Tích lũy kim loại nặng và đánh giá rủi ro sức khỏe tại vùng trồng rau huyện Phú Xuyên, Hà Nội

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm đánh giá tích lũy kim loại nặng trong đất, nước và rau sử dụng các nguồn

nước tưới khác nhau và rủi ro sức khỏe đối với cây rau vùng trồng chuyên canh huyện Phú Xuyên.

Phân tích hàm lượng kim loại nặng được thực hiện đối với Arsen (As) trong các nguồn nước tưới,

đất trồng rau và cây rau chính. Kết quả kiểm kê nguồn nước tưới cho thấy hoạt động trồng rau sử

dụng nước tưới từ sông Nhuệ, nguồn tích trữ, ao hồ, và giếng khoan. Nồng độ As trong các mẫu

nước đo được từ 1,90-17,43 µg/L. Tuy nồng độ As vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của

QCVN39/2011/BTNMT về tiêu chuẩn nước tưới tiêu nhưng cao hơn 1,74 lần so với tiêu chuẩn

của WHO (10 µg/L). Hàm lượng As trong mẫu đất trồng Cải dưa, Bắp cải, Xà lách biến động từ

0,031-0,159 mg/kg. Hàm lượng As tích luỹ trong 3 loại rau trên biến động từ 0,02-0,04 mg/kg. Kết

quả đánh giá chỉ số rủi ro sức khỏe (HRI) và chỉ số nguy cơ mục tiêu (THQ) cho thấy vùng trồng

rau xã Minh Tân, Phú Xuyên, Hà Nội hiện tại ở ngưỡng an toàn

pdf 8 trang phuongnguyen 3560
Bạn đang xem tài liệu "Tích lũy kim loại nặng và đánh giá rủi ro sức khỏe tại vùng trồng rau huyện Phú Xuyên, Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tích lũy kim loại nặng và đánh giá rủi ro sức khỏe tại vùng trồng rau huyện Phú Xuyên, Hà Nội

Tích lũy kim loại nặng và đánh giá rủi ro sức khỏe tại vùng trồng rau huyện Phú Xuyên, Hà Nội
 ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 202(09): 135 - 141 
 Email: jst@tnu.edu.vn 135 
TÍCH LŨY KIM LOẠI NẶNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE 
TẠI VÙNG TRỒNG RAU HUYỆN PHÚ XUYÊN, HÀ NỘI 
Trần Thị Quí, Ngô Thị Lưu Mỹ, Nguyễn Thị Vân Anh, Dương Thị Thu Trang, 
Trương Thị Phương, Võ Hữu Công* 
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tích lũy kim loại nặng trong đất, nước và rau sử dụng các nguồn 
nước tưới khác nhau và rủi ro sức khỏe đối với cây rau vùng trồng chuyên canh huyện Phú Xuyên. 
Phân tích hàm lượng kim loại nặng được thực hiện đối với Arsen (As) trong các nguồn nước tưới, 
đất trồng rau và cây rau chính. Kết quả kiểm kê nguồn nước tưới cho thấy hoạt động trồng rau sử 
dụng nước tưới từ sông Nhuệ, nguồn tích trữ, ao hồ, và giếng khoan. Nồng độ As trong các mẫu 
nước đo được từ 1,90-17,43 µg/L. Tuy nồng độ As vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của 
QCVN39/2011/BTNMT về tiêu chuẩn nước tưới tiêu nhưng cao hơn 1,74 lần so với tiêu chuẩn 
của WHO (10 µg/L). Hàm lượng As trong mẫu đất trồng Cải dưa, Bắp cải, Xà lách biến động từ 
0,031-0,159 mg/kg. Hàm lượng As tích luỹ trong 3 loại rau trên biến động từ 0,02-0,04 mg/kg. Kết 
quả đánh giá chỉ số rủi ro sức khỏe (HRI) và chỉ số nguy cơ mục tiêu (THQ) cho thấy vùng trồng 
rau xã Minh Tân, Phú Xuyên, Hà Nội hiện tại ở ngưỡng an toàn. 
Từ khóa: Tích lũy kim loại nặng; rau an toàn; nguồn nước tưới; rủi ro sức khỏe; môi trường 
Ngày nhận bài: 14/5/2019; Ngày hoàn thiện: 15/7/2019; Ngày đăng: 16/7/2019 
HEAVY METALS ACCUMULATION AND HEALTH RISK ASSESSMENT 
IN VEGETABLE PRODUCTION AREA, PHU XUYEN, HANOI 
Tran Thi Qui, Ngo Thi Luu My, Nguyen Thi Van Anh, Duong Thi Thu Trang, 
Truong Thi Phuong, Vo Huu Cong
* 
Vietnam National University of Agriculture 
ABSTRACT 
This study aims to evaluate heavy metal accumulation in soil, water and vegetable irrigated by 
diferrent water sources and health risks assessment for vegetable prodcution in Phu Xuyen district. 
Heavy metal analysis is targeted in Arsenic (As) in irrigated water, soil and main vegetable. It is 
noted that vegetable production is irrigated water from Nhue River, storage sources, ponds, and 
wells. The concentration of As in water samples is ranged from 1.90-17.43 µg/L. Although the 
concentration of As is still within the permissible threshold of QCVN39/2011/BTNMT on 
irrigation water standards, it is 1.74 times higher than WHO standard (10 µg/L). The As content in 
soil samples of planting borecole, cabbage and lettuce varies from 0.031 to 0.159 mg/kg. The 
concentration of As accumulated in the three vegetables varies from 0.02-0.04 mg/kg. The results 
of health risk assessment (HRI) and target hazard quotient (THQ) show that the current vegetable 
growing area in Minh Tan, Phu Xuyen, and Hanoi is at a safe level. 
Keywords: Heavy metal accumulation; safe vegetables; water sources for irrigation; health risks; 
environment 
Received: 14/5/2019; Revised: 15/7/2019; Published: 16 /7/2019 
* Corresponding author. Email: vhcong@vnua.edu.vn 
Trần Thị Quí và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 135 - 141 
 Email: jst@tnu.edu.vn 136 
1. Giới thiệu 
Ô nhiễm kim loại nặng xảy ra ở hầu hết các 
yếu tố môi trường đặc biệt là trong đất và 
nước. Sản xuất nông nghiệp đang phải đối 
mặt với nhiều vấn đề liên quan đến tác nhân ô 
nhiễm này. Các loại rau ăn lá hoặc rau gia vị 
tích tụ các kim loại nặng khi chúng được 
trồng trên đất bị ô nhiễm [1]. Hàm lượng kim 
loại nặng tích lũy trong thực vật tăng khi 
được trồng trong đất có hàm lượng kim loại 
nặng càng lớn [2]. Trong sản xuất rau an toàn, 
các yếu tố kim loại nặng được quan tâm gồm 
Cadmium (Cd), Chì (Pb), Crom (Cr), Niken 
(Ni) [3]. Tại Việt Nam, 
QCVN39/2011/BTNMT quy định ngưỡng 
giới hạn cho các kim loại nặng gồm Pb, Cd, 
Cr, Thuỷ ngân (Hg), Đồng (Cu), Kẽm (Zn) và 
Arsen (As) [4]. Trong đó, Arsen là chất rất 
đáng quan tâm vì nó được tạo ra một cách tự 
nhiên trong quá trình phong hoá địa chất. As 
ở dạng As3+ độc hơn As5+. Ngày nay Arsen 
xuất hiện trong tự nhiên do quá trình bào mòn 
đá, đất chứa Arsen, cháy rừng, khí đại dương 
thoát ra và của núi lửa [5], As còn tồn trại 
trong nước ngầm và đất [6]. 
Hàng ngày tiếp xúc với một lượng vừa đủ 
Arsen có thể gây bệnh hoặc làm suy giảm sức 
khỏe, tiếp xúc với Arsen ở liều cao có thể gây 
ra tử vong. Con người có thể bị nhiễm Arsen 
từ thực phẩm vì nó có khả năng tích tụ trong 
đất, hệ thực vật và động vật và nó khó bị phân 
huỷ, bên cạnh đó cũng có thể bị nhiễm nước 
và không khí, đặc biệt là nước bị ô nhiễm 
Arsen xuất hiện cho cả giếng nước, ao, nước 
máy hoặc thậm chí đóng chai trong nước. Dạ 
dày hấp thụ tới 80- 90% liều lượng Arsenic 
và Arsenate ở dạng hoà tan [5]. 
Việt Nam cùng với Bangladesh được biết đến 
là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng bởi 
ô nhiễm Arsen trong nước ngầm [7]. Tại Hà 
Nội, người dân đã sử dụng nước ngầm (nước 
dưới đất) cho mục đích sinh hoạt từ hơn 100 
năm, tuy nhiên, những báo cáo gần đây cho 
thấy nồng độ Arsen vượt quá 159 µg/L ở 
vùng đồng bằng sông Hồng, cao hơn rất nhiều 
so với mức an toàn mà Tổ chức y tế thế giới 
công bố (10 µg/L). Phạm Quý Giang và cs 
(2013) chỉ ra rằng hơn 80% các giếng khoan 
ở Hà Nội bị ô nhiễm bởi hàm lượng Arsen 
vượt quá giá trị cho phép của WHO [8]. 
Sản xuất nông nghiệp an toàn có mối quan hệ 
mật thiết với đất trồng và chất lượng nước 
tưới. Trong bối cảnh yêu cầu cao của thị 
trường, các hợp tác xã trồng rau đã tổ chức 
sản xuất theo các quy trình trồng rau sạch 
hoặc tham khảo quy trình VietGAP. Hiện 
nay, một số vùng trồng rau chuyên canh sử 
dụng nguồn nước tưới được xử lý sơ bộ nhằm 
loại bỏ một phần As. Tuy nhiên, rất ít khu 
trồng rau áp dụng hệ thống lọc sơ bộ bằng cát 
hoặc trấu, nhiều khu sản xuất còn chưa có 
biện pháp xử lý nước trước khi tưới. Nghiên 
cứu này nhằm đánh giá hàm lượng kim loại 
nặng trong đất, nước và cây rau từ đó dự báo 
rủi ro cho sản xuất rau an toàn. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Phương pháp thu thập số liệu 
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Cơ 
cấu diện tích đất, cơ cấu cây trồng, năng suất 
và mùa vụ từ báo cáo tổng kết cuối năm của 
xã Minh Tân, Phú Xuyên, Hà Nội. 
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu 
về diện tích, loại cây trồng, năng suất, mùa 
vụ, hình thức tưới tiêu, nguồn nước tưới trên 
địa bàn được thu thập từ phỏng vấn 55 hộ 
trồng rau. Nhu cầu nước tưới theo mùa được 
xác định dựa vào lượng nước mỗi lần tưới: 
Nhu cầu nước tưới = Lượng nước mỗi lần 
tưới số lần tưới trong mùa. 
Phương pháp lấy mẫu và phân tích số liệu 
Mẫu đất được lấy theo hướng dẫn trong 
TCVN 7538-2:2005 (ISO 10381-2: 2002) về 
Chất lượng đất - Lấy mẫu - Phần 2: Hướng 
dẫn kỹ thuật lấy mẫu [9], Mẫu nước được lấy 
theo TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003)- 
Chất lượng nước- Lấy mẫu, Hướng dẫn bảo 
quản và xử lý mẫu [10]. Nguyên tắc lấy mẫu 
tham chiếu theo dòng chảy tưới tiêu trên đồng 
ruộng của một số loại cây trồng chính (Hình 1). 
Trần Thị Quí và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 135 - 141 
 Email: jst@tnu.edu.vn 137 
a. Nguồn nước tưới 
b. Mẫu đất 
c. Mẫu rau 
Hình 1. Điểm lấy mẫu nước, đất và rau (đã tách 
bỏ phần ăn được và phần loại bỏ) 
Mẫu nước được thu ở các nguồn nước tưới 
khác nhau. Phân tích As được thực hiện bằng 
hệ thống quang phổ phát xạ cao tần (ICP) tại 
phòng thí nghiệm khoa Hóa, Đại học Khoa 
học tự nhiên (Bảng 1). Mẫu rau tiến hành 
phân tích phần ăn được và phần loại bỏ (Hình 
1c). Rau sau khi lấy về được rửa sạch và sấy 
khô ở nhiệt độ 70–80oC trong 24 h. Các mẫu 
được phân tích theo TCVN 8117:2009 và 
TCVN 7770:2007. 
Bảng 1. Phương pháp lấy mẫu và phân tích 
Mẫu 
phân 
tích 
Phương pháp phân 
tích 
TCVN 
Đất Phương pháp US EPA 
Method 3050 B + 
SMEWW 3113B:2012 
TCVN 
5297:1997 
Nước Thiết bị quang phổ phát 
xạ cao tần (ICP) 
TCVN 
5297:1997 
Cây 
rau 
Tiến hành theo 
TCVN 8117:2009 
TCVN 7770:2007 
TCVN 
8117:2009 
TCVN 
7770:2007 
2.2. Phương pháp đánh giá rủi ro sức khỏe 
Rủi ro sức khỏe tiềm ẩn của việc tiêu thụ kim 
loại nặng qua rau, được phân tích dựa trên 
lượng kim loại nặng tiêu thụ hàng ngày 
(DIM) [11], chỉ số rủi ro sức khỏe (HRI) [12] 
và chỉ số nguy cơ mục tiêu (THQ) [13,14]. 
Lượng tiêu thụ hàng ngày (DIM) tính dựa trên 
công thức: 
Trong đó, M là nồng độ kim loại nặng có 
trong rau (mg/kg), K là tỷ lệ rau tươi so với 
rau đã sấy khô (K=0,085), I là lượng rau tiêu 
thụ hàng ngày của người lớn và trẻ nhỏ. (I= 
0,345 và 0,232 kg/người/ngày) [1]. W cân 
nặng trung bình của người lớn và trẻ nhỏ ở 
Việt Nam. (W= 51,5 và 28,3). Chỉ số rủi ro 
sức khỏe (HRI) và chỉ số nguy cơ mục tiêu 
(THQ) được tính dựa trên công thức: 
Trong đó, Rfd là liều lượng tham chiếu 
(RfDArsen= 3 10
-4 
) [15], EF là tần suất phơi 
nhiễm (EF=365 ngày/năm), ED là Thời gian 
phơi nhiễm (ED = 75,6) [16], FIR là tỉ suất 
hấp thụ (FIRngười lớn= 0,345 kg/người/ngày, 
FIRtrẻ em = 0,232 kg/người/ngày), C là nồng độ 
phơi nhiễm, WAB là trọng lượng cơ thể trung 
bình (WABngười lớn = 51,5; WABtrẻ em = 28,3), 
TA = ED 365 ngày/năm. Nếu THQ lớn hơn 
1, việc tiếp xúc gây nguy hại tới sức khỏe. 
3. Kết quả và bàn luận 
3.1. Hiện trạng sản xuất rau 
Xã Minh Tân với diện tích đất nông nghiệp là 
588,83 ha, chiếm 73,59% tổng diện tích đất tự 
nhiên [17]. Trong đó diện tích phát triển rau 
màu gần 300 ha trong đó 150 ha quy hoạch 
vùng trồng rau an toàn [18]. Thu nhập hàng 
năm từ hoạt động trồng rau là hơn 39 triệu 
đồng/năm. 
Bảng 2. Cơ cấu cây rau tại xã Minh Tân 
Loại rau Đơn vị Giá trị 
Bắp cải % 74,55 
Su hào % 67,27 
Cải dưa % 5,45 
Cà chua % 32,73 
Mướp % 5,45 
Cải cúc % 1,82 
Đỗ % 27,27 
Dưa chuột % 36,36 
Súp lơ % 14,55 
Lạc % 1,82 
Ngô % 16,36 
Bí % 1,82 
Kết quả điều tra (n = 55) tại vùng trồng rau 
cho thấy diện tích gieo trồng trung bình mỗi 
Trần Thị Quí và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 135 - 141 
 Email: jst@tnu.edu.vn 138 
hộ là 2438,2 ± 1452,15 m2. Thời vụ gieo 
trồng được chia theo 2 vụ rõ rệt: vụ rau ngắn 
ngày và vụ rau dài ngày, vụ rau ngắn ngày 
tiến hành thu hoạch và gieo trồng 2-3 lứa/vụ 
hay còn gọi là vụ đông xuân. Nhiều nhất là 
các giống như bắp cải, su hào, cà chua... 
tương ứng với 74,55%, 67,27%, 32,73% 
(Bảng 2). Lượng nước tưới quyết định khá 
nhiều về loại cây trồng, chính vì vậy cây 
trồng đa dạng phong phú, phù hợp với điều 
kiện thực tiễn. Mùa khô cạn thường trồng các 
loại cây cần ít nước như bí, ngô. 
3.2. Nguồn nước và lượng nước tưới tiêu 
Trên địa bàn sử dụng nhiều nguồn nước tưới 
khác nhau để phục vụ cho trồng trọt. Trong 
đó, các nguồn từ sông Nhuệ, ao hồ, điểm tích 
trữ, và giếng khoan được sử dụng phổ biến 
nhất. Nguồn nước từ giếng khoan chiếm hơn 
91% lượng nước sử dụng cho tưới rau, một số 
hộ trồng rau có vị trí gần với mương nước thì 
sử dụng nguồn nước này. 
Bảng 3. Đặc điểm nguồn nước giếng khoan sử 
dụng trong sản xuất rau 
Nội dung Đơn vị Giá trị 
Chiều sâu Max m 70,0 
Chiều sâu Min m 10,0 
Chiều sâu Mean m 22,2 
Chiều sâu<20m % 63,0 
20m≤Chiều sâu<40 % 17,0 
40m ≤Chiều sâu≥70 % 35,0 
Chi phí khoan Max Triệu đồng 2,0 
Chi phí khoan Min Triệu đồng 0,2 
Chi phí khoan Mean Triệu đồng 0,86 
Chủ yếu sử dụng giếng khoan có độ sâu dưới 
hơn 20 m; và 40 m ≤ Chiều sâu ≥70 tương 
ứng 63%, 35%, giếng có độ sâu hơn 70 m 
thường hay thiếu nước và tốn chi phí khoan 
giếng vì vậy khu vực này sử dụng thêm nước 
tưới từ sông Nhuệ và ao hồ. Phương thức tưới 
theo rãnh được áp dụng chính, ngoài ra còn 
tưới trực tiếp vào gốc khi châm phân cho cây. 
Lượng nước tưới vào cây phù thuộc vào nhu 
cầu của từng loại rau và giai đoạn sinh 
trưởng, lượng nước tưới nhiều từ tháng 9-12 
trong năm và ít hơn vào các tháng 1-3. Đánh 
giá cảm quan chất lượng nước giếng khoan tại 
3 vùng trồng rau nhiều nhất (Kim Quy, Thành 
Lập, Bái Xuyên) thấy có màu ngà vàng và 
mùi tanh, 100% nguồn nước sử dụng chưa 
qua xử lí sử dụng trực tiếp tưới cho cây rau. 
3.3. Hàm lượng kim loại nặng trong môi 
trường và rau 
Hàm lượng As được đánh giá từ các mẫu 
nước ở các nguồn nước tưới khác nhau gồm 
nước giếng khoan, điểm tích trữ, trực tiếp từ 
sông Nhuệ. Trong đó nguồn nước tưới từ 
giếng khoan giếng khoan lấy ở độ sâu và vị trí 
khác nhau: 12 m, 47 m, 49 m. 
Bảng 4. Phân tích hàm lượng KLN từ nguồn nước 
tưới khác nhau 
Mẫu Toạ độ 
Arsen 
(µg/L) 
QCVN 
39/2011 
(µg/L) 
N1 105o 58' 05’’ 20o 40’ 28’’ 2,05 
50 
N2 105o 58’38’’ 20o 40’ 38’’ 17,43 
N3 105o 57’25’’ 20o 40’ 32’’ 5,83 
N4 105o 58’38’’ 20o 40’ 36’’ 15,70 
NN 105o 58’21’’ 20o 40’ 51’’ 1,90 
(N1: Nguồn nước từ giếng khoan có độ sâu 12 m, 
N2: Điểm tích trữ nước trên đồng ruộng, N3: 
Nước tưới lấy từ sông Nhuệ, N4: Nguồn nước từ 
giếng khoan có độ sâu 47 m, NN: Nguồn nước từ 
giếng khoan có độ sâu 49 m). 
Bảng 5. Phân tích hàm lượng KLN trong rau 
Thành phần 
phân tích 
Cải dưa 
(mg/kg) 
(1) 
Bắp cải 
(mg/kg) 
(2) 
Xà lách 
(mg/kg) 
(3) 
D 0,126 0,159 0,031 
L 0,028 0,015 0,040 
LB 0,043 0,036 0,021 
QCVN 8-2/2011 1,00 1,00 1,00 
(D: Mẫu đất, L: Phần ăn được, LB: Phần loại bỏ) 
Kết quả phân tích cho ta thấy các mẫu nước 
tưới đều đạt QCVN 39/2011 quy chuẩn về 
chất lượng nước tưới tiêu. Nước tích trữ là 
nước được đào lộ thiên trên mặt ruộng chứa 
đựng nước chảy tràn, dư thừa và nước mưa, 
dùng để sử dụng khi châm phân và khi giếng 
cạn nước. Nguồn nước tích trữ qua phân tích 
có hàm lượng Arsen cao nhất (17,433 µg/L) 
so với các nguồn nước tưới khác, lớn hơn gấp 
1,74 lần so với quy chuẩn của WHO là 10 
µg/L. Các mẫu giếng khoan được lấy gần khu 
Trần Thị Quí và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 135 - 141 
 Email: jst@tnu.edu.vn 139 
vực Hà Nam có hàm lượng Arsen thay đổi 
đáng kể khi độ sâu càng lớn. Giếng khoan có 
độ sâu 49 m được lấy khu vực gần trung tâm 
xã Minh Tân có hàm lượng Arsen tương đối 
nhỏ (1,9 µg/L). 
Kim loại nặng và khoáng chất đi vào thực vật 
thông qua 2 con đường đó là hấp thu từ rễ và 
qua khí khổng của lá. Rễ hấp thu khi được 
trồng trên đất nhiễm kim loại nặng do tưới 
nước ô nhiễm cho cây. Mẫu rau xà lách (L3) 
trồng trên đất có hàm lượng As khá thấp 
(0,031 mg/kg) so với các mẫu đất khác, tuy 
nhiên tích lũy Arsen trong rau lại lớn nhất 
(0.04 mg/kg), có thể thấy khả năng hấp thụ và 
tích lũy KLN của xà lách cao hơn 2 mẫu rau 
trên. Ngược lại bắp cải được trồng trên đất có 
hàm lượng lớn nhất nhưng khả năng tích lũy 
lại thấp nhất (0,015 mg/kg). Để đánh giá sự 
tích luỹ As trong cây rau, nghiên cứu này 
phân tách cây rau làm 2 phần là phần để ăn 
(lá và/hoặc thân) và phần bỏ đi (rễ và phần 
thân già cỗi). Kết quả phân tích cho thấy sự 
tích luỹ As trong phần lá của cây xà lách cao 
hơn phần rễ (0,04 mg/kg trong lá so với 0,021 
mg/kg phần loại bỏ là rễ và một phần lá già 
úa vàng). So với QCVN 8-2/2011 về giới hạn 
kim loại nặng trong thực phẩm thì hàm lượng 
Arsen trong các mẫu đều nằm trong quy 
chuẩn cho phép [19]. 
3.4 Cảnh báo rủi ro sức khỏe với hàm lượng 
phân tích 
Để đánh giá được rủi ro cũng như nguy cơ về 
sức khỏe của As, nghiên cứu này ước tính 
mức độ phơi nhiễm và xác định các con 
đường tiếp xúc với As. Trong đó, chuỗi thức 
ăn được lựa chọn vì con người tương tác với 
As thông qua việc tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy 
tiến hành ước tính tích lũy As hàng ngày 
(DIM) theo mức tiêu thụ rau trung bình hàng 
ngày cho cả người lớn và trẻ em. Chỉ số rủi ro 
sức khỏe (HRI) với hàm lượng phân tích dựa 
trên DIM và chỉ số nguy cơ mục tiêu (THQ) 
được trình bày trong Bảng 6. Nếu HRI và 
THQ lớn hơn 1, có nghĩa là đối tượng đang 
nằm trong ngưỡng rủi ro, ngược lại nếu nhỏ 
hơn 1 đối tượng nằm trong vùng an toàn có 
thể kiểm soát được [20, 21]. 
Chỉ số DIM cho thấy sử dụng càng nhiều rau 
nhiễm As thì lượng Arsen đưa vào cơ thể 
càng nhiều, phụ thuộc vào lượng và thời gian 
sử dụng. DIM của trẻ em lớn hơn của người 
lớn, DIM khi sử dụng cải dưa; bắp cải; xà 
lách của người lớn là 1,59 10-5; 8,54 10-6; 
2,28 10
-5 và của trẻ em tương ứng là 
1,95 10
-5
; 1,045 10
-5
; 2,787 10
-5. Nhưng 
gần như không có rủi ro, vì hàm lượng tối đa 
cho phép lượng Arsen đưa vào cơ thể hàng 
tuần qua thực phẩm là 0,015 (mg/kg). 
Chỉ số rủi ro (HRI) của người lớn và trẻ em 
đều có mức rủi ro lớn nhất đối với xà lách là 
7,59 10
-2
 và 9,29 10
-2. Tuy nhiên, các chỉ số 
rủi ro đều nhỏ hơn 1, đang nằm trong mức an 
toàn. Trong nghiên cứu này chỉ số mục tiêu 
(THQ) đều nhỏ hơn 1 đối với người lớn và trẻ 
em, đều đó cho thấy hàm lượng As đang nằm 
trong ngưỡng có thể kiểm soát và giảm thiểu 
được, để đảm bảo yếu tố lâu dài và phát triển 
bền vững. 
Tuy nhiên còn nhiều con đường tiếp xúc khác 
của con người với Arsen như tiếp xúc với da, 
hít phải bụi nhiễm Arsen, là những con đường 
góp phần đưa Arsen vào cơ thể và khả năng 
đào thải KLN của cơ thể cũng như khả năng 
giải độc của cây không được tính đến trong 
nghiên cứu này. Vì vậy nghiên cứu này mở ra 
hướng đi cho nghiên cứu chi tiết hơn để đánh 
giá đầy đủ hơn về rủi ro. 
Bảng 6. Dự báo lượng As tích luỹ đối với người lớn và trẻ từ tiêu dùng rau 
Loại rau 
DIM HRI THQ 
Người lớn Trẻ em Người lớn Trẻ em Người lớn Trẻ em 
Cải dưa 1,59 10
-5
 1,951×10
-5
 5,31×10
-2
 6,50×10
-2
 6,25×10
-4
 7,65×10
-4
Bắp cải 8,54×10
-6
 1,045×10
-5
 2,85×10
-2
 3,48×10
-2
 3,35×10
-4
 3,35×10
-4
Xà lách 2,28×10
-5
 2,787×10
-5
 7,59×10
-2
 9,29×10
-2
 8,93×10
-4
 1,09×10
-4
Trần Thị Quí và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 135 - 141 
 Email: jst@tnu.edu.vn 140 
4. Kết luận 
Xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên có 300 ha 
trồng rau màu trên tổng số 588,83 ha đất nông 
nghiệp (chiếm 50,9%), trong đó 150 ha được 
quy hoạch thành vùng trồng rau an toàn. 
Nguồn nước tưới cho sản xuất rau chủ yếu từ 
giếng khoan (chiếm 90,9%), các nguồn khác 
từ ao hồ, sông Nhuệ, nguồn tích trữ được sử 
dụng khi nguồn nước giếng khoan bị hạn chế. 
Nguồn nước tưới cho hệ thống sản xuất rau 
trên địa bàn được sử dụng trực tiếp, chưa qua 
xử lí. 
Kết quả phân tích hàm lượng Arsen trong môi 
trường đất, nước và rau cho ta thấy nguồn 
nước tích trữ có hàm lượng Arsen cao nhất 
gấp 1,74 lần so với WHO là 10µg/L. Sự tích lũy 
As trong cây không hoàn toàn phụ thuộc vào 
hàm lượng Arsen trong đất mà còn phụ thuộc 
vào khả năng hấp thu As của từng loại rau, hàm 
lượng As trong xà lách đo được ở mức 0,04 
mg/kg, bắp cải tích lũy 0,015 mg/kg. 
Chỉ số rủi ro và chỉ số rủi ro mục tiêu cho 
thấy HRI và THQ trong các mẫu đều nhỏ hơn 
1, có nghĩa là vùng trồng rau xã Minh tân, 
Phú Xuyên, Hà Nội nằm trong ngưỡng an 
toàn đối với Arsen. 
Lời cảm ơn 
Nhóm tác giả cảm ơn Học viện Nông nghiệp 
Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí từ đề tài 
(SV2019-04-24) cho nghiên cứu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Monu Arora, Bala Kiran, Shweta Rani, 
Anchal Rani, Barinder Kaur, Neeraj Mittal, 
“Heavy metal accumulation in vegetables irrigated 
with water from different sources”, Food 
chemistry, 111, pp. 811-815, 2008. 
[2]. Bùi Thị Lan Hương, Đào Văn Thông, Bùi Thị 
Yến, Hà Mạnh Thắng, Phạm Quang Hà, Trần Thị 
Hương, Nghiên cứu khả năng tích lũy chì và 
cadimi trong cây cà chua, Hội thảo Quốc Gia về 
Khoa học Cây trồng lần thứ 2, Viện Khoa Học 
Nông Nghiệp Việt Nam, 2018. 
[3]. S. Pajević, D. Arsenov, N. Nikolić, M. 
Borišev, D. Orčić, M. Župunski, N. Mimica-
Dukić, “Heavy metal accumulation in vegetable 
species and health risk assessment in Serbia”, 
Environ Monit Assess, 190(8), pp. 459, 2018. 
[4]. QCVN 39/2011/BTNMT, Quy định chất 
lượng nước dùng cho tưới tiêu, 2011. 
[5]. Lê Huy Bá, Giáo trình độc học môi trường, 
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. 
[6]. Tam Garland, Chapter 26 – Arsenic, In 
Veterinary Toxicology – Basic and Clinical 
Principles, Edited by Ramesh C. Gupta, Academic 
Press, 2007. 
[7]. J. Hug Stephan, X. Olivier, Leupin and Michael 
Berg, “Bangladesh and VietNam: Different 
groundwater compositions require diffirent 
approaches to arsenic mitigation”, Environ. Sci. and 
Technol, 42, pp. 6318–6323, 2008. 
[8]. Q. G. Pham, K. Toshiki, S. Kunikane and M. 
Sakata, “Investigating and mapping spatial 
patterns of arsenic contamination in groundwater 
using regression analysis and spline interpolation 
technique”, Journal of Water Supply: Research 
and Technology, 62(6), pp. 385-394, 2013. 
[9]. TCVN 7538-2:2005 (ISO 10381-2: 2002) về 
Chất lượng đất - Lấy mẫu - Phần 2: Hướng dẫn kỹ 
thuật lấy mẫu. 
[10]. TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003)- 
Chất lượng nước- Lấy mẫu, Hướng dẫn bảo quản 
và xử lý mẫu. 
[11]. N. S. Chary, C. T. Kamala, D. S. Raj, 
“Assessing risk of heavy metals from consuming 
food chain transfer”, Ecotoxicology and 
Environmental Safety, 69, pp. 513 – 524, 2008. 
[12]. F. A. Jan, M. Ishaq, S. Khan, I. Ihsanullah, I. 
Ahmad, M. A. Shakirullah, “Comparative study of 
human health risks via consumption of food crops 
grown on wastewater irrigated soil (Peshawar) and 
relatively clean water irrigated soil (Lower Dir)”, 
Journal of Hazard Material, 179, pp. 612-621, 2010. 
[13]. X. Wang, T. Sato, B. Xing, S. Tao, “Health 
risks of heavy metals to the general public in 
Tianjin, China via consumption of vegetables and 
fish”, Science of the Total Environment, 350, pp. 
28-37, 2005. 
[14]. M. M. Storalli, “Potential human health risks 
from metals (Hg, Cd and Pb) and polychlorinated 
biphelyls (PCBs) via seafood consumption: 
Estimation of target hazard quotients (THQs) and 
toxic equivalents (TEQs)”, Food Chemistry and 
Toxicology, 46, pp. 2782 – 2788, 2008. 
[15]. Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Huệ, 
Nguyễn Thị Phương Thảo, “Đánh giá mức độ tích 
lũy arsen trong tóc và móng của dân cư khu vực 
khai thác quặng Đa Kim Núi Pháo, Thái Nguyên”, 
Tạp chí phân tích hóa, lý và sinh học, 19, tr. 21 – 
26, 2014. 
[16]. World Bank, Tuổi thọ ước tính vào thời điểm 
chào đời, tổng cộng (số tuổi), Online tại: 
Trần Thị Quí và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 135 - 141 
 Email: jst@tnu.edu.vn 141 
https://data.worldbank.org/country/vietnam?locale
=vi, 2017. 
[17]. UBND xã Minh Tân, Báo cáo tổng kết cuối 
năm 2018, 2018. 
[18]. UBND xã Minh Tân, Báo cáo tình hình kinh 
tế xã hôi 2018, 2018. 
[19]. QCVN 08-2/2011/ BYT. Quy định giới hạn 
kim loại nặng trong thực phẩm. 
[20]. Ogunyebi Amos Lanrewaju, Njoku Kelechi 
Longinus, Misbaudeen Quasim Olamilekan, 
Adesuyi Adeola Alex, Oludoye Oluseye Olalekan 
and Balogun Olanrewaju, “Heavy Metal Residue 
and Potential Human Health Risk Factors of 
Celosia argentea (Lagos Spinach) Planted in a Soil 
Mixed with Landfill Leachate”, Environment Asia, 
12(1), pp. 74-82, 2019. 
[21]. A. H. Adedokun, K. L. Njoku, M. O. 
Akinola, A. A. Adesuyi, A. O. Jolaoso, “Potential 
Human Health Risk Assessment of Heavy Metals 
Intake via Consumption of some Leafy Vegetables 
obtained from Four Market in Lagos Metropolis, 
Nigeria”, J. Appl. Sci. Environ. Manage. 20 (3), 
pp. 530-539, 2016. 
  Email: jst@tnu.edu.vn 142 

File đính kèm:

  • pdftich_luy_kim_loai_nang_va_danh_gia_rui_ro_suc_khoe_tai_vung.pdf