Thiết kế trồng rừng 
18
B1
Khảo sát và phân lô
18
B2
Phát đường ranh giới và đóng mốc
20
B3
Đo đạc bằng địa bàn 3 chân
21
B4
Chỉnh lý số liệu đo đạc
22
B5
Vẽ bản đồ
23
B6
Đo đạc bàng máy định vị GPS
24
B7
Vẽ bản đồ bằng phần mềm Mapinfo
25
B8
Điều tra các yếu tố tự nhiên
27
B9
Thiết kế kỹ thuật
28
B10
Lập dự toán
29
B11
Hoàn thiện hồ sơ và trình duyệt
30
C
Trồng và chăm sóc rừng
31
C1
Nhận hiện trường trồng rừng
31
C2
Phát, dọn thực bì
32
C3
Làm đất
34
C4
Trồng cây
35
C5
Nghiệm thu trồng rừng
37
C6
Chăm sóc rừng
38
C7
Nghiệm thu chăm sóc rừng
39
D
Nuôi dưỡng và phục hồi rừng
40
D1
Nuôi dưỡng rừng tự nhiên
40
D2
Nuôi dưỡng rừng trồng
41
D3
Cải tạo rừng
43
D4
Làm giàu rừng
44
D5
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng
46
E
Quản lý bảo vệ rừng
48
E1
Phòng cháy rừng
48
E2
Chữa cháy rừng
49
E3
Phòng trừ sâu bệnh hại
51
E4
Phòng chống người, gia súc phá hoaị
52
F
Thiết kế khai thác gỗ 
53
F1
Khảo sát và phân lô
53
F2
Phát đường ranh giới và đóng mốc
55
F3
Đo đạc
56
F4
Chỉnh lý số liệu đo đạc
57
F5
Vẽ bản đồ
58
F6
Điều tra xác minh rừng
60
F7
Tính toán nội nghiệp
61
F8
Bài cây và thiết kế đường vận xuất, bãi gỗ
62
F9
Lập dự toán
63
F10
Hoàn thiện hồ sơ và trình duyệt
64
G
Khai thác gỗ và tre nứa
65
G1
Chuẩn bị hiện trường
65
G2
Chuẩn bị công cụ
66
G3
Chặt hạ gỗ bằng công cụ thủ công
68
G4
Chặt hạ gỗ bằng cưa xăng
70
G5
Vận xuất 
72
G6
Vệ sinh rừng
73
G7
Phân loại sản phẩm
74
H
Trồng cây ăn quả
76
H1
Chọn loài cây trồng
76
H2
Chuẩn bị cây giống
77
H3
Làm đất
78
H4
Trồng cây
79
H5
Chăm sóc
80
H6
Thu hoạch
82
H7
Sơ chế, bảo quản
83
H8
Tiêu thụ
84
I
Trồng cây công nghiệp
85
I1
Chọn loài cây trồng
85
I2
Chuẩn bị cây giống
86
I3
Làm đất
87
I4
Trồng cây
88
I5
Chăm sóc
90
I6
Thu hoạch
91
I7
Sơ chế, bảo quản
92
I8
Tiêu thụ
93
K
Trồng và thu hoạch 1 số lâm sản ngoài gỗ
95
K1
Trồng ba kích
95
K2
Trồng sa nhân
96
K3
Trồng thảo quả
98
K4
Trồng tre 
99
K5
Trồng song mây
100
K6
Trồng mộc nhĩ trên gỗ
102
K7
Trồng mộc nhĩ trên mùn cưa
103
K8
Trồng nấm sò trên mùn cưa
105
K9
Trồng nấm sò trên rơm
106
K10
Trồng nấm mỡ
108
K11
Trồng nấm rơm
109
K12
Trồng nấm linh chi
110
L
Trồng hoa và cây cảnh
112
L1
Trồng hoa cây thân thảo
112
L2
Trồng hoa cây thân gỗ
114
L3
Trồng cây bon sai
115
L4
Trồng thảm cỏ
117
L5
Trồng cây đường viền
118
M
Nông lâm kết hợp
120
M1
Chọn mô hình
120
M2
Thiết kế mô hình
121
M3
Lập kế hoạch
122
M4
Tổ chức thực hiện
123
N
Khuyến nông lâm
124
N1
Giao tiếp với người dân
124
N2
Chuyển giao kỹ thuật cho người dân
125
N3
Đánh giá thực trạng thôn bản
127
N4
Lập kế hoạch khuyến nông lâm thôn bản
128
O
Kinh doanh sản xuất nông lâm nghiệp
129
O1
Chọn mô hình sản xuất kinh doanh
129
O2
Lập kế hoạch vật tư
130
O3
Lập kế hoạch nhân lực
131
O4
Lập kế hoạch tài chính
133
O5
Tính giá thành sản phẩm
134
O6
Hạch toán
135

File đính kèm:

  • doctieu_chuan_ky_nang_nghe_lam_sinh.doc