Thực trạng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ

Ngành công nghiệp chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong thời gian vừa qua, với số lượng cơ sở chế biến gỗ lớn nhất và có tốc độ tăng nhanh nhất cả nước. Sự phát triển

của ngành chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ được ghi nhận qua việc gia tăng số

lượng cơ sở chế biến, đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng kim ngạch xuất khẩu sản

phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn tồn tại những khó khăn

thách thức gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành. Trên cơ sở nguồn số liệu

thứ cấp được thu thập từ Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Lâm

nghiệp, bài viết đề cập đến thực trạng ngành chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ,

phân tích những thuận lợi khó khăn của ngành và đề xuất một số giải pháp khuyến

nghị góp phần phát triển ngành chế biến gỗ của Vùng

pdf 7 trang phuongnguyen 1700
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ

Thực trạng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
66
1. Đặt vấn đề
Với nhiều điều kiện thuận lợi 
về mặt tự nhiên, vị trí địa lý, cơ sở 
hạ tầng, nguồn lao động dồi dào
vùng Đông Nam Bộ đã và đang 
tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều 
ngành nghề phát triển, trong đó có 
ngành công nghiệp chế biến gỗ. 
Trong số các doanh nghiệp chế 
biến gỗ của cả nước, vùng Đông 
Nam Bộ có 2.324 doanh nghiệp, 
chiếm gần 60% so với cả nước, tập 
trung nhiều nhất là Đồng Nai, Bình 
Dương và TP.HCM. Hiện cả nước 
có 4 khu công nghiệp chế biến gỗ 
thì vùng Đông Nam Bộ đã có 3 
khu công nghiệp đóng ở TP.HCM, 
Đồng Nai, Bình Dương. Trong 
những năm qua ngành công nghiệp 
chế biến gỗ của Vùng đã có sự tăng 
trưởng mạnh mẽ, không ngừng 
tăng nhanh về số lượng, chất lượng 
và chủng loại sản phẩm. Các sản 
phẩm gỗ của Vùng không chỉ có uy 
tín và tiêu thụ trong nước mà được 
tiêu thụ ở nhiều quốc gia trên thế 
giới với hơn 3.000 mặt hàng sản 
phẩm các loại góp phần đưa VN 
trở thành một trong năm nước có 
giá trị xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế 
giới. Ngành chế biến gỗ của Vùng 
đã có nhiều đóng góp cho xã hội, 
mang lại nguồn thu nhập cho đất 
nước đặc biệt là nguồn thu ngoại 
tệ, tạo công ăn việc làm cho nhiều 
lao động ở các vùng trong cả nước 
góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát 
triển, đem lại giá trị kim ngạch xuất 
khẩu cao, kéo theo sự phát triển của 
nhiều ngành công nghiệp phụ trợ 
khác. Tuy nhiên, sự phát triển của 
ngành chế biến gỗ vùng Đông Nam 
Bộ trong thời gia vừa qua cũng đã 
bộc lộ nhiều yếu kém và sự phát 
triển mang tính thiếu bền vững. Do 
đó, việc đánh giá thực trạng ngành 
chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ, 
phân tích những thuận lợi và khó 
khăn của ngành. Trên cơ sở đó, đề 
xuất một số biện pháp khuyến nghị 
góp phần pháp triển ngành chế biến 
gỗ của Vùng là thực sự cần thiết.
2. Thực trạng ngành chế biến 
gỗ vùng Đông Nam Bộ
2.1. Về quy mô và sự phân bố của 
ngành
Đông Nam Bộ là vùng có số 
lượng cơ sở chế biến gỗ lớn nhất và 
có tốc độ tăng nhanh nhất cả nước. 
Năm 2013 toàn Vùng có 2.324 
doanh nghiệp, chiếm 59,95% tổng 
số cơ sở chế biến gỗ của cả nước, 
chiếm 74,32% trong tổng số các 
doanh nghiệp chế biến gỗ của miền 
Nam. So với năm 2010 số lượng 
cơ sở chế biến gỗ vùng Đông Nam 
Bộ tăng 528 doanh nghiệp tức tăng 
29,39% và so với năm 2005 tăng 
3,88 lần. Các nhà máy chế biến gỗ, 
sản xuất giấy, các nhà máy băm 
dăm mảnh có quy mô lớn tập trung 
Thực trạng và giải pháp phát triển ngành công 
nghiệp chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ
TrẦN VĂN hùNg
Ngành công nghiệp chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong thời gian vừa qua, với số lượng cơ sở chế biến gỗ lớn nhất và có tốc độ tăng nhanh nhất cả nước. Sự phát triển 
của ngành chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ được ghi nhận qua việc gia tăng số 
lượng cơ sở chế biến, đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng kim ngạch xuất khẩu sản 
phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn tồn tại những khó khăn 
thách thức gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành. Trên cơ sở nguồn số liệu 
thứ cấp được thu thập từ Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Lâm 
nghiệp, bài viết đề cập đến thực trạng ngành chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ, 
phân tích những thuận lợi khó khăn của ngành và đề xuất một số giải pháp khuyến 
nghị góp phần phát triển ngành chế biến gỗ của Vùng
Từ khóa: Chế biến gỗ, vùng Đông Nam Bộ, đa dạng hóa sản phẩm, kim 
ngạch xuất khẩu.
Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
67
chủ yếu tại Đông Nam Bộ. Trong 
đó, Bình Dương có 848 cơ sở chế 
biến gỗ, chiếm 36,49% tổng số cơ 
sở chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ, 
tiếp theo là tỉnh Đông Nai có 618 cơ 
sở chế biến gỗ chiếm 26,59% của 
toàn Vùng và TP.HCM có 345 cơ 
sở chiếm 14,85% số cơ sở chế biến 
gỗ của toàn Vùng. Đây là 3 tỉnh, 
thành phố có quy mô các cơ sở chế 
biến gỗ lớn nhất vùng Đông Nam 
Bộ và cả nước. Trong tổng số các 
cơ sở chế biến gỗ, Bình Dương có 
370 cơ sở chế biến quy mô lớn ( từ 
20 tỷ đồng trở lên), trong đó có 50% 
là các doanh nghiệp có vốn đầu tư 
nước ngoài, Đồng Nai có 219 cơ sở 
quy mô lớn, trong đó có 50 doanh 
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
TP.HCM có 109 doanh nghiệp chế 
biến quy mô lớn, trong dó doanh 
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 
chiếm 38 doanh nghiệp 
Các cơ sở chế biến gỗ ở Bình 
Dương tập trung chủ yếu ở các 
huyện Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên, 
Thuận An, Thủ Dầu Một; ở Đồng 
Nai tập trung chủ yếu ở Biên Hòa, 
Trảng Bom, Nhơn Trạch, Long 
Thành, Vĩnh Cửu; ở TP.HCM rải 
rác khắp các quận huyện chủ yếu 
quận 9, Tân Bình, quận 7, quận 
12, Củ Chi, Hóc Môn. Thời gian 
vừa qua, trong Vùng đã xuất hiện 
nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ 
có quy mô lớn (>100 tỷ) với 
công nghệ và thiết bị tiên tiến 
điển hình như công ty cổ phần 
kỹ nghệ gỗ Trường Thành, gồm 
14 công ty con và 2 công ty liên 
kết trải dài từ Phú Yên, Đắc Lắc, 
Bình Dương đến TP.HCM với 5 
các nhà máy chế biến gỗ và công 
ty trồng rừng, trung tâm huấn 
luyện đào tạo, sử dụng 6.500 lao 
động với nhà máy được đầu tư 
công nghệ thiết bị hiện đại. 
2.2. Nguồn vốn
Vốn đầu tư một doanh nghiệp 
vừa biểu hiện quy mô sản xuất theo 
bề rộng đồng thời thể hiện trình độ 
trang bị kỹ thuật, công nghệ và 
quản lý. Căn cứ quy mô vốn, cơ 
cấu doanh nghiệp chế biến gỗ vùng 
Đông Nam Bộ thể hiện tại Bảng 2. 
Các doanh nghiệp chế biến gỗ 
có quy mô nhỏ của Vùng (dưới 
1 tỷ đồng) vẫn còn chiếm tỷ lệ 
cao 27% trong tổng số các doanh 
nghiệp chế biến gỗ vùng Đông 
Nam Bộ. Các doanh nghiệp này 
có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ 
lạc hậu, chủ yếu là gia công cho 
các công ty lớn. Đây là các cơ sở 
quy mô hộ gia đình, hợp tác xã, 
cơ sở chế biến gỗ quy mô siêu 
nhỏ có vốn nhỏ hơn 1 tỷ đồng. 
Các cơ sở này chủ yếu đóng tại 
các vùng nông thôn, sản xuất các 
Tỉnh, 
thành phố
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 2013
Số 
DN
Cơ 
cấu Số 
DN
Cơ 
cấu Số 
DN
Cơ 
cấu Số 
DN
Cơ 
cấu
(%) (%) (%) (%)
vùng Đông 
Nam Bộ 254 100 476 100 1796 100 2,324 100
Bình 
Dương 76 29.92 102 21.43 613 34.13 848 36.49
Đồng Nai 98 38.58 123 25.84 586 32.63 618 26.59
TP.HCM 38 14.96 95 19.96 272 15.14 345 14.85
Các tỉnh 
còn lại 42 16.54 156 32.77 325 18.10 513 22.07
Năm
Tổng số 
doanh 
nghiệp
Dưới 1 
tỷ đồng
Từ 1 tỷ đến 
dưới 20 tỷ 
đồng
Từ 20 tỷ 
đến dưới 
100 tỷ 
đồng
Trên 100 tỷ 
đồng
2000 254 69 62 74 49
2001 274 74 67 79 53
2002 302 82 74 88 59
2003 353 95 87 102 69
2004 397 107 97 115 77
2005 476 129 117 138 93
2006 809 218 199 235 157
2007 1214 328 298 352 236
2008 1350 365 331 392 263
2009 1620 437 398 470 315
2010 1796 485 441 521 349
2011 1886 509 463 547 367
2012 2021 546 496 586 393
2013 2324 627 571 674 452
Bảng 1: Quy mô và sự phân bố các doanh nghiệp chế biến gỗ 
vùng Đông Nam Bộ
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM
Bảng 2: Diễn biến về số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ theo quy mô vốn của 
vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2000 – 2013
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục thống kê
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
68
sản phẩm mộc phục vụ nhu cầu 
tiêu dùng của địa phương với 
máy móc lạc hậu và phụ thuộc 
chủ yếu vào lao động thủ công. 
Việc sản xuất đồ gỗ tại các cơ 
sở trong các làng nghề rất phổ 
biến ở VN nói chung. Những sản 
phẩm gia đình này có những lợi 
thế lớn vì hầu hết các công đoạn 
sản xuất đều được thực hiện bởi 
những người có tay nghề cao. Họ 
sử dụng những máy móc rất đơn 
giản nên đây cũng là nhược điểm 
vì rất khó để họ thực hiện được 
các đơn đặt hàng lớn.
Các doanh nghiệp có quy mô 
lớn với mức vốn trên 100 tỷ đồng 
chiếm tỷ lệ còn thấp khoảng 12%. 
Đây là các công ty cổ phần từ 
các doanh nghiệp nhà nước như: 
Công ty cổ phần lâm sản miền 
Nam, Công ty cổ phần giấy Tân 
Mai, Công ty cổ phần chế biến 
lâm sản Thuận An và các công 
ty của tư nhân như Công ty gỗ 
Trường Thành, Công ty gỗ Đức 
Thành, v.v..Đây là những doanh 
nghiệp có quy mô vốn lớn, đầu 
tư máy móc thiết bị hiện đại và 
có kinh nghiệm sản xuất. Hầu hết 
các sản phẩm của họ đều hướng 
đến xuất khẩu ra nước ngoài.
Trên thực tế, phần lớn sản 
phẩm gỗ của Vùng được sản xuất 
theo đơn đặt hàng của khách hàng 
nước ngoài. Vì vậy, công nghiệp 
chế biến gỗ của Vùng hiện nay 
cơ bản được coi là một ngành gia 
công phục vụ thị trường thế giới. 
Nguyên nhân chủ quan là do bản 
thân các doanh nghiệp chế biến 
gỗ của Vùng chưa thật sự đủ 
năng lực tham gia chuỗi giá trị 
toàn cầu.
2.3 Về tình hình tiêu thụ sản 
phẩm
Trong những năm qua, ngành 
chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ 
của Vùng đã có những bước phát 
triển vượt bậc, với kim ngạch xuất 
khẩu luôn tăng trưởng cao. Năm 
2000 kim ngạch xuất khẩu của 
ngành chế biến gỗ của Vùng đạt 
98,55 triệu USD thì đến năm 2005 
đạt 1.124,64 triệu USD, năm 2010 
đạt 2.603,73 triệu USD, năm 2013 
đạt 4.118 triệu USD tăng 58,15% 
so với năm 2010 và tăng 2,66 lần 
so với năm 2005. Kim ngạch xuất 
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của vùng 
Đông Nam Bộ chiếm tỷ trọng trên 
75% so với kim ngạch xuất khẩu 
của cả nước.Theo đó, sản phẩm gỗ 
đã trở thành một trong những sản 
phẩm xuất khẩu chủ lực của Vùng. 
Trong tổng kim ngạch xuất 
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của 
Vùng phải kể đến kim ngạch 
xuất khẩu gỗ của Bình Dương, 
luôn chiếm vị trí hàng đầu của 
vùng Đông Nam Bộ và chiếm 
45% kim ngạch xuất khẩu của cả 
nước (khoảng 2416,5 triệu USD). 
Tiếp theo là Đồng Nai có kim 
ngạch xuất khẩu đạt 1.500 triệu 
USD trong năm 2013, chiếm 
27,93 kim ngạch xuất khẩu của 
cả nước. Năm 2009, tuy nền kinh 
tế thế giới gặp khó khăn do ảnh 
hưởng của năm 2008 nhưng thị 
trường tiêu thụ sản phẩm gỗ của 
vùng Đông Nam Bộ vẫn được 
giữ vững và giảm không đáng kể 
so với năm 2008 trong khi tổng 
kim ngạch xuất khẩu của cả nước 
năm 2009 so với năm 2008 giảm 
khoảng 9,79%. Hiện nay các sản 
phẩm xuất khẩu chủ yếu như đồ 
gỗ trong nhà và ngoài trời làm 
từ gỗ tự nhiên, gỗ trồng hoặc gỗ 
hỗn hợp, gỗ dán và các vật liệu 
khác được sản xuất. Ngoài ra, 
khu vực này cũng xuất khẩu một 
khối lượng lớn vỏ bào và gỗ vụn. 
Mặc dù đạt được những thành 
tựu đáng ghi nhận về kim ngạch 
xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của 
vùng Đông Nam Bộ, các doanh 
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 
chiếm gần 45% giá trị kim ngạch 
xuất khẩu trên và họ chỉ chiếm 
16% số lượng doanh nghiệp chế 
biến gỗ. Điều này cho thấy có 
một khoảng cách nhất định về 
quy mô, trình độ và năng lực sản 
xuất giữa các doanh nghiệp của 
Vùng và các doanh nghiệp có 
vốn FDI.
Trong lúc kim ngạch xuất khẩu 
gỗ của Vùng đạt được những thành 
công đáng ghi nhận thì tại thị 
trường nội địa ngành gỗ của Vùng 
đang bị lấn át bởi các sản phẩm 
nhập khẩu hoặc sản phẩm sản xuất 
Năm 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
KNXK của 
Vùng 98,55 1124,64 1448,25 1827,19 1969,27 1952,60 2603,73 3065,40 3654,22 4118,00
KN XK cả 
nước 219 1562 1931 2503 2654 2628 3435 3930 4661 5370
Tỷ trọng (%) 45,00 72,00 75,00 73,00 74,20 74,30 75,80 78,00 78,40 76,69
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) sản phẩm gỗ vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2000 - 2013
Đơn vị tính: Triệu USD
Nguồn: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM
Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
69
theo mẫu mã nhập từ nước ngoài 
như Trung Quốc, Malaysia, Thái 
Lan. Thị trường tiêu thụ nội địa của 
các doanh nghiệp chế biến gỗ trong 
Vùng chỉ chiếm từ 9% – 11% trong 
tổng thu nhập của doanh nghiệp.
2.4. Tình hình nguồn nguyên 
liệu
Nguồn nguyên liệu phục vụ 
cho ngành chế biến gỗ của vùng 
Đông Nam Bộ được cung cấp từ 
hai nguồn chính là trong nước và 
nhập khẩu từ nước ngoài. Nguồn 
nguyên liệu trong nước các doanh 
nghiệp chế biến gỗ mua trực tiếp 
từ các đầu nậu/nhà buôn tại các 
địa phương như Nghệ An, Gia Lai, 
Kom Tum, Đắc Lắc hoặc các đại 
lý của họ gần vùng sản xuất của 
các doanh nghiệp. Ngoài ra, nguồn 
nguyên liệu trong Vùng còn được 
các doanh nghiệp mua trực tiếp từ 
các đại lý cung cấp do khai thác gỗ 
vườn (chủ yếu là tràm, keo), khai 
thác từ rừng trồng và khai thác từ 
gỗ cao su thanh lý tại Vùng chiếm 
khoảng 10,21%.
Vùng Đông Nam Bộ có số 
lượng cơ sở sản xuất chiếm 59,95% 
của cả nước, trong khi đó diện tích 
rừng sản xuất chỉ chiếm 4,47% của 
cả nước nên phần lớn lượng nguyên 
liệu gỗ phục vụ cho chế biến của 
Vùng phải nhập khẩu từ bên ngoài. 
Hiện tại tới 80% nguồn nguyên 
liệu gỗ của Vùng đang phải nhập 
khẩu, nguồn nguyên liệu gỗ trong 
nước đang thiếu và chưa có hướng 
phát triển khả quan. Đây cũng 
chính là áp lực không nhỏ đối với 
các doanh nghiệp chế biến gỗ của 
Vùng, bởi nguyên liệu đang bị phụ 
thuộc quá lớn vào thị trường nhập 
khẩu làm tăng giá thành phẩm. 
Nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ 
nước ngoài do các doanh nghiệp 
mua trực tiếp từ các nước như Lào, 
Campuchia, New Zealand, Nga, 
Úc, Nam Phi, Indonesia, Brazil, 
Chile, v.v. hoặc mua thông qua các 
đại lý hoặc các doanh nghiệp vừa 
nhập khẩu gỗ để sản xuất và tiêu thụ 
hưởng chênh lệch. Việc nhập khẩu 
nguyên liệu sẽ làm tăng chi phí cho 
các doanh nghiệp, doanh nghiệp 
phụ thuộc vào nguồn nguyên 
liệu nhập khẩu (về thời gian, chất 
lượng, xuất sứ, tiêu chuẩn, chi phí, 
v.v..). Bên cạnh đó việc nhập khẩu 
gỗ từ nước ngoài còn gặp phải khó 
khăn về nguồn gỗ hợp pháp, về các 
quy định của các nước như Mỹ và 
EU đặt ra rất nhiều quy định gắt 
gao như đạo luật LACEY của Mỹ 
và FLEGT của EU. Từ 1/4/2014, 
Myanmar ra chính sách cấm xuất 
khẩu gỗ tròn từ quốc gia này, điều 
này chắc chắn ảnh hưởng đến các 
doanh nghiệp nhập khẩu gỗ tròn từ 
Myanmar. Nhìn chung, việc nhập 
khẩu nguyên liệu gỗ của Vùng gặp 
phải những khó khăn sau:
- Trong bối cảnh thị trường gỗ 
thế giới mang tính toàn cầu hoá 
nên rất nhiều nước trên thế giới 
thay đổi chính sách về khai thác 
và xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Hiện 
nay nhiều nước đã ra lệnh cấm xuất 
khẩu gỗ tròn và hạn chế xuất khẩu 
gỗ xẻ. 
- Thiếu một hệ thống thu thập 
cập nhật và xử lý thông tin về chế 
biến, thương mại, thị trường, đối 
tác, nguyên liệu và sản phẩm gỗ kể 
cả trong nước và trên thế giới. 
- Việc xuất và nhập khẩu gỗ 
phải được các cơ quan có trách 
nhiệm xác nhận nguồn gốc gỗ đó 
được khai thác hợp pháp và cấp 
chứng chỉ FSC nhưng hiện nay 
không phải quốc gia nào cũng có 
tổ chức cấp chứng chỉ FSC. 
- Biên độ thời gian rộng, từ lúc 
ký hợp đồng ngoại thương mua gỗ 
đến khi bán hàng nội địa hàm chứa 
nhiều rủi ro như: biến động về giá 
cả, tiêu hao nguyên liệu, tăng chi 
phí quản lý và thay đổi về nhu cầu 
tiêu thụ nguyên liệu. 
- Nguồn nguyên liệu gỗ nhập 
khẩu đã đang và phong phú về 
nguồn gốc, chất lượng và chủng 
loại, khác biệt về hệ thống đo đạc 
và hệ thống quy đổi nên phát sinh 
nhiều rủi ro.
3. Những thuận lợi và khó khăn 
của ngành chế biến gỗ vùng 
Đông Nam Bộ
3.1. Những thuận lợi
VN nói chung và vùng Đông 
Nam Bộ nói riêng có chế độ chính 
trị, kinh tế, xã hội ổn định, có chín ... ành chế biến gỗ.
Vùng Đông Nam Bộ có nguồn 
lao động dồi dào, chi phí nhân công 
thấp, lao động có tay nghề cao, tạo 
ra những sản phẩm có chất lượng 
và giá trị cao. Ngoài ra, nguồn lao 
động phục vụ ngành chế biến gỗ 
của Vùng có trình độ, có khả năng 
tiếp thu khoa học công nghệ hiện 
đại trên thế giới.
Quy mô và năng lực của ngành 
chế biến gỗ của Vùng ngày càng 
tăng, sản phẩm ngày càng có uy tín 
và chất lượng, đã khẳng định được 
vị thế của mình trên thị trường 
quốc tế.
Suy thoái kinh tế tại châu Âu 
khiến nhiều nhà máy tại các nước 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 22 (32) - Tháng 05-06/201570
Nghiên Cứu & Trao Đổi
sản xuất đồ gỗ lớn như Ý, Đức, 
Mỹ đã thu hẹp sản xuất hoặc đóng 
cửa.
Một số doanh nghiệp trong 
Vùng đã tranh thủ được nguồn lực 
trong nước, kể cả Việt kiều, tạo ra 
khả năng về tài chính, công nghệ-
thiết bị và cơ hội tiếp cận các thị 
trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật, Đài 
Loan
Có thị trường tiêu thụ rộng lớn 
ở trong nước và nước ngoài như 
Mỹ, EU, Nhật,..
Trong Vùng đã hình thành các 
vùng chế biến gỗ tập trung: Bình 
Dương - TP.HCM,. Đây là điều 
kiện hết sức thuận lợi cho việc đầu 
tư phát triển công nghiệp chế biến 
gỗ.
Nhà nước đã có định hướng 
chiến lược phát triển lâm nghiệp 
VN đến năm 2020 về việc phát 
triển vùng nguyên liệu gỗ phục vụ 
cho ngành công nghiệp chế biến 
gỗ.
Đầu tư nước ngoài trong lĩnh 
vực chế biến gỗ đối với vùng Đông 
Nam Bộ ngày càng tăng. Các nhà 
đầu tư chủ yếu từ châu Á, đặc biệt là 
từ Đài Loan, Singapore, Malaysia, 
Trung Quốc và một số nước khác 
như Thuỵ Điển, Na Uy, Đan Mạch 
và Pháp góp phần thu hút lao động, 
tạo việc làm, chia sẽ kinh nghiệm, 
vốn, thiết bị công nghệ chế biến.
Trong Vùng có các cơ sở đào 
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 
phục vụ cho ngành chế biến gỗ 
như Trường Đại học Nông Lâm 
TP.HCM cơ sở 2 Trường Đại học 
Lâm nghiệp VN ở Đồng Nai đào 
tạo ngành công nghệ chế biến 
lâm sản và các trường cao đẳng, 
trung cấp nghề cung cấp hàng năm 
khoảng 500 công nhân hệ chính 
quy có tay nghề cho cả Vùng.
Ngành lâm nghiệp VN tiếp tục 
nhận được sự hỗ trợ tài chính to lớn 
từ cộng đồng quốc tế đặc biệt cho 
việc thực hiện sáng kiến REDD+ 
và FLEGT. 
Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ 
thị số 19/2004/CT-TTg về một số 
giải pháp phát triển ngành chế biến 
gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ.
3.2. Một số khó khăn, thách thức 
Ngành lâm nghiệp nói chung và 
ngành chế biến gỗ nói riêng tiếp 
tục bị ảnh hưởng bởi kinh tế thế 
giới trên đà phục hồi chậm, tăng 
trưởng kinh tế của các nước thuộc 
khu vực đồng tiền chung châu Âu, 
đặc biệt là một số nước thành viên 
đang chịu ảnh hưởng của nợ công 
vẫn còn rất mờ nhạt. Mặc dù có 
vài dấu hiệu tích cực cho thấy các 
hoạt động kinh tế đang phục hồi trở 
lại sau suy thoái nhưng triển vọng 
kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa 
vững chắc, nhất là đối với các nền 
kinh tế phát triển.
Nguồn nguyên liệu cung cấp 
cho ngành chế biến gỗ vùng Đông 
Nam Bộ hiện đang thiếu trầm 
trọng, chủ yếu phải nhập khẩu từ 
nước ngoài nên làm cho chi phí 
chế biến gỗ tăng, các doanh nghiệp 
chế biến gỗ trong vùng không chủ 
động được nguồn nguyên liệu.
Công nghệ chế biến của các 
doanh nghiệp trong vùng hiện nay 
còn thô sơ và mang nặng tính thủ 
công, các doanh nghiệp chế biến 
gỗ trogn vùng cũng chỉ mới dừng 
lại ở việc gia công nguyên liệu là 
chính, máy móc vẫn ở mức trung 
bình và lạc hậu. Phần lớn dây 
chuyền thiết bị, máy móc được sản 
xuất từ Đài Loan, Trung Quốc, chỉ 
một số ít sản xuất tại Đức, Ý, Nhật, 
không đáp ứng được yêu cầu của 
khách hàng lớn và khách hàng đòi 
hỏi chất lượng cao. 
Các doanh nghiệp chế biến gỗ 
chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và 
nhỏ, yếu về năng lực quản lý, thiếu 
công nhân kỹ thuật, thiếu vốn. 
Những yếu tố này khiến giá trị gia 
tăng của sản phẩm gỗ trong vùng 
chưa đạt mức cao và làm giảm tính 
cạnh tranh về giá thành.
Ngành chế biến gỗ trong vùng 
chịu sự cạnh tranh gay gắt của các 
vùng và các quốc gia khác như 
Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, 
Malaysia, Thái Lan do các nước 
này có thể cung ứng đủ nguyên liệu 
gỗ cho các doanh nghiệp của họ mà 
không cần nhập khẩu. Bên cạnh đó, 
họ lại mạnh hơn về tài chính cũng 
như công nghệ, số lượng cơ sở sản 
xuất, chỉ tính riêng Trung Quốc có 
đã có trên 50.000 cơ sở sản xuất 
với hơn 50 triệu nhân công và sản 
xuất với doanh số gần 20 tỷ USD/
năm.
VN và vùng Đông Nam Bộ 
chưa có các cảng gỗ, chợ gỗ, các 
nhà máy chuyên xẻ gỗ, cung cấp 
cho các nhà máy chế biến, chưa có 
trung tâm nguyên phụ liệu cung 
ứng các sản phẩm gỗ để các nhà 
sản xuất chủ động.
4. Một số đề xuất khuyến nghị 
góp phần phát triển ngành chế 
biến gỗ vùng Đông Nam Bộ
4.1. Về phía Chính phủ
Để khuyến khích các doanh 
nghiệp chế biến gỗ sản xuất và 
xuất khẩu, từ năm 1998 Chính 
phủ VN đã ban hành các văn bản 
pháp quy liên quan đến xuất khẩu 
đồ gỗ và nhập khẩu nguyên liệu gỗ 
thô (Nghị định số 57/1998/ND-CP 
ngày 31/7/1998 của Chính phủ; 
Quyết định số 65/1998/QD-TTg 
ngày 24/3/1998 của Thủ tướng 
Chính phủ, Thông tư số 122/1999/
TT-BNN-PTLN ngày 27/3/1998 
của Bộ NN & PTNT) để quản lý 
xuất khẩu đồ gỗ sản xuất từ gỗ tự 
nhiên và tạo điều kiện thuận lợi cho 
việc nhập khẩu nguyên liệu cũng 
như sử dụng tối ưu nguồn gỗ trồng. 
Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
71
Thuế nhập khẩu đối với gỗ nguyên 
liệu là 0% (gỗ khúc, gỗ xẻ và gỗ 
ván) và ngày 1/6/2004 Chính phủ 
đã ban hành chỉ thị số 19/2004/CT-
TTg của Thủ tướng Chính phủ về 
một số giải pháp phát triển ngành 
chế biến và xuất khẩu sản phẩm 
gỗ đã quy định cụ thể chức năng, 
nhiệm vụ của các Bộ, Ban ngành 
trung ương và Ủy ban Nhân dân 
các tỉnh, địa phương, Các Hiệp hội 
gỗ và lâm sản trong việc phát triển 
ngành ngành chế biến gỗ và sản 
phẩm gỗ. Ngoài ra, tác giả đề xuất 
một số giải pháp đối với Chính phủ 
như sau:
- Chính phủ cần có một chiến 
lược phát triển ngành chế biến gỗ 
lâu dài, tạo ra môi trường thuận lợi 
cho ngành công nghiệp chế biến 
gỗ phát triển, xây dựng, bổ sung 
hệ thống chính sách khuyến khích 
phát triển công nghiệp chế biến 
lâm sản phù hợp với các cam kết 
của VN khi gia nhập WTO, với các 
nội dung chủ yếu sau: 
+ Rà soát toàn bộ hệ thống văn 
bản pháp quy và các chính sách 
hiện có từ trung ương đến các địa 
phương, liên quan ngành chế biến 
lâm sản; phân tích, đánh giá tác 
động chủ yếu của hệ thống chính 
sách hiện tại đối với ngành chế 
biến lâm sản; đề xuất các khung 
chính sách cần sửa đổi, bổ sung, 
xây dựng mới;
+ Tuyên truyền, chỉ đạo tổ chức 
tốt các chính sách hiện có, đề xuất 
xây dựng mới các chính sách sau:
* Chính sách khuyến khích đầu 
tư xây dựng vùng nguyên liệu tập 
trung phục vụ công nghiệp chế 
biến gỗ.
* Chính sách khuyến khích đầu 
tư phát triển công nghiệp chế biến 
gỗ.
* Tổ chức sắp xếp lại các cơ 
sở chế biến gỗ theo hướng chuyên 
môn hoá, hợp tác hoá, đa dạng hoá 
sản phẩm bằng các công cụ chính 
sách điều tiết của Nhà nước để thúc 
đẩy các cơ sở sản xuất nhỏ liên kết 
chặt chẽ với nhau và với các doanh 
nghiệp lớn đáp ứng các đơn hàng 
với khối lượng lớn.
+ Đổi mới công tác quản lý nhà 
nước đối với hoạt động chế biến 
gỗ, thực hiện các chức năng quy 
hoạch, định hướng, giám sát, kiểm 
tra và hướng dẫn, tạo điều kiện, tạo 
môi trường thuận lợi cho phép các 
doanh nghiệp chế biến gỗ phát triển 
sản xuất kinh doanh tạo ra các sản 
phẩm có giá trị gia tăng cao (chế 
biến sâu), đủ sức cạnh tranh trên thị 
trường trong nước và thị trường thế 
giới.
- Chính phủ cần tạo điều kiện 
cho các doanh nghiệp VN trực tiếp 
hợp tác liên kết với chủ rừng để 
khai thác nguyên liệu gỗ một cách 
chắc chắn thông qua các hiệp định 
song phương đã ký kết giữa VN và 
các nước có rừng. Đồng thời xây 
dựng một trung tâm hỗ trợ phát 
triển sản phẩm quốc gia để hỗ trợ 
việc thiết kế mẫu mã, định hướng 
thị trường phù hợp. 
- Chính phủ cần mở rộng đối 
tượng hưởng kích cầu hỗ trợ vốn 
với lãi vay ưu đãi hoặc không tính 
lãi cho các doanh nghiệp vừa và 
nhỏ; hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh 
các hoạt động xúc tiến thương 
mại...Ngoài ra, cần có chính sách 
vay vốn dài hạn cho các doanh 
nghiệp chế biến gỗ đầu tư cơ sở hạ 
tầng, đổi mới công nghệ, thiết bị, 
giúp các doanh nghiệp chế biến gỗ 
khó tiếp cận với đất và rừng để 
xây dựng vùng nguyên liệu phù 
hợp với hoạt động của mình, nâng 
cao sự cạnh tranh trên thị trường. 
Bên cạnh việc đẩy mạnh, hiện đại 
hóa công nghiệp chế biến gỗ quy 
mô lớn cần từng bước phát triển 
và hiện đại hóa công nghiệp chế 
biến quy mô nhỏ ở các vùng nông 
thôn và làng nghề truyền thống, 
góp phần đa dạng hóa kinh tế nông 
nghiệp, nông thôn.
- Chính phủ cần sớm thành lập 
chợ gỗ, sàn giao dịch gỗ nhằm cung 
cấp thông tin về giá cả thị trường gỗ 
trong nước và thế giới, các vấn đề 
về pháp luật khi các doanh nghiệp 
xuất khẩu gỗ ra nước ngoài.
Trong thời gian tới Chính phủ 
cần quy hoạch, tập trung các doanh 
nghiệp chế biến gỗ thành vùng sản 
xuất tập trung nhằm giảm chi phí 
vận chuyển tới cảng và tăng nguồn 
cung các phụ liệu (vải sợi, bộ phận 
kim loại, vật liệu hoàn thiện, v.v..). 
Xây dựng và thực hiện nhất 
quán chính sách khuyến khích các 
cơ sở chế biến gỗ đang hoạt động 
di dời, đầu tư vào khu, cụm công 
nghiệp theo quy hoạch. Ban hành 
các quy định chặt chẽ về quản lý 
môi trường trong công nghiệp chế 
biến gỗ. Kiểm tra, xử lý nghiêm các 
nhà máy vi phạm các quy định về 
xử lý chất thải, bảo vệ môi trường 
theo pháp luật hiện hành, tạo nên 
sự cạnh tranh công bằng trong sản 
xuất kinh doanh của các doanh 
nghiệp chế biến. Có chính sách 
khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp 
trong việc đầu tư, xử lý chất thải, 
bảo vệ môi trường.
- Chính phủ cần tăng cường đầu 
tư cơ sở hạ tầng giao thông, cảng 
biển, kho bãi và nâng cấp các dịch 
vụ này đặc biệt là ở vùng Đông 
Nam Bộ góp phần làm giảm chi 
phí vận chuyển cho ngành chế biến 
gỗ. Theo một báo cáo của Đại học 
Georgetown, Mỹ về chi phí vận 
chuyển hàng trên biển từ Trung 
Quốc và VN tới các bang của Mĩ 
chỉ ra: “Thời gian vận chuyển 
đường biển và giao hàng từ VN tới 
Mĩ cho 50 containers là 322.000 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 22 (32) - Tháng 05-06/201572
Nghiên Cứu & Trao Đổi
USD và mất 17-35 ngày, trong khi 
đó vận chuyển từ Trung Quốc là 
136.000 USD và mất 11 ngày với 
số lượng tương tự”. 
- Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, 
Ban ngành có liên quan như Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông 
thôn, Bộ Công thương, Tổng cục 
Lâm nghiệp, Tổng cục Thuế, Tổng 
cục Hải quan .cùng phối hợp hỗ 
trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các 
doanh nghiệp chế biến gỗ sản xuất 
chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
4.2. Về phía các Hiệp hội gỗ và 
lâm sản
- Hiệp hội gỗ và lâm sản VN cần 
củng cố và nâng cao năng lực để 
thực hiện vai trò hỗ trợ các doanh 
nghiệp chế biến gỗ trong công tác 
xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị 
trường, nghiên cứu chiến lược sản 
phẩm, chính sách phát triển, tìm 
kiếm nguồn vốn đầu tư và liên kết 
hợp tác trong sản xuất kinh doanh 
đồ gỗ, ngoài gỗ và làm cầu nối giữa 
doanh nghiệp với Chính phủ, với 
các tổ chức liên quan hỗ trợ ngành 
lâm nghiệp phát triển.
- Hiệp hội cần hỗ trợ hội viên 
với nhiều hình thức để nâng cao 
năng lực cạnh tranh của ngành 
nói chung và của doanh nghiệp 
nói riêng thông qua sự liên kết, 
hợp tác giữa các doanh nghiệp 
hội viên bằng các hình thức như 
tổ chức diễn đàn trao đổi chia sẻ 
kinh nghiệm và hỗ trợ hội viên 
trong việc chuyển giao công nghệ, 
kỹ năng quản lý; đồng thời thành 
lập các Website của hiệp hội nhằm 
truyền tải thông tin khoa học – kỹ 
thuật, xúc tiến thương mại, quảng 
bá sản phẩm, thương hiệu của các 
hội viên. Hiệp hội cũng tổ chức 
các cuộc hội thảo giao lưu với các 
hiệp hội ngành nghề trong và ngoài 
nước để trao đổi kinh nghiệm, kêu 
gọi các hội viên tham gia các hội 
chợ, triển lãm quốc tế, tổ chức tập 
huấn nâng cao trình độ chuyên môn 
của ngành và tổ chức các chuyến 
thăm xúc tiến thương mại trong và 
ngoài nước.
- Hiệp hội cần tập trung hỗ trợ 
nâng cao năng lực và mở rộng thị 
trường cho các hội viên trên cơ sở 
các thị trường mục tiêu được định 
hướng rõ ràng, đồng thời phối hợp 
với các cơ quan hoạch định chính 
sách và quản lý nhà nước, các tổ 
chức quốc tế để tạo môi trường tốt 
nhất cho các thành viên từ việc đảm 
bảo nguồn nguyên liệu đầu vào có 
chất lượng tốt, giá cả hợp lý và hỗ 
trợ kỹ thuật sản xuất, quản lý đến 
xúc tiến thương mại trên cơ sở các 
thị trường mục tiêu. Bên cạnh đó, 
Hiệp hội cần có nhiều hoạt động 
quảng bá hình ảnh sản phẩm và 
doanh nghiệp ra toàn thế giới và 
khu vực. Đồng thời giúp các doanh 
nghiệp bảo hộ bản quyền thương 
hiệu sản phẩm ở trong và ngoài 
nước.
- Hiệp hội cần khảo sát nắm bắt 
tình hình sản xuất của các doanh 
nghiệp sản xuất để tìm hiểu khó 
khăn, trở ngại của từnsg doanh 
nghiệp, từ đó tìm hướng giúp đỡ 
và kiến nghị lên các cấp lãnh đạo 
những vấn đề quan trọng. 
- Tăng cường sự đoàn kết giữa 
các thành viên trong hiệp hội và 
đẩy mạnh xúc tiến thương mại 
bằng các hình thức như tổ chức 
hội chợ thương mại, festival ngành 
hàng gỗ nhằm giới thiệu, quảng bá 
sản phẩm v.v 
4.3. Về phía các doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp chế biến 
gỗ vùng Đông Nam Bộ cần nâng 
cao năng lực sản xuất và chế biến 
của mình vì đa phần là các doanh 
nghiệp có quy mô nhỏ xét trên góc 
độ vốn. Số lượng các doanh nghiệp 
có quy mô vốn lớn trên 100 tỷ đồng 
trở lên chỉ chiếm 1,4% (không tính 
các doanh nghiệp FDI), còn lại hơn 
90% là các doanh nghiệp có quy 
mô vốn nhỏ hơn 20 tỷ đồng. 
 - Để mở rộng quy mô, nâng 
cao năng lực sản xuất và tiêu thụ 
sản phẩm thì các doanh nghiệp chế 
biến gỗ của Vùng cần chủ động tìm 
kiếm đối tác trong và ngoài ngành 
để liên doanh liên kết nhằm chia 
sẽ các đơn hàng, giảm bớt chi phí 
mua nguyên vật liệu, chi phí tiêu 
thụ sản phẩm hoặc thông qua các 
tổ chức tín dụng để tranh thủ nguồn 
hỗ trợ từ các gói hỗ trợ của Chính 
phủ. Các doanh nghiệp cần chủ 
động tìm kiếm và hợp tác với các 
đối tác trong và ngoài nước nhằm 
tranh thủ sự ủng hộ về vốn, công 
nghệ, kinh nghiệm quản lý v.v
- Các doanh nghiệp nhà nước 
hay doanh nghiệp lớn trong ngành 
tiến tới chủ động tiến hành việc 
sát nhập, hợp nhất những doanh 
nghiệp dẫn đầu ngành thành một 
mối liên kết lớn. Còn các doanh 
nghiệp vừa và nhỏ sẽ trở thành các 
đơn vị vệ tinh cho các công ty lớn 
nhằm tạo thành sức mạnh liên kết 
to lớn trong sản xuất chế biến và 
tiêu thụ gỗ của vùng Đông Nam 
Bộ.
- Các doanh nghiệp nhà nước 
đã cổ phẩn hóa cần tiếp tục đầu tư 
mở rộng sản xuất kinh doanh, kêu 
gọi sự đầu tư góp vốn của các tổ 
chức trong và nước để hình thành 
những tập đoàn kinh tế đủ tiềm lực 
cạnh tranh trên thế giới.
- Các doanh nghiệp cần đầu tư 
đổi mới công nghệ, máy móc thiết 
bị hiện đại, không gây ô nhiễm môi 
trường. Đồng thời tăng cường cập 
nhật thông tin về các thiết bị công 
nghệ mới để lựa chọn công nghệ, 
máy móc thiết bị phù hợp phục vụ 
cho sản xuất.
(Tiếp theo trang 92)

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_nganh_cong_nghiep_che_bie.pdf