Thương mại quốc tế toàn cầu 2005-2016 và triển vọng 2017

Tóm tắt

Bài viết nghiên cứu xem xét và đánh giá những sự thay đổi trong thương mại quốc tế

toàn cầu trong giai đoạn 2005-2015 và đặc biệt là sự giảm sút của năm 2016. Để đánh giá

một cách sát thực tình trạng giảm sút này cũng như dự báo xu hướng tương lai của thương

mại toàn cầu, bài viết đã phân tích và đánh giá về hoạt động thương mại quốc tế của một số

quốc gia và khu vực chủ đạo như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, khu vực ASEAN và EU. Bên

cạnh đó, bài viết đưa ra một số nhận định về khả năng tăng trưởng và những sự thay đổi

trong thương mại quốc tế năm 2017.

pdf 27 trang phuongnguyen 8320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thương mại quốc tế toàn cầu 2005-2016 và triển vọng 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thương mại quốc tế toàn cầu 2005-2016 và triển vọng 2017

Thương mại quốc tế toàn cầu 2005-2016 và triển vọng 2017
1 
Mã số: 424 
Ngày nhận: 8/9/2017 
Ngày gửi phản biện lần 1: 13/9 /2017 
Ngày gửi phản biện lần 2: 
Ngày hoàn thành biên tập: 13/11/2017 
Ngày duyệt đăng: 15/11/2017 
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TOÀN CẦU 2005-2016 VÀ TRIỂN VỌNG 2017 
Nguyễn Thị Thùy Vinh1 
Tóm tắt 
Bài viết nghiên cứu xem xét và đánh giá những sự thay đổi trong thương mại quốc tế 
toàn cầu trong giai đoạn 2005-2015 và đặc biệt là sự giảm sút của năm 2016. Để đánh giá 
một cách sát thực tình trạng giảm sút này cũng như dự báo xu hướng tương lai của thương 
mại toàn cầu, bài viết đã phân tích và đánh giá về hoạt động thương mại quốc tế của một số 
quốc gia và khu vực chủ đạo như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, khu vực ASEAN và EU. Bên 
cạnh đó, bài viết đưa ra một số nhận định về khả năng tăng trưởng và những sự thay đổi 
trong thương mại quốc tế năm 2017. 
Từ khóa: thương mại quốc tế, toàn cầu, tổng quan, triển vọng 
Abstract 
The study investigates changes in global international trade in the period of 2005-2015 and 
especically, considers the decline of the global international trade in 2016. To evaluate 
accurately reasons causing the decline as well as to predict the future trend of global trade, 
the paper analyzes the international trade performances of some key countries and regions 
such as the US, Japan, China, ASEAN and EU. In addition, the paper gives some judgments 
about perspective of the international trade in 2017. 
Keywords: international trade, global, overview, perspective 
1 Trường Đại học Ngoại thương, Email: vinhntt@ftu.edu.vn 
2 
1. Tổng quan về Kinh tế thế giới 2016 
Nền kinh tế thế giới trải qua năm 2016 với nhiều khó khăn và rủi ro, bất ổn như sự 
kiện nước Anh bỏ phiếu rời khỏi EU (Brexit), kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ và xu hướng 
chống toàn cầu hóa đã khiến đà tăng trưởng thấp hơn so với kỳ vọng mặc dù đã có rất nhiều 
nỗ lực từ chính sách tài khóa và tiền tệ để kích thích kinh tế ở nhiều quốc gia. Tốc độ tăng 
trưởng kinh tế năm 2016 khoảng 3% thấp hơn so với năm 2015, tiếp tục theo hướng suy 
giảm kể từ năm 2010, sau sự hồi phục ngoạn mục từ tác động của cuộc khủng hoảng tài 
chính toàn cầu. Tuy nhiên, khác với năm 2015 là năm mà tốc độ tăng trưởng quý sau thấp 
hơn quý trước, năm 2016 tăng trưởng ở những quý sau có xu hướng tăng lên, kỳ vọng một 
sự hồi phục trong năm 2017. 
Sự suy giảm xuất phát từ sự giảm sút tăng trưởng kinh tế ở hầu khắp các nền kinh tế 
lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản. So với mức 2,6% năm 2015, tốc độ tăng trưởng của 
Mỹ giảm chỉ còn 1.6% vào năm 2016 do giảm sút mạnh trong nửa năm đầu 2016. Tuy 
nhiên, vào những tháng của nửa năm sau 2016, đặc biệt là quý 3, tăng trưởng kinh tế của 
Mỹ đã có sự hồi phục mạnh với tốc độ 3.5% trong quý 3 đã hỗ trợ tốt cho tăng trưởng năm 
2016. Mặc dù vậy, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ với nhiều kịch tính, làm gia tăng những hoài 
nghi trên thị trường đã phần nào tác động tới tốc độ tăng trưởng trong quý 4 giảm còn 1.9% 
thấp hơn con số dự kiến là 2.1%. Tiếp đến là nền kinh tế Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng 
ở mức 6.7% trong cả năm 2016 với cả 3 quý đầu là 6.7% và tăng nhẹ lên 6.8% ở quý 4. Đây 
là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 26 năm qua cũng đã góp thêm vào sự suy giảm của 
tốc độ tăng trưởng toàn cầu. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc thấp hơn năm 2015 
nhưng đã có những dấu hiệu khả quan vào những tháng cuối năm 2016. 
Bước sang năm 2016, mặc dù đã rất nỗ lực trong thực thi các chính sách kích thích 
kinh tế, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, Nhật Bản, vẫn đối mặt với sự sụt giảm sản lượng so 
năm 2015. Tốc độ tăng trưởng năm 2016 là 1% thấp hơn so với kỳ vọng và giảm so với 
mức 1.2% năm 2015. Mặc dù tốc độ tăng trưởng suy giảm vào những tháng cuối cùng của 
năm 2016, Nhật Bản đã duy trì được tốc độ tăng trưởng dương trong 4 quý liên tiếp, ổn định 
hơn so với những năm trước đó. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng này vẫn còn tiềm ẩn nhiều 
rủi ro khi sự mở rộng sản lượng vẫn phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu, tiêu dùng cá nhân 
(chiếm gần 60% GDP) chỉ tăng 0,1% trong quý 3 và giảm nhẹ trong quý 4, một dấu hiệu 
cho thấy gói kích thích kinh tế Abenomics vẫn chưa lan tỏa sang khu vực hộ gia đình. Tốc 
độ tăng trưởng của các nước đang phát triển và mới nổi cũng không có sự cải thiện. Tốc độ 
tăng trưởng của Ấn Độ giảm xuống 7,1% trong năm 2016 so với mức 7,6% của năm 2015, 
các nước ở khu vực Mỹ Latin như Ác-hen-ti-na, Braxin, hay Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang trong 
giai đoạn suy thoái. Chỉ có một số ít quốc gia và khu vực có sự cải thiện trong tăng trương 
năm 2016 như khu vực đồng tiền chung Châu Âu là 1,7% và các nước trong khu vực 
ASEAN là 4,8%, mức cao nhất kể từ 2013. 
3 
Tỷ lệ lạm phát trên thế giới có chiều hướng giảm nhẹ ở mức 2,6% mặc dù đã có sự 
gia tăng tỷ lệ lạm phát ở các nước có nền kinh tế phát triển cùng với sự thoát đáy của giá cả 
hàng hóa, giá dầu có sự hồi phục sai sự thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước OPEC. 
Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ có xu hướng gia tăng với mức 2,1% năm 2016 so với mức 0,7% vào 
năm 2015. Nhật Bản có hiện tượng giảm phát trong nhiều tháng của năm 2016 tuy nhiên đã 
có tỷ lệ lạm phát dương vào những tháng cuối năm nên cả năm Nhật Bản vẫn có lạm phát ở 
mức 0.3%. Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc liên tục tăng trong năm 2016, sau 12 tháng 
mức tăng giá là 2,1% cao hơn so với mức tăng 1,6% trong năm 2015. Giá nhà đất của các 
thành phố lớn tại Trung Quốc liên tục tăng từ đầu năm 2016. Giá nhà mới bình quân tại 
khắp 70 thành phố lớn trong tháng 8 tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái2. Giá bất động 
sản tăng giúp ổn định nhu cầu nội địa, nhưng đồng thời gây áp lực lên các nhà hoạch định 
chính sách. Tuy nhiên tỷ lệ lạm phát lõi vẫn hầu như đứng yên và dưới mức định hướng 
mặc dù đã có rất nhiều sự nỗ lực từ ngân hàng trung ương của các nước với các chính sách 
tiền tệ nới lỏng, chính sách lãi suất âm. 
Việc làm năm 2016 có cải thiện hơn nhưng tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ lại là 
vấn đề nóng trong năm nay. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình ở Mỹ năm 2016 duy trì ở mức 
4,9% giảm so với con số 5,3% của năm trước. Khu vực đồng tiền chung Châu Âu có cải 
thiện rõ rệt khi con số thất nghiệp trung bình chỉ còn 10% so với 10,9% năm 2015. Tuy 
nhiên, hiện nay trên thế giới xu hướng thất nghiệp giới trẻ gia tăng. Theo ILO (8/2016), số 
lượng người từ 15-29 tuổi không có việc làm dự kiến đạt mức 71 triệu vào cuối năm 2016, 
tăng 0,5 triệu người so với năm trước đó và là lần tăng đầu tiên trong 3 năm qua. Tình trạng 
này được thúc đẩy bởi sự suy thoái sâu hơn dự kiến tại một số nền kinh tế mới nổi dựa 
nhiều vào xuất khẩu hàng hóa và sự tăng trưởng trì trệ tại các nền kinh tế phát triển. 
Kinh tế tăng trưởng chậm đã khiến nhiều nước trên thế giới duy trì thực hiện chính 
sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa từ năm 2015 và kéo dài sang năm 2016. Theo Bộ Tài chính 
Mỹ, trong tài khóa 2016, thâm hụt ngân sách Mỹ đã tăng gần 34% (587 tỷ USD). Tuy nhiên 
con số này vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức thâm hụt hàng nghìn tỷ USD trong giai đoạn 
từ năm 2009-2013 khi mà chi tiêu chính phủ tăng vọt do phải bơm tiền cho các ngành kinh 
tế mũi nhọn nhằm khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009. Trong năm 
2016, FED đã tăng lãi suất tham khảo tiền gửi liên bang từ mức 0,5% tăng lên đến 0,75% 
vào ngày 15/12/2016 sau 1 năm tăng lãi suất từ 0,25% lên 0,5% vào cuối năm 2015. Với 
nhận định nền kinh tế Mỹ có thể sẽ tăng tốc trong năm 2017, các chuyên gia tài chính dự 
đoán Mỹ sẽ còn tăng lãi suất nhiều lần trong năm 2017. Tại khu vực Châu Âu, ECB vẫn 
duy trì thực hiện các kế hoạch tài khoá nhằm kích thích kinh tế và hạn chế tác động tiêu cực 
của các biến động lớn. Sự kiện Brexit cũng khiến cho thị trường tài chính Châu Âu chịu 
nhiều ảnh hưởng khiến dòng vốn đầu tư gián tiếp chuyển hướng từ trái phiếu chính phủ Anh 
2 Tổng cục Thống kê TW Trung Quốc 
4 
và nhiều nước Châu Âu sang Mỹ và các nền kinh tế mới nổi khác. Cùng với quyết định tung 
ra các gói kích thích kinh tế, ECB đã quyết định hạ lãi suất cho vay ở mức thấp kỷ lục 
0,05% xuống 0%, bắt đầu được áp dụng từ tháng 1/2016 và giữ nguyên trong suốt năm. 
Nhật Bản vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách Abenomics để kích thích kinh tế, trong đó 2 trụ 
cột quan trọng là nới lỏng tài khóa và tiền tệ. Kinh tế Trung Quốc vẫn đang trên đà phục hồi, 
năm 2016, Chính phủ Trung Quốc vẫn hướng tới những gói hỗ trợ tài chính nhằm kích 
thích nền kinh tế để tái cân bằng trong các hoạt động đầu tư. 
2. Thương mại toàn cầu năm 2016 
Tốc độ tăng trưởng của thương mại quốc tế trên toàn cầu đang có xu hướng suy giảm, 
tốc độ gia tăng thương mại quốc tế trung bình khoảng 7% cho giai đoạn 1994-2008 nhưng 
đã giảm xuống khoảng 3% cho giai đoạn 2010 – 2016 (Hình 1) 
Hình 1. Tốc độ Tăng trưởng khối lượng thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu 
Nguồn: Cristina và cộng sự (2017) 
Trong số các quốc gia tham gia mạnh mẽ vào thương mại quốc tế, Trung Quốc đã 
vượt qua Mỹ (từ năm 2007) và Đức (từ năm 2009) để trở thành nước xuất khẩu đứng đầu 
thế giới. Năm 2015 xuất khẩu của Trung Quốc chiếm 14,1% tổng xuất khẩu trên thế giới. 
Sau thời gian khủng hoảng 2008, Mỹ đã dần dần hồi phục vươn lên đứng thứ hai thế giới 
thay thế vị trí của Đức kể từ năm 2012, xuất khẩu của Mỹ chiếm 9,3% xuất khẩu toàn cầu 
vào năm 2015. Nhật Bản đứng vị trí thứ ba, tuy nhiên khoảng cách khá xa so với các nước 
còn lại; xuất khẩu của Nhật Bản chiếm 3,8% xuất khẩu toàn cầu. Nhật Bản là một trong ba 
quốc gia đứng đầu thế giới về GDP chứng kiến tỷ trọng xuất khẩu sụt giảm liên tục từ năm 
2005 đến nay. Ở góc độ khu vực, khu vực ASEAN tiếp tục gia tăng thị phần khi tăng lên 
mức 7,2% năm 2015 từ mức 6,3% năm 2005; trong khi đó EU lại thu hẹp thị phần khi giảm 
xuống 32,4% năm 2015 từ mức 38,5% năm 2005. Phần còn lại của thế giới duy trì tỷ trọng 
5 
xuất khẩu ở mức 1/3 so với tổng xuất khẩu toàn cầu (khoảng 33%) trong giai đoạn 2005 – 
2015. 
Về nhập khẩu, Mỹ tuy vẫn dẫn đầu về tỷ trọng nhưng đang giảm dần từ 16,3% năm 
2005 xuống còn 12,8% năm 2014 và mới chỉ tăng trở lại lên 14% trong năm 2015. Tương 
tự, Nhật Bản với tỷ trọng 4,9% năm 2005 xuống còn 3,8% năm 2015. Duy chỉ có Trung 
Quốc là gia tăng tỷ trọng trong thời gian trên từ 6,2% lên 10,2%. Tương tự, các nước 
ASEAN chiếm tỷ trọng từ 5,5% năm 2005 lên 6,7% năm 2015. Trong khi đó khu vực EU, 
như hoạt động xuất khẩu, giá trị nhập khẩu cũng giảm từ mức 38,4% năm 2005 xuống còn 
31% năm 2015. 
Các dữ liệu thống kê cho thấy năm 2016 là năm một năm khó khăn cho thương mại 
quốc tế. Các thoả thuận thương mại cũ cũng như mới đã bị chỉ trích nặng nề trong chiến 
dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Công dân Anh đã bỏ phiếu để rút khỏi Liên minh 
Châu Âu, đi ngược lại với một thời kỳ dài nỗ lực cho hội nhập với các chính sách thương 
mại và tự do hoá của EU. Tăng trưởng thương mại toàn cầu vào năm 2016 có tốc độ chậm 
nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính gây sụt giảm vào năm 2009 và các nước phát 
triển tiên tiến nhất trong G-20 tiếp tục áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại mới ở 
mức báo động (Lamar, 2017). Tăng trưởng thương mại thế giới ước đạt ở mức 1.7%, thấp 
hơn so với kỳ vọng của WTO 2,8% khi đưa ra những dự báo vào đầu năm. 
Bảng 1. Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại thế giới năm 2016 
Quốc gia Mỹ Trung Quốc (3 quý) 
Nhật 
Bản Đức UK Pháp Korea 
Xuất 
khẩu 
(tỷ 
USD) 
2015 1503,87 1669,28 624,87 1328,55 466,30 493,94 526,90 
2016 1453,72 1538,85 645,16 1339,2 409,22 488,75 495,47 
Tốc độ 
tăng -3.45% -8.48% 3.14% 0.80% -13.95% -1.06% -6.34% 
Nhập 
khẩu 
(tỷ 
USD) 
2015 2306,82 1242,67 625,57 1057,62 630,25 563,40 436,55 
2016 2251,61 1140,65 607,12 1054,79 636,41 560,55 406,06 
Tốc độ 
tăng -2.45% -8.94% -3.04% -0.27% 0.97% -0.51% -7.51% 
Cán cân TM -797,88 398,20 38,04 284,41 -227,11 -71,80 89,40 
Nguồn: Trademap 
Số liệu Bảng 1 cho thấy kim ngạch xuất nhập năm 2016 của hầu hết các quốc gia quan 
trọng trong thương mại quốc tế đều giảm so với năm 2015. Tình trạng cán cân thương mại ở 
các nước này không có sự đổi chiều, thặng dư xuất hiện chủ yếu ở các nước khu vực Châu 
6 
Á như có xu hướng giảm xuống, trong khi thâm hụt ở Mỹ và Châu Âu có xu hướng ít hơn, 
cán cân thương mại được cải thiện. Sự giảm sút trong kim ngạch xuất nhập khẩu và sự thay 
đổi trong trạng thái của CCTM cho thấy các nước đang có xu hướng bảo vệ sản xuất trong 
nước. 
Đối với cơ cấu mặt hàng, trong suốt giai đoạn 2005-2015, dầu mỏ, nhiên liệu và sản 
phẩm dầu (mã HS 27) là nhóm hàng hóa được trao đổi nhiều nhất, tiếp theo là máy móc, 
thiết bị điện tử (mã HS 85) và máy móc, thiết bị cơ khí (mã HS 84) và. Giá trị thương mại 
của dầu mỏ, nhiên liên liệu và sản phẩm dầu chiếm trên 30% tổng giá trị thương mại trong 
nhiều năm. Tuy nhiên, từ năm 2015, do ảnh hưởng từ suy giảm mạnh trong giá dầu và sự 
phát triển của khoa học công nghệ, vị trí độc tôn đã được thay bởi máy móc, thiết bị điện và 
máy mọc thiết bị điện tử. Tỷ trọng thương mại của nhóm dầu mỏ, nguyên liệu đã sụt giảm 
chỉ còn hơn một nửa, 17%, trong năm 2015 và chưa đến 15% trong năm 2016. 
3. Thương mại quốc tế của một số quốc gia chủ đạo 
3.1 Mỹ 
Tổng thể cán cân thương mại của Mỹ luôn ở tình trạng thâm hụt trong giai đoạn 2005 
– 2015. Tuy nhiên mức độ thâm hụt của cán cân thương mại có thể chia làm hai thời kỳ: 
thời kỳ trước khủng hoảng quy mô thâm hụt giảm dần từ -828 tỷ USD năm 2005 xuống còn 
-545 tỷ USD năm 2009; thời kỳ sau khủng hoảng quy mô thâm hụt tăng dần từ -545 tỷ USD 
năm 2009 quay trở về mức -803 tỷ USD năm 2015. Như vậy có thể thấy trong điều kiện nền 
kinh tế bình thường và không duy trì chính sách bảo hộ, nước Mỹ nhập siêu hàng hóa từ các 
quốc gia khác với quy mô ngày càng tăng. 
Bảng 2. Thương mại quốc tế của Mỹ giai đoạn 2005 – 2015 
Nội dung 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015 
Xuất khẩu 
(tỷ USD) 
904,33 1.278,09 1.481,68 1.544,93 1.577,58 1.619,74 1.503,87 
Tăng trưởng 11% 21% 16% 4% 2% 3% -7% 
Nhập khẩu 
(tỷ USD) 
1732,32 1.968,25 2.263,61 2.334,67 2.326,59 2.410,85 2.306,82 
Tăng trưởng 14% 23% 15% 3% 0% 4% -4% 
Cán cân TM 
(tỷ USD) 
-827,98 -690,16 -781,93 -789,74 -749,00 -791,11 -802,95 
Nguồn: Trademap 
- Cơ cấu xuất khẩu 
Không có gì ngạc nhiên khi các quốc gia thuộc Khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ 
(NAFTA) vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Mỹ trong giai đoạn 2005 – 2015 (trung 
bình khoảng 35%). Trong khối đang có sự phân hóa khi tỷ trọng xuất khẩu của Mỹ sang 
7 
Canada giảm dần (từ 23,4% năm 2005 xuống còn 18,6% năm 2015), thay vào đó là sự gia 
tăng của Mexico trong xuất khẩu của Mỹ (từ 13,3% năm 2005 lên 15,7% năm 2015). Trong 
giai đoạn 2005 - 2015, tỷ trọng xuất khẩu của Mỹ vào Nhật Bản, EU là hai đồng minh quen 
thuộc giảm trong khi tỷ trọng xuất khẩu vào Trung Quốc và các thị trường còn lại gia tăng 
(Trung Quốc tăng từ 4,6% lên 7,7% trong khi đó các thị trường còn lại bao gồm các thị 
trường mới nổi như Ấn Độ, Brasil tăng từ 26,4% lên 30,6%). ASEAN cũng là thị trường 
nhập khẩu ít hơn hàng hóa từ Mỹ. Điều này cho thấy, Mỹ và các đồng minh quen thuộc của 
mình đang cố gắng đa dạng hóa các t ... trong 
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Mỹ
Trung Quốc
Nhật Bản
Hàn Quốc
22 
giai đoạn 2005 – 2015. Hai mặt hàng có xu hướng giảm đó là dầu mỏ và sắt thép hợp kim. 
Điều này cũng dễ hiểu khi Mỹ bắt đầu quay trở lại thị trường xuất khẩu dầu mỏ thời gian 
gần đây còn Trung Quốc nổi lên như một trong những trung tâm sản xuất sắt thép rẻ trên 
thế giới. Tuy nhiên việc ba mặt hàng chính giảm tỷ trọng trong khi đó các mặt hàng xuất 
khẩu chính khác tăng tỷ trọng dù không nhiều cũng cho thấy nỗ lực của Châu Âu trong việc 
đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. 
Trong năm 2016, máy móc thiết bị cơ khí là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao 
nhất của chấu Âu đến các thị trường Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc cho thấy rằng mặc dù 
có xu hướng giảm về tỷ trọng nhưng đây vẫn là nguồn thu quan trọng từ xuất khẩu của EU. 
Ngoài ra, với giá trị xuất khẩu bình quân 3,440 tỷ USD/quý, Châu Âu là một nguồn cung 
quan trọng về Dược phẩm đối với thị trường Nhật Bản. 
- Cơ cấu nhập khẩu 
Tương tự như xuất khẩu, các quốc gia trong EU cũng chủ yếu nhập khẩu hàng hóa của 
nhau. Các thị trường nhập khẩu được coi là lớn trên thế giới bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung 
Quốc, Hàn Quốc và ASEAN chiếm trung bình từ 17% đến 20% nhập khẩu của Châu Âu 
trong giai đoạn 2005 – 2015. Tỷ trọng này cao nhất vào năm 2015 khoảng 20% và thấp nhất 
vào năm 2008 khoảng 17%. 
So sánh con số tương tự của xuất khẩu có thể nhận thấy, Châu Âu đang thâm hụt với 
các đối tác thương mại lớn trên thế giới. Điều này cũng lý giải phần nào tình trạng thâm hụt 
kéo dài của Châu Âu đầu giai đoạn, tuy nhiên gần đây cán cân thương mại của Châu Âu đã 
thặng dư cho thấy sự cố gắng của các quốc gia Châu Âu trong việc tìm kiếm thêm các thị 
trường xuất khẩu tiềm năng. Cũng tương tự như xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường có sự 
thay đổi mạnh mẽ nhất trong các thị trường lớn mà Châu Âu nhập khẩu hàng hóa, tỷ trọng 
tăng từ 5,4% năm 2005 lên 8,4% năm 2015 (tăng 3%). Mỹ và ASEAN cũng gia tăng tỷ 
trọng hàng hóa xuất khẩu vào Châu Âu trong cùng giai đoạn tuy nhiên ở mức khiêm tốn 
hơn khoảng 0,5%. Ngược lại, Nhật Bản và Hàn Quốc lại chứng kiến tỷ trọng xuất khẩu của 
mình vào Châu Âu sụt giảm tuy nhiên mức giảm này không nhiều. 
Theo số liệu năm 2016, ngược với xuât khẩu, Châu Âu nhập khẩu hàng hóa ngoại khối 
nhiều nhất từ Trung Quốc với kim ngạch ngày càng gia tăng, trong khi Mỹ là thị trường 
nhập khẩu xếp thứ hai. Cán cân thương mại của Châu Âu với Trung Quốc thâm hụt bình 
quân 10,890 tỷ USD/tháng và thặng dư với Mỹ bình quân 12,830 tỷ USD/tháng. Kim ngạch 
nhập khẩu của Châu Âu từ Nhật Bản và Hàn Quốc tương đối ổn định, giữ được cán cân 
thương mại tương đối cân bằng. 
Hình 8. Nhập khẩu của EU từ các quốc gia năm 2016 
Đơn vị: tỷ USD 
23 
Nguồn: Trademap 
Không có gì ngạc nhiên khi dầu mỏ xuất hiện cùng với máy móc thiết bị cơ khí, máy 
móc thiết bị điện và phương tiện vận tải là các mặt hàng nhập khẩu chính của EU bởi vì 
nguồn tài nguyên này ở Châu Âu là tương đối hạn chế. Tổng tỷ trọng nhập khẩu của bốn 
mặt hàng trên lên tới gần một nửa giá trị nhập khẩu của EU. Tuy nhiên cũng giống như xuất 
khẩu, tỷ trọng nhập khẩu của bốn mặt hàng chính này đang có xu hướng giảm từ 45,6% 
năm 2005 xuống còn 42,67% năm 2015. Trong các mặt hàng nhập khẩu chính còn lại như 
dược phẩm, các sản phẩm nhựa, hóa chất, phương tiện tàu bay đều chứng kiến sự gia tăng 
về tỷ trọng, duy chỉ có sắt thép hợp kim là giảm tỷ trọng từ 2,94% năm 2005 xuống còn 
2,38% năm 2015. Về cơ bản, mức độ thương mại nội ngành của Châu Âu cũng rất lớn, 
trong khi Châu Âu thường sản xuất những sản phẩm ở phân khúc giá cao thì ở chiều ngược 
lại lại nhập khẩu những sản phẩm tương tự ở phân khúc giá rẻ hơn. 
Trong năm 2016, mặt hàng nhập khẩu chính của Châu Âu từ Trung Quốc và Nhật Bản 
là Máy móc và thiết bị điện, trong khi từ Mỹ là Phương tiện tàu bay và các bộ phận, từ Hàn 
Quốc là xe cộ và phương tiện đi lại. Điều này cho thấy cơ cấu xuất nhập khẩu của Châu Âu 
với các đối tác thương mại này tương đối bổ sung cho nhau và Châu Âu đang có xu hướng 
đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu theo các thị trường trên thế giới. 
4. Triển vọng và rủi ro cho thương mại quốc tế năm 2017 
Năm 2016 qua đi với sự tăng trưởng chậm chạp của thương mại quốc tế trên toàn cầu 
cùng nhiều sự kiện bất lợi cho phát triển thương mại quốc tế đã làm gia tăng tính bất định, 
khó dự đoán đối với thương mại toàn cầu trong năm 2017. 
Thương mại toàn cầu được dự báo tiếp tục có nhiều khó khăn có thể sẽ tiếp tục giảm 
tốc vào năm 2017. Mặc dù thu nhập toàn cầu được dự báo có sự cải thiện vào năm 2017 
(IMF, 2017) nhờ vào sự cải thiện tăng trưởng của cả nhóm các nước đang phát triển và các 
nền kinh tế mới nổi nhưng sẽ không dễ dàng chuyển thành mức gia tăng trong nhu cầu nhập 
khẩu bởi một số lý do như sau: 
Thứ nhất, quá trình tích hợp sản xuất vào các chuỗi giá trị toàn cầu, là nhân tố quan 
trọng thúc đẩy thương mại đầu vào và hàng hoá trung gian bằng cách phân công lao động 
giữa các quốc gia dường như đã đến hạn. Để xem xét sự phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu 
0
10
20
30
40
Trung Quốc
Mỹ
Nhật Bản
Hàn Quốc
24 
trong một khoảng thời gian, một thước đo phản ánh tầm quan trọng của chuỗi giá trị toàn 
cầu đã được sử dụng là phần của giá trị gia tăng ở nước ngoài được thể hiện trong tổng xuất 
khẩu hoặc tỷ lệ nhập khẩu trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Hình 9 cho thấy sự tăng 
trưởng chậm chạp, thậm chí có những lúc suy giảm trong mức độ chuyên môn hóa theo 
chiều dọc kể từ năm 2011. Mặc sự tham gia của chuỗi giá trị toàn cầu trên thế giới đã tăng 
lên trong suốt những năm 2000s nhưng tốc độ chậm hơn so với những năm 1990s (Cristina, 
2017). Đã có nhiều nghiên cứu cho rằng mức độ mở rộng trong chuỗi giá trị toàn cầu đang 
chậm lại giải thích một phần cho sự suy giảm trong thương mại toàn cầu. Các nghiên cứu 
này cũng cho thấy sự chậm lại này không chỉ do tăng trưởng kinh tế bị đình trệ mà mối 
quan hệ dài hạn giữa sản lượng và thương mại đã thay đổi, hệ số co dãn của thương mại thế 
giới với GDP lớn hơn 2 trong những năm 1990s nhưng chỉ xấp xỉ bằng 1 và đang có hướng 
giảm xuống trong những năm 2000s (Haugh và cộng sự, 2016; Al-Haschimi và cộng sự 
2016; Timmer và cộng sự, 2016). 
Hình 9. Đo lường mức độ chuyên môn hóa theo chiều dọc 1995-2014 
Nguồn: Cristina, 2017 
Thứ hai, giá cả hàng hóa đã giảm trong ba năm qua (trước cuộc khủng hoảng tài 
chính giá cả gia tăng). Điều này làm giảm giá trị của thương mại và nhu cầu nhập khẩu của 
các nhà xuất khẩu hàng hoá chính, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mặc dù một số nhà 
xuất khẩu đang phản ứng với việc giảm giá bằng cách cắt giảm sản xuất. Tuy nhiên, theo 
Mendez-Parra (2017), ngay cả khi giá tăng trở lại thì dường như sự tăng giá sẽ không có lợi 
cho tất cả các nhà xuất khẩu hàng hóa theo như cách mà nó tác động giống như trước đây 
bởi mức độ phân công lao động dường như đã tới hạn và vì thế tác động khác nhau tới sự 
gia tăng trong năng suất lao động. 
Thứ ba, sự gia tăng mức độ bảo hộ ở cả các nước phát triển và đang phát triển cũng 
đang ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, các quốc 
gia đã áp dụng các chính sách bảo hộ mới đặc biệt là các quốc gia trong G20. Mặc dù mức 
25 
thuế quan vẫn thấp, các quốc gia đang ngày càng sử dụng các loại rào cản khác để hạn chế 
thương mại, chẳng hạn như giấy phép không tự động. Các biện pháp khác hoạt động không 
chính thức bằng cách yêu cầu các công ty không nhập khẩu. Theo WTO, các biện pháp hạn 
chế thương mại trong 10 tháng đầu năm 2016 là tương đương như những năm trước đó, có 
nghĩa là vấn đề bảo hộ không chỉ thuần túy xem xét số lượng công cụ hạn chế thương mại 
được sử dụng mà có thể nhìn nhận thông qua những cách tiếp cận khác, chẳng hạn số lượng 
các biện pháp hạn chế thương mại được đề xuất (như là kho dự trữ các biện pháp hạn chế 
thương mại) đang gia tăng đều đặn. 
Hình 10. Các biện pháp hạn chế thương mại 
Nguồn: World Trade Oganization 2016 
Sau rất nhiều thập kỷ các nền kinh tế thế giới nỗ lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa 
và hội nhập kinh tế thế giới với nhiều hiệp đinh thương mại tự do được ký kết, năm 2016 đã 
đánh dấu những bước lùi của xu hướng này bởi sự ra đi của nước Anh khỏi Liên minh Châu 
Âu hay sự rút chân của Mỹ ra khỏi Hiệp định xuyên đối tác Thái Bình Dương (TPP). Mặc 
dù những tuyên bố chống lại toàn cầu hóa của tổng thống Mỹ và Brexit có thể thúc đẩy sự 
gia tăng hạn chế thương mại, điều này có lẽ sẽ không nhanh tới mức làm cho các chính phủ 
đưa ra các rào cản bổ sung, ít nhất là vào năm 2017. Các cam kết của WTO và các mối quan 
tâm khác trong nước sẽ là yếu tố ngăn chặn. 
Tuy nhiên, lập trường chống toàn cầu hóa sẽ cản trở các nỗ lực nhằm giảm rào cản 
thương mại trên toàn cầu. Các nước giàu hơn sẽ ít có xu hướng cam kết hơn nữa và tham 
gia đàm phán tự do thương mại. Trong khi đó, nhiều nước đang phát triển dự kiến sẽ gia 
tăng sự phụ thuộc vào các biện pháp bảo hộ để hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa của họ. 
Đối với các hiệp định thương mại tự do, hợp tác theo vùng sẽ có xu hướng chững lại 
và thay vào đó là sự phát triển của các hiệp định song phương. Năm 2016 là một năm quan 
trọng đối với các hiệp định thương mại tự do, với sự ký kết cho các hiệp định đã được đàm 
26 
phán trong nhiều năm. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận của 12 
thành viên, chính thức ký kết giữa các bên vào ngày 4 tháng 2 năm 2016 sẽ có hiệu lực sau 
khi được tất cả các nước ký kết phê chuẩn vào tháng 2 năm 2018. Tuy nhiên, cuộc bầu cử 
Tổng thống Mỹ đã làm thay đổi triển vọng của Hiệp định này khi trong ngày làm việc chính 
thức đầu tiên, Tổng thống mới đắc cử của Mỹ, Donald Trump, đã ký sắc lệnh chính thức rút 
Mỹ ra khỏi Hiệp định TPP làm gia tăng rủi ro về khả năng hiện thực hóa của Hiệp định TPP. 
Và ông cũng cũng đe dọa sẽ xé nát hay đàm phán lại NAFTA, đặt ra những câu hỏi lớn cho 
tương lai của cả Hiệp định vào năm 2017. 
Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) đã trải qua 
đàm phán gần một thập kỷ. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2016, sau vòng đàm phán thứ 
mười lăm, việc ký kết TTIP có nguy cơ thất bại vì tiến độ diễn ra rất chậm và vấp phải 
nhiều sự tranh cãi và phản đối từ các công dân Mỹ và Châu Âu. Thứ nhất là về rào cản 
thương mại. Các chuyên gia nhận định rằng việc dỡ bỏ các rào cản thương mại sẽ gặp nhiều 
khó khăn vì sẽ gặp phải các “lực cản rất lớn”. Những nhà đàm phán sẽ phải đưa ra các quy 
định nhằm phối hợp nhiều thủ tục pháp lý cũng như tiêu chuẩn của cả 2 phía, chẳng hạn 
như kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm. Nếu người dân Châu Âu không thích các sản phẩm 
biến đổi gien, họ sẽ đưa mục tiêu đó lên hàng đầu trong các cuộc đàm phán (trong khi người 
dân Mỹ vẫn sản xuất và sử dụng loại sản phẩm này). Thứ hai. việc giải quyết tranh chấp tại 
một số lĩnh vực kinh doanh liên quan đến chính phủ hàm chứa nhiều rủi ro. Nhiều chuyên 
gia lo ngại lĩnh vực kiểm soát đầu tư công hay quyền kiểm soát giá thuốc tại Âu Mỹ không 
minh bạch. Ngược lại, một hệ thống gọi là các nhà đầu tư nêu giải quyết tranh chấp hay 
ISDS cũng nhận nhiều chỉ trích, đây là tòa án quốc tế bí mật đó cho phép các công ty kiện 
tiểu bang cho bất cứ điều gì mà họ có thể yêu cầu bồi thường ảnh hưởng đến đầu tư của họ. 
Đây là một sức mạnh mới mà sẽ được bàn giao cho nhà đầu tư nước ngoài, ở đây là các tập 
đoàn Mỹ, kiện chính phủ các nước Châu Âu, từ đó các quy định của Chính phủ có nguy cơ 
bị chi phối. Dưới góc độ chính trị, làn sóng bầu cử ở các quốc gia cũng tác động khiến việc 
thông qua TTIP trở nên khó khăn hơn. TTIP đã không thể ký kết trước khi kết thúc nhiệm 
kỳ của tổng thống Mỹ Barack Obama. Sau ngày 09 tháng 11 năm 2016, khi ứng cử viên 
đảng Cộng hòa bảo thủ Donald Trump đắc cử tổng thống, tương lai của TTIP càng trở nên 
mơ hồ. Ông Trump là người kịch liệt phản đối các thỏa thuận thương mại đa phương, đặc 
biệt là với các hiệp định thương mại tự do TPP và NAFTA. Thêm vào đó, EU đang trải qua 
một số biến động lớn từ Brexit, thoả thuận này cũng đang bị đặt ra vấn đề. Một vấn đề 
chính trị nữa là cuộc bầu cử tổng thống tại Pháp diễn ra vào tháng tư, tháng năm và tại Đức 
vào giữa tháng tám và tháng mười năm 2017 cũng đang đặt TTIP trước nhiều rủi ra vì có 
những ứng viên sáng giá ủng hộ quan điểm chống toàn cầu hóa. 
Cuối cùng, xu hướng phát triển của thương mại điện tử sẽ có những sự bùng nổ cùng 
từ sự hỗ trợ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo các nhà phân tích, doanh số bán 
hàng trực tuyến sẽ tăng từ $ 335 tỷ trong năm 2015 lên hơn 523 tỷ đô la vào năm 2020, tăng 
27 
gần 10% mỗi năm, mặc dù mức tăng trưởng hiện nay hàng năm thực sự là gần 14%. Thế 
giới của các nhà bán lẻ truyền thống đã bị lung lay bởi sự thành công tăng vọt của mua sắm 
trực tuyến. Các nhà lãnh đạo thương mại điện tử đang có những bước tiến trong việc tối ưu 
hoá các chiến lược của mình và sẽ tiếp tục thực hiện vào năm 2017. Nhiều người dự đoán sẽ 
sớm kết thúc giai đoạn mua sắm điên cuồng trong các ngày lễ mua sắm truyền thống như 
Black Friday và Cyber Monday mà thay vào đó là tập trung vào sự đáp ứng tức thời nhờ 
vào là sự bùng nổ của các phân tích dữ liệu tiên đoán, Uber hóa hoạt động vận chuyển và sự 
gia tăng sử dụng trí thông minh nhân tạo trong khu vực này vào năm 2017. Tương lai của 
nền kinh tế kỹ thuật số đã tạo nên những sự thay đổi lớn trong cách thức kinh doanh của các 
công ty và vì thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Xu hướng thương mại quốc tế sẽ tập trung 
vào các kiến thức có khả năng xuyên biên giới vì thế cần phải có các quy tắc toàn cầu tốt 
hơn cho thương mại điện tử và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 
Tài liệu tham khảo 
1. Al-Haschimi, A., M. Gächter, D. Lodge, W. Steingress (2016), The Great Normalization of 
Global Trade, VoxEU.org, October 14. 
2. Cristina Constantinescu, Aaditya Mattoo, and Michele Ruta (2017), Trade Developments in 
2016: Policy Uncertainty Weighs on World Trade, World Bank Group, February 2017. 
3. Haugh, D., A. Kopoin, E. Rusticelli, D. Turner, and R. Dutu (2016), ‘Cardiac Arrest or 
Dizzy Spell: Why is World Trade So Weak and What Can Policy Do About It?’ OECD 
Economic Policy Paper no. 18. Organization of Economic Cooperation and Development. 
September. 
4. Lamar Steve (2017), Changing Perspective on Trade, Tradevistas, Feb 16 2017. 
5. Timmer, M., B. Los, R. Stehrer, and G. de Vries (2016), Research Memorandum Number 
162: An Anatomy of the Global Trade Slowdown based on the WIOD 2016 Release, Groningen, 
the Netherlands: Groningen Growth and Development Centre. 
6. World Bank Group (2017), Global Economic Prospects: Weak Investment in Uncertain 
Times. Washington, D.C.: World Bank, January 2017. 
7. World Trade Organization (2016), Overview of Developments in the International Trading 
Environment, Annual Report by the Director-General (Mid-October 2015 to mid-October 2016), 
WT/TPR/OV/19,World Trade Organization, Geneva 
8. Yardeni và cộng sự (2017), Global Economic Briefing: Global Inflation, Yardeni Research, 
Inc, February, 2017. 

File đính kèm:

  • pdfthuong_mai_quoc_te_toan_cau_2005_2016_va_trien_vong_2017.pdf