Thực trạng về sở hữu chéo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong những năm gần đây, hiện tượng sở hữu chéo liên quan đến hệ thống tín dụng của

Việt Nam đã trở thành một đề tài nóng, thu hút sự chú ý của giới chuyên gia và hoạch định

chính sách. Sở hữu chéo được xem như là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến

nợ xấu và nguy cơ thao túng các hoạt động kinh doanh tài chính. Hoạt động của hệ thống ngân

hàng Việt Nam hiện đang có nhiều bất cập, nguy cơ gây những hệ lụy không mong đợi đối với

nền kinh tế - xã hội. Lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam đang được triển khai khá

quyết liệt. Bài viết này sẽ tập trung đề cập và làm rõ thêm những bất cập của hệ thống ngân

hàng Việt Nam và đề xuất một số biện pháp giúp tháo gỡ các bất cập này, tạo tiền đề để quá

trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt hiệu quả.

pdf 7 trang phuongnguyen 3760
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng về sở hữu chéo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng về sở hữu chéo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Thực trạng về sở hữu chéo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 35 
THỰC TRẠNG VỀ SỞ HỮU CHÉO 
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 
Nguyễn Xuân Dƣơng1 
TÓM TẮT 
Trong những năm gần đây, hiện tượng sở hữu chéo liên quan đến hệ thống tín dụng của 
Việt Nam đã trở thành một đề tài nóng, thu hút sự chú ý của giới chuyên gia và hoạch định 
chính sách. Sở hữu chéo được xem như là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến 
nợ xấu và nguy cơ thao túng các hoạt động kinh doanh tài chính. Hoạt động của hệ thống ngân 
hàng Việt Nam hiện đang có nhiều bất cập, nguy cơ gây những hệ lụy không mong đợi đối với 
nền kinh tế - xã hội. Lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam đang được triển khai khá 
quyết liệt. Bài viết này sẽ tập trung đề cập và làm rõ thêm những bất cập của hệ thống ngân 
hàng Việt Nam và đề xuất một số biện pháp giúp tháo gỡ các bất cập này, tạo tiền đề để quá 
trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt hiệu quả. 
Từ khóa: Sở hữu chéo, tái cấu trúc ngân hàng, rủi ro trong hệ thống ngân hàng 
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ SỞ HỮU CHÉO 
1.1. Khái niệm về ngân hàng thƣơng mại 
Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm 
gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác 
động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngƣợc lại 
kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trƣờng thì 
NHTM cũng ngày càng đƣợc hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể 
thiếu đƣợc trong hệ thống tài chính quốc gia. 
Cho đến thời điểm hiện nay, có rất nhiều khái niệm về NHTM: 
Ở Mỹ2: “Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch 
vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính”. 
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những 
xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới 
hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ 
trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. 
Theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam ban hành năm 2010 (Điều 4, khoản 3) chỉ rõ: “Ngân hàng thương mại là loại hình 
ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh 
khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Trong đó, “Ngân hàng là loại 
1
 TS. Giảng viên khoa KT-QTKD, Trường Đại học Hồng Đức 
2
 Tham khảo tại:  
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 36 
hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định 
của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm 
ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”. 
1.2. Khái niệm và thực tiễn sở hữu chéo trên thế giới 
Sở hữu chéo (cross ownership hoặc partial cross ownership) là hiện tƣợng doanh 
nghiệp này chiếm giữ cổ phần tại doanh nghiệp khác. Sở hữu chéo có thể phân thành ba loại: 
(i) trực tiếp (khi công ty A có cổ phần tại công ty B), (ii) gián tiếp (khi A có cổ phần tại B và B 
có cổ phần tại C, thì A sở hữu gián tiếp C), và (iii) sở hữu vòng (circular ownership) (khi A 
có cổ phẩn tại B, B có cổ phần tại C, C lại có cổ phần tại A) (Temurshoev, 2011). 
2. THỰC TRẠNG CẤU TRÖC SỞ HỮU CHÉO TRONG KHU VỰC NGÂN 
HÀNG VIỆT NAM 
Nghị định 141/2006/NĐ-CP, ngày 22/11/2006 yêu cầu tất cả các NHTM phải có vốn 
điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Áp lực tăng vốn điều lệ đã buộc các 
ngân hàng phải liên kết với nhau thông qua nắm giữ cổ phần của nhau. Việc NHNN thực 
hiện chính sách tiền tệ nới lỏng trong một thời gian dài từ năm 2006 đến năm 2010 đã thúc 
đẩy tăng trƣởng tín dụng bùng nổ một cách mạnh mẽ. Để có đủ vốn cung cấp cho nền kinh 
tế với quy mô lớn và thƣờng xuyên, thì các tổ chức tín dụng buộc phải liên kết sở hữu với 
nhau. Việc sát nhập các tổ chức tín dụng với nhau theo đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ 
chức tín dụng giai đoạn 2011 đến năm 2015 của Thủ tƣớng Chính phủ đã khiến cho một 
nhóm ngân hàng hoặc cá nhân trở thành chủ sở hữu của nhiều ngân hàng khác. 
Hiện trạng mạng lƣới sở hữu chéo ở Việt Nam vẫn đang hết sức phức tạp, đã tạo 
thành một ma trận chằng chịt đến mức báo động, dù các quy định khống chế tình trạng này 
không thiếu, mà rất ít thông tin đƣợc công khai. 
Trên thực tế, luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã có những quy định rõ ràng về vấn 
đề sở hữu cổ phần của các cá nhân và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, để lách luật, các tổ 
chức tín dụng đã hoặc thông qua trung gian để mua cổ phần của các tổ chức tín dụng đã mua 
cổ phần của mình, hoặc cá nhân thì tìm cách núp bóng ngƣời khác để sở hữu cổ phần ngân 
hàng vƣợt quá con số quy định là 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng nhƣ quy định. 
Vấn đề sở hữu chéo, đầu tƣ chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam đang có xu 
hƣớng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn rủi ro và ảnh hƣởng đến an toàn hoạt động của từng tổ chức 
tín dụng nói riêng cũng nhƣ toàn hệ thống tổ chức tín dụng nói chung, gây cản trở nhất định 
đến quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Sở hữu chéo đã gây nên một số tác động 
tiêu cực đến hoạt động quản trị, điều hành, tính minh bạch trong hoạt động của một số tổ chức 
tín dụng gây ra những cản trở nhất định đến quá trình cơ cấu lại hệ thống. 
Có nhiều ý kiến phản ánh vấn đề sở hữu chéo và sở hữu có tính lũng đoạn trong hoạt 
động ngân hàng ngày càng nóng hơn, nhất là khi tiến hành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. 
Sau đây là một số thực trạng trong hệ thống sở hữu: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 37 
(Nguồn: FETP tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 38 
2.1. Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc 
Ngoại trừ Agribank, cả bốn Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc (NHTMNN) còn lại đã 
thực hiện cổ phần hóa với tỷ lệ nắm giữ của Nhà nƣớc lần lƣợt là 77,1% ở Vietcombank 
(VCB), 80,3% ở Vietinbank và 95,8% ở Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển (BIDV). NH Phát 
triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) là 68,1%. Minh họa 3 trình bày cấu trúc sở 
hữu của các NHTMNN. Là NHTMNN đầu tiên cổ phần hóa, Vietcombank hiện nắm giữ 
5,3% cổ phần của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP) Sài Gòn Công thƣơng 
(Saigon Bank), 8,2% cổ phần của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu VN (Eximbank), 11% cổ 
phần của NHTMCP Quân đội (MB) và 5,1% cổ phần của NHTMCP Phƣơng Đông. Trƣớc 
đó, trong năm 2010, Vietcombank đã bán toàn bộ 50% cổ phần trong NH Liên doanh 
ShinhanVina. Mizuho, ngân hàng Nhật Bản, hiện đang nắm giữ 15% cổ phần của 
Vietcombank. Vietinbank nắm giữ 11% cổ phần của NH Sài Gòn Công thƣơng và 50% cổ 
phần tại NH Liên doanh Indovina. Ngƣợc lại, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), công ty 
con của Ngân hàng Thế giới, nắm giữ 6,7% cổ phần của Vietinbank. 
BIDV có cổ phần tại ba NH liên doanh: 50% cổ phần của VID Public, 50% của Việt 
Lào và 51% của Việt Nga. Agribank nắm giữ 15% cổ phần của NH Hàng hải thông qua 
Công ty Chứng khoán Agribank. Đồng thời, Agribank còn có 34% cổ phần tại NH Liên 
Doanh Việt Thái (Vinasiam). 
Nhƣ vậy, các NHTMNN chỉ sở hữu một số NHTMCP hoặc NH liên doanh và một số 
NHTMNN đƣợc sở hữu bởi các NH nƣớc ngoài. Hơn thế nữa, việc Vietcombank sở hữu 
Eximbank là do vào cuối thập niên 90 và đầu 2000, Vietcombank đƣợc Chính phủ chỉ 
định tiếp quản Eximbank khi NHTMCP này gặp khó khăn tài chính. 
(Nguồn: Số liệu từ bộ phận Quản trị rủi ro Ngân hàng Trung ương) 
2.2. Doanh nghiệp sở hữu các ngân hàng thƣơng mại cổ phần 
Hầu hết các tập đoàn và tổng công ty Nhà nƣớc lớn đều sở hữu ngân hàng. NH Quân 
Đội đƣợc sở hữu bởi các cổ đông nhà nƣớc là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) 
(10%), Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (5,7%) và Tổng Công ty Trực thăng VN (7,2%). 
NH Hàng hải thuộc sở hữu của Agribank (15%), Tổng Công ty Hàng hải (Vinalines) 
(5,3%) và Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông VN (VNPT) (12,5%). Đồng thời VNPT còn sở 
hữu 6% của NHTMCP Bƣu điện Liên Việt (LVB) thông qua Tổng Công ty Bƣu điện Việt 
Nam và 6,1% cổ phần của NH Đông Nam Á (SeABank) thông qua VMS (Mobifone). 
Tập đoàn Dầu khí (PetroVietnam) nắm giữ 20% cổ phần của NH Đại Dƣơng, 3,2% 
cổ phần của NH Dầu khí Toàn cầu thông qua Công ty Cổ phần Đầu tƣ Tài chính Công 
đoàn Dầu khí Việt Nam (PVFI) và 1,5% của NH Đông Nam Á thông qua Tổng Công ty 
khí Việt Nam (PV Gas). 
Tập đoàn Than Khoáng sản (TKV) và Tập đoàn Cao su đều sở hữu 9,3% NH Sài 
Gòn Hà Nội, trong khi Tập đoàn Dệt may sở hữu 13,2% NH Nam Việt. Tập đoàn Điện lực 
VN nắm giữ 25,4% cổ phần của NH An Bình. Tổng Công ty Xăng dầu VN nắm 40% cổ 
phần của NH Xăng dầu (PG Bank). Các cơ quan Đảng và chính quyền địa phƣơng cũng sở 
hữu NH dù trực tiếp hay gián tiếp. Bốn NHTM thuộc sở hữu của Thành ủy TPHCM là Việt 
Á, Phƣơng Đông, Đông Á và Sài Gòn Công Thƣơng. Các tập đoàn tƣ nhân lớn cũng sở 
hữu ngân hàng nhƣ Him Lam, Kinh Bắc, T&T, Đại Dƣơng, FPT và Masan. 
(Nguồn: Số liệu từ bộ phận Quản trị rủi ro Ngân hàng Trung ương) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 39 
2.3. Ngân hàng sở hữu ngân hàng 
Cấu trúc sở hữu của các NH Eximbank, Á Châu (ACB), Sài Gòn Thƣơng Tín 
(Sacombank) và nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ hơn khác đƣợc trình bày một cách chi 
tiết. ACB, Eximbank và Sacombank là ba NHTMCP hàng đầu, có cổ phiếu đều đã đƣợc 
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và đƣợc thị trƣờng xem là các trƣờng hợp có 
thông tin tài chính minh bạch hơn hẳn so với các NHTMCP khác. 
Trong đợt thâu tóm Eximbank diễn ra vào đầu năm 2012, Eximbank, qua công ty Công 
ty cổ phần Đầu tƣ Sài Gòn Exim, sở hữu 5,2% Sacombank. Tƣơng tự là ngân hàng Phƣơng 
Nam thông qua các công ty liên quan là Công ty Chứng khoán Phƣơng Nam và Công ty Vàng 
bạc Đá quý Phƣơng Nam để sở hữu Sacombank. Công ty cổ phần Đầu tƣ Tài chính Sài Gòn Á 
Châu, một cổ đông lớn của ACB, cũng đầu tƣ 5% cổ phiếu của Sacombank. 
Ngoài ra, ACB còn sở hữu 20% Eximbank và nhiều NHTMCP khác là Việt Nam 
Thƣơng tín (10%), Đại Á (10,8%), Kiên Long (6,1%). 
Cấu trúc sở hữu và vấn đề tuần thủ các quy định đảm bảo hoạt động an toàn đối với 
NHTM. Quy định đảm bảo hoạt động an toàn. Quy định hiện hành của VN về bảo đảm an 
toàn hoạt động của NHTM gồm các nội dung giám sát về vốn, giới hạn tín dụng và giới hạn 
đầu tƣ góp vốn cổ phần, tỷ lệ khả năng chi trả và việc phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro. 
Nguồn: Số liệu tác giả thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, 
báo cáo giao dịch cổ đông và trên website của các ngân hàng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 40 
3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM GIẢM THIỂU SỞ HỮU CHÉO 
3.1. Khống chế tỷ lệ sở hữu chéo 
Mặc dù Chính phủ và NHNN đã đƣa ra quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu giữa các NH 
với nhau cũng nhƣ yêu cầu các tập đoàn nhà nƣớc phải thoái vốn khỏi các tổ chức tài 
chính, luật Các tổ chức Tín dụng hiện hành có quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần 
(cổ đông cá nhân không quá 5% vốn điều lệ của TCTD, cổ đông tổ chức không quá 15%); 
tuy nhiên, mối quan hệ giữa NH và các doanh nghiệp tƣ nhân vẫn còn nhiều khoảng trống 
cần đƣợc xem xét. Một cá nhân hoặc một doanh nghiệp có thể có ảnh hƣởng rất lớn đến 
các hoạt động tín dụng tại NH thông qua các công ty con của mình. Những quan hệ sở hữu 
gián tiếp này cần phải đƣợc tính đến. 
3.2. Xem xét tăng room cho các nhà đầu tƣ ngoại vào các NH Việt Nam 
Việc tăng room cho các nhà đầu tƣ ngoại vào các NH Việt Nam nên đƣợc cân nhắc 
bởi các NH đều có nhu cầu vốn lớn nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn BASEL, trƣớc mắt là 
Basel I. Với tiềm lực tài chính tăng thêm, năng lực cạnh tranh của các NH cũng vì thế sẽ 
tăng lên đáng kể và quan trọng hơn cả sự tham gia của một NH nƣớc ngoài vào một NH 
Việt Nam với một tỷ lệ sở hữu thích hợp có thể làm giảm sở hữu chéo cũng nhƣ đóng 
góp nhiều hơn trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển bao gồm cả việc xử lý nợ xấu 
của NH nội. 
3.3. Tăng cƣờng vai trò giám sát của cơ quan quản lý nhà nƣớc 
Cần phải thừa nhận thực tế rằng, sở hữu chéo nổi cộm nhƣ hiện nay vì trƣớc đây 
pháp luật không cấm một NH hoặc một cổ đông sở hữu cổ phần của nhiều NH khác 
nhau. Do đó, có hiện tƣợng cổ đông của các NH lập ra công ty con vay tiền của chính 
NH đó để đầu tƣ sang NH khác, tạo thành một chuỗi sở hữu chằng chịt. Vì thế, đề án “Cơ 
cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015” sẽ phải vừa xử lý nợ xấu và song hành 
với xử lý nhiều vấn đề trọng yếu khác trong đó có sở hữu chéo. NHNN cần tăng cƣờng 
hoạt động thanh tra, giám sát, đánh giá sát hiện trạng tài chính cũng nhƣ thực trạng cổ 
đông NH để làm rõ việc sở hữu chéo NH. Bên cạnh đó, NHNN nên sớm ban hành các 
quy định pháp luật liên quan đến vấn đề sở hữu chéo để hệ thống NH hoạt động minh 
bạch, lành mạnh hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Aggelopoulos E., Georgopoulos A. and Siriopoulos C. (2010), “Comparative 
efficiency analysis of Greek bank branches in the light of the financial crisis”, 
European Economics and Finance Society (EEFS), 9th Annual Conference, June 3-6, 
Athens. 
[2] Carl-Johan, L., Tomás, J., Charles, E., Anne-Marie, G., Marc, Q., Leslie T. (1999), 
“Financial Sector Crisis and Restructuring. Lessons from Asia”, IMF occasional 
paper, No. 188. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 41 
[3] Stefan, I., Steven, A. S., and Dong H. (2004), “Issues in the Establishment of Asset 
Management Companies”, IMF Policy Discussion Paper, Monetary and Financial 
Systems Department. 
[4] Thomas M. (2008), “Managing Turbulent Times, a Malaysian Experience”, 
Association of professional bankers, 20th Anniversary Convention - 2008. 
[5] Yue P. (1992), “Data Envelopment Analysis and Commercial Bank Performance: A 
Primer with Applications to Missouri Banks” Federal Reserve Bank of St. Louis 
Economic Review 74(1): 31-45. 
[6] Trần Thọ Đạt và nhóm nghiên cƣ́u (2014), Đề tài “Khuôn khổ pháp lý cho tái cơ cấu 
hệ thống ngân hàng thương mại trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế” , Đại học 
Kinh tế Quốc dân. 
[7] Website: www.scb.com.vn. 
[8] FETP tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng. 
THE STATUS OF CROSS-OWNERSHIP 
IN COMMERCIAL BANKS VIETNAM 
Nguyen Xuan Duong 
ABSTRACT 
In recent years,the phenomenon of cross-ownership related to the credit system of 
Vietnam has become a hot topic, attracting the attention of experts and policy makers. 
Cross-ownership is consider one of the important causes leading to bad debt risk and 
manipulation of financial operations. Activities of Vietnam's banking system is currently 
inadequate, the risk of unexpected consequences for the economy - society. Roadmap 
restructure Vietnam's banking system is being implemented fairly drastic. This article will 
concentrate addressed and clarified the shortcomings of Vietnam's banking system and 
proposed some solutions to help solve these shortcomings, paving the way for the 
Vietnam’s restructuring of the banking system effectively. 
Keywords: Cross-ownership, bank restructuring, the risk in the banking system 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_ve_so_huu_cheo_tai_cac_ngan_hang_thuong_mai_viet.pdf