Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững rừng phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng diện tích rừng phòng hộ ven biển của

tỉnh Bạc Liêu đến năm 2015 là 4.258,3ha, trong đó 3.138,6 đất có rừng và

1.119,6ha đất chưa có rừng và đất bãi bồi quy hoạch cho trồng rừng. Chất

lượng rừng bị suy thoái nghiêm trọng do công tác quản lý bảo vệ rừng,

công tác giao khoán rừng và đất rừng còn nhiều bất cập, quá trình sạt lở và

xâm thực bờ biển diễn ra phức tạp và các giải pháp kỹ thuật tác động để

nâng cao chất lượng rừng chưa được áp dụng đồng bộ. Hiện trạng rừng

gồm có 1.512,7ha rừng tự nhiên và 1.625,9ha rừng trồng kết hợp nuôi

thủy sản với các loài cây chủ yếu là Đước đôi, Mắm biển, Cóc trắng, Phi

lao, Dà vôi, Tra bồ đề và Dừa nước.

So với năm 2000, diện tích rừng và đất rừng phòng hộ ven tỉnh Bạc Liêu giảm

1.176,7ha, trong đó diện tích đất có rừng giảm 724,86ha do quá trình chuyển

đổi sang nuôi trồng thủy sản, do rừng bị suy thoái và sạt lở bờ biển ngày càng

nghiêm trọng. Quá trình xói lở bờ biển từ năm 1995 - 2015 đã làm mất đi

718,1ha, bình quân mỗi năm mất đi khoảng 36ha rừng và đất rừng.

pdf 12 trang phuongnguyen 1800
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững rừng phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững rừng phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu

Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững rừng phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu
Tạp chí KHLN Chuyên san/2017 (140 - 151) 
©: Viện KHLNVN - VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn 
 140
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 
RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN TỈNH BẠC LIÊU 
Kiều Tuấn Đạt1, Lê Thanh Quang1, Nguyễn Bắc Vương2, Phạm Minh Toại3 
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ 
2Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Bạc Liêu 
3Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam 
Từ khóa: Quản lý rừng 
bền vững, rừng phòng hộ 
ven biển, rừng ngập mặn 
TÓM TẮT 
Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng diện tích rừng phòng hộ ven biển của 
tỉnh Bạc Liêu đến năm 2015 là 4.258,3ha, trong đó 3.138,6 đất có rừng và 
1.119,6ha đất chưa có rừng và đất bãi bồi quy hoạch cho trồng rừng. Chất 
lượng rừng bị suy thoái nghiêm trọng do công tác quản lý bảo vệ rừng, 
công tác giao khoán rừng và đất rừng còn nhiều bất cập, quá trình sạt lở và 
xâm thực bờ biển diễn ra phức tạp và các giải pháp kỹ thuật tác động để 
nâng cao chất lượng rừng chưa được áp dụng đồng bộ. Hiện trạng rừng 
gồm có 1.512,7ha rừng tự nhiên và 1.625,9ha rừng trồng kết hợp nuôi 
thủy sản với các loài cây chủ yếu là Đước đôi, Mắm biển, Cóc trắng, Phi 
lao, Dà vôi, Tra bồ đề và Dừa nước. 
So với năm 2000, diện tích rừng và đất rừng phòng hộ ven tỉnh Bạc Liêu giảm 
1.176,7ha, trong đó diện tích đất có rừng giảm 724,86ha do quá trình chuyển 
đổi sang nuôi trồng thủy sản, do rừng bị suy thoái và sạt lở bờ biển ngày càng 
nghiêm trọng. Quá trình xói lở bờ biển từ năm 1995 - 2015 đã làm mất đi 
718,1ha, bình quân mỗi năm mất đi khoảng 36ha rừng và đất rừng. 
Các giải pháp để phát triển bền vững rừng phòng hộ ven biển cần được 
giải quyết là: (1) tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, kiểm soát chặt 
chẽ việc nuôi trồng thủy sản trên đối tượng đất giao khoán cho tổ chức, cá 
nhân và hộ gia đình; (ii) đẩy mạnh khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, 
phát triển trồng rừng trên đất trống, bãi bồi, những nơi đang sạt lở và có 
nguy cơ sạt lở cao; (iii) áp dụng các giải pháp lâm sinh về tỉa thưa nuôi 
dưỡng để chống suy thoái rừng; (iv) triển khai dự án bố trí sắp xếp lại dân 
cư ở khu vực rừng phòng hộ xung yếu ven biển tỉnh Bạc Liêu và đề án bảo 
vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 
2020; (v) nghiên cứu phát triển dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, 
điện gió,... để tạo nguồn thu cho bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh. 
Keywords: Forest 
sustainable management, 
coastal protection forests, 
mangrove forest 
Status and solution for sustainable development of the coastal 
protection forests in Bac Lieu province 
The results showed that the total area of coastal protection forest of Bac 
Lieu is 4,258.3ha; of which 3,138.6ha was forest - covered - land area and 
1,119.6ha non - covered land area. The forests degredation was observed 
as a result of the shortcomings in forest management, forestland allocation 
and servere shoreline erosion. In addition, technical sollutions that help 
increase forest quality has not been systematically applied. Forest cover 
status of Bac Lieu was 1,512.7ha of natural forest and 1,625.9ha 
Kiều Tuấn Đạt et al., Chuyên san/2017 Tạp chí KHLN 2017 
 141 
aquaculture - combined - plantation with some main species such as: 
Rhizophora apiculata, Avicennia marina, Excoecaria agallocha, 
Casuarina, Ceriops tagal, Thespesia populnea and Nypa fruticans. 
Manggrove forest and forest land of Bac Lieu province experienced a 
downward trend during the period 2000 - 2015. Particularly, forest - 
covered - land area reduced about 724,86ha, as a result of land convertion 
for aquaculture, forest degredation and severe coastline erosion. 
Especially, from 1995 - 2015, servere coastline erosion caused losing of 
718,1ha forest and forest land, average 36ha per year. 
Sollutions bettering sustainable forest development should be 
implemented such as: (i) enhancing forest management and forest 
protection, strickly control aquaculture conducted in allocated forestland 
area or contract - based allocation of forest land to households and 
individuals; (ii) Improving forest regeneration, plantation expansion on 
uncovered land and erosion areas; (iii) Appling cultural practices in terms 
of thinning to prevent forest from degredation; (iv) Implementing the 
project called “protection and development coastal forests adapting to 
climate change for the period 2015 - 2020; (v) Developing forest payment 
service, eco - tourism, windy based electricity plants, to name a few, in 
order to financially contribute to forest protection program of the province 
in a long run. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bạc Liêu là tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng 
bằng sông Cửu Long, trải dài từ 9o32” đến 
9
o
38’9” vĩ độ Bắc và từ 105o14’15” đến 
105
o
51’54” kinh độ Đông. Tổng diện tích đất 
tự nhiên toàn tỉnh là 257.094 ha với 56km bờ 
biển và có vùng đặc quyền kinh tế biển rộng 
20.742 km
2
 có khả năng phát triển kinh tế biển, 
canh tác nông - lâm - ngư và diêm nghiệp gắn 
với bảo vệ an ninh, quốc phòng. 
Diện tích rừng và đất rừng tỉnh Bạc Liêu tuy 
không lớn, nhưng rất giàu tiềm năng và tính đa 
dạng sinh học, có vai trò quan trọng đối với sự 
phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Theo Kịch 
bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt 
Nam năm 2011 thì trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 
theo Kịch bản phát thải thấp vào giữa thế kỷ 
21 có khoảng 40.000ha và vào cuối thế kỷ 21 
có khoảng 94.000ha bị ảnh hưởng nghiêm 
trọng do nước biển dâng; còn theo kịch bản 
phát thải cao thì vào giữa thế kỷ 21 có khoảng 
94.000ha và vào cuối thế kỷ 21 có khoảng 
245.000ha bị ảnh hưởng. Hệ sinh thái rừng 
ngập mặn của tỉnh tập trung ở vùng ven biển 
Đông - khu vực có vị trí địa lý xung yếu về mặt 
tự nhiên, đóng vai trò quan trọng về phòng hộ 
ven biển, bảo tồn tính đa dạng sinh học, điều hòa 
khí hậu, hỗ trợ cho phát triển sản xuất nuôi trồng 
thủy sản. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác 
nhau dẫn đến diện tích rừng ngập nước ven biển 
của tỉnh Bạc Liêu ngày càng bị suy giảm nghiêm 
trọng. Môi trường sinh thái rừng ngập nước ven 
biển của tỉnh luôn chịu sự tác động thường 
xuyên và mạnh mẽ của gió, sóng biển, dòng 
chảy hải lưu, nhất là sự biến đổi khí hậu toàn 
cầu, nước biển dâng làm tác động đến hệ sinh 
thái rừng ngập mặn ven biển. Mặt khác, rừng và 
đất rừng đã, đang và sẽ chịu sức ép không nhỏ 
do nhu cầu sử dụng đất đai và gỗ củi, đặc biệt là 
nhu cầu sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản và 
làm muối. Về mặt xã hội do có nhiều hộ dân cư 
trú bất hợp pháp trong lâm phận phòng hộ ven 
biển Đông, phần lớn dân không có việc làm ổn 
định nên tiềm ẩn nguy cơ phá rừng rất cao. Do 
vậy, nếu không có biện pháp quản lý, bảo vệ, sử 
Tạp chí KHLN 2017 Kiều Tuấn Đạt et al., Chuyên san/2017 
 142
dụng và phát triển rừng hiệu quả hệ sinh thái 
rừng ven biển sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự 
phát triển bền vững của môi trường sinh thái và 
làm suy giảm nhanh chóng các nguồn tài nguyên 
thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu nghiên cứu 
Vật liệu nghiên cứu là rừng và đất rừng phòng 
hộ ven biển của tỉnh Bạc Liêu và biến động 
đường bờ biển từ năm 1965 đến nay. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
- Thu thập các tài liệu thứ cấp: các bản đồ hiện 
trạng rừng, bản đồ cập nhật diễn biến đường 
bờ biển các năm 1965, 1995, 2000, 2002 do 
phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ 
thực hiện và đường bờ biển năm 2009 do 
trường đại học Cần Thơ thực hiện; các tài liệu 
về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; các tài 
liệu về công tác quản lý bảo vệ rừng phát triển 
rừng của tỉnh; các tài liệu về quy hoạch, kế 
hoạch bảo vệ phát triển rừng, phát triển kinh tế 
xã hội của tỉnh và các kết quả nghiên cứu có 
liên quan,... 
- Điều tra ngoại nghiệp: Lập ô đo đếm, kiểm 
chứng hiện trạng rừng với 100 ô tiêu chuẩn 
điển hình diện tích 100 m2/ô được rải đều trên 
các hiện trạng để đo đếm đánh giá các chỉ tiêu 
sinh trưởng rừng như mật độ (cây/ha), D1.3 
(cm), Hvn (m), độ tàn che, tình hình sinh 
trưởng. Cập nhật đường bờ biển năm 2015 
bằng việc sử dụng máy định vị vệ tinh GPS 
76csx đi toàn tuyến 56km đường bờ biển. 
Phỏng vấn bán cấu trúc với 30 hộ gia đình 
nhận khoán rừng và đất rừng trong rừng phòng 
hộ, 15 cán bộ quản lý cấp xã/huyện và tổ chức 
01 hội nghị tham vấn chuyên gia. 
- Phân tích, xử lý số liệu: Theo phương pháp 
thống kê sinh học, sử dụng phần mềm excel để 
tính toán về hiện trạng rừng, sử dụng 
mapsource chuyển sang phần mềm mapinfo 
10.0 để cập nhập đường bờ biển năm 2015. 
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Hiện trạng rừng và đất rừng phòng hộ 
ven biển tỉnh Bạc Liêu 
 Biến động diện tích rừng và đất rừng 
phòng hộ từ năm 2000 - 2015 
Kết quả rà soát hiện trạng rừng và đất rừng 
phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu năm 2015 so 
sánh với các giai đoạn trước, được tổng hợp ở 
bảng 1 dưới đây: 
Bảng 1. Biến động diện tích rừng và đất rừng phòng hộ ven biển từ năm 2000 đến nay (ha) 
TT Trạng thái 
Năm 
2000 
(FIPI) 
Năm 
2005 
(CCKL) 
Năm 
2007 
(CCKL) 
Năm 2009 
(ĐH Cần 
Thơ) 
Năm 2010 
(CCKL sau 
rà soát 3 
loại rừng) 
Năm 2015 
(CCKL - Viện 
KHLN 
Nam Bộ) 
QH đến 
2020 
(UBND 
tỉnh) 
1 Diện tích có rừng 3.863,5 3.480,0 3.479,5 3.730,5 3.154,4 3.138,6 5.231 
1.1 
Rừng trồng và nuôi 
thủy sản kết hợp 
1.371,0 1.259,0 1.173,5 2.126,7 1.186,4 1.625,9 3.263 
1.2 Rừng tự nhiên 2.492,5 2.221,0 2.306,0 1.603,8 1.968,0 1.512,7 1.968 
2 Diện tích chưa có rừng 1.571,5 2.858,0 2.137,8 257,7 1.247,2 1.119,6 2.269 
2.1 
Đất trống, đất chuyên 
dùng và đất khác 
1.571,5 775,0 777,8 257,7 833,7 706,1 906 
2.2 
Đất bãi bồi quy hoạch 
trồng rừng 
 - 2.083,0 2.083,0 - 413,5 413,5 1.363 
Tổng cộng (I+II) 5.435,0 6.338,0 6.367,7 3.988,2 4.401,6 4.258,3 7.500 
Kiều Tuấn Đạt et al., Chuyên san/2017 Tạp chí KHLN 2017 
 143 
Tổng diện tích rừng và đất rừng phòng hộ ven 
biển của tỉnh Bạc Liêu đến năm 2015 là 
3.844,8 ha (chưa bao gồm 413,5 ha đất bãi 
bồi), trong đó đất rừng tự nhiên 1.512,73 ha 
(chiếm 39,34%), rừng trồng kết hợp nuôi thủy 
sản 1.625,92ha (chiếm 42,29%), đất không có 
rừng là 546,63 ha (chiếm 14,12%); đất phi lâm 
nghiệp 159,52 ha (chiếm 4,15 %) chủ yếu là 
đất công trình công cộng, sông rạch, bãi rác và 
đất khác. 
Biến động diện tích rừng và đất rừng phòng 
hộ giai đoạn 2000 - 2005 tăng 903,0 ha, 
nguyên nhân chủ yếu do quy hoạch đất bãi 
bồi để khoanh nuôi và phát triển trồng rừng, 
còn diện tích đất có rừng giảm do chuyển đổi 
đất rừng phía trong đê biển sang nuôi trồng 
thủy sản và làm muối. Giai đoạn 2005 - 2015 
diện tích rừng giảm mạnh với 2.079,7 ha, 
nguyên nhân chủ yếu trong giai đoạn 2005 có 
2.083 ha đất bãi bồi ven biển được quy hoạch 
cho trồng rừng phòng hộ nhưng diện tích này 
giảm nhanh chóng, đến năm 2015 chỉ còn 
413,5 ha do hiện tượng xói lở và xâm thực 
của biển dẫn đến sự biến mất của các bãi bồi 
và sạt lở bờ biển diễn ra mạnh mẽ trên địa 
bàn xã Vĩnh Trạch Đông, phường Nhà Mát và 
thị trấn Gành Hào. 
Từ năm 2000 đến 2015 diện tích rừng và đất 
rừng phòng hộ ven biển Đông giảm 1.176,7 
ha, trong đó diện tích đất có rừng giảm 
724,86 ha, đất trống và đất phi lâm nghiệp 
451,84 ha; đất bãi bồi quy hoạch phát triển 
rừng tăng 413,5 ha. Nguyên nhân chủ yếu 
dẫn đến diện tích rừng và đất rừng phòng hộ 
giảm là do chuyển đổi sản xuất sang nuôi 
trồng thủy sản và một phần sạt lở đất khu 
vực ven biển. 
Như vậy, đến nay diện tích rừng phòng hộ 
ven biển của tỉnh Bạc Liêu so với quy 
hoạch của tỉnh đến năm 2020 (7.500 ha) thì 
cần phải phát triển thêm 3.242 ha nữa, tuy 
nhiên trong bối cảnh diễn biến sạt lở bờ 
biển ngày càng nghiêm trọng thì đây là một 
thách thức lớn đối với tỉnh để đáp ứng được 
mục tiêu đề ra. 
 Đặc điểm lâm học của các trạng thái rừng 
- Rừng tự nhiên: có 2 quần xã chính là Mắm 
biển thuần loài và rừng hỗn giao Mắm biển - 
Cóc trắng - Giá - Đước đôi,... trong đó: 
+ Rừng thuần loài Mắm biển tự nhiên, được 
chia thành 3 loại dựa trên mật độ cây, chiều 
cao và tuổi: (i) Rừng mắm có mật độ dày 
khoảng 17.800 cây/ha, đường kính trung bình 
4,6cm, chiều cao trung bình 4,5m, độ che phủ 
88,6% và sinh trưởng tốt; (ii) Rừng mắm có 
mật độ trung bình 5.800 cây/ha, đường kính 
trung bình 3,7cm, chiều cao trung bình 3,5m 
và sinh trưởng trung bình; (iii) Rừng mắm 
non, mới tái sinh có mật độ trung bình 8.000 
cây/ha, cao khoảng 0,5 - 1m và sinh trưởng ở 
mức trung bình. Hiện trạng của các trạng thái 
rừng tự nhiên sinh trưởng từ trung bình đến 
khá tốt và có vai trò quan trọng trong phòng hộ 
ven biển. 
+ Rừng hỗn giao Mắm biển - Cóc - Giá - 
Đước: Loại rừng này thành phần chính vẫn là 
là Mắm biển chiếm 70 - 90%, các loài cây 
khác có số lượng ít đó là Giá, Cóc trắng, 
Đước đôi, Tra biển chiếm tỷ lệ từ 10 - 30%. 
Rừng hỗn giao này có mật độ trung bình 
khoảng 7.700 cây/ha, đường kính trung bình 
3,6cm và chiều cao trung bình 3,7m với độ 
che phủ rừng khoảng 78%. Diện tích trạng 
thái là 31 ha. Quần xã này phân bố trên vùng 
đất cao dọc ven biển các xã Vĩnh Trạch 
Đông, Nhà Mát, Hiệp Thành,Vĩnh Thịnh và 
Long Điền Tây. 
Tạp chí KHLN 2017 Kiều Tuấn Đạt et al., Chuyên san/2017 
 144
Hình 1. Rừng mắm biển tự nhiên mật độ dày, trung bình và mới tái sinh 
- Rừng trồng: Vùng ven biển rừng phòng hộ Bạc Liêu có các dạng rừng với đặc điểm lâm học 
được tổng hợp ở bảng dưới đây: 
Bảng 2. Đặc điểm lâm học của rừng trồng phòng hộ ven biển Bạc Liêu 
Loại rừng 
Các chỉ tiêu lâm học 
Mật độ 
(cây/ha) 
D1.3 
(cm) 
Hvn 
(m) 
Che phủ 
(%) 
Tình hình 
sinh trưởng 
Đước (1 - 5 tuổi) 7.500 0,7 60% Tốt 
Đước (5 - 10 tuổi) 6.261 5,06 5,06 68% Trung bình 
Đước > 10 tuổi 4.684 8,09 8,3 65% Trung bình 
Cóc trắng 2.500 4.0 3.5 60 Tốt 
Phi lao 735 10.5 9.3 56.5 Tốt 
Phi lao + Đước 5000 6,84 7,25 65% Trung bình 
Dà vôi 18.000 3,5 1,4 100% Trung bình 
Tra bồ đề 400 5.33 5.5 50% Trung bình 
Dừa nước 1.050 5 Trung bình 
Mắm + Đước 8.613 5,8 6,4 64% Trung bình 
Đước + Dà + Cóc 4.833 5,2 4,0 63% Trung bình 
Kiều Tuấn Đạt et al., Chuyên san/2017 Tạp chí KHLN 2017 
 145 
+ Rừng trồng Đước đôi có diện tích lớn nhất với 
691,2 ha, chiếm 68% diện tích rừng trồng của 
khu vực. Căn cứ vào thời gian trồng, rừng được 
chia thành 3 cấp tuổi chính: Cấp tuổi 1 (trồng từ 
2007 đến nay); cấp tuổi 2 (trồng từ 2001 - 2006); 
và cấp tuổi 3 (trồng trước năm 2000). 
Hình 2. Rừng trồng Đước đôi cấp tuổi 1, 2, 3 trên bãi bồi và trong vuông tôm 
+ Rừng trồng Cóc trắng có diện tích lớn thứ 
2 sau rừng Đước với 59 ha hiện phát triển 
khá tốt. 
+ Rừng Phi lao trồng thuần trên bờ kênh và bờ 
bao vuông tôm có diện tích 11,3 ha, hiện sinh 
trưởng phát triển khá tốt. 
+ Rừng trồng hỗn giao giữa Phi lao và Đước 
chủ yếu ở vùng ven biển Vĩnh Thịnh và Điền 
Hải. Diện tích loại rừng này là 23,0 ha. 
Phương thức trồng hỗn giao là Phi lao được 
trồng trên líp, Đước được trồng xen dưới các 
mương nước. Trạng thái này hiện sinh trưởng 
phát triển ở mức trung bình. 
+ Rừng trồng Dà vôi được trồng bằng trụ 
mầm, chủ yếu trồng trên nền đất sét, độ mặn 
cao ...  từ xã 
Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu đến thị 
trấn Gành Hào huyện Đông Hải. Kết quả cập 
nhật đường bờ trên toàn tuyến kết hợp với 
định vị 797 điểm được ghi nhận và đánh giá 
cho thấy quá trình xói lở và bồi tụ diễn ra xen 
kẽ nhau tùy thuộc vào từng vị trí chu kỳ xói 
lở hay bồi tụ. Do đó, để đánh giá sự dịch 
chuyển của đường bờ biển được ghi nhận trên 
10 tuyến điển hình/xã, kết quả thể hiện ở 
bảng sau: 
Bảng 3. Sự dịch chuyển đường bờ biển từ năm 1965 đến năm 2015 
TT Vị trí 
Bề rộng đai 
rừng năm 2015 
Biến động đường bờ Δh (m/năm) 
1965 - 1995 1995 - 2002 2002 - 2009 2009 - 2015 
1 Xã Vĩnh Trạch Đông 410 - 6,3 - 14,3 - 18,6 - 4,17 
2 Xã Hiệp Thành 580 16,0 - 14,3 - 11,4 - 40,0 
3 Phường Nhà Mát 680 14,7 - 14,3 - 8,6 - 10,0 
4 Xã Vĩnh Hậu A 590 11,7 - 8,6 - 20,0 - 16,7 
5 Xã Vĩnh Hậu 1.250 15,7 44,3 - 27,1 - 23,3 
6 Xã Vĩnh Thịnh 1.140 31,3 8,6 15,7 16,7 
7 Xã Long Điền Đông 790 45,0 - 37,1 20,0 - 20,0 
8 Xã Điền Hải 1.060 - 1,7 12,9 7,1 - 13,3 
9 Xã Long Điền Tây 180 - 5,0 - 24,3 - 35,7 - 13,3 
10 Thị trấn Gành Hào 10 - 7,3 - 25,7 - 45,7 - 43,3 
Kiều Tuấn Đạt et al., Chuyên san/2017 Tạp chí KHLN 2017 
 147 
Kết quả ở bảng trên cho thấy, điểm sạt lở 
mạnh và nghiêm trọng nhất dẫn đến sự dịch 
chuyển đường bờ biển đã tiến sát với đê biển 
là thị trấn Gành Hào, sau đó là xã Hiệp 
Thành. Tại xã Vĩnh Thịnh và một phần các 
xã Vĩnh Hậu và Điền Hải có đai rừng rộng 
> 1.000m nên xu hướng bãi bồi được mở rộng 
và hiện tượng sạt lở chỉ mang tính cục bộ và 
ít nghiêm trọng. 
Qua phân tích diễn biến đường bờ biển từ năm 
1965 đến năm 2015 cho thấy đường bờ biển 
của tỉnh Bạc Liêu diễn biến rất phức tạp, quá 
trình bồi tụ và xói lở diễn ra theo tốc độ nhanh 
chậm khác nhau và không theo quy luật cụ 
thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố 
hình dạng đường bờ, sóng, gió, dòng chảy, 
chế độ triều,... Ngoài ra, còn do nguyên nhân 
tác động của con người như chặt phá rừng 
phòng hộ, đắp bờ bao nuôi thủy sản, xây 
dựng các công trình ven biển làm phá vỡ kết 
cấu bờ,... Diễn biến sạt lở đường bờ biển xảy 
ra rất nghiêm trọng, điển hình là ở thị trấn 
Gành Hòa và xã Vĩnh Trạch Đông, được thể 
hiện ở hình 5 dưới đây. 
Hình 5. Diễn biến đường bờ biển tại Gành Hào và Vĩnh Trạch Đông giai đoạn 1965 - 2015 
3.3. Ảnh hưởng của biến động đường bờ biển đến hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển 
Diễn biến sạt lở bờ biển đã tác động rất lớn 
đến hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển tỉnh 
Bạc Liêu. Biến động diện tích rừng và đất 
rừng phòng hộ ven biển 1965 - 2015 được 
tổng hợp ở bảng dưới đây: 
Bảng 4. Biến động diện tích rừng và đất rừng phòng hộ tỉnh Bạc Liêu (ha) 
STT Năm 
Thành phố/Huyện 
Bạc Liêu Hòa Bình Đông Hải Tổng 
1 1965 658,8 752,7 868,2 2.279,7 
2 1995 788,2 1.816,0 1.958,7 4.562,9 
3 2002 723,1 1.960,0 1.636,3 4.319,4 
4 2009 577,9 1.870,0 1.543,1 3.991,0 
5 2015 558,2 1.806,9 1.479,7 3.844,8 
Biến động diện tích ∆s ((+): Tăng; (- ): Giảm)) 
1965 - 1995 129,4 1063,3 1.090,5 2.283,2 
1995 - 2002 - 65,1 144,0 - 322,4 - 243,5 
2002 - 2009 - 145,2 - 90,0 - 93,2 - 328,4 
2009 - 2015 - 19,7 - 63,1 - 63,4 - 146,2 
Tạp chí KHLN 2017 Kiều Tuấn Đạt et al., Chuyên san/2017 
 148
Qua bảng trên cho thấy, diễn biến rừng ngập 
mặn tỉnh Bạc Liêu chia làm hai giai đoạn chính. 
Giai đoạn trước 1965 rừng ngập mặn bị tàn phá 
do chiến tranh và sau 30 năm từ năm 1965 đến 
1995 rừng ngập mặn được khôi phục và mở 
rộng 2.283,2 ha đến năm 1995 đã đạt 4.62,9 ha, 
bình quân mỗi năm rừng và đất rừng mở rộng 
được khoảng 73,7 ha. Giai đoạn từ năm 1995 
đến năm 2015 tổng diện tích bị mất đi sau 20 
năm (1995 - 2015) là 718,1 ha, như vậy bình 
quân mỗi năm mất đi trung bình khoảng 36 ha. 
Riêng khu vực ven biển thị trấn Gành Hào theo 
nhiều số liệu viễn thám cũng như thống kê 
nhiều tài liệu đo đạc thực tế cho thấy, khu vực 
này bắt đầu bị xói lở mạnh từ năm 1886 đến 
nay và tốc độ xói lở trung bình trong vòng 100 
năm (1886 - 1995) là 100 ha/năm (Hoàng Văn 
Huân và Phạm Chí Trung năm 2008). 
Hình 6. Bờ biển bị sạt lở và rừng bị suy thoái nghiêm trọng ở huyện Hòa Bình 
3.3. Thực trạng công tác bảo vệ và phát 
triển rừng từ 2002 đến nay 
 Công tác quản lý bảo vệ rừng 
Việc triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển 
rừng phòng hộ ven biển giao chủ yếu cho Chi 
cục Kiểm lâm. Bên cạnh đó có sự phối hợp chặt 
chẽ với lực lượng vũ trang, bộ đội biên phòng, 
chính quyền địa phương, các tổ chức, hộ dân nên 
được quản lý bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn, nạn 
chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng và vi phạm 
lâm luật ngày càng giảm. Bên cạnh việc phát 
triển rừng thì công tác quản lý bảo vệ rừng được 
đặc biệt quan tâm, công tác tuyên truyền giáo 
dục được đẩy mạnh nên ý thức bảo vệ rừng của 
người dân được nâng cao hơn. Kết quả tổng hợp 
và đánh giá số vụ vi phạm lâm luật qua từ 2002 
đến 2015 cho thấy: số vụ vi phạm hành chính 
trong lĩnh vực lâm nghiệp ngày càng giảm, cụ 
thể năm 2002 có tổng cộng 305 vụ, đến 2005 
còn 196 vụ, 2010 còn 51 vụ và đến 2015 chỉ có 
30 vụ vi phạm lâm luật nhưng quy mô và mức 
độ nghiêm trọng ngày càng giảm. 
- Những khó khăn và tồn tại trong quản lý bảo 
vệ rừng 
Các trạm quản lý bảo vệ rừng đã và đang 
xuống cấp, gây khó khăn trong công tác quản 
lý bảo vệ rừng. Thiếu các phương tiện và thiết 
bị hỗ trợ như ô tô, canô và dụng cụ hỗ trợ 
khác nên chưa đáp ứng được yêu cầu của 
công tác bảo vệ rừng. Công tác phòng chống 
cháy rừng và sâu bệnh hại đối với rừng ngập 
mặn không nghiêm trọng nên ít được quan 
tâm phòng ngừa. 
Theo thống kê của chi cục Kiểm lâm tỉnh Bạc 
Liệu đến năm 2014 trên toàn tuyến rừng phòng 
hộ ven biển Đông của tỉnh có 520 hộ, với 
2.115 nhân khẩu cư trú bất hợp pháp trong 
rừng phòng hộ. Đa số là các hộ nghèo không 
có việc làm ổn định, thu nhập chủ yếu từ nghề 
bắt nghêu, sò, lấy củi,... một số hộ đồng bào 
dân tộc Khơme bao chiếm đất rừng phòng hộ 
rất xung yếu để sản xuất, gây tác động không 
nhỏ trong việc bảo vệ và phát triển rừng phòng 
hộ ven biển. 
Kiều Tuấn Đạt et al., Chuyên san/2017 Tạp chí KHLN 2017 
 149 
Đây là vấn đề xã hội trực tiếp ảnh hưởng đến 
phương án quản lý rừng bền vững. Theo kế 
hoạch của dự án “Bố trí sắp xếp lại dân cư ở 
khu vực rừng phòng hộ xung yếu ven biển tỉnh 
Bạc Liêu” được UBND tỉnh Bạc Liêu phê 
duyệt đã có kế hoạch di dời các gia đình cư trú 
bất hợp pháp trên lâm phần vào trong đê biển 
và hỗ trợ phát triển sản xuất để ổn định cuộc 
sống cho các hộ nhưng đến nay vẫn chưa được 
thực hiện. 
- Tình hình giao khoán rừng và đất rừng 
phòng hộ 
Tính từ năm 1995 đến ngày 31/8/2015, tỉnh Bạc 
Liêu đã thực hiện hợp đồng giao khoán quản lý 
bảo vệ rừng trên lâm phần rừng phòng hộ ven 
biển cho 397 đối tượng là tổ chức, hộ gia đình, 
cá nhân theo các quy định của Nhà nước hiện 
hành về giao khoán đất sử dụng vào mục đích 
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản 
(trong đó có 392 hộ gia đình, cá nhân và 05 tổ 
chức, với trên 1.590 nhân khẩu) với diện tích 
3.089,25 ha. Như vậy, hầu hết diện tích rừng 
phòng hộ ven biển của tỉnh Bạc liêu đã giao 
khoán cho các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân. 
Việc giao khoán được thực hiện theo hợp đồng, 
quy định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn và 
nghĩa vụ giữa bên giao và bên nhận khoán; có 
hệ thống các Trạm Kiểm lâm quản lý trực tiếp 
và kiểm tra, hướng dẫn, ngăn chặn các hành vi 
xâm hại đến rừng. 
Diện tích lâm phần phòng hộ không thực hiện 
giao khoán thuộc khu vực rừng phòng hộ rất 
xung yếu, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của 
thủy triều xâm thực gây xói lở bờ biển (hiện 
tại vùng sạt lở có chiều rộng đai rừng < 300m) 
có tổng diện tích khoảng 900ha do Chi cục 
Kiểm lâm trực tiếp quản lý bảo vệ rừng. Đây 
là vùng rất khó khăn trong công tác quản lý, 
bảo vệ và phát triển rừng. Nguyên nhân do 
lực lượng kiểm lâm mỏng, địa bàn hoạt động 
trải dài, nhiều hộ dân nghèo di cư tự do đến 
cư trú bất hợp pháp, thu nhập chủ yếu từ đánh 
bắt thủy hải sản, lấy củi, các sản phẩm dưới 
tán rừng. 
Những bất cập hiện nay đối với diện tích rừng 
đã giao khoán cho hộ gia đình là: Do lợi ích 
của việc nuôi trồng thủy sản một số hộ gia 
đình cá nhân sản xuất kết hợp mang tính thâm 
canh, ứ nước nuôi tôm lâu ngày dẫn đến một 
số diện tích rừng mắm trong khu vực sản xuất 
lâm - ngư kết hợp bị chết cục bộ làm rừng bị 
suy thoái nghiêm trọng nhưng chưa có chế tài 
để xử phạt. Mặt khác, một số hộ nhận khoán 
rừng và đất rừng không trực tiếp sản xuất mà 
cho hộ khác thuê để sản xuất làm ảnh hưởng 
xấu đến sự phát triển của rừng và gây khó 
khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Hơn 
nữa, diện tích giao khoán cho các hộ gia đình, 
cá nhân để sản xuất lâm ngư kết hợp bình 
quân 3,0 ha, gây sự manh mún (mất rừng trên 
từng khuôn hộ) không đáp ứng được yêu cầu sản 
xuất lớn trong lâm nghiệp. Quy mô sản xuất nhỏ 
nên thu nhập không đảm bảo cho cuộc sống của 
các hộ, hơn nữa hưởng lợi từ rừng rất thấp hoặc 
không có nên họ chỉ quan tâm đến thủy sản mà 
không quan tâm đến rừng. 
 Công tác phát triển rừng 
Từ năm 1999 đến 2010 tỉnh Bạc Liêu đã thực 
hiện một số dự án trồng rừng phòng hộ ven 
biển như: dự án 661, dự án World bank 2,... 
Tổng diện tích rừng đã trồng được 2.430,2ha 
nhưng do suất đầu tư thấp, điều kiện lập địa 
khó khăn, độ mặn đất cao, thể nền không ổn 
định và hiện tượng xói lở diễn biến phức tạp 
nên tỷ lệ thành rừng rất thấp, chỉ có 1.618,8ha 
thành rừng (đạt tỷ lệ 66,6%), có đến 942,3ha 
mất trắng và 132,7ha chưa thành rừng. Từ năm 
2010 với sự hỗ trợ của dự án GIZ đã trồng 
rừng thành công ngay cả những nơi sạt lở bằng 
giải pháp kè, gây bồi, tạo bãi. 
Tạp chí KHLN 2017 Kiều Tuấn Đạt et al., Chuyên san/2017 
 150
3.4. Giải pháp quản lý và phát triển bền 
vững rừng phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu 
Nâng cao chất lượng và chống suy thoái rừng 
ngập mặn bằng giải pháp tỉa thưa nuôi dưỡng 
rừng trồng Đước đôi, Mắm biển trên 10 tuổi, 
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng Mắm mới 
tái sinh ở khu vực bãi bồi. Phát triển trồng 
rừng bổ sung đối với diện tích rừng tự nhiên 
đã suy thoái, trên diện tích bãi bồi và đất trống 
bằng các loài cây phù hợp. 
Rà soát lại đối tượng giao khoán và có chế tài 
để kiểm soát chặt chẽ việc nuôi thủy sản dưới 
tán rừng đối với các hộ nhận khoán về tỷ lệ 
diện tích sử dụng mặt nước và chế độ điều tiết 
nước hợp lý để rừng trong vuông tôm phát 
triển tốt và ngăn chặn ngay tình trạng chặt hệ 
rễ chân nôm của rừng ngập mặn để mở rộng 
diện tích mặt nước nuôi thủy sản. 
Đối với những khu vực có đai rừng < 500m 
nghiêm cấm việc sản xuất thủy sản kết hợp mà 
phải dành 100% diện tích cho trồng rừng 
phòng hộ. Đối với những nơi có đai rừng rộng 
> 500m chỉ cho sản xuất thủy sản kết hợp 
trong phạm vi gần đê biển và chừa lại đai rừng 
phía ngoài rộng ít nhất 300m. Như vậy, chỉ có 
3 xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Thịnh, Điền Hải và một 
phần của xã Long Điền Đông có thể phát triển 
nuôi thủy sản kết hợp mới đảm bảo an toàn 
cho rừng phòng hộ và hệ thống đê biển. 
Áp dụng các giải pháp công trình và phi công 
trình để phát triển trồng rừng ở vùng sạt lở và 
những nơi có điều kiện lập địa khó khăn để 
đảm bảo diện tích đai rừng tối thiểu 500m 
(theo Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 
27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc 
phê duyệt Chương trình củng cố, nâng cấp hệ 
thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang” 
nhằm bảo vệ đê biển, các công trình ven biển 
và bảo vệ sản xuất nông nghiệp, thủy sản trước 
những diễn biến của biến đổi khí hậu. 
Triển khai thực hiện dự án “Bố trí sắp xếp lại 
dân cư ở khu vực rừng phòng hộ xung yếu ven 
biển tỉnh Bạc Liêu” và đề án “Bảo vệ và phát 
triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí 
hậu giai đoạn 2015 - 2020” theo Quyết định 
số 120/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ 
tướng chính phủ. 
Nghiên cứu giải pháp tăng nguồn thu cho quỹ 
bảo vệ phát triển rừng của tỉnh bằng phát triển 
dịch vụ môi trường rừng, phát triển du lịch 
sinh thái, điện gió,... 
IV. KẾT LUẬN 
- Rừng phòng hộ ven biển của tỉnh Bạc Liêu 
trải dài trên 56km bờ biển, với tổng diện tích 
đến năm 2015 là 4.258,3ha giảm hơn 2.000ha 
so với năm 2005, diện tích giảm này chủ yếu 
là đất bãi bồi và rừng tự nhiên do bị sạt lở 
nghiêm trọng. Cơ cấu loài cây chủ yếu là 
Đước đôi, Mắm biển, Cóc trắng, Phi lao, Dà 
vôi, Tra bồ đề và Dừa nước. Chất lượng rừng 
phát triển ở mức trung bình và đang bị suy 
thoái do công tác giao khoán, quản lý bảo vệ 
rừng và đất rừng còn nhiều bất cập và việc áp 
dụng các biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi, xúc 
tiến tái sinh, tỉa thưa nuôi dưỡng rừng chưa 
được áp dụng đồng bộ. 
- Quá trình sạt lở và xâm thực bờ biển diễn biến 
phức tạp là nguyên nhân chính dẫn đến mất 
rừng ở quy mô lớn. Sau 15 năm (2000 - 2015) 
diện tích rừng và đất rừng phòng hộ giảm 
1.176,7ha do quá trình chuyển đổi sang nuôi 
trồng thủy sản, do rừng bị suy thoái và sạt lở 
bờ biển ngày càng nghiêm trọng, từ năm 
1995 - 2015 đã làm mất đi 718,1ha rừng và 
đất rừng. Rừng trồng bị suy thoái nghiêm 
trọng gây nên mất rừng trên khuôn hộ do việc 
tích nước nuôi thủy sản và chặt hệ rễ chân 
nơm để mở rộng diện tích mặt nước. Chính 
sách trong quản lý và phát triển rừng phòng 
hộ ven biển chưa thực sự hấp dẫn người dân 
quan tâm đến rừng. 
Kiều Tuấn Đạt et al., Chuyên san/2017 Tạp chí KHLN 2017 
 151 
- Để phát triển bền vững rừng phòng hộ ven 
biển tỉnh Bạc Liêu cần các giải pháp đồng bộ 
về cơ chế chính sách, quản lý, tài chính, kỹ 
thuật như: Tăng cường công tác quản lý bảo vệ 
rừng, kiểm soát chặt chẽ việc nuôi trồng thủy 
sản trên đối tượng đất giao khoán cho tổ chức, 
cá nhân và hộ gia đình; đẩy mạnh khoanh nuôi 
xúc tiến tái sinh rừng, phát triển trồng rừng 
trên đất trống, bãi bồi, những nơi đang sạt lở 
và có nguy cơ sạt lở cao; áp dụng các giải 
pháp lâm sinh về tỉa thưa nuôi dưỡng để chống 
suy thoái rừng; triển khai dự án Bố trí sắp xếp 
lại dân cư ở khu vực rừng phòng hộ xung yếu 
ven biển tỉnh Bạc Liêu và đề án Bảo vệ và 
phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi 
khí hậu giai đoạn 2015 - 2020; nghiên cứu 
phát triển dịch vụ môi trường rừng, phát triển 
du lịch sinh thái, điện gió,... để tạo nguồn thu 
cho bảo vệ và phát triển rừng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Báo cáo rà soát quy hoạch lại 03 loại rừng tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 - 2010, 2007. Chi cục Kiểm lâm tỉnh 
Bạc Liêu. 
2. Báo cáo tình hình thực hiện chính sách giao khoán trong lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, 2012. Chi cục 
Kiểm lâm tỉnh Bạc Liêu. 
3. Báo cáo dự án quy hoạch bảo bệ phát triển rừng tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2011 - 2020, 2012. Sở Nông nghiệp và 
phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu. 
4. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2011. Bộ Tài nguyên và Môi trường. 
5. Phương án quản lý bền vững rừng ngập mặn ven biển tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2012 - 2020, 2012. Viện Khoa 
học Lâm nghiệp Nam Bộ và dự án GIZ tỉnh Bạc Liêu. 
6. Quyết định số 120/QĐ-TTG ngày 22/01/2015 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án bảo vệ và phát triển 
rừng phòng hộ ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu, 2015. 
Người thẩm định: GS.TS. Võ Đại Hải 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_ben_vung_rung_phong_ho_ve.pdf