Thương mại của Indonesia và hàm ý cho Việt Nam

Tóm tắt: Thương mại quốc tế của Indonesia đã phục hồi nhanh chóng, sau khủng hoảng tài chính

Châu Á (1997-1998), nhưng những năm gần đây lại giảm mạnh. Hoạt động thương mại quốc tế của

Indonesia ngày càng chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc và các quốc gia khu vực Đông Á khác. Mặc dù

Indonesia đã nỗ lực đa dạng hóa các mặt hàng, nhưng cơ cấu xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào nhóm

sản phẩm thâm dụng tài nguyên, lao động và trình độ công nghệ thấp. Từ kinh nghiệm của

Indonesia, Việt Nam cần điều chỉnh các chính sách và chiến lược phù hợp nhằm thực hiện cải cách

thương mại sâu rộng

pdf 9 trang phuongnguyen 9440
Bạn đang xem tài liệu "Thương mại của Indonesia và hàm ý cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thương mại của Indonesia và hàm ý cho Việt Nam

Thương mại của Indonesia và hàm ý cho Việt Nam
 73 
Thương mại của Indonesia 
và hàm ý cho Việt Nam 
Trương Quang Hoàn1 
1
 Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
Email: quanghoan2310@gmail.com 
Nhận ngày 20 tháng 9 năm 2018. Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 1 năm 2019. 
Tóm tắt: Thương mại quốc tế của Indonesia đã phục hồi nhanh chóng, sau khủng hoảng tài chính 
Châu Á (1997-1998), nhưng những năm gần đây lại giảm mạnh. Hoạt động thương mại quốc tế của 
Indonesia ngày càng chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc và các quốc gia khu vực Đông Á khác. Mặc dù 
Indonesia đã nỗ lực đa dạng hóa các mặt hàng, nhưng cơ cấu xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào nhóm 
sản phẩm thâm dụng tài nguyên, lao động và trình độ công nghệ thấp. Từ kinh nghiệm của 
Indonesia, Việt Nam cần điều chỉnh các chính sách và chiến lược phù hợp nhằm thực hiện cải cách 
thương mại sâu rộng hơn. 
Từ khóa: Tài chính, thương mại, Indonesia, Việt Nam. 
Phân loại ngành: Kinh tế học 
Abstract: Indonesia's international trade has recovered quickly after the Asian financial crisis 
(1997-1998), but in recent years it has sharply decreased. The country's international trade 
activities are under the increasing impact of China and other East Asian nations. Although 
Indonesia has made efforts to diversify its products, its export structure still depends on a group of 
products that are resource- and labour-intensive and of low technological standards. Studying 
Indonesia's experience, Vietnam needs to adjust its policies and strategies to carry out deeper and 
more widespread trade reforms. 
Keywords: Finance, trade, Indonesia, Vietnam. 
Subject classification: Economics 
1. Mở đầu 
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, bắt 
đầu từ Thái Lan vào tháng 7/1997, đã 
nhanh chóng lan sang Indonesia. Sự mất 
cân bằng trong tài khoản vãng lai, nợ nước 
ngoài tăng lên, việc định giá đồng nội tệ 
rupiah quá cao so với giá trị thực, hệ thống 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2019 
74 
ngân hàng yếu kém, hoạt động sản xuất, 
kinh doanh của khu vực tư nhân phụ thuộc 
quá nhiều vào nợ ngắn hạn, là những 
nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của 
nền kinh tế Indonesia [2]. Việc điều hành 
chính phủ theo chế độ gia đình trị của Tổng 
thống Suharto diễn ra trong một thời gian 
dài, sự thiếu minh bạch của tầng lớp lãnh 
đạo và việc quản lý đất nước đã làm gia 
tăng tình trạng tham nhũng, làm xói mòn 
lòng tin của khu vực doanh nghiệp trong và 
ngoài nước đối với triển vọng phát triển 
kinh tế [1]. Để khắc phục hậu quả của 
khủng hoảng, Indonesia đã đưa ra nhiều cải 
cách thương mại, đầu tư quan trọng, góp 
phần phục hồi lĩnh vực ngoại thương. Bài 
viết này tìm hiểu hoạt động thương mại 
quốc tế của Indonesia từ sau khủng hoảng 
tài chính Châu Á đến nay và hàm ý cho 
Việt Nam. 
2. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu 
của Indonesia sau khủng hoảng tài chính 
Châu Á 
Sau khủng hoảng tài chính Châu Á, xuất 
khẩu của Indonesia ra thế giới tăng trưởng 
liên tục, lên đến xấp xỉ 140 tỷ USD (năm 
2008), trước khi giảm mạnh xuống gần 120 
tỷ USD (năm 2009) do tác động của khủng 
hoảng kinh tế toàn cầu. Xuất khẩu của 
Indonesia sau đó phục hồi và kéo dài đến 
năm 2012. Từ năm 2013 đến nay, xuất khẩu 
của nước này lại suy giảm nhanh chóng do 
sự đi xuống của giá các mặt hàng năng 
lượng quốc tế quan trọng như dầu mỏ và 
than đá. Trong các quốc gia Đông Nam Á, 
Indonesia và Malaysia có sự sụt giảm mạnh 
nhất về kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu 
của Thái Lan suy giảm với mức độ thấp 
hơn còn xuất khẩu của Philippines gần như 
giữ nguyên [11]. 
Giá trị nhập khẩu hàng hóa của 
Indonesia gia tăng mạnh mẽ, từ 81 tỷ USD 
năm 2000 lên tới gần 200 tỷ USD năm 
2012, sau đó liên tục suy giảm (xuống mức 
135 tỷ USD vào năm 2016). Trong khu vực 
Đông Nam Á, tình trạng nhập khẩu bị thu 
hẹp thời gian qua cũng xảy ra đối với các 
nền kinh tế Thái Lan và Malaysia; trái lại, 
Philippines, và đặc biệt là Việt Nam tăng 
đáng kể nhập khẩu [11]. 
Về cán cân thương mại hàng hóa, trừ 
giai đoạn 2012-2014, Indonesia luôn đạt 
được thặng dư thương mại với các nước 
khác. Thặng dư thương mại của Indonesia 
thâm hụt 1,8 tỷ USD năm 2014; 7,6 tỷ USD 
năm 2015; 9,1 tỷ USD năm 2016 [11]. 
Nguyên nhân của tình trạng thâm hụt này 
chủ yếu là vì nhập khẩu giảm mạnh hơn 
xuất khẩu. 
Sự sụt giảm nhanh của cả xuất khẩu và 
nhập khẩu khiến độ mở thương mại (tỷ 
trọng kim ngạch thương mại quốc tế) của 
Indonesia giảm mạnh từ trên 60% năm 
2000 xuống 39% năm 2010 và 30% năm 
2016 [11]. 
Thương mại quốc tế ngày càng ít quan 
trọng đối với nền kinh tế Indonesia. Điều 
tương tự cũng diễn ra với kinh tế Malaysia 
và Thái Lan. Trái với bức tranh chung của 
các quốc gia Đông Nam Á, thương mại 
quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng 
đối với Việt Nam. Bên cạnh những tác động 
từ thị trường quốc tế, thực tế trên cũng nói 
lên sự khác biệt trong cách thức phát triển 
kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á. Các 
nền kinh tế như Indonesia, Thái Lan và 
Malaysia có xu hướng tập trung nhiều hơn 
vào các hoạt động kinh tế trong nước như 
tiêu dùng và đầu tư tư nhân, trong khi đó, 
Trương Quang Hoàn 
75 
với chính sách thúc đẩy hội nhập quốc tế, 
kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào 
hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. 
3. Thị trường xuất khẩu và nhập khẩu 
của Indonesia sau khủng hoảng tài chính 
Châu Á 
Hoạt động thương mại quốc tế của 
Indonesia ngày càng tập trung vào các quốc 
gia thuộc khu vực Đông Á, với tỷ trọng trên 
tổng kim ngạch thương mại tăng từ 50% lên 
hơn 60% trong gần hai thập niên qua. Năm 
1998, các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu 
lớn nhất của Indonesia là Nhật Bản, 
Singapore, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, 
Đức, Hà Lan. Tuy nhiên, đến năm 2016, 
ngoại trừ Hoa Kỳ và Hà Lan, các đối tác 
xuất khẩu hàng đầu của Indonesia là các 
nước Châu Á, nhất là các quốc gia thuộc 
khu vực Đông Á. Đặc biệt, Trung Quốc 
ngày càng trở thành đối tác thương mại 
quan trọng hàng đầu của Indonesia. Từ vị 
trí thứ 6, Trung Quốc đã vươn lên thành đối 
tác xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của 
Indonesia, vượt qua cả Hoa Kỳ và Nhật 
Bản. Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để trở 
thành đối tác cung cấp hàng hóa quan trọng 
nhất cho Indonesia, với tỷ trọng trên tổng 
kim ngạch nhập khẩu của Indonesia lên tới 
22,7% vào năm 2016, so với vị trí thứ 8 và 
tỷ trọng chỉ 3,3% của năm 1998. Tầm quan 
trọng của các quốc gia Đông Á với tư cách 
nguồn cung cấp hàng hóa cho Indonesia 
cũng ngày càng rõ nét hơn, chiếm tỷ lệ lên 
đến trên 60% năm 2016, cao hơn tới 5 lần 
tổng tỷ trọng nhập khẩu của Indonesia từ 
các nước ngoài khu vực Đông Á, bao gồm 
Hoa Kỳ, Australia và Đức [12]. 
Cơ cấu thị trường xuất khẩu của 
Indonesia có sự biến đổi lớn trong hai thập 
niên qua (theo mức độ phát triển kinh tế của 
thị trường đối tác). Tỷ trọng xuất khẩu sang 
các nền kinh tế phát triển giảm mạnh (từ 
60% năm 1995 xuống 37% năm 2015). 
Nhóm các nền kinh tế đang phát triển ngày 
càng giữ vị trí quan trọng đối với thị trường 
xuất khẩu của Indonesia. Tỷ trọng của 
nhóm này tăng từ 40% lên 62% giai đoạn 
1995-2015, và bắt đầu trở thành thị trường 
xuất khẩu quan trọng nhất của Indonesia kể 
từ năm 2006 đến nay. Trong khi đó, cùng 
thời kỳ này, tỷ trọng xuất khẩu sang nhóm 
các nền kinh tế chuyển đổi trên tổng xuất 
khẩu ra bên ngoài của Indonesia không có 
nhiều thay đổi và chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ 
(xem hình 1). 
Trước năm 2000, các nền kinh tế phát 
triển là nguồn cung ứng hàng hóa quan 
trọng nhất cho Indonesia, nhưng sau đó, tỷ 
trọng của nhóm này ngày càng đi xuống 
(chỉ còn 26% vào năm 2015). Ở chiều 
ngược lại, tỷ trọng của nhóm các nền kinh 
tế đang phát triển tăng mạnh (từ 45% năm 
1998 lên 72% năm 2015) và chính thức 
vượt qua nhóm các nền kinh tế phát triển để 
trở thành thị trường Indonesia nhập khẩu 
lớn nhất từ năm 2000 đến nay. Trong khi 
đó, tỷ trọng của các nền kinh tế chuyển đổi 
trên tổng nhập khẩu của Indonesia từ thế 
giới luôn rất thấp (xem hình 2). 
Những biến động về cơ cấu thị trường 
xuất khẩu và nhập khẩu của Indonesia xuất 
phát từ hai nguyên nhân. Thứ nhất, các nền 
kinh tế đang phát triển, đặc biệt là Trung 
Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Thái Lan, ngày 
càng trở thành đối tác thương mại quan 
trọng hàng đầu của Indonesia qua hai thập 
niên gần đây. Thứ hai, mức độ quan trọng 
của các nền kinh tế phát triển như Nhật 
Bản, Hoa Kỳ, Đức và Australia đối với 
thương mại quốc tế của Indonesia lại có xu 
hướng giảm mạnh giai đoạn này. 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2019 
76 
Hình 1: Xuất khẩu của Indonesia theo trình độ phát triển kinh tế của thị trường đối tác 
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu của Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại 
và phát triển (UNCTAD). 
Hình 2: Nhập khẩu của Indonesia theo trình độ phát triển kinh tế của thị trường đối tác 
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu của (UNCTAD). 
4. Hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của 
Indonesia sau khủng hoảng tài chính 
Châu Á 
Năm 1998, cơ cấu xuất khẩu của Indonesia 
chủ yếu là nhóm hàng hóa thâm dụng tài 
nguyên thiên nhiên như khí ga, dầu thô và 
các sản phẩm gỗ. Trong 10 nhóm hàng xuất 
khẩu hàng đầu còn bao gồm các sản phẩm 
giày dép, nhựa cao su. Đến năm 2016, các 
mặt hàng sử dụng nhiều tài nguyên và lao 
động phổ thông vẫn chi phối cấu trúc xuất 
khẩu hàng hóa của Indonesia. Trong 10 
nhóm hàng xuất khẩu hàng đầu đã xuất hiện 
sản phẩm đòi hỏi trình độ kỹ thuật và kỹ 
năng lao động cao hơn. Ngoài ra, cơ cấu 
xuất khẩu của Indonesia có xu hướng đa 
dạng hóa hơn, thể hiện qua tỷ trọng 10 
nhóm hàng xuất khẩu hàng đầu trên tổng 
xuất khẩu (bảng 1). 
Trương Quang Hoàn 
77 
Bảng 1: 10 nhóm hàng xuất khẩu hàng đầu của Indonesia các năm 1998 và 2016 
1998 2016 
Mã 
hàng Hàng hóa 
Giá trị 
(triệu 
USD) 
Tỷ 
trọng 
(%) 
Mã 
hàng Hàng hóa 
Giá trị 
(triệu 
USD) 
Tỷ 
trọng 
(%) 
931 
Hàng hóa, giao dịch đặc 
biệt, không 
phân loại 
7.548,2 15,45 424 
Dầu thực vật, thô 
hoặc đã qua xử 
lý 
17.094,7 11,83 
341 Khí ga tự nhiên và nhân tạo 3.815,5 7,81 322 
Than đá, than 
non và than bùn 14.511,1 10,04 
333 Dầu thô và dầu chiết 
xuất từ khoáng sản 3.348,6 6,86 341 
Khí ga tự nhiên 
và nhân tạo 7.036,8 4,87 
634 Gỗ và các sản phẩm từ gỗ 2.207,2 4,52 333 
Dầu thô và dầu 
chiết xuất từ 
khoáng sản 
5.196,7 3,60 
897 
Vàng, bạc, trang sức và 
nguyên liệu 
quý khác 
1.660,1 3,40 851 Giày dép 4.525,8 3,13 
287 Quặng và các chất kim 
loại khác 1.453,3 2,98 287 
Quặng và các 
chất kim loại 
khác 
4.225,7 2,92 
322 Than đá, than non và than bùn 1.346,6 2,76 897 
Vàng, bạc, trang 
sức và nguyên 
liệu quý khác 
4.113,0 2,85 
641 Giấy và bìa cứng 1.211,9 2,48 232 
Nhựa cao su tự 
nhiên, cao su và 
chất gôm 
3.439,6 2,38 
851 Giày dép 1.156,7 2,37 641 Giấy và bìa cứng 3.056,7 2,12 
424 Dầu thực vật, thô hoặc 
đã qua xử lý 1.152,1 2,36 781 
Các phương tiện 
ô tô vận chuyển 
khách (trừ xe 
buýt) 
2.561,8 1,77 
232 Nhựa cao su tự nhiên, 
cao su và chất gôm 1.106,3 2,26 845 
Quần áo len 
khoác ngoài 2.294,1 1,59 
Tổng 26.006,4 53,24 Tổng 68.056,1 47,10 
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ Dữ liệu thương mại của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade) 
Nhóm 10 mặt hàng Indonesia nhập khẩu 
năm 1998 bao gồm: các sản phẩm thâm 
dụng tài nguyên (như dầu thô và các sản 
phẩm từ dầu); các mặt hàng nông nghiệp 
(như gạo, lúa mỳ), các nhóm hàng chế tạo 
(như máy móc, trang thiết bị công nghiệp). 
Đến năm 2016, trong 10 nhóm hàng nhập 
khẩu hàng đầu, tuy vẫn có nhóm hàng hóa 
năng lượng đã qua chế biến, nhưng đã bao 
gồm nhiều sản phẩm công nghiệp chế tạo 
hơn (như: trang thiết bị viễn thông, điện 
năng phục vụ cho hoạt động sản xuất của 
Indonesia). Tỷ trọng 10 nhóm hàng nhập 
khẩu lớn nhất trên tổng nhập khẩu của 
Indonesia không có sự biến đổi đáng kể giai 
đoạn này - khoảng 30%, thấp hơn nhiều tỷ 
trọng 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất 
(xem Bảng 2). 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2019 
78 
Bảng 2: 10 nhóm hàng Indonesia nhập khẩu nhiều nhất các năm 1998 và 2016 
1998 2016 
Mã 
hàng Hàng hóa 
Giá trị 
(triệu 
USD) 
Tỷ 
trọng 
(%) 
Mã 
hàng Hàng hóa 
Giá trị 
(triệu 
USD) 
Tỷ 
trọng 
(%) 
334 Các sản phẩm từ dầu 1.611,6 5,90 334 Các sản phẩm từ dầu 10.077,8 7,43 
333 
Dầu thô và dầu chiết 
xuất từ các khoáng 
sản 
1.058,3 3,87 333 
Dầu thô và dầu 
chiết xuất từ các 
khoáng sản 
6.730,5 4,96 
42 Gạo 861,1 3,15 764 Trang thiết bị viễn thông 5.507,0 4,06 
728 
Máy móc, trang thiết 
bị các ngành công 
nghiệp chuyên biệt 
827,8 3,03 583 Sản phẩm hóa học 
được polime hóa 3.999,1 2,95 
263 Bông 763,7 2,79 784 Trang thiết bị ô tô 2.627,8 1,94 
724 
Máy dệt và máy 
thuộc da thuộc và 
phụ tùng đi kèm 
731,5 2,68 081 Thức ăn cho động 
vật 2.481,4 1,83 
41 Lúa mì 630,4 2,31 772 
Dụng cụ chuyển 
đổi, bảo vệ các 
mạch điện 
2.442,5 1,80 
251 Giấy báo đã qua sử 
dụng 612,8 2,24 672 
Thỏi và các dạng 
nguyên sinh khác 
của thép và sắt 
2.417,9 1,78 
723 
Trang thiết bị của nhà 
máy dân dụng và nhà 
thầu 
610,7 2,23 041 Lúa mì 2.408,2 1,78 
749 
Linh kiện và phụ 
tùng máy móc phi 
điện năng 
530,9 1,94 061 Đường và mật ong 2.314,9 1,71 
Tổng 8.238,7 30,14 Tổng 41.007,0 30,23 
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ UN Comtrade 
5. Hàm ý cho Việt Nam 
Sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, 
trong lĩnh vực thương mại, nhiều biện pháp 
cải cách được Indonesia thực hiện, bao 
gồm: giảm thuế nhập khẩu; dỡ bỏ các hạn 
chế về đầu tư thuộc lĩnh vực bán buôn, bán 
lẻ; cải cách thủ tục hải quan và tham 
gia vào các thỏa thuận thương mại song 
phương và đa phương khu vực. Kết quả là, 
khu vực xuất khẩu của Indonesia nhìn 
chung đã phục hồi tương đối nhanh sau 
khủng hoảng tài chính Châu Á. Những kinh 
nghiệm đương đầu với các cú sốc bất lợi 
bên ngoài trong quá khứ phần nào giúp cho 
hoạt động thương mại quốc tế của 
Indonesia không phải chịu ảnh hưởng 
quá lớn của cuộc khủng kinh tế thế giới 
2008-2009. 
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của 
Indonesia liên tục đi xuống những năm gần 
đây, điều này cho thấy những yếu kém căn 
bản của khu vực thương mại nước này. Do 
cơ cấu thương mại của Indonesia quá phụ 
thuộc vào xuất khẩu các nhóm hàng thâm 
dụng tài nguyên, lao động giản đơn, nên khi 
Trương Quang Hoàn 
79 
giá hàng hóa năng lượng quốc tế giảm 
mạnh đã có những tác động tiêu cực đến 
trao đổi thương mại của Indonesia với bên 
ngoài. Trong khi đó, tỷ trọng trao đổi 
thương mại nội ngành đối với nhóm hàng 
công nghiệp thâm dụng công nghệ cao, lao 
động kỹ năng và giá trị gia tăng lớn của 
Indonesia vẫn còn khiêm tốn và thấp hơn 
nhiều quốc gia láng giềng Đông Nam Á 
như Malaysia, Thái Lan và Philippines. 
Ngoài ra, cơ cấu thương mại ngày càng tập 
trung vào đối tác Trung Quốc, một mặt, 
giúp Indonesia đẩy mạnh xuất khẩu để đáp 
ứng nhu cầu hàng hóa tăng lên của đất nước 
đông dân nhất thế giới, nhưng mặt khác, 
tăng trưởng kinh tế và nhu cầu thị trường 
nội địa Trung Quốc giảm sút kéo theo 
những ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu 
xuất khẩu của Indonesia. Thực tế này phần 
nào phản ánh năng lực sản xuất và xuất 
khẩu của các doanh nghiệp Indonesia còn 
nhiều hạn chế khi thị trường thế giới biến 
động. Indonesia vẫn chủ yếu có lợi thế sản 
xuất nhóm hàng hóa thâm dụng tài nguyên 
và lao động giản đơn. Trong khi đó, một số 
quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia, 
Thái Lan, Philippines hay Việt Nam đã có 
lợi thế so sánh xuất khẩu với nhóm hàng 
máy móc và thiết bị điện, điện tử cũng như 
phương tiện vận tải. 
Việt Nam là nước có trình độ phát triển 
kinh tế thấp hơn Indonesia, song những 
năm qua Việt Nam cũng đã đạt được các 
bước tiến đáng khích lệ trong hội nhập kinh 
tế quốc tế. Điều này thể hiện qua việc Việt 
Nam tích cực tham gia đàm phán và ký kết 
nhiều thỏa thuận thương mại tự do song 
phương và đa phương. Tuy nhiên, hoạt 
động thương mại quốc tế của Việt Nam 
cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế giống 
như những gì mà Indonesia đã và đang trải 
qua, đặc biệt là cơ cấu xuất khẩu vẫn phụ 
thuộc vào khai thác các nguồn tài nguyên 
thiên nhiên và lợi thế chi phí lao động giá 
rẻ. Từ việc nghiên cứu hoạt động thương 
mại quốc tế của Indonesia, Việt Nam có thể 
rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây. 
Thứ nhất, Việt Nam không nên quá tập 
trung vào thị trường Trung Quốc (tăng 
trưởng kinh tế Trung Quốc suy giảm đã tác 
động tiêu cực đến thương mại của 
Indonesia). Đa dạng hóa thị trường xuất 
khẩu và nhập khẩu là cần thiết cho Việt 
Nam để tránh những tác động bất lợi từ sự 
sụt giảm nhu cầu hàng hóa và tăng trưởng 
kinh tế của các đối tác thương mại quan 
trọng. Để thực hiện đa dạng hóa, Việt Nam 
cần đẩy nhanh đàm phán, tiến tới ký kết và 
đưa vào thực thi các hiệp định, thỏa thuận 
ưu đãi thương mại với các thị trường lớn, 
tiềm năng. Nhiệm vụ này càng trở nên cấp 
thiết bởi các quốc gia cạnh tranh xuất 
khẩu với Việt Nam trong và ngoài khu vực 
Đông Nam Á cũng đang tích cực thúc đẩy 
đàm phán và ký kết các thỏa thuận ưu 
đãi thương mại với các thị trường trọng 
điểm trên. 
Thứ hai, Việt Nam cần tăng cường xuất 
khẩu hàng hóa có hàm lượng công nghệ 
cao, hạn chế xuất khẩu hàng hóa ở dạng 
thô, hoặc hàng hóa chế biến, chế tạo có hàm 
lượng công nghệ thấp. Hệ quả của việc xuất 
khẩu hàng hóa ở dạng thô và có hàm lượng 
công nghệ thấp là, giá trị gia tăng trong sản 
phẩm xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn 
nhiều khi so sánh với hàng hóa xuất khẩu 
của các quốc gia phát triển hơn như: Thái 
Lan, Malaysia hay Trung Quốc. Quá trình 
phát triển thương mại Indonesia những thập 
niên qua cho thấy, Indonesia chưa xây dựng 
được chiến lược, chính sách phát triển các 
ngành công nghiệp, sản phẩm có tiềm năng 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2019 
80 
xuất khẩu và giá trị tăng thêm lớn, mà vẫn 
chỉ phụ thuộc vào các ngành thâm dụng tài 
nguyên, lao động giản đơn có giá trị gia 
tăng thấp. Để tránh lặp lại tình thế của 
Indonesia, Việt Nam cần có chiến lược phát 
triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo 
ra giá trị gia tăng cao, đi kèm với các ưu đãi 
về đầu tư và thu nhập doanh nghiệp nhằm 
gia tăng sự hấp dẫn đối với các doanh 
nghiệp trong và ngoài nước; đồng thời, cần 
chú trọng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu 
và triển khai của doanh nghiệp; đẩy nhanh 
tiến trình chuyển giao công nghệ từ bên 
ngoài, đặc biệt là những công ty đa quốc gia 
tới từ các nền kinh tế phát triển cho các 
doanh nghiệp nội địa. Song song với việc 
đó, Việt Nam cần dành sự ưu tiên cao nhất 
cho phát triển cơ sở hạ tầng công cộng, giáo 
dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và 
các dịch vụ hậu cần, qua đó tạo ra những 
bước chuyển thực sự về năng suất lao động, 
hàm lượng công nghệ và khả năng cạnh 
tranh các sản phẩm xuất khẩu. 
Thứ ba, Việt Nam cần khai thác triệt để 
các lợi thế so sánh trong quan hệ thương 
mại quốc tế (như những biến đổi trong công 
nghệ sản xuất; lợi thế kinh tế nhờ quy mô; 
vị trí ngày càng quan trọng hơn của quốc 
gia trong mạng lưới sản xuất khu vực; áp 
lực hoàn thiện sản phẩm khi giao thương 
với nhiều thị trường phát triển đòi hỏi cao 
như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc; 
động lực cải cách thể chế, chính sách và 
môi trường đầu tư). Nghiên cứu trường hợp 
Indonesia cho thấy, quá trình cải cách 
thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế 
chắc chắn vấp phải nhiều lực cản chính trị 
và lực cản của các nhóm lợi ích. Những lực 
cản này có thể khiến Việt Nam bỏ lỡ cơ hội 
hội nhập sâu rộng hơn vào thương mại toàn 
cầu, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và 
cải thiện thu nhập cho người dân. Để vượt 
qua những lực cản này, cần có sự linh hoạt, 
quyết tâm đủ lớn của chính phủ Việt Nam, 
đặc biệt là cần đối xử công bằng giữa doanh 
nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp nội địa 
trong các hoạt động thương mại cũng như 
các lĩnh vực mở cửa đầu tư. Việt Nam cần 
coi việc cải thiện tính minh bạch, nhạy bén 
và tăng cường hợp tác giữa các bộ ngành 
liên quan trong quá trình ban hành, thực thi 
các chính sách cải cách thương mại là ưu 
tiên hàng đầu trong thời gian tới. 
6. Kết luận 
Chính phủ Indonesia đã thực hiện một loạt 
biện pháp cải cách thương mại sau cuộc 
khủng hoảng tài chính Châu Á. Những biện 
pháp này giúp hoạt động thương mại của 
nước này phục hồi và mở rộng khá nhanh 
chóng. Tuy nhiên, cơ cấu thương mại của 
Indonesia phụ thuộc lớn vào nhóm hàng 
hóa tài nguyên khoáng sản, hàng công 
nghiệp thâm dụng lao động giản đơn và 
công nghệ thấp. Hoạt động ngoại thường 
ngày càng phụ thuộc vào thị trường Trung 
Quốc. Hệ quả là, khi thị trường hàng hóa 
năng lượng quốc tế diễn biến bất lợi và nhu 
cầu của nền kinh tế Trung Quốc giảm đi, thì 
thương mại của Indonesia phải chịu những 
tác động tiêu cực. Điều này cũng cho thấy 
những hạn chế trong năng lực cạnh tranh 
của hàng hóa Indonesia trên thị trường thế 
giới. Qua nghiên cứu trường hợp Indonesia, 
để thúc đẩy thương mại, cải thiện cơ cấu 
xuất nhập khẩu hàng hóa, Việt Nam cần 
vượt qua các lực cản từ những nhóm lợi ích 
công nghiệp khác nhau để tiến hành cải 
cách thương mại. Thủ tục hải quan cần 
nhanh gọn hơn nữa, cần đa dạng hóa thị 
Trương Quang Hoàn 
81 
trường, giảm thiểu sự phụ thuộc vào một 
hoặc một vài thị trường cụ thể. Ngoài ra, 
Việt Nam cần tăng cường sự kết nối giữa 
khu vực doanh nghiệp nước ngoài và doanh 
nghiệp nội địa, chọn lựa và phát triển các 
ngành, sản phẩm xuất khẩu chủ lực cho 
từng thị trường; thực hiện các chính sách hỗ 
trợ tài chính hợp lý cho doanh nghiệp; đầu 
tư vào các chương trình giáo dục, đào tạo 
hướng nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng. 
Đó là những ưu tiên hàng đầu để giúp Việt 
Nam cải thiện năng lực cạnh tranh trên 
trường quốc tế. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Trương Quang Hoàn (2017), Thực trạng cơ 
cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Indonesia 
sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, 
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội. 
[2] Trương Quang Hoàn (2017), “Chính sách thu 
hút FDI của Indonesia sau khủng hoảng tài 
chính tiền tệ châu Á 1997-1998”, Tạp chí Phát 
triển bền vững Vùng, số 3. 
[3] Aswicahyono, Bird, Hill (2009), “Making 
Economic Policy in Weak, Democratic, Post-
crisis States: An Indonesian Case Study”, 
World Development, 37(2), 354-370. 
[4] Aswicahyono, Hill (2015), “Is Indonesia 
Trapped in the Middle?”, Discussion Paper 
Series, No.31, University of Freiburg. 
[5] Ing, Pangestu và Rahardja (2015), “Managing 
Indonesia’s Trade Policy: How to Remove the 
Agenda?”, Macroeconomic Policies in 
Indonesia: Indonesian Economy since the 
Asian Financial Crisis of 1997, Routledge 
Publication, New York. 
[6] Misuzu Otsuka, Stephen Thomsen and Andrea 
Goldstein (2011), “Improving Indonesia’s 
Investment Climate”, OECD Investment 
Insight, Issue 1, 2011. 
[7] Aung Kyaw Phyo (2012), “Policy Outcomes in 
Indonesia before and after Democratization”, 
MPA/MPP Capstone Projects, Paper 73, 
Martin School of Public Policy and 
Administration, University of Kentucky. 
[8] Soesastro và Basri (2005), “The Political 
Economy of Trade Policy in Indonesia”, 
ASEAN Economic Bulletin, 22 (1), 3-18. 
[9] Julia Puspadewi Tijaja (2013), The 
Proliferation of Global Value Chains: Trade 
Policy Considerations for Indonesia, Trade 
Knowledge Network Report, January 2013, 
The International Institute for Sustainable 
Development. 
[10] https://comtrade.un.org 
[11]  
[12] https://wits.worldbank.org 

File đính kèm:

  • pdfthuong_mai_cua_indonesia_va_ham_y_cho_viet_nam.pdf