Thực trạng xu hướng nghề sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Bình Định

ABSTRACT

Received: 15/3/2020

Accepted: 10/4/2020

Published: 30/4/2020

Good career orientation helps students determine the appropriate direction for

their studies, training and future careers. However, in fact, many pre-school

pedagogical students of Binh Dinh College choose careers not based on their

strong orientation towards pedagogy. Survey of vocational orientation of

students of Binh Dinh College by questionnaire and in-depth interview data

shows that their orientation to teaching career is still average and there are

some factors that affect their level of instructional orientation. The survey

results are the basis to propose some appropriate methods to help students to

have better studying and career orientation.

pdf 4 trang phuongnguyen 700
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng xu hướng nghề sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Bình Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng xu hướng nghề sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Bình Định

Thực trạng xu hướng nghề sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Bình Định
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 225-228 ISSN: 2354-0753 
225 
THỰC TRẠNG XU HƯỚNG NGHỀ SƯ PHẠM 
CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON, TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÌNH ĐỊNH 
Phạm Thị Hồng Phú 
Trường Cao đẳng Bình Định 
Email: vinhhai226@gmail.com 
Article History ABSTRACT 
Received: 15/3/2020 
Accepted: 10/4/2020 
Published: 30/4/2020 
Good career orientation helps students determine the appropriate direction for 
their studies, training and future careers. However, in fact, many pre-school 
pedagogical students of Binh Dinh College choose careers not based on their 
strong orientation towards pedagogy. Survey of vocational orientation of 
students of Binh Dinh College by questionnaire and in-depth interview data 
shows that their orientation to teaching career is still average and there are 
some factors that affect their level of instructional orientation. The survey 
results are the basis to propose some appropriate methods to help students to 
have better studying and career orientation. 
Keywords 
pedagogical trends, students, 
preschool education. 
1. Mở đầu 
Để đạt kết quả cao trong hoạt động nghề nghiệp, mỗi người phải có sự say mê, hứng thú với nghề. Sinh viên (SV) 
sư phạm (SP) trong quá trình học tập tại trường SP cần phải có xu hướng nghề, tức là có sự định hướng rõ ràng trong 
học tập và rèn luyện. Xu hướng nghề bắt đầu từ việc “tìm tòi một cách nghiêm túc chí hướng lao động của mình” và 
“khát khao chọn nghề nghiệp tương lai” (V.A Cruchetxki, tập II, 1981, tr 49). Như vậy, xu hướng nghề SP là khuynh 
hướng hoạt động SP và khát vọng thực hiện hoạt động này cũng như nhu cầu về nghề đã chọn. Theo các nhà SP, xu 
hướng nghề SP của SV được thể hiện ở nhu cầu, hứng thú về nghề, động cơ lựa chọn nghề và có khuynh hướng 
trong học tập, rèn luyện với nghề (Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị, 2007, tr 58). Như vậy, xu hướng nghề của 
SV SP biểu hiện ở nhiều mặt hoạt động nghề của SV. Việc nghiên cứu xu hướng nghề SP của SV có ý nghĩa lớn đối 
với học tập, rèn luyện nghề ở SV và công tác đào tạo ở nhà trường và cần phải được xem xét ở nhiều mặt thì mới có 
sự nhận định chính xác và đề ra những biện pháp tác động phù hợp nhằm góp phần định hướng cho SV học tập, rèn 
luyện nghề tốt hơn. 
2. Kết quả nghiên cứu 
Khách thể nghiên cứu: Để nghiên cứu xu hướng nghề SP, tác giả đã tiến hành khảo sát 300 SV hệ chính quy 
ngành Giáo dục mầm non (GDMN) thuộc Khoa SP, Trường Cao đẳng Bình Định, gồm 100 SV năm thứ nhất, 120 
SV năm thứ hai, 80 SV năm thứ ba. Thời điểm khảo sát giữa học kì 2 năm học 2018-2019 khi hầu hết SV đã làm 
quen với môi trường SP và đều có kết quả học tập học kì 1 của bản thân. 
Phương pháp nghiên cứu: điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn. Kết quả khảo sát được phân tích bằng 
phần mềm IBM SPSS Statistics 20. Chỉ số Cronbach’s Alpha của bảng hỏi là 0,811, cho thấy bộ công cụ được sử 
dụng để nghiên cứu có độ tin cậy cao, đảm bảo độ chính xác của kết quả khảo sát. 
Thang đánh giá: Việc đánh giá dựa vào điểm trung bình, quy ước điểm cho các mức độ trả lời như sau: Có 5 
mức độ: Mức độ 5 (hoàn toàn đúng với tôi, rất thường xuyên, rất cần thiết...): 5 điểm; Mức độ 4 (đa phần đúng với 
tôi, cần thiết, thường xuyên...): 4 điểm; Mức độ 3 (nửa đúng nửa sai, ít cần thiết, thỉnh thoảng...): 3 điểm; Mức độ 2 
(chỉ đúng một phần, không cần thiết, hiếm khi...): 2 điểm; Mức độ 1 (hoàn toàn không đúng với tôi, hoàn toàn không 
cần thiết, không bao giờ,...): 1 điểm. Tương ứng với 5 mức độ trên, có 5 khoảng đánh giá với giá trị chênh lệch của 
mỗi khoảng là 0,79; cụ thể như sau: Điểm trung bình từ 1-l,79: tương ứng với mức độ 1; Điểm trung bình từ 1,80-
2,59: tương ứng với mức độ 2; Điểm trung bình từ 2,60-3,39: tương ứng với mức độ 3; Điểm trung bình từ 3,40-
4,19: tương ứng với mức độ 4; Điểm trung bình từ 4,20-5,00: tương ứng với mức độ 5. 
2.1. Lí do chọn nghề sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục mầm non 
Xu hướng nghề SP thể hiện ở nhiều mặt trong hoạt động nghề nghiệp. Yếu tố đầu tiên liên quan tới xu hướng 
nghề nghiệp của SV là động cơ chọn nghề. Động cơ chọn nghề là cơ sở nhận định ban đầu về hứng thú, sở thích và 
hành động của SV đối với nghề SP. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 225-228 ISSN: 2354-0753 
226 
Bảng 1. Lí do chọn nghề SP của SV GDMN 
STT Lí do chọn nghề SP ĐTB ĐLC Thứ bậc 
1 Nghề này phù hợp với năng lực của bản thân 3,30 1,069 9 
2 Yêu thích nghề này và mong muốn trở thành giáo viên 3,63 1,213 6 
3 Muốn có công việc ổn định 3,34 1,046 8 
4 Nghề này dễ xin việc làm hơn sau khi ra trường 3,78 1,052 3 
5 Muốn học gần nhà cho đỡ tốn kém 3,79 1,171 2 
6 Ngành này không phải đóng học phí 4,16 1,006 1 
7 Đây là nghề được xã hội coi trọng, tôn vinh 3,70 1,116 5 
8 Nghe theo lời khuyên của cha mẹ, bạn bè, GV 3,11 1,313 13 
9 Muốn đóng góp sức lực của mình cho sự phát triển xã hội 3,74 1,057 4 
10 Yêu trẻ, rất thích được làm việc với trẻ 3,25 1,085 11 
11 Truyền thống gia đình là giáo viên 2,17 1,347 15 
12 Nghề này phù hợp với tính cách của bản thân 3,37 1,088 7 
13 Muốn có nhiều thời gian chăm lo cuộc sống gia đình sau này 3,29 1,078 10 
14 Thi không đỗ vào các trường khác 2,85 1,486 14 
15 Thời gian học ngắn (2-3 năm) 3,21 1,412 12 
Kết quả khảo sát về động cơ chọn nghề ở bảng 1 cho thấy, SV chọn nghề SP với nhiều lí do khác nhau. Đa số SV 
được khảo sát đều xác nhận: chọn nghề SP vì không phải đóng học phí, muốn đóng góp sức lực của mình cho sự phát 
triển xã hội, học nghề này vì muốn học gần nhà cho đỡ tốn kém và là ngành dễ xin việc làm hơn sau khi ra trường. Khi 
phỏng vấn sâu một số SV về lí do đến với ngành GDMN, em L.M.P, SV năm thứ nhất, lớp CM17A chia sẻ: “Em đăng 
kí học ngành SP mầm non một phần vì em yêu trẻ nhưng quan trọng hơn là nó phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình 
em (không đóng học phí), lại gần nhà”. Sự nhận thức trên cho thấy, việc chọn nghề của SV liên quan đến kinh tế của 
gia đình, do muốn gần nhà chứ không phải xuất phát từ sự yêu thích nghề dạy học. Phương án “chọn nghề SP do có 
hứng thú với nghề dạy học, có năng khiếu với nghề hoặc lòng yêu trẻ” cũng được SV lựa chọn nhưng không xếp ở mục 
ưu tiên. Sự nhận thức này sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và rèn luyện nghề SP của SV. Thực 
tiễn cho thấy, một số SV trong quá trình học tập ở trường SP mới nhận ra nghề dạy học chưa thực sự phù hợp với mình. 
Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập cũng như quá trình công tác của các em ở các cơ sở GDMN sau này, 
vì nếu không có hứng thú với nghề nghiệp thì khó có thể làm tốt công việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Kết quả khảo sát cho 
thấy, cần quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục định hướng nghề để các em xác định nghề đúng đắn, phù hợp với 
hứng thú, sở thích và năng lực của bản thân, từ đó có nhiều cống hiến hơn với nghề dạy học. 
2.2. Xu hướng nghề sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục mầm non biểu hiện qua nhận thức 
Bảng 2. Tự đánh giá xu hướng nghề SP của SV ngành GDMN biểu hiện qua nhận thức 
STT Nội dung ĐTB ĐLC 
1 Nghề dạy học rất hợp với tính cách bản thân 3,80 0,885 
2 Thấy bản thân có năng khiếu dạy học 3,84 0,908 
3 Nghề SP phù hợp với nguyện vọng của bản thân 3,57 0,779 
4 Nghề SP khiến bản thân càng yêu trẻ, thích làm việc với trẻ 3,81 0,936 
5 Sự lựa chọn nghề SP là hoàn toàn đúng đắn 3,67 0,889 
ĐTB chung 3,74 
Số liệu ở bảng 2 cho thấy, SV GDMN có nhìn nhận khá tích cực đối với nghề SP (ĐTB chung 3,74, tương ứng 
với mức độ 4 “Đa phần đúng với tôi”). Trong đó, phần lớn SV cho rằng bản thân có năng khiếu với nghề dạy học 
(có đến 211/300 SV cho là “đa phần đúng” và “hoàn toàn đúng”, chiếm 70,3%). Bên cạnh đó, SV GDMN còn nhận 
thấy rằng: qua quá trình học, các em “càng yêu trẻ, thích làm việc với trẻ” với ĐTB là 3,81 (trong đó có195/300 SV 
cho rằng nội dung này đa phần và hoàn toàn đúng với họ, chiếm 65%) và “nghề dạy học rất phù hợp với tính cách 
bản thân” với ĐTB là 3,80 (223/300 SV tự đánh giá “đa phần đúng” và “hoàn toàn đúng”, chiếm 74,4%). Đây là một 
dấu hiệu đáng mừng để giúp các em có động lực trong học tập và rèn luyện. Qua trao đổi, một số SV cho biết qua 
quá trình học, các em thấy ngành học chưa phù hợp với tính cách và nguyện vọng của bản thân. Kết quả khảo sát 
cũng chỉ ra rằng, nhà trường cần thay đổi về nội dung và phương thức đào tạo để các em có hứng thú trong học tập 
có sự và yêu thích đối với nghề đã chọn. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 225-228 ISSN: 2354-0753 
227 
2.3. Xu hướng nghề sư phạm của sinh viên qua hành động 
Bảng 3. Tự đánh giá xu hướng nghề thông qua hành động học tập 
STT Hành động học tập ĐTB ĐLC 
Học tập trên lớp 3,60 0,56 
1 Chăm chú nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ 3,60 0,89 
2 Tích cực trao đổi với bạn về những vấn đề trong môn học, nghiệp vụ 3,49 0,76 
3 Tích cực trao đổi với GV về những vấn đề chưa hiểu 3,21 0,84 
4 Tích cực rèn luyện, thực hành tay nghề trên lớp 3,68 0,78 
5 Luôn đi học đầy đủ 4,01 0,83 
Học tập ở nhà 3,56 0,50 
1 Chuẩn bị bài đầy đủ. 3,75 0,78 
2 Đọc, tham khảo tài liệu học tập theo hướng dẫn của GV 3,43 0,75 
3 Luôn nỗ lực vượt qua khó khăn để học tập 3,64 0,75 
4 
Tích cực nghiên cứu tài liệu liên quan đến ngành học ngay cả khi GV 
không yêu cầu 
3,21 0,78 
5 Tích cực tập giảng, hát, múa, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 3,77 0,75 
Các hoạt động khác 3,18 0,57 
1 Học các chuyên đề về GDMN 3,32 0,83 
2 Tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa 3,10 0,81 
3 Tham gia hội thi nghiệp vụ SP 3,03 0,97 
4 Tham gia câu lạc bộ chuyên ngành 3,04 0,91 
5 Xuống trường mầm non để quan sát, rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm 3,39 0,87 
ĐTB chung 3,45 
Hành động với nghề được xem là cơ sở đánh giá xu hướng nghề rõ nhất. Kết quả khảo sát xu hướng nghề SP của 
SV GDMN được thể hiện khá tích cực trong hoạt động (ĐTB chung 3,45). Trong 3 nhóm được đề cập, nhóm “Học 
tập trên lớp” được SV GDMN thực hiện tích cực hơn cả với ĐTB 3,60 (đạt mức độ “Cần thiết”); còn với nhóm “Các 
hoạt động khác” ĐTB chỉ đạt 3,18 (dừng lại ở mức “Bình thường”). Qua đó, có thể khẳng định rằng, SV GDMN của 
Trường chỉ tập trung vào các hoạt động học tập, chưa tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, hoạt động 
chuyên ngành. L.T.M.D, SV năm thứ hai, lớp CM16A cho rằng: “Lịch học rất dày, phải đi tập giảng, thực tập nên 
dù có muốn tham gia nhiều cũng rất khó”; hoặc “Em vẫn biết đây là những hoạt động rất có ý nghĩa nhưng ít có 
hứng thú tham gia, vì lịch học dày và cách tổ chức của các hoạt động câu lạc bộ, hội thi chưa hấp dẫn” (T.T.K.T, 
SV năm thứ nhất, lớp CM17B). Đây được xem là một hạn chế khi các em tiếp cận thực tiễn. 
Với nội dung “Học tập trên lớp”, hoạt động mà SV GDMN thực hiện thường xuyên nhất là “đi học đầy đủ” 
(223/300 SV chiếm 74,3%). Mặt khác, SV GDMN cũng thường xuyên chăm chú nghe giảng, ghi chép (chiếm 
61,7%) và tích cực rèn luyện tay nghề trên lớp (chiếm 66%). Có thể nói, đây là những yêu cầu cơ bản đảm bảo hoạt 
động học tập của SV GDMN có hiệu quả. Khi được trò chuyện về vấn đề này, một số SV chia sẻ “Chúng em luôn 
cố gắng học đầy đủ vì hầu như buổi học nào thầy cô cũng điểm danh nên cho dù không thích, chúng em vẫn cố gắng 
đi học” (T.T.T.N, SV năm thứ nhất, lớp CM17A); hay “Với ngành này, chúng em phải tập lên tiết, tổ chức hoạt 
động rất nhiều. Vì thế bắt buộc phải soạn giáo án (kế hoạch hoạt động), chuẩn bị đồ dùng, học liệu, tập giảng trong 
nhóm... Tuy vất vả nhưng em vẫn phải cố gắng, nếu không sẽ bị giáo viên cho về vì không hoàn thành nhiệm vụ” 
(P.H.T, SV năm thứ hai, lớp 20M). 
Bên cạnh đó, nhóm “Học tập ở nhà” cũng được SV GDMN thực hiện khá thường xuyên và tích cực, đa phần các 
nội dung đều đạt ở mức thứ 4 “Thường xuyên”. SV GDMN rất có ý thức trong việc chuẩn bị bài ở nhà (201/300 SV, 
chiếm 67%), tích cực tập giảng, hát, múa, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ (212/300 SV, chiếm 70,7%) và luôn nỗ lực 
vượt qua khó khăn để học tập (179/300 SV, chiếm 59,7%). Điều đó cho thấy, các em rất chăm chỉ, chịu khó vươn 
lên trong học tập và rèn luyện. Đây cũng được xem là một trong những phẩm chất quý giá và cần thiết, không những 
giúp các em đạt kết quả cao trong học tập mà còn thành công khi hành nghề. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, vẫn 
còn khá nhiều SV chưa tích cực học tập, rèn luyện; điều đó chứng tỏ xu hướng nghề còn thấp và nhà trường cần có 
những giải pháp cấp bách để tạo cho các em yên tâm với nghề đã chọn. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 225-228 ISSN: 2354-0753 
228 
2.4. Các yếu tố tác động tới xu hướng nghề sư phạm của sinh viên 
Bảng 4. Các yếu tố tác động tới xu hướng nghề SP ở SV 
STT Các yếu tố ảnh hưởng ĐTB ĐLC 
Yếu tố chủ quan 3,16 0,990 
1 Hứng thú với nghề dạy trẻ 3,15 1,187 
2 Nghề phù hợp với năng lực bản thân 3,14 1,168 
3 Muốn trở thành giáo viên mầm non 3,23 1,220 
4 Muốn đem tri thức đến cho trẻ 3,33 1,762 
5 Muốn cống hiến sức lực cho xã hội 3,03 1,143 
Yếu tố khách quan 3,69 0,631 
1 Nghề dễ xin việc 4,09 0,857 
2 Muốn được như thầy cô mình đã học 3,74 1,227 
3 Muốn theo truyền thống gia đình 3,18 1,215 
4 Nghề dễ phát triển tương lai cho bản thân 3,65 0,937 
5 Nghề xã hội đánh giá cao 3,79 0,964 
ĐTB chung 3,425 
Bảng 4 cho thấy, lựa chọn nghề SP của SV GDMN được tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Mặc dù các yếu 
tố tác động đến xu hướng nghề SP của SV GDMN đạt mức độ khá hài hòa và tích cực với ĐTB chung là 3,42 (đạt 
mốc mức thứ 4 “Đa phần đúng với tôi” nhưng khi xét về hai nhóm yếu tố tác động tới xu hướng nghề SP của các 
em thì có sự chênh lệnh đáng kể, nhóm yếu tố đóng vai trò quan trọng, quyết định xu hướng nghề SP đối với các em 
lại là nhóm yếu tố khách quan với ĐTB khá cao 3,69 (tương ứng với mức thứ 4 “Đa phần đúng với tôi”), trong khi 
đó, nhóm yếu tố chủ quan lại xếp vị trí sau với ĐTB chỉ có 3,16 (tương ứng với mức thứ 3 “Nửa đúng, nửa sai”). 
Qua đó, có thể khẳng định rằng, SV GDMN đến với nghề SP chủ yếu là do những yếu tố tác động bên ngoài, chứ 
chưa xuất phát từ những nhu cầu, mong muốn bên trong của bản thân các em. 
3. Kết luận 
Kết quả nghiên cứu xu hướng nghề SP của SV cho thấy, lí do chọn nghề của SV chưa thực sự thuyết phục. Các 
em chọn nghề SP chủ yếu do gia đình định hướng, do không phải đóng học phí, chưa gắn với hứng thú, sở thích của 
các em đối với nghề nghiệp. Trong quá trình học tập, số lượng SV nhận thấy nghề SP là đúng đắn, phù hợp với mong 
muốn nguyện vọng của cá nhân chiếm tỉ lệ thấp. Từ đó, trường SP cần nâng cao nhận thức tốt hơn cho SV về nghề 
SP và giá trị của nghề SP để các em có sự định hướng tốt hơn khi học tập, rèn luyện. 
Tài liệu tham khảo 
Lê Văn Hồng (1995). Tâm lí học sư phạm. NXB Đại học Sư phạm. 
Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị (2007). Tâm lí học sư phạm đại học. NXB Đại học Sư phạm. 
Nguyễn Thị Kim Nhung, Lương Thị Thành Vinh (2018). Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề 
nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại Nghệ An. Tạp chí Giáo dục, số 431, tr 27-31; 53. 
Nguyễn Thị Tính (2016). Huy động nguồn lực phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng nghề 
nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 10, tr 6-7; 20. 
Phạm Quang Tiệp (2012). Một số vấn đề lí luận về tạo động cơ học tập cho người học. Tạp chí Giáo dục, số 292, 
tr 20-21; 62. 
Phạm Tất Dong (2005). Giáo dục hướng nghiệp (sách giáo viên lớp 9). NXB Giáo dục. 
Phan Thị Tố Oanh (1996). Nghiên cứu nhận thức nghề và lựa chọn nghề của học sinh trung học phổ thông. Luận án 
tiến sĩ Khoa học - Tâm lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
V.A Cruchetxki (1981, người dịch: Thế Long). Những cơ sở của tâm lí học sư phạm (tập II). NXB Giáo dục.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_xu_huong_nghe_su_pham_cua_sinh_vien_nganh_giao_du.pdf