Tiền điện tử và những ứng dụng trong thanh toán hiện đại

Tóm tắt: Trên cơ sở nền tảng cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), sự xuất

hiện những phương tiện giao dịch, thanh toán mới như tiền điện tử, tiền ảo, tiền thuật

toán hay tiền kỹ thuật số là một tất yếu khách quan.Tuy nhiên, điều quan trọng và cần

phải trao đổi là cần làm thế nào để việc ứng dụng chúng vào đời sống kinh tế, xã hội

sao cho việc giao dịch, thanh toán thông suốt, trôi chảy, an toàn. Mục đích của bài viết

là làm rõ bản chất của tiền điện tử, tiền ảo, tiền thuật toán hay tiền kỹ thuật số; phương

thức vận hành của các phương tiện đó trong lưu thông để bảo đảm sự hiệu quả, an toàn

khi giao dịch, thanh toán

pdf 4 trang phuongnguyen 480
Bạn đang xem tài liệu "Tiền điện tử và những ứng dụng trong thanh toán hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiền điện tử và những ứng dụng trong thanh toán hiện đại

Tiền điện tử và những ứng dụng trong thanh toán hiện đại
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
20Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
1. Tiền điện tử và công nghệ 
Blockchain
- Khái niệm: Tiền điện tử 
(cryptocurrency) là loại tiền kỹ thuật số 
hoặc tiền ảo được thiết kế để hoạt động 
như một phương tiện trao đổi, thanh toán. 
Nó sử dụng mật mã để bảo mật và xác 
minh các giá trị giao dịch cũng như để 
kiểm soát việc tạo ra các đơn vị mới của 
một loại tiền điện tử cụ thể. Về bản chất, 
tiền điện tử là các mục giới hạn trong cơ 
sở dữ liệu mà không có thể thay đổi, trừ 
khi các điều kiện cụ thể được đáp ứng. 
Nói cách khác, tiền điện tử được bảo mật 
bởi mật mã, là phương tiện để trao đổi và 
tích lũy giá trị như tiền giấy.
Nếu như tiền giấy được đảm bảo bởi 
chính phủ phát hành, thì tiền điện tử được 
tổ chức phát hành cam kết sẽ chuyển đổi 
tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu 
của người sở hữu. Ở Việt Nam thì tiền 
điện tử được hiểu như một loại tiền tệ số 
TIỀN ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG
TRONG THANH TOÁN HIỆN ĐẠI
Mai Văn Bạn *
Tóm tắt: Trên cơ sở nền tảng cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), sự xuất 
hiện những phương tiện giao dịch, thanh toán mới như tiền điện tử, tiền ảo, tiền thuật 
toán hay tiền kỹ thuật số là một tất yếu khách quan.Tuy nhiên, điều quan trọng và cần 
phải trao đổi là cần làm thế nào để việc ứng dụng chúng vào đời sống kinh tế, xã hội 
sao cho việc giao dịch, thanh toán thông suốt, trôi chảy, an toàn. Mục đích của bài viết 
là làm rõ bản chất của tiền điện tử, tiền ảo, tiền thuật toán hay tiền kỹ thuật số; phương 
thức vận hành của các phương tiện đó trong lưu thông để bảo đảm sự hiệu quả, an toàn 
khi giao dịch, thanh toán.
Từ khóa: Tiền điện tử, tiền ảo, tiền thuật toán, tiền kỹ thuật số, giao dịch, 
thanh toán.
Summary: On the basis of the fourth industrial revolution (4.0), the emergence of 
new means of transaction and payment such as cryptocurrencies, virtual currencies, 
cryptocurrencies or digital money is all objective necesity. However, it is important 
and needs to discuss how to apply them to the economic and social life so that the 
transaction and payment are smooth,fluent,safe.The purpose of this article is to 
clarify the nature of cryptocurrencies, virtual currencies, cryptocurrencies or digital 
currencies; operation mode of those means in circulation to ensure the efficiency and 
safety of transactions and payments.
Keywords: Cryptocurrencies, virtual currencies, cryptocurrencies, digital currencies, 
transactions, payments.
* Khoa Ngân hàng, Trường ĐH KD&CN Hà Nội.
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
21Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
có khả năng trao đổi, thanh toán ngang 
hàng với tiền giấy, tuy hiện tại pháp luật 
chưa cho phép.
- Hoạt động của tiền điện tử: Tiền 
điện tử được sự trợ giúp của toán học chứ 
không phải những văn bản qui định của 
chính phủ hay tổ chức tài chính. Tiền điện 
tử phụ thuộc vào giá trị mà chúng đã được 
công nhận, đươc điều chỉnh bởi nền toán 
học. Chúng không phụ thuộc, trói buộc 
với sự sẵn có của hàng hóa, vật chất, cũng 
không thể được tạo ra một cách nhân tạo 
bởi chính phủ hay tổ chức tài chính. Nó 
sử dụng hệ thống phân phối để cho phép 
hệ thống giao dịch P2P (Peer-to peer) 
ngang hàng mà không cần đến bên thứ 3. 
Để đảm bảo an toàn mật mã, các nhà phát 
triển tiền điện tử đã sử dụng các kỹ thuật 
toán học và một sổ cái. Để đảm bảo mọi 
giao dịch hợp pháp, hợp lệ, phương trình 
toán học phức tạp được sử dụng để liên 
kết tài khoản với số tiền thực mà chủ tài 
khoản muốn chi tiêu.
- Người sử dụng: Người sử dụng 
thường được gọi là những thợ mỏ đào các 
tài nguyên với sự tính toán của họ để giải 
quyết các phương trình và thường được 
nhận phần thưởng với một lượng nhỏ tiền 
điện tử.
- Ưu điểm của tiền điện tử: Tiền 
điện tử rất thuận tiện trong giao dịch, bất 
chấp không gian, thời gian. Trong khi đó, 
trong giao dịch với ngân hàng, người giao 
dịch có thể bị giới hạn bởi những qui định 
của ngân hàng như về chuyển tiền, rút 
tiền, Bitcoin (tiền điện tử đứng hàng 
đầu) không thể làm giả vì không tồn tại 
dưới dạng vật chất. Mỗi đồng tiền điện tử 
tồn tại dưới một dãy bit mã hóa duy nhất 
trên internet, có độ bảo mật an toàn cao, 
bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường, 
có tiềm năng trong phát triển thương mại 
điện tử.
- Nhược điểm của tiền điện tử: Việc 
sử dụng tiền điện tử không phải dễ dàng, 
đòi hỏi người sử dụng phải hiểu biết về 
công nghệ, cách tạo ví tiền điện tử (chẳng 
hạn Bitcoin) và quản lý nó. Giá tiền 
điện tử (ví dụ Bitcoin) thường biến động 
mạnh, lên xuống thất thường, khó đoán. 
Tiền điện tử còn dễ bị lợi dụng cho việc 
lừa đảo, là phương tiện thuận lợi cho tội 
phạm rửa tiền. Đây chính là nhược điểm 
lớn nhất của tiền điện tử nên nhiều quốc 
gia chưa chấp nhận chúng.
- Blockchain: Blockchain là một 
công nghệ truyền tải dữ liệu và bảo vệ 
dữ liệu hệ thống mã hóa. Bitcoin được 
giao dịch trên nền tảng công nghệ này 
mà không cần qua trung gian. Blockchain 
được cải tiến, cách tân trên cơ sở hệ thống 
internet. Chỉ khi nào hệ thống internet 
toàn cầu mất thì nó mới mất. Bitcoin 
chỉ là nền tảng đầu tiên của blockchain 
với nhiều cấp bậc khác nhau. Công nghệ 
blockchain có nhiều ứng dụng, như: hỗ 
trợ giao dịch, thanh toán trực tiếp giữa 
hai bên mà không cần sự can thiệp của 
ngân hàng; là công nghệ nền tảng công bố 
mọi giá trị; là công nghệ nền tảng cho tiền 
điện tử hoạt động và là công nghệ tương 
lai cho ngành dịch vụ.
2. Tiền ảo là gì?
Tiền ảo (virtual currency) là một dạng 
tiền kỹ thuật số (digital money) không 
kiểm soát được, được các nhà phát hành 
(developer) sử dụng và được chấp nhận 
giữa các thành viên trong cộng đồng ảo 
cụ thể.
 Cơ quan giám sát Ngân hàng Châu 
Âu (EBA) định nghĩa, tiền ảo không phải 
là một đơn vị tiền kỹ thuật số do ngân 
hàng trung ương hoặc cơ quan công quyền 
phát hành, cũng không nhất thiết phải gắn 
liền với tiền pháp định, nhưng được nhóm 
cộng đồng cụ thể chấp nhận làm phương 
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
22Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
tiện thanh toán và có thể chuyển nhượng, 
lưu trữ hoặc giao dịch điện tử; được chia 
làm 3 loại chính:
- Tiền ảo đóng hay tiền viễn tưởng là 
đơn vị tiền dùng trong thế giới viễn tưởng 
như trong game trực tuyến, không có liên 
hệ với nền kinh tế thực.
- Tiền ảo dịch chuyển một chiều: 
các loại tiền ảo có thể mua bằng tiền thật 
nhưng không chuyển động theo hướng 
ngược lại, ví dụ như các coupon, điểm 
tích lũy trên tài khoản Amazon, Facbook.
- Tiền ảo phi tập trung là các đơn vị 
tiền dựa trên nền tảng phi tập trung như 
Ethereum, Bitcoin.
3. Tiền thuật toán hay tiền kỹ 
thuật số
 Tiền thuật toán là loại tiền kỹ thuật 
số (crypto curency hay crypto), được tạo 
ra bởi các thuật toán mã hóa phức tạp trên 
các phần mềm mã nguồn mở; được mua 
bán, giao dịch hoàn toàn trên môi trường 
internet mà không chịu quản lý bởi tổ 
chức, cá nhân hay quốc gia nào.
Hiện nay trên thế giới có nhiều loại 
tiền thuật toán khác nhau, trong đó nổi 
bật nhất là Bitcoin (BTC); còn tất cả các 
loại đồng tiền khác ra đời sau Bitcoin 
có tên gọi chung là Altcoin. Có thể nêu 
một số đồng Altcoin tiền kỹ thuật số 
như: Ethereum (ETH), Ripple (XRP), 
Litecoin (LTC), Monero (XMR), DASH, 
Ethereum classic (ETC), Iota (MIOTA), 
NEM (XEM).
Tiền thuật toán được coi như tiền vì 
nó sở hữu các yếu tố chính của tiền. Đã có 
một số quốc gia, công ty công nhận tiền 
thuật toán, điển hình là Bitcoin, như Liên 
minh Châu Âu, Đức, Thụy sĩ, các công ty 
như Dell, Mcrosoft, Apple...
Tiền kỹ thuật số (Digital Money) là 
một loại tiền tệ ở dạng kỹ thuật số, không 
phải ở dạng vật lý, tiền giấy hay tiền xu. 
Tài khoản tiền kỹ thuật số được lưu trữ 
điện tử trên một chiếc thẻ hay một thiết 
bị điện tử khác, có thể quản lý tập trung, 
có đơn vị trung tâm kiểm soát hoạt động, 
phân phối. Tiền kỹ thuật số được chia làm 
2 loại: Tiền kỹ thuật số tập trung: các hệ 
thống như paypal, Webmoney, Payonecy 
là các đơn vị tiền kỹ thuật số tập trung. 
Các tài khoản như Applepay, Google, 
Wallet cũng được sử dụng cho tiền kỹ 
thuật số tập trung; Tiền kỹ thuật số phi tập 
trung là Bitcoin, Ethereum, Bitcoin Cash, 
Ripple, v.v.
Tiền mã hóa là một tài sản của kỹ 
thuật số với chức năng chính hoạt động 
như một phương tiện trao đổi giá trị, được 
sử dụng mật mã để xác thực và bảo mật, 
các giao dịch của loại tiền này được xếp 
vào nhóm phụ của tiền kỹ thuật số, nhóm 
phụ tiền ảo. 
Bitcoin là đồng tiền mã hóa phi tập 
trung đầu tiên trên thế giới được tạo ra 
năm 2009. Sau đó, có nhiều đồng tiền mã 
hóa khác xuất hiện như: Ethereum, Ripple, 
Litecoin, Stellar, Bitcoin Cash, v.v. Tất cả 
các đồng tiền mã hóa phi tập trung ra đời 
sau Bitcoin được gọi chung là Altcoin.
Như vậy, tiền kỹ thuật số cũng là tiền 
điện tử, bao hàm tất cả các loại tiền ảo và 
tiền mã hóa. Tiền mã hóa có thể là tiền ảo 
hoặc tiền kỹ thuật số, nhưng tiền kỹ thuật 
số và tiền ảo chưa hẳn là tiền mã hóa. Tiền 
ảo có thể là tiền kỹ thuật số, nhưng chưa 
hẳn mọi tiền kỹ thuật số là tiền ảo.
4. Sử dụng các đồng tiền trên trong 
lưu thông như thế nào để có hiệu quả, 
an toàn cao, rủi ro thấp nhất
Hiện nay một số quốc gia trên thế 
giới đã sử dụng tiền điện tử trong giao 
dịch, thanh toán ở mức độ khác nhau, 
tùy thuộc trình độ công nghệ, kỹ thuật, tổ 
chức quản lý của từng quốc gia. Một số 
quốc gia khác đã chấp nhận cho một số 
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
23Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
tiền ảo hoạt động trong lưu thông, nhưng 
chưa có biện pháp quản lý nhà nước đối 
với các loại đồng tiền ảo đó. Tiền ảo có 
nhược điểm lớn nhất là dễ bị sử dụng cho 
hoạt động tội phạm rửa tiền, lừa đảo. Do 
đó, nhiều quốc gia chưa chấp nhận đưa 
các loại tiền ảo vào lưu thông.
Ở Việt Nam, hiện tại, Nhà nước, 
Ngân hàng Nhà nước chưa chấp nhận các 
loại tiền ảo trong giao dịch, thanh toán. 
Đó là một quyết định đúng, phù hợp với 
tình hình thực tế nước ta khi công nghệ, 
sự hiểu biết về công nghệ của toàn xã hội, 
trình độ tổ chức quản lý chúng,, còn 
nhiều bất cập, chưa thể đáp ứng được yêu 
cầu, điều kiện cần và đủ để sử dụng tiền 
ảo trong lưu thông.
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân 
hàng (hệ thống thanh toán quốc gia) ở 
nước ta đã hoàn thành và được đưa vào 
hoạt động, nhưng cho đến nay vẫn chưa 
kết nối được với tất cả các tổ chức phải 
tham gia kết nối, chẳng hạn như Kho bạc 
Nhà nước với tư cách là một tổ chức lớn 
hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Hệ 
thống internet quốc gia còn nhiều bất 
cập,... Một ví dụ minh họa cho việc ở Việt 
nam hiện tại còn thiếu nhiều điều kiện để 
đưa các phương tiện thanh toán hiện đại 
vào lưu thông, đó là Luật về Séc. Luật này 
còn để ngỏ là khi nào đủ điều kiện thì sẽ 
có séc vô danh, séc điện tử. Nghĩa là, hiện 
tại, séc vô danh, séc điện tử chưa có trong 
lưu thông. Trong khi đó, hệ thống thanh 
toán điện tử đã đi vào hoạt động từ năm 
2008 và các quốc gia phát triển trên thế 
giới đều đã có séc vô danh, séc điện tử. 
Từ thực tiễn đã được phân tích, luận 
giải trên đây, Việt Nam cần thận trọng, 
bình tĩnh, không được nóng vội, không 
nên cứ thấy trên thế giới có gì mới, lạ là 
vội vàng đưa vào Việt Nam ngay. Chúng 
ta đã có nhiều bài học do sự nóng vội, nhất 
là những vấn đề phức tạp mang tính xã 
hội khi đưa vào áp dụng, đã để lại những 
tổn thất lớn cho xã hội cả về kinh tế và 
tinh thần. Do đó, cần hoàn thiện cơ sở hạ 
tầng công nghệ, kỹ thuật một cách đồng 
bộ, chất lượng cao; hệ thống internet được 
phủ rộng, sâu cùng với sự nâng cao trình 
độ hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật đủ 
mức tiếp cận với công nghệ mới; ý thức 
của xã hội, mọi người dân được nâng cao 
đối với hoạt động kinh tế, xã hội mang 
tính văn minh, trong sáng, không phải vì 
lừa dối để kiếm lời; trình độ và biện pháp 
quản lý nhà nước về lĩnh vực này phải 
tương thích, phù hợp,  Có như thế, khi 
đưa các loại tiền điện tử, nhất là tiền ảo 
mới có tác dụng tích cực, an toàn; hạn chế 
tối đa những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra 
cho toàn xã hội./. 
Tài liệu tham khảo
- Nghị định Chính phủ số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán 
không dùng tiền mặt
- Đề tài khoa học cấp ngành Mã số KNH 2001-15
- Https://coin68.com 
- Https://bitcoinvietnamnews.com 
- Https://daututienao.com 
Ngày nhận bài: 09/12/2020
Ngày phản biện: 26/07/2020

File đính kèm:

  • pdftien_dien_tu_va_nhung_ung_dung_trong_thanh_toan_hien_dai.pdf