Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán Chuyên đề của kiểm toán nhà nước
kiểm toán nhà nước Khu vực VI được thành lập từ năm 2007. Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, bên cạnh các cuộc kiểm toán “truyền thống”, đơn vị đã tiến hành thực hiện nhiều cuộc kiểm toán chuyên đề với kết quả đáng ghi nhận. Bài viết giới thiệu sơ bộ về các cuộc kiểm toán chuyên đề của KTNN Khu vực VI cũng như những khó khăn, hạn chế và
đề ra giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán chuyên đề thời gian tới.
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán Chuyên đề của kiểm toán nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán Chuyên đề của kiểm toán nhà nước
19NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 133 - tháng 11/2018 THÖÏC TRAÏNG VAØ GIAÛI PHAÙP NAÂNG CAO CHAÁT LÖÔÏNG KIEÅM TOAÙN CHUYEÂN ÑEÀ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC 1. Công tác tổ chức kiểm toán chuyên đề của kTNN khu vực VI thời gian qua Từ khi thành lập năm 2007, KTNN khu vực VI đã tham gia thực hiện những cuộc kiểm toán chuyên đề do ngành xây dựng kế hoạch như: Những cuộc kiểm toán lồng ghép (Chuyên đề Công tác đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị y tế tại một số địa phương, bộ, ngành; Chương trình MTQG về nông thôn mới; Việc quản lý, sử dụng đất dự án khu đô thị tại các địa phương; Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg); bên cạnh đó còn có những cuộc kiểm toán tập trung nguồn lực toàn ngành mà KTNN Khu vực VI cùng tham gia (Chuyên đề Công tác phát hành, quản lý và sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ; Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP; Kiểm toán Chuyên đề công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN đầu tư cho hoạt động Khoa học và Công nghệ; Kiểm toán Chương trình MTQG Việc làm và Dạy nghề; Chuyên đề việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất Khu đô thị và việc thực hiện các dự án giao đất; Chuyên đề công tác quản lý, hoàn thuế GTGT...). Kiểm toán chuyên đề không phải là hoạt động kiểm toán mới triển khai tại KTNN. Tuy vậy, việc kiểm toán chuyên đề được KTNN khu vực VI chú trọng và dành nguồn lực thích đáng để thực hiện kể từ năm 2012. Quá trình tổ chức thực hiện kiểm toán chuyên đề của KTNN khu vực VI trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả chủ yếu như sau: - Chuyên đề chương trình MTQG về nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2014: Kiến nghị HĐND tỉnh xem xét điều chỉnh kế hoạch, mục tiêu xây dựng nông thôn mới cho phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động vốn của địa phương hoặc có kế hoạch huy động vốn để đảm bảo cho việc hoàn thành mục tiêu đã đề ra; chỉ đạo các huyện, xã xem xét điều chỉnh, bổ sung Đề án xây dựng nông thôn mới đảm bảo bám sát thực tế tại địa phương để việc tổ chức xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả; chỉ thực hiện phê duyệt công nhận các xã đạt chuẩn nông thôn mới khi đã đạt đủ các tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới theo Đề án được phê duyệt. Kiến nghị sửa đổi mục đánh giá kết quả tiêu chí số 6 (Cơ sở vật chất văn hóa về sân vận động của xã thôn) tại bảng đánh giá kết quả thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành kèm theo Quyết định số 1010/ NGUYỄN LAN ANH* *KTNN Khu vực VI Kiểm toán nhà nước Khu vực VI được thành lập từ năm 2007. Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, bên cạnh các cuộc kiểm toán “truyền thống”, đơn vị đã tiến hành thực hiện nhiều cuộc kiểm toán chuyên đề với kết quả đáng ghi nhận. Bài viết giới thiệu sơ bộ về các cuộc kiểm toán chuyên đề của KTNN Khu vực VI cũng như những khó khăn, hạn chế và đề ra giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán chuyên đề thời gian tới. Từ khóa: Kiểm toán chuyên đề Current status and solutions to improving thematic audit quality of SAV Regional State Audit Office No. VI went into operation in 2007. Over the past 10 years of establishment and development, in addition to the “traditional” audits, the unit carried out many thematic audits with remarkable results. The article introduces the preliminary examination of Regional State Audit Offices No VI as well as difficulties, limitations and solutions to improve the audit quality in the coming time. Keywords: Thematic audit 20 PHAÙT TRIEÅN PHÖÔNG THÖÙC kIEÅm ToAÙN CHuyEâN ñEà CuûA kIEÅm ToAÙN NHAø NÖÔÙC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 133 - tháng 11/2018 QĐ-UBND ngày 23/4/2014 quy định tạm thời về việc đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới và Quy trình xét công nhận, công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới cho phù hợp với Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 và Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ. - Chuyên đề Công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ năm 2014: Kiến nghị UBND tỉnh tổng hợp những tài sản của đề tài, dự án được đầu tư từ nguồn NSNN để theo dõi và có hướng xử lý khi các đề tài, dự án được nghiệm thu, quyết toán; nâng cao chất lượng lập dự toán kinh phí nghiên cứu khoa học đảm bảo sát với nhu cầu thực tế và phù hợp với nguồn lực của địa phương; thực hiện đầy đủ việc công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ đang tiến hành và kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thông tin về ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại Chương V - Thông tư 14/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 11/6/2014. - Kiểm toán công tác quản lý và sử dụng biên chế công chức, viên chức, lao động hợp đồng tại các bộ, ngành, địa phương: Một số lĩnh vực không tuyển dụng đủ chỉ tiêu biên chế được giao hoặc có mặt cao hơn được giao; còn có đơn vị có số lượng cấp phó vượt quy định, ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn sai quy định. - Kiểm toán công tác quản lý hoàn thuế GTGT lồng ghép trong cuộc kiểm toán NSĐP năm 2017 của tỉnh Hải Dương: Qua kiểm toán phát hiện nhiều vướng mắc, bất cập của cơ chế, chính sách, phát hiện việc ban hành văn bản có nội dung không phù hợp với hiệu lực của Thông tư, kiến nghị Tổng cục Thuế hủy bỏ nội dung “Trường hợp kỳ đề nghị hoàn thuế vừa chịu sự điều chỉnh của Thông tư 26, vừa chịu sự điều chỉnh của Thông tư 130 thì việc xác định số thuế GTGT đầu vào của HHDV xuất khẩu được áp dụng Thông tư số 130/2016/ TT-BTC” trong Thông báo số 6294/TB-TCT ngày 23/11/2016, kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc tham mưu ban hành Thông báo số 6294/TB-TCT ngày 23/11/2016 trong đó có trả lời về nội dung “Trường hợp kỳ đề nghị hoàn thuế vừa chịu sự điều chỉnh của Thông tư 26, vừa chịu sự điều chỉnh của Thông tư 130 thì việc xác định số thuế GTGT đầu vào của HHDV xuất khẩu được áp dụng Thông tư số 130/2016/TT-BTC” không phù hợp với hiệu lực của từng thông tư. Đề nghị Bộ Tài chính kiểm tra việc hoàn thuế theo Thông báo số 6294/TB-TCT ngày 23/11/2016 của Tổng cục Thuế, không phù hợp với hiệu lực của từng thông tư (Thông tư số 26/2015/TT-BTC và Thông tư số 130/2016/ TT-BTC) để xử lý theo đúng quy định của pháp luật 21NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 133 - tháng 11/2018 số tiền 43,7 tỷ đồng tại Cục thuế Hải Dương và kiến nghị điểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan trong việc: Tham mưu, ban hành nội dung quy định tại Thông tư số 130/2016/TT-BTC không phù hợp quy định của Luật 106/2013/QH13 (Quy định dự án đầu tư có thời hạn trên 01 năm). - Kiểm toán Chuyên đề việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khu đô thị và việc thực hiện các dự án giao đất tại các địa phương (thành phố Hải Phòng; tỉnh Quảng Ninh). Qua kiểm toán ngoài kiến nghị xử lý tài chính còn kiến nghị UBND tỉnh, các cơ quan chức năng rà soát các dự án có điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng, hoặc được giao đất bổ sung để kịp thời xác định lại số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp vào NSNN; tham mưu cho UBND tỉnh về việc quản lý, sử dụng nguồn tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% theo giá đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 10ha thực hiện nghĩa vụ NSNN nhằm tạo nguồn để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi toàn địa bàn; chỉ đạo các cơ quan chức năng trong công tác tham mưu phê duyệt dự án phải có phương án tối ưu sử dụng tài nguyên đất, đã đổ thải và san lấp giữa các dự án trên địa bàn; quy định cụ thể các đơn vị phải thực hiện nghĩa vụ với NSNN đối với sản lượng tài nguyên phát sinh từ việc san, lấp mặt bằng để thuận tiện trong công tác quản lý thu, tăng hiệu quả thu NSNN; chỉ đạo các cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện dự án của các chủ đầu tư theo đúng các nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt; tuân thủ các quy định trong triển khai thực hiện dự án, tuân thủ các mốc giới của diện tích đất đã giao của các dự án triển khai trên địa bàn. Qua kết quả kiểm toán các chuyên đề, KTNN Khu vực VI đã đưa ra những kiến nghị về công tác quản lý, tư vấn cho các đơn vị về tình trạng sử dụng chưa hiệu quả, lãng phí các nguồn lực, chỉ ra những tồn tại, bất cập của cơ chế chính sách và các văn bản quản lý. Qua đó, đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền, tài sản nhà nước. Kiến nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có sai phạm trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công góp phần phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. 2. Những hạn chế và khó khăn trong công tác tổ chức kiểm toán chuyên đề Ngoài những kết quả đã đạt được như trên, kiểm toán chuyên đề của KTNN trong những năm qua còn một số hạn chế và gặp những khó khăn chủ yếu như sau: - Xây dựng đề cương kiểm toán chuyên đề còn dàn trải, nhiều trọng tâm, nội dung kiểm toán không cần thiết, không phù hợp với thực tế tổ chức về nhân sự, thời gian của các Đoàn kiểm toán hiện nay. Một số trọng tâm, nội dung, phạm vi xác định trong một số đề cương không phù hợp với thông tin thu thập, không phù hợp với các quy định của pháp luật, về phân cấp quản lý của từng địa phương. - Mỗi mô hình tổ chức thực hiện kiểm toán chuyên đề có những ưu điểm, hạn chế nhất định: Việc tổ chức Đoàn kiểm toán theo mô hình tập trung có thể gặp phải rủi ro bởi quy mô Đoàn kiểm toán quá lớn nên công tác kiểm tra, giám sát của lãnh đạo Đoàn phải được thực hiện thường xuyên, sâu sát; quy mô Đoàn kiểm toán lớn, khối lượng công việc nhiều nên công tác tổng hợp BCKT cũng mất nhiều thời gian, trong khi BCKT của một số Tổ còn dài, mang tính liệt kê, thiếu tính khái quát, nhiều nội dung chưa được thể hiện đầy đủ trong báo cáo. Đối với mô hình lồng ghép, mặt hạn chế là thiếu tính thống nhất trong chỉ đạo thực hiện, dễ dẫn tới sự thiếu nhất quán trong hoạt động kiểm toán, trong các ý kiến nhận xét, đánh giá gây khó khăn cho công tác tổng hợp kết quả kiểm toán chung, cũng như khó tham mưu kịp thời cho Lãnh đạo KTNN những bất cập trong hoạt động kiểm toán. - Thu thập thông tin về phân cấp quản lý, tình hình thực hiện của các vấn đề, hoạt động, chương trình được lựa chọn kiểm toán chuyên đề chưa chính xác dẫn đến việc lựa chọn đầu mối, đơn vị kiểm toán chủ yếu trên cơ sở nhân sự hiện có của Đoàn kiểm toán mà không trên cơ sở yêu cầu, mục tiêu, trọng yếu, nội dung của cuộc kiểm toán; lựa chọn đơn vị, đầu mối kiểm toán nhưng không có đủ thông tin làm cơ sở lựa chọn. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa dành thời gian đảm bảo cho việc khảo sát, thu thập thông tin và lập KHKT, đội ngũ KTV lập KHKT còn thiếu kỹ năng phân tích, tổng hợp đánh giá các thông tin thu thập trọng tâm, nội dung, phạm vi kiểm toán làm cơ sở bố trí nhân sự, 22 PHAÙT TRIEÅN PHÖÔNG THÖÙC kIEÅm ToAÙN CHuyEâN ñEà CuûA kIEÅm ToAÙN NHAø NÖÔÙC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 133 - tháng 11/2018 thời gian phù hợp, còn lệ thuộc nhiều vào đề cương kiểm toán. - Nội dung kiểm toán chuyên đề nghiêng về kiểm toán hoạt động, tuy nhiên kinh nghiệm của KTVNN về kiểm toán hoạt động còn hạn chế. Kết quả các cuộc kiểm toán chuyên đề phần nhiều vẫn là các phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính, việc tuân thủ các quy định pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện; việc đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công được đề cập nhưng còn sơ sài, chưa có tính thuyết phục cao. Hệ thống tiêu chí đánh giá cho các cuộc kiểm toán chuyên đề tuy được tập trung xây dựng nhưng chất lượng chưa như mong muốn. Sự phối kết hợp giữa các đơn vị tham gia kiểm toán chuyên đề chưa chặt chẽ, còn xuất hiện tâm lý không chú trọng đến chuyên đề kiểm toán lồng ghép khiến chất lượng BCKT chuyên đề chưa cao. 3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức kiểm toán chuyên đề của kTNN Để nâng cao chất lượng công tác tổ chức kiểm toán chuyên đề của KTNN, KTNN Khu vực VI xin đưa ra một số giải pháp sau: - Trong chiến lược phát triển KTNN tăng cường hơn số lượng cuộc kiểm toán chuyên đề. Song song đó cần tổ chức nghiên cứu ban hành các văn bản quy định hướng dẫn đối với hoạt động cho các cuộc kiểm toán chuyên đề. - Các cuộc kiểm toán chuyên đề cần có sự đồng thuận, thống nhất giữa các đơn vị trong toàn ngành, các quy định phải thống nhất về mục tiêu, phương pháp, nội dung kiểm toán; thống nhất các nhận định và xử lý tài chính, tập hợp được toàn bộ nhân lực, trí tuệ để có thể thực hiện thành công các cuộc kiểm toán. - Các KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực cần tích cực nghiên cứu các chủ trương đường lối phát triển của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Nghị quyết, nắm bắt các thông tin, các vấn đề đang được dư luận quan tâm hoặc trên định hướng mục tiêu chung của ngành, các kế hoạch chiến lược kiểm toán từng giai đoạn từ đó đề xuất, định hướng để lựa chọn các chuyên đề kiểm toán. - Đối với từng cuộc kiểm toán chuyên đề cần xây dựng đề cương khảo sát cụ thể, chi tiết, phân tích, nhận định được trọng yếu kiểm toán. Bố trí nhân sự, thời gian phù hợp cho công tác xây dựng đề cương kiểm toán chuyên đề; tổ chức thu thập thông tin về phân cấp quản lý, tình hình tổ chức thực hiện tại các địa phương, bộ, ngành, doanh nghiệp đối với vấn đề, nội dung, hoạt động, chương trình được lựa chọn kiểm toán chuyên đề; nghiên cứu, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quy định pháp luật có liên quan đến chủ đề, vấn đề sẽ thực hiện kiểm toán chuyên đề cho KTV trực tiếp tham gia xây dựng đề cương. - Thiết lập hệ thống thông tin điện tử với đầy đủ dữ liệu cần thiết về các đơn vị được kiểm toán, phục vụ cho việc xây dựng KHKT chuyên đề hàng năm và KHKT của Đoàn kiểm toán; thường xuyên thu thập và cập nhật, bổ sung. - Kiểm toán chuyên đề nghiêng nhiều về kiểm toán hoạt động, vì vậy KTV bên cạnh các phương pháp kiểm toán thông thường (phương pháp kiểm tra, quan sát hiện trường, phỏng vấn,...) nên áp dụng các cách tiếp cận của kiểm toán hoạt động để thực hiện kiểm toán chuyên đề. Kiểm toán hoạt động có ba phương pháp tiếp cận chính, đó là phương pháp tiếp cận theo hệ thống, tiếp cận theo kết quả và tiếp cận theo vấn đề. Ngoài ra phương pháp tiếp cận theo định hướng tuân thủ cũng được sử dụng trong những tình huống cụ thể. - Giải pháp quan trọng và là yếu tố quyết định đến kết quả và chất lượng của các cuộc kiểm toán chuyên đề đó là trình độ, năng lực của những người tổ chức, thực hiện. Cần lựa chọn các KTV có trình độ, năng lực phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kiểm toán chuyên đề để bảo đảm tính chuyên sâu. Trước khi triển khai kiểm toán chuyên đề cần phải tổ chức tập huấn để KTV nắm bắt được mục tiêu, nội dung, trọng tâm và các thông tin cần thiết của cuộc kiểm toá ... quản lý, sử dụng thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế và hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ngành y tế giai đoạn 2015 - 2017 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đánh giá hiệu quả các chính sách ưu đãi đầu tư tại các Khu kinh tế ven biển... Đặc biệt, trong kế hoạch năm 2019, KTNN định hướng bám sát Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ để lập KHKT và đặc biệt là kiểm toán các lĩnh vực nóng trong xã hội, giảm kiểm toán báo cáo tài chính, tăng cường kiểm toán chuyên đề để đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả của các chương trình mục tiêu, các chuyên đề, để hoàn thiện cơ chế, chính sách, tránh xảy ra thất thoát, tập trung vào một số lĩnh vực như lĩnh vực mà nhiều người quan tâm và những khu vực hay xảy ra thất thoát lãng phí như BT, BOT, đất đai... KTNN đã tập trung lần lượt vào các chuyên đề, từ đó kiến nghị với Chính phủ sửa cơ chế chính sách phù hợp và sát hợp tránh thất thoát tài chính công, tài sản công nhà nước; đất đai của một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa, tài nguyên khoáng sản, thuế, chuyển giá và những vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách; kiểm toán về một số chương trình 26 PHAÙT TRIEÅN PHÖÔNG THÖÙC kIEÅm ToAÙN CHuyEâN ñEà CuûA kIEÅm ToAÙN NHAø NÖÔÙC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 133 - tháng 11/2018 thu thuế, xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan và một số chuyên đề về BT, BOT, chuyên đề đất đai Kiểm toán về môi trường, đối với việc xử lý rác thải, khai khoáng của Tập đoàn Khoáng sản Việt Nam; Kiểm toán việc quản lý, cấp phép sử dụng phế liệu. Đây là vấn đề nóng và cần thiết để ngăn chặn rác thải sang Việt Nam rồi biến Việt Nam thành nơi tập kết phế liệu thế giới. Kết quả của các cuộc kiểm toán chuyên đề đều để lại những dấu ấn đáng kể trong hoạt động kiểm toán của KTNN và để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho việc lập kế hoạch và thực hiện các cuộc kiểm toán tiếp theo. Ngoài kiến nghị về xử lý tài chính lớn của các cuộc kiểm toán này, còn đưa ra những kiến nghị về bất cập về cơ chế và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước, những kiến nghị về yếu kém của các hệ thống quản lý đã mang lại những lợi ích lâu dài cho đơn vị trực tiếp được kiểm toán và các cơ quan quản lý của Nhà nước, được Quốc hội và Chính phủ đánh giá cao. 2.2. Tình hình thực hiện kiểm toán chuyên đề tại KTNN chuyên ngành VI Kiểm toán chuyên ngành VI là một trong những đơn vị đầu tiên thuộc KTNN thực hiện các cuộc kiểm toán chuyên đề, bắt đầu từ các cuộc kiểm toán lồng ghép và cho tới thời điểm hiện tại, KTNN chuyên ngành VI đã thực hiện ít nhất 2 cuộc kiểm toán chuyên đề riêng biệt mỗi năm. Trong 5 năm kể từ năm 2014 đến hết năm 2018, KTNN chuyên ngành VI đã thực hiện 10 cuộc kiểm toán chuyên đề với những lĩnh vực mang tính thời sự như: Tình hình tạm trữ lúa gạo giai đoạn 2012-2013; Tình hình quản lý sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu giai đoạn 2015-2016; Việc công khai giá bán điện giai đoạn 2014-2016; Tình hình cổ phần hóa, thoái vốn và việc sử dụng giá trị lợi thế quyền thuê đất nhà nước để góp vốn đầu tư các dự án bất động sản của các doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2010-2016; Việc quản lý, sử dụng Quỹ Thăm dò, Quỹ Môi trường than - khoáng sản giai đoạn 2010-2014 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Việc thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2010-2015 trọng tâm là tại các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước... Qua quá trình kiểm toán đã phát hiện một số trường hợp lỗ hổng trong quản lý và điều hành tài sản công và KTNN đã có kiến nghị để doanh nghiệp rà soát, chấn chỉnh hoạt động để quản lý vốn và tài sản của Nhà nước một cách hiệu quả. Điển hình cuộc kiểm toán chuyên đề có quy mô lớn, thực hiện kiểm toán trong toàn ngành, đó là cuộc kiểm toán chuyên đề tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các Tập đoàn, Tổng Công ty giai đoạn 2011-2015. Kết quả của các cuộc kiểm toán chuyên đề đều đem lại đóng góp đáng kể cho hoạt động kiểm toán của KTNN chuyên ngành VI. Cuộc kiểm toán đã chỉ ra những hạn chế, bất cập trong thực hiện tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011 - 2015 như: Cơ chế, chính sách về quản lý doanh nghiệp, sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước... ban hành chậm so với kế hoạch đề ra; một số chính sách ban hành chưa phù hợp với thực tiễn, còn bất cập nhưng chậm được bổ sung, sửa đổi, đặc biệt có một số cơ chế, chính sách liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đang có sơ hở, cần phải bổ sung, sửa đổi kịp thời nhằm ngăn ngừa thất thoát vốn, tài sản nhà nước. Ngoài ra, công tác triển khai các nhiệm vụ thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý liên quan đến tài chính công của các bộ, ngành chưa tốt như: Phân công, phân cấp, thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp chưa triệt để, thiếu chuyên trách, chưa tách bạch chức năng chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước khác của Nhà nước dẫn đến hiệu lực, hiệu quả thực hiện chưa cao; công tác xây dựng đề án của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước chưa sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần làm chậm tiến độ thực hiện; một số Đề án tái cơ cấu có chất lượng chưa cao, còn hình thức, các giải pháp đề ra chủ yếu vẫn mang tính định hướng, thiếu tính cụ thể; trình bày một cách khái quát chung gây khó khăn khi triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện Đề án tái cơ cấu, còn một số Tập đoàn, Tổng công ty chưa đạt kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn đã đề ra, kết quả thoái vốn đầu tư ngoài ngành và tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ còn thấp so với yêu cầu (các TĐ, TCT mới thoái được 42% tổng số vốn phải thoái ra khỏi 5 lĩnh vực: chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, tài chính, bất động sản). Nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa không bán được hết cổ phần theo phương án được phê duyệt, tỷ lệ bán ra ngoài thành công rất nhỏ (Nhà nước vẫn 27NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 133 - tháng 11/2018 giữ 98%-99% vốn điều lệ) dẫn đến chưa đạt mục tiêu của cổ phần hóa là đổi mới quản trị và thu hút nguồn vốn từ xã hội. Còn nhiều trường hợp thực hiện thoái vốn chưa theo nguyên tắc thị trường, một số trường hợp doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí mất hết vốn nhưng vẫn được bàn giao nguyên trạng hoặc chuyển nhượng cổ phiếu giá ghi sổ sách theo mệnh giá, dẫn đến tiềm ẩn rủi ro cho đơn vị nhận doanh nghiệp thua lỗ. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, UBND các tỉnh với SCIC để chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC chưa tốt và chưa có sự đồng thuận dẫn đến việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn về SCIC diễn ra chậm, có hiện tượng bán bớt phần vốn nhà nước trước khi bàn giao, phần lớn các doanh nghiệp chưa được bàn giao là các doanh nghiệp có chuyên ngành cao về kinh tế- kỹ thuật, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế tại địa phương, phục vụ chiến lược phát triển ngành của các bộ hoặc các doanh nghiệp quản lý nhiều đất đai (công ty nông, lâm nghiệp). Công tác hướng dẫn, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền chưa đồng bộ, nhất quán dẫn đến lúng túng trong thực hiện, một mặt Chính phủ ban hành nhiều công văn đôn đốc, nhắc nhở, yêu cầu bàn giao về SCIC, nhưng mặt khác lại ban hành nhiều công văn cá biệt cho phép Bộ, UBND các tỉnh giữ lại quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp, hoặc cho phép bán một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc diện bàn giao; thí điểm thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã cổ phần hóa trực thuộc địa phương (thành lập Công ty Đầu tư tài chính nhà nước thuộc UBND TP.Hồ Chí Minh) nhưng chưa tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân rộng cho các tỉnh/thành phố khác. Từ các đánh giá, phát hiện kiểm toán đã kiến nghị các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, các bộ, ngành, UBND các tỉnh/thành phố, đặc biệt là có công văn thông báo kết quả kiểm toán, đồng thời kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách thuộc chức năng, nhiệm vụ; tháo gỡ vướng mắc, xử lý tồn tại, hạn chế như ý kiến kiểm toán đã nêu và tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện tái cơ cấu đạt mục tiêu và có hiệu quả. Kết quả kiểm toán là tài liệu tham khảo quan trọng cho Ban chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tổng kết công tác sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2011-2015 và nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2016-2020. 2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức một cuộc kiểm toán chuyên đề * Khó khăn, vướng mắc Quá trình triển khai thực hiện các cuộc kiểm toán chuyên đề của KTNN chuyên ngành VI cho thấy còn một số tồn tại, hạn chế cũng như một số khó khăn vướng mắc như sau: (1) Chưa chủ động nghiên cứu để lựa chọn chủ đề kiểm toán, chủ yếu thực hiện cuộc kiểm toán chuyên đề theo định hướng chung. Cơ sở dữ liệu, thông tin phục vụ cuộc kiểm toán chưa đầy đủ, nhất là hệ thống thông tin về các đầu mối thuộc phạm vi kiểm toán của KTNN do đó việc lựa chọn chủ đề kiểm toán chủ yếu thông qua việc thu thập thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng dẫn đến chưa có được các thông tin chính xác về tình hình thực hiện của chương trình/đối tượng để có thể xác định được các nội dung, phạm vi, đối tượng dự kiến kiểm toán. KTNN chưa xây dựng được quy trình và tổ chức hướng dẫn công tác lựa chọn chủ đề, công tác lựa chọn chủ đề chưa được thực hiện bài bản, khoa học; chưa trên cơ sở tầm quan trọng và tính thời sự của chủ đề. (2) Việc khảo sát, thu thập thông tin để lập KHKT chưa được chú trọng cả về nhân lực và thời gian thực hiện dẫn đến chất lượng thông tin thu thập được chưa đảm bảo đánh giá được đầy đủ trọng yếu và rủi ro. Năng lực, kinh nghiệm trong việc phân tích thông tin để xác định chủ đề kiểm toán và lập KHKT còn hạn chế. (3) Việc sử dụng chuyên gia cho các cuộc kiểm toán có nội dung kiểm toán đặc thù và phức tạp chưa có tiền lệ (đối với lĩnh vực môi trường, than khoáng sản, giá xăng dầu, quỹ bình ổn xăng dầu, giá điện, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong doanh nghiệp...). Nhiều chủ đề kiểm toán cần có sự hiểu biết chuyên môn về nhiều lĩnh vực nên việc sử dụng chuyên gia là rất cần thiết. Tuy nhiên, để tìm kiếm, lựa chọn được chuyên gia có năng lực chuyên môn và đảm bảo tính độc lập với đơn vị được kiểm toán vẫn còn khó khăn. Nhiều vấn đề có tính chuyên sâu nhưng chưa có các tài liệu quy định, hướng dẫn cụ thể nên vẫn dựa vào ý kiến chuyên gia (có thể mang tính chủ quan) dẫn 28 PHAÙT TRIEÅN PHÖÔNG THÖÙC kIEÅm ToAÙN CHuyEâN ñEà CuûA kIEÅm ToAÙN NHAø NÖÔÙC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 133 - tháng 11/2018 đến ý kiến, kết luận của KTNN không đạt được sự đồng thuận cao của đơn vị (trong khi KTNN phải chịu trách nhiệm khi sử dụng ý kiến chuyên gia). (4) Chưa phân tích, đánh giá rủi ro gắn với các tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả làm cơ sở chọn mẫu các nội dung kiểm toán tổng hợp và chi tiết. Các cuộc kiểm toán chuyên đề nhưng chưa chú trọng vào kiểm toán tổng hợp (thông qua kiểm toán tổng hợp để đánh giá các rủi ro và chọn mẫu các nội dung chi tiết để thu thập bằng chứng) mà vẫn tập trung vào kiểm toán chi tiết là chủ yếu. (5) Chưa xác định rõ cơ sở chọn mẫu và phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp. (6) Kết quả kiểm toán chủ yếu đánh giá việc tuân thủ các quy định hiện hành, chưa phân tích được sâu về công tác quản lý, điều hành trong công tác quản lý nhà nước để có kiến nghị phù hợp. * Giải pháp hoàn thiện (1) Tiếp tục nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của KTV về kiểm toán chuyên đề thông qua việc tổ chức phổ biến, hướng dẫn CMKTNN, hồ sơ mẫu biểu về kiểm toán chuyên đề; tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo, các hội thảo, tọa đàm về kiểm toán chuyên đề, đặc biệt là việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các nước có nhiều kinh nghiệm. (2) Chú trọng công tác thu thập thông tin để lựa chọn chủ đề kiểm toán, trong đó cần tăng cường việc thu thập thông tin trực tiếp (thông quan văn bản khảo sát, thu thập thông tin và thực hiện khảo sát trực tiếp tại các đơn vị, đầu mối dự kiến được kiểm toán) để đảm bảo chủ đề được lựa chọn có tính khả thi cao. Với nguồn lực và thời gian có hạn, không thể kỳ vọng kiểm toán lĩnh vực rộng lớn mà phải xác định phạm vi cho phù hợp, cần xác định phạm vi trọng tâm, kiểm toán theo từng chuyên đề nhỏ, chia thành nhiều “lát cắt” để đánh giá sâu sắc từng chủ đề. (3) Các đơn vị chủ trì thực hiện cuộc kiểm toán chuyên đề cần ưu tiên bố trí các KTV có năng lực, kinh nghiệm để tham gia Đoàn kiểm toán (ngay từ khi thu thập thông tin lựa chọn chủ đề kiểm toán, khảo sát thu thập thông tin để xây dựng KHKT); tăng cường thời gian khảo sát thu thập thông tin để nâng cao chất lượng lập KHKT, đặc biệt là việc xây dựng các nội dung, tiêu chí kiểm toán đảm bảo được mục tiêu của cuộc kiểm toán cũng như tính khả thi của các kiến nghị kiểm toán. Yếu tố con người rất quan trọng, tính chất của cuộc kiểm toán chuyên đề tái cơ cấu cần kiến thức tổng hợp, hiểu biết sâu sắc về ngành nghề đặc thù của đơn vị, ngoài ra còn phải hiểu biết sâu sắc về thị trường tài chính, chứng khoán, thị trường vốn, bất động sản... do đó cần lựa chọn đội ngũ KTV có kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên sâu, có khả năng phân tích tổng hợp, có thể lựa chọn các KTV xuất sắc đã có kinh nghiệm đã từng thực hiện kiểm toán chuyên đề này năm trước nhằm đảm bảo tính kế thừa, rút ngắn thời gian nghiên cứu, tìm hiểu. (4) Hoàn thiện các quy định, quy chế cụ thể trong việc sử dụng chuyên gia tham gia các cuộc kiểm toán của KTNN, trong đó cần hướng dẫn việc đánh giá năng lực chuyên môn và tính độc lập của chuyên gia. (5) Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu, thông tin về các đầu mối/đối tượng thuộc phạm vi kiểm toán của KTNN để giúp nâng cao chất lượng trong việc thu thập thông tin, lựa chọn chủ đề kiểm toán, xác định mục tiêu, tiêu chí và phương pháp kiểm toán thích hợp. (6) Tăng cường thực hiện các cuộc kiểm toán lồng ghép với kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ để kết hợp các phát hiện nhằm phân tích làm rõ các tồn tại, hạn chế và trách nhiệm trong việc quản lý, điều hành của đơn vị, nhất là trong việc phân tích nguyên nhân, tác động của các tồn tại, hạn chế; qua đó từng bước nâng cao nhận thức của đơn vị, đồng thời đảm bảo tính khả thi, hiệu lực của các kiến nghị của KTNN. (7) Cuộc kiểm toán chuyên đề sẽ không có tiêu chí đánh giá chung nên vai trò của lãnh đạo, chỉ đạo kiểm toán rất quan trọng trong việc định hướng, hướng dẫn. Do đó Lãnh đạo Đoàn kiểm toán phải sát sao nắm bắt, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh và đặc biệt phải đưa ra những định hướng, chỉ dẫn cho các KTV nhằm thống nhất quan điểm đánh giá từng nội dung tái cơ cấu. (8) Tổ chức phối hợp các đơn vị trong ngành với đơn vị chủ trì kiểm toán chưa được chặt chẽ, chưa gắn kết từ khâu lập KHKT đến khâu tổ chức thực hiện kiểm toán, lập BCKT. Do đó, giải pháp cần phải phối hợp giữa các đơn vị trong ngành chặt chẽ hơn nữa.
File đính kèm:
- thuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_chat_luong_kiem_toan_chuyen.pdf