Thuốc chữa bệnh thiếu máu-cầm máu

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Trình bày được bảng phân loại các thuốc chữa thiếu máu, cầm máu.

2. Nêu chỉ định và chống chỉ định của một số biệt dược thông dụng.

ĐẠI CƯƠNG

Máu được tạo bởi nhiều loại tế bào gọi là huyết cầu và chất dịch gọi là

huyết tương. Thiếu máu là tình trạng giảm khối lượng tế bào máu lưu thông, xác

định dựa vào chỉ số xét nghiệm giảm hematocrit, giảm nồng độ hemoglobin hay

giảm số lượng hồng cầu. Các biểu hiện thiếu máu là do giảm khả năng vận chuyển

oxy.

3 nhóm nguyên liệu chính tham gia sản xuất hồng cầu là: sắt, protein và

vitamin B

9, B12. Thuốc chữa thiếu máu cung cấp các nguyên liệu trên và kích thích

quá trình sản xuất hồng cầu của tuỷ xương.

Thuốc cầm máu là những chất có tác dụng ngăn cản hoặc hạn chế sự chảy

máu ra khỏi thành mạch khi bị tổn thương. Thuốc cầm máu gồm 3 loại:

- Thuốc tham gia trực tiếp quá trình đông máu: Calcicloric, Calcigluconat

- Thuốc tham gia gián tiếp quá trình đông máu: Vitamin K

- Thuốc cầm máu tạm thời theo cơ chế co mạch: Ergometrin, Ergotamin,

Glanduitrin, Oxytocin

pdf 89 trang phuongnguyen 7060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thuốc chữa bệnh thiếu máu-cầm máu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thuốc chữa bệnh thiếu máu-cầm máu

Thuốc chữa bệnh thiếu máu-cầm máu
Thuốc chữa bệnh thiếu máu, cầm máu. Trang 60 
DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. 
THUỐC CHỮA BỆNH THIẾU MÁU – CẦM MÁU 
DS. Lê Thị Đan Quế 
BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh 
MỤC TIÊU HỌC TẬP 
1. Trình bày được bảng phân loại các thuốc chữa thiếu máu, cầm máu. 
2. Nêu chỉ định và chống chỉ định của một số biệt dược thông dụng. 
ĐẠI CƯƠNG 
Máu được tạo bởi nhiều loại tế bào gọi là huyết cầu và chất dịch gọi là 
huyết tương. Thiếu máu là tình trạng giảm khối lượng tế bào máu lưu thông, xác 
định dựa vào chỉ số xét nghiệm giảm hematocrit, giảm nồng độ hemoglobin hay 
giảm số lượng hồng cầu. Các biểu hiện thiếu máu là do giảm khả năng vận chuyển 
oxy. 
3 nhóm nguyên liệu chính tham gia sản xuất hồng cầu là: sắt, protein và 
vitamin B9, B12. Thuốc chữa thiếu máu cung cấp các nguyên liệu trên và kích thích 
quá trình sản xuất hồng cầu của tuỷ xương. 
Thuốc cầm máu là những chất có tác dụng ngăn cản hoặc hạn chế sự chảy 
máu ra khỏi thành mạch khi bị tổn thương. Thuốc cầm máu gồm 3 loại: 
- Thuốc tham gia trực tiếp quá trình đông máu: Calcicloric, Calcigluconat  
- Thuốc tham gia gián tiếp quá trình đông máu: Vitamin K  
- Thuốc cầm máu tạm thời theo cơ chế co mạch: Ergometrin, Ergotamin, 
Glanduitrin, Oxytocin  
CÁC THUỐC CHỮA THIẾU MÁU 
1. Vitamine B12: 
Vitamin B12 còn có tên là Cyanocobalamin hay vitamin L2. 
Có nhiều trong gan động vật, sữa, lòng đỏ trứng, không có trong thực vật. 
Một số vi khuẩn đường ruột có khả năng tổng hợp vitamin B12 nhưng không đủ 
cung cấp cho cơ thể. 
Để hấp thu vitamin B12 qua ruột cần phải có yếu tố nội tại. Yếu tố này được 
tiết bởi tế bào thành ở dạ dày. 
Chỉ định: thiếu vitamin B12 ở người lớn, thiếu máu ác tính, đau dây thần 
kinh, trẻ chậm lớn, suy nhược do thiếu vitamin B12. 
Không dùng trong giai đoạn ung thư tiến triển, thiếu máu chưa rõ nguyên 
nhân, mẫn cảm với vitamin B12. 
 Trang 61 Thuốc chữa bệnh thiếu máu, cầm máu. 
Giáo trình Dược lý 
Không dùng vitamin B12 cho người bệnh Leber sớm (bệnh teo thần kinh thị 
giác do di truyền) vì sẽ làm teo nhanh thần kinh thị giác. 
Các chế phẩm: 
- Cyanocobalamin: biệt dược Redisol, Rubramin  
- Hydroxocobalamin: biệt dược Codroxomin, Hydroxo. Thải trừ chậm hơn, ngoài 
các chỉ định trên còn dùng để giải độc cyanid. 
2. Vitamine B9: 
Vitamin B9 còn có tên là acid folic hay vitamin L1. 
Acid folic có nhiều trong men bia, thịt, gan, lòng đỏ trứng, rau xanh. Acid 
folic hấp thu dễ dàng qua ruột, tích trữ với lượng vừa phải vì vậy nếu ngưng cung 
cấp từ thực phẩm sẽ bị thiếu máu trong vài tháng. 
Chỉ định: 
- Thiếu máu hồng cầu to.. 
- Phòng ngừa khiếm khuyết ống thần kinh.. 
- Thiếu máu tán huyết. 
Không dùng trong thiếu máu ác tính, người có khối u phụ thuộc folat. Cần 
chẩn đoán rõ nguyên nhân thiếu máu trước khi dùng thuốc vì nếu thiếu vitamin 
B12 mà dùng vitamin B9 các tổn thương thần kinh sẽ trầm trọng hơn. 
Một số chế phẩm: Folvite, Leucovorin  
3. Sắt: 
Liều dùng điều trị thiếu máu trung bình hàng ngày là 200-400mg sắt 
nguyên tố. 
Sắt thường được uống lúc bụng đói để tránh tương tác với thức ăn, đặc 
biệt là sữa. 
Các chế phẩm thường dùng bao gồm: 
- Sắt II sulfat. 
- Sắt II oxalat. 
- Ferrous gluconat. 
- Ferrous fumarat. 
- Sắt dextrans. 
- Phức hợp sắt - Sucrose: Venofer. 
- Phức hợp Gluconat Natri-Sắt: Ferrlecit. 
Thuốc chữa bệnh thiếu máu, cầm máu. Trang 62 
DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. 
CÁC THUỐC CẦM MÁU 
1. Calci clorid: 
Calci cần thiết cho nhiều quá trình sinh học, thuốc có tác dụng giúp hình 
thành và làm bền vững cục máu đông, giảm quá trình thẩm thấu thành mạch nên 
có tác dụng cầm máu dưới da. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng chống dị ứng, điều 
chỉnh các chứng giảm calci máu. 
Chỉ định: 
- Co giật do hạ calci máu, co thắt thanh quản do hạ calci máu, cơn tetani. 
- Dự phòng xuất huyết trong các trường hợp chảy máu cam, ho ra máu, xuất 
huyết dạ dày, xuất huyết dưới da. 
- Quá liều thuốc chẹn calci, ngộ độc ethylen glycol, tăng Mg2+, K+. 
- Trẻ em chậm mọc răng, chậm lớn, co giật do hạ Calci máu. 
Không dùng trong tăng calci máu, tăng calci niệu, sỏi mật, sỏi thận, đang 
dùng Digitalis. Không tiêm bắp hay tiêm dưới da. Tránh dùng liều cao ở người suy 
thận, thường xuyên kiểm tra calci máu, calci niệu. 
2. Vitamin K1: 
Vitamin K1 còn có tên khác là Phytomenadiol, -phyloquinon. 
Thuốc được chỉ định cho trường hợp thiếu vitamin K, chuẩn bị phẫu thuật 
gan mật, giải độc khi quá liều thuốc chống đông. 
Các thuốc tương tự có tác dụng cầm máu: vitamin K2 (Menaquinon), 
vitamin K3 (Menadion, Vikasol ). 
3. Carbazochrom: 
Thuốc cầm máu gián tiếp. 
Các biệt dược: Adrenoxyl, Adona ... 
Chỉ định trong chảy máu sau phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật tai mũi họng, 
độ bền thành mạch kém. 
4. Acid tranexamic: 
Thuốc cầm máu gián tiếp. 
Các biệt dược: Transamin, Hexamic ... 
Chỉ định: phòng và điều trị chảy máu do liệu pháp tiêu huyết khối, chảy máu 
cam, rong kinh, mất máu do sang thương, cầm máu tại chỗ trong và sau phẫu 
thuật, nhổ răng. 
Không dùng khi có thai, xuất huyết não, phẫu thuật thần kinh, tiền sử 
thuyên tắc mạch... Thận trọng khi dùng chung với thuốc ngừa thai có estrogen. 
 Trang 63 Thuốc chữa bệnh thiếu máu, cầm máu. 
Giáo trình Dược lý 
5. Ethamsylat: 
Các biệt dược: Dicynon ... 
Thuốc cầm máu gián tiếp, có tác dụng làm tăng sức kháng mao mạch, làm 
giảm tính thấm thành mạch. 
Chỉ định: rong kinh, phòng chảy máu cấp trong phẫu thuật. 
Không dùng khi có thai, tiền sử thuyên tắc mạch, huyết khối ... 
6. Oxytocin: 
Thuốc cầm máu nhóm co mạch. 
Các biệt dược: Pitocin, Syntocinon ... 
Thuốc dùng để gây chuyển dạ trong trường hợp thai chết lưu, vỡ ối sớm, 
phá thai. Thuốc còn được dùng để hỗ trợ chuyển dạ khi cơn co yếu và thưa và 
trường hợp băng huyết sau sanh do đờ tử cung. 
Không dùng trong trường hợp dọa vỡ tử cung, bất xứng đầu chậu. 
Thận trọng ở người tăng huyết áp, sinh nhiều lần, có vết mổ cũ, ngôi thế 
bất thường hay sinh đôi, sinh ba. 
Dùng quá liều có nguy cơ gây vỡ tử cung, thiếu oxy gây ngạt thai, ngộ độc 
thuốc. 
Thuốc chữa bệnh thiếu máu, cầm máu. Trang 64 
DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. 
 TỰ LƯỢNG GIÁ 
1. Vitamin B9 được ưu tiên chỉ định cho trường hợp: 
 A. Thiếu máu hồng cầu to. 
B. Thiếu máu ác tính. 
C. Thiếu máu do khối u phụ thuộc folat. 
D. Thiếu máu kèm đau rễ thần kinh. 
2. Thuốc nào có tác dụng giải độc cyanid: 
 A. Hydroxocobalamin. 
B. Vitamin B12. 
C. Acid folic. 
D. Sắt. 
3. Trường hợp nào KHÔNG ĐƯỢC DÙNG vitamin B12: 
 A. Thiếu máu ác tính. 
B. Đau dây thần kinh. 
C. Bệnh Leber. 
D. Trẻ chậm lớn 
4. Vitamin L2 là tên gọi khác của: 
 A. Vitamin B9. 
B. Vitamin B12. 
C. Sắt. 
D. Vitamin K. 
5. Cách dùng các sản phẩm cung cấp sắt: 
 A. Uống lúc bụng đói. 
B. Uống chung với sữa. 
C. Không nên uống liên tục. 
D. Tránh dùng khi có thai. 
6. Phức hợp sắt - sucrose: 
 A. Ferrous fumarat. 
B. Ferrous glutamat. 
C. Venofer. 
D. Ferrlecit. 
7. Vitamin B9 được ưu tiên chỉ định cho trường hợp: 
 A. Thiếu máu hồng cầu to. 
B. Thiếu máu ác tính. 
C. Thiếu máu do khối u phụ thuộc folat. 
D. Thiếu máu kèm đau rễ thần kinh. 
8. Thuốc nào có tác dụng giải độc cyanid: 
 A. Hydroxocobalamin. 
B. Vitamin B12. 
C. Acid folic. 
D. Sắt. 
9. Trường hợp nào KHÔNG ĐƯỢC DÙNG vitamin B12: 
 A. Thiếu máu ác tính. 
B. Đau dây thần kinh. 
C. Bệnh Leber. 
D. Trẻ chậm lớn 
10. Vitamin L2 là tên gọi khác của: 
 A. Vitamin B9. 
B. Vitamin B12. 
C. Sắt. 
D. Vitamin K. 
11. Cách dùng các sản phẩm cung cấp sắt: 
 A. Uống lúc bụng đói. 
B. Uống chung với sữa. 
C. Không nên uống liên tục. 
D. Tránh dùng khi có thai. 
 Trang 65 Thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa. 
Giáo trình Dược lý 
THUỐC CHỮA BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA 
DS. Lê Thị Đan Quế 
BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh 
MỤC TIÊU HỌC TẬP 
1. Trình bày được phân loại các thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa. 
2. Nêu chỉ định và chống chỉ định của một số biệt dược thông dụng. 
PHÂN LOẠI 
1. Các thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng: 
- Nhóm trung hòa acid (Antacid): gồm các thuốc có bản chất là base, thường 
dùng dạng hydroxyd của nhôm và magne. 
- Nhóm ức chế tiết acid: thuốc nhóm này ức chế tiết HCl theo cơ chế tại chỗ 
hoặc ức chế hệ thần kinh thực vật. 
- Nhóm băng niêm mạc: tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày. 
- Nhóm diệt H. pylori: thường phối hợp ít nhất 2 trong số các kháng sinh 
Amoxycillin, Tetracyclin, Clarythromycin, Metronidazol, Tinidazol  trong đó 
Claythromycin và Metronidazol có hiệu quả cao nhất. 
- Nhóm giãn cơ: có tác dụng giảm đau bằng cơ chế giảm co thắt cơ, gồm các 
thuốc: Drotaverin, N-butyl, Atropin 
2. Các thuốc nhuận tẩy lợi mật: 
Thuốc nhuận tràng, tẩy xổ đường ruột – gọi chung là thuốc nhuận tẩy – 
gồm các hợp chất có tác dụng trên ruột non hay ruột già có tác dụng làm mềm 
phân, giúp đại tiện dễ dàng. Thuốc nhuận tràng lợi mật có tác dụng kích thích tế 
bào gan tiết ra mật còn thuốc thông mật có tác dụng giúp mật xuống ruột dễ 
dàng. Thuốc nhuận tẩy lợi mật gồm các nhóm sau: 
2.1. Nhóm nhuận tràng tạo khối: 
Khi hút nước các chất này trở thành một khối gel làm mềm phân và kích 
thích nhu động ruột. Thuốc chỉ dùng để phòng ngừa, khi dùng phải uống với ít 
nhất là 240ml nước cho mỗi liều thuốc để tránh táo bón ngược lại. Thuốc nhóm 
này gồm Aspaghula, Methylcellulose, Policarbophil  
2.2. Nhóm nhuận tràng thẩm thấu: 
Là các dung dịch ưu trương nên kéo nước vào lòng ruột nhờ hiện tượng 
thẩm thấu, gây tăng nhu động ruột. Các chế phẩm dùng đường trực tràng như 
thuốc đạn. Lưu ý uống nhiều nước để tránh mất nước. Thuốc nhóm này gồm các 
muối nhuận tràng, glycerin, các saccharid  
Thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa. Trang 66 
DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. 
2.3. Nhóm nhuận tràng làm mềm: 
Các chế phẩm làm mềm là muối của docusat, tác dụng tăng hấp thu nước 
làm mềm phân. Ngoài ra còn làm tăng chất nhầy ở ruột và kích thích ruột. Thuốc 
chủ yếu ngừa táo bón, thụt tháo trước khi chụp X-quang bụng. 
2.4. Nhóm nhuận tràng làm trơn: 
Bản chất của thuốc là dầu khoáng. Thuốc tác dụng chủ yếu tại ruột già, 
không hấp thu, thuốc gây rỉ ở hậu môn, gây ngứa và khó chịu quanh hậu môn. 
2.5. Nhóm nhuận tràng kích thích: 
Các thuốc này kích thích đầu tận dây thần kinh của niêm mạc kết tràng làm 
tăng nhu động ruột. Nhóm này gồm Bisacodin, Phenolphtalein, dầu castor, 
Aloe 
2.6. Nhóm tẩy xổ: 
Thuốc tẩy xổ có tác dụng trên cả ruột non và ruột già, dùng để tống các 
chất như xác giun, sán, chất độc  chứa trong ruột ra ngoài cơ thể. Thuốc nhóm 
này gồm các muối vô cơ sulfat, dầu thầu dầu  
2.7. Nhóm lợi mật: 
Gồm các hợp chất có tác dụng làm tăng khả năng bài tiết nước và điện giải 
của tế bào biểu mô đường mật, gây tăng tiết mật loãng vào ruột hoặc kích thích 
sự tiết mật của tế bào gan. Nhóm này gồm Artichaut, Anetholtrithion (Sulfarlem), 
Nghệ, Sylimarin (Sygalon, Legalon), Cyclovalon (Vanilone)  
2.8. Nhóm thông mật: 
Có tác dụng kích thích túi mật co bóp, làm giãn mềm cơ đường dẫn mật để 
tống mật có sẵn trong túi mật xuống ruột như Sorbitol, Magne sulfat, 
Natrisulfat 
3. Nhóm chữa khó tiêu, chống nôn: 
Thuốc chữa khó tiêu tác động bằng cách bổ sung các men kích thích tiêu 
hóa hoặc điều hòa cử động nhào trộn ở dạ dày, nhu động của ruột. Thuốc chống 
nôn tác động bằng cách ngăn các xung động thần kinh từ ngoại biên hoặc các 
vùng khác của não đến trung tâm nôn. 
Thuốc nhóm này gồm: 
- Nhóm tăng nhu động dạ dày. 
- Nhóm chữa khó tiêu. 
- Nhóm chống nôn. 
4. Nhóm chữa tiêu chảy, bệnh đường ruột: 
Dựa vào triệu chứng, tiêu chảy được chia làm 2 loại: 
 Trang 67 Thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa. 
Giáo trình Dược lý 
- Tiêu chảy cấp: thời gian diễn tiến dưới 2 tuần. Thường do virus, vi khuẩn, thức 
ăn nhiều mỡ, gia vị, thức ăn chứa chất gây dị ứng, kích thích ruột  
- Tiêu chảy mạn: kéo dài trên 2 tuần, thường do thực phẩm, bệnh viêm ruột mạn 
tính, cường giáp, lỵ amib  
Thuốc chữa tiêu chảy và bệnh lý đường ruột gồm các nhóm: 
- Nhóm cung cấp nước, điện giải: Oresol, Hydrid  
- Nhóm cung cấp men tiêu hóa: Lactobacillus, Lactase, Pancreatin  
- Nhóm ức chế nhu động ruột: Loperamid, Spasmaverin, Buscopan, Atropin 
- Nhóm hấp phụ: Kaolin, Pectin, Dioctahedral smectid, Attapulgite  
- Nhóm kháng khuẩn: Metronidazol, Sulfamid, Cyclin, Quinolon  
- Các nhóm khác: Bismuth, Somatostatin  
5. Nhóm chữa giun sán: 
Bệnh giun sán khá phổ biến trên thế giới, nhất là ở những nước có khí hậu 
nóng ẩm như Việt Nam. Đa số giun sán xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, 
một số qua da, số ít qua vết đốt của côn trùng. Thuốc chữa giun sán thuộc nhóm 
chống ký sinh trùng. Thuốc nhóm này được phân loại như sau: 
5.1. Thuốc chữa giun tròn: 
- Nhóm Benzimidazol: Mebendazol, Albendazol, Thiabendazol  
- Nhóm Piperazin: Piperazin, Diethylcarbamazin  
- Nhóm Tetrahydropyrimidin: Pyrantel  
- Nhóm Avecmectin: Ivermectin  
5.2. Thuốc chữa sán dây: Niclosamid  
5.3. Thuốc chữa sán lá: 
- Nhóm Quinolin: Praziquantel, Oxaniquin 
- Nhóm phosphor hữu cơ: Metrifonat  
CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG 
1. Các thuốc nhóm antacid 
Nhóm trung hòa acid có bản chất là các base, vì vậy có tác dụng trung hòa 
lượng HCl đã được bài tiết vào dạ dày. Đây là nhóm thuốc trong thành phần có 
chứa các muối và hydroxyd của nhôm và magne. 
1.1. Nhôm hydroxyd Al(OH)3: 
Chỉ định: loét dạ dày tá tràng, ợ chua, đầy bụng, đau rát thực quản. 
Thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa. Trang 68 
DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. 
Thuốc có thể gây táo bón, dùng dài ngày có thể gây giảm hấp thu phosphor 
làm giảm phosphor máu, gây chứng loãng xương. 
Không dùng khi mẫn cảm với thuốc, trong suy thận nặng, giảm phosphor 
máu, không dùng cho trẻ em. Không dùng kéo dài. Thận trọng ở người mất nước, 
tắc ruột. Để giảm tác dụng phụ và tăng hoạt tính người ta thường phối hợp 
Al(OH)3 với một số chất khác. 
1.2. Magne hydroxyd Mg(OH)2: 
Thuốc có tác dụng trung hòa acid nhưng không ảnh hưởng đến sự sản sinh 
acid dạ dày. Chỉ định trong loét dạ dày tá tràng, ợ chua, ợ nóng, bụng khó tiêu, 
đau rát thực quản. 
Không dùng trong suy thận nặng, trẻ em. 
Các thuốc phối hợp Al(OH)3 và Mg(OH)2: 
- Phối hợp Al(OH)3 + Mg(OH)2: Maalox, Mylanta, Gestid, Stomafar  
- Phối hợp Al(OH)3 + Mg(OH)2 + Atropin: Kremil's  
- Phối hợp Al(OH)3 + MgCO3 + CaCO3 + Atropin: Alumina  
- Phối hợp Al(OH)3 + MgSiO2 + Kaolin: Antacil  
1.3. Aluminium phosphat (AlPO4): 
Thuốc được chỉ định trong các cơn đau bỏng rát dạ dày và tình trạng khó 
chịu do acid gây ra ở dạ dày và thực quản. Dùng 1-2 gói khi đau. 
Không được dùng trong các bệnh thận nặng. 
Một số chế phẩm: 
- Aluminium phosphat + colloidal: Phosphat gel, Aluminium phosphat gel  
- Aluminium phosphat + sorbitol: Phosphalugel  
2. Các thuốc kháng histamin H2: 
Nhóm kháng histamin H2 ức chế thụ thể H2 của histamin ở tế bào thành nên 
kìm hãm sự tạo thành HCl. Nhóm này gồm Cimetidin, Ranitidin, Famotidin  
2.1. Cimetidin: 
Một số biệt dược: Tagamet, Gastromet, Histodin, Peptol, Cimet ... 
Chỉ định: Loét dạ dày tá tràng, hội chứng tăng tiết dịch vị (Zollinger-Ellison), 
trào ngượ ... 1. Retinol: 
Tên khác: Vitamin A. Một số biệt dược: Avitol, Axerol  
Vitamin A gồm 3 dạng: retinol, retinal và acid retinoid. 
Có 3 dạng tiền vitamin A là α, β và  caroten. Vitamin A chỉ có ở động vật 
như dầu gan cá thu, sản phẩm của sữa, lòng đỏ trứng, gan. 
 Trang 139 Vitamin và khoáng chất. 
Giáo trình Dược lý 
Ở thực vật chỉ có dạng tiền vitamin A là caroten trong rau cải và trái cây có 
màu đậm như cà rốt, bầu, bí gấc, cà chua  
Chỉ định: Thiếu vitamin A; bệnh trứng cá, vẩy nến; dự phòng bệnh thiếu 
vitamin A. 
Lưu ý rằng trẻ em và người bệnh gan nhạy cảm với vitamin A hơn người 
bình thường. Không dùng vitamin A khi có biểu hiện thừa, nhạy cảm với vitamin 
A, giai đoạn mang thai. Bảo quản tránh ẩm, ánh sáng. 
2. Calciferol: 
Vitamin D là từ chung để chỉ hỗn hợp chất chống còi xương, bao gồm 
vitamin D2 là Ergocalciferol và Vitamin D3 là Cholecalciferol. Vitamin D được xem 
như là một hormon. 
Chỉ định: Bệnh còi xương; bệnh nhược năng tuyến cận giáp, hạ calci máu 
mạn. 
Chống chỉ định: lao phổi đang tiến triển, bệnh cấp ở gan, thận, tăng calci 
máu, phosphat máu, bệnh xơ vữa động mạch. 
Lưu ý: Vitamin D có giới hạn an toàn hẹp giữa liều phòng ngừa, điều trị và 
liều độc. 
3. Tocopherol: 
Tên khác: Vitamin E. 
Chỉ định: bệnh Alzheimer, thoái hóa điểm vàng võng mạc, phòng ngừa 
thiếu Vitamin E ở trẻ đẻ non. 
NHÓM VITAMIN TAN TRONG NƯỚC 
1. Thiamin: 
Tên khác: Vitamin B1. 
Chỉ định: Bệnh Beri-beri; bệnh não Wernicke. 
2. Riboflavin: 
Tên khác: Vitamin B2. 
Chỉ định: Tổn thương mắt; tổn thương da, niêm mạc. 
3. Niacin: 
Tên khác: Vitamin B3, Viamin B4, Viamin PP. 
Chỉ định: Bệnh Pellagra; phòng bệnh thiếu Niacin do suy dinh dưỡng, tăng 
cholesterol, bệnh Hartnup. 
Các chế phẩm: Nicotinex, Slo-Niacin, Nicotinamid  
Vitamin và khoáng chất. Trang 140 
DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. 
4. Pyridoxin: 
Tên khác: Vitamin B6, Vitamin G. 
Chỉ định: Phòng ngừa thiếu vitamin B6; điều trị co giật do thiếu vitamin B6 ở 
trẻ nhỏ; điều trị ngộ độc isoniazid, cycloserin. 
Không dùng khi quá mẫn với vitamin B6, thận trọng khi dùng kéo dài. 
5. Biotin: 
Tên khác: Vitamin B8, Viamin H. 
Biotin được chỉ định cho các trường hợp viêm da, viêm lưỡi, đau cơ, mệt 
nmỏi, chán ăn, thiếu máu nhẹ, rụng lông, rụng tóc  
6. Panthothenic: 
Panthothenic còn được gọi là vitamin B5. 
Thường không có chỉ định rõ ràng. Một số chỉ định thường dùng: Sau phẫu 
thuật lớn vùng bụng; các bệnh da, rụng tóc, tóc bạc sớm. 
Các chế phẩm: Dexpanthenol dạng tiêm, kem; Acid panthothenic viên nén 
7. Acid ascorbic: 
Tên khác: Vitamin C. 
Chỉ định: Bệnh scorbut, bệnh met-hemoglobin huyết, dự phòng thiếu 
vitamin C. 
Chống chỉ định: dùng vitamin C liều cao ở người thiếu G6PD, người có tiền 
sử sỏi thận, tăng ocalat niệu và loạn chuyển hóa oxalat, bệnh thalassemia (vì tăng 
nguy cơ hấp thu sắt). 
MỘT SỐ VITAMIN KHÁC 
- Vitamin B4: trị các chứng giảm bạch cầu nhẹ. 
- Vitamin B7 (Vitamin J): chống rụng lông, tóc. Dùng trong các bệnh về gan, bệnh 
xơ cứng động mạch. 
- Vitamin B9 (Acid folic, vitamin M hay L1): chữa thiếu máu. 
- Vitamin B10 (vitamin H2): có trong men bia, mầm lúa mì, gạo, gan, thận. Thuốc 
chống rám nắng, giảm đau do phỏng, giữ da trơn láng, khoẻ mạnh. 
- Vitamin B11 (carnitin, vitamin O hay T). 
- Vitamin B12 (cyanocobalamin, vitamin L2): chữa thiếu máu. 
- Vitamin B13 (Acid orotic): thuốc có nhiều trong rễ rau cải, sữa chua. Thuốc có 
tác dụng ngăn chặn một số bệnh gan, điều trị phối hợp trong bệnh đa xơ cứng. 
- Vitamin B14: là canthopterine. 
 Trang 141 Vitamin và khoáng chất. 
Giáo trình Dược lý 
- Vitamin B15: là Pangamic acid. 
- Vitamin B17: là Laetrile, chất này có tác dụng diệt tế bào. 
- Vitamin F: thuốc có tác dụng chống lắng đọng cholesterol trong mạch máu, 
kích thích da, tóc khoẻ mạnh, giảm cân do đốt mỡ bão hòa. 
- Vitamin K: thuộc nhóm cầm máu. 
- Vitamin P: tập hợp nhiều loại sắc tố thực vật gốc flavon như rutin, hesperidin. 
Thường có trong quả cam, chanh, ớt  Thuốc có tác dụng ngăn cản phá huỷ 
và tăng hiệu lực vitamin C, tăng sức bền thành mạch, ngừa vết bầm chảy máu. 
THUỐC CHỨA CALCIUM-PHOSPHOR 
1. Calci glycerophosphat: 
Thuốc có tác dụng thúc đẩy sự nuôi dưỡng các tổ chức trong cơ thể, đặc 
biệt là não và thần kinh. 
Chỉ định: kém ăn, mệt mỏi, suy nhược thần kinh. 
2. Calci phosphat: 
Thuốc được chỉ định cho các trường hợp suy nhược thần kinh, thiếu máu, 
còi xương, bệnh lao. 
Các chế phẩm: 
- Monocalci phosphat. 
- Dicalci phosphat. 
- Tricalci phosphat. 
3. Calci gluconat: 
Biệt dược: Kalcinate  
Chỉ định: hạ calci huyết cấp, dự phòng thiếu calci khi thay thế máu, chế độ 
ăn thiếu calci, thời kỳ mang thai, cho con bú, người cao tuổi, quá liều thuốc chẹn 
calci, ngộ độc ethylen glycol, tăng kali máu, tăng magne máu. 
Chống chỉ định: rung thất, bệnh tim, bệnh thận, u ác tính, tăng calci máu, 
người bệnh đang dùng digitalis. 
THUỐC BỔ DƯỠNG DẠNG PHỐI HỢP 
1. Nhóm phối hợp các vitamin: 
- B1+B6+B12: tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ sung dinh dưỡng, điều trị viêm thần kinh 
ngoại biên. Chế phẩm: Vitamin 3B, Multivita  
- Phối hợp các vitamin nhóm B và C: tác dụng bồi bổ cơ thể, nâng sức đề kháng. 
Chế phẩm: B complex C, Enervon C  
Vitamin và khoáng chất. Trang 142 
DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. 
- Vitamin E+Eicosapentaenoid acid (EPA)+Docosahexaenoid aicd (DHA): ngăn 
ngừa bệnh tim mạch, bổ não, dinh dưỡng mắt, giảm béo phì. Chế phẩm: 
Omega 3  
2. Nhóm phối hợp vitamin và khoáng chất: 
- Vitamin B6 + Magné: điều trị các trường hợp lo lắng cấp tính, tạng co giật, viêm 
thần kinh ngoại biên. Chế phẩm: Magne B6  
- Vitamin D + Calci: thuốc bồi bổ cơ thể, bổ sung calci, trị các chứng loãng 
xương, còi xương, trẻ chậm lớn. Chế phẩm: Calcigenol, Calci D, Pecaldex 
Lưu ý: calci và magné nên uống cách xa nhau để tránh hiện tượng tranh 
chấp hấp thu. 
3. Nhóm có chứa acid amin: 
Thuốc có chứa các acid amin thiết yếu, một số vitamin nhóm A,B,C và các 
nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tác dụng chính là bồi bổ cơ thể, điều trị 
các chứng mệt mỏi chức năng, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ ... 
Chế phẩm dạng dung dịch uống: Nutroplex, Unikid, Lysivit, Kiddy 
pharmaton, Astymin, Asthenal, Appeton  
Chế phẩm dạng viên uống: Moriamin 
4. Nhóm chứa tinh chất nhân sâm: 
Thành phần chính là nhân sâm tiêu chuẩn hóa G115. Thuốc có tác dụng 
phục hồi sức khoẻ, hỗ trợ điều trị các trường hợp stress, thời kỳ dưỡng bệnh, 
tăng sức đề kháng. 
Uống 1 viên/ngày, sau bữa ăn. 
Chế phẩm: Kogina, Ginsana, Geriton, Ginsomin, Homtamin, Kosena, Panaxia, 
Pharmaton, Pharmax 
 Trang 143 Vitamin và khoáng chất. 
Giáo trình Dược lý 
TỰ LƯỢNG GIÁ 
1. Vitamin tan trong nước: 
 A. Retinol. 
B. Calcitrol. 
C. Nicotinamid. 
D. Tocopherol. 
2. Vitamin A có trong: 
 A. Cà rốt. 
B. Gấc. 
C. Dầu gan cá. 
D. Cà chua. 
3. Đặc điểm nào KHÔNG ĐÚNG với vitamin: 
 A. Là các chất hữu cơ. 
B. Sử dụng với liều lượng rất nhỏ. 
C. Đa số phải đưa từ ngoài vào. 
D. Thuốc bán không cần toa. 
4. Đây là những chỉ định của Calciferol, NGOẠI TRỪ: 
 A. Nhược năng tuyến cận giáp. 
B. Hạ calci máu mạn. 
C. Bệnh xơ vữa động mạch. 
D. Bệnh còi xương. 
5. Bệnh pellagra là chi định hàng đầu của Vitamin: 
 A. B2. 
B. B3. 
C. B5. 
D. B8. 
6. Tocopherol là tên gọi khác của vitamin: 
 A. A. 
B. D. 
C. K. 
D. E. 
7. Thuốc bổ dưỡng có chứa nhân sâm: 
 A. Nutroplex. 
B. Pharmaton. 
C. Lysivit. 
D. Apeton. 
Dung dịch tiêm truyền. Trang 144 
DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. 
DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN 
DS. Lê Thị Đan Quế 
BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh 
MỤC TIÊU HỌC TẬP 
1. Trình bày được bảng phân loại các dung dịch tiêm truyền, chế phẩm thay thế 
máu. 
2. Nêu chỉ định và chống chỉ định một số biệt dược thông dụng. 
PHÂN LOẠI 
Dung dịch tiêm truyền là những dung dịch thuốc vô khuẩn, không có chí 
nhiệt nhiệt tố, dùng để tiêm với khối lượng lớn vào cơ thể, phần lớn được truyền 
nhỏ giọt vào tĩnh mạch. 
Dung dịch tiêm truyền gồm các nhóm sau: 
- Dung dịch bù nước, điện giải: NaCl 0.9%-10%-30%; KCl, Ringer lactat  
- Dung dịch cung cấp chất dinh dưỡng: Glucose 5%-20%-30%, Moriamin, Nutrisol, 
Panthogen, Cavaplasma, Intralipid  
- Dung dịch chống toan huyết: NaHCO3 1.4%  
- Dung dịch thay thế huyết tương, nâng huyết áp, chống sốc: Dextran, Plasma, 
Oncovertin  
Một số vấn đề cần lưu ý khi dùng dung dịch tiêm truyền: 
- Nguy cơ sốc thuốc: 
Dung dịch tiêm truyền hầu hết được đưa trực tiếp vào máu nên có thể xảy 
ra nguy cơ bị sốc. Nguyên nhân có thể do chất lượng dịch, dụng cụ tiêm truyền, 
cơ địa người bệnh hoặc do thao tác kỹ thuật của nhân viên y tế 
- Nguy cơ xảy ra tương tác: 
Một số dung dịch tiêm truyền có thể xảy ra nguy cơ tương tác nếu dùng 
làm dung môi để pha thuốc hoặc dùng cùng lúc với các thuốc. Vì vậy cần tuân thủ 
nghiêm ngặt chỉ định, các vấn đề cần thận trọng đã được khuyến cáo. 
- Tăng gánh tuần hoàn: 
Dung dịch tiêm truyền liên quan đến nhiều bệnh lý tim mạch. Hầu hết các 
loại dịch truyền đều làm tăng thể tích tuần hoàn, gây tăng huyết áp. 
Vì vậy hạn chế tối đa việc truyền dịch theo yêu cầu người bệnh để cho 
"mát", cho "khoẻ" mà chưa có ý kiến của bác sỹ. 
- Để hạn chế các tai biến khi dùng cần chú ý: 
 Kiểm tra thuốc, nhãn, hạn dùng, chất lượng. 
 Trang 145 Dung dịch tiêm truyền. 
Giáo trình Dược lý 
 Chai có nút đã châm kim không được dùng. 
 Loại ưu trương chỉ tiêm tĩnh mạch. 
 Khi dùng cần đưa nhiệt độ xấp xỉ thân nhiệt bằng cách đun cách thuỷ. 
 Cần theo dõi người bệnh trong suốt thời gian truyền dịch để phát hiện và 
xử lý kịp thời các tai biến. 
MỘT SỐ DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN 
1. Kalicloric (KCl): 
KCl dùng để phòng và trị các trường hợp thiếu hụt kali hoặc giảm kali máu 
như nhược cơ, tụt huyết áp, rối loạn cơ tim tiêu chảy  Kalicloric còn dùng để 
thay thế muối ăn cho người bệnh cần ăn nhạt để giảm lượng Na. 
Chống chỉ định: Suy thận cấp hoặc mạn kèm tiểu ít; bệnh Addison; toan 
huyết do đái tháo đường. 
2. Ringer lactat: 
Thành phần gồm 4 chất chính: NaCl, CaCl, KCl và Natri lactat. 
Ringer lactat chỉ định để bù nước, điện giải trong các trường hợp tiêu chảy, 
bỏng nặng, truỵ mạch, sốc  nhất là trong và sau các phẫu thuật. 
Chống chỉ định: Suy tim ứ nước,tăng huyết áp; người bệnh đang dùng 
digitalis, người không dung nạp glucose. 
3. Natri hydrocarbonat (NaHCO3): 
Thuốc dùng để chống toan huyết trong bệnh đái tháo đường hoặc do ngộ 
độc thuốc, ngộ độc thức ăn. NaHCO3 còn dùng để chữa chậm tiêu, khó tiêu. 
Không dùng khi bị mất lượng lớn Cl-, đang dùng thuốc lợi tiểu gây nhiễm 
kiềm (Spironolacton). Thận trọng ở người suy tim, suy hô hấp, tăng huyết áp, phù, 
suy thận. 
4. Natricloric (NaCl): 
Chỉ định: 
- Bù nước và điện giải trong các trường hợp mất nước, mất máu do chấn 
thương, do phẫu thuật, chuẩn bị phẫu thuật, tiêu chảy, tắc ruột, liệt ruột cấp, 
nôn ói nhiều  
- Dùng ngoài có tác dụng làm sạch vết thương. Dùng dung dịch 0,9-4%. 
- Tắc ruột cấp, liệt ruột sau phẫu thuật 
- Làm dung môi pha một số thuốc tiêm. 
Chống chỉ định: Phù; tăng huyết áp; suy thận. Không dùng dung dịch ưu 
trương để tiêm bắp hay tiêm dưới da. 
Dung dịch tiêm truyền. Trang 146 
DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. 
5. Alvesin: 
Thành phần gồm các amino acid cần thiết và một số chất khoáng như Na+, 
K+, Cl-, Mg
2+, CH3COO
-, sorbitol  
Chỉ định: Thiếu hụt protein do rối loạn hấp thu; bỏng nặng; không ăn uống 
được. Trẻ suy dnh dưỡng nặng. 
Chống chỉ định: Tăng kali máu; suy thận nặng. 
Các thuốc có tác dụng tương tự: Moriamin, Aminopeptid, Trophysan 
6. Glucose: 
Dung dịch cung cấp năng lượng, tăng khả năng giải độc của gan khi nhiễm 
độc và lợi tiểu nhẹ. 
Chỉ định: 
- Bù dịch: trong các trường hợp mất máu, mất nước, truỵ mạch, nhiễm độc. 
- Nuôi ăn: khi mắc bệnh về đường tiêu hóa, không tự ăn uống được. 
- Giải độc cyanid: phối hợp với xanh methylen. 
Không dùng cho người bất dung nạp glucose, không dùng dung dịch đẳng 
trương sau tai biến mạch máu não vì đường huyết cao ở vùng thiếu máu cục bộ 
sẽ chuyển thành acid lactic làm chết tế bào não. 
Không được tiêm bắp hay tiêm dưới da các dung dịch ưu trương 10-20-30%. 
Không dùng dung dịch ưu trương cho người mất nước vì sẽ làm nặng 
thêm tình trạng mất nước do lợi tiểu thẩm thấu. 
Các dung dịch tương tự: D-Glucose, Dextrose, Manitol ... 
7. Dextran: 
Trong thành phần của dung dịch Dextran thường có thêm NaCl hoặc 
glucose. Trên lâm sàng thường dùng loại Dextran 40. 
Chỉ định: Thay thế huyết tương khi mất máu nhiều do sinh đẻ, phẫu thuật, 
tai nạn, bỏng nặng; sốc, đặc biệt sốc do sốt xuất huyết. 
Chống chỉ định: Tăng huyết áp; xuất huyết não; suy tim, suy thận. 
8. Huyết tương khô: 
Dung dịch dùng để thay thế huyết tương khi cấp cứu mất máu nhiều do 
phẫu thuật, sốc, bỏng, nhiễm khuẩn, giảm protein máu. 
Không dùng trong viêm màng tim, viêm tắc tĩnh mạch, xuất huyết não, suy 
thận cấp. 
Các dung dịch tương tự: Normal human plasma, Plasma sec ... 
 Trang 147 Dung dịch tiêm truyền. 
Giáo trình Dược lý 
TỰ LƯỢNG GIÁ 
1. Nguy cơ đáng sợ nhất khi dùng dung dịch tiêm truyền là: 
 A. Tương tác thuốc. 
B. Tăng gánh tuần hoàn. 
C. Sốc thuốc. 
D. Suy thận. 
2. Dung dịch cung cấp chất dinh dưỡng: 
 A. Ringer lactat. 
B. Moriamin. 
C. Dextran. 
D. Natribicarbonic. 
3. Đây là những chỉ định của Natricloric, NGOẠI TRỪ: 
 A. Rửa vết thương. 
B. Tắc ruột. 
C. Suy tim. 
D. Làm dung môi thuốc pha tiêm. 
4. Dung dịch thường dùng để chống sốc trong sốt xuất huyết: 
 A. Huyết tương khô. 
B. Dextran. 
C. Glucose. 
D. Manitol. 
5. Dung dịch có tác dụng chống toan huyết: 
 A. Manitol 30%. 
B. NaHCO3 1,4%. 
C. Glucose 20%. 
D. Ringer lactat. 
6. Dung dịch thường dùng để bù nước trong tiêu chảy cấp gây mất nước: 
 A. Manitol 30%. 
B. Glucose 20%. 
C. Ringer lactat. 
D. Natribicarbonat. 
Tài liệu tham khảo. Trang 148 
Giáo trình Dược lý. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Thuý Dần - Lê Thị Hải Yến, 2007. Hóa dược-Dược lý, Tài liệu dùng cho 
các trường TCCN, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 
2. Bùi Đức Dũng và cộng sự, 2000. Hóa dược-Dược lý, Tài liệu dùng cho các 
trường trung học dược, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 
3. Trần Thị Thu Hằng, 2013. Dược lực học, Nhà xuất bản Phương Đông, Tái bản 
lần thứ 17, 1046. 
4. Ngô Thế Hùng, 1994. Dược phẩm đặc chế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 
5. Phan Thiệp – Vũ Ngọc Thúy, 2014. Thuốc biệt dược và cách sử dụng, Nhà xuất 
bản Y học, Hà Nội, 1268. 
6. Bộ Y tế , 2002. Dược điển Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 
7. Chương trình hợp tác giữa Bộ y tế Việt Nam với cơ quan hợp tác và phát 
triển quốc tế Thuỵ Điển (SIDA), 2009. Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất 
bản Y học, Hà Nội, Xuất bản lần thứ nhất. 
8. Đại học Dược Hà Nội, 1999. Dược lý học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 
9. Đại học Dược Hà Nội, 2000. Dược lâm sàng đại cương, Nhà xuất bản Y học, 
Hà Nội. 
10. Đại học Y Dược Tp. HCM, 1993. Dược lý học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 
11. Vidal. Editions du Vidal.1998. 
12. MIMS. Medimedia asia. 3rd edition 
13. H. Winter Griffith, 1992. Drugs, The body press/Perigee, 9th edition. 

File đính kèm:

  • pdfthuoc_chua_benh_thieu_mau_cam_mau.pdf